Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Lịch sử Đoàn chương 14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.6 KB, 16 trang )

CHƯƠNG XIV
BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH
NIÊN NƯỚC TA


Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đoàn và quá trình triển khai các Chương
trình hành động của Đoàn và tuổi trẻ Việt Nam tham gia phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã bước đầu thu được
những kết quả đáng khích lệ.
Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo,
qua 10 năm thực hiện, đã đem lại những chuyển biến sâu sắc trong cục diện đất nước: ổn
định chính trị được giữ vững, quốc phòng, an ninh được củng cố, nhịp độ phát triển kinh tế
được đẩy nhanh, đời sống của nhân dân được cải thiện, dân chủ xã hội được mở rộng, khối
đại đoàn kết dân tộc được tăng cường, quan hệ đối ngoại phát triển mạnh, phá vỡ thế bị
bao vây, cô lập, mở rộng quan hệ hợp tác và tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng các
nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, vẫn còn những tồn tại và yếu kém, những
nguy cơ và thách thức cần phải vượt qua nhằm đưa đất nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đó, từ ngày 28-6 đến ngày 1-7-1996,
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành tại Hà Nội,
Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đánh giá đúng đắn những kết quả to lớn, toàn diện của công
cuộc đổi mới đất nước, chỉ rõ những khuyết điểm và yếu kém, nêu lên những thách thức và
yêu cầu mới đối với sự nghiệp cách mạng nước ta trong giai đoạn mới. Đánh giá tổng quát
kết quả 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại
hội VII; Đại hội Đảng VIII đã khẳng định: “Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã thu
được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho
5 năm 1991-1995 đã được hoàn thành về cơ bản”.
Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc.
Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho
công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ của cách
mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là : “Tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây


dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây
dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ nay đến năm 2020, phải ra sức phấn đấu đưa nước
ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Về thanh niên và công tác thanh niên, Đại hội
chỉ rõ: “Đối với Thanh niên, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn Thanh niên
Công sản Hồ Chí Minh ở mọi cấp, mọi ngành. Coi trọng hơn nữa việc giáo dục, rèn luyện
thế hệ trẻ về chính trị, tư tưởng, văn hoá, nghề nghiệp, đạo đực, lối sống. Quan tâm đào tạo
nghề và giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu học tập, lao động sáng tạo, hoạt động văn
hoá, nghệ thuật, thể thao và giải trí lành mạnh cho thanh, thiếu niên. Tạo điều kiện cho
Đoàn Thanh niên thực hiện tốt trách nhiệm đối với Đội Thiếu niên thực hiện tốt trách
nhiệm đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Tạo môi trường xã hội lành mạnh,
ngăn ngừa các tệ nạn xã hội và văn hoá phẩm độc hại. Chăm lo giáo dục, đào luyện thế hệ
trẻ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị, của gia đình,
nhà trường và của toàn xã hội. Nghiên cứu ban hành Luật thanh niên”.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, hai đồng chí Hồ Đức Việt, Bí thư thứ nhất
và đồng chí Vũ Trọng Kim Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn đều được bầu làm ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 12 năm 1996, tại
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 9 (khoá VI), đồng chí Vũ Trọng Kim,
ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn
thay đồng chí Hồ Đức Việt, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được Đảng điều
động nhận công tác mới.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã đánh dấu một thời kỳ phát
triển mới của đất nước ta: Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vô cùng phấn
khởi và tự hào, đoàn viên, thanh niên đã nêu cao ý thức trách nhiệm; học tập, nghiên cứu
các văn kiện Đại hội Đảng, thảo luận xây dựng các chương trình hành động của tuổi trẻ
thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng trong Đại hội Đoàn các cấp, chuẩn bị tiến tới Đại hội
Đoàn toàn quốc lần thứ VII.
Từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 11 năm 1997, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội
có 899 đại biểu, đại diện cho trí tuệ và niềm tin của hàng triệu cán bộ, đoàn viên và tuổi trẻ
Việt Nam. Đại hội vui mừng được đón đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các đồng chí lão thành cách
mạng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang,
các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đoàn các khoá. Đến dự Đại hội còn có nhiều đoàn đại
biểu của các tổ chức thanh niên quốc tế, đoàn đại biểu thanh niên nhiều nước trong khu
vực và trên thế giới.
Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng thời chí Tổng Bí thư Đỗ Mười
đã đánh giá và biểu dương những đóng góp to lớn của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc
đổi mới đất nước, xác định rõ vai trò của tuổi trẻ, phương hướng và nhiệm vụ của Đoàn và
phong trào thanh niên nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. “...Hơn 10 năm qua, trong sự nghiệp đổi mới, đoàn viên, thanh niên nước ta luôn
phát huy truyền thống “Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó thì thanh niên làm” và đã
có nhiều đóng góp tích cực vào những thành tựu to lớn về mọi mặt của đất nước xứng đáng
là đội quân xung kích của cách mạng trong thời kỳ mới. Hai phong trào “Thanh niên lập
nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” đã thu hút hàng triệu đoàn viên và thanh niên cả nước hăng
hái tham gia. Nhiều cuộc vận động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, xóa mù chữ,
tình nguyện đến công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo..., nhiều gương điển hình
tiên tiến đã và đang xuất hiện. Trong hoạt động thực tiễn phong phú và sôi nổi đó, lớp
thanh niên đó có kiến thức, giàu sức sống, năng động, sáng tạo và gắn bó với chế độ xã hội
chủ nghĩa ngày càng đông đảo...”.
Đồng chí Vũ Trọng Kim, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban
Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VI đã thay mặt Ban Chấp hành đọc diễn văn khai mạc
và đồng chí Hoàng Bình Quân, Bí thư Trung ương Đoàn trình bày báo cáo chính trị trước
Đại hội.
Đại hội đã đánh giá tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu
nhi trong nhiệm kỳ VI và thảo luận xây dựng phương hướng, nhiệm vụ công tác Đoàn và
phong trào thanh, thiếu nhi nhiệm kỳ 1997-2002. Tại Đại hội, Lực lượng TNXP Việt Nam
vô cùng vinh dự được nhận danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” do

Nhà nước phong tặng. Đại hội đã xác định mục tiêu chung của công tác Đoàn và phong
trào thanh; thiếu nhi nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là: Bồi
dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam thành lớp người kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách
mạng của Đảng và của dân tộc, xung kích thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Đại hội đã xác định phương hướng, nhiệm vụ cơ bản của công tác Đoàn và
phong trào thanh thiếu nhi trong nhiệm kỳ 1997-2002 và quyết định tiếp tục phát triển hai
phong trào lớn “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” lên tầm cao mới, nhằm tổ
chức và động viên đoàn viên, thanh niên tình nguyện “lên rừng, xuống biển”, đem tài năng,
sức trẻ đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa và xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Báo cáo khẳng định: “Trong nhiệm kỳ qua, giữ vững và phát huy bản chất chính trị
là lực lượng xung kích cách mạng của Đảng, là trường học xã hội chủ nghĩa rộng lớn của
tuổi trẻ Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã bồi dưỡng, giáo dục, động viên và tổ chức
cho hàng triệu đoàn viên, thanh niên đi đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước; kiên trì
tự đổi mới có kết quả, từng bước đưa công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thích
ứng với điều kiện mới; góp phần ổn định tình hình thanh niên. Vai trò, ảnh hưởng của
Đoàn trong thanh niên và trong xã hội được giữ vững và phát huy”.
Với khẩu hiệu hành động: “Thanh niên Việt Nam xung kích, sáng tạo vì sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ”. Đại hội đã đề
ra những nội dung, giải pháp xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững
mạnh và Chương trình hành động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tuổi trẻ
Việt Nam tham gia phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá gồm:
- Chương trình I: Giáo dục lý tưởng cho thanh niên; tham gia xây dựng nền văn hoá
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Chương II: Thanh niên học tập, sáng tạo, làm chủ khoa học - công nghệ.
- Chương III: Thanh niên tình nguyện thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm
quốc gia.
- Chương IV: Thanh niên giúp nhau lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế - xã hội.
- Chương V: Thanh niên thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

- Chương VI: Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng.
- Chương VII: Hội nhập quốc tế thanh niên và tăng cường công tác quốc tế của
Đoàn.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VII gồm 125 ủy viên. Hội
nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã bầu Ban Thường vụ gồm 23 ủy viên
và bầu Ban Bí thư Trung ương Đoàn gồm 5 đồng chí, do đồng chí Vũ Trọng Kim, ủy viên
Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung
ương Đoàn. Tiếp đó Ban Thường vụ Trung ương Đoàn đã họp phân công đồng chí Bí thư
Hoàng Bình Quân làm Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn.
Đồng chí Vũ Trọng Kim, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất
Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VII đã đọc diễn văn bế mạc Đại hội vào sáng ngày
29-11-1997.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đánh dấu bước
phát triển mới của phong trào thanh niên cũng như sự trưởng thành về mọi mặt của Đoàn
và phong trào thanh niên nước ta.
Tháng 2 năm 1998, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ hai đã thảo
luận và xây dựng Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu niên năm 1998.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn khách quan to lớn như diễn biến thời tiết phức tạp, lũ lụt xảy
ra ở nhiều địa phương, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu á tới tốc độ phát
triển kinh tế, nhưng cán bộ, đoàn viên, thanh niên ta đã nêu cao tinh thần khắc phục khó
khăn, quyết tâm đẩy mạnh công tác Đoàn và tiếp tục phát triển phong trào thanh, thiếu
niên.
Ngay từ đầu năm 1998, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức nghiên cứu, thảo luận để quán
triệt Nghị quyết Đại hội Đoàn VII thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia với
nhiều hình thức phong phú, phù hợp với các đối tượng thanh niên. Công tác giáo dục chính
trị, định hướng lý tưởng cho thanh niên, giáo dục chính trị, định hướng lý tưởng cho thanh
niên, giáo dục pháp luật đã được các Tỉnh, Thành Đoàn triển khai bằng nhiều hình thức và
các chủ đề gần gũi với đoàn viên, thanh niên như: “Tôi - Người đoàn viên thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh”, “Lý tưởng của thanh niên ngày nay”, “Hành trang vào thế kỷ 21”…
Công tác giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng, giáo dục lòng yêu nước, xây dựng

nếp sống mới có nhiều nét mới, hấp dẫn và hiệu quả hơn trước. Đoàn viên, thanh niên hào
hứng tham gia các cuộc thi, biểu diễn ca nhạc “Âm vang Trường Sơn”, “Hát mãi khúc
quân hành”, thi “Thanh niên hát dân ca”, “Liên hoan văn hoá các dân tộc thiểu số”…Thanh
niên rất ưa thích, thuộc và hát các bài hát truyền thống, các ca khúc Việt Nam. Nhân dịp kỷ
niệm 300 năm thành phố Sài Gòn, Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều
hình thức giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên.
Các cấp bộ Đoàn đã chủ động đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để quán triệt các chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước như quán triệt các Nghị quyết Hội
nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) lần thứ 5, lần thứ 6, thứ 7… Nhiều cấp
bộ Đoàn đã đầu tư biên soạn và phát triển tài liệu ở dạng hỏi đáp hoặc tài liệu chuyên đề
phù hợp với từng đối tượng thanh niên. Nhiều địa phương đã chú ý đổi mới hình thức học
tập nghị quyết của Đảng, phát luật, chính sách của Nhà nước thông qua thi tìm hiểu, sinh
hoạt theo chuyên đề, tổ chức diễn đàn, thi tìm hiểu, sinh hoạt theo chuyên đề, tổ chức diễn
đàn, thi tuyên truyền viên trẻ, lồng ghép với các hoạt động văn hoá, văn nghệ.
Để nâng cao nhận thức chính trị và giác ngộ lý tưởng cho đoàn viên, thanh niên, Ban
Thường vụ Trung ương Đoàn đã quyết định lấy năm 1999 là năm mở đầu học lý luận
chính trị cho đoàn viên, thanh niên và tổ chức biên soạn, phát hành cuốn sách “5 bài học lý
luận chính trị”. Đồng chí Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã quan tâm gửi thư ân cần khuyến
khích thanh niên tích cực học tập chính trị để trang bị cho mình những kiến thức cơ bản.
Thư có đoạn: “Mong rằng tất cả đoàn viên, thanh niên hãy ra sức học tâp để nắm vững lí
luận và vận dụng tốt vào thực tiễn công tác của mình”. Các cấp bộ Đoàn đã tích cực triển
khai việc học tập lý luận chính trị một cách đồng bộ và bước đầu đạt những kết quả tốt.
Quán triệt Chỉ thị của đồng chí Tổng Bí thư, đến cuối năm 1999, tất cả các Tỉnh, Thành
Đoàn và Đoàn trực thuộc đã triển khai việc học tập 5 bài học lý luận chính trị cho đội ngũ
báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp, chỉ đạo điểm rút kinh nghiệm và tổ chức triển khai
học tập cho đông đảo đoàn viên, thanh niên. Đã có trên 4 triệu lượt cán bộ, đoàn viên,
thanh niên được học tập 5 bài học lý luận chính trị và hàng triệu lượt đoàn viên, thanh niên
được học tập, quán triệt các Nghị quyết của Đảng và tham gia các sinh hoạt chính trị của
Đoàn. Những địa phương đã làm tốt việc học tập 5 bài học lý luận chính trị là: Tây Ninh,
Bình Dương, Đồng Nai, Hải Dương, Hà Tây, Yên Bái, Thanh Hoá, Lào Cai, Bắc Giang,

Hoà Bình, Hưng Yên, An Giang, Sóc Trăng, Ninh Bình, Kiên Giang, Quảng Trị, Bình
Định, Hà Giang, Quảng Ninh, Cần Thơ, Long An, Cà Mau, Phú Thọ, thành phố Hồ Chí
Minh, Bình Thuận, Đoàn Cơ yếu, Ban Công tác thanh niên quân đội…
Hoạt động “Chào thế kỷ mới” được mở đầu bằng 21 diễn đàn “Tầm nhìn thế kỷ”
được nhiều địa phương triển khai, tổ chức các hoạt động lồng ghép gắn với hai phong trào
lớn của Đoàn. Trong năm 1999, công tác giáo dục truyền thống tiếp tục được triển khai sâu
rộng, nổi bật là các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân, kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26-3-
1999, kỷ niệm 45 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, 24 năm ngày giải phóng miền
Nam, 30 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, kỷ niệm 55 năm thành lập Quân đội nhân dân
Việt Nam… Hai hoạt động quy mô lớn là cuộc hành quân về thăm căn cứ cách mạng Nước
Oa (Trà My - Quảng Ngãi) và cuộc “Gặp gỡ Điện Biên 45 năm” đã được tổ chức thành
công. Các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc cho đoàn
viên, thanh niên đã có sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của Hội Cựu chiến binh Việt Nam,
Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, các cấp chính quyền và các tổ chức xã
hội. Gắn việc giáo dục truyền thống với động viên phong trào thi đua yêu nước trong đoàn
viên, thanh niên, các Tỉnh, Thành Đoàn đã phối hợp tổ chức thành công liên hoan thanh
niên tiên tiến các tỉnh đồng bằng sông Hồng (lần thứ nhất), ngày hội văn hoá thanh niên
các dân tộc Tây Nguyên, liên hoan Thanh niên giỏi nghề nông các tỉnh, thành phố miền
Đông, Tây Nam Bộ, liên hoan phụ trách giỏi… Công tác giáo dục chính trị, giáo dục
truyền thống trong hai năm sau Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 7 đã được tăng cường chỉ
đạo và triển khai mạnh mẽ, có tác dụng nâng cao nhận thức chính trị, giác ngộ lý tưởng,
nhận thức về tình hình đất nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ cho đoàn viên, thanh niên và
khẳng định vai trò hạt nhân chính trị của Đoàn trong phong trào thanh niên nước ta.
Việc tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống mới trong đoàn viên, thanh niên
được triển khai với nhiều cách làm sáng tạo trong các cuộc vận động “Tuổi trẻ sống đẹp”,
diễn đàn “Cần kiệm là nếp sống đẹp của thanh niên”, cuộc vận động “Cưới theo nếp sống
văn minh” và hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới trên
địa bàn dân cư” do ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội được tăng cường trên các
phương tiện thông tin đại chúng của Đoàn, Hội, Đội và triển khai ở cơ sở với các hình thức

như câu lạc bộ thanh niên với pháp luật, các đợt tuyên truyền, thi tìm hiểu, các Hội trại
thanh niên phòng chống ma túy, Câu lạc bộ thanh niên phòng chống AIDS… Cuộc vận
động thực hiện 3 mục tiêu: Dân số - Sức khoẻ - Môi trường tiếp tục được triển khai ở các
cơ sở Đoàn. Các hình thức truyền thông tiếp tục phát triển như các đợt tuyên truyền, các
cuộc thi tìm hiểu.. Cuộc thi “Vì sức khoẻ và hạnh phúc của bạn” trong năm 1999 đã nhận
được 1,3 triệu bài dự thi. Các mô hình như Câu lạc bộ sức khoẻ sinh sản vị thành niên, đội
lưu diễn từ làng đến làng về phòng chống tệ nạn xã hội và HIV/AIDS, mô hình Trung tâm
tư vấn… tiếp tục phát triển. Từ 2 Trung tâm tư vấn do Trung ương thí điểm xây dựng năm
1998, đến cuối năm 1999 đã có thêm 7 Trung tâm tư vấn ở Khánh hoà, Quảng Nam, Đà
Nẵng, Thái Nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Dương, Hải Phòng… đã tư vấn
qua điện thoại và trực tiếp cho hơn 50.000 trường hợp. Hoạt động thực hiện 3 mục tiêu:
Dân số - Sức khoẻ - Môi trường đã tập trung vào nội dung mới là sức khoẻ sinh sản vị
thành niên và các hoạt động truyền thông được kết hợp với triển khai các chương trình - dự
án tạo thành hoạt động mạnh mẽ ở nhiều địa phương, cơ sở.
Hai phong trào lớn “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” được đoàn viên,
thanh niên tham gia đông đảo cùng với việc triển khai các chương trình hành động của Đại
hội Đoàn lần thứ VII.
Phong trào “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, văn minh”, đặc biệt là phong trào thanh niên, học sinh, sinh viên tình
nguyện. Đã có hàng triệu lượt sinh viên, học sinh hăng hái đến các vùng sâu, vùng xa giúp
đỡ đồng bào xây dựng nông thôn, phát triển sản xuất, chăm sóc y tế, khắc phục hậu quả
thiên tai, hiến máu nhân đạo.
Từ ngày 22 đến ngày 23-12-1998, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội Sinh
viên Việt Nam đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của 400 đại biểu. Thay mặt cho
hơn 858.000 sinh viên cả nước về dự Đại hội. Đồng chí Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng đã đến dự và chỉ đạo Đại hội.
Đại hội đề ra 6 chương trình hoạt động của Hội và phong trào sinh viên đến năm
2003. Đại hội đã hiệp thương cử ra Ban Chấp hành Trung ương Hội gồm 63 ủy viên. Hội
nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành đã cử ra Ban thư ký gồm 15 ủy viên. Đồng chí Hoàng
Bình Quân, Bí thư Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Đoàn được cử làm Chủ tịch

Hội.
Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, giáo dục truyền thống, phát luật, chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước được triển khai với nhiều hình thức: tập huấn, nói
chuyện, hội thảo, tọa đàm, tham quan… Bên cạnh việc nâng cao nội dung, cải tiến các hình
thức hoạt động có từ trước, đã tập trung nhiều hơn cho một số hoạt động: định hướng nghề
nghiệp cho học sinh phổ thông trung học, khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học, thi
sáng tạo khoa học - kỹ thuật. Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên các trường Đại học, cao
đẳng chủ động phối hợp với các phòng, ban của nhà trường tổ chức các Hội nghị chuyên
đề về phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học; phát triển các câu lạc bộ chuyên
ngành, câu lạc bộ học thuật trong sinh viên. Các trường ở Hà Nội có 113 câu lạc bộ, ở
thành phố Hồ Chí Minh có 92 câu lạc bộ, đội, nhóm học thuật thu hút đông đảo sinh viên
tham gia. Năm học 1998-1999 trong các trường ở Hà Nội đã có 2.262 sinh viên tham gia
nghiên cứu 1.642 đề tài khoa học, 1.458 sinh viên tham gia thi Olimpic các môn học. ở
thành phố Hồ Chí Minh có 4.864 sinh viên tham gia Hội nghị nghiên cứu khoa học, 13.300
sinh viên tham gia báo cáo chuyên đề, 1.050 sinh viên tham gia các diễn đàn khoa học. Hội
thi Tin học trẻ không chuyên đã được tổ chức từ các tỉnh, thành phố và cuộc thi cấp toàn
quốc đã có 57 đội đại biểu của các tỉnh, thành phố tham dự. Các hình thức, các loại quỹ
khuyến học, khuyến tài, các loại giải thưởng khoa học, kỹ thuật cho thanh niên ngày càng
phong phú và được triển khai ở hầu hết các trường. Chỉ riêng Trung ương Hội sinh viên,
năm học 1998-1999 đã trao 120 suất học bổng cho cán bộ, hội sinh, sinh viên học giỏi có
hoàn cảnh khó khăn của 38 trường đại học, cao đẳng trong cả nước trị giá mỗi suất 1triệu
đồng. Năm 1999, có 138.797 học sinh, sinh viên được nhận học bổng với số tiền 19.283
triệu đồng. Nhiệm kỳ vừa qua, toàn Đoàn đã trao 607.608 suất học bổng các loại với số
tiền là 101.248 triệu đồng, tăng gấp 2,9 lần so với nhiệm kỳ trước, tổ chức 43.666 lớp học
tình thương, xóa mù chữ cho 474.268 người.
Các hoạt động xã hội trong mùa hè như chiến dịch “ánh sáng văn hoá”, “Mùa hè
thanh niên tình nguyện”, các hình thức lao động tình nguyện của học sinh, sinh viên tiếp
tục được triển khai mạnh mẽ, đem lại hiệu quả thiết thực, được xã hội đánh giá cao.
Chương trình “Mùa hè thanh niên tình nguyện” năm 1999 của Thành Đoàn và Hội sinh
viên thành phố Hà Nội tổ chức đã động viên hàng nghìn đoàn viên, thanh niên, sinh viên

tình nguyện tham gia xoá đói giảm nghèo, xoá mù chữ, khám chữa bệnh cho đồng bào ở
huyện Sóc Sơn và các địa bàn khác; khám chữa bệnh và phát thuốc cho đồng bào một số

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×