Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

báo cáo dự án tạo lập xây dựng quản lý nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm chè chùa tà phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.77 KB, 36 trang )

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Tên dự án: Tạo lập quản lý phát triển nhãn hiệu tập thể chè
xanh chùa tà xã Tiên Phú huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ
Thuộc chương trình “Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ”

Phú Thọ, 2016

MỤC LỤC
I. Thông tin chung về dự án............................................................................1
II. Tổng quan chung........................................................................................1


1. Mô tả sơ bộ về địa danh và vùng địa lý mang địa danh
của sản phẩm........................................................................2
2. Tình trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm.....3
III. Mục tiêu.....................................................................................................4
1. Mục tiêu chung..................................................................4
2. Mục tiêu cụ thể.................................................................4
3. Mục tiêu nhân rộng...........................................................5
IV. Nội dung.....................................................................................................5
1. Nội dung xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể...........5
1.1. Điều tra, khảo sát sơ bộ và thu thập các thông tin tài
liệu, cơ sở khoa học cho việc triển khai dự án và xây dựng
nhãn hiệu tập thể...............................................................5
1.2. Xác định cụ thể các chỉ tiêu cơ bản của sản phẩm
nang nhãn hiệu tập thể......................................................6
1.3. Xây dựng bộ chỉ tiêu về NHTT chè xanh Chùa Tà.......6
1.4. Xác định tổ chức chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể.........6
1.5. Xác định mẫu nhãn hiệu để đăng ký bảo hộ...............6


1.6. Xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng NHTT..............6
1.7. Đăng ký NHTT cho sản phẩm chè xanh Chùa Tà
huyện Phù Ninh..................................................................6
2. Nội dung quản lý, khai thác và phát triển NHTT...............7
2.1. Xây dựng hệ thống văn bản quản lý NHTT.................7
2.2. Tổ chức quản lý NHTT.................................................7
2.3. Xây dựng hệ thống phương tiện, quảng bá và khai
thác giá trị NHTT................................................................7
3. Sản phẩm của dự án.........................................................8
Bảng 1. Sản phẩm của dự án..........................................................................8
PHẦN 2. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN DỰ ÁN......................10
I. Công tác tổ chức, quản lý điều hành để triển khai thực hiện dự án.....10
1. Tình hình chung..............................................................10
1.1. Thuận lợi...................................................................10


1.2. Khó khăn...................................................................10
2. Công tác tổ chức.............................................................10
2.1. Thành lập ban quản lý dự án....................................10
2.2. Cơ quan phối hợp thực hiện dự án............................11
3. Chọn điểm, đối tượng, chọn hộ để tiếp nhận và triển khai
thực hiện các nội dung của dự án.......................................12
Bảng 3. Danh sách hộ được lựa chọn tham gia xây dựng và sử dụng
NHTT..............................................................................................................12
II. Kết quả thực hiện các nội dung...............................................................14
1. Điều tra, khảo sát bổ sung thực trạng tại vùng dự án....14
1.1. Các tiêu chí điều tra..................................................14
1.2. Phương pháp điều tra...............................................15
1.3. Kết quả khảo sát.......................................................15
1.4. Kết luận.....................................................................17

2. Công tác tổ chức hội thảo, tập huấn...............................18
Bảng 4. Tổng hợp các lớp tập huấn, đào tạo và hội thảo trong dự án......18
3. Xây dựng hệ thống văn bản quản lý NHTT.....................20
4. Xây dựng hệ thống phương tiện, quảng bá và khai thác
giá trị NHTT.........................................................................20
5. Tình hình sử dụng lao động.............................................21
6. Quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp
khoa học công nghệ tỉnh; huy động đối ứng từ các thành
phần kinh tế để thực hiện dự án.........................................21
Bảng 5. Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp
KH&CN..........................................................................................................21
7. Tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án............21
8. Thông tin tuyên truyền kết quả của dự án......................22
9. Tổng hợp kết quả đạt được của các nội dung so với hợp
đồng và thuyết minh dự án.................................................22
9.1. Về quy mô và số lượng.............................................22
Bảng 6. Quy mô về số lượng.........................................................................22


9.2. Về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng...............24
Bảng 7. Chỉ tiêu Kỹ thuật và chất lượng.....................................................24
III. Phân tích đánh giá kết quả đạt được của dự án theo các nội dung....26
1. Mức độ thực hiện nội dung và quy mô so với hợp đồng..26
1.1.Nội dung xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể....26
1.2. Nội dung quản lý, khai thác và phát triển NHTT.......27
1.3. Phương pháp tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện dự
án.....................................................................................28
4. Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách..............28
5. Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của dự án.........28
6. Khả năng duy trì, phát triển và nhân rộng kết quả của dự

án........................................................................................29
1. Kết luận......................................................................................................30
2. Kiến nghị....................................................................................................31


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Sản phẩm của dự án......................Error: Reference source not found
Bảng 2. Danh sách thành viên Ban quản lý dự án.....Error: Reference source
not found
Bảng 3. Danh sách hộ được lựa chọn tham gia xây dựng và sử dụng NHTT
...................................................................... Error: Reference source not found
Bảng 4. Tổng hợp các lớp tập huấn, đào tạo và hội thảo trong dự án.....Error:
Reference source not found
Bảng 5. Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp
KH&CN........................................................Error: Reference source not found
Bảng 6. Quy mô về số lượng....................... Error: Reference source not found
Bảng 7. Chỉ tiêu Kỹ thuật và chất lượng....Error: Reference source not found


MỞ ĐẦU
I. Thông tin chung về dự án
1. Tên dự án: Tạo lập, Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể chè xanh Chùa
Tà, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Ký mã hiệu: CT 68/2014
2. Thời gian thực hiện: 17 tháng (từ tháng 08 năm 2014 đến hết tháng 12 năm
2015) được gia hạn đến tháng 06 năm 2016.
3. Kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí thực hiện dự án: 540 triệu đồng
Trong đó:
- Từ ngân sách Trung ương: 355 triệu đồng

- Từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh: 185 triệu đồng
II. Tổng quan chung
Phù Ninh có diện tích chủ yếu là đất đồi, cây chè là cây mũi nhọn và là
cây trồng cho thu nhập chủ yếu trong cơ cấu nông nghiệp.
Diện tích chè của xã Tiên Phú hiện là 162,3ha, diện tích chè đang cho
thu hoạch là 140,2ha, diện tích chè kiến thiết cơ bản là 23,1 ha. Năng suất
bình quân là 8,5 tấn/ha, sản lượng khoảng 1.198 tấn.Thu nhập từ cây chè
chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu thu nhập từ nông, lâm nghiệp của địa phương.
Tuy nhiên đến nay giá trị thu nhập so với diện tích, sản lượng sản phẩm còn
thấp vì sản phẩm chè của Phù Ninh chưa có nhãn hiệu. Hiện xã Tiên Phú là
một xã điển hình về trồng và sản xuất chè, chè ở đây có chất lượng tốt, có các
đặc tính riêng và từ rất lâu chè ở đây đã được nhiều người biết đến với tên gọi
Chè xanh Chùa Tà. Tên gọi này có được là do người dân thôn Chùa Tà, xã
Tiên Phú, huyện Phù Ninh có nghề truyền thống là trồng và sao chè tạo ra sản
phẩm chè xanh có chất lượng cao được nhiều người chọn dùng. Nằm trong
hoàn cảnh chung của sản phẩm chè nên Chè xanh Chùa Tà vẫn chưa có nhãn
hiệu, chưa có điều kiện để tạo ra gía trị gia tăng, đẩy mạnh tiêu thụ, nâng cao
thu nhập và đời sống của người trồng chè.
Việc tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm Chè
xanh Chùa Tà, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho
1


sản phẩm, thúc đẩy sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho
người trồng chè là rất cần thiết.
Mô tả về Chè xanh Chùa Tà.
Chè xanh Chùa Tà xoăn, có phấn nhẹ, cánh đẹp;
Chè xanh Chùa Tà có vị chát nhẹ, nước xanh và trong, hương thơm khá
đặc trưng của loại chè sao suốt;
1. Mô tả sơ bộ về địa danh và vùng địa lý mang địa danh của sản phẩm

- Vị trí địa lý, địa hình
Huyện Phù Ninh nằm ở phía đông bắc tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp
huyện Đoan Hùng, phía nam giáp thành phố Việt Trì và huyện Lâm Thao,
phía Tây giáp thị xã Phú Thọ và huyện Thanh Ba, phía đông có tuyến sông
Lô bao bọc là ranh giới với huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Địa hình huyện có hướng dốc chính từ tây bắc xuống đông nam, độ dốc
từ 3 - 25%, chủ yếu là đồi núi thấp.
- Khí hậu
Huyện có nhiệt độ trung bình năm là 23,50C, số giờ nắng trung bình cả
năm là 1.353 giờ, lượng mưa trung bình năm là 1.674 mm, độ ẩm trung bình
86%.
Huyện Phù Ninh có 15.637,32 hecta diện tích tự nhiên. Gồm 19 đơn vị
hành chính trực thuộc, bao gồm 18 xã và 01 thị trấn.
- Tài nguyên đất, nước
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 18.337 ha, trong đó có 63,32% là
đất đồi núi, đất nông nghiệp là 8.981 ha, đất lâm nghiệp là 4.149 ha, đất chuyên
dùng là 2.402 ha, đất ở 675 ha, đất chưa sử dụng là 2.431 ha.
Địa bàn huyện có sông Lô chạy dọc bao bọc phía Đông dài 36 km; có 4
trục ngòi tiêu chính phân bổ tương đối đồng đều dọc theo chiều dài của huyện
(ngòi Đầu, ngòi Tiên Du, ngòi Mên và ngòi Chanh), có 120 hồ đập vừa và
nhỏ.
- Tài nguyên khoáng sản: trên địa bàn huyện có mỏ đá Trị Quận, cát sỏi sông
Lô trữ lượng tương đối lớn.
2


- Giao thông, thông tin liên lạc
Huyện Phù Ninh có 4 km Quốc lộ 2 đi qua địa bàn huyện, ngoài ra có rất
nhiều đường giao thông liên tỉnh, liên huyện. Là huyện nằm giữa 3 trung tâm
kinh tế của tỉnh Phú Thọ là thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và huyện Lâm

Thao, hầu như mọi hàng hóa đi từ 3 trung tâm này ra các huyện khác của tỉnh
Phú Thọ đều đi qua huyện Phù Ninh.
Thông tin liên lạc: 1.876 thuê bao, đạt 1,6 máy điện thoại / 100 dân và 9
điểm bưu điện văn hoá xã, thị trấn.
Tiên Phú là xã nằm ở phía đông nam huyện Phù Ninh, Tiên Phú có diện
tích tự nhiên 686ha, dân số 3.650 người. Đất đai và địa hình đại diện cho đất
đồi gò và đất vườn của huyện. Trồng và chế biến, kinh doanh chè xanh là hoạt
động sản xuất chính của xã từ lâu đời, đặc biệt là hoạt động chế biến chè (đã
có từ hàng trăm năm nay), đây là điều kiện quan trọng đảm bảo cho việc
thành công của Dự án.
2. Tình trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm
Tổng số hộ dân trong xã Tiên Phú là 832 hộ, số hộ trồng và chế biến chè
là 215 hộ chiếm 68,5%, có 07 hộ có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chè
(số hộ có thu nhập chính từ cây chè trong mấy năm gần đây tăng lên đáng kể,
năm 2010 là khoảng 40%, năm 2011 khoảng 45%, năm 2012 là khoảng
48%).
Sản lượng thu hoạch năm 2011 khoảng 1.000 tấn, năm 2012 là: 1.198 tấn
tương đương 239.6 tấn chè khô, giá bình quân 150.000đ/kg, giá trị khoảng
36,0 tỷ đồng, đây là sản lượng và doanh thu không nhỏ đối với một thôn của
một xã miền Trung du. Với thành tích và dang tiếng của sản phẩm năm 2011
hoạt động sản xuất, kinh doanh chè xanh của thôn Chùa Tà, xã Tiên Phú đã
được UBND tỉnh Phú Thọ công nhận làng nghề.
Phát triển cây chè và chế biến Chè xanh Chùa Tà sẽ góp phần chuyển đổi
cơ cấu kinh tế phù hợp với địa phương, khai thác và sử dụng có hiệu quả diện
3


tích đất đồi gò thấp một cách bền vững và bảo vệ tài nguyên môi trường. Tạo
lập vùng sản xuất hàng hoá, từng bước cải thiện đời sống, nâng cao trình độ
hiểu biết và áp dụng KHCN của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã

hội tại huyện miền núi Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.
Với những ưu điểm trên, Chè xanh Chùa Tà dễ bán và giá cao hơn so với
các sản phẩm cùng loại khác trên địa bàn. Những yếu tố khác là đã xác định
được giống chè, biện pháp kỹ thuật chăm sóc đạt năng suất cao ổn định, cùng
với kinh nghiệm chế biến được đúc kết từ lâu là cơ sở để phát triển sản phẩm
này mang lại gía trị kinh tế cao, đặc biệt là khi được công nhận làng nghề.
III. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
Thiết lập và vận hành thành công cơ chế bảo hộ, quản lý, khai thác và
phát triển nhãn hiệu tập thể “Chè xanh Chùa Tà” cho sản phẩm chè xanh của
xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ nhằm đảm bảo việc kiểm soát
chất lượng, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm (xúc tiến thương mại).
Đồng thời, góp phần tạo ra giá trị gia tăng của sản phẩm mang nhãn hiệu tập tể
“Chè xanh Chùa Tà”; nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người trồng
và chế biến chè.
2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được đặc điểm trồng và chế biến chè xanh mang nhãn hiệu
tập thể ”Chè xanh Chùa Tà”;
- Nhãn hiệu tập thể “ Chè xanh Chùa Tà” được bảo hộ, sử dụng và quản
lý trên thực tế.
- Thiết lập được hệ thống công cụ quản lý;
- Thiết lập được các phương tiện tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản
phẩm nhằm phát triển thương hiệu cho sản phẩm;

4


- Tạo ra giá trị gia tăng của sản phẩm, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh sản
phẩm chè xanh Chùa Tà; nâng cao đời sống và thu nhập cho người sản xuất,
kinh doanh chè Chùa Tà.

- Ngăn chặn hiện tượng hàng giả, hàng nhái; bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của người sản xuất tại địa phương.
3. Mục tiêu nhân rộng
Nhân rộng mô hình mẫu về tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập
thể (NHTT) cho các sản phẩm tương ứng của tỉnh Phú Thọ và các địa phương
khác, như:
+ UBND thành phố Việt Trì cho sản phẩm hồng Hạc Trì; bún - bánh của
làng nghề Tâm Đức, xã Hùng Lô;
+ UBND huyện Yên Lập cho sản phẩm lúa nếp gà gáy Mỹ Lung;
+ UBND huỵện Thanh Sơn cho sản phẩm chuối phấn vàng;
+ UBN huyện Thanh Ba cho sản phẩm Chè Mài của xã Đỗ Xuyên…
IV. Nội dung
1. Nội dung xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể
1.1. Điều tra, khảo sát sơ bộ và thu thập các thông tin tài liệu, cơ sở khoa
học cho việc triển khai dự án và xây dựng nhãn hiệu tập thể
- Đã Thu thập các tài liệu về sản phẩm chè xanh Chùa tà các chỉ tiêu đặc
trưng, quy trình kỹ thuật chế biến, danh tiếng...;
- Điều tra về quy mô, hiện trạng, đánh giá thực trạng của vùng sản xuất,
kinh doanh chè xanh, thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thống kê diện
tích, sản lượng và Quy hoạch phát triển sản phẩm chè xanh Chùa Tà;
- Lấy ý kiến các nhà sản xuất, kinh doanh, các chuyên gia về các chỉ tiêu
đặc trưng về sản phẩm, quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến, bảo
quản... lựa chọn dùng làm tiêu chí chung cơ bản cho sản phẩm.

5


1.2. Xác định cụ thể các chỉ tiêu cơ bản của sản phẩm nang nhãn hiệu tập
thể
Chè xanh Chùa Tà xoăn, có phấn nhẹ, cánh đẹp như các loại chè khô khác;

Chè xanh Chùa Tà có vị đáng chát nhẹ, nước xanh và trong, hương thơm
khác đặc trưng của loại chè sao suốt;
1.3. Xây dựng bộ chỉ tiêu về NHTT chè xanh Chùa Tà
- Chỉ tiêu về nguồn gốc sản phẩm: Sản phẩm được sản xuất chế biến tại
làng nghề chè xanh Chùa Tà, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
- Chỉ tiêu về quy trình kỹ thuật chế biến, bảo quản sản phẩm.
Bộ Chỉ tiêu của sản phẩm sẽ do tổ chức chủ sở hữu nhãn hiệu ban hành
để làm căn cứ cấp phép sử dụng nhãn hiệu và được phổ biến tới từng tổ chức
và cá nhân sản xuất, kinh doanh Chè xanh Chùa Tà.
1.4. Xác định tổ chức chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã tiên Phú huyện Phù Ninh tỉnh Phú
Thọ là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể.
1.5. Xác định mẫu nhãn hiệu để đăng ký bảo hộ
Đã xây dựng 06 mẫu nhãn hiệu, lựa chọn được 01 mẫu nhãn hiệu tập thể
đem đi dăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể.
1.6. Xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng NHTT
- Quy chế quản lý và sử dụng NHTT “Chè xanh Chùa Tà”
- Quy trình kỹ thuật chế biến và bảo quản chè Chùa Tà
- Quy chế kiểm soát chất lượng sản phẩm chè mang NHTT “Chè xanh
Chùa Tà
- Quy trình cấp và sử dụng tem nhãn đối với NHTT “Chè xanh Chùa Tà”
1.7. Đăng ký NHTT cho sản phẩm chè xanh Chùa Tà huyện Phù Ninh
Đã đăng ký và được cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận nhãn hiệu tập thể
“Chè xanh Chùa Tà” cho sản phẩm chè xanh của xã tiên phú huyện Phù Ninh
tỉnh Phú Thọ.
6


2. Nội dung quản lý, khai thác và phát triển NHTT
2.1. Xây dựng hệ thống văn bản quản lý NHTT

a) Quy chế quản lý và sử dụng NHTT “Chè xanh Chùa Tà”.
b) Quy trình cấp và sử dụng tem nhãn đối với NHTT “Chè xanh Chùa Tà”.
c) Quy chế kiểm soát chất lượng sản phẩm chè mang NHTT “Chè xanh Chùa

d) Quy trình kỹ thuật chế biến và bảo quản chè Chùa Tà
2.2. Tổ chức quản lý NHTT
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Tiên Phú huyện Phù Ninh tỉnh Phú
Thọ có trách nhiệm tổ chức quản lý nhãn hiệu tập thể theo Quy chế quản lý và
sử dụng NHTT “Chè xanh Chùa Tà” và tổ chức việc cấp và sử dụng tem nhãn
đối với NHTT “Chè xanh Chùa Tà”. Với tư cách là chủ sở hữu nhãn hiệu tập
thể. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Tiên Phú huyện Phù Ninh tỉnh Phú có
trách nhiệm xem xét, đánh giá cho hoặc không cho phép sử dụng NHTT đối
với các tổ chức/cá nhân có nhu cầu.
Tập huấn, đào tạo cho người dân khu vực Chùa tà về sở hữu trí tuệ và
các quy định liên quan đến quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Chùa tà”
cho sản phẩm chè.
Lựa chọn hộ dân có hoạt động sản xuất và kinh doanh chè Chùa tà triển
khai trao quyền sử dụng nhãn hiệu, gắn nhãn và các hoạt động quản lý nhãn
hiệu.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu phải gửi đơn tới Hợp tác
xã dịch vụ nông nghiệp đề nghị được sử dụng nhãn hiệu tập thể. Hợp tác xã
dịch vụ nông nghiệp xã Tiên Phú chủ trì tiến hành kiểm tra thực tế hoạt động
sản xuất và kinh doanh của tổ chức, cá nhân trên cơ sở đó quyết định tổ
chức/cá nhân có được sử dụng hay không, nếu không phải có văn bản từ chối.
2.3. Xây dựng hệ thống phương tiện, quảng bá và khai thác giá trị NHTT
- Phối hợp với Công ty TNHH Giải pháp Minh Thương (Địa chỉ: Số 3B Ngạch 102/2 Hoàng Đạo Thành - Quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội) thiết
kế và phát hành các tài liệu giới thiệu sản phẩm, biểu tượng, hệ thống tem

7



nhãn sử dụng cho Nhãn hiệu tập thể Chè xanh Chùa Tà: Hệ thống logo, tem
nhãn, biển quảng cáo, bao bì sản phẩm.
- Triển khai một số chương trình hoạt động quảng bá Nhãn hiệu tập thể
Chè xanh Chùa Tà trong các hội chợ, trên các phương tiện truyền thông: Xây
dựng phóng sự phát sóng trên đài phát thanh truyền hình tỉnh Phú Thọ, đăng
bài trên báo Phú Thọ quảng cáo về nhãn hiệu tập thể Chè xanh Chùa Tà.
- Xây dựng phương án thương mại hóa cho Chè xanh Chùa Tà Phù Ninh:
thông qua kênh tiêu thụ bán lẻ và tại các siêu thị trên địa bàn trong nước
( Giới thiệu sản phẩm tại siêu thị aloha việt trì, và một số quầy hàng bán lẻ).
3. Sản phẩm của dự án
Bảng 1. Sản phẩm của dự án
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Kết quả, sản phẩm và các
tiêu chí đánh giá chủ yếu
Đề cương thuyết minh & dự
toán được phê duyệt
Báo cáo kết quả điều tra, khảo
sát sơ bộ làm cơ sở cho việc
xây dựng NHTT
Quy chế quản lý và sử dụng

nhãn hiệu tập thể.
Quy trình cấp, thu hồi tem,
nhãn;
Quy trình kỹ thuật chế biến và
bảo quản chè Chùa Tà
Quy chế kiểm soát chất lượng
sản phẩm chè mang NHTT
“Chè xanh Chùa Tà
Bản đồ vùng nhãn hiệu tập thể

Đơn vị

Mức phải đạt

Đề cương

Được phê duyệt

Báo cáo

Chính xác, đầy đủ, rõ
ràng, khách quan

Quy chế
Quy trình
Quy trình
Quy chế
Bản đồ

Giấy chứng nhận bảo hộ

NHTT

Giấy chứng
nhận

8

Dễ hiểu để áp dụng
vào thực tế
Dễ hiểu để áp dụng
vào thực tế
Dễ hiểu, chính xác để
áp dụng vào thực tế
Dễ hiểu, chính xác để
áp dụng vào thực tế
Rõ ràng, chính xác
Được cục Sở hữu trí
tuệ cấp giấy chứng
nhận đăng ký bảo hộ
NHTT


9
10
11

Tem, nhãn, bao bì NHTT “Chè
xanh Chùa Tà”
Quảng bá, phát triển giá trị của
NHTT “Chè xanh chùa Tà”.

Báo cáo tổng hợp kết quả thực
hiện dự án

Tem, nhãn,
bao bì

Báo cáo

9

Mô tả được đặc trưng
của vùng sản phẩm
Bài báo, Phóng sự,
WEBSITE.


PHẦN 2. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Công tác tổ chức, quản lý điều hành để triển khai thực hiện dự án
1. Tình hình chung
1.1. Thuận lợi
- Dự án đã có được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của Sở Khoa
học và Công nghệ, Uỷ ban nhân dân huyện Phù Ninh, xã Tiên Phú và các cơ
quan liên quan, chính quyền cơ sở, sự đồng tình ủng hộ của các hộ dân trong
vùng dự án;
- Ban quản lý dự án có sự thống nhất trong tổ chức, triển khai; đội ngũ
cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm trong tổ chức triển
khai và chỉ đạo xây dựng tạo lập và quản lý phát triển nhãn hiệu tập thể.
- Các hộ dân tham gia có nhiệt huyết và tâm huyết trong việc phát triển
thương hiệu sản phẩm của làng nghề;
1.2. Khó khăn

- Sự hiểu biết của người dân trong vùng dự án về SHTT còn hạn chế.
- Sản xuất nhỏ lẻ chưa tập trung cũng ảnh hưởng tới quá trình thương
mại hóa sản phẩm.
- Diện tích chè tập trung trong nhiều hộ dân trong vùng dự án, sự kiểm
soát chất lượng sản phẩm chè còn khó khăn.
2. Công tác tổ chức
2.1. Thành lập ban quản lý dự án
- Ban quản lý dự án gồm 6 người: 01 trưởng ban, 01 phó ban và 04 ủy viên.
- Ban quản lý dự án giúp cho đơn vị chủ trì điều hành quản lý dự án
trong 03 năm. Ban quản lý dự án có trách nhiệm tổ chức, quản lý, giám sát
thực hiện dự án theo đúng quy chế quản lý dự án. Nhiệm vụ cụ thể các thành
viên do trưởng ban phân công. Ban quản lý dự án làm việc kiêm nhiệm và
giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
- Ban quản lý dự án chỉ đạo, điều hành chung và quản lý dự án từ kinh
phí đến chỉ đạo thực hiện các nội dung dự án:

10


+ Điều tra, khảo sát sơ bộ và thu thập các thông tin tài liệu, cơ sở khoa
học cho việc triển khai dự án và xây dựng nhãn hiệu tập thể tại xã tiên phú
huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ và tại tỉnh Thái Nguyên.
+ Xác định cụ thể các chỉ tiêu cơ bản của sản phẩm nang nhãn hiệu tập thể
+ Xây dựng bộ chỉ tiêu về NHTT chè xanh Chùa Tà
+ Xác định tổ chức chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể
+ Xác định mẫu nhãn hiệu để đăng ký bảo hộ
+ Xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng NHTT
+ Đăng ký NHTT cho sản phẩm chè xanh Chùa Tà, Phù Ninh
+ Xây dựng hệ thống văn bản quản lý NHTT
+ Tổ chức quản lý NHTT

+ Xây dựng hệ thống phương tiện, quảng bá và khai thác giá trị NHTT
+ Phần kinh phí của dự án được chi trả cho tổ chức, cá nhân phối hợp
thực hiện nội dung công việc chính của dự án qua các hợp đồng thuê khoán
chuyên môn và hợp đồng kinh tế: Chi trả theo hình thức chuyển khoản hoặc
tiền mặt.
+ Phần kinh phí chi cho các công tác khác được chi theo đúng yêu cầu
của dự án. Các khoản chi theo đúng yêu cầu của tài chính.
2.2. Cơ quan phối hợp thực hiện dự án
- Công ty TNHH Giải pháp Minh Thương (Địa chỉ: Số 3B - Ngạch 102/2
Hoàng Đạo Thành - Quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội) đã phối hợp cùng
ban quản lý dự án, chủ nhiệm dự án thiết kế và phát hành các tài liệu giới
thiệu sản phẩm, biểu tượng, hệ thống tem nhãn sử dụng cho Nhãn hiệu tập thể
Chè xanh Chùa Tà: Hệ thống logo, tem nhãn, biển quảng cáo, bao bì sản
phẩm, xây dựng Website giới thiệu.
- Uỷ ban nhân dân xã Tiên Phú, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Tiên
Phú, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đã phối hợp cùng Ban quản lý dự án, chủ
nhiệm dự án trong việc điều tra, khảo sát, lựa chọn các hộ tham gia sử dụng
nhãn hiệu tập thể và triển khai các nội dung công việc phục vụ cho việc xây
dựng nhãn hiệu tập thể .
11


3. Chọn điểm, đối tượng, chọn hộ để tiếp nhận và triển khai thực hiện các
nội dung của dự án
Sau khi điều tra, khảo sát các hộ thuộc xã Tiên Phú huyện Phù Ninh, Ban
quản lý dự án, chủ nhiệm dự án tổng hợp số liệu lựa chọn ra 84 hộ đăng ký
tham gia xây dựng sử dụng nhãn hiệu tập thể.
Bảng 3. Danh sách hộ được lựa chọn tham gia xây dựng và sử dụng
NHTT
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

31

Họ và tên
Nguyễn Thị Hùng
Nguyễn Tiến Trình
Đào Thị Thương
Bùi Thị Trọng
Bùi Thị Thoại
Trịnh Văn Hùng
Trương Đức Tạo
Nguyễn Văn Đang
Bùi Văn Hồng
Nguyễn Thị Hà
Trương Thị Nguyệt
Lê Thị Hoa
Trần Quang Nhã
Lê Thị Na
Hứa Thị Thêm
Đỗ Thị Trường
Trần Thị Tám
Nguyễn Xuân Trác
Bùi Văn Khánh
Nguyễn Văn Được
Bùi Văn Hùng
Bùi Văn Hòa
Nguyễn Xuân Hùng
Tống Văn Nghĩa
Nguyễn Văn Tính
Đào Văn Hiệp
Trần Minh Tuấn

Trần Thị Cát
Tống Văn Toàn
Phạm Văn Lộc
Trần Thị Cảnh

Địa chỉ
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh

Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh

12

Ghi chú


STT
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47

48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72

Họ và tên
Nguyễn Văn Đức
Nguyễn Thành Công
Nguyễn Văn Thắng

Trần Thị Hải
Bùi Văn Huấn
Đỗ Thị Loan
Vũ Thị Hợi
Trần Hữu Tuệ
Trần Hữu Minh
Trần Hữu Thông
Trần Hữu Sơn
Trần Hữu Mạnh
Trần Ngọc Quang
Bùi Văn Tuấn
Bùi Thiện Chính
Nguyễn Văn Mưu
Nguyễn Văn Chất
Bùi Xuân Thắng
Bùi Việt Hùng
Trần Hữu Phúc
Ngô Dũng Tiến
Nguyễn Thị Lợi
Bùi Đức Mận
Đào Thị An
Trần Hữu Quang
Trần Thị Thanh
Phạm Hữu Nhuận
Nguyễn Thị Dần
Trần Thị Hòa
Bùi Văn Kỳ
Đỗ Thị Thời
Nguyễn Văn Bẩy
Nguyễn Thị Lân

Nguyễn Văn Đàn
Phan Đình Lộc
Nguyễn Thị Vỵ
Vũ Văn Thắng
Nguyễn Đình Tuấn
Hà Thị Thành
Bùi Văn Anh
Lê Thị Thắng

Địa chỉ
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh

Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh

13

Ghi chú


STT
73
74

75
76
77
78
79
80
81
82
83
84

Họ và tên
Cao Xuân Kiểm
Bùi Công Cường
Trần Hữu Trực
Nguyễn Thị Thế
Bùi Xuân Cao
Bùi Văn Công
Bùi Văn Nghĩa
Ngô Văn Trang
Bùi Văn Xuyên
Bùi Thị Chung
Trần Tiến Định
Đinh Thị Nhi

Địa chỉ
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh

Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh
Khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh

Ghi chú

II. Kết quả thực hiện các nội dung
1. Điều tra, khảo sát bổ sung thực trạng tại vùng dự án
- Thời gian: Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2014;
- Thành phần: Ban quản lý dự án, cán bộ trung tâm Ứng dụng tiến bộ
khoa học và công nghệ, cán bộ Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Tiên Phú,
huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.
- Địa điểm: Điều tra trên địa bàn xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh tỉnh Phú
Thọ và tại tỉnh Thái Nguyên.
1.1. Các tiêu chí điều tra
- Điều tra các điều kiện tự nhiên, xã hội, tình hình sản xuất chè, thu nhập
người dân;
- Quy trình kỹ thuật đang áp dụng cho trồng chè: phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật;
- Năng suất, chất lượng chè;
- Giống chè, diện tích;
- Phương pháp chế biến chè;
- Giá thành chè búp ....
14



- Ý kiến của các hộ nông dân khi triển khai dự án.
1.2. Phương pháp điều tra
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu: Thiết kế phiếu điều
tra chi tiết, mỗi xã điều tra, thu thập số liệu, theo dõi đo đếm và phỏng vấn
các vườn chè, tại các Hưng Long, Xuân Thuỷ, Xuân Viên và Lương Sơn, thu
thập số liệu qua phiếu điều tra chi tiết đến các hộ; khảo sát thực địa;
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan về
cây chè.
- Phương pháp chuyên gia, hội thảo: Tổ chức hội thảo với các Sở, Ban,
Ngành liên quan để tham gia đóng góp về các vấn đề liên quan đến nội dung
xây dựng nhãn hiệu tập thể.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
- Tư liệu có liên quan.
1.3. Kết quả khảo sát
1.3.1.Diện tích vườn
- Diện tích vườn 100 hộ điều tra là 20,8 ha;
- Diện tích trồng chè là: 104,2 ha.
1.3.2. Giống chè
- Giống gồm: Trung du, chè PH11, Lai 2 và một số giống chè khác
- Nguồn giống chủ yếu do phòng nông nghiệp huyện cấp thông qua dự
án, một phần mua viện chè Phú Hộ
- Tuổi cây chè 20% trồng 3-10 năm, 50% trồng 12-20 năm, 30% trên 20
năm.
- Giống trồng 95% giâm cành, 5% trồng bằng hạt
1.3.3 Chế biến
Các hộ dân thu hái chè và tiến hành chế biến chè theo phương pháp
truyền thống từ lâu đời.
1.3.4. Nước tưới
15



- Nguồn nước 35% có nguồn nước, 65% không có nguồn nước
- 100% số hộ chưa tưới cho chè
1.3.5. Tình hình sinh trưởng phát triển
Cây chè sinh trưởng phát triển tốt 45%, trung bình 50%, xấu 5%
1.3.6. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc chè đã được áp dụng
Kết quả điều tra các hộ trồng chè chưa có quy trình cụ thể nào để áp
dụng vào sản xuất, chủ yếu chăm sóc theo kinh nghiệm, được thực hiện như
sau:
- Phân bón: được bón theo tuổi cây, bón với liều lượng là:
+ Cây trồng mới 1-3 năm: Hàng năm tưới nước phân lợn 1-3 lần
+ Cây trồng từ 4- 9 năm: hàng năm bón bổ sung 120 kg đạm/ha
+ Cây trồng trên 10 năm: hàng năm bón 400 kg đạm/ha
- Phòng trừ sâu bệnh: Phun thuốc trừ các loại sâu như nhện, sâu ăn lá,
năm phun 4-10 lần; thời gian cách ly khoảng 5-7 ngày
- Một năm hái 6-10 đợt
1.3.7. Tiêu thụ
- Bán cho nhà máy sản phẩm chè đã được chế biến chưa ướp hương
30%, bán cho thương lái 50%
- Chế biến chè khô 20%
1.3.8.Các yếu tố hộ nông dân
- Quy mô: 12% hộ giàu, 75% trung bình, 13% hộ nghèo
- Công nghệ áp dụng: 50% số hộ có sử dụng máy hái và đốn chè
- Thu nhập: 5 triệu đồng/người/năm
1.3.9.. Hạch toán kinh tế
- Năng suất trung bình 10 tấn/ha chè tươi
- Thu nhập: Tổng thu 50 triệu đồng/ha
1.3.10. Lợi ích khi tham gia xây dựng nhãn hiệu tập thể


16


- Kết quả khảo sát ngoài tỉnh cho thấy: Khi các hộ sản xuất chế biến chè
tham gia xây dựng Nhãn hiệu tập thể và hưởng lợi từ việc sản phẩm chè có
nhãn hiệu tập thể là khá rõ ràng: giá trị thương mại của sản phẩm chè khô từ
chỗ từ 80-150/kg, sau khi có nhãn hiệu tập thể giá trị tăng lên gấp 2-3 lần.
- Các hộ khi tham gia vào xây dựng phát triển nhãn hiệu tập thể yên tâm
sản xuất, chế biến.
1.3.11. Khả năng tham gia xây dựng NHTT của các hộ trong vùng dự án
Các hộ sản xuất, chế biến và kinh doanh chè tại vùng dự án rất mong
muốn được tham gia xây dựng nhãn hiệu tập thể: Nhằm nâng cao trị thương
mại của sản phẩm chè, đồng thời quảng bá sản phẩm của mình trên địa bàn
tỉnh và các tỉnh trong nước.
1.3.12. Đề nghị của hộ dân
- 100% số hộ muốn được các cơ quan ban ngành hỗ trợ xây dững nhãn
hiệu tập thể cho sản Chè xanh Chùa Tà.
- Khi có nhãn hiệu tập thể muốn được các cấp, các ngành quan tâm tạo
điều kiện để Sản phẩm chè mang nhãn hiệu tập thể có thị trường tiêu thụ ổn
định.
1.4. Kết luận
- Diện tích đất vườn đồi mới khai thác của hộ tại huyện Phù Ninh có
diện tích lớn, tập trung ít chủ yếu các hộ có diện tích nhỏ (<0,2ha).
- Các hộ điều tra có đủ lao động phục vụ sản xuất; đa số hộ có thu nhập
trung bình;
- Các hộ đều có mong muốn được tham gia thực hiện dự án, nghiêm
chỉnh chấp hành tham gia các quy định của dự án

17



- Dự án triển khai trong phạm vi điều tra các hộ sản xuất là rất khả thi vì
đảm bảo được các yêu cầu của dự án và phù hợp với nguyện vọng của người
dân trồng chè của xã Tiên Phú.
2. Công tác tổ chức hội thảo, tập huấn
- Tổ chức tập huấn: Cơ quan chủ trì, Ban quản lý dự án phối hợp với
Uỷ ban nhân dân huyện Phù Ninh và Uỷ ban nhân dân xã Tiên Phú tổ chức
hội thảo, tập huấn, đào tạo cho tổ chức quản lý nhãn hiệu tập thể, các hộ dân
tham gia dự án các hộ nông dân trong vùng dự án.
Bảng 4. Tổng hợp các lớp tập huấn, đào tạo và hội thảo trong dự án

Địa điểm

Xã Tiên Phú

Xã Tiên Phú

Xã Tiên Phú

Thời gian
(ngày/tháng/n
ăm)
10/03/2015

22/3/2015

Số lượng người
tham dự
(người)
40


50

01/4/2015

30

Xã Tiên Phú

08/4/2015

50

Xã Tiên Phú

12/5/2015

40

18

Nội dung
Hội thảo xác định chọn các chỉ
tiêu áp dụng cho sản phẩm chè
mang NHTT “Chè xanh Chùa Tà”
Hội thảo lấy ý kiến đóng góp xây
dựng và hoàn thiện quy chế quản
lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể
Chè xanh Chùa Tà
Hội thảo thống nhất các tổ chức cá

nhân tham gia thực hiện nội dung
quản lý NHTT “ Chè xanh Chùa
Tà”
Hội thảo lấy ý kiến của những
người có kinh nghiệm trong sản
xuất chế biến và bảo quản chè
Chùa Tà
Hội thảo hoàn thiện quy trình cấp
và sử dụng tem nhãn đối với nhãn
hiệu tập thể Chè xanh Chùa Tà


Địa điểm

Xã Tiên Phú

Xã Tiên Phú

Thời gian
(ngày/tháng/n
ăm)
21-23/5/2015

01/04/2016

Số lượng người
tham dự
(người)

Nội dung


50

Tập huấn về NHTT, các quy chế
quy trình liên quan (3 lớp x 50
người/ lớp).

30

Tổ chức đào tạo kiến thức về thị
trường, tổ chức thương mại cho
cán bộ tổ chức quản lý NHTT và
hộ kinh doanh

Kết quả: Cơ quan chủ trì đã cung cấp đầy đủ các tài liệu trong từng cuộc
hội thảo,tập huấn, đào tạo cho các đối tượng tham gia. Số lượng người tham
gia đầy đủ với 390 lượt người, đúng đối tượng và đạt được một số kết quả
sau:
Về nhận thức chung cho thấy các hộ nông dân đã tiếp thu đầy đủ các nội
dung: Nắm bắt được nội dung, nội quy, quy chế chế độ chính sách của dự án,
quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia dự án. Bên cạnh đó, hộ nông dân
còn được tiếp cận với các kiến thức về sở hữu trí tuệ đặc biệt là các kiến thức
cần thiết để tham gia xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể.
Sau các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn và đào tạo kiến thức tổ chức
tham gia quản lý nhãn hiệu tập thể và người dân tham gia dự án đều nhận biết
được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản
phẩm chè xanh chùa tà cảu xã Tiên Phú huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Và có
quyết tâm cao trong việc tham gia triển khai thực hiện dự án.
Như vậy đơn vị chù trì thực hiện dự án đã tiến hành đầy đủ các hội thảo,
các lớp tập huấn và đào tạo kiến thức trong quá trình triển khai thực hiện dự án.


19


3. Xây dựng hệ thống văn bản quản lý NHTT
a) Quy chế quản lý và sử dụng NHTT “Chè xanh Chùa Tà”: Đã xây
dựng được quy chế sau thống nhất tại hội thảo lấy ý kiến và được các cá nhân
tham gia sử dụng nhãn hiệu tập thể đồng thuận.
b) Quy trình cấp và sử dụng tem nhãn đối với NHTT “Chè xanh Chùa
Tà”:
c) Quy chế kiểm soát chất lượng sản phẩm chè mang NHTT “Chè xanh
Chùa Tà
d) Quy trình kỹ thuật chế biến và bảo quản chè Chùa Tà
4. Xây dựng hệ thống phương tiện, quảng bá và khai thác giá trị NHTT
a) Phối hợp với Công ty TNHH Giải pháp Minh Thương (Địa chỉ: Số 3B
- Ngạch 102/2 Hoàng Đạo Thành - Quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội)
thiết kế và phát hành các tài liệu giới thiệu sản phẩm, biểu tượng, hệ thống
tem nhãn sử dụng cho Nhãn hiệu tập thể Chè xanh Chùa Tà: Hệ thống logo,
tem nhãn, biển quảng cáo, bao bì sản phẩm.
b) Triển khai một số chương trình hoạt động quảng bá Nhãn hiệu tập thể
Chè xanh Chùa Tà trong các hội chợ, trên các phương tiện truyền thông: Xây
dựng phóng sự phát sóng trên đài phát thanh truyền hình tỉnh Phú Thọ, đăng
bài trên báo Phú Thọ quảng cáo về nhãn hiệu tập thể Chè xanh Chùa Tà.
c) Xây dựng phương án thương mại hóa cho Chè xanh Chùa Tà Phù
Ninh: thông qua kênh tiêu thụ bán lẻ và tại các siêu thị trên địa bàn trong
nước ( Giới thiệu sản phẩm tại siêu thị aloha việt trì, và một số quầy hàng bán
lẻ). Chưa giới thiệu được sản phẩm tại siêu thị tại Hà Nội.

20



×