Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Bồi dưỡng kỹ năng công tác pháp chế cho cán bộ giáo dục cấp tỉnh ( Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.4 KB, 192 trang )

1

bộ giáo dục và đào tạo
tr-ờng đại học s- phạm hà nội

mai THị ANH

BI DNG K NNG CễNG TC PHP
CH CHO CN B GIO DC CP TNH

luận án tiến sĩ giáo dục học


2

bộ giáo dục và đào tạo
tr-ờng đại học s- phạm hà nội

mai THị ANH

BI DNG K NNG CễNG TC PHP CH
CHO CN B GIO DC CP TNH

Chuyên ngành: Lí LUN V LCH S GIO DC
Mã số: 62.14.01.02

luận án tiến sĩ giáo dục học

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:
PGS.TS Đặng Thành H-ng



3

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận
khoa học của luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Mai Thị Anh


4

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
NHỮNG TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG
CÔNG TÁC PHÁP CHẾ CHO CÁN BỘ GIÁO DỤC CẤP TỈNH

1
8


1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Ở nƣớc ngoài
1.1.2. Các công trình, đề tài nghiên cứu ở trong nƣớc
1.1.3. Các chính sách, văn bản pháp luật hiện hành về công tác pháp
chế giáo dục

8
8
10
14

1.2. Những khái niệm và quan điểm cơ bản
1.2.1. Bồi dƣỡng
1.2.2. Pháp chế và công tác pháp chế
1.2.3. Kỹ năng
1.2.4. Kỹ năng công tác pháp chế
1.2.5. Cán bộ pháp chế

20
20
20
23
29
31
37

1.3. Đặc điểm công tác pháp chế và học viên tham gia bồi dƣỡng công
tác pháp chế giáo dục cấp tỉnh
1.3.1. Đặc điểm công tác Pháp chế giáo dục ở cấp tỉnh
1.3.2. Đặc điểm của cán bộ pháp chế giáo dục cấp tỉnh trong vai trò

học viên
1.3.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc học tập và bồi dƣỡng kỹ
năng công tác pháp chế
1.4. Quan điểm và nguyên tắc xây dựng nội dung, biện pháp bồi
dƣỡng kỹ năng công tác pháp chế
1.4.1. Quan điểm xây dựng nội dung bồi dƣỡng
1.4.2. Những nguyên tắc xây dựng nội dung bồi dƣỡng
1.4.3. Quan điểm xây dựng biện pháp bồi dƣỡng

37
40
41
44
44
48
50


5

Kết luận chƣơng 1
Chƣơng 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN, NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP BỒI
DƢỠNG KỸ NĂNG CÔNG TÁC PHÁP CHẾ CHO CÁN BỘ GIÁO
DỤC CẤP TỈNH

54
56

2.1. Cơ sở thực tiễn của việc bồi dƣỡng kỹ năng công tác pháp chế
cho cán bộ giáo dục cấp tỉnh

2.1.1. Thực trạng bồi dƣỡng kỹ năng công tác pháp chế giáo dục cấp
tỉnh
2.1.2. Thực trạng chƣơng trình và biện pháp bồi dƣỡng kỹ năng công
tác pháp chế của cán bộ pháp chế giáo dục ở cấp tỉnh

56

2.2. Nội dung bồi dƣỡng kỹ năng công tác pháp chế cho cán bộ giáo
dục cấp tỉnh
2.2.1. Khung kĩ thuật để xác định nội dung
2.2.2. Xây dựng nội dung bồi dƣỡng theo module
2.2.3. Quy trình xây dựng nội dung bồi dƣỡng kỹ năng công tác pháp
chế cho cán bộ pháp chế giáo dục cấp tỉnh
2.2.4. Khung chƣơng trình bồi dƣỡng kỹ năng công tác pháp chế cho
cán bộ pháp chế giáo dục cấp tỉnh

84

2.3. Các biện pháp bồi dƣỡng kỹ năng công tác pháp chế cho cán bộ
giáo dục cấp tỉnh
2.3.1. Xây dựng tài liệu bồi dƣỡng kỹ năng công tác pháp chế cho cán
bộ pháp chế giáo dục cấp tỉnh theo Module
2.3.2. Đề xuất quy trình tổ chức khóa bồi dƣỡng kỹ năng công tác
pháp chế cho cán bộ pháp chế giáo dục cấp tỉnh
2.3.3. Hƣớng dẫn học viên phƣơng pháp tự học, rèn luyện bồi dƣỡng
kỹ năng

97

2.4. Minh họa một số Module và hoạt động bồi dƣỡng

Kết luận chƣơng 2
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
3.2. Tổ chức thực nghiệm
3.2.1. Đối tƣợng, phạm vi thực nghiệm
3.2.2. Nội dung, tiêu chí và phƣơng pháp thực nghiệm

56
75

84
87
93
93

98
99
102
104
111
113
113
113
113
114


6

3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm

3.3.1. Kết quả kiểm tra trƣớc thực nghiệm
3.3.2. Kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm
3.3.3. Phân tích và đánh giá
3.4. Đánh giá nội dung và biện pháp bồi dƣỡng kỹ năng công tác
pháp chế qua ý kiến chuyên gia
3.4.1. Mục đích đánh giá
3.4.2. Quy mô đánh giá
3.4.3. Phƣơng pháp và kĩ thuật
3.4.4. Kết quả đánh giá
Kết luận chƣơng 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

123
123
125
127
128
128
128
128
128
134
135
141
142



7

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CSVN

Cộng sản Việt Nam

CBPC

Cán bộ pháp chế

CB

Cán bộ

ĐC

Đối chứng

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDPL

Giáo dục pháp luật

GD

Giáo dục


KN

Kỹ năng

Nxb

Nhà xuất bản

PL

Pháp luật

PC

Pháp chế

PBGDPL

Phổ biến giáo dục pháp luật

QPPL

Quy phạm pháp luật

TN

Thực nghiệm

UBND


Ủy ban Nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Mô tả chức năng, nhiệm vụ của cán bộ PC giáo dục cấp tỉnh
Bảng 2.1: Trình độ đào tạo về luật của cán bộ làm công tác PC giáo
dục cấp tỉnh
Bảng 2.2. Chế độ làm việc của cán bộ làm công tác PC giáo dục cấp
tỉnh
Bảng 2.3. Đánh giá sự cần thiết thực hiện công tác PC theo chế độ
chuyên trách
Bảng 2.4. Việc bổ sung biên chế làm công tác PC
Bảng 2.5. Những yếu tố khác ảnh hƣởng đến việc học tập và bồi dƣỡng
KN công tác PC
Bảng 2.6. Nhận thức của lãnh đạo đơn vị về công tác PC
Bảng 2.7. Cán bộ PC giáo dục cấp tỉnh đƣợc và chƣa đƣợc đào tạo, bồi
dƣỡng về công tác PC
Bảng 2.8. Nội dung mà cán bộ PC cho là cần thiết đƣợc bồi dƣỡng
Bảng 2.9. Đánh giá sự cần thiết xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng KN
công tác PC
Bảng 2.10. Hình thức bồi dƣỡng phù hợp
Bảng 2.11. Chuyên đề bồi dƣỡng cán bộ PC của Bộ Tƣ pháp
Bảng 2.12. Chƣơng trình bồi dƣỡng cán bộ PC của Bộ Tƣ pháp

Bảng 2.13. Chƣơng trình bồi dƣỡng cán bộ PC của Bộ GD&ĐT
Bảng 2.14. Chƣơng trình bồi dƣỡng nghiệp vụ PC của Liên hiệp các hội
khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Bảng 2.15. Chƣơng trình bồi dƣỡng cán bộ PC của trƣờng cán bộ quản
lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.16. Các module học tập tƣơng ứng với các KN phức hợp
Bảng 2.17. Nội dung bồi dƣỡng KN công tác PC
Bảng 2.18. Hoạt động của giáo viên và học viên trong công tác bồi
dƣỡng
Bảng 2.19. Minh họa một số Module và hoạt động bồi dƣỡng
Bảng 3.1: Tài liệu hƣớng dẫn học theo Module, Module “Tuyên truyền,
phổ biến giáo dục PL”

Trang
33
57
58
59
61
62
64
67
68
70
73
76
76
78
79
80

86
95
101
104
115


9

Bảng 3.2: Kết quả điểm đầu vào của lớp ĐC và lớp TN
Bảng 3.3: Bảng phân phối tần số tuyệt đối của lớp TN và lớp ĐC
Bảng 3.4: So sánh kết quả đầu ra giữa lớp ĐC và lớp TN
Bảng 3.5: Đánh giá của các chuyên gia về nội dung bồi dƣỡng KN
công tác PC cho cán bộ PC giáo dục cấp tỉnh
Bảng 3.6: Đánh giá của các chuyên gia về sự cần thiết của chƣơng trình
bồi dƣỡng KN công tác PC cho cán bộ PC giáo dục cấp tỉnh
Bảng 3.7: Ý kiến các chuyên gia về KN tuyên truyền, phổ biến giáo
dục PL
Bảng 3.8: Ý kiến các chuyên gia về KN soạn thảo, góp ý văn bản
Bảng 3.9. Ý kiến các chuyên gia về KN thuyết trình trong công tác báo
cáo PL

123
124
125
129
130
131
132
133



10

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1. Khung thiết kế các KN công tác PC giáo dục
85
Sơ đồ 2.2: Quy trình tổ chức khóa bồi dƣỡng KN công tác PC cho cán bộ PC giáo 100
dục cấp tỉnh
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ % trình độ đào tạo về luật của cán bộ làm công tác PC giáo dục
58
cấp tỉnh
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ % Chế độ làm việc của cán bộ làm công tác PC giáo dục cấp
59
tỉnh
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ % Đánh giá sự cần thiết thực hiện công tác PC theo chế độ
60
chuyên trách
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ % bổ sung biên chế làm công tác PC
62
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ % các yếu tổ ảnh hƣởng khác
63
Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ % về nhận thức của lãnh đạo đơn vị về công tác PC
64
Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ % Tình hình đào tạo, bồi dƣỡng
67
Biểu đồ 2.8. Tỉ lệ % cán bộ PC cho là cần thiết đƣợc bồi dƣỡng KN công tác PC
69
Biểu đồ 2.9. Tỷ lệ % đánh giá sự cần thiết xây dựng chƣơng trình

70
Biểu đồ 3.1. Đa giác tần số lớp TN và lớp ĐC
125
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ % đánh giá nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng
129
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ % đánh giá sự cần thiết của chƣơng trình
130
Biểu đồ 3.4. Đánh giá sự cần thiết phải thực hiện KN tuyên truyền, phổ biến giáo 131
dục PL
Biểu đồ 3.5. Đánh giá sự cần thiết phải thực hiện KN soạn thảo, góp ý văn bản
132
Biểu đồ 3.6. Đánh giá sự cần thiết phải thực hiện KN thuyết trình trong công tác 133
báo cáo PL


11

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiến pháp Nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà
nước quản lý xã hội bằng PL, không ngừng tăng cường PC XHCN”. PC là
nguyên tắc hiến định, bảo đảm tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà
nƣớc, bảo đảm kỷ cƣơng xã hội và thực hiện các quyền tự do dân chủ của nhân
dân. PC là chế độ PL trong đó có hệ thống PL ngày càng hoàn thiện để duy trì
một trật tự PL và sự nghiêm chỉnh thực hiện PL trong tổ chức và hoạt động của
nhà nƣớc và các cơ quan nhà nƣớc, của các tổ chức, tập thể, cá nhân và mọi công
dân.
Nghị quyết Đại hội Đảng CSVN lần thứ IX xác định: Quản lý nhà nƣớc
bằng PL, kế hoạch, chính sách và công cụ quản lý khác. Các văn kiện của đảng
cũng đã chỉ rõ: quản lý đất nƣớc bằng PL chứ không chỉ bằng đạo lý. Trong điều

kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam, PL trở thành công cụ
hàng đầu trong quản lý nhà nƣớc đồng thời bản thân nhà nƣớc cũng đƣợc tổ
chức và thực hiện các hoạt động theo PL.
Công tác PC XHCN là yêu cầu quan trọng để đáp ứng nhu cầu phát triển
và đổi mới của đất nƣớc, thực hiện chủ trƣơng xây dựng nhà nƣớc pháp quyền
XHCN, việc nghiên cứu quán triệt quan điểm, đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng và
chính sách PL của nhà nƣớc nhằm từng bƣớc nâng cao hiệu lực quản lý của nhà
nƣớc, mở rộng dân chủ, phát huy tiềm năng sáng tạo của nhân dân. Tầm quan
trọng của PC đối với giáo dục lại càng thể hiện rõ rệt bởi vì giáo dục là mảng
hiện thực bao phủ toàn bộ dân cƣ và lãnh thổ đất nƣớc.
Trong những năm qua, đặc biệt là sau khi có Luật giáo dục 2005, ngành
giáo dục đã có nhiều cố gắng nhằm bồi dƣỡng KN công tác PC trong ngành giáo
dục, thể hiện qua việc tập trung nâng cao chất lƣợng xây dựng các văn bản PL;
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục PL và tổ chức đƣa PL vào cuộc sống; kiểm tra,


12

xử lý các hành vi vi phạm PL… Tổ chức PC và đội ngũ cán bộ làm công tác PC
ngành giáo dục ở cấp tỉnh từng bƣớc đƣợc kiện toàn. Để đáp ứng yêu cầu thực
tiễn về công tác PC, ngày 18/5/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số
122/2004/NĐ - CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức PC
các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng và doanh nghiệp nhà nƣớc (Nghị
định số 122/2004/NĐ - CP), sau sáu năm thực hiện Nghị định số 122/2004/NĐ CP, do có một số bất cập về chế độ, chính sách, cơ chế và đặc biệt là nhiệm vụ
của tổ chức PC và các CBPC ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh
chƣa đƣợc quy định rõ ràng, nên để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên,
đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra đối với công tác PC trong giai đoạn chiến lƣợc mới,
ngày 04/7/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức PC (Nghị định

số 55/2011/NĐ-CP). Tuy nhiên, so với đòi hỏi của thực tiễn thì KN công tác
pháp của đội ngũ cán bộ làm công tác PC ngành giáo dục cấp tỉnh hiện nay còn
nhiều hạn chế, năng lực công tác còn yếu, số lƣợng chƣa đảm bảo. Đứng trƣớc
yêu cầu công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nhà nƣớc pháp
quyền XHCN Việt Nam, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có sự quan tâm, đánh giá đúng
vị trí, vai trò của công tác bồi dƣỡng, đào tạo đội ngũ CBPC trong bối cảnh hiện
nay. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX nêu rõ: “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa Việt Nam thành một
nước công nghiệp; xây dựng một bước quan trọng trong nền kinh tế thị trường
có định hướng XHCN. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về phát huy nhân tố con người,
giáo dục - đào tạo, tiếp tục phát triển mạnh nền giáo dục quốc dân, tạo chuyển
biến căn bản và toàn diện về nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống
trường lớp, hệ thống quản lý giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực
cho các lĩnh vực hoạt động KT - XH. Mở rộng quy mô GD&ĐT đi đôi với coi
trọng chất lượng và hiệu quả sử dụng; ra sức khai thác, phát huy nội lực và


13

tranh thủ nguồn nhân lực bên ngoài, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế ”.
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lƣợc xây dựng và
hoàn thiện hệ thống PL Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020
cũng chỉ đạo “bảo đảm số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công
chức làm công tác PL…”. Tiếp đó, để nâng cao chất lƣợng đào tạo các bộ PC,
Nghị quyết số 49-NQ/TW chỉ đạo “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào
tạo cử nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn của các chức danh tư pháp, bổ trợ tư
pháp; bồi dưỡng CBPC, bổ trợ tư pháp theo hướng cập nhập các kiến thức mới
về chính trị, PL, kinh tế, xã hội có KN nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có
phẩm chất đạo đức trong sạch, vững mạnh, dũng cảm đấu tranh vì công lý, bảo

vệ PC XHCN”.
Với chủ trƣơng, quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ra về đổi mới với mục
tiêu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục đào tạo hiện nay, việc tiếp tục xây dựng,
hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về giáo dục, đào tạo đang là những vấn
đề lớn, cốt lõi. Nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi các cơ quan, đơn vị của ngành giáo dục
phải nỗ lực cao, hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, trong đó có vai trò
của hệ thống tổ chức pháp chế nòng cốt, đầu mối tham mƣu, “gác cổng” về thể
chế. Nhiệm vụ công tác pháp chế ngày càng nặng nề, phức tạp, với những nội
dung cụ thể về xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản,
kiểm soát thủ tục hành chính, theo dõi thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục
pháp luật….đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ
năng trong điều kiện hiện nay, một trong những vấn đề cơ bản đặt ra là xác định
đúng nhu cầu và tổ chức tốt việc đào tạo, bồi dƣỡng kỹ năng cho cán bộ làm
công tác pháp chế
Cấp tỉnh là cấp quản lí giáo dục trực tiếp xử lí những vấn đề PC nói chung
và chính sách giáo dục nói riêng, điều đó đòi hỏi CBPC giáo dục ở cấp tỉnh vừa
phải có nghiệp vụ PC ở tầm quốc gia, vừa phải có KN nghiệp vụ PC tƣơng đối


14

cụ thể để có thể đáp ứng các nhiệm vụ quản lí giáo dục ở cấp tỉnh. Vấn đề hiện
nay còn tồn đọng trong nghiệp vụ PC giáo dục ở cấp tỉnh còn khá nhiều, trong
đó đáng kể là tình trạng kết hợp chƣa hài hòa giữa học vấn PL với học vấn
chuyên môn về giáo dục và thể hiện điều đó trong các KN công tác PC giáo dục.
Tình trạng đó một mặt là vấn đề thực tiễn bức xúc, thể hiện qua một số văn bản
luật và hành chính đƣợc diễn đạt hoặc đƣợc truyền đạt chƣa phù hợp với đặc
điểm của lĩnh vực giáo dục, mặt khác cũng là vấn đề lí luận mới trong đào tạo,
bồi dƣỡng nghiệp vụ cho CBPC giáo dục hiện nay. Bồi dƣỡng KN công tác PC
cho CB giáo dục cấp tỉnh là vấn đề cần đƣợc nghiên cứu nhƣng cho đến nay

chƣa đƣợc nghiên cứu ở nƣớc ta.
Việc lựa chọn đề tài “Bồi dưỡng KN công tác PC cho CB giáo dục cấp
tỉnh” là một trong những hƣớng nghiên cứu cần thiết nhằm phát triển sự nghiệp
giáo dục, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục trong xu thế hội nhập và góp phần đổi mới lí luận và thực tiễn
giáo dục nƣớc ta trong điều kiện cải cách hành chính, chuẩn hóa, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng nội dung học tập và các biện pháp bồi dƣỡng KN công tác PC
cho CB giáo dục ở cấp tỉnh thông qua các hoạt động bồi dƣỡng do ngành giáo
dục tổ chức.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu, đối tƣợng thụ hƣởng
3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác bồi dƣỡng CB giáo dục ở cấp tỉnh.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Nội dung và biện pháp bồi dƣỡng KN công tác
PC cho CB giáo dục GD cấp tỉnh.
3.3. Đối tƣợng thụ hƣởng: Cán bộ giáo dục cấp tỉnh làm công tác PC.
4. Giả thuyết khoa học
Bồi dƣỡng KN công tác PC cho CBPC giáo dục đƣơng nhiệm ở cấp tỉnh
sẽ có hiệu quả nếu phù hợp với yêu cầu hoạt động PC ở cấp tỉnh, kết hợp đƣợc


15

học vấn PL và học vấn về giáo dục, dựa vào kinh nghiệm hoạt động thực tiễn
của cán bộ, phƣơng pháp dạy học và tài liệu bồi dƣỡng thích hợp với điều kiện
công tác và học tập của học viên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lí luận của việc xây dựng nội dung, biện pháp bồi
dƣỡng KN công tác PC cho CB giáo dục cấp tỉnh.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng nội dung và biện pháp bồi dƣỡng KN

công tác PC của CB giáo dục cấp tỉnh và các yếu tố tác động đến thực trạng này.
5.3. Xây dựng nội dung và biện pháp bồi dƣỡng KN công tác PC cho CB
giáo dục cấp tỉnh.
5.4. Thực nghiệm sƣ phạm.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung bồi dƣỡng đƣợc giới hạn ở hệ thống KN công tác PC thuộc
phạm vi nghiệp vụ, chuyên môn PC có liên quan trực tiếp đến giáo dục và quản
lí giáo dục.
6.2. Khảo sát thực trạng đƣợc tiến hành trên mẫu lựa chọn với đối tƣợng là
CB làm công tác PC của các Sở GD&ĐT thuộc UBND ở 60 tỉnh, bao gồm 20
tỉnh phía Bắc, 30 tỉnh phía Nam và 10 tỉnh miền Trung.
6.3. Thực nghiệm đƣợc tiến hành tại trƣờng cán bộ quản lý giáo dục
Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
- Phân tích tổng quan lịch sử nghiên cứu.
- Phân tích so sánh.
- Tổng hợp và khái quát hóa lí luận.
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn


16

- Phƣơng pháp nghiên cứu anket: điều tra bằng phiếu hỏi đóng và mở với
mục đích làm rõ thực trạng những nội dung và phƣơng pháp bồi dƣỡng KN công
tác PC.
- Phƣơng pháp phỏng vấn: nhằm thu thập một số thông tin cụ thể để góp
phần tăng độ tin cậy kết quả nghiên cứu của phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến.
- Phƣơng pháp quan sát.
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm công tác PC và công tác bồi dƣỡng

CB giáo dục ở cấp tỉnh.
- Phân tích hồ sơ quản lí ở cấp tỉnh.
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm để kiểm tra hiệu quả của nội dung
bồi dƣỡng KN công tác PC.
7.3. Các phƣơng pháp khác
- Phƣơng pháp chuyên gia để tham khảo phƣơng pháp luận và cơ sở lí
luận của đề tài, đánh giá thực trạng và thẩm định các kiến nghị.
- Phƣơng pháp ứng dụng toán thống kê để xử lí số liệu, đánh giá kết quả
nghiên cứu.
8. Những đóng góp mới của luận án
8.1. Về mặt lý luận
- Làm sáng tỏ cơ sở lí luận về KN công tác PC, bồi dƣỡng KN công tác
PC cho CB giáo dục làm công tác PC ở cấp tỉnh.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá KN công tác PC cho CB giáo dục làm công
tác PC ở cấp tỉnh trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
- Làm rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến việc bồi dƣỡng KN công tác PC cho
CB giáo dục làm công tác PC ở cấp tỉnh.
8.2. Về mặt thực tiễn
- Xác lập đƣợc các luận cứ khoa học để xây dựng nội dung học tập và làm
rõ KN công tác PC cho CB giáo dục làm công tác PC ở cấp tỉnh.


17

- Xây dựng nội dung học tập và biện pháp hiệu quả hơn trong bồi dƣỡng
KN công tác PC cho CB giáo dục làm công tác PC ở cấp tỉnh nhằm gia tăng mức
độ đáp ứng của họ đối với yêu cầu công tác PC giáo dục ở cấp tỉnh.
- Kết quả đề tài là nguồn tài liệu phục vụ những nghiên cứu tiếp theo về
công tác PC cho CBPC giáo dục nói chung, CBPC cấp tỉnh nói riêng.
9. Cấu trúc luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo
và Phụ lục, luận án gồm 3 chƣơng.
Chương 1. Cơ sở lí luận của việc bồi dƣỡng kỹ năng công tác pháp chế
cho cán bộ giáo dục cấp tỉnh.
Chương 2. Cơ sở thực tiễn, nội dung và biện pháp bồi dƣỡng kỹ năng
công tác pháp chế cho cán bộ giáo dục cấp tỉnh.
Chương 3. Thực nghiệm sƣ phạm.


18

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG
CÔNG TÁC PHÁP CHẾ CHO CÁN BỘ GIÁO DỤC CẤP TỈNH
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Ở nƣớc ngoài
Từ trƣớc đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về KN nói chung
cũng nhƣ về KN sƣ phạm nói riêng, cụ thể là:
- P. Ia Galperin, V. A. Crutexki, A.V. Petropxki [144], [149]… nghiên
cứu KN ở mức độ khái quát nhƣ bản chất khái niệm KN, các qui luật hình thành
và mối quan hệ giữa KN và kĩ xảo. G. X. Caschiuc, N. A. Menchinxcaia, A. D.
Levitov [148] nghiên cứu KN tổ chức các hoạt động sƣ phạm.
- Liên Xô và các nƣớc Đông Âu trƣớc đây, có nhiều công trình nghiên
cứu KN thực hành trong giảng dạy cho SV các trƣờng sƣ phạm với những công
trình của N. L. Bondyrev, X. I. Kixegov, F. N. Gonobolin; [142], [147], [145].
Những nghiên cứu đó đã trở thành hệ thống lí luận và kinh nghiệm vững chắc
trong lĩnh vực chuẩn bị cho sinh viên làm công tác thực hành giảng dạy.
Về việc bồi dƣỡng kiến thức PL thì các nƣớc thƣờng có sự khác biệt về
phƣơng thức tổ chức, chƣơng trình, quy trình và phƣơng pháp đào tạo. Sự khác
biệt này bị chi phối bởi các yếu tố chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hóa, xã hội của

mỗi quốc gia và mô hình hệ thống PL mà quốc gia đó áp dụng:
- Cuốn sách “PL hành chính của Cộng hòa Pháp” của Martine Lombard,
Giáo sƣ Trƣờng Đại học Tổng hợp Panthéon-Assas và Gilles Dumont (Paris II),
Giáo sƣ Trƣờng Đại học Luật và Kinh tế Limoges, do Nxb Tƣ pháp phát hành
năm 2007 là tài liệu đầy đủ và chi tiết nhất về sự hình thành và phát triển của hệ
thống PL hành chính của Cộng hòa Pháp. Cuốn sách đã lý giải về các nhiệm vụ
mà một cán bộ PL phải thực hiện trong quá trình quản lý hành chính và quá trình
giúp nhà nƣớc kiểm tra sự tuân thủ về quản lý hành chính… Tại Chƣơng I, cuốn


19

sách đã luận giải rất chi tiết về nhiệm vụ của cán bộ làm công tác PL gồm cách
xây dựng quy phạm hiến định, cách xây dựng các quy phạm có tính chất án lệ,
luật và văn bản dƣới luật, pháp lệnh và thông tƣ có hiệu lực thi hành bắt buộc,
cách kiểm tra, giám sát về tính hợp hiến, hợp pháp của hệ thống PL; cách xây
dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của Tham chính viện đối với pháp lệnh và điều
kiện về tính hợp pháp của thông tƣ có hiệu lực thi hành bắt buộc. Có thể nói, đây
là những nội dung thực sự có ý nghĩa khi nghiên cứu dƣới góc độ xây dựng
chƣơng trình bồi dƣỡng KN công tác PC, cụ thể là về nhiệm vụ công tác xây
dựng PL và công tác kiểm tra văn bản QPPL, kiểm tra việc thực hiện PL.
- Ngoài ra, qua nghiên cứu các tài liệu nƣớc ngoài cho thấy ở một số nƣớc
trên thế giới nhƣ, Mỹ, Nhật Bản…những ngƣời làm công tác PC hầu nhƣ đã tốt
nghiệp đại học luật, vì thế nếu để hành nghề họ đều đã học qua các khóa đào tạo
luật sƣ, hoặc khóa tƣ vấn PL; do đó họ không chú trọng nhiều vào việc bồi
dƣỡng KN về công tác PC.
- Báo cáo MacCrate về tình hình giáo dục và công tác đào tạo, bồi dưỡng,
trong cuốn Giáo dục PL ở Hoa Kỳ, nguồn gốc và quá trình phát triển năm 1992,
của Robert W. Gordon, Ban Giáo dục PL và Công nhận Luật sƣ của Hội Luật gia
Hoa Kỳ [106] có đề cập đến việc bồi dƣỡng, phát triển đội ngũ luật sƣ. Theo đó,

các luật sƣ khi muốn hành nghề cần phải đƣợc bồi dƣỡng thành thạo các KN
nhƣ: giải quyết vấn đề; phân tích và suy luận pháp lý; nghiên cứu PL; điều tra
thực tế; giao tiếp; tƣ vấn; thƣơng lƣợng; kiến thức về tranh tụng và các thủ tục
giải quyết tranh chấp; tổ chức và quản lý công việc pháp lý; nhận biết và giải
quyết các tình huống khó xử về đạo đức.
- Ở Nhật Bản, để trở thành ngƣời làm công tác tƣ vấn PL phải qua khoá
đào tạo tại Học Viện Tƣ pháp Nhật Bản [132]. Việc đào tạo tƣ vấn PL đƣợc bắt
đầu từ năm 1886. Sau khi chế độ phong kiến cuối cùng - Chế độ EDO - sụp đổ
năm 1867, Nhật bƣớc vào thời kỳ Minh Trị cách tân. Nƣớc Nhật mở rộng cánh
cửa ra thế giới, đặc biệt là các nƣớc Âu - Mỹ. Nhiều thành tựu thời kỳ này vẫn


20

còn giữ đƣợc giá trị cho đến bây giờ, trong đó có hệ thống PL và chế độ đào tạo
chức danh tƣ pháp cho cán bộ tƣ vấn PL.
1.1.2. Các công trình, đề tài nghiên cứu ở trong nƣớc
Về KN và KN sƣ phạm đã có nhiều tác giả nghiên cứu từ nhiều góc độ
khác nhau, cụ thể:
- Nguyễn Nhƣ An, Đặng Vũ Hoạt, Trần Anh Tuấn, Phan Thanh
Long…[2], [92], [93] đã nghiên cứu hệ thống KN sƣ phạm, chỉ ra mối quan hệ
chặt chẽ giữa chúng, nhấn mạnh đến KN giảng dạy trên lớp và Thực hành, thực
tập sƣ phạm, đồng thời nghiên cứu đƣa ra những cơ sở lí luận về việc rèn luyện
KN nghề nghiệp, vị trí của rèn luyện KN nghề nghiệp trong cấu trúc hoạt động
sƣ phạm.
- Đặng Thành Hƣng nghiên cứu bản chất của KN và hệ thống KN học tập
hiện đại trong đó có đề cập đến căn cứ để xác định KN học tập chung và trình
bày chi tiết cấu trúc của những KN học tập trong môi trƣờng học tập hiện đại
[58]. Quan niệm này là một trong những căn cứ lí luận để nghiên cứu tiếp tục
những vấn đề về KN nói chung, KN dạy học và KN học tập nói riêng.

Nghiên cứu về KN khác có một số công trình sau:
- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Phƣơng Hiền với đề tài “KN giao tiếp của cán bộ
công chức” trong đó tác giả đã đi sâu phân tích các KN tạo ấn tƣợng ban đầu, KN
lắng nghe tích cực, KN sử dụng có hiệu quả các phƣơng tiện giao tiếp, KN điều khiển
cảm xúc, thực nghiệm phƣơng pháp rèn luyện, bồi dƣỡng KN giao tiếp cho cán bộ,
công chức. Góp phần làm phong phú thêm một số vấn đề về lý luận về KN giao tiếp
của cán bộ công chức là biểu hiện mức độ của các nhóm KN cơ bản: KN tạo ấn
tƣợng ban đầu, KN lắng nghe tích cực, KN sử dụng có hiệu quả các phƣơng tiện giao
tiếp và KN điều khiển cảm xúc. Những kết quả nghiên cứu của tác giả có thể tham
khảo để xây dựng trong nội dung về KN công tác phổ biến giáo dục PL.
- Cuốn sách của Đào Thị Ái Nhi KN thuyết trình tác giả đã khẳng định,
KN thuyết trình là một trong những KN quan trọng nhất mà ngƣời cán bộ làm


Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full






×