Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÀI THU HOẠCH BDTX MN 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.71 KB, 11 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRÀNG ĐỊNH

TRƯỜNG MNNT XÃ ĐẠI ĐỒNG

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Năm học 2017 - 2018
Họ và tên giáo viên: Triệu Thị Thu Trang
Lớp: 4 tuổi A1
Tên Môdunle: Đặc điểm phát triển thể chất, những mục tiêu và kết
quả mong đợi ở trẻ mầm non về thể chất.
Mã Môdunle: MN1
Phần 1: Lý thuyết
1. Tên chuyên đề bồi dưỡng: Đặc điểm phát triển thể chất, những mục
tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thể chất.
2. Lí do chọn chuyên đề:
Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay
từ thủa lọt lòng chúng ta cần trang bị cho trẻ một hành trang vững chắc mà mỗi
con người cần phải có để bước và cuộc sống xã hội. Và yếu tố không thể thiếu
trong hành trang ấy là giáo dục thể chất cho trẻ. Giáo dục thể chất là một bộ
phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện. Nhiệm vụ của giáo dục thể
chất là rèn luyện sức khỏe cho trẻ, để trẻ có thể thích nghi với môi trường sống,
giúp trẻ có tính độc lập biết làm chủ vận động của mình và định hướng trong
không gian, khơi dậy ở trẻ lòng yêu thích thể dục, có khả năng học tập ở trường
phổ thông, có khả năng hoạt động sáng tạo, tích cực trong nhũng năm tiếp theo.
Giáo dục thể chất giữ vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển
của trẻ. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây
đặc biệt chú trọng đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Tuy nhiên
trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, tình hình sức khỏe của trẻ còn
nhiều điều đáng lo ngại. Còn nhiều trẻ mắc bệnh còi xương suy dinh dưỡng, các
bệnh về đường ruột,... các điều kiện về đảm bảo chăm sóc sức khỏe của trẻ còn


nhiều thiếu thốn. Cơ sở vật chất ở trường và gia đình còn hạn hẹp, chưa đảm bảo
vệ sinh môi trường cho trẻ sinh hoạt học tập. Vì vậy giáo dục thể chất cho trẻ ở
nước ta cần được tiến hành một cách mạnh mẽ toàn diện, cần được sự quan tâm
của toàn xã hội tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất. Chính vì thế là một giáo
viên mầm non tương lai tôi rất quan tâm đến vấn đề giáo dục thể chất cho trẻ
nên tôi chọn chuyên đề tự bồi dưỡng là: “Đặc điểm phát triển thể chất những
mục tiêu và kết quả mong đợi trẻ mầm non về thể chất”.
3. Một số khái niệm liên quan:
Khái niêm về giáo dục “Giáo dục (theo nghĩa rộng - nghĩa xã hội học) là một
quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích và
có kế hoạch, thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và


người được giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài
người” , “Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là bộ phận của quá trình sư phạm (quá trình
giáo dục), là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ,
những nét tính cách, những hành vi và thói quen cư sử đúng đắn trong xã hội
thuộc các lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lao động và học tập, thẩm mĩ, vệ
sinh,....
*Khái niệm về giáo dục thế chất
Giáo dục thế chất là một quá trình sư phạm nhằm truyền thụ và lĩnh hội
những tri thức văn hóa thể chất của thế hệ trước cho thế hệ sau giải quyết các
nhiệm vụ giáo dục thể chất.
Giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục mà đặc trung của nó thế hiện ở
việc giảng dạy các động tác nhằm hoàn thiện về mặt hình thể và chức năng sinh
học của cơ thể người; hình thành, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động và phát
triển các tốt chất thế lực của cơ thể người.
* Khái niệm trẻ em
Có quan niệm cho rằng trẻ em là “người lớn thu nhỏ” lại, sự khác nhau
(về cơ thể, tư tưởng, tình cảm) chỉ ở tầm cỡ, kích thước chứ không khác nhau về

chất. Theo J.J Rutxo (1712 - 1778) trẻ em không phải là người lớn cũng có thể
thu nhỏ lại và người lớn không phải lúc nào cũng có thể hiểu được trí tuệ,
nguyện vọng, tình cảm độc đáo của trẻ vì trẻ có những cách nhìn, suy nghĩ và
cảm nhận riêng. Tâm lí học duy vật biện chứng khắng định: Trẻ em là đứa trẻ,
nó vận động, phát triển theo quy luật riêng của trẻ. Ngay từ khi ra đời là một con
người, có nhu cầu giao tiếp với người lớn. Sự khác biệt giữa trẻ và người lớn là
về chất.
* Khái niệm giáo dục thế chất cho trẻ mẫu giáo
Giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo là quá trình tác động nhiều mặt vào cơ
thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lí nhằm làm cho cơ thể trẻ
phát triển đều đặn, sức khỏe được tăng cường, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn
diện Giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo sẽ chuẩn bị thể chất cho trẻ, nghiã là
đảm bảo những yêu cầu về các chỉ số phát triển thể chất và các kĩ năng thực hiện
bài tập thể chất phù hợp với từng lứa tuổi. Các chỉ số thực hiện các bài tập thể
chất trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ như khoảng cách, số lần, thời
gian, độ xa...
 - Khẩu phần ăn là tiêu chuẩn của một người trong một ngày để đảm bảo nhu cầu
về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
- Đảm bảo vệ sinh ăn uống nhằm giúp cơ thể trách được bệnh tật theo bộ y tế
thống kê nước ta nhiễm khuẩn đường ruột qua đường ăn uống là nguyên nhân
gây tử vong
- Ngủ là nhu cầu sinh lý của cơ thể nhằm phục hồi lại trạng thái bình thường
của các tế bào thần kinh trung ương sau một thời gian thức dài, căng thẳng mẹt
mỏi đối với trẻ.
- Vệ sinh cá nhân là một nội dung cần thiết, cần phải rèn cho trẻ thói quen, ngay
từ khi còn bé để sau này lớn lên có thói quen tốt.
- Môi trường không khí là nơi trẻ sống, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển
trạng thái sức khỏe của trẻ.



- Bỏng là tổn thương cơ thể do tác dụng trực tiếp sức nóng, nhiệt độ cao, luồng
điện hóa chất bức xạ... gây nên
4. Mục tiêu cần đạt sau khi bồi dưỡng: Giáo viên nắn được đặc điểm
phát triển thể chất của trẻ mầm non, những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thể
chất của làm nền tảng để cham sóc và giáo dục thể chất cho trẻ phù hợp.
Giáo viên xác định được mục tiêu avf kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về
thể chất từ đó vận dụng những phương pháp hợp lí để nâng cao hiệu quả phát
triển thể chất cho trẻ.
Giáo viên bảo đảm tính khách quan trong việc đánh giá mức độ phát triển
thể chất của trẻ.
5. Hình thức bồi dưỡng: Tự học và tham gia các lớp bồi dưỡng cấp trên
tổ chức
6. Kế hoạch bồi dưỡng/tự bồi dưỡng: Vào đầu năm học bản thân tôi đã
đăng kí và lập kế hoạch để bồi dưỡng
7. Quá trình bồi dưỡng/tự bồi dưỡng: Quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
trong tháng 10 năm học 2017 - 2018
8. Những kết quả (kiến thức, kỹ năng, nhận thức....) đạt được sau bồi
dưỡng.
* Kiến thức:
Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo : Đây là thời kì thuận lợi để
trẻ tiếp thu và củng cố các kĩ năng cần thiết. Trẻ em lứa tuổi này lớn nhanh, cảm
thấy như gầy hơn, mất vẻ tròn trĩnh, mập mạp đã có ở tuổi nhà trẻ. Đặc trung
của trẻ lứa tuổi này là cơ thể phát triển chưa ổn định và khả năng vận động còn
hạn chế.
a. Hệ thần kinh
Từ lúc trẻ mới sinh ra, hệ thần kinh của trẻ chưa chuẩn bị đầy đủ dể thực hiện
các chức năng của mình. Hệ thần kinh thực vật được phát triển hơn. Trẻ từ 4 - 6
tuổi, quá trình ức chế tích cực dần dần phát triển, trẻ đã có khả năng phân tích,
đánh giá, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và phân biệt được sự vật hiện
tượng xung quanh.

b. Hệ vận động (bao gôm hệ xương, hệ cơ và khớp)
Hệ xương của trẻ chưa hoàn toàn cốt hóa, thành phần hóa học xương của
trẻ có nhiều nước và chất hữu cơ hơn chất vô cơ so với người lớn, nên có nhiều
sụn xương, xương mềm, dễ bị cong, gẫy.
Hệ xương của trẻ mẫu giáo phát triển yếu, tổ chức cơ bắp còn ít, các sợ cơ
nhỏ, mảnh, thành phần nước trong xương tương đối nhiều nên sức mạnh cơ bắp
còn yếu, cơ nhanh mệt mỏi. Vì vậy cần có sự xen kẽ hợp lý giữa hoạt động và
nghỉ ngơi cho trẻ.
Khớp của trẻ có đặc điểm là 0 khóp còn nông, cơ bắp xung quanh khóp
còn mềm yếu, dây chằng lỏng lẻo, tính vững chắc của khớp còn tương đối kém.
Hoạt động vận động phù họp với lứa tuổi của trẻ sẽ giúp khóp được rèn luyện,
từ đó tăng dần tính vững chắc của khớp.
c. Hệ tuần hoàn
Đây là hệ thống đường ống khép kín do tim và mạch cấu tạo thành, còn gọi
là hệ tim mạch. Vận động của tim chủ yếu dựa vào co bóp của tim. Sức co bóp


cơ tim của trẻ yếu, mỗi lần co bóp chỉ chuyển đi được một lượng máu rất ít,
nhưng mạch đập nhanh hon ở người lớn. Trẻ càng nhỏ tuổi thì tần số mạch đập
càng nhanh. Điều hòa thần kinh tim ở trẻ còn chưa hoàn thiện nên nhịp co bóp
dễ mất ổn định, cơ tim dễ hưng phấn và chóng mệt mỏi khi tham gia vận động
kéo dài. Nhưng khi thay đổi hoạt động, tim của trẻ nhanh hồi phục. Đe tăng
cường công năng của tim, khi cho trẻ luyện tập,nên đa dạng hóa các bài tập,
năng dần lượng vận động cũng như cường độ vận động, phối hợp động và
tĩnh một cách nhịp nhàng.
d. Hệ hô hấp
Hệ hô hấp được cấu thành bởi đường hô hấp gồm: mũi, mồm, họng, khí
quản, nhánh phế quản và phổi. Đường hô hấp của trẻ em tương đối hẹp, niêm
mạc đường hô hấp mềm mại, mao mạch phong phú, dễ phát sinh nhiễm cảm.
Khí quản của trẻ em nhỏ, không khí đưa vào ít, trẻ thở nông nên khả năng chao

đổi không khí của phổi kém. Thở nông làm cho không khí phổi chưa ổn định,
tạo nên sự ứ đọng không khí ở phổi, do đó nên tiến hành cho trẻ tập thể dục ở
ngoài trời nơi không khí thoáng mát. Khi vận động, cơ thể trẻ đòi hỏi lượng
chao đổi khí tăng lên rõ rệt, điều này thúc đẩy các tế bào phổi tham gia vào vận
động hô hấp tăng lên, nâng cao tính đàn hồi của thành phổi, cơ hô hấp mạnh dần
lên, tăng lượng thông khí phổi và dung tích sống.
Bộ máy hô hấp của trẻ con nhỏ không chịu đựng được những vận động
kéo dài liên tục, những vận động đó sẽ làm cho các cơ đang vận động trong quá
trình luyện tập sẽ tạo điều kiện cho cơ thể trẻ thích úng với việc tăng lượng oxy
cần thiết và ngăng ngừa được sự xuất hiện của lượng oxy quá lớn của cơ thể.
e. Hệ trao đối chất
Cơ thể trẻ đang phát triển đòi hỏi bổ sung liên tục năng lượng tiêu hao và
cung cấp các chất tạo hình để kiến tạo các cơ quan và mô. Quá trình hấp thụ các
chất ở trẻ vượt cao hơn quá trình phân hủy và đốt cháy. Tuổi càng nhỏ thì quá
trình lớn lên và sự hình thành các tế bào và mô của trẻ diễn ra ngày càng mạnh.
Khác với người lớn, ở trẻ em năng lượng tiêu hao cho sự lớn lên và dự trữ chất
nhiều hơn là cho hoạt động cơ bắp. Do vậy, khi trẻ hoạt động vận động
quá mức, ngay cả khi dinh dưỡng đầy đủ thường dẫn đến tiêu hao năng lượng
dư trong các cơ bắp và đọng lại nhũng sản phẩm độc hại ở các cơ quan trong quá
trình trao đổi chất. Điều này gây cảm giác mệt mỏi cho trẻ và ảnh hưởng không
tốt đến công năng hoạt động của cơ bắp và hệ thần kinh, làm giảm độ nhạy cảm
giữa hệ thần kinh trung ương và những dây thần kinh điều khiển hoạt động của
cơ bắp. Sự mệt mỏi của các nhóm cơ riêng lẻ xuất hiện nếu kéo dài hoạt động
liên tục của từng nhóm cơ. Do đó cần thường xuyên thay đổi vận động của các
cơ, chọn hình thức vận động phù họp với trẻ.
* Ý nghĩa của giáo dục thể chất đối với trẻ mẫu giáo
Sức khỏe là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là
nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Đe đảm bào
cho sự tăng trưởng của xã hội mai sau, việc phát triển nhân tố con người, nguồn
lực con người phải tiến hành không ngừng ngay khi từ khi trẻ mới sinh, thậm trí

ngay từ khi trẻ vẫn đang còn là bào thai bé nhỏ nằn trong bụng mẹ. vì vậy công
tác chăm sóc - giáo dục trẻ, đặc biệt là giáo dục thể chất có ý nghĩa đặc biệt quan


trọng đối với sự phát triển của trẻ nói riêng và nguồn lực nói chung.
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn
diện. Đó là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể thông qua việc rèn luyện cơ
thể và hình thành nên các kĩ xảo vận động, tổ chức sinh hoạt và giữ gìn vệ sinh
nhằm làm cho cơ thể phát triển hài hòa, cân đối, sức khỏe được tăng cường làm
cơ sở cho sự phát triển toàn diện về nhân cách. Giáo dục thể chất cho trẻ trước
tuổi đến trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trước hết đây là giai đoạn trẻ
phát triển mạnh mẽ về cả hệ thần kinh, hệ xương, bộ máy hô hấp đang dần hoàn
thiện và phát triển mà cơ thể trẻ quá non nớt, dễ bị lệch lạc, mất cân đối. Vì thế
nếu không được chăm sóc, giáo dục thể chất đúng đắn thì sẽ gây nên những
thiếu sót trong sự phát triển cơ thể của trẻ mà sau này khó có thể khắc phục
được. Ngoài ra, sự phát triển thể chất còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển
tâm lý và sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Và có thể nói, mọi hoạt động của
trẻ có thể thành công được đều dựa vào trạng thái sức khỏe của trẻ. Do đó, nếu
cơ thể trẻ được khỏe mạnh sẽ làm cho trẻ yêu đời và tri giác cái đẹp một cách
sâu sắc hơn, tinh tế hon. Hon nữa, trẻ có khả năng sáng tạo ra cái đẹp trong các
hoạt động và đời sống hằng ngày, cơ thể trẻ phát triển cân đối, hài hòa là một
biểu hiện cao của tính thẩm mỹ. Giáo dục thể chất còn có mối liên hệ chặt chẽ
đến giáo dục lao động. Thể dục giúp cho trẻ có một sức khỏe dẻo dai, có các
thao tác vận động chính xác, có cảm giác tốt về nhịp điệu và định hướng không
gian nhanh nhẹn. Từ đó sẽ giúp trẻ dễ dàng hình thành các nhiệm vụ được giao.
Ở nước ta, giáo dục thể chất đang ngày được quan tâm chú trọng. Đây
được coi là một trong những nhiêm vụ hàng đầu của giáo dục nói chung và
trường mầm non mẫu giáo nói riêng, bởi lẽ sực khỏe là vốn quý giá nhất, có ý
nghĩa sống còn của con người. Tuy nhiên, tình hình sức khỏe ở nước ta còn rất
nhiều vấn đề đáng lo ngại, vẫn còn nhiều trẻ mắc bệnh còi xương, suy dinh

dưỡng, vác bệnh về đường hô hấp và đường ruột,... Ngoài ra, điều kiện giáo dục
và chăm sóc sức khỏe của trẻ còn nhiều thiếu thốn, cơ sở vật chất ở các trường
và gia đình còn quá hạn hẹp, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường cho trẻ sinh hoạt
và học tập.
              Nghiên cứu khái niệm về thể chất.
Thể chất là lượng cơ thể của con người có thể vận dụng vào thực hiện
một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao.
Phạm trù thể chất thông thường bao gồm có 4 mặt sau
Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển về hình thái, cấu trúc cơ thể bao
gồm trình độ phát dục sinh trưởng, thể hình và tư thế thân người của con người,
sinh trưởng chủ yếu, chỉ quá trình biến đổi của cơ thể từ nhỏ đến lớn, từ nhẹ đến
nặng, từ thấp đến cao, nó phản ánh quá trình biến đổi dần của khối lượng cơ thể,
kết quả của phát dục, phát dục chỉ quá trình biến đổi không ngừng của tế bào,
các cơ quan, sự hoàn thiện dần của khối lượng cơ thể, kết quả của phát dục, phát
dục chỉ quá trình biến đổi không ngừng của tế bào, các cơ quan, sự hoàn thiện
dần hình thái và sự thành thục dần chức năng của cơ thể phản ánh quá trình biến
đổi phức tạp về chất lượng. Cơ thể con người sinh trưởng và phát dục của cơ thể
con người có mối quan hệ chặt chẽ, dựa vào nhau tồn tại, thúc đẩy nhau phát
triển, hình thể bình thường, tư thế đẹp của cơ thể cũng phản ánh một phần mức


độ hoàn thiện các chức năng sinh lí của cơ thể.
Năng cơ thể là biểu hiện năng lực tham gia vận động thể lực, nó bao gồm
2 mặt: Tố chất thể lực và năng lực hoạt động cơ bản của cơ thể, quá trình phát
triển năng lực cơ thể là nhân tố quan trọng, thúc đẩy hình thái, cấu trúc sự nhịp
nhàng giữa các chức năng sinh lí của cơ thể phát triển
Năng lực thích ứng của cơ thể là biểu hiện năng lực thích ứng của cơ thể
Đối với môi trường bên ngoài, trong đó có cr năng lực cơ thể là nhân tố quan
trọng thúc đẩy hình thái
Trạng thái tâm lí là biểu hiện tình cảm ý chí cá tính của con người, trạng

thái tâm lí, bởi vì để cho trẻ có trạng thái tâm lí tốt, giáo viên cần phải rèn luyện
trạng thái tâm lí tốt, không chỉ trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nói riêng
mà còn có cae trong cuộc sống hàng ngày, giáo viên cần hiểu rõ khái niệm về
sức khỏe của con người, tinh thần và xã hội.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.
Phát triển thể chất là quá trình thay đổi hình thái và chức năng sinh dục
của cơ thể con người, là tổng hợp các đặc tính về hình thái của cơ thể con
người.Cơ thể đặc trưng cho quá trình trưởng thành của cơ thể ở mỗi giai đoạn
phát triển
Mục tiêu giáo dục mầm non là tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển thể
chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm và thẩm mỹ.
Nói đến sự phát triển thể chất ở trẻ em là đề cập đến sự lớn lên của trẻ về
mặt hình thể bên ngoài. Những thay đổi và hoàn thiện chức năng của các cơ
quan tương ứng với từng độ tuổi
Đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ em dựa vào các chỉ số như: Nhịp
tim, nhịp hô hấp, huyết áp.
Sự phát triển trheer chất ở trẻ em khác nhau ở các lứa tuổi khác nhau, tuy
nhiên trong cùng một độ tuổi sự phát triển thể chất diễn ra theo những quy luật
nhất định. Sự phát triển thể chất có lien qua chặt chẽ với các yếu tố di truyền và
môi trường sống của trẻ em. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến các lĩnh vực phát
triển vận động và tinh thần của trẻ em.
Trong sáu tháng đầu trẻ em có đặc điểm phát triển mạnh mẽ tất cả các cơ
quan và hệ cơ quan của cơ thể. Trẻ em sinh ra được thừa hưởng những đặc điểm
sinh vật, những đặc điểm này là cơ sở cho sự phát triển thể chất và tâm lí ở gia
đình, sau những yếu tố quyết định từ những tháng đầu tiên trong cuộc đời đứa
trẻ đó là môi trường xung quanh và sự giáo dục.
Tuổi nhà trẻ: Trẻ em từ 3 đến 36 tháng tuổi một trong những chỉ số quan
trọng của sự phát triển thể chất là sự tăng cân bình thường, ngoài ra cần chú ý
đến chỉ số chiều cao, kích thích vòng đầu mọc răng, tình trạng các hệ cơ, hệ
xương, hệ thần kinh, các cơ quan nội tạng cũng như phát triển tâm lí có ý nghĩa

to lớn đối với sự phát triển cân đối ở trẻ em.
Tuổi mẫu giáo: Trẻ em từ 3 đến 6 tuổi đây là thời kỳ thuận lợi để trẻ tiếp
thu và củng cố các kỹ năng cần thiết, trẻ em lứa tuổi này lớn nhanh, cảm thấy
như gầy hơn, mất vẻ tròn tĩnh mập mạp đã có ở tuổi nhà trẻ. Đặc trưng của trẻ
em ở lứa tuổi mẫu giáo là cơ thể phát triển chưa ổn định và khả năng vận động
còn hạn chế


Yếu tố ảnh hưởng đến thể chất là chế độ dinh dưỡng, bệnh tật và sự chăm
sóc sức khỏe, yếu tố tình cảm, di truyền biến dị, bệnh tật môi trường rèn luyện
thể lực và hoạt động thể thao, trong đó hoạt động thể dục, thể thao khoa học,
thích hợp với trẻ em là một yếu tố tích cực nhất để tăng cường thể chất cho trẻ.
Hệ trao đổi chất :
Cơ thể trẻ đang phát triển đòi hỏi bổ sung liên tục năng lượng tiêu hao và
cung cấp các chất tạo hình, để kiến tạo các cơ quan và mô. Quá trình tiếp thu các
chất ở trẻ, vượt cao hơn quá trình phân hủy và đốt cháy. Tuổi càng nhỏ thì quá
trình lớn lên và sự hình thành các tế bào và mô của trẻ diễn ra càng mạnh, khác
với người lớn ở trẻ em năng lượng tiêu hao, năng lượng dự trữ chất nhiều hơn là
cho hoạt động cơ bắp và hệ thần kinh làm giảm độ nhạy cảm.
Do vậy khi trẻ vận động quá mức, ngay cả khi dinh dưỡng đầy đủ.
Thường dẫn đến tiêu hao năng lượng dự trữ trong các cơ bắp và đọng lại những
sản phẩm độc hại ở các cơ quan trong quá trình trao đổi chất, điều này gây cảm
giác mệt mỏi cho trẻ và ảnh hưởng không tốt đến công năng hoạt động của cơ
bắp và hệ thần kinh, làm giảm độ nhạy cảm giữa hệ thần kinh trung ương và
những dây thần kinh điều khiển, sự hoạt động của cơ bắp, sự mệt mỏi của các
nhóm cơ riêng lẻ xuất hiện, nếu kéo dài hoạt động liên tục của từng nhóm cơ,
chọn hình thức phù hợp với trẻ.
2. Đánh giá chế độ hàng ngày :
Ngoài tiết học thể dục, hàng ngày giáo viên cần cho trẻ tập thể dục sáng,
dạo chơi, chơi trò chơi vận động, thể dục chống mệt mỏi trong hoạt động học

mang tính tĩnh, vận động sau giấc ngủ trưa.
Phần II. Vận dụng thực tiễn
1. Mô tả quá trình vận dụng kết quả bồi dưỡng ( kiến thức, kỹ năng,
nhận thức) vào thực tiễn hoạt động giáo dục, giảng dạy
Qua trình giáo dục phát triển thể chất bao gồm các nội
dung và phương pháp sau
Trước tiên người giáo viên phải nắm được những yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển thể chất của chúng làm nền tảng để chăm sóc và giáo dục thể chất cho
trẻ phù hợp.
VD: Với những hoạt động thể dục đơn giản là vui chơi và vận động trò
chơi “ Như đuổi bắt, rồng rắn lên mây, TC chạy tiếp sức… đây cũng chính là
những hoạt động thể dục yêu thích của trẻ, thế nên GV tổ chức sắp xếp địa điểm
phù hợp để cùng trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, hoặc cô có thể tuyên
truyền với phụ huynh động viên cả gia đình vui chơi cùng nhau, vừa tạo điều
kiện tốt cho trẻ vận động cải thiện sức khỏe vừa là gắn kết tình cảm gia đình, có
như vậy trẻ sẽ rất vui vẻ để cùng tham gia vào hoạt động vui tươi và bổ ích.
Đồng thời giáo viên cùng vận dụng phương pháp hợp lí để góp phần nâng cao
hiệu quả, chất lượng phát triển thể chất cho trẻ.
Muốn trẻ phát triển về mặt thể chất tốt giáo viên cần hiểu rõ khái niệm về
thể chất, những phạm trù liên quan đến thể chất nói chung và cho trẻ mầm non
nói riêng, nám được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ mầm
non.


Đối với trẻ mầm non các cơ quan của cơ thể trẻ mầm non còn non yếu,
khi cho trẻ rèn luyện thể chất, giáo viên cần chú ý đến nguyên tắc vừa sức,
nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp, nguyên tắc phối hợp giữa động và tĩnh cho
trẻ
Nếu giáo viên luyện tập cho trẻ không đảm bảo được tính nguyên tăc và
tính vừa sức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ làm cho trẻ

chóng mệt mỏi và ảnh hưởng đến hệ cơ quan của cơ thể trẻ.
Muốn trẻ mầm non phát triển đều về cả 5 mặt, trước hết cần phối hợp cả
giữa gia đình và nhà trường, cùng nhau thống nhất cách chăm sóc nuôi dưỡng
trẻ theo phương pháp tốt nhất vì: Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển về hình
thái, cấu trúc cơ thể bao gồm trình độ phát dục sinh trưởng, thể hình và tư thế
thân người của con người, sinh trưởng chủ yếu chỉ quá trình biến đổi của cơ thể
từ nhỏ đến lớn, từ nhẹ đến nặng, từ thấp đến cao. Bởi vì trẻ còn non nớt chưa
chủ động, chưa có ý thức đầy đủ, chưa thể tự điều chỉnh được trong quá trình
trưởng thành của cơ thể ở mỗi giai đoạn phát triển.
Vì vậy giáo viên ở lớp luôn tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển về thể
chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm và thẩm mỹ. Năm mặt này luôn phát triển
song song với nhau, để thúc đẩy sự lớn lên của trẻ về mặt hình thể bên ngoài,
những thay đổi và hoàn thiện chức năng của cơ quan tương ứng với từng độ tuổi
Để giáo viên đánh giá được sự phát triển thể chất của trẻ em, cần dựa vào
các chỉ số về hình thái và chức năng sinh hoạt của cơ thể
Chỉ số hình thái của trẻ bao gồm: chiều cao, cân nặng.
Để đánh giá được sự phát triển của trẻ cần dựa theo những quy luật nhất
định, sự phát triển thể chất có liên quan chặt chẽ với các yếu tố di truyền và môi
trường sống của trẻ nó ảnh hưởng trực tiếp đến đến các lĩnh vực phát triển vận
động và tinh thần của trẻ.
Trẻ lớp tôi đang phụ trách là trẻ lớp 4 tuổi A1 đây là thời kỳ thuận lợi để
trẻ tiếp thu và củng cố các kỹ năng cần thiết, trẻ ở lứa tuổi này nhanh lớn, cảm
thấy trẻ như gầy hơn, phát triển về chiều cao, trẻ đã mất đi vẻ tròn trĩnh, mập
mạp đã có ở tuổi nhà trẻ, trẻ ở lứa tuổi này phát triển chưa ổn định và khả năng
vận động của trẻ còn hạn chế.
Ngoài ra còn một yếu tố nữa cũng có ảnh hưởng đến thể chất là chế độ
dinh dưỡng, bệnh tật, chăm sóc sức khỏe, yếu tố tình cảm, di truyền biến dị,
bệnh tật, môi trường rèn luyện thể lực và hoạt động thể thao khoa học, thích hợp
Với trẻ em là một yếu tố tích cực nhất, có hiệu quả nhất để tăng cường thể chất
cho trẻ.

Theo tôi thấy về chế độ dinh dưỡng cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa
dinh dưỡng và tăng trưởng, nếu cơ thể trẻ cung cấp các chất dinh dưỡng đủ
lượng và đủ chất rất quan trọng cho sự phát triển thể chất cho trẻ, Trẻ suy dinh
dưỡng có ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh trung ương. Do vậy sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển các khả năng về trí tuệ và khả năng thích ứng bệnh tật
của trẻ sẽ rất yếu, nếu trẻ suy dinh dưỡng trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn làm giảm
hoặc là trẻ mất đi khả năng chống đỡ bệnh tật khi suy dinh dưỡng xảy ra ở trẻ
trong độ tuổi mầm non và cũng sẽ làm hạn chế sự phát triển bộ xương của trẻ,
gây cồi xương thấp bé.


Như ở lớp tôi đang phụ trách có một số trẻ suy dinh dưỡng, trẻ còi và rất
biếng ăn, trẻ còi xương nên ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ, trẻ thấp
bé và nhẹ cân, dẫn đến trẻ nhận thức chậm, chính vì vậy trong giờ ăn tôi thường
sắp xếp trẻ ngồi gần cô để cô luôn chú ý và động viên trẻ ăn để trẻ ăn ngon
miệng hơn và ăn được hết xuất cơm của mình. Tuy nhiên khả năng phục hồi của
trẻ không phải lúc nào cũng dễ dàng, cần có sự điều chỉnh hợp lí và phải có thời
gian.
Tuy nhiên trong những năm qua đã nhà trường đã rất chú trọng rất quan
tâm vào công tác chăm sóc nuôi dưỡng, bước đầu cũng đạt được một số kết quả
nhất định về chăm sóc sức khỏe của trẻ, sức khoẻ của giáo viên, phương pháp
dạy trẻ.
Trẻ em luôn được tất cả chúng ta chăm sóc. Đây là thời điểm mấu chốt
rất quan trọng, Đặc biệt là trẻ 4 -> 5 trẻ đang ở những bước phát triển mạnh về
nhận thức, tư duy, về ngôn ngữ, về tình cảm, cho nên giáo dục mầm non đã góp
phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ. Là trách nhiệm nặng nề, cao cả của
mỗi giáo viên mầm non tạo nên nền tảng vững chắc, là chặng đường khôn lớn
của trẻ. ở lứa tuổi mầm non vậy công việc chăm sóc giáo dục trẻ không thể thiếu
được.
Hoạt động học: Qua các tiết học tất cả các lĩnh vực có thể lồng ghép phát

triển vận động cho phù hợp( ví dụ: PTTM – âm nhạc: qua trò chơi âm nahcj trẻ
có thể phát triển linh hoạt đôi tay đôi chân qua các trò chơi như ai nhanh nhất,
thỏ nghe hát nhảy vào chuồng …Qua lĩnh vực PTNT lồng ghép qua các trò chơi
ôn luyện như tìm về đúng nhà, đi siêu thi, bật qua vòng…) nhũng hoạt động học
khi lồng ghép phù hợp có thể giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh sảng khoái khi trẻ được
vận động.
Hoạt động ngoài trời: Trẻ được phát triển thể chất thông qua các trò chơi
dân gian, trò chơi động và tĩnh và các đồ chơi ngoài trời có thể phát triển mọi
mặt về thể chất.
Ngoài ra trong năm học bản thân còn tự làm những đồ chơi phục vụ cho
chuyên đề phát triển vận động, nhìn chung các các đồ chơi đều rát phong phú và
đẹp mắt


2. Kết quả vận dụng ( những vấn đề đã thực hiện được và chưa thực
hiện được so với nội dung đã bồi dưỡng)
Cơ sở vật chất ngày càng khang chang, lớp học rộng rãi, đồ dùng phục
vụ chăm sóc nuôi dưỡng được trang bị đầy đủ. Trường có uy tín với phụ huynh
học sinh.100% trẻ
Nhà trường tổ chức ăn bán trú tại trường. Đa số phụ huynh làm nông
nghiệp, chưa quan tâm chăm sóc con cái nên tỉ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi đầu
năm ở trẻ còn khá cao: Chất lượng bữa ăn cân đối lượng thức ăn, đảm bảo đúng,
đủ định lượng và xuất ăn hàng ngày của trẻ. Với những đặc điểm tình hình nhà
trường như trên, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, đặc biệt là nhiệm vụ chăm
sóc giáo dục dinh dưỡng - Sức khoẻ cho trẻ, tôi đã thực hiện một số biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng trong trường mầm non
tạo lòng tin với các bậc phụ huynh, cô giáo luôn tuyên truyền tới các bậc phụ
huynh và luôn nhận được sự phối hợp của phụ huynh cùng thống nhất cách rèn
luyện thói quen cho trẻ về tình trạng rối loạn phát triển và tình trạng lùn, ảnh
hưởng của các yếu tố tình cảm cũng dẫn đến sự tăng trưởng phát triển của trẻ.

Mặc dù trẻ có dinh dưỡng đủ, nhưng trẻ bị bị lạm dụng tình cảm và bị bỏ
mặc , thiếu tình yêu thương, tình cảm của gia đình cũng ức chế sự bài tiết đủ hóc
môn tăng trưởng của trẻ làm cho trẻ bị rối loạn, hậu quả của sự thiếu hụt tình
cảm.
Do vậy giáo viên cần nhận thức một cách đầy đủ, đồng thời nên khai thác
hết giá trị của vận động cơ thể đối với sự phát triển tâm lí của trẻ em, sao cho
vận động của cơ thể tre em vừa có thể được rèn luyện, tăng cường thể chất, thúc
đẩy và phát triển tâm lí của các em một cách có ích, từ đó từ đó giúp các em
phát triển toàn diện về mọi mặt.
3. Đánh giá hiệu quả ( ưu điểm, hạn chế trong quá trình vận dụng)
* Ưu điểm:
- Nhà trường đã trang bị đầy đủ trang thiết bị, phòng thể chất cho trẻ, đẻ
trẻ thường xuyên được vận động với những phương pháp hợp lí để góp phần
nâng cao hiệu quả phát triển thể chất cho trẻ. Cô được đào tạo qua trường sư
phạm, được sự ủng hộ được phụ huynh, trẻ cùng lứa tuổi.
* Hạn chế:
Bản thân tuy là giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, có tinh thần trách nhiệm
trong công việc, song bên cạnh đó thời gian đầu tôi cũng vướng mắc về lĩnh vực
thể chất, chưa hiểu hết ý nghĩa tầm quan trọng của việc rèn luyện giáo dục thể
chất cho trẻ, nên dẫn đến việc chưa thật sự chú trọng về giáo dục thể chất cho
trẻ. Học qua module tôi nhận thấy giáo dục thể chất cho trẻ là một việc hết sức
quan trọng cho sự phát triển thể chất của trẻ và không thể thiếu để hỗ trợ cho sự
phát triển toàn diện của trẻ.
4. Bài học kinh nghiệm
Từ các biện pháp trên đã rút ra bài học kinh nghiệm khi rèn luyện các thói
quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ như sau:


Cô giáo cần phải ân cần nhẹ nhàng đối với trẻ, tổ chức các hình thức học
và chơi hấp dẫn trẻ

Luôn tạo cho trẻ một tinh thần thoải mái, lồng ghép các hành vi tốt về vệ
sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, không ăn thức ăn ôi thiu, rửa tay bằng xà
phòng dưới vòi nước chảy, rửa mặt đúng cách
Thường xuyên dạy trẻ, động viên giáo dục ở mọi lúc mọi nơi.
Thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh để phối hợp hướng dẫn về
các hành vi văn hóa tốt các thao tác vệ sinh ở lớp để cùng thống nhất cách dạy
trẻ các thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ.
Bản thân cô giáo cần nhiều thời gian để nghiên cứu ,tham khảo tài liệu qua
sách báo ,ti vi …. Đầu tư vào cách tổ chức, cách hoạt động sao cho phù hợp với
tiết dạy. Cô giáo làm nhiều đồ dùng đồ chơi, không ngừng rèn luyện năng lực,
học hỏi chị em đồng nghiệp, tham dự các hội thi từ đó phát huy tính tích cực cho
bản thân .
5. Những đề xuất kiến nghị
Ban giam hiệu nhà trường cho các chị em giáo viên đi thăm dự ở các
trường bạn
Tổ chức các cuộc thi làm đồ chơi tự tạo phục vụ riêng cho chuyên đề.
Trên đây là bài thu hoạch bồi dưỡng MN 1 của tôi trong quá trình thực hiện
không tránh khỏi những thiếu xót, khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự
đóng góp, sửa đổi, bổ sung, giúp đỡ của ban giám hiêu nhà trường cũng như các
đồng nghiệp góp ý cho bài thu hoạch của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Người viết bài thu hoạch

Triệu Thị Thu Trang



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×