Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

SKKN Một số biện pháp để tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt tập thể nhằm phát huy năng lực cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 31 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
*****************
MÃ SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
ĐỂ TỔ CHỨC TỐT CÁC HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT
TẬP THỂ NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC

Môn:
Sinh hoạt tập thể
Lĩnh vực: Chủ nhiệm

Năm học 2016 – 2017


MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu.
6. Thời gian nghiên cứu.
B. NỘI DUNG
I. Thực trạng
1. Thực trạng xã hội hiện nay.


2. Thực trạng việc tổ chức các tiết SHTT trong chương
trình giáo dục tiểu học.
II. Biện pháp
1. Làm tốt công tác chuẩn bị
2. Xác định mục tiêu cần đạt của buổi SHTT.
3. Lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động.
4. Chọn lựa các loại hình hoạt động phù hợp.
5. Chọn lựa các con đường thực hiện các hoạt động của
buổi SHTT.
6. Xác định quy mô, thời lượng, địa điểm, người tổ chức
thực hiện nội dung
7. Tiến hành buổi sinh hoạt tập thể.
8. Tổng kết hoạt động
III. Kết quả
1.Kết quả của giáo viên.
2. Kết quả của học sinh.
3. Một số hình ảnh các hoạt động của HS.
C. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm
2. Khuyến nghị

6
6
7
7
11
11

TÀI LIỆU THAM KHẢO


30

1/30

2
3
3
3
3
3
4
4
4
4

15
16
16
17
17
19
28
28
28


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Hiện nay, các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
đang trong công cuộc vận động không ngừng để đổi mới và phát triển.

Giáo dục tiểu học cũng không đứng ngoài vòng quay đó. Nghị quyết của
Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục đã khẳng định mục tiêu là xây
dựng chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền
thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát
triển trong khu vực và trên thế giới.
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản về
tự nhiên xã hội và con người, có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết,
tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết
ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật. Giáo dục là quá trình kết hợp vai
trò chủ đạo của giáo viên với sự tự giác, tích cực rèn luyện của học sinh
nhằm hình thành ý thức, tính cách và chủ yếu là hành vi, thói quen đạo
đức với chuẩn mực xã hội qui định. Nhân cách học sinh được hình thành
qua hai con đường cơ bản: con đường dạy học trên lớp và con đường thực
hiện các hoạt động sinh hoạt tập thể (SHTT) ngoài giờ trên lớp.
Các hoạt động SHTT ngoài giờ lên lớp là một trong những nội dung
giáo dục toàn diện học sinh, là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp,
khắc sâu nội dung học tập của các môn học khác. Các hoạt động đều
hướng tới tạo cơ hội để học sinh được học tập, thể hiện khả năng cá nhân
của mỗi học sinh, qua đó phát huy và phát triển sự tự tin, sáng tạo của học
sinh. Qua các hoạt động SHTT giáo viên có điều kiện tốt nhất để hình
thành và phát triển năng lực cá nhân cho học sinh.
Thông qua các buổi SHTT, bằng các hoạt động trải nghiệm, học sinh
có cơ hội thể hiện năng lực cá nhân, giúp giáo viên phát hiện điểm nổi
trội hoặc hạn chế của học sinh, phát triển ở học sinh các kĩ năng cần thiết
phù hợp với mọi lứa tuổi như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống, kĩ năng ra

quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng sẵn sàng tham gia các hoạt động
của tập thể...
Các hoạt động SHTT còn tạo cho học sinh lòng ham thích, hứng thú

2/30


hoạt động, bồi dưỡng tình cảm yêu trường, yêu lớp, yêu quý thầy cô, bạn
bè...
Qua những vấn đề nêu trên ta thấy hoạt động SHTT ngoài giờ lên lớp
góp phần rất lớn cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung và mục
đích học tập của học sinh nói riêng. Biết, hiểu, thiết kế và tổ chức hiệu
quả các buổi SHTT trong trường tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng đối
với giáo viên. Là một giáo viên có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm,
yêu thích các hoạt động SHTT, luôn mong muốn đem lại những điều mới
mẻ và niềm vui cho học sinh nên tôi đã lựa chọn đưa ra những kinh
nghiệm và “Một số biện pháp để tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt
tập thể nhằm phát huy năng lực cho học sinh tiểu học”.
2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:
- Nâng cao chất lượng các buổi SHTT trong trường tiểu học.
- Đưa ra một số biện pháp cụ thể để giúp tổ chức tốt các hoạt động SHTT,
nhằm phát huy năng lực cho học sinh tiểu học.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 4 do tôi phụ trách và giảng dạy.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết: sử dụng để nghiên cứu các
vấn đề lí luận liên quan đến mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình,
cách thức tổ chức cũng như tâm lí học lứa tuổi.
- Phương pháp quan sát: sử dụng để thu thập những khó khăn, thuận lợi
các biểu hiện của học sinh khi tham gia các hoạt động.

- Phương pháp thực hành: tổ chức các hoạt động cụ thể cho học sinh.
- Phương pháp phỏng vấn: sử dụng để lấy ý kiến của đồng nghiệp về chất
lượng các buổi SHTT, cảm xúc của học sinh để điều chỉnh cách tổ chức.
- Phương pháp thiết kế: xây dựng các hoạt động theo chủ đề SHTT.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Các tiết SHTT trong nhà trường.
6. Thời gian nghiên cứu:
- Năm học 2016 – 2017.

3/30


B. NỘI DUNG
I. Thực trạng:
1 .Thực trạng XH hiện nay:
- Đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển kinh tế nên lối sống
công nghiệp đang ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống XH. Học sinh
hiện nay đa phần được quan tâm đầy đủ về vật chất nhưng nghèo về đời
sống tinh thần. Các gia đình có ít con nên bố mẹ thường bảo bọc, chiều
chuộng con quá mức làm nảy sinh trong các em tính ích kỉ, không biết
chia sẻ và không có trách nhiệm với người xung quanh, không có tinh
thần trách nhiệm trước công việc chung và ngay cả với công việc của
chính bản thân mình.
- Các gia đình có ít thời gian dành cho con cái, chương trình học còn
nặng, việc đô thị hóa quá nhanh dẫn đến tình trạng:
+ Học sinh ít được giao tiếp do đó kĩ năng giao tiếp, ứng xử kém.
+ Học sinh hiện nay thiếu sân chơi, ít vận động thể lực, ít gần gũi với
thiên nhiên nên phần lớn các em có tác phong chậm chạp, thụ động trong
mọi việc, mất dần đi sự hồn nhiên vô tư, bị già đi trước tuổi và trở nên

ngại vận động, sống thu mình.
2. Việc tổ chức tiết SHTT trong chương trình giáo dục tiểu học :
* Thuận lợi:
- Ngành GD quan tâm khắc phục tình trạng trên qua việc tích cực giả m tải
về nội dung chương trình học, điều chỉnh về phương pháp nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động, giáo dục kĩ năng sống và phát huy năng lực cho
học sinh qua thực tế cuộc sống và qua nội dung các môn học, đặc biệt là
các hoạt động SHTT. Năm học 2016 - 2017, ngành giáo dục tổ chức rất
nhiều chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi hoạt động giáo dục ngoài giờ
chính khóa, góp phần nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động SHTT cho
giáo viên và nâng cao vai trò của các hoạt động SHTT trong chương trình
giáo dục tiểu học.
- Tiết SHTT luôn được các em háo hức đón chờ vì đem đến cho các em
cảm giác nhẹ nhàng, vui tươi, sôi nổi.
- Giáo viên quan tâm đến công tác chủ nhiệm, có nhiều đầu tư sáng tạo
khi tổ chức các hoạt động tập thể thì giáo viên và học sinh rất gần gũi gắ n
bó. GV có nhiều cơ hội tiếp xúc với HS trong những hoàn cảnh cởi mở
nhất vì vậy việc cảm hóa, giáo dục học sinh đặc biệt cũng thuận lợi hơn.
HS tự tin hơn nên việc dạy học có nhiều thuận lợi, các tiết học thường sôi
nổi, HS có tác phong học tập nhanh nhẹn, tự giác học tập hơn, được rèn

4/30


nề nếp, kĩ năng sống.
* Khó khăn:
- Các trường tiểu học hiện nay đều tổ chức học 2 buổi/ngày với 7 tiết học
theo thời khóa biểu nên thời gian để GV chuẩn bị vật dụng cho buổi
SHTT, thời gian để đầu tư suy nghĩ - sáng tạo hình thức sinh hoạt, thời
gian tập luyện cho HS... bị hạn chế.

- Chương trình học chính khóa của các lớp 4 có nhiều môn, nhiều bài nội
dung dài và khó nên khi giảng bài GV thường lấn sang thời gian của tiết
SHTT.
- GV có tuổi thường ngại tổ chức SHTT, năng lực tổ chức các hoạt động
SHTT của 1 số giáo viên còn hạn chế.
- GV trẻ thường chú trọng dạy Toán, Tiếng Việt mà coi nhẹ SHTT là môn
học phụ nên cắt xén thời gian.
- Lớp 4 có 3 tiết SHTT/1 tuần nhưng trong đó: 1 tiết là chào cờ, 1 tiết
hoạt động ở thư viện, tiết còn lại trong tuần sẽ luân phiên tổ chức hoặc là
SH lớp, SH chi đội hoặc SH theo chủ điểm nên thời gian dành cho các
hoạt động bị hạn chế nhiều.
- Môn học này không có sự hỗ trợ của các tài liệu như sách giáo khoa,
sách giáo viên... nó đòi hỏi người dạy phải có kĩ năng tổng hợp kiến thức
đã dạy trong chương trình tiểu học kết hợp với vốn sống, vốn thực tế của
giáo viên.
Bảng thống kê một số kĩ năng cơ bản của học sinh lớp 4H vào thời
điểm đầu năm học là:
Kĩ năng
Mức độ
Tốt
Bình thường
Biểu hiện không rõ

Dẫn
chương
trình
03 HS
27 HS
31 HS


Tổ chức
hoạt
động
03 HS
19 HS
39 HS

Hợp tác
nhóm

Mạnh dạn, Thích
tự tin
SHTT

08 HS
35 HS
18 HS

10 HS
28 HS
23 HS

20 HS
30 HS
11 HS

Các số liệu trong bảng trên cho thấy:
- Nhiều học sinh còn thụ động, lười tham gia hoạt động nếu giáo viên
không nhiệt tình đôn đốc.
- Nhiều HS chưa có cơ hội thể hiện và chưa được đánh giá khả năng qua

các hoạt động SHTT.
- Số HS có năng khiếu không nhiều.

5/30


II. Biện pháp:
Để tổ chức tốt các hoạt động SHTT và để mỗi giờ sinh hoạt thực sự
hiệu quả trong việc rèn kĩ năng sống và phát huy năng lực cá nhân của
mỗi HS, tôi đã thường xuyên thực hiện những biện pháp sau:
1. Làm tốt công tác chuẩn bị:
* Lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp :
- GV cần làm quen với đội ngũ cán bộ lớp của năm học trước từ đầu năm
học.
- Tìm hiểu những học sinh có năng lực qua giáo viên chủ nhiệm cũ.
- Quan sát trong quá trình học tập và sinh hoạt để đánh giá khả năng dẫn
chương trình của học sinh .
Để làm tốt được hoạt động này:
- GV không nên ngại thay mới cán bộ lớp vì sợ phải tập huấn lại.
- GV nên chọn những HS có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, hăng hái
tham gia các hoạt động, tiếp thu, ứng đối nhanh, hài hước, nhí nhảnh,
giọng nói to, gương mẫu...
- Không chọn HS quá cứng nhắc làm cán bộ lớp vì bạn chỉ sợ chứ không
nể.
- Hướng dẫn cụ thể các công việc cần phải làm của từng cán bộ lớp:
+ Lớp trưởng: Phụ trách chung mọi hoạt động của lớp, theo dõi thi đua
các tổ trưởng. Dẫn chương trình chung tiết sinh hoạt lớp vào tuần lẻ.
+ Chi đội trưởng: Phụ trách chung mọi hoạt động của chi đội, theo dõi thi
đua các tổ phó. Dẫn chương trình chung tiết sinh chi đội vào tuần chẵn.
1

+ Tổ trưởng : Phụ trách chung, tổng hợp kết quả thi đua của 2 số tổ viên
1
+ Tổ phó: Phụ trách chung, tổng hợp kết quả thi đua của 2 số tổ viên
+ Các lớp phó phụ trách: học tập, nề nếp, phong trào chung của cả lớp
* Hướng dẫn cách điều khiển giờ truy bài (hướng dẫn cho các bạn ôn bài
cũ - chuẩn bị bài mới, trao đổi bài, nhận xét phần chuẩn bị đồ dùn g của
bạn...)
* Hướng dẫn cách ghi sổ thi đua của tổ (lớp) hàng tuần ngắn gọn, rõ ý.
* Hướng dẫn tổ chức cho tổ (lớp) bình xét thi đua :
+ Qui định ngày họp tổ (thứ Năm hàng tuần)
+ Có minh chứng để bình bầu thi đua, không bình bầu theo cảm tính
riêng.
+ Khi bình bầu thi đua cần ghi nhận tiến bộ để động viên bạn .
* Hướng dẫn xác định phương hướng tuần :
6/30


+ Nhắc nhở cán bộ lớp theo dõi kế hoạch thi đua tháng, tuần do Đội phổ
biến, theo dõi tình hình lớp để đưa vào phương hướng tuần. Nội dung
thuộc phần việc của cán bộ nào, cán bộ đó nhớ cách thức, tiến độ thực
hiện .
+ Giáo viên kiểm tra, chuẩn hóa nội dung phương hướng .
* Hướng dẫn cách dẫn chương trình :
+ GV tập cho HS dẫn chương trình theo mẫu sinh hoạt khung được in sẵn
+ Thời gian đầu HS cầm chương trình mẫu khi dẫn, GV kết hợp chỉnh
sửa: ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt khi nói, cách xử lí một số tình huống như:
(khi lớp mất trật tự, khi bạn trả lời sai/ đúng so với đáp án, khi đang dẫn
quên nội dung, khi người dẫn không nhớ đáp án, khi có tình huống kh ông
phân thắng bại giữa các đội...). Khi đã dẫn thành thạo HS có thể chủ động
về nội dung, cách thức tổ chức của từng tiết sinh hoạt.

2. Xác định mục tiêu cần đạt của buổi sinh hoạt tập thể:
Mục tiêu của các hoạt động SHTT nằm trong tổng thể mục tiêu chung
của trường. Giáo viên cần căn cứ vào chủ đề năm học, nhiệm vụ trọng tâm
của nhà trường để xây dựng mục tiêu cần đạt.
- Mục tiêu về kiến thức: Hoạt động nhằm cung cấp cho học sinh những
hiểu biết gì? Giúp các em củng cố hay nâng cao kiến thức?...
- Mục tiêu về kỹ năng: Bồi dưỡng kĩ năng nào? (điều khiển hoạt động, xử
lí tình huống, kỹ năng tự quản, kỹ năng giao tiếp, ứng xử,...)
- Mục tiêu về thái độ: Giáo dục cho học sinh những tình cảm, thái độ gì?
(yêu, ghét, hứng thú, tích cực, sẵn sàng,...)
3. Lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động SHTT
* Tháng 9: Chủ điểm: “Truyền thống nhà trường”
- Nội dung: Khai giảng năm học mới, hưởng ứng ngày toàn dân đưa trẻ
đến trường. Thực hiện tháng an toàn giao thông.
- Hình thức: Ổn định tổ chức lớp, bầu cán bộ lớp. Văn nghệ chào mừng
năm học mới. Lao động, dọn vệ sinh làm đẹp trường lớp. Giáo dục trật tự
an toàn giao thông (6 bài).
* Tháng 10: Chủ điểm: “Truyền thống nhà trường”
- Nội dung: Thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng thủ đô.
Giáo dục nếp sống văn hóa, văn minh- thanh lịch của người Hà Nội.
- Hình thức: Giáo dục quyền bổn phận trẻ em, thi kể chuyện về những tấm
gương chăm học, vượt khó của trường, của lớp. Học 8 bài giáo dục nếp
sống Thanh lịch- Văn minh của người Hà Nội. Tổ chức Hội vui học tập.
Tìm hiểu về Hội chữ thập đỏ. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bàn

7/30


giao công trình măng non. Giới thiệu sách. Lao động làm vệ sinh lớp học.
Hoạt động Đội, Sao nhi đồng. Giáo dục trật tự an toàn giao thông. Tham

quan ngoại khóa HKI.
* Tháng 11: Chủ điểm: “ Kính yêu thầy giáo, cô giáo”
- Nội dung: Thi đua lập thành tích chào mừng và kỉ niệm ngày nhà giáo
Việt Nam. Giáo dục lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
- Hình thức: Phát động phong trào thi đua"Bông hoa dâng tặng thầy cô".
Tổ chức hội diễn văn nghệ, trò chơi dân gian cấp lớp, cấp trường hoặc
giao lưu giữa các lớp...Tổ chức thi đấu thể thao giữa các lớp (nhảy dây,
kéo co, đá cầu, TD nhịp điệu...). Tổ chức làm báo tường, báo ảnh, chuẩn
bị các tiết mục văn nghệ (ca hát, kể chuyện, làm thơ, tiểu phẩm) chào
mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Tìm hiểu và kể chuyện về những
tấm gương thầy cô hết lòng vì HS thân yêu. Sinh hoạt Đội, Sao nhi đồng.
* Tháng 12: Chủ điểm: “ Uống nước nhớ nguồn"
- Nội dung: Thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành l ập Quân đội
nhân dân Việt Nam. Giáo dục lòng yêu nước, kính trọng và biết ơn chú bộ
đội.
- Hình thức: Thi tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam (làm báo
tranh, vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh...). Thăm hỏi, chúc mừng các đơn vị bộ
đội kết nghĩa. Kể tên những anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc và
những chiến công của họ. Tìm hiểu những tấm gương các liệt sĩ, thương
binh ở địa phương. Nghe nói chuyện về những tấm gương chiến đấu của
các bác trong hội Cựu chiến binh của địa phương. Văn nghệ ca ngợi chú
bộ đội. Tổ chức ngày hội quốc phòng toàn dân (thi thể thao, văn nghệ,
đồng diễn thể dục...). Tổ chức hội vui học tập. Sinh hoạt Đội, Sao nhi
đồng. Tổ chức kết nạp Đội đợt 1.
* Tháng 1+2: Chủ điểm „„Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc”
- Nội dung: Thi đua lập nhiều thành tích chào mừng ngày thành lập Đảng.
Làm nhiều việc tốt dâng lên Đảng kính yêu. Giáo dục lòng biết ơn Đảng,
giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.
- Hình thức: Tìm hiểủ truyền thống văn hoá của nơi em ở; Tổ chức trò
chơi dân gian. Tìm hiểu về Tết cổ truyền của dân tộc và một số nước

trong khu vực. Lao động dọn vệ sinh trường lớp đón Tết. Tổ chức trồng
cây đầu xuân. Tham quan (nghe kể chuyện, xem phim, tư liệu....) di tích
lịch sử văn hoá của quê hương đất nước. Văn nghệ chào mừng năm mới,
ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi Đảng và Bác Hồ. Giáo dục vệ sinh
răng miệng. Tổ chức hội thi tìm hiểu di sản văn hoá dân tộc. Đọc báo

8/30


thiếu niên, báo Đội. Sinh hoạt Đội, Sao nhi đồng.
* Tháng 3: Chủ điểm: “Yêu quý mẹ và cô giáo”
- Nội dung: Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày thành lập Đoàn. Giáo
dục tình yêu thương bà, mẹ và cô giáo; chăm ngoan tiến bước lên Đoàn.
- Hình thức: Thi đua học tập chăm ngoan, làm nhiều việc tốt chào mừng
ngày 8-3 và ngày 26-3. Hội vui học tập, câu lạc bộ khoa học, nghệ thuật...
Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ. Tổ chức lễ kỉ niệm ngày 8 -3 và
ngày 26-3. Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em. Thi kể chuyện về mẹ và
cô. Phát động cuộc thi “Sáng tạo trẻ”. Tổ chức lễ kết nạp Đội đợt 2. Tham
gia Hội thi phụ trách Sao giỏi. Hướng dẫn HS làm nhiệm vụ Sao đỏ.
* Tháng 4: Chủ điểm: “Hòa bình và Hữu nghị ‟‟
- Nội dung: Thể hiện cách ứng xử có văn hóa trong đời sống hàng ngày để
có bầu không khí hòa bình thân thiện. Tôn trọng lòng yêu chuộng hòa
bình.
- Hình thức: Tổ chức cho HS sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về cuộc sống của
thiếu nhi các nước trên thế giới. Tổ chức hội vui học tập, câu lạc bộ khoa
học, nghệ thuật. Văn nghệ chào mừng ngày 30/4 và 1/5, giao lưu về quyền
và bổn phận trẻ em. Thăm các bạn khuyết tật ở làng trẻ Hòa Bình. Sinh
hoạt Đội, Sao nhi đồng.
* Tháng 5: Chủ điểm: “ Bác Hồ kính yêu”
- Nội dung: Thi đua học tốt, chăm học chăm làm,làm nhiều việc tốt dâng

lên Bác Hồ kính yêu, kỉ niệm ngày sinh của Người. Phấn đấu đạt kết quả
tốt để tổng kết năm học.
- Hình thức: Thi đua học tập tốt, rèn luyện chăm chào mừng ngày thành
lập Đội thiếu niên tiền phong HCM, kỉ niệm ngày sinh của Bác Hồ. Thi kể
chuyện về Bác Hồ; Hoa điểm tốt dâng Bác. Xây dựng kế hoạch hoạt động
hè.
* Những điểm cần lưu ý khi xây dựng nội dung:
- Phải gắn với mục tiêu giáo dục (Ví dụ: Qua nội dung về "Giáo dục an
toàn giao thông" giúp các em tuyên truyền và thực hiện tốt luật giao thông
khi tham gia giao thông. Từ đó các em biết tôn trọng luật lệ giao thông,
nâng cao ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật của tập thể và tiến tới trở
thành người học sinh ngoan có nếp sống văn minh).
- Phải bám sát chủ đề năm học và chủ đề tháng. (Ví dụ: Qua nội dung
hoạt động về "Tìm hiểu kiến thức lịch sử" trong chủ điểm tháng 12 "Yêu
đất nước Việt Nam, yêu chú bộ đội" Giáo dục các em nhớ về c ội nguồn,
yêu truyền thống dân tộc, biết ơn lớp lớp ông cha đã và đang bảo vệ, xây

9/30


dựng Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Từ đó khích lệ các em có định h ướng
cho tương lai, bằng những hành trang kiến thức vững chắc giúp các em
mạnh dạn tự tin trong cuộc sống.
- Lựa chọn thời điểm thực hiện nội dung của các hoạt động ngoài giờ lên
lớp phải phù hợp với việc thực hiện kế hoạch lên lớp , tránh dồn dập hoặc
rời rạc, phải có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động dạy và học các môn học
khác trên lớp. (Ví dụ: Nội dung biểu diễn năng khiếu tự chọn. Hoa điểm
tốt tặng cô. Hoa điểm tốt dâng Bác. Những hoạt động này được thực hiện
vào tháng 11 và tháng 5, nhằm giúp các em báo cáo kết quả học tập và
bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô, Bác Hồ một cách nhẹ nhàng, thiết

thực, đúng đắn. Kích thích tinh thần thi đua giúp học sinh ôn tập tốt, đạt
kết quả cao trong kì kiểm tra học kì I và cuối năm học. Phù hợp với thời
điểm ôn tập của hoạt động dạy trên lớp.
- Chọn nội dung, hình thức hoạt động phong phú phù hợp với tất cả các
đối tượng học sinh. Ví dụ: Tổ chức hội vui học tập "Chúng em tìm hiểu
về Lịch sử". Hình thức:
- Hỏi đáp nhanh
(Dành cho HS có năng lực).
- Biểu diễn năng khiếu (Dành cho HS có năng lực).
- Giải ô chữ
(Dành cho tất cả các đối tượng HS).
- Nhìn hình ảnh đoán địa danh lịch sử (Dành cho tất cả các đối
tượng HS).
- Câu hỏi dành cho khán giả (Dành cho tất cả các đối tượng HS).
- Chơi trò chơi kéo co
(Dành cho tất cả các đối tượng HS).
- Lựa chọn hình thức thu hút, hấp dẫn HS, hình thức phải phù hợp với nội
dung.Nên sáng tạo các hình thức tổ chức, tránh lặp lại nhiều lần một hình
thức.
Việc lập kế hoạch, chuẩn bị cho một buổi SHTT có ý nghĩa rất lớn đối
với hiệu quả của các buổi SHTT:
+ Lên kế hoạch cụ thể giúp cho GV hoạt động có mục đích cụ thể, không
bị phân tán.
+ Chuẩn bị tốt giúp cho GV tự tin hơn, ít căng thẳng hơn khi thực hiện
nhiệm vụ của mình.
+ Khi lên kế hoạch rõ ràng, GV sẽ chủ động hơn, bình tĩnh hơn để giải
quyết những tình huống bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện.
Lập kế hoạch chuẩn bị cho một buổi SHTT đòi hỏi GV phải vạch ra
được tất cả các yếu tố, điều kiện cần chuẩn bị trước khi hoạt động, những
công việc và phương thức thực hiện công việc, và ai là người đảm nhận


10/30


công việc đó. Giáo viên cần xác định rõ và liệt kê những nội dung công
việc dự định sẽ thực hiện theo một trình tự nhất định.
4. Chọn lựa các loại hình hoạt động phù hợp.
- Hoạt động Văn hóa- Nghệ thuật: Tổ chức các buổi tập hát, diễn kịch, hát
dân ca, múa hiện đại,… Dạy vẽ tranh, nặn tượng, sáng tạo sản phẩm tái
chế…Tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, đọc thơ, kể chuyện , trình diễn
thời trang, triển lãm tranh tự vẽ. Thăm quan các di tích lịch sử - văn
hóa,…
- Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao: Hướng dẫn học sinh chơi
các trò chơi dân gian; đồng diễn thể dục nhịp điệu, thi Rung chuông vàng;
các trận thi đấu thể thao: cầu lông, đá cầu, cờ vua, bóng đá,…
- Hoạt động thực hành khoa học - kĩ thuật: Thi hỏi đáp về các hiện tượng
của tự nhiên và xã hội, sưu tầm các loại cây thuốc quý, tìm hiểu các danh
nhân, các bác học, những tấm gương say mê phát minh, sáng chế, nghe
nói chuyện về các thành tựu khoa học - kĩ thuật, tham gia các câu lạc
bộ,…
- Hoạt động lao động công ích: hàng tháng tổ chức vệ sinh sạch, đẹp khu
đài tưởng niệm các liệt sĩ Phòng không - Không quân, giúp đỡ gia đình
thương binh, liệt sĩ, vệ sinh - trang trí trường, lớp…
- Hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh được triển khai nội dung hàng
tháng.
- Các hoạt động mang tính xã hội: Tổ chức ủng hộ bạn nhỏ và các chiến sĩ
biên giới, hải đảo, tặng áo ấm, sách vở cho HS vùng bão lụt; Tết vì người
nghèo, tổ chức giao lưu với học sinh khuyết tật, trẻ mồ côi; tổ chức các
hoạt động từ thiện: vòng tay bè bạn, giúp nhau cùng tiến,…
5.Chọn lựa các con đường thực hiện các hoạt động của buổi SHTT.

a. Hoạt động giáo dục theo các chủ điểm:
* Cách tổ chức phần tìm hiểu các nội dung của chủ điểm:
- Trong những buổi sinh hoạt đầu tiên, GV vừa làm mẫu vừa hướ ng dẫn
chung:
+ Cần xác định chủ điểm sinh hoạt của tháng (tuần).
+ Xây dựng từ 6 - 8 câu hỏi theo nội dung chủ điểm đó. Lưu ý sắp xếp các
câu hỏi theo mức độ từ dễ đến khó. Nội dung câu hỏi có tác dụng cung
cấp, mở rộng kiến thức qua chủ điểm nhằm mục đích giáo dục.
+ Chuẩn bị đầy đủ vật dụng như: Các trang Slide để trình chiếu câu hỏi
hoặc phấn, bảng con, câu hỏi, bông hoa ghi câu hỏi, ô chữ, dụng cụ gắn
hoa, đáp án trả lời, phần thưởng.

11/30


+ Lựa chọn các hình thức tổ chức cho phần thi tìm hiểu chủ đề như: hái
hoa dân chủ, giải ô chữ, rung chuông vàng, ai nhanh - ai đúng...
* Để tổ chức tốt hoạt động này :
- GV cần thay đổi hình thức đưa câu hỏi như: đưa thông tin - lựa chọn đáp
án, lựa chọn đáp án - đối chiếu với thông tin, tìm thông tin qua đoạn thơ,
đoạn nhạc, bức ảnh hoặc video clip...
- GV phải thường xuyên tổ chức các trò chơi học tập trong giờ học chính
khóa để tạo thành nếp cho HS.
- Cần lựa chọn hình thức tổ chức để nhiều học sinh cùng được tham gia
tìm hiểu, được bày tỏ ý kiến giúp các em mạnh dạn và tự tin, sôi nổi hơn.
- GV cần có vốn hiểu biết về các chủ điểm, biết cách khai thác thông tin
qua sách báo, qua mạng Internet... để phục vụ cho việc soạn câu hỏi, tìm
đáp án hoặc cung cấp thông tin mở rộng cho HS.
- GV cần có sự phân công, giao việc, thông báo chủ điểm từ tuần trước để
HS có định hướng về nội dung tìm hiểu.

* Cách tổ chức phần vui chơi theo chủ điểm:
- Đây là phần cần sự chuẩn bị công phu nhất cả về thời gian chuẩn bị,
nguyên vật liệu, cách thức tổ chức.
- GV bám sát chủ điểm, lựa chọn nội dung trò chơi sao cho phù hợp chủ
điểm, có tác dụng giáo dục, lượng công việc phù hợp với khả năng HS
nhưng tác dụng giáo dục cao.
- Thiết kế trò chơi để tất cả học sinh đều được tham gia.
- Trò chơi phải giúp HS được vận động, phát huy được tinh thần l àm việc
nhóm.
- Các hình thức tôi thường hay tổ chức là:
+ Thi tô màu cho bức tranh theo đề tài, thi gói quà, thi làm hoa (cắt, xé,
dán), thi làm bưu thiếp, thi làm bánh... Các hoạt động này khó, vật dụng
công phu, thời gian chuẩn bị lâu nên 1 tháng tổ chức 1 lần, vào tuần có
ngày lễ trọng tâm.
+ Tổ chức trò chơi vận động. Đây là trò chơi vui nhộn, dễ thực hiện dùng
để tổ chức xen kẽ giữa các tuần hoặc tổ chức vào tuần giao giữa 2 chủ
điểm.
* Để tổ chức tốt hoạt động này :
- GV cần có sự đầu tư đồ dùng cho một vài trò chơi chính để các năm sau
không mất thời gian chuẩn bị.
- GV cần có kỹ năng tổ chức trò chơi (biết tạo yếu tố bất ngờ, dí dỏm gây
cười, quan sát nhanh, phân xử công bằng, ngữ điệu gây sự chú ý và quan

12/30


trọng là giáo viên biết hòa mình vào trò chơi cùng HS...)
- GV phải thường xuyên cập nhật trò chơi mới tạo hứng thú cho HS.
- GV phân công mỗi tuần 1 HS phụ trách dẫn chương trình để giúp các em
có được tâm lí tự tin trước đám đông, HS chuẩn bị thêm được những trò

chơi mới.
* Cách tổ chức phần văn nghệ theo chủ điểm :
- HS lựa chọn bài hát theo chủ đề.
- Phân công chép lời, học lời, tải nhạc của bài hát.
- HS tập luyện hát, múa theo nhóm.
- Giáo viên hỗ trợ đài, máy tính.
* Để thực hiện tốt hoạt động này :
- Ngay từ buổi sinh hoạt của tuần trước, GV cần phân công 1 HS phụ
trách chung để chuẩn bị lời dẫn cho chương trình, đôn đốc các bạn tập
luyện. Mỗi tổ biểu diễn 1 tuần để tất cả học sinh đều được tham gia.
- Đây là hoạt động rất cần đầu tư về hình thức để tạo hứng thú cao cho HS
(VD: GV mượn trang phục biểu diễn của nhà trường, trang điểm cho
“diễn viên’’, chải đầu, buộc nơ, tết tóc... việc này thường lôi cuốn cả phụ
huynh cùng vào cuộc. Với các em đó là những kỉ niệm khó quên).
b. Hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp (chi đội):
* Ổn định tổ chức.
* Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
* Giới thiệu nội dung SH.
* Sinh hoạt từng phần.
Phần 1: Sơ kết thi đua
- Nêu ý kiến nhận xét về những việc tốt mà chi đội (lớp) đã làm được
trong tuần.
- Tổng hợp lại những việc làm tốt mà chi đội (lớp) đã làm được.
- Các nhóm bình chọn các cá nhân xuất sắc.
- Xin các bạn cho ý kiến nhận xét về kết quả bình chọn.
- Mời cô giáo lên trao phần thưởng cho các bạn.
Phần 2: Xây dựng phương hướng
- Nêu những tồn tại mà chi đội (lớp) cần khắc phục trong tuần tới.
- Nêu những việc chi đội (lớp) cần thi đua thực hiện tốt trong tuần tới.
- Thảo luận, tìm ra các biện pháp để thực hiện tốt các phương hướng.

- Thống nhất phương hướng công tác Đội của tuần.
Phần 3: Vui chơi theo chủ đề
- Giới thiệu chủ đề.

13/30


- Tìm hiểu nội dung chủ đề
- Vui văn nghệ
c. Hoạt động trong buổi sinh hoạt dưới cờ.
- Hoạt động giáo dục theo các nội dung mang tính chính trị - xã hội.
- Tuyên truyền kỉ niệm các ngày cao điểm trong tháng.
d.Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa:
* Với các giờ múa hát tập thể hoặc thể dục đầu giờ:
- GV cần giúp HS hiểu nếu: hát to, múa dẻo, thể dục đúng biên độ động
tác thì cơ thể sẽ khỏe khoắn và tinh thần vui tươi, sảng khoái để bắt đầu
một ngày học mới hiệu quả.
- Thường xuyên có lời khen ngợi động viên những học sinh làm tốt.
- Trong lúc HS tập, GV nên di chuyển từ đầu hàng xuống cuối hàng để có
thể nhìn thấy việc tập luyện của tất cả HS, có như vậy tất cả các em mới
cùng cố gắng.
* Với các buổi tham quan:
- GV cần nêu trước nội dung cần tìm hiểu ở nơi đến tham quan.
- GV hướng dẫn cụ thể cách tham quan (cần quan sát hiện vật, đọc lời
giới thiệu, nghe hướng dẫn viên giới thiệu, tham gia đầy đủ các hoạt động
được tổ chức ở nơi tham quan, ghi chép lại những điều quan sát đượ c...)
- Trước mỗi chuyến đi, GV phân công và hướng dẫn HS những công việc
cần làm như sắp xếp chỗ ngồi trên xe - đi tham quan - chuẩn bị đồ ăn vui chơi - chăm sóc nhau theo nhóm...
- Sau mỗi một chuyến tham quan, HS được trải nghiệm và ít nhiều có
được những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống như: kĩ năng quan tâm đến

bạn cùng nhóm, hợp tác nhóm, kĩ năng tổ chức bữa trưa, kĩ năng chia sẻ,
nhường nhịn, kĩ năng chuẩn bị hành trang, bảo quản tài sản, cách tiêu
tiền, cách chăm sóc bản thân khi bị say xe, kĩ năn g hòa nhập với môi
trường mới... Kỹ năng tìm tòi, khám phá.
* Để làm tốt được những việc trên GV thực sự phải là người bạn: cùng
chơi, cùng hòa mình vào các hoạt động để hướng dẫn HS.
- Trước mỗi chuyến đi, GV phân công và hướng dẫn HS những công việc
cần làm như sắp xếp chỗ ngồi trên xe - đi tham quan - chuẩn bị đồ ăn vui chơi - chăm sóc nhau theo nhóm...
- Sau mỗi một chuyến tham quan, HS được trải nghiệm và ít nhiều có
được những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống như: kĩ năng quan tâm đến
bạn cùng nhóm, hợp tác nhóm, kĩ năng tổ chức bữa trưa, kĩ năng chia sẻ,
nhường nhịn, kĩ năng chuẩn bị hành trang, bảo quản tài sản, cách tiêu

14/30


tiền, cách chăm sóc bản thân khi bị say xe, kĩ năng hòa nhập với môi
trường mới... Kỹ năng tìm tòi, khám phá.
* Để làm tốt được những việc trên GV thực sự phải là người bạn: cùng
chơi, cùng hòa mình vào các hoạt động để hướng dẫn HS kịp thời nhất.
6. Xác định quy mô, thời lượng, địa điểm, người chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện nội dung.
a. Quy mô:
- Tổ chức toàn trường.
- Tổ chức theo khối.
- Tổ chức theo lớp.
- Tổ chức theo từng tổ, nhóm (nhóm theo cùng sở thích các câu lạc bộ với
các nội dung khác nhau như: câu lạc bộ yêu Văn học, yêu Toán, yêu Khoa
học, yêu Lịch sử, cờ vua, bóng đá, vẽ tranh, múa, hát, …) .
b. Thời lượng:

- Tổ chức thành một ngày (02 lần năm).
- Tổ chức theo buổi (01 lần/ tháng).
- Tổ chức theo tiết học (2 lần/ tuần).
c. Địa điểm tổ chức:
- Sân trường
- Nhà thể chất
- Phòng học
- Các địa điểm khác như: công trình lịch sử - văn hóa ở địa phương, ở nơi
tham quan…
d. Người tổ chức:
- Giáo viên chủ nhiệm: giữ vai trò chủ đạo, quan tâm, đôn đốc, động viên,
hỗ trợ học sinh và liên kết các lực lượng GD khác.
- Đội ngũ cán bộ lớp: chủ động, tích cực tham gia chuẩn bị.
- Tổng phụ trách đội, các giáo viên bộ môn: Hỗ trợ về mặt chuyên môn và
các việc theo đúng khả năng có thể được.
- Tổ chuyên môn: Kết hợp cho HS lớp khác tham gia hoạt động chung,
mang tính thi đua hữu nghị, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
- Cha mẹ học sinh: hỗ trợ kinh phí, tham gia quản lý HS, tư vấn kinh
nghiệm thực tiễn…
(Về quy mô, thời lượng, địa điểm và người tổ chức không phải lúc nào
cũng theo một cách nhất định mà phải thay đổi theo từng nội dung cho
hợp lý).

15/30


7. Tiến hành buổi sinh hoạt tập thể.
a.Tổng duyệt:
Người phụ trách chính buổi SHTT kiểm tra phần chuẩn bị của các HS
theo các mục đã phân công, cho tập dượt từng phần nội dung, sắp xếp các

đồ dùng cần thiết cho từng hoạt động, chỉnh sửa nội dung nếu cần .
- Kết nối các hoạt động để tổng duyệt toàn bộ chương trình.
- Tiến hành SHTT như lịch đã định.
b. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động mở đầu:
- Hát tập thể hoặc trò chơi
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (nếu có)
- Giới thiệu chương trình hoạt động. Nếu là hội thi: giới thiệu Ban tổ
chức, Ban giám khảo.
* Hoạt động chính:
- Hoạt động 1
- Hoạt động 2
(tối thiểu là 2 hoạt động, tối đa là 4 HĐ)
- Hoạt động cuối: có thể là HĐ giao lưu, thảo luận, tham quan…đây là
hoạt động trao quà lưu niệm, cám ơn đáp từ của BTC. Nếu là hội thi : đây
là HĐ nhận xét của BGK về nội dung cuộc thi, công bố kết quả và phát
thưởng. BTC cám ơn và đáp từ.
c. Kết thúc hoạt động:
* Nhận xét: của HS, của GV
* Dặn dò: GVCN nhắc nhở một số công việc của lớp tuần sau và phân
công chuẩn bị cho hoạt động của tuần sau.
8. Tổng kết hoạt động.
Bước 1: Học sinh tự đánh giá
Bước 2: Tập thể HS đánh giá
Bước 3: GVCN đánh giá, xếp loại
Trong mỗi tháng có các ngày trọng điểm. Tùy theo yêu cầu GD của Sở,
Phòng, nhà trường mà GV chọn sự kiện trong tháng để tổ chức hoạt động
ngoài giờ lên lớp cho HS.
Để tổ chức tốt các HĐ, cần có những thông tin, tài liệu liên quan. Việc
sưu tầm tài liệu là một công việc quan trọng đối với một GV. Những tài

liệu cần có là: lịch sử, ý nghĩa của các ngày lễ, các bài hát có liên quan
đến chủ điểm…

16/30


III. Kết quả :
1. Kết quả của GV:
- Năm học 2016 - 2017 thực hiện thành công chuyên đề cấp Quận về Hoạt
động giáo dục ngoài giờ chính khóa, xếp loại Tốt.
- Tổ chức chuyên đề SH cấp trường theo chủ điểm: “Kính yêu thầy cô
giáo’’ xếp loại Tốt (19/20 điểm) .
2. Kết quả của HS:
- Các kết quả cụ thể của lớp:
+ Lớp có nếp truy bài đầu giờ, ban cán bộ lớp có khả năng tự tổ chức một
tiết SHTT.
+ 30/33 tuần lớp được nhận cờ thi đua lớp nhất.
+ Kết nạp thêm 31 đội viên mới.
+ Tiết mục văn nghệ của lớp đạt giải Nhất, được tham gia biểu diễn chào
mừng ngày 20/11. Tham gia tích cực phong trào hát ca khúc thiếu nhi,
được biểu diễn trước toàn trường dịp 8/3 và 26/3.
+ 01 HS tham gia thi cờ vua cấp Thành phố.
+ 01 HS giải Ba võ thuật cấp Quận.
+ 01 HS giải Ba bóng bàn cấp Quận.
+ 02 HS tham gia đội bóng đá giải Nhất cấp Quận.
+ 01 HS tham gia đội bóng rổ giải Nhì cấp TP.
+ Thành lập 01 câu lạc bộ bóng đá, 02 đội TD nhịp điệu, 04 đội đá cầu
+ Giải nhì báo tường dịp 20/11.
+ Hội thu kế hoạch nhỏ: 327 kg
+ Ủng hộ Tết vì người nghèo, trung tâm nghệ thuật tình thương,... được

hơn 6.000.000đ.
+ 01 Giải KK thi giải Toán (Tiếng Việt) trên Internet cấp Quận.
+ 01 giải Ba, 03 khuyến khích Vyôlimpic tiếng Anh cấp Quận.
+ 01 giải Ba, 01 khuyến khích thi giải Toán (Tiếng Anh) trên Internet cấp
Quận.
+ 50% học sinh tham gia tích cực hội thi "Sáng tạo trẻ từ vật liệu tái
chế’’, các cuộc thi vẽ tranh…
+ Được đánh giá là lớp tiên tiến xuất sắc, chi đội mạnh xuất sắc.

17/30


- Bảng thống kê một số kĩ năng cơ bản của học sinh lớp 4H vào
cuối năm là:
Kĩ năng
Dẫn
Tổ chức
Hợp tác Mạnh dạn,
chương hoạt
nhóm
tự tin
Mức độ
trình
động
Tốt
20 HS 12 HS
42 HS
37 HS
Bình thường
31 HS 30 HS

11 HS
14 HS
Biểu hiện không rõ 10 HS 19 HS
08 HS
10 HS

thời điểm

Thích
SHTT
57 HS
04 HS

Các số liệu trong bảng trên cho thấy:
- Lớp do tôi chủ nhiệm qua một năm học được đánh giá là có nếp học tập
sôi nổi, học sinh mạnh dạn, tự tin, giao tiếp giữa giáo viên và học sinh cởi
mở.
- Đội ngũ cán bộ lớp có cách làm việc khoa học, hiệu quả. Các em đã
chững chạc hơn rất nhiều sau một thời gian học lớp 4.
- Số học sinh còn thụ động, lười tham gia hoạt động giảm đi rất nhiều.
- Nhiều HS có cơ hội thể hiện và được đánh giá khả năng qua các hoạt
động SHTT. Học sinh yêu thích và mong chờ đến giờ sinh hoạt TT và các
em có thể tự điều hành một buổi sinh hoạt theo sự phân công hoặc chủ đè
mà giáo viên đã báo trước.

18/30


3. Một số hình ảnh các hoạt động của HS:
* Tháng 9: Chủ điểm "Truyền thống nhà trường"


Đại hội chi đội

Trang trí lớp học

19/30


* Tháng 10: Chủ điểm "Truyền thống nhà trường"

Vui Trung thu cùng chị Hằng.

Được nghệ nhân hướng dẫn nặn tò he.

Xây dựng nếp sinh hoạt lớp
Nhận hoa khen thưởng cá nhân XS.

20/30

Tham gia trò chơi "Rung chuông
vàng"


Tham quan đền Gióng

Thử sức bền leo núi

Nhóm đoàn kết

Bữa trưa vui vẻ


* Tháng 11: Chủ điểm "Kính yêu thầy giáo, cô giáo"

Tạo dáng trước giờ thi văn nghệ

21/30


Công diễn báo cáo tiết mục đạt giải Nhất 20/11/2016

Giải Nhì báo tường.

Thi đá cầu nam.

Vui liên hoan sơ kết học kì I.

22/30


Làm cây «lời chúc » tặng cô

Thể hiện các kĩ năng trong giờ SHTT

Viết bài cảm xúc về Thầy Cô.

Tổ chức hội vui học tốt.

* Tháng 12: Chủ điểm "Uống nước nhớ nguồn"

Kết nạp Đội viên mới nhân ngày 22/12


23/30


Vui Giáng sinh cùng ông già Nô – en.

Thổi nến chúc mừng sinh nhật.

* Tháng 1 + 2: Chủ điểm "Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc"

Hưởng ứng "Tết trồng cây".

24/30


×