Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ THI KÌ 2 MÔN VẬT LÝ LỚP 11 THPT NGUYỄN THI MINH KHAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.09 KB, 4 trang )

Trường THCS - THPT

KIỂM TRA HỌC KỲ II (2016-2017)

KHAI MINH
MÔN : LÝ

Ngày 28/4/2017
KHỐI: 11

THỜI GIAN: 45 PHÚT

ĐỀ A

A. Lý thuyết (5đ)
Câu 1: Mắt cận và cách khắc phục.
Câu 2: Công dụng và cấu tạo của kính lúp? Cách ngắm chừng ở vô cực ảnh của vật qua kính lúp?

B. Bài tập (5đ)
Bài 3: (2 điểm) Một vật sáng AB cao 5cm, đặt thẳng góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có
tiêu cự 20 cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là 40cm.
a. Xác định vị trí và tính chất của ảnh (giải thích rõ).
b. Vẽ hình đúng tỉ lệ.
Bài 4: (2 điểm) Một vật sáng AB, đặt thẳng góc với trục chính của một thấu kính và cách thấu kính
40 cm. Qua thấu kính cho một ảnh cùng chiều và cao bằng một nửa vật.
a. Xác định loại thấu kính, tiêu cự và độ tụ của thấu kính nói trên?
b. Vẽ hình.
Bài 5: (2 điểm) Một sợi quang học có chiết suất lõi là 1,5 và chiết suất lớp vỏ là 1,4. Tính góc mở
của chùm tia (góc α) để xảy ra hiện tượng PXTP trong sợi quang. Vẽ hình đầy đủ.

α



HẾT


Trường THCS - THPT

KIỂM TRA HỌC KỲ II (2016-2017)

KHAI MINH
MÔN : LÝ

Ngày 28/4/2017
KHỐI: 11

THỜI GIAN: 45 PHÚT

ĐỀ B

A. Lý thuyết (5đ)
Câu 1: Mắt cận và cách khắc phục.
Câu 2: Công dụng và cấu tạo của kính lúp? Cách ngắm chừng ở vô cực ảnh của vật qua kính lúp?

B. Bài tập (5đ)
Bài 3: (2 điểm) Một vật sáng AB cao 10cm, đặt thẳng góc với trục chính của một thấu kính hội tụ
có tiêu cự 20 cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là 40cm.
c. Xác định vị trí và tính chất của ảnh (giải thích rõ).
d. Vẽ hình đúng tỉ lệ.
Bài 4: (2 điểm) Một vật sáng AB, đặt thẳng góc với trục chính của một thấu kính và cách thấu kính
20 cm. Qua thấu kính cho một ảnh cùng chiều và cao bằng một nửa vật.
c. Xác định loại thấu kính, tiêu cự và độ tụ của thấu kính nói trên?

d. Vẽ hình.
Bài 5: (2 điểm) Một sợi quang học có chiết suất lõi là 1,5 và chiết suất lớp vỏ là 1,2. Tính góc mở
của chùm tia (góc α) để xảy ra hiện tượng PXTP trong sợi quang. Vẽ hình đầy đủ.

α


HẾT
ĐÁP ÁN
Đề 1
Câu 1: Mắt cận và cách khắc phục.
Mắt cận có độ tụ lớn hơn độ tụ của mắt bình thường.
-Khoảng cách OCv hữuhạn.
-Điểm Cc gần mắt hơn bình thường.
Tật cận thị được khắc phục bằng cách đeo thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp để có thể nhìn rõ vật
ở vô cực mà mắt không điều tiết.
Câu 2: Công dụng và cấu tạo của kính lúp? Cách ngắm chừng ở vô cực ảnh của vật qua kính lúp?
- Kính lúp là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ.
- Kính lúp được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ(vài cm)
- Vật phải được đặt cách thấu kính một khoảng nhỏ hơn tiêu cự tạo ra một ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật.
- Cách ngắm chừng ở vô cực : điều chỉnh kính sao ảnh hiện lên ở điểm cực viễn (Cv). Đối với mắt không
có tật, ngắm chừng ở điểm cực viễn gọi là ngắm chừng ở vô cực.
Bài 3:
a. Xác định vị trí d’ = 40 cm;
Tính chất của ảnh: ảnh thật ngược chiều với vật; cao bằng vật = 5 cm.
b. Vẽ hình đúng tỉ lệ.
Bài 4:
a. Vì ảnh cùng chiều và nhỏ hơn vật nên TK là TKPK.
b. f = 40 cm; D = -2,5 dp
Bài 5: để xảy ra PXTP bên trong sợi quang thì góc igh = 68,96o.

R = 90 – 68,96 = 21,04o.
N1 sin(α/2) = n2sin r => α = 65,167o
Vậy α =< 65,167o thì sẽ xảy ra PXTP trong sợi quang.


ĐÁP ÁN
Đề 2
Câu 1: Mắt cận và cách khắc phục.
Mắt cận có độ tụ lớn hơn độ tụ của mắt bình thường.
-Khoảng cách OCv hữuhạn.
-Điểm Cc gần mắt hơn bình thường.
Tật cận thị được khắc phục bằng cách đeo thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp để có thể nhìn rõ vật
ở vô cực mà mắt không điều tiết.
Câu 2: Công dụng và cấu tạo của kính lúp? Cách ngắm chừng ở vô cực ảnh của vật qua kính lúp?
- Kính lúp là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ.
- Kính lúp được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ(vài cm)
- Vật phải được đặt cách thấu kính một khoảng nhỏ hơn tiêu cự tạo ra một ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật.
- Cách ngắm chừng ở vô cực : điều chỉnh kính sao ảnh hiện lên ở điểm cực viễn (Cv). Đối với mắt không
có tật, ngắm chừng ở điểm cực viễn gọi là ngắm chừng ở vô cực.
Bài 3:
a. Xác định vị trí d’ = 40 cm;
Tính chất của ảnh: ảnh thật ngược chiều với vật; cao bằng vật = 10 cm.
b. Vẽ hình đúng tỉ lệ.
Bài 4:
a. Vì ảnh cùng chiều và nhỏ hơn vật nên TK là TKPK.
b. f = 20 cm; D = -5 dp
Bài 5: để xảy ra PXTP bên trong sợi quang thì góc igh = 60.073o.
R = 90 – 60,073 = 29.927o.
N1 sin(α/2) = n2sin r => α = 96.0894o
Vậy α =< 96.0894o thì sẽ xảy ra PXTP trong sợi quang.




×