Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tieu luan song thu cua sinh vien(xa hoi hoc chuyen biet)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.26 KB, 12 trang )

I.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Một trong những thực trạng trong xã hội hiện nay là tình hình sinh viên
thanh niên chung sống với nhau trước hôn nhân ngày càng tăng mà báo chí trong
nước gọi là "sống thử". Vấn đề này trong thế giới hôm nay đã và đang trở thành
một đề tài lớn cho các nhà tâm lý, đạo đức, giáo dục, và cho cả các phụ huynh. Vậy
chúng ta cần nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Việc sống thử của sinh viên đem
lại những lợi ích những mặc tích cực, tiêu cực gì? Giải quyết nó ra sao? Lối sống
này tích cực hay tiêu cực, và nó vi phạm pháp luật hay không ? Câu trả lời không
còn là vấn đề riêng của các nhà chức trách mà đang trở thành một vấn đề rất nóng
của toàn xã hội.
Từ tình hình thực tế và thực trạng của việc sống thử trong giới sinh viên Việt
Nam ngày nay. Em làm bài tiểu luận này với mong muốn góp thêm tiếng nói quan
điểm của mình về vấn đề nhức nhối trong giới sinh viên hiện nay, cũng như đưa ra
cách nhìn đúng đắn và toàn diện hơn về vấn đề này.
2. Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài
Sống thử không còn là vấn đề mới mẻ của sinh viên hiện nay, các mặt tích cực
và tiêu cực ngày càng được xã hội quan tâm và có nhiều đánh giá, đề tài nghiên cứu
có một cái nhìn ở một góc độ nào đó chỉ ra những tác hại ảnh hưởng tới bản thân
người sống thử, gia đình và xã hội hiện nay, cùng với đó giúp chúng biết được các
mặt tồn tại của vấn đề.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Lối sống thử của sinh viên Việt Nam hiện nay, nhận thức thái độ của sinh viên
về nguyên nhân hậu quả của việc sống thử.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài em đã dùng phương pháp nghiên cứu siêu tầm tài liệu,
thống kê phân tích các số liệu.
5. Kết cấu đề tài


Đề tài gồm có 3 phần chính bao gồm: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết
luận và khuyến nghị.

1


II.

PHẦN NỘI DUNG

II.1.Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
Việt Nam đang trong thời kỳ mở cửa, hội nhập và phát triển, có nhiều trào
lưu văn hóa trên thế giới du nhập về nước ta, lớp trẻ là những người chịu nhiều tác
động nhất, học được nhiều bổ ích trong cuộc sống, góp phần làm phong phú trong
lối sống Việt song cũng có nhiều hệ lụy trong xã hội, trong đó có trào lưu sống thử
trong sinh viên hiện nay ở nước ta.
II.2. Khái niệm về sống thử
“Sống thử” là tình trạng 2 người (cùng giới hoặc khác giới) có mối quan
hệ tình cảm khắn khít sống với nhau như vợ chồng nhưng chưa đăng kí kết hôn.
(theo kiến thức giới tính)
II.3. Các khái niệm liên quan
Sống thử được hình thành từ nhu cầu được mong muốn chia sẻ không chỉ
về nhu cầu sinh lý mà còn tình cảm của hai người.
Sống thử hay sống thử trước hôn nhân là một cụm từ thường được báo chí
Việt Nam, đặc biệt là báo mạng, dùng để chỉ một hiện tượng xã hội, theo đó các cặp
nam nữ về sống chung với nhau như vợ chồng, nhưng không tổ chức hôn lễ cũng
như đăng ký kết hôn. Các nguồn hàn lâm hơn (như nghiên cứu khoa học, luật
pháp...) thì sử dụng cụm từ có khái niệm tương tự là Chung sống như vợ chồng phi
hôn nhân.(theo nguồn Wikipedia)
II.4. Thực trạng sống thử của sinh viên Việt Nam hiện nay

Sống thử đang trở thành xu hướng của một bộ phận giới trẻ VN trong du
nhập các nền văn hóa từ phương tây. Đặc biệt, nó như một thứ "mốt" với các sinh
viên xóm trọ vốn phải sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, khó khăn trong cuộc sống
nhưng lại chưa đủ bản lĩnh để bươn trải vào đời...
Ở một góc độ nào đấy có thể coi " sống thử" là một chiêu bài để thử nghiệm.
Nếu coi " sống thử" như " sống thật" thì đây là cơ hội để trải nghiệm, để tích luỹ
cho việc xây dựng cuộc sống hôn nhân bền vững sau này. Sống thử không có trong
truyền thống người Việt Nam. Nó là một xu hướng đã xảy ra ở châu Âu vào thời kỳ
giải phóng tình dục. Sau thời gian thoái trào, người châu Âu đã quay lại với cuộc
sống hôn nhân bền vững.
2


Theo điều tra của một trường đại học trên địa bàn Hà Nội, có 6.5% sinh viên
sống thử trong tổng số 691 sinh viên được điều tra. Tỉ lệ sống thử ở sinh viên đến
từ thành thị, nông thôn, sống ở nhà trọ hay ký túc xá là khá phổ biến. Tỉ lệ “sống
thử” cao nhất ở những sinh viên ít giao tiếp với xung quanh. Có 47,1% sinh viên
“sống thử” cho rằng được sự đồng ý của gia đình, 45,1% sinh viên đó “sống thử”
trên 1 năm. 100% sinh viên sống thử có quan hệ tình dục, nhưng chỉ có 48% có sử
dụng biện pháp tránh thai. Khi có thai 43,% chọn giải pháp nạo phá thai, chỉ có
36% sẽ cưới.
Rất nhiều sinh viên đã vội bước vào sống thử vì rất nhiều lí do khác nhau:
nào là do không tìm được nhà trọ, nào là cho tiết kiệm chi phí, do đó yêu nhau từ
trước đó… Thế nhưng, vấn đề mấu chốt vẫn là quan điểm lệch lạc về lối sống. Do
xa nhà, không trực tiếp chịu sự quản lí của bố mẹ và gia đình, phải hoàn toàn quyết
định trong việc chi tiêu, sinh hoạt, chi phối thời gian…thế nên nhiều sinh viên đã
không làm chủ được bản thân, cảm thấy thiếu thốn tình cảm và cần được quan tâm
chăm sóc. Vì vậy nên đã vội yêu và bắt đầu cuộc sống sinh viên bằng cách sống thử
để được quan tâm chăm sóc và chia sẻ trong cuộc sống. Cũng có rất nhiều bộ phận
các sinh viên muốn sống thử là để tự khẳng định mình, khẳng định chủ quyền của

mình.
II.4.1. Nguyên nhân
Sống thử là tình trạng phổ biến của sinh viên hiện nay, nó cũng có thể do rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sống thử, dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản
dẫn đến việc sống thử .
II.4.1.1.

Nguyên nhân bản thân:

Sống thử để tiết kiệm: Đây là nguyên nhân mà hầu hết các cặp đôi đã từng
sống thử đều đưa ra, đa số sinh viên đều sống xa gia đình thiếu sự quản lí của gia
đình nên buông thả, sự thiếu thốn về tình cảm cộng với sự phát triển về tâm sinh lý,
sức ép kinh tế trong khi giá cả kinh tế thị trường đang từng bước leo thang, giá nhà,
giá điện, giá các mặt hàng tiêu dùng ngày càng tăng thì cần có người chia sẻ về các
khoản chi phí trong cuộc sống cũng là một việc hết sức hợp lý. Liệu đây có phải là
một lí do chính đáng hay chỉ là biện minh? Câu hỏi được đặt ra là thay vì lựa chọn
sống với người mình yêu, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể tìm những người bạn
3


cùng giới của mình để chia sẻ gánh nặng đó. Vậy tại sao hầu hết các đôi sinh viên
lại đưa ra lí do này? theo ý kiến riêng của bản thân em cho rằng lí do này để biện
minh và tránh được sự xăm soi của người đời với lí do đó có vẻ như sẽ được những
người nhìn vào và thông cảm cho họ.
Giải pháp "góp gạo thổi cơm chung" nhằm giảm sinh hoạt phí. Nếu 2 người
ăn riêng ở hai nơi, số tiền chi ra nhiều hơn. Nếu không sống chung, họ (nhất là con
trai) sẽ phải chi một khoản "tình phí" không nhỏ so với "túi tiền" có giới hạn của
họ, phải qua lại, phải "đưa-đón" mỗi lần muốn hẹn hò,... Các bạn nam đưa lý do
sống thử là tiết kiệm chi phí, sống để hiểu nhau xem có hòa hợp hay không, nhưng
cốt lõi là để thỏa mãn nhu cầu của họ, chứ không phải vì lợi ích chung của cả hai,

đó là một vài lí do mà một số bạn sinh viên đưa ra.
Sống chung để được "bên nhau" mỗi ngày, đây là "nhu cầu" cao nhất của
động cơ muốn "sống chung trước khi cưới", nhất là phía con trai có một thực tế đến
mức "thực dụng" là không ít các bạn trai "muốn" sống chung vì mình "được lợi"
hơn... nếu kết quả "test thử" cho ra "sản phẩm thí nghiệm" bị lỗi, họ sẽ cho nó vào
sọt rác kí ức, bản thân họ chẳng mất gì. Vậy, con trai được gì? Thực tế cho thấy,
con trai chẳng mất gì cả. Họ được rất nhiều... Nếu nói, phần lớn con trai muốn sống
chung để được "yêu" thoãi mái khi có nhu cầu, được "cơm canh" ngon miệng, quần
áo thơm tho... thì đúng là họ chẳng mất gì cả, có đem ra cân đo, đong đếm tất cả
Cho và Nhận... thì con trai vẫn được hơn nhiều.
Để "test thử" xem chàng hay nàng có “hợp tông” với mình không... chứ rồi
không biết "tông" của người ta thì sau này "bản nhạc" của hạnh phúc gia đình bị lỗi
nhịp. Nên các cặp yêu nhau “test trước” cho chắc ăn. Lý do này nghe qua dường
như là nguyên nhân chính để “hợp lý hóa” nhu cầu của tự thân con người trong xã
hội hiện đại, song động cơ thật sự vẫn nằm ở nhu cầu thúc đẩy của “tình dục”, tình
yêu phát sinh tình dục, thực tế những cặp quyết định "sống chung trước hôn nhân",
phần lớn có nhu cầu muốn luôn được "bên nhau" rất cao, điều trước tiên khiến họ
quyết định "sống thử" là họ muốn được thỏa mãn nhu cầu tình dục.
II.4.1.2.

Nguyên nhân từ gia đình

Do cha mẹ sống không hạnh phúc, những cảnh cãi vã thường ngày trong gia
đình chính là yếu tố làm cho giới trẻ không muốn nghĩ tới hôn nhân; ngược lại coi
4


hôn nhân như một sự ràng buộc hoặc chỉ như cơ hội để người ta lợi dụng nhau.
Hơn nữa, cha mẹ không quan tâm đến đời sống và tình cảm của con mình, không
động viên con cái sống lành mạnh, chỉ biết phó mặc cho nhà trường.

II.4.1.3.

Nguyên nhân từ xã hội

Do ảnh hưởng văn hóa phương Tây tràn vào, nên tình trạng quan hệ tình dục
và sống thử trước hôn nhân trong giới trẻ đang ở nức báo động, nhiều bạn trẻ thật
dễ dãi, cho rằng việc đó là bình thường, không ảnh hưởng gì. Đồng thời, do ảnh
hưởng của nền văn hóa tốc độ, hơn nữa do ảnh hưởng của truyền thông, các bạn
nghe nhạc, đọc tiểu thuyết, xem phim ảnh, tạp trí về yêu đương và cả những trang
web về tình dục là điều không thể tránh khỏi.
Ngoài những nguyên nhân cơ bản trên “Họ sợ trách nhiệm, sợ kết hôn thì bị
quản lý, ràng buộc”.
II.4.2. Kết quả
II.4.2.1.

Mặt tích cực của sống thử

Sống thử cùng nhau có thể giúp hai bên hiểu về nhau nhiều hơn, giúp biết
được những tính cách thật sự của đối phương, cuộc sống thì đang hé lộ dần, nó là
một phương cách chuẩn bị cho cuộc sống chung sau này và cũng là một cách lựa
chọn đối tượng thích hợp nhất cho mình, sống thử còn có thể tránh cho người trong
cuộc những tổn thương, phiền phức nếu hai bên không hợp nhau, muốn chia tay, nó
không rắc rối như đã kết hôn, không bị chi phối bởi pháp luật.
Việc sống thử không hẳn là xấu, nếu có phê phán, chỉ trích thì phải chăng
nên dành những điều này cho sự lợi dụng, nhân danh sống thử để thỏa mãn những
toan tính thấp hèn về mặt thể xác, hoặc đôi khi là một dạng tầm gửi ký sinh.
II.4.2.2.

Mặt tiêu cực của sống thử


Mỗi người, mỗi thế hệ có một quan điểm khác nhau về vấn đề “sống thử”.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách toàn diện có thể khẳng định: sống thử chẳng những
là không nên, mà còn trước hết là không thể.
Việc “sống thử” sẽ không có gì đáng ngại với các đôi có kết cục tốt nhưng
thường thì vẫn gây rất nhiều hậu quả khôn lường.

5


Khi sống thử, các bạn nữ phải chịu nhiều điều tiếng, thế nhưng đó cũng là
điều không ít bạn nam phải chịu sau khi sống thử và đổ vỡ tình yêu cái tiếng đã
từng sống thử luôn đeo đuổi mà muốn giấu thì không thể được.
Sống thử là một cuộc sống không lâu bền vì hầu hết sau một thời gian sống
chung tạm bợ, những va chạm trong cuộc sống hàng ngày dễ làm cho người ta chán
nhau, nhất là những cặp sinh viên sống thử còn phải mang theo lỗi lo học hành, lỗi
lo cơm áo gạo tiền thì càng bức bối, sống thử rất bấp bênh, thiếu một mục đích cụ
thể do đó khi gặp khó khăn, mâu thuẫn đáng ra có thể giải quyết được thì hai người
lại dễ bông xuôi và tan vỡ, tâm lí không hợp thì bỏ khiến nhiều bạn trẻ thiếu trách
nhiệm với bản thân, người yêu và tình yêu của mình, cả thèm chóng chán và mối
quan hệ trở lên nhạt dần, cuộc sống vợ chồng sẽ trở lên nhàm chán nhanh chóng
nếu cả hai không nhận thấy trách nhiệm phải vun đắp cho mối quan hệ thì tất yếu là
không bền vững. Hơn nữa, chỉ vì có hai người coi nhau là vợ chồng, còn xã hội và
gia đình thì không, nên chăng có ai giúp đỡ cho vợ chồng này khi họ gặp những
khó khăn, trục trặc nhỏ trong tình cảm để nó không bùng phát thành mâu thuẫn lớn,
chẳng có ai bảo vệ gia đình này khi có kẻ thứ ba dòm ngó và nỗi lo chẳng may có
thai trước khi kết thúc giai đoạn sống thử sẽ khiến cho cuộc sống tình dục vợ chồng
thử của các bạn trẻ không bao giờ có được niềm hạnh phúc tự nhiên như trong một
cuộc hôn nhân hợp pháp, rồi nhiều chuyện không mong muốn xảy ra như nạo phá
thai, con cái sinh ra chưa được pháp luật công nhận và đặc biệt nó có thể kéo theo
nhiều căn bệnh nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hon nhân thực

sự của các bạn sau này. Sống thử làm cho hai người biết quá rõ về nhau, nhàm chán
và đơn điệu, chưa kể đến vấn đề cơm áo gạo tiền, những mâu thuẫn trong cuộc
sống không thể tránh khỏi. Khi các bạn chưa thực sự là của nhau thì việc chia tay là
điều hoàn toàn có thể xảy ra. Một khi sống thử tan vỡ, bạn nữ chịu thiệt thòi đã
đành, bạn nam cũng không phải không bị ảnh hưởng, mất mát về thời gian,, sức
khỏe, tiền bạc, mất mát nhiều cơ hội trong cuộc sống…Chia đều cho cả hai bên.
Nhiều bạn gái gặp bế tắc khi sống thử đã tự tử, tỉ lệ nạo phá thai ở Việt nam gia
tăng rất nhanh và hiện là một nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới.
Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình thì mỗi năm toàn quốc có 1,2
– 1,6 triệu ca nạo phá thai, trong đó hơn 20% ở lứa tuổi vị thành niên. Tính trung
6


bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15 – 19, nhiều
em đã nạo hút thai nhiều lần. Dĩ nhiên đây là con số trên giấy tờ các trung tâm
chính thức còn số liệu của các trung tâm nạo hút chui thì con số đó có lẽ lớn hơn rất
nhiều,

điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam cho thấy 7,6%

trong độ tuổi này có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Trong số các trường hợp đến trung tâm trút bỏ hậu quả thì từ 10 – 16% là
dưới 19 tuổi và chưa lập gia đình.
Theo Radiovietnam thì thống kê mới nhất cho thấy Việt Nam có tỷ lệ nạo phá
thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 thế giới.
Thực trạng này thực sự đáng báo động và nên có những hành động thiết thực
như đưa bài “ sống thử” vào giáo trình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên
hay tuyên truyền rộng rãi định nghĩa về “sống thử” trong cộng đồng.
Hậu quả của việc nạo phá thai ảnh hưởng đến sức khỏe của người bạn gái đã
được thống kế như sau:


Nguồn: Bộ Y tế, Điều tra y tế quốc gia, 2001-2002.

Trả giá quá lớn một phút vui chơi bên người mình yêu, bên tình nhân tưởng
như đang ở thiên đường; những tháng ngày bên nhau tưởng giúp con người thoải
mái về tinh thần và thể xác, hay đáp ứng một cách trọn vẹn khao khát sống cho
nhau. Nhưng hậu quả của nó mang lại rất lớn mà người trong cuộc thường không
lường hết được. Đó là việc sau này gia đình lục đục, bất hòa….gây hoang mang
tinh thần cho những người thân trong gia đình, bên cạnh nỗi đau về tinh thần còn
7


có nỗi đau về thể xác, hậu quả của người trong cuộc khó tiên liệu trong hiện tại, vì
câu trả lời chỉ có trong tương lai, có lẽ chỉ với những người đang và sẽ làm mẹ mới
hiểu nỗi đau không thể sinh con mà hậu quả của những lần phá thai để lại, hiện tại
họ không có lựa chọn nào khác hơn là phá bỏ cái thai, nhẫn tâm trở nên “thú dữ”
với chính mầm sống đang từng ngày lớn lên trong bụng, đó là giải pháp cuối cùng
và tất yếu của cuộc ngoại tình, hôn nhân ngoài giá thú, hay “sống thử”, vội vàng
“cho”để chứng minh tình yêu của cô gái, hay của những cuộc ăn chơi thác loạn…
Một khi cuộc sống chung không xây dựng trên nền tảng vững chắc của gia đình, thì
tất yếu sẽ dễ dàng đi đến chỗ rạn nứt và đổ vỡ với những lý do rất đời thường
như :ghen tuông, không còn yêu nhau, hay không có trách nhiệm…và đó cũng là
nguyên nhân xảy ra những cuộc ẩu đả, bạo hành giữa vợ chồng với nhau…trước
khi chia tay, phần lớn người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi.
Di chứng tương lai, một khi “trao thân gửi phận” cho nhau nhưng không
thành vợ thành chồng cũng để lại nhiều vết thương lòng và tâm lý trong tương lai,
nhiều phụ nữ lỡ “trải nghiệm” trong quá khứ thì tương lai phải dối diện câu trả lời
về trinh tiết với người bạn đời hay khi yên bề gia thất, người cũ quấy rối, tống tiền
hoặc mặc cảm tự ti với gia đình…tất cả điều đó thường cản lối đến với cuộc sống
tốt đẹp phía trước và sự chọn lựa vì đó không được trọn vẹn và chắc chắn, không

có cơ hội tận hưởng hạnh phúc, tất cả những hậu quả đó, hơn ai hết chính bản thân
người trong cuộc sẽ phải gánh chịu, không chỉ ở thời gian hiện tại mà còn ảnh
hưởng dài tới tương lai, hậu quả của việc sống thử, quan hệ trước hôn nhân sẽ dễ
sinh nhàm chán và nếu có cuộc hôn nhân thì cuộc sống của họ thường không hạnh
phúc và tiếp theo là một lộ trình buồn, thật đáng tiếc cho giới trẻ ngày nay cái tai
hại hơn và không đáng có, lại là nỗi bất hạnh của những đứa trẻ sinh ra bị bỏ rơi
thiếu vắng sự ấm ấp áp từ tình thương của cha mẹ và như thế chúng sẽ là những
đứa trẻ phát triển không bình thường về thể lí và tâm lí.
Sẽ chẳng có gì là ngạc nhiên khi trung bình cả nước mỗi năm có khoảng
300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, riêng tại Hà Nội tỉ lệ thanh thiếu niên
chiếm khoảng 30% dân số trong khi đó tỉ lệ nạo phá thai chiếm tên 22%. Đây là
một vấn đề mà không ít bạn nam khi sống thử mắc phải, mặc dù đã bảo nhau có kế
hoạch nhưng nhiều khi vẫn có “sự cố” ngoài ý muốn, cũng bởi chủ quan và ít kinh
8


nghiệm cho nên khi quá muộn rồi mới phát hiện ra, không thể phá thai, các bạn
phải chấp nhận là bố, làm mẹ dù đang ngồi trên ghế giảng đường đại học, hậu quả
là những bất trắc không đáng có sẽ xảy ra trong cuộc sống hôn nhân và đó lại là
một lộ trình buồn cho các gia đình trẻ, cuối cùng sự bất hạnh lại phải đổ lên đầu
những đứa con…
Không trưởng thành được đó là tình trạng của một số ít trong những cặp đôi
sống thử, khi người nữ hoặc người nam tỏ ra quá đảm đang ( đa phần rơi vào phái
nữ ) sẽ khiến cho chính người yêu của mình rơi vào thế bị động hay nói khác hơn là
quen với thói ỷ lại mà tỏ ra thụ động trong công việc, đó cũng là những nguy hiểm
cho xã hội khi những cá nhân đó bước ra ngoài làm việc, xã hội ngày càng phát
triển thì càng cần những cá nhân năng động và sáng tạo để có những sáng kiến,
những ý tưởng mang tính đột phá, nếu cứ đào tạo ra những cá nhân thụ động thì xã
hội sẽ chỉ ngày càng đi xuống mà thôi.
II.4.3. Thuận lợi, khó khăn

II.4.3.1.

Thuận lợi

Có nhiều thời gian bên nhau hơn, đôi khi với lịch trình kín hết cả ngày, bạn
khó có thể sắp xếp thời gian để ở bên người đàn ông đặc biệt của đời mình. Tuy
nhiên, nếu quyết định sống thử, bạn sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề này nữa,
dù bạn có mệt mỏi đến thế nào sau mỗi ngày làm việc thì bạn cũng sẽ thấy rất vui
và hạnh phúc khi có người đang chờ bạn vào cuối mỗi ngày.
Hiểu nhau rõ hơn, những lần hẹn hò có thể giúp bạn hiểu phần nào về anh
ấy. Tuy nhiên, nếu sống cùng nhau, bạn sẽ có cơ hội để hiểu về “đối phương” rõ
hơn nhiều, bạn có thể hiểu rõ hơn về sở thích, lối sống, và nhiều điều khác của anh
ấy, và ngược lại.
Chia sẻ tài chính, sống riêng lẻ có nghĩa là bạn và anh ấy phải chi trả hóa
đơn của mỗi người. Tuy nhiên, nếu sống cùng nhau thì hai bạn có thể chia sẻ hóa
đơn tiền thuê nhà, tiền điện, chi phí sinh hoạt hàng ngày… Đây là một ưu điểm của
lối sống này. Chính nhờ thế, áp lực về tài chính của cả bạn và anh ấy sẽ đỡ nặng nề
hơn.
Kiểm tra sự tâm đầu ý hợp chắc chắn phải sau rất nhiều thời gian và tính
toán thì cả hai bạn mới có thể quyết định kết hôn và sống cùng nhau mãi mãi. Tuy
9


nhiên, bạn làm sao biết được liệu anh ấy có phải là lựa chọn đúng đắn để tiến đến
hôn nhân? Câu trả lời có thể tìm ra nhờ sống thử. Đây sẽ là một giai đoạn quan
trọng giúp bạn nhận ra xem liệu bạn và anh ấy có nên chia sẻ cả cuộc đời cùng
nhau không.
Tự do “yêu đương” một lợi ích khác nữa mà sống thử có thể mang lại cho
bạn - đó chính là sự tự do “yêu đương”. Sự thân mật về mặt thể xác đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong việc xây dựng sự tin tưởng và thoái mái trong cuộc sống của

các cặp đôi. Nó cũng giúp bạn giải tỏa mọi ức chế khi những ham muốn tình dục
của bạn được thỏa mãn.
II.4.3.2.

Khó khăn

Không còn hào hứng sau kết hôn đây là điều mà các cặp đôi sống thử và có ý
định kết hôn cần lưu ý. Đôi khi, việc bạn sống cùng dưới một mái nhà với anh ấy từ
trước khi kết hôn sẽ làm cho hôn nhân của bạn không còn chút thú vị và hấp dẫn gì
nữa.
Rắc rối về mặt pháp lý nếu mối quan hệ không thành và bạn cùng anh ấy
quyết định chia tay thì hậu quả của việc sống thử có thể rất nghiêm trọng, đặc biệt
là khi cả hai cùng bỏ tiền đầu tư vào một tài sản chung nào đó. Lúc này, có thể bạn
và anh ấy sẽ vướng vào những rắc rối liên quan đến pháp lý.
Tranh cãi cùng sống chung dưới một mái nhà với một người đàn ông đôi khi
có thể mang lại cho bạn cảm giác tù túng và ức chế; đặc biệt là khi giữa hai bạn
chưa có sự ràng buộc nào về mặt pháp lý. Điều này có thể dẫn đến các cuộc tranh
cãi nảy lửa và dần phá hỏng mối quan hệ.
Mọi người dèm pha mặc dù kiểu sống thử này hiện không quá xa lạ nhưng
phần lớn mọi người vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận những cặp đôi chọn cách sống
này. Trên thực tế, kiểu sống này vẫn là một vấn đề gây tranh cãi trên nhiều nước và
bị cấm ở một số thành phố lớn.
II.4.4. Giải pháp
II.4.4.1.

Về phía giới trẻ

Mỗi bạn trẻ chúng ta phải trang bị kiến thức giới tính cho mình. Không nên
tự tìm hiểu qua bạn bè thiếu kiến thức hay qua những thước phim không lành
mạnh, không nên coi thường việc giáo dục giới tính. Các bạn trẻ có thể đến các

10


trung tâm tư vấn có uy tín hoặc nhờ những người hiểu biết giúp đỡ. Đồng thời, các
bạn nên giữ ranh giới với người khác phái, nhất là các bạn đang yêu. Người xưa
thường nói: “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén” hay “ Khôn ba năm dại một giờ”.
Các bạn trẻ nên tham gia các đoàn hội, tạo một sân chơi lành mạnh và nói không
với việc nạo phá thai.
II.4.4.2.

Về phía gia đình

Trước tiên, gia đình phải là chỗ dựa vững chắc cho con cái, đặc biệt là ở độ
tuổi mới lớn các em cần sự quan tâm nhiều hơn về việc giáo dục về giới tính, nhất
là vai trò của người mẹ trong việc giáo dục con gái trước ngưỡng cửa của tuổi dậy
thì. Cha mẹ cần đóng vai trò không chỉ là người thầy mà còn là người bạn thân để
con cái tin tưởng chia sẻ những điều khó nói...
II.4.4.3.

Về phía xã hội

Chúng ta cần đầu tư nhiều hơn nữa cho vị thành niên/thanh niên vì lợi ích
của chính các em. Các em được học hành và khỏe mạnh sẽ có nhiều cơ hội để phát
huy hết tiềm năng của mình, đồng thời sẽ có nhiều cơ hội để nhận các quyền mà
mình được hưởng. Các em có thể tự giúp mình và gia đình của mình thoát khỏi đói
nghèo. Các em sẽ chính là động lực tạo ra những sự thay đổi cho cộng đồng và cho
thế hệ tương lai.
Tăng cường việc đưa giáo dục giới tính vào nhà trường, vào sinh hoạt vui
chơi. Đồng thời, cần có biện pháp ngăn chặn nạo phá thai trái phép. Đó sẽ là một
"lá chắn" quan trọng trong việc đưa các em thoát khỏi viễn cảnh phải làm mẹ sớm.

Chúng ta cần nhìn các bạn đã nạo phá thai đáng thương hơn là đáng trách. Cần tăng
cường hơn nữa về giáo dục giới tính, đó là giảng dạy, mở các khóa tập huấn, nói
chuyện chuyên đề, tư vấn, phát các tờ rơi, tờ bướm, tổ chức hội thảo cho sinh viên,
học sinh về giáo dục giới tính, về sức khỏe sinh sản và giới thiệu sự mầu nhiệm của
sự sống, làm sao để chính các bạn trẻ đó nhận thức được vấn đề, và không bị rơi
vào thảm họa.
III.
III.1.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

Sống thử nên hay không? Đây là một câu hỏi rất khó để có câu trả lời và nó
phụ thuộc vào cách suy nghĩ cách sống của mỗi người. Nó không có câu trả lời
11


tuyệt đối được vì sống thử là một vấn đề nhạy cảm, nhưng có một thực tế mà ai
cũng phải công nhận là hậu quả của việc sống thử để lại là không thể lường trước
được. Và nếu xem qua các diễn đàn, các phương tiện truyền thông như internet,
báo, đài thì các ý kiến không đồng tình là chiếm đa số.
Vậy các bạn trẻ trước khi quyết định sống thử hãy suy nghĩ thật kỹ, tại sao
chúng ta không sống thật mà lại phải sống thử? Tại sao chúng ta phải mang cả cuộc
đời của mình ra thử, ra nháp? Hãy quyết định thật sáng suốt để sau này khi lập gia
đình chúng ta không phải hối hận, chứ đừng vì những nhu cầu về tình cảm, hay vì
tiết kiệm chi phí, hay là vì một lí do nào khác để biện minh cho hành động sống thử
của mình. Hãy sống sao để sau này khi nghĩ lại về quá khứ ta không phải hối hận
khi nghĩ về những việc mình đã làm trong quá khứ mà thấy hạnh phúc khi nghĩ về
nó.

III.2.

Khuyến nghị

Để giảm thiểu số ca nạo hút thai cách tốt nhất là phòng ngừa mang thai ngoài
ý muốn. Nâng cao chất lượng công tác truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình,
cần có cách thức và nội dung phù hợp, đúng đối tượng, đúng vấn đề, tập trung vào
các đối tượng ở vùng nông thôn, vùng có mức sinh, tỷ lệ không sử dụng biện pháp
tránh thai cao. Đặc biệt quan tâm tới đối tượng vị thành niên và thành niên.
Nâng cao chất lượng dịch vụ sức khoẻ sinh sản kế hoạch hóa gia đình. Dịch
vụ này không chỉ đảm bảo phục vụ khách hàng cần tư vấn mà đảm bảo an toàn cho
phụ nữ trong nạo hút thai và điều trị.
Nâng cao hiệu lực của chính sách pháp luật đối với việc thực hiện Pháp lệnh
dân số, đặc biệt là nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi và giám sát
chất lượng các dịch vụ y tế công và tư nhân, đảm bảo dịch vụ thực hiện đúng quy
định, đúng phạm vi cho phép.
Tài liệu tham khảo
Báo tuổi trẻ, sức khỏe và đời sống
Website: www: vnexpress.net
Website:www: dantri.com
Wikipedia.
12



×