Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.48 KB, 24 trang )

SỞ
SỞGIÁO
GIÁODỤC
DỤCVÀ
VÀĐÀO
ĐÀOTẠO
TẠOTHANH
THANHHÓA
HÓA

PHÒNG GIÁO
GIÁO DỤC
DỤC VÀ
VÀ ĐÀO
ĐÀO TẠO
TẠO HÀ
HÀ TRUNG
TRUNG
PHÒNG

SÁNG
KIẾN
KINH
NGHIỆM
SÁNG
KIẾN
KINH
NGHIỆM

MỘT
SỐSỐ


BIỆN
PHÁP
SINHLÀM
LÀM
L 3.
MỘT
BIỆN
PHÁPGIÚP
GIÚP HỌC
HỌC SINH
TỐT DẠNG
BÀI TẬP TÌM HÌNH ẢNH SO SÁNH TRONG PHÂN MÔN
LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tư
Chức vụ: Giáo viên
Đơn
vị công
Tiểu
Người
thực tác:
hiện:Trường
Nguyễn
Thịhọc
TưHà Vinh I
SKKN
thuộc
môn:
Tiếng Việt
Chức vụ:

Giáo
viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hà Vinh I
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt

THANH HÓA NĂM 2017
1.1 Lí do chọn đề tài:

1. MỞ ĐẦU
THANH HÓA NĂM 2017


MỤC LỤC
TT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4
3
1
2

Nội dung
Mở đầu

Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, với đồng nghiệp nhà trường
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị

Trang
1
1
2
2
2
3
3
4
6-18
18
20
20
20


2


1.MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Bậc Tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình
thành nhân cách ở học sinh, trên cơ sở cung cấp những kiến thức ban đầu về xã
hội và tự nhiên, phát triển năng lực về nhận thức, trang bị các phương pháp kĩ
năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Bồi dưỡng và phát
huy tình cảm thói quen và các đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Mục
tiêu nói trên, được thực hiện bằng các hoạt động có định hướng theo yêu cầu
giáo dục.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. Bộ giáo dục Đào tạo đã chủ trương đổi mới chương trình Tiểu học theo các mục tiêu: Tiếp
tục tăng cường thực hiện giáo dục toàn diện (Đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ
bản) đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa các lĩnh vực học tập và giáo dục ở nhà
trường Tiểu học. Trong cấu trúc chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung
và ở lớp 3 nói riêng, Luyện từ và câu là một phân môn có vị trí hết sức quan
trọng bởi vì nó có khả năng tác động đến đời sống tâm hồn của con người.
Trong đó biện pháp tu từ so sánh góp một phần không nhỏ làm lên điều này. Một
mặt, so sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên
một hình thức miêu tả sinh động. Mặt khác so sánh còn có tác dụng làm cho lời
nói rõ ràng, cụ thể, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. So sánh tu từ còn là
phương thức bộc lộ tâm tư tình cảm một cách kín đáo và tế nhị. Như vậy đối với
tác phẩm văn học nói chung, so sánh mang chức năng nhận thức và biểu cảm.
So sánh tu từ giúp các em hiểu và cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay, từ
đó góp phần mở mang tri thức làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết
văn, rèn luyện ý thức, yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học
sinh.
Trong cuộc sống hàng ngày, khi trò chuyện, giao tiếp với những người xung
quanh không ai không một lần sử dụng phép tu từ so sánh. “So sánh” là “cách

nói” rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn
chương. Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể,
những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe. So sánh
được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu quả nhất, có
tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng
tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Mặt khác, nó
còn làm cho tâm hồn và trí tuệ của con người thêm phong phú, giúp con người
cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn. Ngay từ lớp
1, các bài học của sách giáo khoa đã đưa vào khá nhiều hình ảnh so sánh. Tuy
nhiên, đến lớp 3 học sinh mới chính thức được học về phép tu từ so sánh trong
phân môn Luyện từ và câu. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 đã giới thiệu sơ bộ về
phép so sánh, hình thành những hiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh cho học
sinh thông qua các bài tập thực hành. Từ đó, giúp học sinh cảm nhận được cái
hay của một số câu văn, câu thơ và vận dụng phép so sánh vào quan sát sự vật,
hiện tượng xung quanh để thể hiện vào bài tập làm văn được tốt hơn. Mặt khác,

1


việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 cũng là một cách chuẩn bị dần để
các em sử dụng thành thạo hơn phép tu từ này khi làm các bài văn kể chuyện,
miêu tả ở lớp 4, 5.
Vậy làm thế nào để học sinh tìm được những hình ảnh so sánh? Biết vận
dụng hình ảnh so sánh vào đặt câu, viết đoạn văn. Xuất phát từ những lí do nêu
trên mà bản thân tôi đã mạnh dạn nghiên cứu về: “ Một số biện pháp giúp HS
làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu
lớp 3” ở trường Tiểu học Hà Vinh 1.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm này để tìm ra những biện pháp giúp học
sinh lớp 3 làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn Luyện từ và

câu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 3.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu
học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một sô biện pháp giúp học sinh lớp 3 làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh
trong phân môn Luyện từ và câu ở trường Tiểu học Hà Vinh 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện sáng kiến này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy, các văn bản hướng dẫn dạy và
học cấp Tiểu học. Đọc các tài liệu: sách, báo, tạp chí giáo dục…có liên quan đến
nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
- Nghiên cứu tài liệu về đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh Tiểu học.
* Phương pháp điều tra:
- Điều tra, khảo sát đối tượng học sinh lớp 3 về khả năng nhận diện và vận dụng
biện pháp tu từ so sánh.
- Điều tra về thực trạng của việc dạy dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong
phân môn Luyện từ và câu ở trường Tiểu học Hà Vinh 1.
* Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung dạy dạng bài tập tìm hình
ảnh so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3.
- Qua việc thực hiện các biện pháp giúp HS làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so
sánh trong phân môn luyện từ và câu ở lớp 3.
* Phương pháp đánh giá.
- Đánh giá thực trạng của vấn đề.
- Đánh giá kết quả thực nghiệm.

2



2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Cơ sở lí luận về nhận thức:
Quá trình dạy học chính là quá trình điều khiển tối ưu sự nắm vững các tri thức
khoa học, các tri thức văn hoá, qua đó nhằm hình thành và phát triển nhân cách
cho học sinh. Trong quá trình dạy học, người thầy phải tạo ra những hứng thú
hưng phấn và những nhu cầu học tập để học sinh tiếp nhận được những tri thức.
Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của người thầy là phải luôn luôn cải tiến phương
pháp giảng dạy, giảng dạy sát đối tượng phù hợp đặc điểm tâm sinh lý tuổi học
trò.Để giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn
luyện từ và câu lớp 3 trước hết người giáo viên cần phải hiểu: “Quá trình nhận
thức của học sinh Tiểu học về cơ bản cũng diễn ra theo quy luật nhận thức
chung của loài người đó là: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư
duy trừu tượng đến thực tiễn”[1]. Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học các em còn rất
hiếu động, khả năng tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư
duy trực quan hành động. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang
tư duy trừu tượng khái quát. Hoạt động phân tích tổng hợp kiến thức còn sơ
đẳng. Trí tưởng tượng của các em đã bắt đầu phát triển nhưng ở đầu tuổi Tiểu
học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi. Ở
cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh
cũ trẻ có thể tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối
phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học. Trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ,
làm văn, vẽ tranh,…Đặc biệt sự tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị
chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện
tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em. Vì vậy các nhà giáo
dục phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến
thức “khô khan” thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu
hỏi mang tính gợi mở thu hút các em vào hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để
các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lí tính của mình một cách toàn
diện.

2.1.2. Cơ sở lí luận về bộ môn:
Trong các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt không chỉ giúp học sinh đọc,
nghe, nói, viết Tiếng Việt tốt mà còn giúp các em nâng cao khả năng cảm thụ
ngôn ngữ văn học, biết rung động và cảm nhận được vẻ đẹp của thế giới bao la
đầy âm thanh, màu sắc và sự huyền bí, đặc biệt biết đối nhân xử thế giữa con
người với con người [2]. Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3
nói riêng, so sánh tu từ giúp các em hiểu và cảm nhận được những bài thơ, bài
văn hay, từ đó góp phần mở mang tri thức làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng
thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng
Việt. Muốn nhận diện và cảm nhận được cái hay, cái đẹp đó đòi hỏi các em phải
trải qua một quá trình tư duy - thao tác tư duy - tưởng tượng - liên tưởng - quan
sát…. Học sinh lớp 3 có đủ điều kiện cần thiết để có thể tiếp nhận và sử dụng
biện pháp tu từ so sánh trong hoạt động nói, viết của bản thân. Vấn đề đặt ra ở

3


đây là chúng ta phải tổ chức như thế nào để các em có thể phát huy được tối ưu
khả năng học tập của mình. Điều đó càng khẳng định vai trò, trách nhiệm của
mỗi giáo viên trong việc hình thành cho học sinh kĩ năng nhận biết và sử dụng
biện pháp tu từ so sánh trong đặt câu, viết đoạn văn và trong quá trình giao tiếp.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 3 nói chung và dạy nội
dung về biện pháp so sánh nói riêng ở trường Tiểu học Hà Vinh 1.
* Thực trạng chung đối với giáo viên
+ Qua quá trình giảng dạy và dự giờ của đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng: Ở
các trường Tiểu học hiện nay ngoài việc đảm bảo thực hiện đúng chương trình
giảng dạy của phân môn Tiếng việt, còn đặc biệt chú ý đến kỹ năng thực hành
của học sinh.
+ Trong thực tế giáo viên đã dạy đúng, đủ chương trình của Bộ Giáo dục và

Đào tạo. Phần lớn giáo viên đã chú trọng đến việc đổi mới phương pháp trong
dạy phân môn Luyện từ và câu nói chung và nội dung về biện pháp tu từ so sánh
nói riêng. Tuy nhiên kiến thức về biện pháp tu từ so sánh của một bộ phận giáo
viên còn hạn chế.
+ Một số giáo viên chưa thực sự đầu tư trong việc tìm tòi, vận dụng và đổi
mới phương pháp mà chỉ dạy theo hướng dẫn của sách giáo viên nên chưa có ý
thức tích hợp giữa phân môn Luyện từ và câu và các phân môn khác dẫn đến
hiệu quả dạy học chưa cao.
* Thực trạng chung đối học sinh:
Trong quá trình dạy học, tôi thấy các em thường mắc những lỗi sau:
+ Học sinh lớp 3 còn lúng túng khi nhận biết được các hình ảnh so sánh và
việc vận dụng kiến thức về phép so sánh vào nói, viết thì còn nhiều hạn chế.
+ Trong khi thực hành làm các bài tập về dạng : “bài tập tìm hình ảnh so
sánh” Học sinh nhầm lẫn tìm sai hình ảnh so sánh, sự vật so sánh; nhận diện sai
các yếu tố so sánh; tạo hình ảnh so sánh chưa hợp lý; một số học sinh chưa cảm
nhận được giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh mặc dù mới chỉ yêu cầu
cảm nhận ở dạng phát biểu cảm nghĩ ví dụ như: Trong những hình ảnh so sánh
trên em thích hình ảnh nào? Vì sao?
+ Đa số học sinh nắm kiến thức về biện pháp tu từ so sánh chưa vững và sâu,
có rất nhiều học sinh không nhận diện được sự vật so sánh, hình ảnh so sánh
trong câu thơ, câu văn và chưa biết vận dụng hình ảnh so sánh vào đặt câu.
* Thực trạng của lớp 3 A:
Năm học 2016 - 2017 tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 3A,
tổng số học sinh là 27 em. Nhìn chung các em đều ngoan, chăm chỉ trong học
tập, song bên cạnh đó 100% học sinh là con nông dân, phụ huynh bận rộn với
công việc ruộng đồng nên ít có điều kiện để quan tâm đến việc học của con cái.
Vẫn còn một số em do bố mẹ đi làm ăn xa gửi các em ở nhà với ông bà, chú,
bác..nên cũng ảnh hưởng tới việc kết hợp giáo dục gia đình- nhà trường- xã hội
Một số em nhút nhát, nói bé, ít tiếp xúc với bạn bè khi học nhóm đôi khi còn e


4


ngại trao đổi với bạn nên phần nào cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng chung
của cả lớp.
2.2.2 Kết quả của thực trạng
Năm học 2016 – 2017 được phân công trực tiếp giảng dạy lớp 3A. Mặc dù, lên
lớp 3 học sinh mới được học biện pháp tu từ so sánh trong từng bài học cụ thể
của phân môn Luyện từ và câu. Nhưng ngay từ lớp 1, lớp 2 các em đã được làm
quen với hình ảnh so sánh qua tìm hiểu nội dung bài tập đọc như: bài “Cây
dừa”, “Cây đa quê hương” (Tập đọc lớp 2)...và trong một số tiết Luyện từ và câu
lớp 2. Vì thế, tôi đã tiến hành tìm hiểu khả năng nhận diện và vận dụng biện
pháp tu từ so sánh của học sinh lớp 3A qua đợt kiểm tra khảo sát vào tháng 10
năm 2016 do tôi ra đề thông qua ý kiến của Ban giám hiệu, để từ đó có kế hoạch
giảng dạy phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh.
Đề bài như sau:
Câu 1: Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ sau:
Những cánh đồng phì nhiêu
Nằm phơi mình ở giữa
Những con sông xanh hồng
Uốn quanh trăm dải lụa.
Câu 2 : Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong câu thơ, câu văn sau:
a, Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
b, Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
Qua khảo sát tôi đánh giá, thống kê, phân loại đối tượng HS theo các mức độ
như sau:
Sĩ số

27 em


Hoàn thành

Chưa hoàn
thành

Điểm: 9 - 10
SL
TL

Điểm: 7 - 8
SL
TL

Điểm: 5 - 6
SL
TL

Điểm dưới 5
SL
TL

2 em

5 em

7 em

13em


7,4 %

18,5 %

25,9 %

48,2%

Kết quả trên cho thấy chất lượng môn Luyện từ và câu của học sinh chưa
cao. Đặc biệt số lượng học sinh chưa hoàn thành số lượng còn nhiều. Trăn trở
với điều này tôi đã tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên.
2 2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên:
Từ những thực trạng và kết quả kiểm tra khảo sát trên cho thấy học sinh còn
mắc lỗi như trên là do những nguyên nhân sau:
- Do các em chưa đọc kỹ yêu cầu của đầu bài, coi việc đọc yêu cầu của đầu bài
là không cần thiết nên chỉ đọc qua loa, đại khái không suy nghĩ.

5


- Do các em chưa biết phân tích, tìm hiểu kỹ yêu cầu của đầu bài là yêu cầu
tìm“cái gì”? Do một số em kiến thức bị hổng từ lớp 2 nên có ảnh hưởng đến sự
tiếp thu của kiến thức mới.
- Do năng lực học tập của học sinh còn yếu, vốn sống chưa phong phú, khả
năng liên tưởng, khả năng cảm nhận còn hạn chế.
- Do giáo viên chưa linh hoạt trong việc vận dụng phương pháp dạy học.
- Trong quá trình dạy học giáo viên còn nói nhiều sợ học sinh chưa hiểu yêu
cầu đặt ra,…Do đó học sinh thụ động trong quá trình tiếp nhận kiến thức, dẫn
đến không nắm vững kiến thức, không phát huy được tính sáng tạo của học sinh.
- Giáo viên chưa chú trọng nhiều đến việc hướng dẫn học sinh vận dụng biện

pháp tu từ so sánh vào nói và viết.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Qua việc tìm hiểu tôi đã nắm bắt được thực trạng chung của lớp và nguyên
nhân dẫn đến thực trạng trên. Thực trạng đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng học tập của học sinh. Chính vì điều này tôi đã trăn trở tìm ra một số giải
pháp cụ thể, sát thực để giúp HS làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong
phân môn luyện từ và câu lớp 3.
Giải pháp 1: Tìm hiểu khái quát về chương trình phân môn Luyện từ và
câu lớp 3
- Các bài Luyện từ và câu được phân bố vào từng tuần, mỗi tuần có 1 tiết
cùng với các phân môn khác. Các bài Luyện từ và câu thường được bố trí vào
giữa tuần, có vai trò làm cơ sở chỗ dựa cho việc dạy học các phân môn khác
như: kể chuyện, tập làm văn [3].
- Nội dung về biện pháp tu từ so sánh chiếm một dung lượng không lớn trong
chương trình Tiếng Việt lớp 3. Tất cả có 8 tiết học, chiếm khoảng gần 1/4 tổng
số thời gian học phân môn Luyện từ và câu. Nội dung về biện pháp tu từ so sánh
được dạy học ở lớp 3 có thể thống kê như sau:
Tuần

Chủ điểm

Nội dung dạy học

Trang

1

Măng non

Làm quen với biện pháp tu từ so sánh.


8

3

Mái ấm

Tìm hình ảnh so sánh và nhận biết các từ chỉ
sự so sánh.

24

5

Tới trường

So sánh hơn kém, ngang bằng, cách thêm các
từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh.

43

7

Cộng đồng

So sánh sự vật với con người.

58

10


Quê hương

So sánh âm thanh với âm thanh.

79

12

Bắc - Trung - Nam

So sánh hoạt động với hoạtđộng.

98

14

Anh em một nhà

So sánh đặc điểm với đặc điểm

117

15

Anh em một nhà

Đặt câu có hình ảnh so sánh.

126


6


Về mức độ dạy học, chương trình yêu cầu hình thành cho học sinh một số
hiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh thông qua các bài tập thực hành.
Giải pháp 2 : Củng cố kiến thức đã học.
Chúng ta đã biết các kiến thức mà học sinh được học từ lớp dưới lên các lớp
trên là một vòng tròn đồng tâm. Vậy để học được các kiến thức mới ở các lớp
trên trước hết các em phải nắm chắc các kiến thức cũ ở lớp dưới.
Thông qua việc hiểu và nắm chắc kiến thức cũ đã học sẽ giúp cho học sinh có
nền móng để tiếp thu những kiến thức mới, đồng thời phát triển được tư duy
sáng tạo của các em. Vì vậy ngay sau khi khảo sát chất lượng và nắm được
nguyên nhân, tôi đã nghiên cứu chương trình phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2
để bổ sung kiến thức cho các em. Tôi thấy những dạng bài tập Luyện từ và câu ở
lớp 2 mà học sinh còn yếu, bị hổng kiến thức như : Tìm từ chỉ sự vật, tìm từ chỉ
hoạt động. Vì vậy tôi cần phải ôn tập cho học sinh những kiến thức từ dễ đến
khó, từ đơn giản đến phức tạp và điều quan trọng là phải bám sát vào chương
trình của sách Tiếng Việt 2.
Ví dụ 1: Để ôn lại kiến thức về tìm từ chỉ sự vật, tôi hướng dẫn học sinh làm
bài tập sau:
- Bài 1: Tìm các từ chỉ sự vật có trong bảng sau :
bạn
quý mến
bảng
đi
phượng vĩ

thân yêu
thước kẻ

dài
cô giáo
chào
thầy giáo
nhớ
học trò
viết
nai
dũng cảm
cá heo
đỏ
sách
xanh
( SGK Tiếng việt 2 – tập 1- Trang 27)
- Từ bài 1 tôi chuyển sang bài 2 để nâng cao dần kiến thức lên cho học sinh
như sau:
Bài 2: Tìm các từ theo mẫu trong bảng (mỗi cột 3 từ)
Chỉ người
M : cô giáo

Chỉ đồ vật
M : bút

Chỉ con vật
M : chim sáo

Chỉ cây cối
M : bưởi

Để làm được bài tập 2 này, học sinh cần phải hiểu được yêu cầu của đề bài. Cụ

thể đề bài yêu cầu như sau :
+ Tìm từ chỉ người – Theo mẫu : cô giáo
+ Tìm từ chỉ đồ vật – Theo mẫu : bút
+ Tìm từ chỉ con vật – Theo mẫu : chim sáo
+ Tìm từ chỉ cây cối – Theo mẫu : bưởi
- Mỗi cột cần phải tìm thêm 3 từ.
Thông qua bài tập 2 tôi hướng dẫn , khắc sâu cho học sinh biết: tất cả các từ chỉ
người, chỉ đồ vật, chỉ con vật, chỉ cây cối được gọi chung là “Từ chỉ sự vật”

7


Ví dụ 2: Để ôn lại kiến thức về tìm từ chỉ hoạt động tôi hướng dẫn học sinh làm
bài tập sau:
Bài 1: Chọn từ chỉ hoạt động thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây :
a) Cô Tuyết Mai……..môn Tiêng việt.
b) Cô ......... bài rất dễ hiểu.
( SGK – Tiếng việt 2 – Tập 1 trang 59)
- Từ bài tập trên tôi chuyển sang bài 2 để nâng cao dần kiến thức lên cho học
sinh như sau:
Bài 2 : Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong những
câu sau:
a) Con trâu ăn cỏ.
b) Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ.
( SGK – Tiếng việt 2 – Tập 1 – trang 67)
Như vậy sau khi áp dụng thực hiện biện pháp này, tôi thấy chất lượng học
tập của học sinh được nâng lên. Các em đã biết vận dụng những kiến thức đã
học để tìm đúng các từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động từ đó việc tiếp thu kiến thức
mới về biện pháp tu từ so sánh sẽ tốt hơn. Rõ ràng việc củng cố kiến thức về từ
chỉ sự vật và chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng

và nó là tiền đề để tiếp tục học kiến thức mới về biện pháp tu từ so sánh.
Giải pháp 3 : Phân loại các dạng bài tập, giúp học sinh tìm và khắc phục
những lỗi sai khi học biện pháp tu từ so sánh ở từng dạng bài.
a. Phân loại các dạng bài tập
Trong chương trình Luyện từ và câu lớp 3, học sinh được học các dạng so
sánh: so sánh sự vật với sự vật, so sánh sự vật với con người, so sánh hoạt động
với hoạt động, so sánh âm thanh với âm thanh; kiểu so sánh: hơn kém, ngang
bằng. Mỗi một dạng bài được học trong một tiết vì thế rất khó để giáo viên
hướng dẫn học sinh nắm kiến thức một cách có hệ thống. Vì vậy để thuận tiện
trong việc giúp học sinh tìm và khắc phục những lỗi sai khi học biện pháp tu từ
so sánh, tôi phân loại các dạng bài tập như sau:
* Dạng 1: Nhận diện sự vật được so sánh hoặc hình ảnh so sánh được so sánh
với nhau trong câu.
*Dạng 2: Tìm những sự vật được so sánh hoặc hình ảnh so sánh trong câu
không có từ chỉ so sánh.
*Dạng 3: Vận dụng biện pháp tu từ so sánh vào đặt câu, viết đoạn văn.
b. Giúp học sinh tìm và khắc phục những lỗi sai khi học biện pháp tu từ so
sánh trong từng dạng bài.
Dạng bài : Nhận diện sự vật được so sánh hoặc hình ảnh được so sánh
với nhau trong câu.
Khi học về biện pháp tu từ so sánh, tôi thấy phần lớn học sinh dễ dàng tìm
được từ so sánh, nhưng học sinh còn gặp khó khăn khi nhận diện sự vật so sánh,
và hình ảnh so sánh trong câu. Khi học dạng này, một số học sinh còn mắc một
số lỗi như: chưa phân biệt được với sự vật được so sánh với hình ảnh so sánh
trong câu.

8


* Hướng dẫn học sinh phân biệt hình ảnh so sánh với sự vật được so sánh với

nhau trong câu.
Để có kỹ năng làm tốt những bài tập dạng tìm các sự vật được so sánh hoặc
hình ảnh được so sánh với nhau trong câu, trước hết học sinh phải nhận biết
được: tất cả các từ chỉ người, chỉ đồ vật, chỉ con vật, chỉ cây cối được gọi chung
là “Từ chỉ sự vật”, phải phân biệt được đâu là sự vật so sánh, đâu là hình ảnh so
sánh trong câu. Khi học dạng này, một số học sinh còn lúng túng tôi hướng dẫn
học sinh cần phải nắm được các bước sau:
Ví dụ: Bài tập 1 (Vở bài tập Tiếng Việt 3- Tập 1 /Trang 12 )
Gạch dưới hình ảnh so sánh trong mỗi câu thơ, câu văn dưới đây :
a. Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận cà mau cuối trời
Thanh Hải
b. Em yêu nhà em
Hoa xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm
Tô Hà
c. Mùa đông
Trời là cái tủ ướp lạnh
Mùa hè
Trời là cái bếp lò nung
Lò Ngân Sùn
d. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
[4]
* Bước 1: Đọc kỹ đề, tìm hiểu đề.
Bước đầu tôi yêu cầu học sinh đọc kỹ đề, vừa đọc vừa suy nghĩ xem yêu cầu
đề bài cần phải làm gì ?
Sau khi học sinh hiểu được yêu cầu của đề bài rồi tôi đã yêu cầu học sinh tiến
hành đến bước 2.
* Bước 2 : Tìm những sự vật được so sánh với nhau.

Trong bước 2 này, tôi sẽ dùng phương pháp đàm thoại và gợi mở hướng dẫn
học sinh làm mẫu phần (a). Ví dụ giáo viên hỏi: Trong câu thơ (a) sự vật nào
được so sánh với sự vật nào?
- Học sinh sẽ tìm được các sự vật được so sánh với nhau: (Mắt – vì sao)
* Bước 3 : Tìm từ so sánh.
Từ so sánh nó được đứng sau sự vật được so sánh và đứng trước sự vật so
sánh. Nói tóm lại là từ so sánh đứng ở giữa hai vế :
+ Vế thứ nhất thường nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.
+ Vế thứ hai thường nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh.
Sau khi học sinh đã hiểu cách tìm từ so sánh các em sẽ nhận biết rất nhanh về từ
so sánh. Cụ thể các từ so sánh trong câu thơ (a) là : tựa
* Bước 4 : Tìm hình ảnh so sánh

9


Như vậy qua bước 2 và bước 3 giáo viên cần khắc sâu cho học sinh thấy rõ:
- Trong các dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh thì học sinh phải biết:
Hình ảnh so sánh bao gồm cả các sự vật so sánh và từ chỉ đặc điểm, hoạt động,
trạng thái của sự vật.
Học sinh sẽ tìm được các hình ảnh so sánh trong những câu thơ (a) là :Mắt
hiền sáng- vì sao.
- Tương tự học sinh sẽ tìm được các hình ảnh so sánh trong các câu còn lại của
bài tập l và gạch chân dưới các hình ảnh đó là:
b. Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm.
c. Trời là cái tủ ướp lạnh/Trời là cái bếp lò nung.
d. Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
+ GV chốt ý: Hình ảnh so sánh bao gồm cả các sự vật so sánh và từ chỉ đặc
điểm, hoạt động, trạng thái của sự vật.

- Khi học sinh hoàn thành các bài tập ở ví dụ trên, tôi yêu cầu học sinh lấy thêm
ví dụ về câu có hình ảnh so sánh như: dùng câu có hình ảnh so sánh để tả về
nước da hoặc đôi mắt của một bạn trong lớp.Từ đó học sinh sẽ hiểu và làm đúng
được bài tập.
Dạng bài: Tìm những sự vật được so sánh hoặc hình ảnh so sánh trong
câu không có từ chỉ so sánh.
- Học sinh lớp 3 tư duy còn trực quan, máy móc, vì thế các em xác định được
hình ảnh so sánh trong câu chủ yếu là dựa vào từ chỉ so sánh nên những câu có
cấu trúc đầy đủ thì học sinh dễ dàng tìm được hình ảnh so sánh còn những câu
mà khuyết đi từ chỉ so sánh thì một số học sinh còn gặp khó khăn.
Ví dụ: Bài tập 3 (Vở bài tập Tiếng Việt 3- Tập 1 /Trang 21 )
Gạch chân tên những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau :
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè, hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh. [4]
Để giúp học xác định sự vật so sánh, tôi hướng dẫn các em như sau:
- Cho học sinh quan sát tranh cây dừa
- GV yêu cầu HS xác định sự vật so sánh trong câu:
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao
+ Học sinh lên bảng làm : Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao
- Sau đó, GV đưa tiếp câu:
Đêm hè, hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
- HS xác định sự vật so sánh trong câu:
Đêm hè, hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh. ”


10


+ Hai câu thơ trên có điểm gì giống và khác nhau?
(giống: đều tả về các bộ phận của cây dừa, ở câu thơ thứ hai của mỗi câu đều có
dấu gạch ngang nối giữa các sự vật được so sánh với nhau)
+Trong các câu thơ có sự vật được so sánh với nhau ở hai câu thơ trên, từ chỉ so
sánh được thay bằng gì?
( Trong các câu thơ có sự vật được so sánh với nhau ở hai câu thơ trên, từ chỉ so
sánh được thay bằng dấu gạch ngang nối hai sự vật được so sánh).
+ GV: Để xác định được sự vật hay hình ảnh so sánh các em có thể thay dấu
gạch gạch ngang nối đó bằng các từ so sánh ví dụ: giống như, tựa như, như thể,
như là,…Giáo viên cần lưu ý học sinh ngoài thay từ so sánh bằng dấu gạch
ngang thì người ta cũng có thể dùng dấu hai chấm.
- Ví dụ: GV yêu cầu học sinh lên bảng gạch chân dưới hình ảnh so sánh trong
câu:
“Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”
Sau đó HS phát hiện được trong câu trên từ chỉ sự so sánh đã được thay thế
bằng dấu hai chấm.
+ GV chốt ý: Để so sánh sự vật này với sự vật kia, chúng ta thường sử dụng
các từ chỉ sự so sánh. Tuy nhiên, có trường hợp khi so sánh lại thay những từ chỉ
sự so sánh bằng dấu gạch ngang hoặc dấu hai chấm. Để tìm chính xác các hình
ảnh so sánh trong các câu đó, các em hãy tìm một hoặc nhiều từ chỉ sự so sánh
cùng nghĩa thay cho dấu gạch ngang , dấu hai chấm đó.
* Hướng dẫn học sinh phân biệt câu có hình ảnh so sánh với câu theo mẫu
câu Ai là gì?
- Khi yêu cầu HS đặt câu có hình ảnh so sánh, một số HS đã đặt câu như sau:
“Mẹ em là công nhân may.” hay “Mẹ em là người nấu ăn rất ngon”. Khi hỏi vì
sao em cho rằng câu đó là câu có hình ảnh so sánh, các em đều trả lời vì có từ

“là”. Như vậy học sinh đã nhầm câu có từ “là” trong mẫu câu Ai là gì? với câu
có từ “là” chỉ sự so sánh. Để giúp học sinh nhận ra lỗi sai đó, tôi đã tiến hành
như sau:
+ Hướng dẫn học sinh phân tích ví dụ: “Mẹ em là công nhân may”
- Ở câu trên có phải mẹ được so sánh với công nhân may không? (không)
- “Mẹ em là công nhân may” muốn giới thiệu điều gì? (giới thiệu công việc
của mẹ là công nhân may)
- Từ “là” trong câu trên dùng để làm gì? (để giới thiệu)
- Câu trên thuộc mẫu câu nào các em đã được học? (Ai- Là gì?)
- Giáo viên lấy thêm ví dụ để học sinh phân biệt như: “Bạn Lan là học sinh lớp
3A.” hay “Con cóc là cậu ông trời.”
- GV chốt ý: Từ “là” có thể là từ chỉ so sánh trong câu có hình ảnh so sánh như:
“Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” nhưng có khi từ “là” chỉ dùng để giới thiệu
hoặc nhận xét về người, vật như câu: “Mẹ em là người nấu ăn rất ngon.”
Để giúp các em phân biệt rõ hơn 2 kiểu câu này, tôi cho các em làm một bài
tập trắc nghiệm:

11


Bài tập: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Câu có hình ảnh so sánh
là:
a. Nam là bạn thân của em.
b. Em là mầm non của Đảng.
c. Mẹ em là người rất vui tính.
Qua hệ thống câu hỏi và bài tập trên, tôi thấy học sinh đã phân biệt được câu
có từ chỉ sự so sánh “là” với câu theo mẫu Ai là gì?
Dạng bài: Vận dụng biện pháp tu từ so sánh vào đặt câu, viết đoạn văn.
Dạng bài tập này yêu cầu học sinh đặt câu, viết đoạn văn có hình ảnh so sánh.
Đây là dạng bài tập tương đối khó với học sinh, nó đòi hỏi học sinh phải có khả

năng quan sát, tưởng tượng và vốn từ phong phú. Vì vậy khi dạy giáo viên phải
biết cách khơi dậy sự sáng tạo của học sinh. Để giúp các em đặt được câu có
hình ảnh so sánh đúng và hay, tôi làm như sau:
- Yêu cầu học sinh nêu sự vật trong câu.
- Tìm điểm giống nhau của 2 sự vật so sánh.
- Đặt câu có hình ảnh so sánh
Ví dụ 1: Bài tập 3 (Vở bài tập Tiếng Việt 3- Tập 1 /Trang 76 )
Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so
sánh các sự vật trong tranh:[4]
- Tôi hướng dẫn các em làm như sau:
+ Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài, quan sát từng cặp sự vật có trong tranh vẽ
trong VBT
+ Bốn học sinh nối tiếp nhau nói tên từng cặp sự vật được so sánh với nhau
trong mỗi tranh?
HS nêu: Tranh 1: Trăng được so với quả bóng .
Tranh 2: Nụ cười của bé được so sánh với bông hoa.
Tranh 3: Ngọn đèn được so sánh với ngôi sao.
Tranh 4: Hình dáng của nước ta được so sánh với chữ S.
- GV hướng dẫn làm mẫu tranh 1:
? Trong bức tranh 1 : Trăng và quả bóng có đặc điểm gì giống nhau? (đều có
hình dạng là hình tròn)
-Yêu cầu học sinh dựa vào đặc điểm giống nhau này đặt câu có hình ảnh so sánh
các sự vật trong tranh.
(HS đặt: Trăng tròn như quả bóng/ Trăng rằm tròn xoe như quả bóng.)
- HS viết vào vở Bài tập.
- Tương tự như trên HS sẽ tìm được đặc điểm giống nhau của các sự vật trong
từng bức tranh còn lại và đặt câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh.
(VD: Tranh 2: Mặt bé tươi như hoa/ Bé cười tươi như hoa
Tranh 3: Đèn điện sáng như sao/ Ngọn đèn thức như sao đêm không ngủ
Tranh 4: Đất nước ta cong cong hình chữ S

- Giáo viên chốt ý: Muốn viết được câu có hình ảnh so sánh, trước hết ta cần
quan sát kĩ các sự vật được so sánh với nhau, sau đó tìm đặc điểm giống nhau
giữa các sự vật để viết những câu văn có hình ảnh so sánh.

12


Ví dụ 2: Khi dạy tiết tập làm văn tuần 12: Nói, viết về một cảnh đẹp của đất
nước. Tôi tiến hành như sau:
- Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu đề.
- GV nêu gợi ý hướng dẫn học sinh dựa vào bức ảnh để nói về vẻ đẹp của bãi
biển Phan Thiết.
+ Ảnh chụp cảnh gì? Cảnh đó ở đâu?
+ Màu sắc bao trùm toàn bộ ảnh như thế nào?
+ Cảnh biển Phan Thiết có gì đẹp(Trên bầu trời, dưới biển, trên bờ biển)?
+ Cảnh biển Phan Thiết gợi cho em những suy nghĩ gì ?
- Trong bài này em có thể sử dụng hình ảnh so sánh vào những câu nào? (Câu
tả cảnh biển Phan Thiết)
- Yêu cầu HS nêu mẫu một câu tả cảnh biển Phan Thiết trong đó có sử dụng
biện pháp so sánh. Ví dụ: Mặt biển như một tấm thảm khổng lồ màu ngọc bích.
- Học sinh luyện nói theo cặp.
- Một số học sinh lên nói trước lớp.
- GV hướng dẫn học sinh nhận xét cách trình bày của bạn, nhận xét bạn đã sử
dụng biện pháp so sánh chưa, sử dụng có hợp lí không ?.
- Yêu cầu học sinh viết những điều mình vừa nói vào vở, lưu ý sử dụng hình
ảnh so sánh hợp lí.
Qua sự hướng dẫn của giáo viên như trên, tôi thấy hầu hết học sinh đã biết
vận dụng hình ảnh so sánh vào viết đoạn văn. Bài văn của các em hay hơn, sinh
động hơn.
c. Tổ chức luyện tập, thực hành để học sinh nắm vững kiến thức về biện

pháp tu từ so sánh thông qua hệ thống bài tập ở tiết học của buổi 2.
- Để củng cố và khắc sâu kiến thức cho các em, tôi đã chuẩn bị hệ thống bài
tập để các em ôn luyện vào buổi 2. Trong một tiết học, nhiều dạng bài tập đã
được đưa ra, bao gồm: Dạng bài nhận diện sự vật so sánh, hình ảnh so sánh;
dạng bài tập vận dụng biện pháp tu từ so sánh.
Sau mỗi tiết học về biện pháp so sánh ở buổi 1, tôi cho các em luyện tập nội
dung đó vào tiết Tiếng Việt ở buổi 2. Sau khi học hết về biện pháp tu từ so sánh
(tuần 15), tôi đã cho cho học sinh ôn tập 1 tiết tổng hợp với mục đích: giúp học
sinh củng cố, khắc sâu kiến thức về biện pháp tu từ so sánh, biết vận dụng biện
pháp tu từ so sánh vào viết đoạn văn.
Cụ thể trong tiết Tiếng Việt ở tuần 15, tôi đã hướng dẫn học sinh lớp 3A ôn
tập qua hệ thống bài tập có các dạng như sau:
Bài tập 1: Cho các câu sau:
a.
Bão đến ầm ầm
Như đoàn tàu hỏa
Bão đi thong thả
Như con bò gầy
b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng
sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa
hồng tươi.

13


- Gạch chân dưới các sự vật so sánh trong các câu trên.
- Tìm hình ảnh so sánh và viết tiếp vào bảng sau :
Câu
Hình ảnh so sánh
Dạng so sánh

a
Bão đến - đoàn tàu hỏa
Sự vật với sự vật
...................................
............................................
b
...............................................
..............................................
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu đề.
- Nêu các dạng so sánh đã học. (So sánh sự vật với sự vật, so sánh sự vật với
con người, so sánh hoạt động với hoạt động, so sánh âm thanh với âm thanh, so
sánh đặc điểm với đặc điểm)
- Hướng dẫn HS làm mẫu câu a.
+ Nêu sự vật so sánh trong câu? (bão – tàu hỏa)
+ Nêu hình ảnh so sánh có trong khổ thơ? (Bão đến như đoàn tàu hỏa; Bão đi
như con bò gầy)
+ Hình ảnh so sánh trên thuộc dạng so sánh nào? (Giáo viên ghi kết quả vào
bảng trên)
- HS trao đổi theo nhóm đôi hoàn thành bài tập.
- Sau khi học sinh hoàn thành bài tập, giáo viên yêu cầu cả lớp suy nghĩ trả lời:
Trong các hình ảnh so sánh trên em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
- Giáo viên chốt ý về các dạng so sánh đã học, về cách tìm hình ảnh so sánh.
Bài tập 2: Hãy thêm các từ ngữ thích hợp để tạo thành câu có hình ảnh so sánh
a. Trời mưa ........
b. Mặt trời ......
- Yêu cầu HS đọc đề bài, xác định yêu cầu đề
+ Các từ “Trời mưa”, “Mặt trời ” là từ chỉ sự vật hay hoạt động? (sự vật)
+ Để tạo ra câu có hình ảnh so sánh các em cần làm gì? (Thêm các từ chỉ sự so
sánh và từ chỉ đặc điểm, trạng thái phù hợp với sự vật đã cho.)
- HS thảo luận nhóm đôi để hoàn thành bài tập.

- Đại diện nêu kết quả.
- GV yêu cầu học sinh nhận xét xem bạn đã đặt câu có hình ảnh so sánh đúng
chưa, hay chưa?
- Giáo viên lưu ý học sinh: Khi thêm tiếp từ ngữ vào câu để tạo thành câu có
hình ảnh so sánh cần lựa chọn hình ảnh phù hợp. Những sự vật được so sánh với
nhau phải có nét tương đồng.
Bài tập 3: Đặt 2 câu có hình ảnh so sánh.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm việc cá nhân, nối tiếp đặt câu. Đối những học sinh còn chậm,
giáo viên gợi ý cho các em bằng cách nêu một số ví dụ để học sinh nêu tiếp hình
ảnh so sánh như: Dòng sông như .....; Bạn Nga có đôi mắt đen như……
- Sau mỗi câu, yêu cầu học sinh nhận xét cách sử dụng hình ảnh so sánh trong
câu của bạn có phù hợp không chưa?. Cách viết và sử dụng dấu câu đã đúng
chưa?

14


Bài tập 4: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 câu) tả con vật mà em yêu thích
trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh.
- Yêu cầu HS đọc đề bài, xác định yêu cầu đề.
- GV đưa bảng phụ ghi gợi ý viết đoạn văn tả con vật.
+ Khi tả con vật em có thể sử dụng hình ảnh so sánh để tả những bộ phận nào?
(Tả bộ lông, mình, đầu, đôi mắt, đuôi, chân,…)
+ Ví dụ khi tả đôi mắt của con mèo em có thể sử dụng những hình ảnh so sánh
nào? (xanh như ngọc bích, tròn như hai hòn bi ve...)
- Yêu cầu học nói thêm một số câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
- HS viết đoạn văn vào vở. Một số em đọc đoạn văn trước lớp.
- Học sinh nhận xét về nội dung, cách sắp xếp câu và nhận xét về cách sử dụng
hình ảnh so sánh có trong đoạn văn.

- GV nhận xét, tuyên dương những em viết đoạn văn hay và biết sử dụng hình
ảnh so sánh khi viết đoạn văn.
Với việc hướng dẫn học sinh hệ thống lại kiến thức như trên, tôi thấy hầu
hết các em đã được củng cố và vận dụng về biện pháp tu từ so sánh vào nói và
viết. Việc thực hành ôn luyện, hệ thống kiến thức về biện pháp tu từ so sánh
không chỉ được dạy trong học kì I mà được dạy xuyên suốt trong các tiết Luyện
từ và câu, cũng như trong tiết Tập làm văn.
Giải pháp 4: Tổ chức trò chơi học tập
Học sinh Tiểu học luôn hiếu động, tò mò muốn tìm hiểu khám phá. Do vậy
việc tổ chức cho học sinh học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua các hoạt
động vui chơi hay trò chơi là phù hợp với học sinh Tiểu học [5] Các hoạt động
vui chơi trong quá trình dạy học tạo điều kiện để học sinh được phát triển trí tuệ,
làm cho tâm hồn các em phong phú hơn, cuộc sống vui tươi lành mạnh hơn và
đồng thời giúp các em tự tin hơn trong học tập và cuộc sống. Trò chơi học tập
giúp học sinh luyện tập, củng cố kiến thức, phát hiện kiến thức mới của bài học,
làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Bởi vậy người
giáo viên tiểu học cần tổ chức cho học sinh được “ học mà chơi – chơi mà học”.
Do đó, để một tiết học “ Nhẹ nhàng, thoải mái, hiệu quả’’ và khắc sâu được kiến
thức trọng tâm giúp các em nhớ lâu các kiến thức đã học, tôi thường xuyên lồng
ghép các trò chơi phù hợp vào trong các tiết dạy .
Ví dụ : Trong tiết Luyện từ và câu Tuần 15.
Tôi đã tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “ Thử tài so sánh”
*Mục đích của trò chơi: Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ bằng cách tạo nhanh
các cụm từ có hình ảnh so sánh đúng, luyện phản ứng nhanh, trau dồi trí tưởng
tượng và khả năng liên tưởng.
* Chuẩn bị: Chuẩn bị các bộ phiếu bằng giấy (kích thước 3 x 4 cm) ghi từ chỉ
hoạt động, trạng thái, màu sắc, đặc điểm, tính chất; mỗi phiếu ghi 5 từ chỉ hoạt
động trạng thái hoặc 5 từ chỉ màu sắc, đặc điểm, tính chất.
Cử trọng tài theo dõi cuộc thi, có giấy bút ghi lại kết quả.
*Cách chơi: Trò chơi được tổ chức trong thời gian 10 phút.Trọng tài để bộ

phiếu trên bàn (VD bộ phiếu A có 5 từ chỉ hoạt động, trạng thái), cho từng người

15


lần lượt xung phong lên “ Thử tài so sánh” (1 bộ phiếu nên dành cho 2 – 3 người
thử tài). Học sinh lần lượt xung phong lên “ Thử tài so sánh” (1 bộ phiếu nên
dành cho 2 – 3 người thử tài). Người thứ nhất lên “bắt thăm”, mở phiếu đọc từ
cho các bạn nghe rồi nêu thật nhanh cụm từ có hình ảnh so sánh để làm rõ nghĩa
từ đó. VD: Bắt thăm được từ “trắng” có thể nêu cụm từ so sánh: trắng như
tuyết, trắng như vôi,…Trọng tài cùng lớp xác nhận kết quả Đúng – Sai. Nếu
đúng được 2 điểm (đúng cả 5 phiếu được 10 điểm). Nếu sai hoặc đếm từ 1 – 5
vẫn chưa nêu được cụm từ so sánh thì không cho điểm. Người thứ nhất thử tài
hết 5 phiếu thì về chỗ, trọng tài công bố điểm của người thứ nhất, sau đó gấp các
phiếu lại để người thứ hai lên “bắt thăm”mở phiếu đọc từ cho các bạn nghe rồi
nêu thật nhanh cụm từ có hình ảnh so sánh của mình, không được nhắc lại cụm
từ so sánh mà người thứ nhất đã nêu. Hết thời gian chơi dựa vào điểm số của
từng người “Thử tài so sánh” theo bộ phiếu đưa ra. Trọng tài cùng lớp và giáo
viên tuyên dương người thắng cuộc (có số điểm cao nhất).
Có thể sử dụng các từ để tạo nên hình ảnh so sánh (theo các bộ phiếu trên)
như sau:
Bộ phiếu A: (5 từ chỉ màu sắc):VD: Trắng, xanh, đỏ, đen, vàng. Học sinh xung
phong lên “ Thử tài so sánh” . Học sinh “bắt thăm”, mở phiếu đọc từ cho các
bạn nghe rồi nêu thật nhanh cụm từ có hình ảnh so sánh để làm rõ nghĩa từ đó.
VD: HS có thể nêu:
Trắng: Trắng như vôi; Trắng như trứng gà bóc; Trắng như tuyết;…
Xanh: Xanh như tàu lá; Xanh như chàm đổ;….
Đỏ: Đỏ như son; Đỏ như lửa;….
Đen: Đen như than; Đen như cột nhà cháy; Đen như củ súng;….
Vàng: Vàng như nghệ; Vàng như mật ong;….

Bộ phiếu B: (5 từ chỉ đặc điểm, tính chất)
Đẹp: Đẹp như tiên; Đẹp như hoa;…..
Cao: Cao như núi; cao như cây sào;…
Khỏe: Khỏe như voi; Khỏe như trâu; Khỏe như hầm;….
Nhanh: Nhanh như cắt; Nhanh như sóc; Nhanh như chớp;…
Chậm: Chậm như rùa; Chậm như sên;….
Sau khi nghiên cứu và áp dụng biện pháp “Tổ chức trò chơi học tập” tôi thấy
tiết học sinh động và sôi nổi hẳn lên. Học sinh hiểu bài ngay tại lớp, khắc sâu
được kiến thức đồng thời động viên, khích lệ được các em cố gắng học tập.
Thông qua việc học theo nhóm, thông qua các trò chơi đã rèn cho học sinh kĩ
năng sử dụng từ ngữ bằng cách tạo nhanh các cụm từ có hình ảnh so sánh đúng,
luyện phản ứng nhanh, trau dồi trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng, ngoài ra
học sinh còn được bộc lộ khả năng của mình qua trò chơi.
Vậy để việc tổ chức trò chơi đạt hiệu quả cao giáo viên cần nắm chắc được đặc
điểm, sở thích của học sinh và nội dung kiến thức của từng bài, lựa chọn và
chuẩn bị thật chu đáo để tổ chức cho các em chơi những trò chơi phù hợp, giúp
học sinh học tập tốt hơn và hoàn thiện tốt nhân cách người học sinh Tiểu học.

16


Giải pháp 5: Dạy tích hợp kiến thức, kĩ năng biện pháp tu từ so sánh vào các
phân môn của môn Tiếng Việt .
Như chúng ta biết, mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu là làm giàu vốn
từ cho học sinh và vốn từ đó phải sử dụng thường xuyên. Vì nội dung về biện
pháp tu từ so sánh chỉ dạy chủ yếu trong học kì một nên để bồi dưỡng thêm vốn
từ và giúp các em biết vận dụng những vốn từ đó vào viết văn, tôi đã dạy lồng
ghép nội dung về biện pháp tu từ so sánh vào trong các phân môn khác của môn
Tiếng Việt .
a. Tích hợp trong phân môn Tập đọc

Trong chương trình tập đọc lớp 3 có một số bài tập đọc có hình ảnh so sánh
như: “Nhớ lại buổi đầu đi học”, “Ông ngoại”, “Hai bàn tay em”, “Cửa Tùng”;
“Mặt trời xanh của tôi”,“Ở lại với chiến khu”,“Trên đường mòn Hồ Chí
Minh”,...
Dạy biện pháp tu từ trong phân môn Tập đọc là giúp học sinh cảm nhận
được giá trị nghệ thuật của các hình ảnh so sánh trong bài tập đọc cũng chính là
giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của hình ảnh so sánh từ đó giúp các
em hiểu được nội dung của bài tập đọc và khả năng cảm thụ văn học. Để giúp
các em tìm được hình ảnh so sánh trong các tập đọc, tôi đã tiến hành theo các
bước sau:
Bước 1: Nhận diện hình ảnh so sánh.
Bước 2: Cảm nhận giá trị của biện pháp tu từ so sánh
Ví dụ 1: Bài: “Mặt trời xanh của tôi”
Ở phần tìm hiểu bài , tôi yêu cầu học sinh đọc khổ thơ thứ nhất và trả lời câu
hỏi:
+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào? (Tiếng
mưa trong rừng cọ được so sánh với tiếng thác dội về, tiếng gió thổi ào ào)
+ Qua đó em thấy tiếng mưa trong rừng cọ như thế nào? Việc so sánh đó có
tác dụng gì? (Tiếng mưa trong rừng cọ giống như tiếng thác, tiếng gió ào ào làm
cho ta tưởng tượng được tiếng mưa trong rừng cọ rất to và vang động.)
Ví dụ 2: Bài “Cửa Tùng”
- Trong phần tìm hiểu bài, tôi yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 của bài trả lời
câu hỏi:
+ Tìm câu văn có hình ảnh so sánh trong đoạn 3?
+ Người xưa so sánh bờ biển Cửa Tùng với gì? (Cửa Tùng giống như một
chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển)
+ Qua hình ảnh so sánh trên, em có cảm nghĩ gì về bãi biển Cửa Tùng? ( Bãi
biển Cửa Tùng có vẻ đẹp duyên dáng, hấp dẫn.)
Như vậy, dạy so sánh tu từ trong phân môn Tập đọc không những giúp cho
HS củng cố những kiến thức về biện pháp tu từ so sánh mà còn tạo cho học sinh

lĩnh hội tốt các tri thức và kĩ năng ngôn ngữ, nâng cao năng lực cảm thụ văn
học.
b. Tích hợp trong phân môn Tập làm văn

17


Sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong mỗi bài tập làm văn, tức là học sinh
đã biết dùng hình ảnh so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng,…một cách chân
thực, “chính xác” lại vừa sinh động “có hồn”. Tuy nhiên, trong thực tế có rất
nhiều học sinh không biết vận dụng hình ảnh so sánh vào viết văn nên dẫn đến
bài văn khô khan, thiếu hình ảnh, không hấp dẫn được người đọc. Vì vậy, khi
dạy phân môn Tập làm văn, tôi luôn khuyến khích các em sử dụng các biện pháp
tu từ trong đó có biện pháp tu từ so sánh vào bài văn của mình. Để giúp học sinh
biết vận dụng biện pháp tu từ so sánh vào nói và viết, tôi đã làm như sau:
- Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề
- Xác định đối tượng tả
- Chọn nội dung có thể sử dụng biện pháp so sánh.
Ví dụ 1: Khi dạy tiết tập làm văn tuần 8: Kể về người hàng xóm mà em quý
mến.
- GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý: Người đó là ai? Tên gì? Người đó có đặc
điểm gì? (về hình dáng, về tính tình). Suy nghĩ của em về người đó?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn nội dung có thể sử dụng biện pháp so
sánh như: Tả về đặc điểm hay dùng để nói lên suy nghĩ của mình về người đó.
- Yêu cầu học sinh nêu mẫu một số câu có sử dụng hình ảnh so sánh.
Tuy nhiên, giáo viên cần lưu ý học sinh không nên sử dụng quá nhiều hình ảnh
so sánh trong bài văn. Nếu lạm dụng biện pháp tu từ so sánh sẽ làm cho bài văn
trở nên sáo rỗng, xa rời thực tế.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, với đồng nghiệp và nhà trường

Sau khi học hết học kì I năm học 2016 – 2017, tôi đã tiến hành cho học sinh
lớp 3A trường Tiểu học Hà Vinh I làm một bài kiểm tra. Bài kiểm tra có nội
dung như sau:
Đề bài:
Bài 1: Gạch dưới các từ so sánh trong những câu sau:
a, Bình minh mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối.
b, Anh em như thể chân tay.
c, Mặt trăng tròn tựa như quả bóng bay.
d, Cánh đồng lúa chín như một tấm thảm màu vàng.
Bài 2: Gạch dưới các hình ảnh so sánh trong câu thơ sau:
Chân ngựa như sắt thép
Luôn săn đuổi quân thù
Vó ngựa như có mắt
Chẳng vấp ngã bao giờ.
Bài 3: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để tạo thành câu có hình ảnh so sánh:
a. Đường trơn............
b. Mái tóc đen..................
Bài 4: Viết một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu kể về một người bạn của em, trong
đó có sử dụng hình ảnh so sánh.
*Cách đánh giá :
Bài 1:(2 điểm) - Học sinh gạch đúng 1 từ chỉ sự so sánh được 0,5 điểm

18


Bài 1:(2 điểm) - Học sinh xác định đúng 1 hình ảnh so sánh được 0,5 điểm.
Bài 3: (2 điểm) Học sinh điền đúng 1 câu cho 1 điểm.
Bài 3: (4 điểm): HS viết được một đoạn văn kể về một người bạn trong đó
khoảng 2 – 3 câu có sử dụng hình ảnh so sánh cho 4 điểm
Sau khi tiến hành cho học sinh kiểm tra, quan sát học sinh làm bài, chấm và

chữa bài, tôi nhận thấy: Hầu hết các em đã ghi nhớ được kiến thức, biết vận
dụng vào làm bài, có em làm rất nhanh và chính xác. Ví dụ như các em: Hà Thị
Trà My, Nguyễn Thị Anh Thư, Nguyễn Ngọc Ánh, Phạm Khánh Linh, Phạm Thị
Phương Thảo… Đặc biệt, những em khảo sát lúc đầu ở mức độ “Chưa hoàn
thành” như các em: Vũ Mạnh Hùng; Lê văn Tuấn, Vũ Thị Hà Linh … thì nay đã
đạt được kết quả đáng mừng là “Hoàn thành”. Sau khi chấm bài, tôi thu được
kết quả như sau:
Sĩ số

27 em

Hoàn thành
Điểm: 9 - 10

Điểm: 7 - 8

SL

TL

SL

7 em

25,9 %

8 em

TL


Chưa hoàn
thành
Điểm: 5 - 6
SL

TL

29,6 % 10 em 37;1 %

Điểm dưới 5
SL

TL

2 em

7,4%

- Kết quả đầu năm:
Sĩ số

27 em

Hoàn thành

Chưa hoàn
thành

Điểm: 9 - 10


Điểm: 7 - 8

Điểm: 5 - 6

Điểm dưới 5

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

2 em

7,4 %

5 em

18,5 %


7 em

25,9 %

13em

48,2%

Nhìn vào bảng thống kê ta thấy từ các biện pháp tôi đã thực hiện mà chất
lượng học tập của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Tôi thấy các em đã nắm
chắc và khắc sâu được cho mình cách tìm các hình ảnh so sánh một cách nhanh,
nhạy và đúng. Thông qua phân môn Luyện từ và câu còn giúp các em làm tốt
các bài văn miêu tả, có kỹ năng cảm thụ văn học. Mặt khác còn giúp cho bản
thân tôi và các đồng nghiệp đã được dự giờ thăm lớp ở những tiết học Luyện từ
và câu ở lớp 3A rút kinh nghiệm và vận dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp mình
phụ trách, nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn Luyện từ và câu nói
riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

19


3.1 Kết luận:
Qua lí luận và thực tế giảng dạy để giúp học sinh lớp 3 làm tốt dạng bài tập
tìm hình ảnh so sánh trong phân môn Luyện từ và câu trước hết:
- Bản thân giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ của mình.
Nghiên cứu nắm vững nội dung chương trình trên cơ sở đó tìm tòi vận dụng
sáng tạo phương pháp, hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học.
- Biết sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh lớp
mình, biết giúp đỡ học sinh khi cần thiết. Không quên coi học sinh là ‘nhân vật

trung tâm”
- Rèn luyện cho học sinh luôn đọc kỹ yêu cầu của đầu bài, nhận dạng bài tập,
có kỹ năng, kỹ xảo khi làm từng dạng của bài tập. Cho học sinh nắm chắc các
bước tìm những hình ảnh so sánh từ đó học sinh sẽ nhận biết rất nhanh về hình
ảnh so sánh.
- Thường xuyên chấm bài cho các em từ đó có những biện pháp giúp đỡ phù
hợp, kịp thời sữa chữa sai sót cho học sinh. Luôn quan tâm đến tất cả các đối
tượng học sinh trong lớp, nhất là những em học còn yếu giáo viên cần kiên trì,
không nóng vội, quan tâm đến các em bằng tình cảm của người mẹ hiền.
3.2. Kiến nghị:
Hàng năm Phòng Giáo dục và Đào tạo nên tổ chức triển khai những Sáng kiến
kinh nghiệm xếp loại A cấp huyện và SKKN xếp loại cấp tỉnh để giáo viên tham
khảo và áp dụng vào giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ở mỗi nhà
trường.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hà Vinh, ngày 29 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác
Nguyễn Thị Tư

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TRUNG

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bài giảng học phần lí luận dạy học Tiểu học, người soạn: Trần Thị Kim Liên
-Trường Đại học Quảng Nam

[2] Tạp chí Giáo dục Tiểu học số 12 /2016.
[3] Sách giáo khoa Tiếng Việt 3- Tập 1- Nhà xuất bản Giáo dục.
[4] Vở bài tập Tiếng Viêt 3- Tập 1- Nhà xuất bản Giáo dục
[5]Tạp chí Giáo dục Tiểu học số 8 /2014.

1


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG CẤP PHÒNG GD& ĐT , CẤP SỞ GD& ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
ĐÁNH GIÁ ĐẠT TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Tư
Đơn vị công tác : Trường tiểu học Hà Vinh 1
TT

1.

Tên đề tài sáng kiến Cấp đánh giá
kinh nghiệm
xếploại (Phòng,
Sở, tỉnh)
Một số biện pháp dạy Phòng giáo dục
dạng toán tính nhanh
cho học sinh lớp 4

Kết quả đánh
Năm học
giá xếp loại
đánh giá xếp
(A,B, hoặc C)

loại
C
2010- 2011

2

Một số biện pháp
nhằm nâng cao chất
lượng giờ học tập đọc
ở lớp 2

Phòng giáo dục

B

2014- 2015

3

Một số biện pháp giúp
học sinh làm tốt dạng
bài tập tìm hình ảnh
so sánh trong phân
môn Luyện từ và câu
lớp 3

Phòng giáo dục

A


2016- 2017

2



×