Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Chuyên đề 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.46 KB, 15 trang )

Chuyên đề 7
Đoàn thanh niên với việc thực hiện chương trình
bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng
và xây dựng đội vững mạnh
Thiếu niên, nhi đồng là tương lai của đất nước, của dân tộc. Công tác
chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng là trách nhiệm và nghĩa vụ của Đảng,
Nhà nước, của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh từ
khi thành lập đã vinh dự được Đảng giao cho nhiệm vụ quan trọng "Phụ trách
Đội TNTP Hồ Chí Minh". Bác Hồ đã khẳng định: "Đoàn Thanh niên Lao động
Việt Nam là cánh tay phải đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục
thanh niên và thiếu niên nhi đồng thành những chiến sỹ tuyệt đối trung thành với
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản". Điều lệ Đoàn quy
định trách nhiệm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc phụ trách Đội TNTP
Hồ Chí Minh, phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã
hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh,
thiếu nhi.
Lịch sử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong suốt chặng đường vẻ vang
77 năm qua đã khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của Đoàn trong việc chăm
lo bồi dưỡng, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí
Minh. Trong các thời kỳ cách mạng, Đoàn luôn xác định rõ trách nhiệm trong
việc phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh thông qua việc đề ra phương hướng,
nhiệm vụ của tổ chức Đội phù hợp với yêu cầu sự nghiệp cách mạng của Đảng,
của dân tộc. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi thời kỳ cách mạng, Ban Chấp
hành Trung ương Đoàn là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn quyết định ban
hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ, Nghi thức Đội cho phù hợp với đường lối, quan
điểm, chính sách của Đảng, của Đoàn. Các cấp bộ Đoàn từ Trung ương đến địa
phương, cơ sở đều quan tâm củng cố, kiện toàn Hội đồng Đội các cấp giúp Đoàn
phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh; cử cán bộ, đoàn viên có nhiệt tình, năng lực
phụ trách hướng dẫn hoạt động Đội ở cấp cơ sở; cấp kinh phí và các phương tiện
hoạt động cho Đội. Đặc biệt phối hợp với các lực lượng xã hội chăm lo cho hoạt
động Đội và phong trào thiếu nhi, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của


đội viên, thiếu nhi. Công tác xây dựng, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động
Đội luôn được các cấp bộ Đoàn quan tâm; Đoàn định hướng cho Đội những nội
dung, phương thức hoạt động phù hợp.
Trong giai đoạn hiện nay, trước những yêu cầu mới của chiến lược phát
triển con người phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, vai
1
trò của Đoàn trong phối hợp thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu
niên, nhi đồng và trực tiếp phụ trách tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh phải được
các cấp bộ Đoàn nhận thức đúng, đầy đủ để tổ chức thực hiện có hiệu quả.
I- Tình hình trẻ em, công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
1- Tình hình trẻ em.
1.1- Những thuận lợi chung.
Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, số trẻ em và người trẻ tuổi chiếm tỷ lệ
cao trong cơ cấu dân số. Tính đến năm 2007, dân số Việt Nam đạt trên 84,2 triệu
người trong đó dân số dưới 18 tuổi chiếm khoảng 30,5 triệu. Số lượng trẻ em
đông là nguồn nhân lực bổ sung dồi dào cho lực lượng lao động trong tương lai
nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức về giáo dục, y tế, chăm sóc và tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trẻ em.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới đất nước những năm qua
đã thu được những thành tựu đáng kể trên nhiều mặt, lĩnh vực. Sự phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước đã trở thành tiền đề quan trọng thúc đẩy, nâng cao
hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chiến lược thực hiện các
mục tiêu đa dạng về trẻ em được thực hiện đầy đủ và toàn diện hơn thể hiện qua:
Hệ thống pháp luật Việt Nam về trẻ em từng bước được hoàn thiện trên cả ba
mặt bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; ở cả ba môi trường giáo dục là gia
đình, nhà trường và cộng đồng. Công tác chăm sóc giáo dục trẻ em thu hút được
sự tham gia tích cực của hầu hết các cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức và
đoàn thể xã hội trong cả nước. Các chủ trương, đường lối về bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em của Đảng và Nhà nước được cụ thể hoá thông qua nhiều cơ
chế, chính sách, các văn bản pháp luật.

Những nỗ lực trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của
Đảng, Nhà nước và nhân dân đã mang lại những kết quả tích cực. Điều kiện sức
khoẻ và thể chất của trẻ em ngày càng được cải thiện và nâng cao: Với tỷ lệ tiêm
chủng luôn đạt ở mức cao, Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000
cũng như bệnh uốn ván ở bà mẹ và trẻ em sơ sinh vào năm 2005. Kể từ năm
1990 đến nay, tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm 95%. Các trường hợp thiếu vitamin A
đã trở nên ngày hy hữu. Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam
tăng đều. Điều kiện vui chơi giải trí của trẻ em đã có những bước chuyển biến
tích cực: Cả nước hiện có hơn 300 Nhà thiếu nhi các cấp và hàng ngàn điểm vui
chơi tại cộng đồng. Số lượng văn hoá phẩm, sách báo, các chương trình phát
thanh, truyền hình cho trẻ em đều có sự gia tăng kể cả về chất lượng và số
lượng. Các chính sách ưu tiên cho giáo dục vùng sâu, vùng xa, cho trẻ em khó
khăn đã tạo điều kiện tốt cho trẻ em được đi học. Với chủ trương xã hội hoá giáo
dục, nhiều phong trào như “Toàn dân đưa trẻ đến trường”, “Phổ cập giáo dục
tiểu học”, “xoá mù” được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Công tác chăm lo giáo
2
dục các đối tượng trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc ít người, trẻ em ở các vùng khó
khăn được quan tâm.
Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từng bước được chăm lo. Khoảng cách về
tiếp cận các điều kiện y tế, học tập của trẻ em giữa các khu vực, vùng miền được
rút ngắn đáng kể.
1.2- Một số khó khăn, thách thức.
Sau hơn 20 năm đổi mới, bên cạnh những thành quả kinh tế xã hội nêu
trên cũng đã nảy sinh nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị
và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao. Chất lượng giáo dục và đào tạo
chưa tương xứng so với yêu cầu. Môi trường đô thị, nơi công nghiệp tập trung
và một số vùng nông thôn ô nhiễm ngày càng nặng. Một số giá trị văn hoá và
đạo đức xã hội suy giảm. Mức sống của nhân dân, nhất là nông dân ở một số
vùng còn thấp; sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông
thôn, giữa các tầng lớp nhân dân tăng lên nhanh chóng. Những yếu tố đó đã có

tác động tiêu cực đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Nhìn chung các điều kiện phát triển của trẻ em Việt Nam so với các nước
trong khu vực và trên thế giới còn nhiều mặt hạn chế. Bên cạnh những kết quả
đạt được, theo đánh giá của UNICEF Việt Nam vẫn còn bị tụt hậu trong một số
lĩnh vực liên quan chính đến trẻ em. Vẫn còn nhiều trẻ em chưa được tiếp cận
đầy đủ với nước sạch và các phương tiện vệ sinh môi trường phù hợp (51,5%
dân số chưa được tiếp cận với nước sạch; 74,7% chưa có nhà vệ sinh phù hợp).
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em còn quá cao (25% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh
dưỡng).
Do tác động của cơ chế thị trường, tình trạng trẻ em phạm tội, nghiện hút
và lây nhiễm HIV/AIDS có xu hướng gia tăng; sự phân hoá giữa các vùng miền,
giữa nông thôn và thành thị ngày càng được nới rộng đã góp phần tạo ra khoảng
chênh lệch về cơ hội học tập, sinh hoạt vui chơi giải trí cũng như các điều kiện
phát triển khác của trẻ em.
Bạo lực, xâm hại trẻ em đang trở thành một vấn đề nhức nhối được xã hội
lưu tâm. Tuy việc tuyên truyền thực hiện Công ước Quốc tế về quyền trẻ em,
Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng
gần đây đã xuất hiện nhiều trường hợp xâm hại và bạo hành trẻ em ở cả trong
gia đình, nhà trường và ngoài xã hội, ở cả các lớp trông trẻ mẫu giáo và nhiều
khu vực khác. Đầu năm 2008 các cơ quan báo chí đã thông tin nhiều về tình
trạng học sinh bỏ học với nhiều nguyên nhân trong đó có sự bất cập của hệ
thống sách giáo khoa và những yếu tố khác như khó khăn kinh tế, lạm phát, giá
cả tăng cao ảnh hưởng đến đời sống của đại đa số các hộ gia đình nghèo, khiến
nhiều trẻ em phải bỏ học để giúp gia đình kiếm sống, hiện tượng lạm dụng sức
lao động trẻ em có xu hướng gia tăng.
3
Tai nạn thương tích trẻ em đang trở thành một trong những vấn đề đáng
báo động. Những thống kê gần đây cho thấy tai nạn thương tích chiếm tới hơn
70% các trường hợp gây tử vong cho trẻ em, trong đó tai nạn giao thông chiếm
hơn 60%.

Bên cạnh đó cũng xuất hiện tình trạng nuông chiều, quá kỳ vọng vào con
cái ở một bộ phận gia đình. Mức sinh giảm, đời sống kinh tế được cải thiện đã
khiến nhiều gia đình, đặc biệt là ở thành thị có điều kiện đầu tư cho cuộc sống
sinh hoạt và học tập của con cái. Tuy nhiên sự kỳ vọng quá nhiều và sức ép về
học tập đã khiến nhiều trẻ em không còn thời gian để vui chơi và sinh hoạt, tạo
ra các hội chứng phát triển không lành mạnh về thể chất như béo phì, bệnh tinh
thần như: ích kỷ, thiếu tính tập thể. Tình trạng học thêm, học quá tải chưa giảm.
Gánh nặng học tập trở thành rào cản thanh thiếu nhi đến với các hoạt động vui
chơi tập thể.
Sự phổ cập công nghệ thông tin đã mang đến cho trẻ em cơ hội tiếp cận
nhiều ứng dụng internet đa dạng, nhưng cũng đặt ra thách thức trong việc chơi
game, bị tác động bởi các xu hướng bạo lực và các luồng văn hoá không lành
mạnh, tạo ra những hiệu ứng tâm lý như khép kín, ít giao tiếp xã hội, hội chứng
trầm cảm.
2- Một số kết quả triển khai thực hiện chương trình bảo vệ, chăm sóc,
giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội vững mạnh nhiệm kỳ đại hội
VIII.
2.1- Một số kết quả đạt được.
* Phong trào thiếu nhi: Từ phong trào lớn xuyên suốt: "Nói lời hay làm
việc tốt, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác
Hồ" đã hình thành nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động thu hút đông đảo thiếu
nhi tham gia góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thiếu nhi trong và ngoài
nhà trường.
Công tác giáo dục truyền thống tiếp tục có bước phát triển mới, nhất là
việc đổi mới nội dung, hình thức hoạt động. Các phong trào: "Hành trình về
nguồn", "Đi tìm địa chỉ đỏ","Những địa chỉ nghĩa tình", phong trào "Đền ơn đáp
nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn", công tác "Trần Quốc Toản" được các tập thể
đội tổ chức, thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia.
Hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao giúp cho thiếu nhi rèn luyện
thân thể, nâng cao sức khoẻ, thể chất. Nổi bật là các hoạt động như: liên hoan

"Búp sen hồng”, “ Tiếng kèn Đội ta", Liên hoan ban nhạc tốp hát, đàn óocgan,
Festival các Nhà thiếu nhi...
Các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã
hội với các phong trào thi đua "Vì màu xanh quê hương", "Ngày thứ bảy tình
nguyện", "Ngày chủ nhật xanh"; các cuộc thi "Ai khéo - Ai tài", sân chơi "Sắc
màu tuổi thơ", “Liên hoan các đội tuyên truyền măng non", mô hình "Đội Sao
4
đỏ", "Đội thiếu niên chữ thập đỏ", "Hòm thư cứu bạn", "Trường, lớp không ma
tuý", đã thu hút đông đảo thiếu nhi cả nước tham gia, góp phần tạo sân chơi bổ
ích, an toàn và lành mạnh cho thiếu nhi.
*Công tác xây dựng Đội: Các cấp bộ Đoàn đã tập trung làm tốt công tác
chăm lo xây dựng tổ chức Đội, trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Đội, phụ trách Sao nhi đồng, chất lượng đội viên, phát triển đội viên lớn lên
Đoàn, nâng chất lượng đội ngũ phụ trách thiếu nhi.
Các tỉnh, thành Đoàn đã chủ động triển khai thực hiện "Chương trình dự
bị đội viên" và "Chương trình rèn luyện đội viên, "Chương trình rèn luyện phụ
trách Đội"; các mô hình "Hội thi phụ trách giỏi", Câu lạc bộ "Phụ trách thiếu
nhi", Câu lạc bộ "Phụ trách giỏi", các hội thi "Nghi thức Đội", "Nét đẹp đội
viên", "Búp măng xinh" với nhiều hình thức phong phú, giúp thiếu nhi tự rèn
luyện và đăng ký thực hiện chương trình.
Hệ thống Hội đồng Đội các cấp từng bước được kiện toàn củng cố. Hoạt
động thiếu nhi ở địa bàn dân cư đã được các cấp bộ Đoàn quan tâm chỉ đạo,
từng bước tạo sự chuyển biến mới về nhận thức và hành động trong cộng đồng.
Hệ thống Cung, Nhà thiếu nhi các cấp tiếp tục phát huy thế mạnh là thiết
chế văn hoá quan trọng phục vụ hoạt động thiếu nhi trên địa bàn; được các cấp
bộ Đoàn quan tâm chỉ đạo mở rộng đầu tư xây dựng mới và tăng cường định
hướng hoạt động
* Cuộc vận động "Vòng tay bè bạn": Trong những năm qua có 100% cơ
sở Đội tích cực tham gia phong trào "Tấm áo tặng bạn", "Quyên góp sách cho
thiếu nhi đọc tại các điểm bưu điện văn hoá xã"... Các hoạt động giao lưu kết

nghĩa các liên đội vùng đô thị với các liên đội vùng sâu, vùng xa, nhận giúp đỡ
bạn nghèo, tham gia xây dựng nhà tình nghĩa đã thu hút sự tham gia nhiệt tình
của thiếu nhi cả nước. Toàn quốc đã quyên góp hàng tỷ đồng xây dựng "Quỹ vì
bạn nghèo"; hàng triệu bộ quần áo, nhiều đồ dùng học tập, sách vở, quần áo, xe
đạp, mũ ca nô, băng nhạc, trống Đội... tặng thiếu nhi vùng khó khăn.
Các hoạt động giao lưu hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi
thế giới và khu vực tiếp tục có những bước phát triển mới, thông qua các cuộc
thi viết thư UPU, thi vẽ, triển lãm tranh quốc tế, trại hè Châu á - Thái Bình
Dương tại Nhật Bản, tổ chức các hoạt động giao lưu với các bạn thiếu nhi các
nước đang sinh sống tại Việt Nam ...
*Cuộc vận động "Vì đàn em thân yêu": Trung ương Đoàn, Hội đồng
Đội Trung ương đã chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành nhiều
văn bản về cơ chế, chính sách, triển khai nhiều chương trình, dự án quan trọng
thúc đẩy công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Các cấp bộ Đoàn đã tập trung đẩy
mạnh tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật
của Nhà nước; các chủ trương của Đoàn liên quan tới công tác bảo vệ, chăm sóc,
giáo dục thiếu niên, nhi đồng, trong đó trọng tâm là: Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em; Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em; Chương trình hành động
5
Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001 - 2010; Chỉ thị 55 ngày 28/6/2000 của Bộ
Chính trị khoá VIII về việc "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng cơ sở
đối với công tác chăm sóc, giáo dục thiếu nhi"; Quyết định 134/TTg ngày
31/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về "Chương trình hành động
chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn"; Nghị quyết 10 của BCH TƯ
Đoàn khoá VII về "Tăng cường chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây
dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh giai đoạn 2000- 2005". Hội đồng Đội Trung ương
đã tham mưu Ban Thường vụ Trung ương Đoàn ban hành kế hoạch số 40 về đẩy
mạnh cuộc vận động "Vì đàn em thân yêu" với nhiều nội dung, hình thức cụ thể;
tạo nguồn ngân sách đầu tư cho việc xây dựng các điểm vui chơi cho trẻ em; ưu
tiên cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng khó khăn.

Trong 5 năm 2002 - 2007, toàn Đoàn đã tổ chức hàng nghìn lượt truyền
thông, giao lưu, liên hoan văn nghệ, thể thao, hội trại; nhận đỡ đầu, chăm sóc
thiếu nhi tàn tật, thu thập chữ ký ủng hộ thiếu nhi nhiễm chất độc da cam; tham
gia vận động thiếu nhi bỏ học trở lại trường, thiếu nhi lang thang cơ nhỡ trở về
với gia đình; tổ chức các lớp ánh sáng văn hoá hè; tặng quà cho thiếu nhi vùng
sâu vùng xa. Kết quả cả nước đã xây dựng được 32.917 công trình “Vì đàn em
thân yêu với trị giá 38,4 tỷ đồng, nhận chăm sóc, đỡ đầu giúp đỡ, tặng quà cho
601.828 em có hoàn cảnh khó khăn, trị giá hơn 25 tỷ đồng. Thông qua phong
trào "Phụ trách tình nguyện", toàn quốc đã xây dựng 709 công trình trị giá 10 tỷ
157 triệu đồng; mở 1.764 lớp học tình thương với 42.709 em tham gia. Cả nước
đã có 5.852 đội thanh niên tình nguyện vì thiếu nhi, mở được 7.545 lớp học tình
thương thu hút 130.950 em tham gia...
2.2- Một số khó khăn, hạn chế:
- Nhận thức và chỉ đạo công tác Đội, hoạt động thiếu nhi của tổ chức
Đoàn ở một số địa phương và một bộ phận cán bộ đoàn viên còn hạn chế. Công
tác nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp mới trong công tác Đội và phong trào thiếu
nhi chưa thực sự được chú trọng, các hoạt động được tổ chức theo chủ nghĩa
kinh nghiệm, ít sáng tạo.
- Đội ngũ cán bộ Đoàn làm công tác Đội ở tất cả các cấp còn thiếu về số
lượng, một bộ phận còn yếu về kỹ năng nghiệp vụ. Phương pháp công tác của
một bộ phận cán bộ thiếu khoa học, hành chính hoá, chưa thực sự tâm huyết với
với phong trào. Chất lượng cán bộ phụ trách, Sao Nhi đồng, cán bộ BCH liên,
chi đội và chất lượng đội viên chưa đồng đều. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán
bộ Đội ở một số địa phương chưa được chú trọng, chưa thường xuyên.
- Một số hoạt động, phong trào của Đội còn tổ chức theo hướng áp đặt,
chủ quan, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu và sở thích của thiếu nhi; sinh hoạt Sao
Nhi đồng, sinh hoạt Đội nặng về hình thức, nội dung sinh hoạt khô cứng, tính
sáng tạo, tự quản trong sinh hoạt chưa cao. Một số phong trào hiệu quả thấp
chưa thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia.
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×