Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2018 Công Ty Than Mạo Khê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.93 KB, 92 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm

LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi kết thức chương trình học tập và đã được trang bị những kiến thức
chuyên môn cơ bản theo chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành. Khoa Xây dựng,
Trường Đại học Mỏ - Địa chất tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tập tốt nghiệp để
làm sáng tỏ, củng cố và mở rộng những kiến thức đã học, tìm hiểu mối liên hệ giữa lý
thuyết và thực tiễn, học hỏi những kinh nghiệm giám sát và chỉ huy sản xuất cũng
như kinh nghiệm xử lý các sự cố thường gặp trong quá trình thi công, tìm hiểu chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của kỹ sư trong các khâu sản xuất ở các phòng, ban và Phó
Giám đốc kỹ thuật. Ngoài ra, qua đợt thực tập này, sinh viên cũng sẽ tìm hiểu được
những nội dung hướng nghiên cứu cùng các số liệu thực tế phục vụ trực tiếp cho việc
làm đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Bộ môn Xây dựng Công Trình Ngầm và
Mỏ, Công ty cổ phần than Mạo Khê - TKV đã tạo điều kiện trực tiếp, hướng dẫn trong
thời gian em tham gia thực tập tốt nghiệp tại đây. Do thời gian có hạn nên việc tìm
hiểu kỹ vào thực tế và đi sâu vào vấn đề tại nơi thực tập chưa thực sự có hiệu quả. Vì
vậy báo cáo này không thể tránh khỏi những sai sót về mặt chuyên môn. Rất mong
nhận được sự góp ý của thầy cô, các anh chị tại địa điểm thực tập và các bạn để báo
cáo thực tập được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày.......tháng.......năm 2018
Sinh viên thực hiện
Đinh Thế Mạnh

SV : ĐINH THẾ MẠNH

MSV : 1321070118


2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm

CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MẠO KHÊ - TKV

Trước tháng 8-1945 gọi là Mỏ Mạo Khê. Sau ngày hòa bình lập lại được gọi là
Mỏ than Mạo Khê. Ngày 15 tháng 11 năm 1954 Mỏ than Mạo Khê được thành lập (là
đơn vị thành viên của Công ty Than Uông Bí). Năm 1996 thành lập doanh nghiệp Nhà
nước là Mỏ than Mạo Khê (Quyết định số 2605/QĐ-TCCB ngày 17/9/1996 của Bộ
trưởng Bộ Công nghiệp). Từ 10/2001 đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên
Than Mạo Khê (QĐ số 405/QĐ-HĐQT ngày 01/10/2001 của HĐQT Tổng Công ty
Than Việt Nam. Từ 12/2005 đổi thành Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê TKV (Quyết định số 2461/QĐ-HĐQT ngày 08/11/2006 của HĐQT Tập đoàn TKV).
Từ tháng 8/2010 (thực hiện Quyết định của HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Than
Khoáng sản Việt Nam - Vinacomin) đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên
Than Mạo Khê - Vinacomin. Từ ngày 01/8/2013 thực hiện Quyết định số 1172/QĐVINACOMIN ngày 01/7/2013 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam về việc thành lập Chi nhánh Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam - Công
ty than Mạo Khê - TKV (gọi tắt là Công ty Than Mạo Khê -TKV).
Khu Dân Chủ, phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều - Quảng Ninh
Điện thoại: (020)3.3871240

SV : ĐINH THẾ MẠNH

MSV : 1321070118

Fax: (020)3.387375


2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm

PHẦN I - KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG MỎ MẠO KHÊ

1. Giới thiệu chung về mỏ than Mạo Khê
1.1. Vị trí địa lý
Khu mỏ Mạo Khê nằm ở cực Tây đới chứa than bối tà Tràng Bạc thuộc bể than
Quảng Yên. Khu mỏ có tọa độ :
106°33’15’’ ÷ 106°41’45’’ Kinh độ Đông.
21°02’15’’ ÷
21°06’33’’ Vĩ độ Bắc.
Phạm vi khu mỏ từ tuyến I đến tuyến XV :
-

Phía Đông giáp xã Phạm Hồng Thái.
Phía Tây giáp xã Kim Sơn.
Phía Nam giáp quốc lộ 18A chạy qua thị trấn Mạo Khê.
Phía Bắc giáp xã Tràng Lương – Huyện Đông Triều.
Cách Hà Nội 105 km về phía Tây.
Cách Hòn Gai 58 km về phía Đông.
Cách Hải Phòng 30 km về phía Nam.

1.2. Địa hình

Địa hình khu mỏ Mạo Khê là khu vực đồi núi thấp dần về phía Nam và bị
bào mòn kéo dài từ Đông sang Tây với độ cao trung bình từ +15 ÷ +505 m.
Trong địa bàn mỏ Mạo Khê có hai con suối chính đó là suối Văn Lôi và
suối Bình Minh. Các vỉa than cánh Bắc nằm trên sườn núi cao, các vỉa than cánh
Nam nằm mặt địa hình khá bằng phẳng.

1.3. Khí hậu và thảm thực vật

SV : ĐINH THẾ MẠNH

MSV : 1321070118

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm

Khu mỏ Mạo Khê nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa mưa nhiều, với hai
mùa rõ rệt. Lượng mưa bình quân năm là 1768 mm, lớn nhất là 1800,7 mm, nhỏ nhất
là 1497,8 mm.
Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 9. Số ngày mưa bình quân trong năm
là 110 ngày ( thấp nhất là 94 ngày, cao nhất là 124 ngày ).
Lượng bốc hơi bình quân trong năm là 776,6 mm ( thấp nhất là 762,1 mm, cao
nhất là 791,6 mm ).
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1700 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa
chiếm 90% lượng nước mưa cả năm.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,3 0C, lượng gió chủ yếu vào mùa hè là gió
Đông Nam, về mùa đông là gió Đông Bắc với tốc độ gió lớn nhất là 38 m/s. Mỏ gần

biển nên ảnh hưởng khí hậu biển, đôi khi có bão, hướng gió thay đổi theo mùa. Độ ẩm
trung bình hàng năm 68%, lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi.
.
1.4 .Giao thông vận tải
Hệ thống đường sắt cỡ 1435 mm được nối liền từ nhà sàng tới ga Mạo Khê dài
khoảng 2 km, tuyến đường sắt này được hoà chung vào mạng lưới giao thông quốc
gia.
- Cách 2 km về phía Nam là đường quốc lộ 18A và được nối liền khu vực của
mỏ.
- Cách gần 3 km về phía nam là sông Đá Bạc chảy theo hướng Bắc Nam đổ về
Quảng Yên, sông này rất thuận lợi cho đường giao thông thuỷ với phương tiện thuyền
và sà lan cỡ trọng tải 300 tấn đi lại dễ dàng.
1.5. Tình hình dân cư, kinh tế, chính trị
a) Dân cư.

Vùng mỏ có khoảng trên 90 vạn người sống và làm việc, chủ yếu là người
kinh, sống bằng 2 nghề chính là làm ruộng và làm mỏ. Số dân làm nông nghiệp chiếm
70%, đây là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho mỏ. Đây là nguồn cung cấp
lương thực, thực phẩm cho mỏ. Nhìn chung khu mỏ và vùng lân cận có cơ sở kinh tế
chưa phát triển, chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp. Phía Đông có nhà máy điện Uông
Bí,phía Nam có nhà máy xi măng Hoàng Thạch đang thời kì phát triển.
SV : ĐINH THẾ MẠNH

MSV : 1321070118

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Ngành Xây dựng Công trình Ngầm

b) Kinh tế.
Nền kinh tế của mỏ có nhiều tiềm năng, mỏ có nhà sàng công suất lớn đáp ứng được
nhu cầu sản xuất hiện tại cũng như những năm sau này. Bên cạnh nhà sàng có công
suất lớn, mỏ còn có một phân xưởng chế tạo những vật liệu và có khả năng trung tu
thiết bị lớn phục vụ sản xuất.

c) Chính trị.
Đại đa số nhân dân có tinh thần cách mạng cao có mang truyền thống quê
hương đệ tứ chiến khu Đông Triều sớm ảnh hưởng sâu sắc tinh thần cách mạng của
giai cấp công nhân vùng mỏ. Đời sống văn hóa vật chất, tinh thần khá phong phú. Có
một nhà văn hoá công nhân 700 chỗ ngồi được trang bị hiện đại, có nhà thi đấu thể
thao, bể bơi,sân vận động, công viên, thư viện phục vụ đủ nhu cầu về văn hoá cho
công nhân.

2. Khái quát về mỏ
2.1. Hiện trạng khu mỏ
2.1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ

1.1. Địa tầng
Kế thừa kết quả nghiên cứu về địa tầng khu mỏ Mạo Khê của các tài liệu
trước đây như: Báo cáo Năm 1970, Lưu Khánh Dân và các tác giả khác đã công
bố kết quả nghiên cứu chỉnh lý bản đồ 1/25.000 giải than Mạo Khê - Uông Bí Bãi Cháy, xác định tầng chứa than có tuổi Nori-Reti và phân chia giải chứa than
thành nhiều đoạn chứa than khác nhau. Trong những năm 70 đoàn địa chất thăm
dò 2A - Tổng cục địa chất đã thành lập “Báo cáo trung gian thăm dò địa chất
đến mức -150 khu Mạo Khê - Đông Triều - Quảng Ninh” của tác giả Phí Chí
Thiện thành lập năm 1994, XN Địa chất 906) xác định: Địa tầng khu mỏ Mạo
Khê có mặt các trầm tích giới Paleozoi, Mêzôzôi và Cenozoi. Kết quả nghiên
cứu địa tầng của khu mỏ đã được các nhà nghiên cứu đánh giá tỷ mỉ, trong báo


SV : ĐINH THẾ MẠNH

MSV : 1321070118

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm

cáo chúng tôi kế thừa và tổng hợp lại các kết quả và sử dụng đó làm tài liệu để
báo cáo.
GIỚI PALEOZOI (PZ)
Hệ Đevon, thống trung (D2)
Phân bố phía Tây Nam sông Đá Bạch (ngoài khu mỏ), chiều dày toàn bộ
khoảng 2000m.
Phần dưới gồm: Thành phần chủ yếu gồm: sét xerixit màu xám, xám sẫm, nâu
nhạt, xát kết thạch anh silic hoá màu xám nhạt, nâu tạo thành hai lớp xen kẽ, kẹp thấu
kính đá vôi có chứa thạch anh và keratophia xâm nhập trong đá. Chiều dày khoảng
1200 ÷ 1300m.
Phần trên gồm: Phần đáy là đá mac nơ màu xám sẫm dạng lát mỏng. Phần trên
và giữa là đá vôi bán kết tinh dạng lớp dày mầu xám kẹp đá vôi silic màu xám sẫm.
Chiều dày khoảng 700 ÷ 800m.
Hệ Cacbon, thống trung (C2)
Phân bố gần nếp lồi Yên Đức, vùng sông Đá Bạch (phía Nam khu mỏ Mạo
Khê) tạo thành núi đá vôi dựng đứng bị bào mòn; Chiều dày từ 300 ÷ 500m. Đá vôi có
dạng lớp dày, dạng khối màu xám và xám sẫm.
Hệ Cacbon, thống thượng - Hệ Pecmi, thống hạ (C3-P1)

Phân bố dọc đường quốc lộ 18 tạo thành dãy đá núi đá vôi bị bào mòn hoặc lộ
ra rải rác ở hai bên đường 18. Đá vôi có dạng vi tinh và bán kết tinh, phân lớp vừa
mầu xám sẫm có chứa silic dạng kết hạch nhỏ.
GIỚI MEZOZOI (MZ)
Hệ Triat, thống trung (T2) bậc Ladini (T2l)
Phân bố ở phía Bắc F.TL (đứt gãy Trung Lương) Bắc khu thăm dò, lộ ra rộng
khắp và dọc theo quốc lộ 18B. Dựa vào các kết quả nghiên cứu của đoàn 2F ở phía
Đông và đã được Sở Nghiên cứu Cổ sinh vật Trung Quốc phân tích (báo cáo TDTM

SV : ĐINH THẾ MẠNH

MSV : 1321070118

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm

1970), các hóa thạch đều là hóa thạch tiêu chuẩn của thống Triat giữa và trên. Qua Sở
Nghiên cứu Cổ sinh vật Trung Quốc phân tích nhận định là hóa thạch tiêu chuẩn của
T2l, Liên đoàn 2 cho địa tầng này là T2l trong báo cáo này lấy đó làm cơ sở kế thừa.
Tại khu mỏ Mạo Khê có nhiều đứt gãy chia cắt nên quan hệ tiếp xúc với địa tầng dưới
nó không rõ ràng, dự đoán là quan hệ tiếp xúc không chỉnh hợp.
Thống Triat thượng (T3)
- Bậc Cacni (T3c): Phân bố ở phía Nam khu thăm dò, nằm giữa F.B và F.18 do
bị đứt gãy chia cắt nên chiều dày không rõ ràng, trên 500m, chủ yếu là gravelit màu
trắng xám, xám và đen xám, kẹp lớp mỏng than dạng thấu kính. Thành phần và sự tổ
hợp của nham tướng đều tương đối phức tạp, tính nhịp trầm tích kém, chủ yếu là trầm

tích tướng hồng tích, lũ tích và tướng tam giác châu vịnh biển. Nham thạch đã bị biến
chất nhẹ.
Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu có cho rằng đây là bậc nori-reti hệ
tầng Hòn Gai 1 (T3n-rhg1)
- Bậc Nori - reti: Địa tầng này phân bố rộng khắp, phía Đông tới Hòn Gai, phía
Tây tới Cổ Kênh - Phả Lại, phát triển rộng rãi tạo thành phần chính của nếp lồi Tràng
Bạch thuộc đới chứa than Mạo Khê và là đối tượng thăm dò của khu Mạo Khê. Tổng
chiều dày của địa tầng than trong vùng đã phát hiện là trên 4300m (tổng của 2 cánh
Nam và Bắc) và đều là tướng trầm tích lục địa.
Trên cơ sở cấu trúc địa chất của khu mỏ, trong báo cáo đã tổng hợp và mô tả địa
tầng của từng khối cấu tạo với những nét đặc trưng.
* Địa tầng khối Bắc:
Địa tầng chứa than của toàn bộ khối Bắc từ V.27(62) trở xuống đến vỉa dưới
cùng của tập vỉa dưới V.1-25(21a). Chiều dày xác định là 2.050m, chứa 59 vỉa than
trong đó có 40 vỉa tham gia tính trữ lượng. Các vỉa than được chia thành ba tập vỉa, cụ
thể:
+ Tập than dưới: gồm 22 vỉa, từ vỉa V.1-25(21a) đến vỉa V.1(36) có 14 vỉa tham
gia tính trữ lượng.

SV : ĐINH THẾ MẠNH

MSV : 1321070118

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm


+ Tập than giữa: gồm 22 vỉa, từ vỉa V.2(37) đến vỉa V.17(52) có 18 vỉa tham gia
tính trữ lượng (trong đó tính cả vỉa vách và vỉa trụ).
+ Tập than trên: gồm 10 vỉa từ V.18(53) đến vỉa V.27(62) có 4 vỉa tham gia tính
trữ lượng là: V.18(53), V.22(57), V.23(58), V. 24(59).
a. Tập than dưới (T3n-r hg12):
Tập chứa than dưới lộ ra từ tuyến X về phía Đông đến hết tuyến T.XIX (khu
vực Tràng Bạch) và giới hạn bởi đứt gãy dưới là F.433, trên là F.11 và F.129, phía Bắc
từ trụ vỉa 2, phía Nam từ trụ vỉa 4 cũ hoặc sát phay F.T. đất đá và các vỉa than tạo
thành cấu trúc nếp lồi không hoàn chỉnh. Theo báo cáo trung gian 1994 các tác giả
đồng danh lại các vỉa 1 Bắc vào vỉa 3 Nam; 1b Bắc vào 2 Nam; 1d Bắc vào 1a Nam…
Ba cặp vỉa này có các yếu tố giống nhau về chiều dày, chất lượng than, đặc điểm đá
vách, trụ vỉa, thành phần các đá nằm giữa hai vỉa than; theo đó các yếu tố vật lý cũng
tương đồng về điện trở suất (ρk), cường độ phóng xạ tự nhiên (I)…Tuy nhiên giữa hai
tập vỉa 1Bắc và 3 Nam cũng có yếu tố không tương đồng như số lượng của tập vỉa 1
Bắc nhiều hơn và có sự phân nhánh.
Các vỉa than của tập và ở cùng một cánh đã được liên hệ, nối vỉa một cách chắc
chắn, khó có sự chênh lệch vỉa.
Địa tầng tập than dưới dày > 1000m, đặc trưng bởi trầm tích nhịp không hoàn
chỉnh. Đá chủ yếu là sét, bột, cát kết hạt mịn sẫm màu, ít cát kết hạt thô, các vỉa và
thấu kính than. Coi toàn bộ địa tầng chứa than tập vỉa 1 là nhịp trầm tích thì các trầm
tích cát kết hạt thô và một ít sạn kết phân bố từ vách vỉa 1 đến trụ vỉa 2 là kết thúc
nhịp.
Các vỉa than trong tập vỉa có chiều dày mỏng đến trung bình, độ duy trì ổn định
của vỉa kém, tính nhịp trầm tích không rõ (nhịp không hoàn chỉnh). Khoảng cách các
vỉa than từ 18m đến 70m; theo hướng cắm khoảng cách giữa các vỉa thu hẹp dần, nhất
là cụm vỉa 1 cánh Bắc. Ở tâm nếp lồi, chiều dày các vỉa than lớn, mật độ chứa than
cao. Tâp chứa than dưới đã xác định và phía trên lộ vỉa bao gồm 14 vỉa than trên tổng
số tập vỉa dưới là 22 vỉa từ vỉa V.1(36) đến V.1-25(21a) (LK TK.22 đã xác định được
chính xác tới vỉa V.1-25 (21a) với chiều dày là 2.3m than bẩn). Trong đó có 14 vỉa đạt


SV : ĐINH THẾ MẠNH

MSV : 1321070118

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm

chiều dày công nghiệp và được sử dụng trong quá trình tính trữ lượng và tài nguyên
gồm: V.1i(26), V.1h(27a), V.1g(27), V.1f(28), V.1e(29), V.1dt(30), V.1d(31), V.1ct(32),
V1c(33), V.1cv(34), V.1b(35), V.1-T(36a), V.1a(36b), V.1(36). (theo báo cáo năm 1994
thì chỉ tổng hợp và tính trữ lượng chùm vỉa dưới là V.1, V.1-T, V.1b, V.1c, V1cT,
V.1d). Theo kết quả tính toán được hệ số biến thiên chiều dày (Vm) của tập vỉa này
khoảng 90%, vỉa thuộc loại phức tạp đến tương đối phức tạp.
b. Tập chứa than giữa (T3n-r hg22):
Phân bố rộng và chiếm phần lớn diện tích khối Bắc, kéo dài suốt từ Tây sang
Đông. Giới hạn dưới là trụ vỉa 2, giới hạn trên là trụ vỉa 18, tổng chiều dày của tập là
1170m, chứa 27 vỉa than, trong đó tính trữ lượng tài nguyên tất cả các vỉa bao gồm
V.2(37), V.3(38), V.4 (39), V.5T(40T), V.5V(40V), V.6T(41T), V.6V(41V), V.7a(42a),
V.7T(42T), V.7V(42V), V.8a(43a), V.8T(43T), V.8V(43), V.9aT(44aT), V.9aV(44aV),
V9bT(44aT), V.9bV(44bV), V.9T(44T), V.9V(44V), V.10(45), V.11(46), V.12(47),
V.16(51). Tập vỉa này là đối tượng khai thác chính từ trước cho tới nay.
Trầm tích của tập mang tính nhịp khá hoàn chỉnh, bắt đầu là trầm tích hạt thô
sạn hoặc cuội kết, chuyển dần đến cát kết hạt thô, trung đến mịn, bột kết, sét kết, kết
thúc là các vỉa than hoặc sét than; sau đó là quá trình ngược lại. Tỷ lệ các loại đá: sạn
và cuội kết chiếm 40%, cát kết chiếm 30%, bột kết chiếm 20%, sét kết chiếm 5%, than
5%.

Các vỉa than thuộc loại có chiều dày mỏng đến trung bình nhưng không ổn định
về chiều dày, vỉa duy trì tương đối liên tục. Các vỉa than có quy luật chung là chiều
dày vát mỏng dần từ Tây sang Đông và từ lộ vỉa xuống sâu theo hướng cắm (trừ vỉa
V.16(51)). Cấu tạo các vỉa than thuộc loại tương đối phức tạp đến phức tạp. Mức độ
biến đổi trong không gian thuộc loại không ổn định. Theo kết quả tính toán được hệ số
biến thiên chiều dày (Vm) của tập vỉa này khoảng 84%, vỉa thuộc loại phức tạp đến
tương đối phức tạp.
Tập chứa than giữa được liên hệ định danh tương đối chắc chắn qua các công
trình thăm dò. Việc liên hệ tập than giữa các khối nhỏ (phần cắt bởi F.CB, F.11, F.129

SV : ĐINH THẾ MẠNH

MSV : 1321070118

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm

và các đứt gãy khác) hoàn toàn có cơ sở. Ở đây có một loạt tầng, tập hợp đá, vỉa than
chuẩn, đó là nhịp vỉa 11 duy trì suốt từ Tây sang Đông.
c. Tập than trên (T3 n-r hg23):
Là phần địa tầng kế tiếp nằm chỉnh hợp lên tập than giữa, bắt đầu từ vỉa
V.18(53) đến vách vỉa V.27(62) gồm 10 vỉa than trong đó có 4 vỉa tham gia tính trữ
lượng là: V.18(53), V.22(57), V.23(58), V. 24(59).
Đặc trưng của tập vỉa này là trầm tích mang tính nhịp không hoàn chỉnh, nhịp
thiếu và hình thành trong thời gian ngắn, nên các vỉa than nằm gần nhau, có khoảng
cách từ 11m đến 50m. Các đá chủ yếu là cát kết hạt thô đến trung, sạn, cuội kết phân

bố ở khoảng giữa hai vỉa than, cá biệt chúng nằm trực tiếp trên vách vỉa than. Đá bột,
sét kết chiếm < 25% và thường phân bố ở trụ vỉa.
Các vỉa than trong tập thuộc loại có chiều dày mỏng và không ổn định, cấu tạo
vỉa từ đơn giản đến phức tạp. Theo kết quả tính toán được hệ số biến thiên chiều dày
(Vm) của tập vỉa này khoảng 75%, vỉa thuộc loại tương đối phức tạp đến giới hạn trên
của vỉa có cấu tạo đơn giản (40-75%).
Từ đứt gãy F.129 đến T.XV, tập chứa than trên được liên hệ nối vỉa tương đối
chắc chắn đặc biệt là vỉa 18 và vỉa 24 có chiều dày lớn hơn và duy trì liên tục hơn các
vỉa giữa.
Phần Tây F.129, tập chứa than trên có khả năng phân bố ở rìa cận Bắc khu mỏ
đến sông Trung Lương.
* Địa tầng khối phía Nam:
Bao gồm toàn bộ các thành tạo chứa than nằm kẹp giữa:
+ Đứt gãy F.B và đứt gãy F.A (T.VIIIA về phía Tây).
+ Đứt gãy F.B và đứt gãy F.T (từ T.X đến T.XIIA).
+ Đứt gãy F.B và đứt gãy F.433 (từ T.XIII về phía Đông).
Chiều dày địa tầng được xác định là 1.720m, chứa 41 vỉa than trong đó có 39
vỉa tham gia tính trữ lượng (trong đó được tính cả vỉa vách). Các thành tạo than của
khối này được xếp vào phụ hệ tầng Hòn gai giữa (T3 n-rhg2).
SV : ĐINH THẾ MẠNH

MSV : 1321070118

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm


Trầm tích mang tính nhịp, thành phần gồm các đá vụn thô: Cuội sạn kết chiếm
3,5%, cát kết chiếm 46%, bột kết chiếm 30%, sét kết chiếm 10%, sét than và than
chiếm 10%.
Các vỉa than cắm đơn nghiêng về phía Nam với góc dốc từ 450 ÷ 600, có nơi từ
700 ÷ 800. Các vỉa than đa số thuộc loại vỉa có chiều dày trung bình đến mỏng, một số
phần vỉa thuộc loại dày. Các vỉa than duy trì khá liên tục, nhưng mức độ ổn định kém,
càng về phía Đông chiều dày vỉa giảm, có nơi vát mỏng, không còn than, cũng như
vậy đối với từ lộ vỉa đến xuống sâu theo hướng cắm các lớp than có xu hướng tách ra
xa, tạo sự tách vỉa.
Các vỉa than khối Nam thuộc loại vỉa có chiều dày không ổn định, cấu tạo vỉa
tương đối phức tạp đến rất phức tạp. Khoảng cách địa tầng giữa các vỉa than thay đổi
từ 50m đến 150 m. Theo kết quả tính toán được hệ số biến thiên chiều dày (Vm) của
cánh Nam khoảng 106% (Vm>100%) vỉa thuộc loại rất phức tạp.
Liên hệ địa tầng giữa khối Nam và khối Bắc
Vấn đề liên hệ địa tầng giữa hai khối Bắc và Nam đã tồn tại từ báo cáo TDTM
năm 1970 cho đến nay vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Việc liên hệ tập vỉa 1 cánh
Bắc vào tập vỉa 3 cánh Nam cũ đã mang một phần nào nhận định về mối liên hệ “bắc
cầu” giữa các vỉa trên và dưới nó.
Tại mặt cắt T.VII và một số mặt cắt lân cận cho thấy có tương đồng ở mức độ
nhất định giữa các cặp vỉa: V.5 cánh Nam ⇔ V.2 cánh Bắc; V.6 cánh Nam ⇔ V.3 cánh
Bắc; V.7 cánh Nam ⇔ V.4 cánh Bắc; V.8a cánh Nam ⇔ V.5 cánh Bắc; V.8 cánh Nam
⇔ V.6 cánh Bắc; V9 cánh Nam ⇔ V.7 cánh Bắc; V.9a cánh Nam ⇔ V.8 cánh Bắc;
V.9b cánh Nam ⇔ V.9 cánh Bắc; V.10 cánh Nam ⇔ V.9b cánh Bắc; V.12 cánh Nam
⇔ V.10 cánh Bắc.
Ở khối Nam đá hạt mịn hơn khối Bắc, tính nhịp trầm tích của khối Bắc hoàn
chỉnh và đặc trưng hơn, số lượng vỉa than ít hơn ở khối Bắc.
* Địa tầng chứa than phía Nam đứt gãy F.B:

SV : ĐINH THẾ MẠNH


MSV : 1321070118

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm

Trong tài liệu báo cáo TDTM khu mỏ Mạo Khê năm 1970 của Đỗ Chí Uy, tác
giả xếp các trầm tích nguồn lục địa có chứa than nằm kẹp giữa các đứt gãy F.B và F.18
vào bậc Cacni (T3k). Báo cáo lập bản đồ dải Phả Lại - Bãi Cháy, 1974 tác giả Lê Kính
Đức xếp vào phụ hệ tầng Hòn Gai dưới (T3n-rhg1). Trong những năm gần đây đã phát
hiện trong trầm tích này có chứa trên 04 vỉa than, trong đó xác định 2 vỉa có chiều dày
từ 0,8m đến 2,5m. Phía Nam tuyến T.VIIa đã có đoạn vỉa do dân khai thác thủ công
dài 120m (H.831).
Các thành tạo này có thế nằm cắm Bắc, dốc trung bình 500, cũng có thể đây là
địa tầng phụ hệ Hòn Gai dưới (T3n-rhg1) vì phụ hệ tầng này mật độ chứa than thấp, vỉa
ít có giá trị công nghiệp. Cũng có ý kiến cho rằng dọc theo đứt gãy F.B chính là mặt
trục của nếp lõm và các vỉa than khối Nam cũng được bắt gặp trở lại với phần cắm
Bắc (?), tức là cánh Nam của nếp lõm.
Do phần địa tầng này bị phủ khá dày nên chưa xác định được các lộ vỉa. Để xác
định được địa tầng của nơi này cần đầu tư một khối lượng khoan nhất định để tiến
hành tìm kiếm đánh giá triển vọng chứa than của địa tầng nằm phía Nam F.B.
GIỚI CENNOZOI (CZ)
Hệ Neogen (N):
Chủ yếu phân bố ở phía Tây khu mỏ, từ T.IB đến sông Đá Bạch, qua những lỗ
khoan LK.202, LK.203, LK.204, chiều dày lớn nhất được xác định khoảng 300m.
Thành phần thạch học chủ yếu là sét, sét chứa cát, cát chứa sét và cát mịn đến trung,
màu vàng nhạt, xám vàng, trắng xám. Tính chọn lọc đều dạng nham thạch, bán keo

kết. Xếp lớp kiểu sóng thoải và sóng phẳng. Có chứa một ít hóa thạch thực vật đã bị
than hóa cục bộ có kẹp với than nâu. Trầm tích tướng ao hồ. Tiếp xúc không chỉnh
hợp với địa tầng than.
Hệ Đệ tứ (Q):
- Phần dưới: phân bố ở phía Nam khu thăm dò dọc theo quốc lộ 18 và đường
sắt. Thành phần chủ yếu là sét, sét cát, cát chứa sét. Trầm tích tướng ao hồ và tướng
hồ đọng. Màu trắng xám, trắng phấn, cát mịn và cát chứa màu đỏ, màu trắng xám
tướng bồi tích. Cục bộ có kẹp lớp cát thô và đá cuội, chiều dày từ 40-70m.
SV : ĐINH THẾ MẠNH

MSV : 1321070118

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm

- Phần trên: Trầm tích cận đại, ở vùng đồi núi chủ yếu là khối nham thạch bồi
tích, sườn tích cuội, đất cát chứa cuội và vật tàn tích bị phong hóa. Ở vùng trũng trong
núi đồi, độ dốc có cuội cát, cát, đất và cát chứa sét tướng bồi tích và lũ tích. ở vùng
đồng bằng phần lớn là đất trồng trọt. Chiều dày khoảng 10-15m.
Địa tầng này với địa tầng hệ Neogen là tiếp xúc không chỉnh hợp.
I.2. Kiến tạo
Các yếu tố kiến tạo cơ bản của khu vực mỏ Mạo Khê được tổng hợp cơ bản kế
thừa theo kết quả “Báo cáo thăm dò tỷ mỷ mỏ than Mạo Khê - Đông Triều - Quảng
Ninh“ do tác giả Đỗ Chí Uy thành lập năm 1970 đã được Hội đồng Xét duyệt Trữ
lượng Khoáng sản phê duyệt tại quyết định số 02/QĐ-HĐTL ngày 22/4/1971, có tham
khảo tài liệu Báo cáo trung gian thăm dò địa chất mức -150 khu mỏ mạo Khê - Đông

Triều - Quảng Ninh do tác giả Phí Trí Thiện thành lập được Bộ Năng lượng phê duyệt
tại quyết định số 737/NL-KHKT ngày 18/11/1994. Trong báo cáo tổng hợp lần này
(2009) có bổ sung thêm một số công trình thăm dò, khai thác góp phần chi tiết hóa các
yếu tố kiến tạo, không gian phân bố của các vỉa than.
I.2.1 Nếp uốn:
Trong khu vực nghiên cứu tồn tại một nếp uốn chính là nếp lồi Mạo Khê -Tràng
Bạch.
- Nếp lồi Mạo Khê - Tràng Bạch: Đỉnh của nếp lồi nghiêng về phía Tây, về
Đông hai cánh có xu hướng được nâng cao dần và mở rộng. Mặt trục của nếp lồi đồng
thời là các đứt gãy F.A, F.T, F.433 chia khu mỏ than ra hai khối cấu tạo.
Phía Đông T.XV đứt gãy F.T có xu hướng quay về Nam và bị chặn lại bởi đứt
gãy F.B.
Phần cánh Nam, các vỉa than bị uốn cong và bị chia cắt bởi các đứt gãy nhỏ
theo những phương khác nhau làm cho cấu trúc địa chất của khối cấu tạo trở nên rất
phức tạp.
Cánh Bắc các vỉa than phát triển tương đối ổn định hơn, càng về phía Bắc địa
tầng có cấu tạo như một đơn nghiêng. Do hoạt động kiến tạo, chủ yếu là lực ép nén có
SV : ĐINH THẾ MẠNH

MSV : 1321070118

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm

phương Bắc - Nam, làm nếp lồi Mạo Khê - Tràng Bạch đã hình thành một số nếp uốn
rất gấp.

Khu vực từ T.IX về phía Đông, qua kết quả thăm dò đã có thể cho phép liên hệ
định danh được tập V.1 cánh Bắc vào tập V.3 cánh Nam cũ. Như vậy ở khu vực này
thực sự có cấu trúc nếp lồi, nhưng không hoàn chỉnh do cánh Nam bị cắt xén bới đứt
gãy F.A.
Về phía Đông cánh Nam tập vỉa than dưới (vỉa3 cũ) bị uốn cong tạo thành nếp
lõm không hoàn chỉnh cắm về phía Tây (nằm gần trùng và dọc theo đứt gãy F.H).
I.2.2 Đứt gãy:
Trong khu vực nghiên cứu đã xác định được 18 đứt gãy lớn nhỏ. Theo tính chất
các đứt gãy khu mỏ Mạo Khê được mô tả như sau:
a. Các đứt gãy thuận:
Đứt gãy thuận F.18: Đứt gãy này nằm dọc theo đường sắt phía Nam (ngoài ranh
giới lập báo cáo), có phương Tây Bắc - Đông Nam (1100 - 2900), hướng cắm của mặt
trượt Đông Bắc. Đứt gãy F.18 chạy dọc toàn vùng hai cánh của đứt gãy phần nhiều bị
phủ bởi lớp trầm tích Đệ Tứ, vị trí xuất lộ không rõ, qua các lỗ khoan: LK.KN12,
LK.KN5, LK.19, LK.16 xác định tầng đá vôi C3 - P1 tiếp xúc với địa tầng T3C, làm
cho địa tầng T2l bị mất đi và có thấy loại đá dăm kết của đới vỡ vụn rộng tới 160m
(theo báo cáo thăm dò tỉ mỉ 1970 của Đỗ Chí Uy).
Đứt gãy thuận F.TL (đứt gãy Trung Lương): Là đứt gãy thuận cắm Nam, đường
phương Đông Tây nằm ở vùng ranh giới phía Bắc địa tầng, độ dốc trên 600. Phần trên
của địa tầng than tiếp xúc trực tiếp với địa tầng T2l, thế nằm của địa tầng T2l và địa
tầng than ngược nhau.
Đứt gãy này chưa có công trình khống chế vì nằm ngoài ranh giới thăm dò.
Đứt gãy thuận F.B: Tồn tại phía Nam khu mỏ, hướng cắm Đông Bắc, đường
phương Tây Bắc - Đông Nam (2900), độ dốc mặt trượt từ 600 - 780. Các suối gần khu
vực tuyến T.VIII, T.XIII và các đồi núi thấp đều có lộ địa tầng T 3C của ranh giới đứt
gãy. Đường phương của địa tầng Đông Bắc đến Đông Tây, cắm Bắc, độ dốc trên dưới

SV : ĐINH THẾ MẠNH

MSV : 1321070118


2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm

450. hướng cắm của địa tầng than cánh trên ngược với cánh dưới. Ở tuyến T.V và
H.XIV.348 quan sát thấy đới vụn nát và dăm kết. Dọc theo đứt gãy có các điểm địa
chất và diện mặt cắt khống chế, ngoài ra ở trên 10 mặt cắt có 10 lỗ khoan gặp đứt gãy
(Bảng số II-01). Đứt gãy được khống chế chặt chẽ, vị trí chính xác, thế nằm góc dốc là
chắc chắn.
Đứt gãy thuận F.340: Được phát hiện trong giai đoạn thăm dò bổ sung sau năm
1970 (LK.340). Đứt gãy F.430 tồn tại từ T.IE đến T.V, bị khống chế bởi đứt gãy F.A
(phía Đông). Đứt gãy F.340 có phương chính là Tây - Đông (từ phía Tây đến T.IA) sau
đó chuyển dần theo phương Tây Bắc - Đông Nam (từ T.II đến gặp đứt gãy F.A). Mặt
trượt đứt gãy F.340 cắm Bắc; góc dốc mặt trượt thay đổi từ 700 ÷ 750. Cự ly dịch
chuyển ngang của đất đá và các vỉa than ở hai cánh từ 50m ÷ 70m, cự ly dịch chuyển
đứng từ 90m ÷ 160m. Các công trình gặp được đứt gãy chủ yếu là G.II.108
(V.8T(43T) khu vực giữa T.Ia và T.II); V.7T(42T) gần LK.505; V5T(40T) gần
LK.361). Các công trình gặp đứt gãy F.340 được thống kê trong Bảng số II-01.
Đứt gãy thuận F.11: Tồn tại trong địa tầng cánh Bắc khu mỏ từ T.V về phía
Đông và bị chặn bởi đứt gãy F.129. Đứt gãy F.11 có chiều dài theo phương khoảng
6500m, đường phương Tây Bắc - Đông Nam (3000); Mặt trượt có hướng cắm chính là
Đông Bắc, thay đổi phức tạp nhiều đoạn có cấu tạo cắm đảo (T.X); Góc dốc mặt trượt
trung bình từ 700 ÷ 750. Cự ly dịch chuyển ngang từ 30m đến 50m, cự ly dịch chuyển
đứng dọc theo mặt trượt từ 100m(T.VIII) ÷ >200m. Trên mặt ở suối phía Nam LK.113
thấy có dăm kết, các điểm địa chất ĐC.872, 873, 874 đều có vụn nát. Các công trình
thăm dò gặp đứt gãy F.11 được được thống kê trong Bảng số II-01.

Đứt gãy thuận Cao Bằng (F.CB): Tồn tại trong địa tầng cánh Bắc khu mỏ từ
T.VA đến T.XIVA. Đứt gãy có phương gần Đông - Tây. Theo phương đứt gãy F.CB bị
các đứt gãy khác chia cát thành nhiều đoạn: Từ T.Va đến F.11 (không liên tục trong
khoảng T.IXA ÷ T.X) thay vào đó là F.11; tiếp tục về phía Đông bị cắt bởi F.280,
F.129 sau đó kéo dài liên tục đến hết T.XIVA. Đứt gãy thuận Cao Bằng có mặt trượt
cắm Bắc, góc dốc mặt trượt thay đổi từ 600 ÷ 750. Cự ly dịch chuyển của đất đá và các
vỉa than ở hai cánh từ 80m đến 150m. Trên mặt đứt gãy F.CB có thể xác định ở điểm

SV : ĐINH THẾ MẠNH

MSV : 1321070118

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm

lộ của suối phía Đông T.XII có vết trượt xê dịch trên sườn đồi phía Tây T.XIII thế nằm
cắm đảo. Các công trình thăm dò gặp đứt gãy F.CB được được thống kê trong Bảng số
II-01.
Đứt gãy thuận 424 (F.424): Đứt gãy 424 tồn tại trung tâm khu mỏ, kéo dài từ
T.XA ÷ T.XIA, theo phương Tây Bắc - Đông Nam, được giới hạn bởi đứt gãy F.11
(phía Tây Bắc) và đứt gãy F.280 (phía Đông Nam). Đứt gãy F.424 được xác định trong
quá trình thăm dò bổ sung sau năm 1970 tại lỗ khoan LK.424 (T.XI). Chiều dài theo
phương khoảng 600m. Cự ly dịch chuyển ngang của đất đá và các vỉa than ở hai cánh
từ 15m ÷ 20m; Cự ly dịch chuyển đứng 35-40m. Các công trình thăm dò xác định sự
tồn tại của F.242 gồm: LK.424, LK.564.
Đứt gãy thuận 280 (F..280): Đứt gãy được xác định trong quá trình đào lò

V.10(45) mức +280 từ T.Xa đến T.XII. Đứt gãy F.280 có phương Tây Bắc - Đông
Nam, chiều dài theo phương khoảng 1050m. Cự ly dịch chuyển ngang của đất đá và
các vỉa than ở hai cánh từ 0m ÷ 50m; Cự ly dịch chuyển đứng từ 5m ÷ 45m.
Đứt gãy thuận F.129: Tồn tại trong địa tầng cánh Bắc khu mỏ từ T.X đến T.XV.
Đứt gãy F.129 có phương Tây Bắc - Đông Nam, chiều dài theo phương khoảng
4700m. Mặt trượt đứt gãy cắm Đông Bắc, góc dốc mặt trượt từ 700 ÷ 750. Cự ly dịch
chuyển ngang của đất đá và các vỉa than ở hai cánh từ 200m ÷ 300m; Cự ly dịch
chuyển đứng 400m ÷ 600m.
Trên mặt lộ đứt gãy F.129 có thể nhận biết bởi có 33 điểm địa chất và công
trình khống chế gần đứt gãy: H.XIa.335, H.XIIIa.219 gặp nham thạch vỡ vụn; Dưới
sâu có LK.116a (T.XI).
Đứt gãy thuận F.433 (LK.433): Đứt gãy tồn tạo phía Đông khu mỏ từ T.XII đến
T.XV. Đứt gãy F.433 có phương Tây Bắc - Đông Nam, chiều dài theo phương khoảng
2800m. Mặt trượt đứt gãy cắm Bắc, góc dốc mặt trượt từ 700 ÷ 800. Cự ly dịch chuyển
ngang của đất đá và các vỉa than ở hai cánh từ 50m ÷ 80m; Cự ly dịch chuyển đứng
50m ÷ 100m. Đứt gãy F433 được xác định tại lỗ khoan LK.433. Các công trình thăm
dò gặp đứt gãy F.433 được được thống kê trong Bảng số II-01.

SV : ĐINH THẾ MẠNH

MSV : 1321070118

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm

Đứt gãy thuận F.H: Trong quá trình bóc lộ vỉa tại vỉa V.1-T(36a) tuyến T.XIIIa,

lộ vỉa V.1dT(32) đã xác định được, đây là đứt gãy thuận cắm Nam (1970 xác định là
nghịch, cắm Bắc) bị khống chế bởi đứt gãy F.A và F.T, kéo dài từ tuyến T.XI trở về
phía Đông. Đứt gãy F.H có phương Đông - Tây, chiều dài theo phương xác định được
trên bản đồ khoảng 2650m. Mặt trượt đứt gãy cắm Nam, góc dốc mặt trượt từ 65 0 ÷
700. Cự ly dịch chuyển ngang của đất đá và các vỉa than ở hai cánh từ 20m ÷ 30m; Cự
ly dịch chuyển đứng 30m ÷ 50m. Các công trình thăm dò gặp đứt gãy F.433 được
được thống kê trong Bảng số II-01.
Đứt gãy thuận F.15: Tồn tại phía Đông Bắc khu mỏ, có phương gần trùng với
T.XV (gần Bắc Nam). Chiều dài theo phương khoảng 2650m (kéo dài sang khu Tràng
Bạch khoảng >1000m). Mặt trượt đứt gãy cắm Đông - Đông Bắc, góc dốc mặt trượt từ
700 ÷ 800. Cự ly dịch chuyển của đất đá và các vỉa than ở hai cánh theo mặt trượt từ
20m ÷ 30m. Thế nằm của đứt gãy đã được H.XIV.344, LK.58 xác định. Công tác đo
vẽ địa chất đã tiến hành đo và xác định tương đối chính xác vị trí của đứt gãy.
Đứt gãy thuận F.10: Tồn tại phía Nam khu mỏ trong khoảng từ T.IX đến T.TX.
Đứt gãy F.10 có phương Tây Bắc - Đông Nam, chiều dài theo phương khoảng 800m.
Mặt trượt đứt gãy cắm Tây Nam, góc dốc mặt trượt từ 650 ÷ 700. Cự ly dịch chuyển
ngang của đất đá và các vỉa than ở hai cánh từ 40m ÷ 60m; Cự ly dịch chuyển đứng
50m ÷ 60m. Đứt gãy F.10 được xác định trong quá trình đào lò khai thác. Các công
trình thăm dò để xác định sự tồn tại của đứt gãy F.10 gồm: H.IXa.68b, G.IXa.26,
G.IXa.86, H.IX.34.
Đứt gãy thuận F.1: Tồn tại phía Tây Bắc cánh Bắc khu mỏ (phía Tây T.II). Đứt
gãy F.1 có phương gần Đông Tây, chiều dài theo phương khoảng 1500m. Đứt gãy F.1
là đứt gãy dự kiến được xác định tại các vết lộ ở suối phía Bắc T.I thế nằm của các lớp
đất đá biến đổi mạnh, vỡ vụn chứa nhiều chất sắt có dạng dăm kết. Do đứt gãy F.1
nằm ngoài rìa khu mỏ nên chưa có công trình khống chế nhưng về cơ bản là xác định
được đứt gãy này được xác định qua những lộ trình địa chất (theo tài liệu báo cáo
TDTM 1970) .

SV : ĐINH THẾ MẠNH


MSV : 1321070118

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm

Đứt gãy thuận F.57: Tồn tại phía Tây Nam khu mỏ. Đứt gãy F.57 được xác định
trong theo tài liệu Báo cáo năm 1970 và báo các năm 1994. Đứt gãy F.57 có phương
chính là Đông - Tây, một phần phía Đông từ T.I đến gặp đứt gãy F.B (T.III) đường
phương chuyển dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chiều dài theo phương khoảng
2500m. Mặt trượt đứt gãy cắm Nam, góc dốc mặt trượt từ 650 ÷ 700. Cự ly dịch
chuyển ngang của đất đá và các vỉa than ở hai cánh từ 30m ÷ 50m; Cự ly dịch chuyển
đứng 50m ÷ 70m. Đứt gãy F.57 được các công trình xác định gồm: LK.316. LK.324,
LK.64.

b. Các đứt gãy nghịch:
Đứt gãy nghịch A-A (FA): Kế thừa kết quả nghiên cứu được trình bày
trong Báo cáo trung gian thăm dò địa chất mức -150 khu mỏ mạo Khê - Đông
Triều - Quảng Ninh do tác giả Phí Trí Thiện thành lập được Bộ Năng lượng phê
duyệt tại quyết định số 737/NL-KHKT ngày 18/11/1994. Đứt gãy F.A-A là đứt
gãy lớn có tính chất chia khu mỏ thành hai khối (khối cánh Bắc và khối cánh
Nam). Trong báo cáo TDTM 1970 các tác giả đã vẽ trùng với trục nếp lồi Mạo
Khê - Tràng Bạch. Kết quả thăm dò bổ sung từ năm 1980 - 1983 đã cho phép
liên hệ tập vỉa 1 cánh Bắc vào tập vỉa 3 cánh Nam cũ. Song F.A-A vẫn được xác
định là đứt gãy có tính chất phân chia hai khối Bắc và Nam mỏ Mạo Khê.
Từ phía Tây đến T.IX, đứt gãy F.A-A ở vị trí trùng với tài liệu đã xác lập
trong báo cáo năm 1970 và báo cáo năm 1994. Từ T.IX F.A-A tiếp tục phát triển

theo hướng Đông Nam tức tương ứng với vị trí F.H, sau đó là F.D của tài liệu
báo cáo 1970. Sau khi liên hệ cấu trúc địa chất và đồng danh các vỉa than ở hai
cánh đã xác định việc đứt gãy F.A-A có sự thay đổi là hợp lý và có cơ sở.
Đứt gãy F.A-A trong tài liệu báo cáo hiện nay có đặc điểm như sau: F.A-A
là đứt gãy nghịch; Mặt trượt đứt gãy cắm Bắc; Độ dốc của mặt trượt đứt gãy
thay đổi từ 700- 800. F.A-A là đứt gãy lớn có tính chất phân khối cấu tạo. Đới
phá huỷ của đứt gãy thay đổi từ 50m ÷ 100m. Mặt cắt quan sát rõ nhất là thành
lò khu Tràng Khê I mức +30, thế nằm các lớp đất đá bị xáo trộn liên tục, nhiều
mặt trượt và đứt gãy nhỏ đi kèm, nhưng không có dăm kết kiến tạo.
Đứt gãy nghịch F.C: Tồn tại phía Nam khu mỏ, phía Nam T.A-A khu vực giữa
T.IVA đến T.VIIIA và bị khống chế bởi đứt gãy F.B (phía Nam). Đứt gãy F.C có
phương gần Đông - Tây, đầu phía Đông chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam, chiều

SV : ĐINH THẾ MẠNH

MSV : 1321070118

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm

dài theo phương xác định trên bản đồ khoảng 2500m. Mặt trượt đứt gãy cắm Bắc, góc
dốc mặt trượt từ 600 ÷ 650. Cự ly dịch chuyển ngang của đất đá và các vỉa than ở hai
cánh từ 50m ÷ 70m; Cự ly dịch chuyển đứng 80m ÷ 100m. Đứt gãy F.C được xác định
theo tài liệu báo cáo năm 1970 và báo cáo năm 1994. Các công trình thăm dò để xác
định sự tồn tại của đứt gãy F.C được thống kê trong Bảng số II-01.


Bảng số I-01: Bảng tổng hợp đặc điểm các đứt gãy chính trong khu mỏ

Tên đứt
Tính chất
Số
gãy
TT

Phương

Chiều
dài(m)

1

F.B

Thuận

TB-ĐN

9505

2

F.340

Thuận

Đ-T


3895

3

4

F.11

F.CB

Thuận

Thuận

TB-ĐN

Đ-T

6477

3857

5

F.129

Thuận

TB-ĐN


4717

6

F433

Thuận

TB-ĐN

2786

7

F.H

Thuận

SV : ĐINH THẾ MẠNH

Cự ly dịch

Đặc điểm

Đ-T

2663

chuyển (m)

H.cắm;
góc dốc
ĐB
600 - 780
Bắc
700 - 750
ĐB
700 - 750

Bắc
600 - 780
ĐB
700 - 750
ĐB
700 - 800
Nam
700 - 800

MSV : 1321070118

Đứng

-

-

-

LK.24, 380, 24a,
402, 416, 424, 434,

30-50m
474, XV+40, Lò
KTII+26, BMI+88

-

C.11, C.12, lß 58III,
lß CB I+147,
LK.372, 371C, 23,
391, …

-

LK.116a, 576, 439,
>200m 440, 447, 609, 54,
H810, 81, 823, 699

-

50-100m 50-80m

20-30m

LK.202, 217, 61a,
Kế thừa
53, 214, 38a, 44a,
tài liệu cũ
119,
LK. 505, 329, 3B,
340, 56B, 361.


80-150m

>400m

Ghi chú

Ngang

100-150m 50-70m

>200m

Cơ sở xác định

LK.209, KN30,
433, 458, KN34,

BC1970;
BC1994

LK.122, 445, 215,
Điều
50, 50B, G.71, 101; chỉnh KQ
H.523
KT

2



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Tên đứt
Tính chất
Số
gãy
TT

8

9

F.C

F.A

Nghịch

Thuận

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm
Cự ly dịch
Cơ sở xác định
chuyển (m)

Đặc điểm

Phương

Chiều

dài(m)

Đ-T

2424

TB-ĐN

9580

H.cắm;
góc dốc
Bắc
600 - 650

Bắc
0

70 - 80

0

Đứng

Ngang

50-70m 50-70m

-


Ghi chú

-

LK.MK46, 47, 57B, BC1970;
375, 39, 381, 223 BC1994
LK.64, 317, 56A,
MK45, 18, MK6,
BC1970;
409, 557A; Lß
BC1994
V10-TKI+31,
H.FA…

1.3. Đặc điểm các vỉa than
1.3.1. Cơ sở đồng danh các vỉa than
Một trong những mục tiêu của báo cáo lần này tổng hợp lại tài liệu địa
chất trên cơ sở các một số lỗ khoan đã thăm dò bổ sung đặc biệt là hai lỗ khoan
tìm kiếm TK.18 (1150m), TK.22 (1200m) và hiện trạng khai thác của mỏ than
Mạo Khê, mỏ Hồng Thái (khu Tràng Khê) từ đó liên kết, chính xác hóa không
gian phân bố, đặc điểm các vỉa than.
Phương pháp đồng danh các vỉa than trong khu vực được sử dụng chủ yếu
là phương pháp hình học vỉa, phương pháp phân tích nhịp trầm tích.
Cấu trúc địa chất và định danh các vỉa than được kế thừa theo kết quả
“Báo cáo thăm dò tỷ mỷ mỏ than Mạo Khê - Đông Triều - Quảng Ninh“ do tác
giả Đỗ Chí Uy thành lập năm 1970 đã được Hội đồng Xét duyệt Trữ lượng
Khoáng sản phê duyệt tại quyết định số 02/QĐ-HĐTL ngày 22/4/1971, đồng
thời có tham khảo tài liệu Báo cáo trung gian thăm dò địa chất mức -150 khu
mỏ mạo Khê - Đông Triều - Quảng Ninh do tác giả Phí Trí Thiện thành lập được
Bộ Năng lượng phê duyệt tại quyết định số 737/NL-KHKT ngày 18/11/1994.


SV : ĐINH THẾ MẠNH

MSV : 1321070118

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm

Địa tầng chứa than của khu mỏ than Mạo Khê chứa nhiều vỉa than (từ
V24(59) đến V1-21(24b)). Ngoài ra còn một số vỉa phụ tồn tại không liên tục,
các đoạn vỉa ít giá trị công nghiệp không đưa vào tham gia tính trữ lượng. Các
vỉa tham gia tính trữ lượng khu vực Mạo Khê bao gồm 67 vỉa than trong đó có
36 vỉa than cánh Bắc và 31 vỉa than cánh Nam (chi tiết xem Bảng tổng hợp đặc
điểm vỉa than phụ lục số 07). Các vỉa than trong khu mỏ than hầu hết có mức
duy trì tương đối ổn định đến không ổn định.
Cơ sở đồng danh các vỉa than khu vực Mạo Khê có thể dựa vào hai yếu tố
chính là kiến tạo và nhịp trầm tích trong địa tầng chứa than. Các cơ sở đồng
danh vỉa thuộc khoáng sàn than Mạo Khê được đồng danh trên cơ sở:
a. Cơ sở kiến tạo:
Khu vực Mạo Khê có cấu trúc địa chất khá phức tạp. Khi liên hệ các yếu
tố kiến tạo (đứt gãy, nếp uốn) giữa hai khu vực Mạo Khê và Tràng Bạch khó
chánh khỏi có những thay đổi về tính chất của các yếu tố kiến tạo (như đứt gẫy
F.433 (F.2); F.T (F.TB) và tên gọi của các vỉa than. Tuy nhiên những thay đổi
này chỉ trong những diện tích nhất định, không ảnh hưởng đến cấu trúc chung
và không gian phân bố của các vỉa đã được xác định qua các công trình thăm
dò, khai thác. Các yếu tố kiến tạo, đồng danh các vỉa than cơ bản vẫn được kế

thừa theo các tài liệu báo cáo TDTM khu mỏ Mạo Khê năm 1970.
b. Cơ sở địa tầng:
Khi liên hệ các vỉa than trên mặt cắt tuyến Trục (nối khu Mạo Khê - khu
Tràng Bạch) đã chọn tập vỉa (V.1, 1A, 1B), (1C, 1D), (1E, 1F) của tài liệu báo
cáo TDTM khu mỏ Mạo Khê năm 1970 và chùm vỉa (27, 27a), (21, 21a), (20,
20a), (17, 17a, 17b) của báo cáo Tràng Bạch (1980) làm tập vỉa chuẩn để định
danh các vỉa than giữa các khu và khối kiến tạo. Các tập vỉa này tương đối ổn
định theo đường phương và hướng dốc. Giữa tập vỉa từ V.1K đến V.1 thuộc khu

SV : ĐINH THẾ MẠNH

MSV : 1321070118

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm

mỏ than Mạo Khê và tập vỉa từ V.25 đến V.36 khu Tràng Bạch có cấu tạo tương
đồng như sau:
+ Khu Tràng Bạch, không gian tồn tại các vỉa từ V.1K ÷ V.1 trong cột địa
tầng từ chiều sâu 500m (T.XV) đến 540m (T.XIV), khu Tràng Bạch không gian
tồn tại các vỉa từ V.25- V.36 trong khoảng 480m÷510m (T.XVI).
+ Trên lộ vỉa V.1(Mạo Khê) và V.36 (Tràng Bạch)… có thể nối liên tục
qua khu vực T.XV.
+ Số lượng vỉa trong khoảng địa tầng tương đối phù hợp (ở khu Đông
Mạo Khê là 14 vỉa, ở Tràng Bạch là 15 vỉa).
Từ các đặc điểm trên, đã xác định vỉa tập V.1÷ V.1K (Mạo Khê) với các

vỉa của tập V.36 - V.25 Tràng Bạch thành tập vỉa chuẩn để liên hệ và đồng danh
các tập vỉa trên, dưới Tràng Bạch. Theo nguyên tắc này, các cặp vỉa của các khu
được đồng danh với nhau tương ứng như sau: V.1 Mạo Khê đồng danh với V.36
Tràng Bạch thành V.1(36); V.1T Đông Mạo Khê đồng danh với V.36a Tràng
Bạch thành V1T(36a); V.2 Đông Mạo Khê đồng danh với V.37 Tràng Bạch
thành V.2(37) …
Do cấu trúc địa chất của khu vực rất phức tạp, các công trình thăm dò còn
thưa vì thế việc liên hệ đồng danh vẫn còn để lại những tồn tại sẽ giải quyết trong
quá trình thăm dò, khai thác sau này.
Để tiện theo dõi trong những quá trình tổng hợp sau này, chúng tôi thống
nhất ký hiệu tên vỉa than như sau:
Ví dụ1: V.10(45) - Tên vỉa bên ngoài ngoặc V.10 là tên vỉa than số 10 tính
từ V.1 Mạo Khê lên (theo báo cáo trung gian TDDC 1994), trong ngoặc (45) là tên
cũ của V.45 báo cáo Tràng Bạch.
Ví dụ2: V.1-21(24b) - Tên vỉa bên ngoài ngoặc V.1-21 là tên vỉa than số 21
tính từ V.1 Mạo Khê xuống, trong ngoặc (24b) là tên cũ V.24b Tràng Bạch. Trong
các báo cáo trước đây, các tác giả đã mô tả chi tiết, đầy đủ các vỉa than có trong
SV : ĐINH THẾ MẠNH

MSV : 1321070118

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm

khu mỏ. Vì vậy, trong báo cáo này chúng tôi chỉ mô tả các vỉa than tham gia tính
trữ lượng, theo thứ tự từ dưới lên trên cụ thể như sau:

1.3.2. Mô tả đặc điểm chung các vỉa than
Sau đây là phần mô tả đặc điểm của các vỉa than tham gia tính trữ lượng và
có ý nghĩa để xác định địa tầng chứa than:
1.3.2.1 Các vỉa than cánh Bắc:
- Các vỉa than thuộc tập chứa than dưới (T3nr - hg21)
Nhóm vỉa dưới gồm 22 vỉa, từ vỉa V.1-25(21A) đến vỉa V.1(36) và có 18 vỉa
tham gia tính trữ lượng, tài nguyên. Các vỉa than trong tập này bị F.A, F.T, F.433
cắt nên phân bố từ phía Tây đến về phía Đông, độ cao xuất hiện lộ vỉa thường
+50m. Sự thay đổi của vỉa than theo đường phương nhỏ, có một số vỉa xuống sâu
mỏng dần, phần lớn là những vỉa dày và trung bình với cấu tạo tương đối đơn giản
và tương đối ổn định.
Những vỉa của nhóm dưới có chiều dày mỏng, biến đổi lớn hoặc ít công
trình khống chế nhưng có ý nghĩa về mặt địa tầng. Khoảng cách của các vỉa thuộc
nhóm dưới thường gần nhau, từ 22m ÷ 60m, trung bình 45m.
1-Vỉa 1-25(21a) (không tham gia tính trữ lượng): Dưới sâu tồn tại và duy trì từ
T.XIVA và T.XV vỉa xuất lộ, kéo dài về phía Đông (vẫn còn duy trì khu vực Tràng
Bạch). Chiều dài theo phương khoảng trên dưới 1km, chiều dày duy nhất gặp được tại
01 công trình là TK22 (chiều sâu gặp trụ là 1088,80m) trên T.XV là 2,30m sét than.
Vỉa này ít có giá trị về mặt công nghiệp nhưng cũng đã đánh giá được phần nào địa
tầng chứa than của tập than dưới.
2-Vỉa 1-24(21): (không tham gia tính trữ lượng): Tương tự như vỉa V.125(21a), vỉa này ít có giá trị công nghiệp nhưng có ý nghĩa về mật địa tầng chứa than
của tập than dưới. Với chiều dày duy nhất gặp được tại LK.TK22 ( 1068.5m) trên
T.XV là 0,95m sét than.
3-Vỉa 1-21(24b): (không tham gia tính trữ lượng): Dưới sâu, vỉa tồn tại, duy trì
từ T.XV á qua T.V. Diện phân bố của vỉa chỉ mang tính chất ngoại suy để đánh giá địa
SV : ĐINH THẾ MẠNH

MSV : 1321070118

2



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm

tầng và tham gia một phần vào tính tài nguyên. Vỉa dốc, góc dốc thay đổi từ 25 o ÷ 60o,
theo hướng dốc vỉa thoải dần. Vỉa có cấu tạo tương đối đơn giản. Chiều dày riêng than
1,18 m. Vỉa có 01 công trình khoan khống chế dưới sâu LK.TK22.
4-Vỉa 1-20(24a) (không tham gia tính trữ lượng): Tương tự vỉa 1-21(24b), dưới
sâu vỉa tồn tại, duy trì từ T.XV đến qua T.V; về phía Tây vỉa chưa có công trình khống
chế chỉ mang tính chất ngoại suy để đánh giá địa tầng và tham gia một phần vào tính
tài nguyên. Vỉa 1-20(24ê) thuộc loại vỉa dốc, góc dốc thay đổi từ 30 o đến 60o, theo
hướng dốc vỉa thoải dần vỉa có cấu tạo tương đối đơn giản. Chiều dày riêng than 1,06
m. Vỉa có 01 công trình khoan khống chế dưới sâu LK.TK22.
5-Vỉa 1-19(24) (không tham gia tính trữ lượng): vỉa tồn tại, duy trì từ T.XV đến
qua T.V. Vỉa có cấu tạo tương đối đơn giản. Chiều dày riêng than 1,63 m. Vỉa có 01
công trình khoan khống chế dưới sâu LK.TK22.
6-Vỉa 1K(25) (không tham gia tính trữ lượng): Vỉa tồn tại, duy trì ở phần cánh
Bắc F.A từ T.IVA kéo dài về phía Đông, đến gần T.XV xuất hiện vỉa lộ, kéo dài sang
khu Tràng Bạch vỉa mỏng dần theo hướng dốc. Chiều dài vỉa theo phương khoảng
5,8km,. Vỉa dốc, góc dốc vỉa thay đổi từ 25 o đến 60o, thoải dần theo hướng dốc vỉa.
Vỉa có cấu tạo phức tạp, thường có 01 lớp đá kẹp, chiều dày đá kẹp biến đổi từ 0,26
đến 0,54m, trung bình 0,44m. Chiều dày vỉa biến đổi từ 2,51m (LK.52-TXV) đến
4,89m (LK.TK22), trung bình 3,68m. Chiều dày riêng than thay đổi từ 2,25m (LK.52TXV) đến 4,35m (LK.TK22), trung bình 3,24m. Vỉa có 03 công trình khoan khống
chế dưới sâu. Vách, trụ vỉa thường là sét kết, bột kết, cát kết hạt nhỏ.
7-Vỉa 1I(26): Vỉa tồn tại, duy trì từ T.IV đến qua T.XV vỉa xuất lộ, kéo dài về
phía Đông đến qua khu Tràng Bạch vỉa có su hướng vát mỏng dần. V.1I(26) cách
V.1H(27A) từ 10m đến 35m, trung bìmh 10m. Chiều dài theo phương vỉa khoảng
6,0km. Vỉa dốc, góc dốc thay đổi từ 20 o đến 65o, góc dốc vỉa thoải dần theo hướng

dốc. Vỉa có cấu tạo phức tạp. Chiều dày vỉa biến đổi từ 1,14m (LK.81A) đến 1,29m
(LK.52-T.TXV), trung bình 1,22m. Chiều dày riêng than thay đổi 1,14m (LK.81A)
đến 1,29m (LK.52-T.TXV), trung bình 1,22m. Vỉa có 03 công trình khoan khống chế.
Vách, trụ vỉa thường là sét kết, bột kết.

SV : ĐINH THẾ MẠNH

MSV : 1321070118

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngành Xây dựng Công trình Ngầm

8-Vỉa 1H(27a): Vỉa tồn tại, duy trì từ phía Tây T.XIV đến T.XV vỉa mỏng dần
theo hướng dốc rồi vát mỏng. Góc dốc vỉa thay đổi từ 20o ÷ 60o, góc dốc vỉa thoải dần
theo hướng dốc. Vỉa có cấu tạo tương đối đơn giản, trong vỉa thường chứa từ 0 đến 1
lớp đá kẹp, chiều dày đá kẹp biến đổi từ 0,00 m ÷ 0,10 m, trung bình 0,03 m. Chiều
dày vỉa biến đổi từ 0,90m (LK.52-T.TXV)) ÷ 1,84m (LK.459), trung bình 1,26m.
Chiều dày riêng than thay đổi từ 0,8m (LK.52-T.TXV) ÷ 1,84m (LK.459), trung bình
1,22m(LK). Vỉa có 03 công trình khống chế. Vách vỉa thường là sét kết, sét than, trụ
vỉa thường là bột kết.
9-Vỉa 1G(27): Vỉa tồn tại, duy trì từ phía Tây T.XIV ÷ qua T.XV và phát triển
sang khu Tràng Bạch; Về phía Đông vỉa mỏng dần theo hướng dốc đến . V.1G(27)
cách V.1F(28) từ 18 đến 30m, trung bìmh 16m. Vỉa dốc, góc dốc thay đổi từ 15 o đến
60o, theo hướng dốc vỉa thoải dần. Vỉa có cấu tạo phức tạp, thường chứa từ 0 đến 2
lớp đá kẹp, chiều dày đá kẹp biến đổi từ 0,00 m ÷ 0,32 m, trung bình 0,2m. Chiều dày
than biến đổi từ 1,15m(LK.52) ÷ 2,70m(LK473), trung bình 1,87m. Chiều dày riêng

than biến đổi từ 1,15m(LK.52) ÷ 2,38m(LK.473), trung bình 1.67m. Vỉa có 04 công
trình khống chế. Vách, trụ vỉa thường là sét kết, bột kết, cát kết hạt nhỏ.
10-Vỉa 1F(28): Vỉa tồn tại, duy trì từ T.XV về phía Tây vỉa mỏng dần theo
hướng dốc. V.1F(28) cách V.1E(29) từ 25 đến 30m, trung bìmh 25m. Chiều dài theo
phương khoảng 6,2km,. Vỉa có góc dốc thay đổi từ 25o ÷ 65o, theo hướng dốc vỉa thoải
dần. Vỉa có cấu tạo tương đối phức tạp, thường chứa từ 0 đến 1 lớp đá kẹp, chiều dày
đá kẹp biến đổi từ 0,00m ÷ 0,45m (TK22), trung bình 0,09 m. Chiều dày than biến đổi
từ 0,25m (LK.52) ÷ 5,25m(TK22), trung bình 1,46m. Chiều dày riêng than thay đổi từ
0,25m(LK.52) ÷ 4,80m (TK.22), trung bình 1,38m. Vỉa có 08 công trình khống chế.
Vách, trụ vỉa thường là sét kết, bột kết, cát kết hạt nhỏ.
11-Vỉa 1E(29): Tồn tại và phân bố ở cánh Bắc đứt gãy F.A, vỉa xuất lộ từ
T.XIVA, vỉa kéo dài từ tuyến T.X trở về phía Đông với chiều dài theo phương khoảng
3,3km. V.1E(27) cách V.1DT(30) từ 39 đến 45m, trung bìmh 40m. Vỉa dốc, thay đổi từ
40o đến 60o theo hướng dốc vỉa thoải dần. Vỉa có cấu tạo phức tạp, thường chứa từ 0

SV : ĐINH THẾ MẠNH

MSV : 1321070118

2


×