Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Chế định thừa kế theo di trúc trong Luật Lamã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.89 KB, 8 trang )

MỞ BÀI
Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan
trọng trong các chế định pháp luật, là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ các
quyền của công dân. Chính vì vậy, thừa kế đã trở thành một nhu cầu không thể
thiếu được đối với đời sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng xã hội. Mỗi nhà
nước dù có các xu thế chính trị khác nhau, nhưng đều coi thừa kế là một quyền cơ
bản của công dân. Không nằm trong ngoại lệ, ngay từ xa xưa nhà nước La Mã đã
nhận thức rõ được tầm quan trong của việc thừa kế và từ đó đã xây dựng được
những chế định về thừa kế. Những chế định này được ghi nhận trong Luật pháp
của Lamã. Để đi sâu vào tìm. Đặc biệt là những chế định về thừa kế theo di chúc
được các nhà lập pháp Lamã xây dựng rất sáng tạo để pháp luật nước ta có thể học
hỏi để hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Vì vậy em xin chọn đề bài số 17 “ Phân tích
các điều kiện có hiệu lực của di chúc và cho ví dụ minh họa”

NỘI DUNG
I.
Quá trình phát triển của pháp luật về thừa kế
Trong thời kì cộng hòa, sự phát triển của các quan hệ sản xuất làm cho các quan
hệ gia đình gắn liền với các quan hệ sở hữu, các thành viên trong gia đình được
pháp luật quy định cho hưởng nhiều quyền lợi hơn các thời kì trước đó. Các thành
viên gia đình có các quyền lợi chung, do đó nếu người đứng đầu gia đình chết thì
tài sản được quyền cho các thành viên trong gia đình theo quy định của pháp luật.
Thừa kế theo di chúc xuất hiện muộn hơn thừa kế theo pháp luật nhưng được áp
dụng rộng rãi hơn. Thừa kế theo di chúc có ảnh hưởng rất lớn đến thừa kế theo
pháp luật. Đầu tiên thừa kế theo pháp luật được áp dụng đối với những người có
quan hệ huyết thống theo trực hệ và dần dần diện những người thừa kế được mở
rộng hơn bao gồm những người có quan hệ huyết thống
1


Trường hợp thừa kế theo di chúc, pháp luật quy định hình thức di chúc phải được


tuân theo những công thức bắt buộc và phức tạp. Vì vậy, việc lập di chúc có rất
nhiều trở ngại. Khi quan tòa giải quyết các tranh chấp về thừa kế cần phải tuyết đối
tuân theo những quy định khắt khe về lập di chúc để suy xét hiệu lực của di chúc.
Tính chất phức tạp trong việc lập di chúc trở nên không cần thiết nữa. Cho nên,
quan chấp chính cần xem xét vấn đề mới nảy sinh trong việc lập di chúc. Quan
chấp chính cần phải bảo vệ quyền lợi của tất cả mọi người, thậm chí theo luật của
quan người đó không được hưởng thừa kế, đồng thời quan chấp chính phải công
nhận di chúc được lập dưới hình thức đơn giản hơn
Theo nguyên tắc, quan chaasps chính không có quyền hủy bỏ, thay đổi các quy
định của pháp luật. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của công dân, quan chấp
chính có thể cho phép mọi người được thừa kế tài sản nếu họ có đủ các điều kiện
để nhận di sản thừa kế. Quyết định của quan chấp chính là vào cơ sở làm phát sinh
quyền sở hữu của người được thừa kế.
Vào thời kì đế chế độc tài, pháp luật về thừa kế được bổ sung nhiều các quy định
mới của luật quan. Ví dụ: như quan hệ thừa kế của mẹ và các con được các quan
tòa chấp nhận. Đặc biệt những nguyên tắc mới về thừa kế được ghi nhận trong các
quy định của hoàng đế Justinian.
II.

Khái niệm di chúc

Di chúc là quyết định của người có tài sản sau khi chết sẽ được chuyển tài sản
của mình cho người thừa kế. Theo pháp luật cổ thì việc chỉ định người thừa kế là
một nội dung đặc biệt của di chúc.
Trong trường hợp di chúc chỉ định cụ thể ai là người được thừa kế và được hưởng
bao nhiêu di sản thì người đó sẽ được hưởng theo chỉ định trong di chúc. Ngược lại
trong di chúc không nghi rõ ai được hưởng thừa kế (không có tên cụ thể) di chúc sẽ
vô hiệu
Người lập di chúc có thể không chỉ định người thừa kế theo di chúc vì người lập di
chúc không muốn trao tài sản cho ai, trường hợp này di chúc có thể chỉ định người

quản lí di sản thừa kế của những người thừa kế chưa thành niên.

2


Di chúc là giao dịch một bên (hành vi pháp lí đơn phương) vì nó thể hiện ý chí của
người lập di chúc. Chính vì vậy, di chúc chỉ có giá trị pháp lí nếu ngươi được chỉ
định trong di chúc thể hiện ý chí và nhận thừa kế theo di chúc đó.
Di chúc không được coi như một khế ước, bời vì người nhận thừa kế thể hiện ý chí
của mình sau khi người lập di chúc đã chết. Hành vi của người lập di chúc với
hành vi của người thừa kế theo di chúc độc lập với nhau.
Tính chất đơn phương của di chúc còn được thể hiện thông qua những quyền của
người lập di chúc. Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy di chúc
bất cứ lúc nào.
III. Các điều kiện có hiệu lực của di chúc
1. Năng lực của người lập di chúc
- Người lập di chúc phải có năng lực lập di chúc. Năng lực lập di chúc của người
lập di chúc đòi hỏi vào thời điểm lập di chúc. Người lập di chúc phải có năng lực
hành vi đầy đủ. Nhưng người không có năng lực hành vi như bị tâm thần, người
chưa thành niên và người phạm tội nghiêm trọng thì không được lập di chúc.
- Năng lực hành vi là năng lực của cá nhân, căn cứ vào dộ tuổi và khả năng nhận
thức. Luật La Mã quy định các mức độ năng lực hành vi:
+ Không có năng lực hành vi: là những người dưới 7 tuổi và những người điên.
Những người này không được phép tham gia vào các quan hệ kể cả các quan hệ
mang lại lợi ích cho họ ngoại trừ thừa kế.
+ Năng lực hành vi một phần: Nữ từ 7 đến 12 tuổi, nam từ 7 đến 14 tuổi và không
bị điên: Những người này được tham gia vào tất cả giao dịch dân sự cho riêng
mình, có lợi cho mình mà không phải gánh chịu nghĩa vụ. Nhưng đối với các giao
dịch làm phát sinh hay chấm dứt một quyền tài sản thì phải có sự chứng nhận của
người giám hộ.

+ Năng lực hành vi đầy đủ: Nữ đủ 12 tuổi, nam đủ 14 tuổi và không bị điên:
Những người này có năng lực hành vi đầy đủ nhưng nếu họ vẫn con phụ thuộc vào
người giám hộ thì đối với những quan hệ làm giảm tài sản tăng nghĩa vụ phải có sự
chứng nhận của người giam hộ. Tất cả những người trên 25 tuổi được tham gia vào
tất cả các quan hệ.
3


Ví dụ: Ông A 50 tuổi ( không bị các bệnh về tâm thần) đang bị bệnh nặng sắp chết.
Ông A muốn sau khi chết để lại toàn bộ tài sản cho con trai mình=>Ông A viết di
chúc để lại toàn bộ tài sản cho con
2. Hình thức của di chúc
Thời kì cổ đại thì hình thức của di chúc đòi hỏi phức tạp nhưng dần đân được đơn
giản hóa. Tuy nhiên trong luật của hoàng đế Justinian hình thức của di chúc yêu
cầu phức tạp, chặt chẽ
- Nếu di chúc là di chúc miệng phải có đủ 7 người làm chứng
Ví dụ: Ông B bị bệnh nặng đang hấp hối trong bênh viện. Trước khi mất ông di
chúc bằng miệng rằng để lại toàn bộ tài sản cho vợ của ông trước sự làm chứng của
7 bác sĩ trong phòng bệnh (di chúc miệng có hiệu lực)
- Nếu di chúc bằng văn bản : Không bắt buộc hình thức nghiêm ngặt
Di chúc có thể do người lập di chúc tự viết hoặc có xác nhận của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền bằng cách người lập di chúc thể hiện ý chí của mình trước quan tòa.
Quan tòa lập biên bản ghi nội dung của di chúc, hoặc người lập di chúc có thể yêu
cầu quan chấp chính xác nhận di chúc
Di chúc có thể lập dưới hình thức sau:
Người lập di chúc viết di chúc sau đó gửi lưu giữ tại phòng chưởng khế, sau khi
người lập di chúc chết thì di chúc đó được công bố
Ví dụ: Ông C đã ngoài 70 tuổi, già yếu, muốn viết di chúc để lại toàn bộ tài sản của
mình cho con trai ông là D,E. Di chúc có hiệu lực khi di chúc của ông mang di
chúc đó gửi giữ tại phòng chưởng kế

3. Người chỉ định trong di chúc
Người chỉ định trong di chúc phải có năng lực hưởng thừa kế
+Người lập di chúc phải chỉ định cụ thể ai là người thừa kế. Nhưng trong trường
hợp di chúc không chỉ định rõ ràng, cụ thể thì di chúc đó không có giá trị
Ví dụ: Ông F viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho các con là ½ tài sản của ông,
các cháu ½ tài sản => di chúc không có hiệu lực
4


Ví dụ: Ông F viết di chúc để lại ½ tài sản của mình cho các con M,N (phần bằng
nhau), ½ tài sản cho T,Q (bằng nhau)=> di chúc có hiệu lực
+Nếu di chúc chỉ định thai nhi được hưởng thì thai nhi đó phải được hình thành
vào thời điểm người lập di chúc chết. Trong trường hợp thai nhi đó hình thành sau
thời điểm người lập di chúc chết, di chúc này không có giá trị. Cụ thể: “người thừa
kế” là thai nhi thì phải được sinh ra sau khi người để lại tài sản chết 300 ngày (10
tháng). Luật XII bảng quy định: “Tôi được biết rằng khi người đàn bà sinh đẻ vào
tháng thứ mười một sau khi chồng chết thì (ở đó) có việc dường như người đàn bà
có thai sau khi chồng chết, bởi vì Ủy ban mười người đã ghi rằng con người sinh ra
vào tháng thứ mười chứ không phải vào tháng thứ mười một (bảng IV)”. Như vậy
nếu nếu thai nhi được chỉ định là người thừa kế thì phải sinh ra trước 300 ngày, sau
thời điểm lập di chúc
Ví dụ: Ông E viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho cháu F (là thai nhi). Thai nhi
được sinh ra sau 3 tháng => cháu F là chủ thể được hưởng tài sản
+ Nếu di chúc chỉ định cho con của những người phạm tội quốc gia ( chống lại nhà
nước) thì những người này cũng không được hưởng thừa kế.
Ví dụ: Ông A có con là B cháu là C ( C là con trai B). B phạm tội phản quốc. A chết
và để lại di chúc toàn bộ tài sản cho cháu C => C không được nhận thừa kế
4. Điều kiện phát sinh của di chúc
- Luật la mã cho phép chỉ định người thừa kế được hưởng thừa kế theo điều kiện
phát sinh nếu những điều kiện đó xảy ra. Trong trường hợp này thừa kế chưa được

mở vào thời điểm người lập di chúc với các điều kiện đình chỉ trong trường hợp
này coi như không có điều kiện đó
Ví dụ: Di chúc thể hiện người thừa kế được hưởng dụng tài sản suốt đời, nếu vi
phạm nghĩa vụ chăm sóc phần mộ của người lập di chúc thì không được hưởng
dụng lợi ích từ tài sản nữa
- Một trong những di chúc có điều kiện đình chỉ là di chúc chỉ định người dự bị
hưởng di sản. Trong những trường hợp người được chỉ định trong di không nhận di
sản chết trước thời điểm mở thừa kế thì người dự bị sẽ không được hưởng thay
người được chỉ định thứ nhất
5


- Người lập di chúc chỉ định người thừa kế và có thể giao cho họ một số nghĩa vụ
nhất định. Người thừa kế dùng tài sản của người chết để thực hiện các nghĩa vụ đó
Ví dụ: Người lập di chúc giao cho người thừa kế xây lăng mộ, nếu người thừa kế
không thực hiện nghĩa vụ đó thì có thể phải chịu sự cưỡng chế từ phía nhà nước
bằng biện pháp hành chính để thực hiện nghĩa vụ đó

KẾT LUẬN
Trải qua mấy ngàn năm, luật La Mã nói chung và chế định về quyền thừa kế nói
riêng vẫn là minh chứng hùng hồn cho quan điểm của những ai cho rằng luật La
Mã là một phần không thể thiếu được của văn minh nhân loại. Tất nhiên cho đến
nay một số quy phạm của luật La Mã không còn phù hợp nữa. Điều đó cũng dễ
hiểu bởi vì điều kiện xã hội, kinh tế, chính trị của xã hội La Mã khoảng hai ngàn
năm về trước khác xa so với bây giờ. Tuy nhiên một số quy định của luật La luôn
được các nhà lập pháp tìm hiểu, học hỏi và kế thừa vào luật dân sự Việt Nam.

6



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình luật la mã
2. Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập I. NXB Công an nhân dân
3. />4. />5. />
7


MỤC LỤC
MỞ BÀI.....................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................1
I. Quá trình phát triển của pháp luật về thừa kế..................................................1
II. Khái niệm di chúc............................................................................................2
III.

Các điều kiện có hiệu lực của di chúc...........................................................3

1. Năng lực của người lập di chúc....................................................................3
2. Hình thức của di chúc...................................................................................4
3. Người chỉ định trong di chúc........................................................................4
4. Điều kiện phát sinh của di chúc......................................................................5
KẾT LUẬN...............................................................................................................6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................7

8



×