Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Những nhu cầu, lợi ích cơ bản của thanh niên trong giai đoạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.59 KB, 12 trang )

Chuyên đề 4
Những nhu cầu, lợi ích cơ bản của thanh niên trong giai đoạn
hiện nay và vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
I. Cơ sở lý luận:
1. Khái niệm về nhu cầu và lợi ích:
- Khái niệm:
Theo từ điển Bách khoa toàn thư wikipedia, nhu cầu là mong muốn, đòi
hỏi, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển.
Lợi ích là điều có lợi, điều cần thiết. Lợi ích là mối quan hệ khách quan,
không phụ thuộc vào việc chủ thể có nhận thức được nó hay không.
- Tính chất, đặc điểm:
Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của
chính cơ thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu của một cá
nhân là đa dạng và vô tận.
Nhu cầu mang tính sinh học, nhằm đáp ứng những đòi hỏi của sự phát
triển sinh học của con người, nhưng mặt khác, nhu cầu cũng mang tính xã hội,
thể hiện ở chỗ: Những nhu cầu giống nhau nhưng ở mỗi thời đại, mỗi xã hội lại
đáp ứng chúng theo các cách khác nhau, phù hợp với điều kiện lịch sử và mức
độ phát triển xã hội đó. Marx đã từng nói: “Cái đói là cái đói, nhưng cái đói
được thoả mãn bằng thịt nấu, và ăn bằng dao, nĩa thì khác với cái đói dùng bàn
tay, móng và răng nuốt chửng thịt sống”. Bên cạnh đó, nhu cầu còn được đáp
ứng trong khuôn khổ của phong tục tập quán (văn hoá) của cộng đồng và được
quy định bởi văn hoá cộng đồng.
Nhu cầu là nguồn gốc mọi hành động của con người. Nhu cầu càng cấp
bách thì khả năng chi phối con người càng cao. Chính khi một nhu cầu xuất
hiện, sẽ hình thành trong con người một động cơ, thôi thúc hành động để thoả
mãn nhu cầu đó.
Nhu cầu và lợi ích luôn gắn bó biện chứng với nhau. Đáp ứng nhu cầu để
mang lại những lợi ích cụ thể; đồng thời từ những lợi ích mà con người có thêm
những nhu cầu mới, tạo động lực để hành động và sáng tạo những giá trị mới.
- Phân loại nhu cầu:


Các loại nhu cầu khác nhau không tồn tại đơn lẻ, tách rời mà nằm trong
mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc và tương tác lẫn nhau. Chúng tạo thành một
hệ thống nhu cầu. Hệ thống nhu cầu được phân loại trên cơ sở của nhiều tiêu chí
khác nhau:
+ Theo tính chất: Có nhu cầu tự nhiên (mang tính bẩm sinh như: nhu cầu
ăn, ở, mặc, an toàn tính mạng...) và nhu cầu xã hội (những nhu cầu do cuộc sống
xã hội tạo nên như: nhu cầu học tập, sáng tạo nghệ thuật, làm chính trị...).
+ Theo đối tượng thoả mãn nhu cầu: Có nhu cầu vật chất (ăn mặc, mua
sắm các tiện nghi cá nhân và gia đình...) và nhu cầu tinh thần (giao tiếp, thưởng
thức nghệ thuật, vui chơi giải trí...).
+ Theo lĩnh vực hoạt động: Có nhu cầu kinh tế, nhu cầu chính trị, nhu cầu
văn hoá, nhu cầu giáo dục, nhu cầu tâm linh...
+ Theo phương thức sử dụng sản phẩm của xã hội: Có nhu cầu sản xuất
và nhu cầu tiêu dùng.
+ Theo mức độ cấp thiết phải đáp ứng: Có nhu cầu tuyệt đối (nhu cầu
thiết yếu bảo đảm sự tồn tại của con người như ăn no, mặc ấm, đồ dùng đầy
đủ...) và nhu cầu tương đối (những nhu cầu được nâng cao về mặt chất lượng: ăn
ngon, mặc đẹp, đồ dùng tốt...).
+ Theo nhóm xã hội: Có thể phân chia nhu cầu theo nhóm tuổi (nhu cầu
của trẻ em, nhu cầu của thanh niên, nhu cầu của người già...); theo nhóm nghề
nghiệp (nhu cầu của nhóm nông dân, công nhân, trí thức...); theo khu vực cư trú
(nhu cầu của dân cư thành thị, nhu cầu của dân cư nông thôn...)...
2. Nhu cầu và lợi ích là động lực cho sự phát triển của thanh niên;
Đáp ứng nhu cầu, lợi ích của thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của tổ chức Đoàn:
2.1. Nhu cầu và lợi ích là động lực cho sự phát triển của thanh niên:
- Như đã nhận định ở trên, nhu cầu là động lực, là nguồn gốc mọi hành
động của con người. Đối với thanh niên, lớp người mới trưởng thành, có đầy đủ
sức khoẻ, tri thức, giàu tiềm năng và nhiều khát vọng thì hơn ai hết, họ là những
người có nhu cầu rất đa dạng, mạnh mẽ và cấp bách. Thanh niên cũng luôn là

lực lượng xung kích đi đầu trong tìm tòi, khám phá, sáng tạo những giá trị mới,
tích cực học tập, lao động nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình cả về vật
chất và tinh thần. Thông qua quá trình đó thanh niên được rèn luyện, cống hiến
và trưởng thành.
- Thanh niên là lớp người trẻ tuổi, nhiều ước mơ, hoài bão vì vậy những
nhu cầu và lợi ích của thanh niên có sự thay đổi, biến động khá nhanh, đôi khi
nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của những yếu tố bên ngoài, theo trình độ và mức
độ phát triển của nền kinh tế, theo những yếu tố riêng có về tâm lý lứa tuổi...
Song chính sự biến động, thay đổi về nhu cầu và lợi ích của thanh niên lại chính
là nguồn gốc, động lực cho sự sáng tạo và phát triển của chính thanh niên.
2.2. Đáp ứng nhu cầu, lợi ích của thanh niên vừa là mục tiêu vừa là động
lực của tổ chức Đoàn (hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên):
- Trong Điều lệ Đoàn được thông qua tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ
IX khẳng định: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị-xã hội của thanh
niên Việt Nam”, “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là trường học xã hội chủ nghĩa của
thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của
tuổi trẻ”. Vì vậy mục tiêu cao nhất của Đoàn là tập hợp, đoàn kết, giáo dục và
đáp ứng những nhu cầu, lợi ích chính đáng của đông đảo đoàn viên thanh niên.
Trong đó xác định phương pháp chủ đạo là thông qua nắm bắt, đáp ứng những
nhu cầu, lợi ích chính đáng, từ đó tập hợp, đoàn kết thanh niên vào tổ chức và
trong các phong trào hành động cách mạng.
- Có thể nói nhu cầu của con người nói chung, nhu cầu của thanh niên nói
riêng là vô cùng đa dạng, đồng thời trước mỗi nhu cầu khác nhau sẽ có rất nhiều
2
cách tiếp cận, nhiều sự lựa chọn, nhiều con đường đi khác nhau để đến đích.
Vấn đề ở đây là vai trò của tổ chức Đoàn phải làm gì, định hướng ra sao và tác
động như thế nào để các bạn thanh niên có thể thuận lợi, thành công với con
đường mình đã lựa chọn. Đây chính là bài toán cần có một lời giải đúng và phù
hợp đối với tổ chức Đoàn trong việc đáp ứng những nhu cầu, lợi ích chính đáng,
thông qua đó tập hợp, đoàn kết và gắn bó thanh niên với tổ chức.

- Tổ chức Đoàn tạo môi trường, điều kiện thuận lợi và định hướng cho
thanh niên những lợi ích, nhất là lợi ích mới mà thanh niên có thể có được từ đó
hình thành nên những nhu cầu mới để đạt được những lợi ích chính đáng đó;
đồng thời cũng góp phần định hướng, hỗ trợ, tạo động lực khuyến khích thanh
niên vươn lên thoả mãn những nhu cầu của mình, góp phần phát triển cá nhân và
xã hội.
- Bên cạnh đó, có thể nhìn nhận và khẳng định việc đáp ứng nhu cầu, lợi
ích chính đáng của thanh niên là động lực quan trọng để xây dựng Đoàn vững
mạnh cả về tư tưởng, tổ chức và hành động. Vì chỉ khi Đoàn đáp ứng tốt những
nhu cầu, lợi ích của thanh niên, thanh niên sẽ chủ động tham gia và gắn bó với
tổ chức Đoàn nhiều hơn, tự nguyện hơn, điều đó cũng có nghĩa là tổ chức Đoàn
sẽ ngày càng lớn mạnh trên một nền tảng vững chắc. Vấn đề là ở chỗ làm sao để
động lực đó phải thực chất, mạnh mẽ và có cơ sở bảo đảm để thực hiện; đồng
thời tổ chức Đoàn và thanh niên phải gặp nhau, hỗ trợ lẫn nhau để việc đáp ứng
nhu cầu, lợi ích của thanh niên trở thành động lực chung cho sự phát triển của
chính thanh niên và của tổ chức Đoàn.
3. Những nhu cầu và lợi ích cơ bản của thanh niên trong giai đoạn
hiện nay.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế nước nhà, mức sống, thu
nhập của đại bộ phận người dân đang ngày càng nâng cao. Các nhu cầu của
thanh niên ngày càng đa dạng, đặc biệt là nhu cầu vui chơi, giải trí, giao tiếp,
hưởng thụ văn hoá. Thanh niên cũng thể hiện xu hướng tích cực, chủ động trong
lựa chọn các phương thức thoả mãn nhu cầu của mình.
Kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm
2003, khi được hỏi về ước vọng trong tương lai, gần một nửa (49,5%) số thanh
niên được hỏi trả lời việc làm là ước vọng đầu tiên; ước vọng muốn có thu nhập
ổn định, có gia đình hạnh phúc, làm cha mẹ, cống hiến cho đất nước... là những
lựa chọn ưu tiên cao. Cũng trong kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và
thanh niên Việt Nam năm 2003 cho thấy thế hệ trẻ mong muốn Đảng, Nhà nước
tăng cường khả năng tiếp cận của thanh niên với cơ hội việc làm, giáo dục và

chăm sóc sức khoẻ, các dịch vụ vui chơi giải trí...
Từ những nhận định trên cùng với việc đúc kết từ thực tiễn triển khai
công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi những năm qua, có thể khẳng định
những nhu cầu, lợi ích cơ bản của thanh niên trong giai đoạn hiện nay là:
+ Nhu cầu về học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề
nghiệp, học tập tin học, ngoại ngữ.
+ Nhu cầu có việc làm phù hợp, được làm đúng nghề đào tạo hoặc tự tạo
việc làm, có thu nhập ổn định.
3
+ Được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ về thể chất; được đáp ứng
các nhu cầu về đời sống văn hoá tinh thần, vui chơi giải trí lành mạnh.
+ Nhu cầu được học tập, rèn luyện các kỹ năng xã hội giúp cho thanh niên
tự tin, vững vàng, có cuộc sống hạnh phúc và có thể cống hiến nhiều hơn cho xã
hội, cộng đồng.
+ Thanh niên còn có nhu cầu rất lớn trong thực hiện lý tưởng sống, được
cống hiến cho quê hương, đất nước, được ghi nhận đúng và được trưởng thành.
* Nhu cầu, nguyện vọng trong các đối tượng thanh niên:
Có rất nhiều loại nhu cầu, lợi ích khác nhau đối với mỗi con người và đối
với thanh thiếu nhi. Ngoài những nhu cầu, lợi ích chung, còn có các nhu cầu, lợi
ích mang đặc điểm riêng biệt của thanh niên: nhu cầu, lợi ích gắn với lứa tuổi,
tâm sinh lý và đặc thù theo trình độ, vùng miền. Có thể định hình cơ bản nhu
cầu của thanh niên trong các đối tượng như sau:
+ Thanh niên trong các trường học mong muốn được học tập, rèn luyện
trong một môi trường giáo dục lành mạnh, hiện đại, chất lượng cao; được định
hướng nghề nghiệp và có việc làm phù hợp sau đào tạo.
+ Thanh niên trong khu vực công nghiệp và dịch vụ mong muốn được hỗ
trợ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có việc làm và thu nhập phù hợp
với giá trị sức lao động; được hỗ trợ pháp lý, chăm lo nhiều hơn về đời sống tinh
thần.
+ Thanh niên trong trong khu vực hành chính muốn được khẳng định về

chuyên môn, nghiệp vụ, được ghi nhận công bằng và tạo cơ hội tiến bộ, trưởng
thành.
+ Thanh niên khu vực đô thị mong muốn có việc làm và tham gia xây
dựng cộng đồng lành mạnh.
+ Thanh niên trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, thanh niên dân tộc ít
người mong muốn được chăm lo bảo vệ quyền lợi, được học tập nâng cao trình
độ học vấn; được hỗ trợ thông tin, kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ; được
vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh; được đào tạo nghề và hỗ trợ tham gia
lao động trong các khu công nghiệp và xuất khẩu lao động.
+ Thanh niên trong lực lượng vũ trang mong muốn được nâng cao trình
độ nghiệp vụ, học tập nâng cao để phục vụ lâu dài trong ngành, được học nghề
và có liệc làm sau khi hoàn thành nghĩa vụ.
+ Thanh niên tôn giáo mong muốn được giao lưu, tham gia các hoạt động
xã hội, từ thiện, được quan tâm đến ngu cầu tín ngưỡng hợp pháp, sống tốt đời,
đẹp đạo.
+ Thanh niên Việt Nam đang sinh sống, học tập, công tác ở nước ngoài
mong muốn được cung cấp thông tin về đất nước, hỗ trợ pháp lý trong học tập,
công tác và cuộc sống, tham gia các hoạt động hưỡng về Tổ quốc.
+ Nữ thanh niên mong muốn được gia đình, xã hội quan tâm, tạo điều
kiện học tập, làm việc, cống hiến bình đẳng.
4
II. Những kết quả của Đoàn Thanh niên về đáp ứng nhu cầu, lợi ích của
thanh niên nhiệm kỳ 2002- 2007.
1. Những kết quả đạt được:
Trong những năm qua, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc lần
thứ VIII, cùng với việc giáo dục, bồi dưỡng và phát huy đoàn viên, thanh niên
xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, Đoàn thanh niên đã quan tâm,
chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của thanh niên, đáp ứng
những nhu cầu, lợi ích chính đáng của đoàn viên thanh niên.
- Trung ương Đoàn cùng với Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam

đã tích cực chủ động tham mưu với Đảng, Chính phủ, phối hợp với các Bộ,
ngành ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách, nguồn lực tạo điều kiện
cho các cấp bộ Đoàn tham gia có hiệu quả vào việc phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của đoàn
viên, thanh niên.
- Công tác giáo dục của Đoàn đã góp phần đáp ứng những nhu cầu của
đoàn viên thanh niên về lý tưởng sống, lối sống, nếp sống văn hoá, lành mạnh,
nhu cầu hiểu biết về truyền thống, nâng cao nhận thức chính trị, pháp luật,
đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tổ chức Đoàn.
- Việc tổ chức Tháng Thanh niên hàng năm với quan điểm “Thanh niên
tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng - Xã hội chăm lo, bồi dưỡng thanh niên” đã
tạo sự quan tâm của các cấp, các ngành, tổ chức Đoàn và toàn xã hội chăm lo,
đáp ứng những nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên.
- Phong trào Thanh niên tình nguyện do Đoàn tổ chức đã đáp ứng nhu cầu
được cống hiến, khẳng định mình và được trưởng thành qua thực tiễn của đông
đảo thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Qua hơn 8 năm tổ chức phong trào đã
thu hút hàng chục triệu lượt đoàn viên, thanh thiếu nhi tự nguyện tham gia vào
các hoạt động tình nguyện trên khắp mọi miền Tổ quốc với nội dung, hình thức
hết sức đa dạng, phong phú.
- Các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí được
các cấp bộ Đoàn từ Trung ương tới cơ sở đặc biệt quan tâm, tổ chức thường
xuyên, đa dạng cả về nội dung, hình thức, đáp ứng ngày càng tốt hơn, sát hơn
với nhu cầu của thanh niên. Hệ thống báo chí, các bản tin, tờ tin, chương trình
phát thanh, truyền hình thanh niên đã góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu nắm
bắt thông tin, học tập và giải trí của đông đảo đoàn viên, thanh niên.
- Đáp ứng nhu cầu của đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành đảng
viên, trong nhiệm kỳ Đoàn thanh niên đã tiếp tục triển khai cuộc vận động
“Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Trong cả nhiệm kỳ đã giới thiệu cho Đảng 904.839 đoàn viên ưu tú, trong đó có
347.872 đồng chí vinh dự được kết nạp vào Đảng.

- Đối với thanh niên trong trường học, Đoàn đã tích cực tổ chức phong
trào thi đua dạy tốt, học tốt với nhiều hoạt động đáp ứng nhu cầu, lợi ích của
đoàn viên, thanh niên nhằm tạo môi trường hỗ trợ học sinh, sinh viên học tập,
rèn luyện, nghiên cứu khoa học; tổ chức các hoạt động hỗ trợ, khuyến khích, bồi
5

×