Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Lịch sử Đoàn chương 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.75 KB, 20 trang )

CHƯƠNG IX
THANH NIÊN MIỀN NAM THAM GIA ĐẤU TRANH BẢO VỆ HÒA BÌNH, ĐÁNH
BẠI “CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ
1. Phong trào đấu tranh chính trị, diệt ác phá kìm kẹp, tiến tới đồng khởi, giành quyền
làm chủ về tay nhân dân.
Với âm mưu chia cắt đất nước lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, đế quốc
Mỹ từng bước hất cẳng Pháp, đưa Ngô Đình Diệm cùng bọn tay sai lên nắm quyền thống
trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng miền Nam và phá hoại công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Nhân dân và tuổi trẻ miền Nam vừa được hưởng niềm vui thắng lợi của 9 năm kháng chiến
đã phải tiếp tục cuộc đấu tranh trong điều kiện mới vô cùng gay go, gian khổ để đòi Mỹ -
Diệm phải thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi quyền dân sinh, dân chủ, bảo vệ các quyền lợi
ta đã giành được, chống khủng bố và trả thù những người kháng chiến cũ.
Để bảo toàn lực lượng, tiếp tục lãnh đạo nhân dân miền Nam tranh đấu với kẻ thù mới vô
cùng xảo quyệt, gian ác, tổ chức của Đảng phải rút vào hoạt động bí mật. Các Đảng bộ
miền Nam tiến hành sắp xếp và củng cố lại tổ chức, thực hiện chủ trương bám đất, bám
dân, trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh để gìn giữ lực lượng cách mạng và chuẩn bị
cho cao trào cách mạng mới.
Các tổ chức cách mạng đều rút vào hoạt động bí mật. Đoàn Thanh niên Cứu quốc không
còn hệ thống dọc, chỉ còn chi đoàn cơ sở do chi bộ Đảng trực tiếp lãnh đạo. Các tổ chức
quần chúng công khai đã hình thành.
ở nông thôn, cùng với nông dân, thanh niên tham gia vào các tổ vần công, đổi công, các
hội hiếu, hội hỉ, các đội đá banh, bóng chuyền, đội múa lân, đội văn nghệ. Để duy trì các
hoạt động đó, nhiều nơi còn đòi Hội đồng hương chính tài trợ tiền để đi biểu diễn văn
nghệ, đấu giao hữu thể thao giữa các ấp, các xã với nhau... qua đó móc nối liên kết phong
trào.
ở đô thị, thanh niên được tổ chức vào nghiệp đoàn, thanh niên học sinh, sinh viên lập các
nhóm học tập, vào hội truyền bá quốc ngữ, nhóm du ngoạn, thể thao, văn nghệ... Tổ chức
đi tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, truyền bá các bài ca yêu nước, bài ca
kháng chiến.
Tại thành phố và đô thị miền Nam, nổi lên phong trào đấu tranh bảo vệ hòa bình, đòi hiệp


thương tổng tuyển cử, chống “trưng cầu dân ý” lừa bịp, chống bầu cử quốc hội bù nhìn,
chống đuổi nhà, dồn dân, đòi công ăn việc làm. Từ cuối năm 1954 đến giữa năm 1955,
hàng trăm ủy ban đấu tranh bảo vệ hòa bình được thành lập, tiêu biểu là phong trào hòa
bình Sài Gòn - Chợ Lớn. Hưởng ứng phong trào bảo vệ hòa bình do Luật sư Nguyễn Hữu
Thọ làm Chủ tịch, ngày 1-8-1954, 50 ngàn thanh niên và nhân dân Sài Gòn, 15 ngàn nhân
dân và thanh niên Huế, 25 ngàn nhân dân và thanh niên Đà Nẵng xuống đường mít tinh,
biểu tình mừng hòa bình, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi tổ chức tuyển cử tự do, hòa
bình thống nhất đất nước.
Hoảng sợ trước làn sóng đấu tranh đó của tuổi trẻ và nhân dân miền Nam, Mỹ - Diệm
thẳng tay đàn áp các cuộc mít tinh, biểu tình, trả thù những người kháng chiến.
Cuối năm 1954, Mỹ - Diệm bắt giam các nhân sĩ, trí thức lãnh đạo phong trào bảo vệ hòa
bình, trong đó có Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Giáo sư Nguyễn Văn Dưỡng, Giáo sư Phạm
Huy Thông, Giáo sư Từ Bá Đước,v.v... Mỹ - Diệm còn cho bọn mật vụ, ác ôn, lùng sục,
vây bắt rồi bí mật thủ tiêu những người kháng chiến cũ.
Tại Quảng Nam, nhiều vụ trả thù tàn khốc xảy ra như vụ Vĩnh Trinh, Duy Xuyên, Tiên
Phước.
Đàn áp, trả thù tàn bạo, nhưng Mỹ - Diệm cũng không thể dập tắt được phong trào đấu
tranh của thanh niên và nhân dân miền Nam. Hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Liên
Nam Bộ, ngày 10-7-1955, ở Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn và nhiều nơi khác như Mỹ Tho,
Sa Đéc, Long Xuyên, Gò Công... nổ ra tổng bãi công, bãi thị. Nhân dân và thanh niên đã
tảy chay trò hề “trưng cầu dân ý” của Diệm. Ngày 10-11-1955, 40 ngàn công nhân cao su
Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh... đình công đòi tăng lương, đòi tự do dân chủ.
Ngày 1-5-1956, gần nửa triệu công nhân, thanh niên lao động Sài Gòn và các tỉnh, giương
cao khẩu hiệu “Thống nhất đất nước bằng phương pháp hòa bình”, “Nước Việt Nam độc
lập và thống nhất muôn năm”.
Cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên vốn đã có từ trước, nay cũng có bước phát triển
mới, mang sắc thái riêng. Ngay sau ngày hòa bình lập lại, hình thức tổ chức hiệu đoàn học
sinh được ta đưa từ vùng chiến khu vào thành phố để tổ chức tập hợp học sinh, chăm lo
đến quyền lợi của học sinh về đức, trí, thể, mỹ, được đông đảo thanh niên học sinh hưởng
ứng. ở Sài Gòn, các Trường Huỳnh Khương Ninh, Nam Việt, Việt Nam học đường đã tổ

chức được hiệu đoàn, dần dần lan rộng ra hầu hết các trường. Tuy nhiên, đây cũng là một
cuộc đấu tranh quyết liệt, vì chế độ Ngô Đình Diệm biết rằng hiệu đoàn học sinh là của ta,
nên chúng không dễ gì chấp nhận. Tại Trường Kiến Thiết (Sài Gòn), các vị trí quan trọng
như Hiệu trưởng, Giám thị đều do bọn phản động nắm nên cuộc đấu tranh phải kéo dài từ
1954 đến 1959 mới giành được thắng lợi. Hình thức đấu tranh của học sinh phổ biến là đòi
lập hiệu đoàn, cử đại diện, đưa kiến nghị, yêu sách với ban giám hiệu, dần dần các trường
liên kết với nhau dưới hình thức liên trường, hỗ trợ nhau kịp thời khi cần thiết, mở rộng
hoạt động thành phong trào và tranh thủ sự đồng tình của các giới. Đây là một tổ chức hợp
pháp, có hệ thống do Đoàn chỉ đạo, mở ra cho phong trào học sinh nói riêng và phong trào
thanh niên đô thị nói chung một khả năng phát triển mới.
Một phong trào không kém phần sôi nổi, là đấu tranh chống sự xâm nhập của văn hóa đồi
trụy, phản động cũng do các tổ chức Đoàn và hiệu đoàn học sinh chỉ đạo. Hình thức phổ
biến là phát động thanh niên “Tẩy chay không nhận, không xem, không hưởng ứng”... các
loại sách, báo, văn hóa phẩm, phim ảnh của Mỹ - Diệm và phương Tây. Chúng tung hàng
loạt Tạp chí “Thế giới tự do” vào các trường, các khu phố, nhưng không được đông đảo
thanh niên hưởng ứng. Do trái với đạo lý, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc nên các
giới, cha mẹ học sinh ủng hộ phong trào đấu tranh của giới học sinh, thanh niên. Ngoài ra,
phong trào đấu tranh đòi chuyển ngữ đại học, đòi dạy tiếng Việt ở bậc đại học vốn đã có từ
năm 1953-1954, nay lại dấy lên trong các trường đại học. Phong trào tuy không rầm rộ, sôi
nổi, nhưng quyết liệt. Bởi, nếu phải chấp nhận thì Mỹ - Diệm buộc phải thay đổi toàn bộ
giáo trình bậc đại học. Cuộc đấu tranh kiên trì từng bước của học sinh, sinh viên cho đến
năm 1960 buộc địch phải thực hiện chuyển ngữ hoàn toàn từ tiếng nước ngoài sang tiếng
Việt ở các trường đại học.
Tháng 7-1957, cuộc đấu trnah của hàng trăm học sinh trường tư, do đồng chí Hồ Hảo Hớn,
Phó Bí thư Ban Cán sự học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định trực tiếp chỉ đạo đã cử đoàn
đại diện gồm 5 người đưa kiến nghị trực tiếp với Tổng giám đốc Nha học chính, đòi mở
thêm trường công, chuyển ngữ đại học. Đây là cuộc đấu tranh trực diện đầu tiên với chính
quyền Diệm, do đó chúng rất lúng túng, không kịp đối phó, cuối cùng chúng phải nhận đơn
và hứa hẹn giải quyết. Tháng 2 - 1958, phát huy thắng lợi cuộc đấu tranh lần trước, Ban
cán sự học sinh - sinh viên Sài Gòn - Gia Định lại tổ chức cuộc đấu tranh đòi tăng học

bổng, bỏ lệ phí thi cử, giảm học phí trường tư, chuyển ngữ đại học. Cuộc đấu tranh lần này
liên kết được nhiều trường, quy mô lớn hơn, tập hợp thành đoàn biểu tình, có biểu ngữ,
đấu tranh trực diện với Bộ quốc gia giáo dục ngụy. Địch đối phó, bắt nhiều học sinh đưa
về bốt. Chúng đe dọa, khủng bố tinh thần, nhằm tìm ra đầu mối tổ chức, nhưng anh chị em
không nao núng, kiên quyết đòi phải trả tự do cho những người bị bắt. Chỉ sau vài tiếng
đồng hồ, buộc chúng phải trả hết những anh chị em bị bắt, cuộc đấu tranh tuy chưa thu
được kết quả ngay nhưng là một dịp tuyên truyền, giác ngộ quyền lợi dân sinh, dân chủ
học đường trong học sinh, sinh viên nhiều trường, liên kết lực lượng, tập dượt đấu tranh
trên quy mô lớn, góp phần phá vỡ một bước quan trọng âm mưu “tách chính trị ra khỏi học
đường”.
Đầu năm 1959, địch đưa ra tòa xét xử 5 đại diện học sinh trong cuộc đấu tranh trực diện
với Nha học chính năm 1957 hòng ngăn chặn phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên.
Hàng ngàn học sinh, sinh viên kéo đến trước tòa án biểu dương lực lượng, đòi địch hủy bỏ
bản án. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, chúng đã phải tuyên bố hủy bỏ
vô thời hạn cuộc xử án.
Cuộc đấu tranh chống văn hóa lai căng, đồi trụy, phản động của thanh niên, học sinh, sinh
viên miền Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, với những hình thức phong phú, đa dạng, từ
chỗ tập hợp lẻ tẻ từng nhóm, từng lớp, từng trường liên trường và mở rộng ra cả đường
phố, dưới các dạng học tập, báo tường, báo liếp, sinh hoạt văn nghệ thể thao, du ngoạn,
cắm trại; nhất là nhân dịp diễn ra các ngày kỷ niệm như 9-1, 19-5, 20-7, kỷ niệm Bà Trưng,
Bà Triệu, Quang Trung,v.v... anh chị em đã tổ chức họp mặt, diễn đàn, hội thảo, thăm mộ
anh Trần Văn Ơn, tham quan các di tích lịch sử,v.v... để cổ vũ tinh thần dân tộc.
Sự phát triển phong trào học sinh, sinh viên và thanh niên đô thị đã làm cho Mỹ - Diệm lo
sợ. Chúng tăng cường đàn áp, khủng bố với nhiều hình thức từ bắt bớ, tù đày, tra tấn đến
mua chuộc, dụ dỗ,v.v... tuy có gây nhiều khó khăn, thiệt hại nhưng phong trào học sinh,
sinh viên vẫn tiếp tục phát triển, vẫn là mũi nhọn sắc bén trong cuộc đấu tranh chính trị của
nhân dân miền Nam. Các phong trào đấu tranh đòi hòa bình, dân chủ, dân sinh, chống “tố
cộng, diệt cộng” đã lôi cuốn hàng triệu lượt người tham gia bao gồm mọi lứa tuổi, các dân
tộc, tôn giáo, ở khắp mọi nơi từ Quảng Trị đến Cà Mau. Trong 2 năm (1955-1956) có 7
triệu lượt người tham gia đấu tranh chính trị; năm 1957 có 3 triệu lượt người; năm 1958 có

3,7 triệu lượt người; năm 1959 có 5 triệu lượt người tham gia.
Để chuẩn bị lâu dài cho cuộc chiến đấu với kẻ thù, lợi dụng địch bắt lính ồ ạt, nhiều cán
bộ, đoàn viên và thanh niên cốt cán được bố trí vào các sắc lính của địch làm cơ sở nội
tuyến. ở Biên Hòa, Bà Rịa, Bến Tre... có tới một nửa số dân vệ là người của ta. Tại Thủ
Dầu Một, riêng đồng chí Mười Niên, cán bộ thanh niên tỉnh đã đưa trên 200 thanh niên vào
dân vệ, bảo an và quân chủ lực địch. Tại Rạch Giá, đại đội cảnh vệ binh đặc khu An Phước
có 130 người thì 90 người là của ta... Trong các giáo phái đối lập với chính quyền Ngô
Đình Diệm, ta đều cài được người của ta. Khi Diệm đàn áp các giáo phái, ta dùng danh
nghĩa giáo phái lập các đội vũ trang ly khai, diệt bọn ác ôn, tề, điệp để bảo vệ tổ chức
Đảng, bảo vệ cán bộ, giữ vững phong trào. Tây Ninh có đại đội 25 Cao Đài ly khai; Bà
Rịa, Biên Hòa có các đội vũ trang Bình Xuyên, Hà Tiên, Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng,
Long Xuyên có các đơn vị vũ trang Hòa Hảo, nòng cốt trong các đội này là đoàn viên và
thanh niên do các đảng viên lãnh đạo.
Trong khi địch đánh phá tổ chức Đảng, lùng bắt đảng viên quyết liệt, đoàn viên và thanh
niên vịn cớ thôn xóm mất an ninh, buộc Hội đồng hương chính phải cho lập các đội tự vệ,
dân canh, tuần sương chống trộm cướp. Các đội này tổ chức bảo vệ cán bộ, đảng viên,
chống bọn mật vụ, thám báo.
Giai đoạn 1955 - 1956, Mỹ - Diệm tiến hành cuộc chiến tranh một phía, đánh phá ta quyết
liệt, đó là thời kỳ khó khăn nhất của cách mạng miền Nam. Nhưng Mỹ - Diệm đã không
thể diệt tận gốc cộng sản được, dù chúng đã phải tổ chức các chiến dịch “tố cộng, diệt
cộng” đến đợt hai, đợt ba như ở Liên Khu V. Nhiều tấm gương giữ vững khí tiết và niềm
tin yêu vào lý tưởng cách mạng xuất hiện khắp nơi. Tiêu biểu là Trần Thị Lý, người con
gái Gò Nổi, đất Quảng anh hùng, bị tra tấn dã man, chết đi sống lại nhiều lần, với trên 40
vết thương để lại trên cơ thể vẫn giữ vững khí tiết của người đoàn viên thanh niên cộng
sản. Noi gương Trần Thị Lý, Phan Thị Cam, Trần Thị Vân, Võ Chuẩn và hàng vạn đoàn
viên, thanh niên khác đã nêu cao ý chí cách mạng kiên cường, thà chết chứ không khuất
phục, kiên quyết không khai báo cơ sở cách mạng, không ly khai Đảng.
Em Nguyễn Thị Chi, 13 tuổi ở Giồng Trôm (Bến Tre), địch lùng bắt cán bộ, mình em ở
nhà nhưng đã đưa anh cán bộ xuống hầm bí mật, nghi trang, xóa dấu vết, vì có chỉ điểm
nên chúng bắt em đánh đập, bắt chỉ hầm, nhưng em vẫn khăng khăng không nhận. Em

Nguyễn Thị Thanh, 15 tuổi, ở xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận, (Bình Thuận) làm giao
liên cho chi bộ, địch bắt khám trong người có tài liệu, chúng đánh đập, tra khảo, đốt cháy
hai lòng bàn chân, em cắn răng chịu đau, không khai nửa lời.
Khí tiết của những đảng viên, đoàn viên thanh niên cộng sản đã cổ vũ khí thế đấu tranh của
quần chúng nhân dân và thanh niên. Dù khó khăn đến mấy vẫn một lòng bảo vệ, nuôi giấu
cán bộ, đảng viên. Thanh niên vùng căn cứ cũ ở U Minh thượng, U Minh hạ (miền Tây
Nam Bộ), chiến khu Đ và vùng căn cứ miền Đông Nam Bộ, các huyện miền núi Trung Bộ
và Tây Nguyên không chịu khuất phục Mỹ - Diệm, rủ nhau vào lập Làng Rừng, Làng
Thanh niên, Làng Xã hội chủ nghĩa (Cà Mau); lập các căn cứ, trại bí mật miền Đông Nam
Bộ, miền Trung và Tây Nguyên). Tại Bình Định, 20 thanh niên ở Bình Khê lập “Đội thanh
niên nghĩa hiệp” chống Mỹ - Diệm; 45 thanh niên xã Hoài Sơn, Hoài Nhơn lập “Trung đội
Cứu quốc” rồi cử người lên núi tìm Đảng xin vũ khí đánh giặc. ở Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài
Nhơn thanh niên tự động tổ chức các “Hội thanh niên yêu nước chống Mỹ” có hai nghìn
hội viên...
Đầu tháng 6-1956, Bộ Chính trị họp đánh giá tình hình miền Nam, xác định cụ thể: “Hình
thức đấu tranh của ta trong toàn quốc hiện nay là đấu tranh chính trị... nói như thế không
có nghĩa là tuyệt đối không dùng vũ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định...” Từ
thực tiễn chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam, tháng 8-1956 đồng chí Lê Duẩn soạn
thảo “Đề cương cách mạng miền Nam” vạch ra nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là:
“Trực tiếp đánh đổ chính quyền độc tài, phát xít Ngô Đình Diệm tay sai Mỹ, giải phóng
nhân dân miền Nam khỏi ách đế quốc, phong kiến, thiết lập ở miền Nam một chính quyền
liên hiệp có tính chất dân tộc, dân chủ, để cùng miền Bắc thực hiện một nước Việt Nam
hòa bình, thống nhất...”
Chủ trương mới của Đảng là dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng,
bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, đưa cách mạng đến thắng lợi, được nhân dân, nhất là thanh
niên nhiệt liệt đón nhận. Tháng 10-1957, tại chiến khu Đ, một căn cứ chủ yếu của cách
mạng, Đại đội 250, đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên ở miền Nam được thành lập. Đến
đầu năm 1958, đơn vị đã phát triển thành tiểu đoàn. Ngay sau khi thành lập, đơn vị 250 đã
lập nhiều thành tích chiến đấu, bảo vệ căn cứ và mở rộng phong trào ở miền Đông Nam
Bộ. Đến cuối năm 1957 ở Nam Bộ đã có 37 đại đội vũ trang cách mạng. ở Liên khu V,

nhiều đội trừ gian ra đời. Phong trào thanh niên có bước chuyển động mới, là lực lượng đi
đầu diệt ác, phá kìm kẹp, tham gia lực lượng vũ trang ở khắp mọi nơi.
Anh Hà Minh Trí (Mười Thương), 22 tuổi ở Tây Ninh đã 3 lần lập kế hoạch tiêu diệt Ngô
Đình Diệm. Lần đầu, Diệm lên Tòa Thánh Tây Ninh, nhưng cơ sở ở Sài Gòn báo cận ngày
quá, không triển khai kịp. Lần thứ hai, kế hoạch được bố trí chu đáo khi Diệm đến dự lễ
Nôen tại nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn đêm 24-12-1956, nhưng Diệm đột ngột thay đổi, hắn đi
dự lễ Nôen ở khu trù mật Đức Huệ. Làn thứ ba, Diệm bị chết hụt ở Hội chợ Buôn Ma
Thuột sáng 22-2-1957. Hà Minh Trí bị bắt đưa về Sài Gòn để khai thác, tra tấn, nhưng
trước sau anh chỉ khai là người của Cao Đài, giết Diệm vì ông ta đàn áp giáo phái, làm cho
giáo chủ Phạm Công Tắc phải chạy qua Nam Vang. Bị kết án tử hình, nhưng nhờ vỏ bọc
Cao Đài nên Diệm không xử ngay mà đày ra Côn Đảo. Sau khi anh em Diệm bị giết, năm
1964 chúng đưa anh về đất liền. Năm 1965, Phan Khắc Sửu là người của Cao Đài lên làm
Thủ tướng, anh chống án lên Thủ tướng. Tháng 10-1965, chúng trả tự do cho Hà Minh Trí,
anh trở lại đội ngũ tiếp tục chiến đấu.
Mỹ - Diệm đã biến bộ máy văn hóa, giáo dục tại miền Nam làm công cụ đầu độc thanh
niên trở thành những mẫu người thích nghi với một xã hội tư sản, hoàn toàn lệ thuộc Mỹ,
có tư tưởng quốc gia chống cộng, có lối sống Mỹ, xa rời truyền thống đạo lý, văn hóa dân
tộc.
Trong thông điệp gửi cho tay sai các cấp, Ngô Đình Diệm nhấn mạnh: “Văn hóa tư tưởng
là một lĩnh vực đặc thù mà kết quả của nó có tính chất quyết định cho cuộc đọ sức... đây là
cuộc chiến tranh ý thức hệ chống lại ý thức hệ, chiến tranh lý tưởng đối đầu lý tưởng”. Với
thủ đoạn đầu độc về lý tưởng bằng chiêu bài “Độc lập”, “Quốc gia”, “Tự do, dân chủ”, với
triết lý duy tâm “nhân vị, duy linh”, nói xấu miền Bắc, xuyên tạc lịch sử đi đôi với trụy lạc
hóa về lối sống, mua chuộc đi đôi với kìm kẹp, đàn áp, khủng bố, tuyên truyền cho sức
mạnh vô địch của Mỹ về quân sự và kinh tế, làm cho thanh niên từ phục Mỹ, đi đến sợ Mỹ,
để cam tâm làm tay sai cho chúng. Mỹ - Diệm đã tuyên bố quyết tâm: “bôi đen bọn trẻ để
cộng sản không nhuộn đỏ lại được” và lớn tiếng hô hào “Bắc tiến, lấp sông Bến Hải”...
Từ năm 1957 trở đi, Mỹ bắt đầu kế hoạch dài hạn 5 năm xây dựng quân đội ngụy có chất
lượng cao hơn.
Diệm tăng cường bắt lính, đôn quân, ban hành luật quân dịch, khuyến khích thanh niên trí

thức vào các trường sĩ quan, ưu đãi họ để đào tạo thành những chỉ huy quân ngụy, tuyệt
đối trung thành với Mỹ. Dùng mọi thủ đoạn, kể cả việc đánh hỏng hàng loạt thí sinh kỳ thi
tú tài phần I, đẩy họ vào các trường hạ sĩ quan và vào sắc lính.
Trước tình thế đó, thanh niên phải đấu tranh chống bắt lính, đôn quân để bảo vệ mình.
Ngày 25-4-1957, đồng chí Võ Đông Sơn, nguyên huyện Đoàn ủy viên, Bí thư chi đoàn xã
Thanh Phước (Gò Dầu, Tây Ninh) dẫn đầu hàng trăm thanh niên kéo lên dinh quận trưởng
đấu tranh đòi hoãn quân dịch, chúng nổ súng, đồng chí hy sinh, lập tức nhân dân quận lỵ
khiêng xác đồng chí lên tỉnh đấu tranh tố cáo tội ác Mỹ - Diệm và đòi bồi thường. Tại khu
trù mật Hậu Nghĩa (nay thuộc tỉnh Long An) nữ đồng chí Tư Vân, cán bộ thanh vận quận,
lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải thoát cho 100 thanh niên bị bắt vào lính. Đấu tranh chống
bắt lính nổ ra ở hầu khắp các tỉnh, nhưng tập trung và rầm rộ là ở Tây Ninh. Tháng 10-
1957, theo sự chỉ đạo của tỉnh ủy, hàng vạn người kéo lên tất cả các quận đưa đơn xin
miễn, hoãn quân dịch. Nổi bật là cuộc đấu tranh của quận Châu Thành, chủ lực là hai xã
Hải Đước, Phước Vĩnh, có nhân dân các xã Thái Bình, Thanh Điền hỗ trợ kéo lên dinh
Quận trưởng đóng tại thị xã đòi hoãn, miễn quân dịch. Mấy ngàn người bao vây dinh, tên
quận trưởng Huê định cho lính đàn áp, đoàn viên Tô Thị Hoa (xã Hải Đước) đã xô tới
dùng khúc mía đánh túi bụi vào đầu tên Huê, mọi người xông vào ẩu đả, chúng phải huy
động bảo an, dân vệ, cảnh sát đến đàn áp. Tô Thị Hoa bị chúng bắt cùng hàng trăm bà con.
Nhân dân tiếp tục đấu tranh, chúng thả gần hết còn giữ lại 15 người trong đó có Tô Thị
Hoa, chúng đánh đập tra tấn hết sức dã man nhưng Hoa vẫn giữ vứng khí tiết một đoàn
viên. ở Tây Nguyên nếu chỉ dựa vào già làng và chủ làng, địch vẫn bắt được một số thanh
niên đi lính (vì chúng dọa nếu không nộp thanh niên chúng sẽ đốt làng). Quận An Khê
(Plâycu), rút kinh nghiệm đó, vận động giác ngộ thanh niên trốn ra ở rừng, không còn
thanh niên ở lại làng, địch không bắt được lính mà cũng không có cớ để đốt làng. Kinh
nghiệm này phổ biến thành phong trào toàn tỉnh...
Cùng với phong trào chống bắt lính, phong trào xin gia nhập bộ đội cũng phát triển. Nhiều
gia đình tha thiết xin cho con đi bộ đội đánh giặc hơn là để ở nhà bị chúng bắt lính chống
lại cách mạng, nên họ đã chuẩn bị đầy đủ mọi mặt cho con em mình lên đường chiến đấu.
Ngoài trang bị đồ dùng cá nhân cần thiết, nhiều gia đình còn đánh xe bò chở theo 20 đến
30 giạ lúa (4 đến 6 tạ) làm lương ăn đánh giặc. Phong trào tòng quân của thanh niên sôi nổi

như vậy, nên lực lượng vũ trang cách mạng càng lớn mạnh, từ dân quân du kích xã đến các
đội vũ trang huyện, tỉnh, liên tỉnh hình thành. Năm 1958, liên tỉnh Trung Nam Bộ (khu 8)
có 3 đại đội ở vùng Đồng Tháp Mười. Liên tỉnh Tây Nam Bộ (khu 9) có 3 đại đội, đó là
đại đội Lý Thường Kiệt đứng chân tại Lấp Vò, Trà Ôn, Sa Đéc; 2 đại đội ở Cần Thơ và
Sóc Trăng. Nhiều cơ sở nội tuyến khởi nghĩa diệt chỉ huy ác ôn, mang súng trở về căn cứ
như đồng chí Bảy Nghĩa ở Đông Lung Lớn (Hà Tiên) đưa cả trung đội trở về với nhân dân.
ở Tây Ninh làm binh biến tại đồn Trảng Cỏ (Đồn Thuận, Trảng Bàng) và đồn Băng Dung
(Phước Vĩnh, Châu Thành). Tại Liên khu V, các huyện miền núi hình thành nhiều nhóm vũ
trang do các già làng có uy tín chỉ đạo, tỉnh và liên tỉnh có đội du kích tập trung và các đội
võ trang tuyên truyền. Miền Đông Nam Bộ, ta lập đơn vị võ trang lấy danh nghĩa các giáo
phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên. Đêm 10-8-1957, tập kích vào đồn điền Bến Củi, thu
nhiều vũ khí, lương thực và 2 triệu đồng. Đêm 10 rạng sáng 11-11-1958, tập kích quận lỵ
Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một), đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn, diệt 200 tên và bắt 30 tên ngụy,
thu 200 súng. Hoảng sợ, 20 đồn bốt chung quanh bỏ đồn rút chạy. Đây là trận đánh lớn đầu
tiên của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam. Thua đau ở Dầu Tiếng, Ngô Đình Diệm
điên cuồng thẳng tay đàn áp, khủng bố hòng ngăn chặn phong trào cách mạng đang sôi sục
ở khắp miền Nam. Ngày 1-12-1958, chúng đầu độc hàng ngàn cán bộ cách mạng và đồng
bào yêu nước ở trại giam Phú Lợi, Thủ Dầu Một. Trại giam có 6.000 người, 1.000 người
chết ngay vì trúng độc. Phong trào phản đối vụ đầu độc ở Phú Lợi dâng lên khắp ở miền
Nam, khắp cả nước ta và nhiều nước trên thế giới. Lực lượng vũ trang ở khắp miền Nam
dấy lên phong trào “Trả thù cho đồng bào, đồng chí ở Phú Lợi”.
Năm 1959, lực lượng vũ trang cách mạng đã hình thành ba thứ quân đều khắp các vùng.
Xứ uỷ Nam Bộ và Liên khu uỷ V chỉ đạo tăng cường các hoạt động vũ trang, hỗ trợ nhân
dân nổi dậy phá ách kìm kẹp, giành quyền làm chủ, chống cướp đất, dồn dân lập các khu
trù mật, ấp tân sinh, khu dinh điền... Trước phong trào cách mạng đang dâng lên mạnh mẽ,
Ngô Đình Diệm tuyên bố đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh (23-3-1959), đến
tháng 5 - 1959 ban hành luật 10 - 59, lập tòa án lưu động, kéo lê máy chém đi “xét xử”
những người yêu nước, chỉ có hai mức án là tử hình và khổ sai chung thân.
Trong không khí sục sôi căm thù và trước xu thế vùng dậy của quần chúng, Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (khóa II) họp ngày 13-1-1959 xác định đường lối

và phương pháp cách mạng. Hội nghị đề ra nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là:
“Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập
dân tộc và người cày có ruộng, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc
lập, dân chủ và giàu mạnh”. Hội nghị khẳng định: Ngoài con đường cách mạng, nhân dân
miền Nam không có con đường nào khác để tự giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ. Chỉ có
thắng lợi của Cách mạng mới chấm dứt cảnh cùng khổ của nhân dân miền Nam, mới triệt
để làm thất bại mọi chính sách nô dịch, chia cắt và gây chiến của đế quốc Mỹ và bè lũ tay
sai ở miền Nam.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng kết luận: “Con đường phát triển cơ
bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là con đường bạo lực. Lấy sức mạnh của quần
chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ
trang, đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách
mạng của nhân dân”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có ý nghĩa lịch sử to
lớn, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, làm xoay chuyển tình thế, dẫn đến cuộc
“Đồng khởi” oanh liệt toàn miền Nam năm 1960.
Ngay sau Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng, nhằm đáp ứng yêu cầu mới của cách
mạng miền Nam, Bộ Chính trị chủ trương lập đơn vị vận tải quân sự dọc Trường Sơn, gọi
tắt là Đoàn 559, và đơn vị vận tải vượt biển Đông, gọi tắt là Đoàn 759. Đoàn 559 và Đoàn
759, đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển có vai trò và vị trí chiến lược trong toàn bộ
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng
của tuổi trẻ và nhân dân Việt Nam. Thanh niên các dân tộc miền Tây, Trị Thiên và Tây
Nguyên trong những ngày đầu mở đường đã gùi hàng chục tấn vũ khí, hàng hóa cùng với
những đoàn tàu “Không số” chở hàng chục tấn hàng quân sự tiếp sức cho phong trào cách
mạng của nhân dân miền Nam đang nổi dậy.
ở miền Trung, nhân dân nhiều vùng đã rút vào rừng lập căn cứ chống Mỹ, lập chính quyền
tự quản, xây dựng các đội vũ trang mà nòng cốt là thanh niên như vùng Thồ Lồ, huyện
Đồng Xuân (Phú Yên) giáp giới 3 tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Bình Định. ở Bình Định, thanh
niên và nhân dân ở huyện Vĩnh Thạnh nổi dậy diệt ác, phá kìm và giành quyền làm chủ ở
60 làng với 5.000 dân. Trước khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng,

nhân dân Bắc ái (Ninh Thuận) nổi dậy phá tan khu tập trung Bờ Râu và Tầm Ngần, trở về
làng cũ, xây dựng lực lượng vũ trang, chống càn quét, giữ quyền làm chủ. Tháng 9 - 1959,
du kích Bắc ái đã đánh bại cuộc càn của 3.000 quân ngụy, diệt hơn 300 tên. Nữ đoàn viên
thanh niên Chamalê Dú chẳng may bị giặc bắt, đã dũng cảm nhảy xuống vực, thà chết chứ
không chịu dẫn đường cho giặc. Tại miền Tây Quảng Ngãi, ngày 28-8-1959, 16.000 nhân
dân huyện Trà Bồng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, có sự hỗ trợ của lực lượng
vũ trang, đã nổi dậy đập tan ngụy quyền ở 16 xã, bức rút 7 đồn, diệt hàng trăm tên tề ngụy
ác ôn, lập chính quyền cách mạng ở thôn, xã, xây dựng lực lượng vũ trang. Quận trưởng
Trà Bồng chạy trốn về tỉnh lỵ. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan sang các huyện lân cận.
Nhân dân Sơn Hà, Ba Tơ, Đức Phổ (Quảng Ngãi)... đứng lên vũ trang chống địch càn quét,
dồn dân, giành quyền làm chủ ở nhiều thôn xã.
Địch đối phó quyết liệt bằng các cuộc càn quét kết hợp bao vây kinh tế hòng dồn lực lượng
cách mạng ở đây vào thế bí để tiêu diệt. Đoàn viên và thanh niên Trà Bồng đã đi đầu trong
cuộc nổi dậy, kiên quyết giữ vững thành quả đã giành được. Học tập kinh nghiệm của Trà
Bồng, các đơn vị tự vệ ở các huyện xung quanh thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam đã
đánh trả, bẻ gãy nhiều cuộc càn quét của địch, không những bảo vệ được dân mà còn mở
rộng được căn cứ địa cách mạng liên hoàn.
ở Nam Bộ, nhân dân nhiều nơi ở miền Đông, miền Trung và miền Tây nổi dậy diệt ác, phá
kìm kẹp làm tan rã từng mảng bộ máy thống trị và kìm kẹp của địch ở cơ sở.
Ngày 26-9-1959, lực lượng vũ trang cách mạng chặn đánh địch ở Gò Quản Cung, tỉnh
Kiến Phong, diệt một tiểu đoàn ngụy và bắt sống 105 tên địch, thu 705 súng. Thừa thắng
xốc tới, quần chúng nổi dậy ở các xã ven Đồng Tháp Mười và các tỉnh Trung Nam Bộ.
Đêm 24-9-1959, một đơn vị vũ trang Rạch Giá diệt gọn địch ở chi khu Xẻo Rô, giải phóng
nhiều tù chính trị, dấy lên phong trào nổi dậy trong tỉnh và ở miền Tây.
Tại Bến Tre, Tỉnh ủy quyết định phát động “Tuần lễ toàn dân đồng khởi” nhằm phá ách
kìm kẹp của địch, xây dựng chính quyền cách mạng, 4 giờ chiều ngày 17-1-1960, huyện
Mỏ Cày được chọn làm điểm mở đầu, với vũ khí thô sơ, tự tạo, nhân dân nhất tề nổi dậy,
diệt ác, phá đồn, đập tan bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp của địch ở thôn, xã. Sau thắng
lợi của cuộc nổi dậy ở Mỏ Cày, phong trào đồng khởi lan nhanh sang các huyện Giồng
Trôm, Châu Thành, Ba Tri, Thạch Phú, Bình Đại... Chỉ sau một tuần đồng khởi, ở Bến Tre

có 22 xã được giải phóng hoàn toàn, 29 xã đã diệt ác, vây đồn, giải phóng nhiều ấp. Chính
quyền tự quản và lực lượng vũ trang cách mạng được thành lập ở các vùng giải phóng, bọn
ác ôn bị đưa ra xét xử, tịch thu ruộng đất của bọn Việt gian, địa chủ chia cho nông dân.
Nhân dân vô cùng phấn khởi. Thanh niên nô nức gia nhập dân quân du kích, bộ đội huyện,
tỉnh.
Thắng lợi của đồng khởi ở Bến Tre đã tác động mạnh đến phong trào cách mạng ở các địa
phương lân cận.
Phong trào đồng khởi rộ lên khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, phá tan 2/3 bộ máy
kìm kẹp của địch ở cơ sở. Đêm 25-1-1960, lực lượng vũ trang Long An diệt đồn Đức Lập,
Đức Hòa mở đầu đồng khởi ở một tỉnh sát nách Sài Gòn. ở Mỹ Tho, Gò Công được đơn vị
514 hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhân dân 19 xã ở Cai Lậy, Châu Thành nổi dậy, hình thành
vùng giải phóng liên hoàn 32 xã thuộc ba huyện Cai Lậy, Châu Thành, Cái Bè. ở Cà Mau,
Bạc Liêu ta diệt chi khu quận lỵ Ông Đốc, san bằng 62 đồn, giải phóng 55 xã, địch chỉ còn
đóng ở quận lỵ, thị xã và các căn cứ lớn. Rạch Giá, Sóc Trăng bức rút 50 đồn, giải phóng
hoàn toàn 28 xã, 300 ấp.
Theo chủ trương của xứ ủy Nam Bộ, lực lượng vũ trang cách mạng bất ngờ tiến công căn
cứ Tua Hai (Tây Ninh) vào đêm 25 rạng ngày 26-1-1960, tiêu diệt và bắt sống 500 tên
ngụy, thu 1.500 súng, làm cho tề, ngụy ở Tây Ninh hoang mang, quần chúng phấn khởi
vùng lên giải phóng 24 xã trong tỉnh, 70% bộ máy kìm kẹp của địch ở xã, ấp bị xóa bỏ,
vùng giải phóng mở rộng đến sát các thị trấn, thị xã, bao quanh các đồn bốt của địch. Hai
huyện Châu Thành và Dương Minh Châu trở thành căn cứ của Xứ ủy và Ban Quân sự
Miền ở ngay cửa ngõ phía Tây Sài Gòn.
Tỉnh Thủ Dầu Một trong năm 1960 và 25 xã trong số 60 xã được giải phóng. Tỉnh Bà Rịa
đêm 2-3-1960 ta đột nhập Bình Ba diệt 3 đồn địch, mở đầu phong trào đồng khởi ở các
huyện Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc, phối hợp với nội tuyến diệt 1 đại đội biệt kích
ở Long Mỹ...
ở Liên khu V, diệt và bức rút 55 đồn và căn cứ, có căn cứ lớn như Măng Đen, Măng Bút,
Hà Thành... diệt 40 trung đội dân vệ, bảo an, chủ lực, giành quyền làm chủ 3.200 thôn ấp,
cơ sở Đảng ở đồng bằng được phục hồi. Mở rộng và nối liền đường hành lang đông
Trường Sơn từ nam giới tuyến đến Tây Nguyên tới miền Đông Nam Bộ. Trong cao trào

đồng khởi, thanh niên không chỉ là lực lượng xung kích, mà ở nhiều xã chi bộ Đảng chưa
được khôi phục, chi đoàn đứng lên lãnh đạo nhân dân đồng khởi giành chính quyền, nhiều
người trở thành đảng viên, khôi phục chi bộ Đảng như các xã Tân Thạch, Hữu Định (Bến
Tre). Điển hình là đoàn viên Tư Thanh ở Cù Lao Thái Sơn (Mỹ Tho) đã lội sông sang Bến
Tre học tập đường đi nước bước rồi về cùng đoàn viên lãnh đạo nhân dân đồng khởi giành
chính quyền, vì ở đây chi bộ Đảng không còn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×