Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.47 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

MÃ SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC
CHO HỌC SINH LỚP 2

Môn
: Tập đọc
Cấp học : Tiểu học

NĂM HỌC : 2015 – 2016


MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 3
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 3
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................ 4
III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 5
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 5
V. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.................................................... 5
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ..................................................................... 6
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 6
II. THỰC TRẠNG VỀ LUYỆN TẬP KỸ NĂNG CHO HỌC SINH Ở MÔN
TẬP ĐỌC HIỆN NAY...................................................................................... 6
III. BIỆN PHÁP CỤ THỂ: ................................................................................ 8
1. Phối hợp với cha mẹ học sinh để chăm lo chất lƣợng học tập cho các em....8
2. Biện pháp dạy học môn tập đọc theo định hƣớng giao tiếp............................8
3. Tổ chức thi đọc, học thuộc lòng. ......................................................................9
IV. KẾT QUẢ. ................................................................................................ 16


V. KẾT LUẬN ................................................................................................ 17


Một số biện pháp dạy học môn Tập đọc cho học sinh lớp 2

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong giáo dục phổ thông nói chung và ở trƣờng Tiểu học nói riêng, môn
học Tiếng Việt là một môn quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chƣơng trình.
Môn này có đặc trƣng cơ bản là: Nó vừa là môn học cung cấp cho học sinh một
khối lƣợng kiến thức cơ bản nhằm đáp ứng đƣợc những mục tiêu, nhiệm vụ của
từng bài học, vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học khác. Trẻ em muốn
nắm đƣợc kỹ năng học tập, trƣớc hết cần nghiên cứu tiếng mẹ đẻ chìa khóa của
nhận thức, của sự phát triển trí tuệ đúng đắn, nó cần thiết cho tất cả các em khi
bƣớc vào cuộc sống.Ở nƣớc ta, môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng, là một
môn học chính, trong đó không thể không kể đến môn Tập đọc.
Dạy môn Tập đọc trong các trƣờng Tiểu học đang là một vấn đề đƣợc các
trƣờng, các nhà nghiên cứu và toàn xã hội quan tâm.Biết đọc là có thêm một
công cụ mới để học tập, để giao tiếp, để nắm bắt đƣợc mọi thông tin diễn ra
hàng ngày trong xã hội. Thông qua việc đọc các tác phẩm văn chƣơng, con
ngƣời không những đƣợc thức tỉnh về nhận thức mà cũn rung động về tình cảm,
nảy nở những ƣớc mơ tốt đẹp, đƣợc khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh
cũng nhƣ đƣợc bồi dƣỡng tâm hồn. Tập đọc là một phân môn thuộc bộ môn
Tiếng Việt bậc Tiểu học giữ vai trò rất quan trọng, trƣớc hết giúp học sinh rèn
luyện các kỹ năng đọc (đọc đúng, diễn cảm) một văn bản. .
Chính vì vậy, dạy Tập đọc có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học, nó trở thành một đòi hỏi
cơ bản đầu tiên đối với mỗi ngƣời đi học. Học sinh đọc tốt, đọc một cách có ý
thức sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, bồi dƣỡng các em lòng yêu cái thiện,
cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng nhƣ có hình ảnh, những
kỹ năng này các em sẽ sử dụng suốt đời. Nhƣ vậy dạy đọc có ý nghĩa vô cùng

quan trọng, bao gồm các nhiệm vụ giáo dƣỡng, giáo dục và phát triển.
Xuất phát từ quan điểm dạy tập đọc kết hợp rèn đọc cho các em. Tập đọc là một
phân môn mang tính tổng hợp bởi bên cạnh việc dạy đọc ta cũng trau dồi kiến
thức Tiếng Việt, kiến thức về văn học đời sống, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ cho
học sinh, phân môn tập đọc góp phần hình thành và phát triển nhân cách con
ngƣời mới .
Hiện nay ở nhà trƣờng Tiểu học việc rèn kỹ năng đọc đạt kết quả chƣa
cao, có thể có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân lớn nhất là phƣơng pháp
rèn đọc chƣa đƣợc coi trọng, thực tế nếu không có kỹ năng đọc tốt thì học sinh
không có điền kiện học các môn khác, không thể tiếp thu nền văn minh. Chính
vì vậy, việc dạy đọc cho học sinh có ý nghĩa quan trọng. Thông qua môn học
- 3/18 -


Một số biện pháp dạy học môn Tập đọc cho học sinh lớp 2
này góp phần đắc lực phục vụ mục tiêu đào tạo con ngƣời, con ngƣời phát triển
toàn diện, có đủ đức, đủ tài tiếp cận nền khoa học kỹ thuật tiên tiến để đƣa nƣớc
nhà tiến nhanh, tiến xa hơn nữa.
Đối với học sinh lớp 2 các em bắt đầu bƣớc sang giai đoạn đọc nhanh đọc
đúng đọc lƣu loát, trôi chảy. Với các em học sinh lớp 3,4,5 yêu cầu cao hơn đó
là đọc diễn cảm, đọc phải thể hiện đƣợc nội dung, tình cảm của bài để từ đó các
em bộc lộ tình cảm của mình qua mỗi bài đọc. Mỗi chúng ta phải làm thế nào để
thông qua môn Tập đọc giúp học sinh không những đọc thạo, mà phải hiểu nội
dung của văn bản.Vậy ngƣời giáo viên phải tìm phƣơng pháp tiếp cận làm sao
cho học sinh có cảm tình với bài Tập đọc, thúc đẩy học sinh biểu lộ tình cảm
thái độ tự nhiên thông qua giọng đọc. Trong thực tế hiện nay để thực hiện đƣợc
vấn đề này ngƣời giáo viên phải thay đổi cách truyền thụ để các em có thể nắm
bắt đƣợc tri thức, việc rèn đọc cho học sinh là hết sức cần thiết nhƣng đọc nhƣ
thế nào để ngƣời nghe hiểu đƣợc nguyên vẹn nội dung cũng nhƣ giá trị nghệ
thuật của văn bản, lôi cuốn đƣợc ngƣời nghe, cảm thụ đƣợc cái hay, cái đẹp của

văn bản. Học sinh không những đọc đƣợc nội dung văn bản, mà cũng phải đọc
hay, đọc diễn cảm, đây là mục tiêu mà các thầy cô giáo dạy lớp 2 cần phải rèn
và là đích để đạt tới .
Trong thực tế hiện nay, dạy Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và dạy
phân môn Tập đọc ở lớp 2 nói riêng, tôi nhận thấy đa số các em đó đọc to rõ
ràng. Song cũng một số em đọc chƣa lƣu loát, chƣa biết ngắt nghỉ đúng dấu
chấm, dấu phẩy. Nhiều em phát âm chƣa rõ phụ âm đầu l/n ; s/x; tr/ch đặc biệt là
âm: tr/ch; s/x và kỹ thuật đọc đa số các em đọc chƣa thể hiện đƣợc tình cảm nội
dung văn bản. Các em chƣa biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả, những từ ngữ trọng
tâm từ chìa khoá. Trong khi sắm vai, đọc đối thoại các em cũng lúng túng, thiếu
tự tin trong việc thể hiện giọng đọc của mình. Một số em học sinh đọc yếu các
em cũng chƣa xác định đƣợc giới hạn của những câu đối thoại, khi đọc gặp phải
dấu ? ; ! thƣờng chƣa biết cách thể hiện giọng đọc nhƣ thế nào cho phù hợp. Để
khắc phục những tồn tại trên nhà trƣờng đã tổ chức các cuộc thi đọc diễn cảm và
thi kể chuyện.
Vì những lý do trên và do những yêu cầu của giáo dục Tiểu học tôi xin
trình bày một vài quan điểm của bản thân về “Một số biện pháp rèn kĩ năng
đọccho học sinh lớp 2” thông qua việc dạy học phân môn Tập đọc tại lớp 2B,
trƣờng Tiểu học Khƣơng Mai - Hà Nội.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khi tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:

- 4/18 -


Một số biện pháp dạy học môn Tập đọc cho học sinh lớp 2
+ Tìm ra phƣơng pháp và hƣớng đi, giúp học sinh đọc tốt hơn, qua đó từng bƣớc
nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh.
+ Tìm hiểu yêu cầu nhiệm vụ và thực trạng dạy học của phân môn Tập đọc ở lớp 2.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 và việc vận dụng
phƣơng pháp này trong các tiết Tập đọc lớp 2.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phƣơng pháp nghiên cứu cơ sở lý luận.
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.
V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.
Đề tài đƣợc thực hiện trong phạm vi:
- Môn học: Phân môn Tập đọc lớp 2.
- Thời gian: Năm học 2014- 2015.

- 5/18 -


Một số biện pháp dạy học môn Tập đọc cho học sinh lớp 2

PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Để đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nƣớc.Giáo dục, nhất là bậc Tiểu học, đóng vai trò rất quan trọng.Để đạt
đƣợc mục đích đó việc dạy đủ các môn học là yêu cầu không thể thiếu
đƣợc.Nhằm góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Đọc là một kỹ năng
quan trọng hàng đầu của con ngƣời, không biết đọc con ngƣời không thể tiếp thu
nền văn minh của nhân loại, không thể sống một cuộc sống bình thƣờng, có
hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Nhờ biết đọc con
ngƣời có thể tự học, học nữa, học mãi, học suốt đời. Chính vì vậy, dạy đọc ở
trƣờng phổ thông, nhất là các lớp đầu cấp rất quan trọng.
Nhìn dƣới góc độ giao tiếp có thể thấy Tiếng Việt 2 lựa chọn khá "đắt"
các bài đọc. Những chủ đề, chủ điểm đƣợc đƣa vào sách rất gần gũi với học sinh
dạy học những nghi thức lời nói đến các kỹ năng làm việc và giao tiếp cộng

đồng nhƣ lập danh sách lớp, tra mục lục sách, đọc thời khoá biểu, lập thời gian
biểu, viết thƣ, khai lý lịch... Đặc biệt dạy tập đọc theo định hƣớng giáo tiếp là
rèn cho học sinh các kỹ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn
cảm) nghe và nói. Bên cạnh đó giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa
của từ bằng cách nêu ví dụ cho học sinh hiểu, đặt câu với từ cần giải nghĩa, tìm
từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải nghĩa, miêu tả sự vật đặc điểm biểu thị ở
từ ngữ cần giải nghĩa. Ngoài ra học sinh cần hiểu nội dung, ý nghĩa của câu
chuyện bài văn bài thơ.
Vấn đề đặt ra tƣơng đối rộng, phức tạp, là ngƣời giáo viên trực tiếp dạy
lớp 2 tôi xin xác định vấn đề trong phạm vi hẹp là: Một số biện pháp dạy học
môn Tập đọc. Mong rằng những biện pháp tôi đƣa ra sẽ giúp cho học sinh có
đƣợc kỹ năng cần thiết để đọc các loại văn bản khác nhau để các em có kỹ năng
làm việc với sách báo, có công cụ để học tốt các môn học khác và tự học sau
này.
II. THỰC TRẠNG VỀ RÈN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP
2 HIỆN NAY.
Khi tiến hành làm đề tài này tôi đã nghiên cứu sách giáo khoa phân môn tập đọc
khối 2 để tìm hiểu nội dung cấu trúc của chƣơng trình, tìm hiểu việc học của các
em, tìm hiểu các tài liệu hƣớng dẫn của ngành, nghiên cứu rút kinh nghiệm qua
từng tiết dự giờ. Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến phân môn Tiếng Việt nhất
là phân môn Tập đọc.
Quan sát đội ngũ giáo viên thƣờng xuyên sử dụng phƣơng pháp gì, những điểm
hợp lý và chƣa hợp lý trong quá trình rèn đọc cho học sinh .

- 6/18 -


Một số biện pháp dạy học môn Tập đọc cho học sinh lớp 2
Thƣờng xuyên dự giờ của giáo viên dạy khối 2-3 để rút kinh nghiệm trong
quá trình chỉ đạo, nhất là phân môn Tập đọc.

1. Học sinh:
Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học còn nhỏ tự giác trong học
tập chƣa cao, trình độ đọc chƣa rành mạch, còn ấp úng, phát âm không chuẩn
xác một số phụ âm đầu: l/n; tr/ch; s/x và một số vần khó)
2. Giáo viên:
- Dạy sa vào tìm hiểu bài nhiều hơn là rèn đọc.
- Phần luyện đọc nhiều giáo viên cho là dễ, nhƣng thực chất đây là phần khó
nhất, phần trọng tâm của bài giảng. Ở khâu này, giáo viên ít mắc lỗi về thao tác
kỹ thuật nhƣng chƣa phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, chƣa chú ý
đến tốc độ đọc của các em theo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cơ bản phù hợp
với từng khối lớp.
- Một hạn chế nữa là thời gian rèn luyện đọc trong tiết học ít quá chƣa đủ để rèn
đọc cho các đối tƣợng học sinh trong 1 tiết.
Những năm gần đây cùng với sự phát triển và đầu tƣ của sự nghiệp giáo
dục đòi hỏi chất lƣợng giáo dục phải đầu tƣ và có hiệu quả.Trƣờng chúng tôi đã
qua những năm phấn đấu việc dạy đọc, bên cạnh những thành công còn nhiều
hạn chế, kỹ năng đọc của các em chƣa đƣợc nhƣ mong muốn.Các em chƣa nắm
chắc đƣợc công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tƣ tƣởng tình cảm của ngƣời
khác chứa đựng trong văn bản đƣợc đọc.Vì thế giáo viên cần đọc bài tập đọc với
giọng thế nào, làm thế nào chữa lỗi phát âm cho học sinh để các em đọc nhanh
hơn, hay hơn, lƣu loát hơn, hiểu nội dung văn bản đƣợc đọc, làm thế nào phối
hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu để cho những gì đọc đƣợc tác động vào chính
cuộc sống của các em. Đó là điều tôi luôn băn khoăn, trăn trở, đã thúc đẩy tôi
suy nghĩ và đầu tƣ chăm lo chất lƣợng dạy học của mình, thúc đẩy khả năng học
của học trò để theo kịp thời kỳ giáo dục công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc.
Qua khảo sát chất lƣợng đầu năm học 2015 - 2016 ở lớp tôi phụ trách với
sĩ số lớp: 55 em.
Kết quả đọc như sau:

Sĩ số


55

Đọc ngọng

Đọc sai
P/âm

Đọc sai
dấu

Đọc đúng

Đọc lưu loát

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%


TS

%

5

9.1%

30

54.5%

4

7.3%

10

18.2%

6

10.9%

- 7/18 -


Một số biện pháp dạy học môn Tập đọc cho học sinh lớp 2
Trƣớc thực trạng trên tôi mạnh dạn sử dụng một số biện pháp rèn kỹ năng

đọc cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy nâng cao chất lƣợng đọc cho
học sinh.
III. BIỆN PHÁP CỤ THỂ:
1. Phối hợp với cha mẹ học sinh để chăm lo chất lượng học tập cho
các em.
- Đầu năm học nhà trƣờng đã tổ chức hội nghị phụ huynh tôi kết hợp họp
phụ huynh lớp để trao đổi, bàn bạc tìm ra biện pháp tốt nhất để các em học tốt
các môn học nói chung và môn Tập đọc nói riêng. Yêu cầu phụ huynh giúp đỡ
các em học tập tốt ở nhà.
Trong lớp tôi sắp xếp những học sinh đọc chƣa đúng ngồi cạnh những học
sinh đọc đúng để các em giúp đỡ lẫn nhau.
- Thƣờng xuyên kiểm tra bài cũ để biết đƣợc mức tiến bộ của các em để
có biện pháp hƣớng dẫn phù hợp.
- Phải biết kết hợp giáo dục tay ba giữa nhà trƣờng gia đình và xã hội.
2. Biện pháp dạy học môn tập đọc theo định hướng giao tiếp.
Tôi nghĩ rằng việc đổi mới biện pháp dạy học theo định hƣớng này rất
khó nhƣng việc đổi mới dần dần từng bƣớc chắc chắn sẽ có hiệu quả, để cho các
em làm quen cách học này sẽ thực hiện phƣơng pháp tích cực hoá hoạt động của
ngƣời học. Trong đó giáo viên đóng vai trò ngƣời tổ chức hoạt động của học
sinh, mỗi học sinh đều đƣợc hoạt động, mỗi học sinh đều đƣợc bộc lộ mình và
đƣợc phát triển đó chính là hoạt động giao tiếp (đặc thù của môn Tiếng Việt).
Trƣớc hết tôi kiên trì tập cho các em có nề nếp trong học tập đọc, yêu
thích học tập đọc. Khi tôi đọc mẫu, tất cả các em phải chú ý nhìn vào bài đọc và
đọc thầm theo.
Cứ một em đọc tất cả phải chú ý đọc thầm và sẵn sàng đọc tiếp. Những
em đọc yếu tôi thƣờng cho các em đọc tiếp nhận văn bản nhiều lần để giúp các
em luyện đọc đúng tiếng từ khó. Tôi cho các em luyện đọc từng câu đến đoạn
ngắn và luôn có lời khích lệ, động viên các em để các em khỏi ngại ngùng, mạnh
dạn hơn, vừa động viên đƣợc các em đọc yếu vƣơn lên tiến bộ mà còn làm cho
các em tự tin ở mình hơn. Những em đọc đúng, tôi thƣờng cho các em đọc đoạn

hoặc cả bài và sau đó theo dõi các bạn chƣa đúng để nhận xét và nhắc nhở
những tiếng bạn đọc sai.
Việc các em tự luyện đọc là rất quan trọng.Tôi có kế hoạch cho các em
tập đọc trƣớc bài ở những tiết hƣớng dẫn học.Những em đọc sai phải đọc nhiều
lƣợt cho quen mặt chữ.Những em đọc đúng đọc ít lƣợt rồi tìm hiểu nội dung,
hiểu nghĩa từ.

- 8/18 -


Một số biện pháp dạy học môn Tập đọc cho học sinh lớp 2
Ngoài việc đọc to các em cần luyện đọc thầm bằng mắt.Những em đọc sai
về nhà luyện đọc thêm hôm sau đọc cho cô nghe vào 15 phút sinh hoạt đầu giờ.
Tôi khuyến khích các em đọc thêm sách báo đặc biệt những cuốn sách tranh
truyện, báo nhi đồng. Vì loại truyện này ngắn, chữ to có tranh nên rất thu hút các
em hứng thú đọc.
3. Tổ chức thi đọc, học thuộc lòng.
Thời gian thi 2 tuần 1 lần vào tiết hƣớng dẫn học, thi đọc bằng nhiều hình
thức: Bắt thăm, đọc đồng thanh theo nhóm, cá nhân, tổ chức trò chơi "Thi đọc
tiếp sức" hay trò chơi "Truyền điện" để gây hứng thú cho các em thi nhau đọc.
Nhờ phong trào thi này các em trong nhóm đã khích lệ nhau vƣơn lên.
Những em nào, nhóm nào đọc tốt đƣợc lớp tuyên dƣơng và ghi vào sổ theo dõi
để cuối tuần khen thƣởng. Tổ chức hình thức này rất phù hợp với tâm lý các em
nên các em rất thích. Sau những lần thi nhƣ thế tôi nhắn sổ liên lạc về báo tin
cho cha mẹ học sinh để cha mẹ nắm đƣợc kết quả tiến bộ của con mình.
4.Biện pháp trực quan.
Biện pháp này phù hớp với tƣ duy, tâm lý lứa tuổi ở bậc Tiểu học. Biện pháp
trực quan là giáo viên đƣa ra những bức tranh minh họa hoặc bằng vật thật cho
từng bài để phục vụ trong quá trình dạy và rèn đọc cho học sinh, kết hợp đọc
hiểu và đọc diễn cảm.

+ Các hình thức trực quan.
- Giọng đọc mẫu của giáo viên:
Đây là một hình thức trực quan sinh động và có hiệu quả đáng kể, có tác dụng
làm mẫu cho học sinh luyện đọc.
Giáo viên đọc mẫu phải tốt, diễn cảm để học sinh cảm nhận đƣợc cái hay, cái
đẹp của bài Tập đọc. Trong quá trình đọc mẫu giáo viên biết sử dụng các thủ
pháp ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, dùng ngữ điệu, nhấn giọng, hạ giọng, lên
giọng… để làm nổi bật ý nghĩa và tình cảm của tác giả đó gửi gắm vào bài đọc
đó. Từ đó giúp học sinh thấy sôi nổi, hào hứng tham gia vào việc tìm hiểu, khám
phá bài Tập đọc hơn và học sinh có ý thức đọc diễn cảm tốt hơn.
- Dùng tranh ảnh, vật thật:
Đây là biện pháp có tác dụng rất lớn đến việc rèn kĩ năng đọc, giải nghĩa từ cho
học sinh. Lƣu ý khi sử dụng tranh ảnh bức vẽ đó phải to đẹp đảm bảo về mặt mĩ
quan và có tác dụng giáo dục.
Ví dụ: Bài Sông Hƣơng tập đọc lớp 2 tôi phóng to tranh vẽ “Sông Hƣơng”
trong sách giáo khoa có đủ màu sắc nhƣ nội dung bài để các em nhìn tận mắt các
màu xanh chỉ sự khác nhau của phong cảnh “Sông Hƣơng” nhƣ xanh thẳm của
da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in
trên mặt nƣớc. Khi đọc tôi yêu cầu học sinh đọc nhấn mạnh ở các từ chỉ màu
sắc, học sinh nhớ từ cần nhấn mạnh.
Sử dụng phƣơng pháp này giúp học sinh có kỹ năng đọc và tiếp thu bài tốt, giúp
học sinh dễ hiểu bài hơn và gây hứng thú cho học sinh khi đọc.
- 9/18 -


Một số biện pháp dạy học môn Tập đọc cho học sinh lớp 2
Các ví dụ rèn đọc cụ thể:
* Đối với những em phát âm chuẩn tôi đặt mức độ rèn luyện kỹ năng đọc
cao hơn đó là: đọc to, đọc đúng, biết làm chủ tia mắt khi đọc để đọc nhanh, đọc
hiểu, đọc lƣu loát, biết đọc ngắt hơi sau dấu phẩy dấu hai chấm và ngắt hơi giữa

các cụm từ có câu dài, nghỉ hơi sau dấu chấm, đọc cao giọng ở các câu có dấu
chấm hỏi, dấu chấm than, biết đọc theo lối phân vai khi dạy bài ở thể loại truyện
có nhân vật.
Ví dụ: Khi luyện đọc câu dài trong bài "Phần thƣởng"
* Luyện đọc đúng: Giáo viên hƣớng dẫn học sinh cách đọc nhấn giọng (-),
đọc ngắt hơi giữa cụm từ (/)
Mẹ của Na lặng lẽ/chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe//
* Khi luyện đọc bài "Bím tóc đuôi sam" giáo viên cần hƣớng dẫn kỹ càng
đọc nghỉ hơi (//) và đọc đúng lời từng nhân vật ở dấu gạch ngang đầu dòng.
* Luyện đọc hiểu (đọc có ý thức, giáo viên hƣớng dẫn các em đọc hiểu từ
bằng cách đặt câu, tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, hiểu nghĩa từ qua cử chỉ, ánh
mắt, hành động…
Ví dụ: Khi giải nghĩa từ "tốt bụng" trong bài "Phần thƣởng" giáo viên cho
các em đặt câu rồi cho học sinh kể về việc làm của Na và giúp các em hiểu việc
làm ấy là tốt bụng. Hoặc khi giảng từ "lặng lẽ" yêu cầu học sinh tìm từ cùng
nghĩa là "yên lặng" từ đó học sinh hiểu nghĩa từ đó là: không nói gì.
Khi dạy bài "Bạn của Nai nhỏ" cách tổ chức cho học sinh giải nghĩa từ
"ngăn cản" "hích vai".
Ngăn cản: Một học sinh đọc chú giải sách giáo khoa sau đó giáo viên đặt
câu hỏi.
Trong câu "cha không ngăn cản con" ý của Nai bố là gì?
Hích vai: Một học sinh đọc chú giải rồi đƣa ra một vật tƣợng trƣng cho
hòn đá và đề nghị một học sinh lên làm động tác thể hiện hành động hích vai của
bạn của Nai nhỏ.
Ngoài hiểu nghĩa từ giáo viên cần cho học sinh làm quen tìm nội dung
chính của từng đoạn trong bài.
Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc theo thể loại truyện "Sáng kiến của bé Hà"
Tiếng Việt 2 trang 78. Sau phần tìm hiểu bài giáo viên tổ chức cho học sinh đặt
tên cho mỗi đoạn:
+ Chọn ngày lễ

+ Bí mật của hai bố con
+ Niềm vui của ông bà.
* Luyện đọc nhanh:

- 10/18 -


Một số biện pháp dạy học môn Tập đọc cho học sinh lớp 2
Biện pháp luyện đọc nhanh: Giáo viên "cầm càng" giữ nhịp cho học sinh
đọc theo mẫu, cho học sinh đọc nối tiếp luyện đọc các câu dễ bị nói nhịu.
* Luyện đọc diễn cảm:
Qua nội dung chính của bài đọc giáo viên đọc mẫu giúp học sinh xác định
giọng đọc chung của cả bài: nhẹ nhàng, tha thiết, vui tƣơi, ngợi ca, trầm lặng,
buồn thƣơng… nhịp điệu của bài nhanh, chậm, hơi chậm… để các em đọc hay.
* Luyện đọc cho những em hay đọc sót tiếng và lạc dòng. Giáo viên luyện
cho các em làm chủ tia mắt khi đọc. Giáo viên phải quay lại với việc sử dụng
que trỏ và thƣớc hoặc cho học sinh đặt thƣớc trƣớc từng dòng để đọc, khi học
sinh làm quen và làm chủ đƣợc tia mắt rồi thì giáo viên không dùng que chỉ và
học sinh không dùng ngón tay để chỉ khi đọc nữa tránh tình trạng đọc nhƣ đếm
từng tiếng một.
* Luyện đọc chính âm cho những học sinh hay đọc sai (s/x…?/~/.)
Giáo viên cần uốn nắn ngay và cho các em đọc lại.
Ví dụ: Khi các em phát âm sai "s" thành "x" giáo viên cần hƣớng dẫn học
sinh "s" là đƣa hàm dƣới ra và cong lƣỡi vào. Khi đọc sai các dấu thanh do ảnh
hƣởng của địa phƣơng, một số em đọc thanh (ngã, thành thanh (nặng), thì giáo
viên cần phải hƣớng dẫn cách đọc thanh (ngã) la đọc cao giọng và lấy hơi kéo
dài hơn.Sau đó giáo viên đọc mẫu yêu cầu học sinh luyện đọc nhiều lần.
Từ những giải pháp trên, điều cần chú ý trong khi dạy Tập đọc theo định
hƣớng giao tiếp, bản thân đã cụ thể hoá giải pháp qua bài tập đọc nhƣ sau.
Thiết kế:

Tập đọc
SÔNG HƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
Đọc: Đọc trơn đƣợc cả bài, đọc đúng các từ khó dễ lẫn. Nghỉ hơi đúng sai
dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
Đọc bài với giọng chậm rãi, ngƣỡng mộ vẻ đẹp của Sông Hƣơng.
Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả gợi cảm.
Hiểu: Hiểu ý nghĩa của các từ mới từ chốt sắc độ, đặc ân, lụa đào, bức
tranh phong cảnh, lung linh dát vàng, đặc ân.
Hiểu nội dung bài: Tác giả miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi của
Sông Hƣơng, một đặc ân mà thiên nhiên dành cho xứ Huế. Qua đó chúng ta thấy
tình yêu thƣơng của tác giả dành cho xứ Huế.

- 11/18 -


Một số biện pháp dạy học môn Tập đọc cho học sinh lớp 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa phóng to một vài tranh
(ảnh) về cảnh đẹp ở Huế.
Bảng phụ ghi sẵn câu cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
A. Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 em đọc bài: Tôm càng và cả cón

Hoạt động học

Hai học sinh lên bảng nối tiếp nhau đọc
bài (mỗi em đọc 1 đoạn)

? Qua bài đọc em thấy Tôm càng có đức - Tôm càng rất thông minh, nhanh nhẹn.
tính gì đáng quý?
Nó dũng cảm cứu bạn và luôn quan tâm lo
-Nhận xét học sinh
lắng cho bạn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Ghi tên bài lên bảng
2. Luyện đọc
a) Giáo viên đọc mẫu bài: giọng đọc nhẹ Theo dõi và đọc thầm theo
nhàng, thán phục vẻ đẹp của Sông Hƣơng
b) Luyện phát âm
Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc bài
Học sinh nối tiếp nhau đọc bài
- Giáo viên lƣu ý học sinh luyện đọc đúng
các từ khi mà học sinh phát âm sai.
Học sinh luyện đọc lại các từ khó phát âm
sai.
Chẳng hạn: Bao trùm, những bãi ngô,
- Giáo viên đính câu dài lên bảng:
phƣợng vĩ….
Bao trùm lên cả bức tranh/là một màu
xanh/Có nhiều sắc độ đậm khác nhau/màu Học sinh luyện đọc đúng câu dài
sanh thẳm của da trời/màu xanh biếc của
cây lá/màu xanh non của những bãi ngô,
thảm cỏ in trên mặt nƣớc//
c) Luyện đọc đoạn
* Đọc đoạn trƣớc lớp
Giáo viên chia bài làm 3 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến mặt nƣớc

Đoạn 2: Mỗi mùa hè tới đến dát vàng.
Dùng bút chì đánh dấu đoạn
Đoạn 3: Phần còn lại
Nối tiếp nhau đọc đoạn
- 12/18 -


Một số biện pháp dạy học môn Tập đọc cho học sinh lớp 2
+ Luyện đọc đoạn trong nhóm
d) Thi đọc
Giáo viên tổ chức cho các nhóm thi đọc nối
tiếp, phân vai, tổ chức cho cá nhân thi đọc
đoạn 2
Nhận xét tuyên dƣơng các em đọc tốt
3. Tìm hiểu bài
- Gọi 1 em đọc to đoạn 1 - cả lớp đọc thầm.
- Tác giả ví sông Hƣơng với hình ảnh gì?
- Giáo viên treo tranh vẽ cảnh sông Hƣơng.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và đọc
thầm đoạn 1. Để trả lời câu hỏi.
- Tìm những từ ngữ chỉ các màu xanh khác
nhau của Sông Hƣơng?
- Tìm từ chỉ mức độ khác nhau của màu
xanh?
- Ghi bảng: Sắc độ
Giáo viên: Cảnh Sông Hƣơng có rất nhiều
màu xanh, sắc độ dậm nhạt khác nhau đã
tạo cho Sông Hƣơng một nét đẹp quyến
ruc, nên thơ, thanh bình.
- Về màu hè Sông Hƣơng có sự thay đổi

nhƣ thế nào?
Ghi bảng từ: Dải lụa đào.
-Do dâu mà hè đến Sông Hƣơng lại chuyển
màu nhƣ một giải lụa màu hồng?
Giáo viên: Hai bên bờ này đƣợc trồng
nhiều Phƣợng vĩ, mùa hè đến hoa Phƣợng
nở đỏ rực in bóng xuống mặt nƣớc tạo cho
Sông Hƣơng có vẻ đẹp tác giả ví nhƣ dải
lụa màu hồng.
- Vào những đêm trăng sáng Sông Hƣơng
có vẻ đẹp ra sao?
GT: Lung linh dát vàng
- Vì sao tác giả lại ví Sông Hƣơng nhƣ
một đƣờng trắng lung linh dát vàng?

Nhận xét bạn đọc
Đọc chú giải từ: Hƣơng Giang, Thiên
nhiên
Luyện đọc trong nhóm mối em đọc mỗi
đoạn.
Thi đọc theo hƣớng dẫn của giáo viên

-Một em đọc to đoạn 1. Cả lớp đọc thầm
để trả lời câu hỏi
Bức tranh phong cảnh.
-Học sinh quan sát tranh và đọc thầm đoạn
1để trả lời câu hỏi.
-Xanh thẳm của gia trời, xanh biếc của cây
lá, xanh non của những bãi ngô thảm cỏ.
-Từ chỉ mức độ khác nhau của màu xanh

đó là: “Sắc độ”
Học sinh đọc nghĩa của từ “Sắc độ”

1 em đọc to đoạn 2- cả lớp đọc thầm
- Sông Hƣơng thay chiếc áo xanh thành
giải lụa đào…
Đọc chú giải nghĩa của từ giải lụa đào
-Do hoa Phƣợng nở đỏ rực hai bên bờ
sông in bóng…

-Vào những đêm trăng sáng dòng sông là
một đƣờng trăng lung linh dát vàng.
… Ánh trăng vàng chiếu xuống làm cho

- 13/18 -


Một số biện pháp dạy học môn Tập đọc cho học sinh lớp 2
Chuyển: Phong cảnh Sông Hƣơng đã góp
phần tô thêm cảnh dệp cho Thành phố Huế
nhƣ thế nào? Mời các em theo dõi phần
còn lại.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm phần còn lại.
- Sông Hƣơng đối với Huế nhƣ thế nào?
- Yêu cầu đọc chú giải nghĩa của từ đặc ân.
Tìm từ gần nghĩa với từ đặc ân?
- Vì sao tác giả nói Sông Hƣơng là một đặc
ân củ thiên nhiên dành cho Thành phố
Huế?


dòng sông ánh lên một màu vàng lóng
lánh.

Học sinh đọc thầm phần còn lại
… là một đăn ân
-Học sinh đọc chú giải nghĩa của từ đặc
ân.
Từ gần nghĩa với từ đặn ân là: ban tặng.
… Vì Sông Hƣơng làm cho không khí thành
4. Luyện đọc lại
phố trở nên trong lành, làm tan biến những
-Qua tìm hiểu nội dung các em thấy Sông
tiếng ồn ào của chợ búa..
Hƣơng rất đẹp trong khi đọc các em cần
lƣu ý:
Đoạn 1: Khi đọc cần nhấn giọng ở những
từ gợi tả màu xanh: xanh thẳm, xanh biếc,
xanh non.
Đoạn 2: Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả
sự thay đổi sắc màu của dòng sông nhƣ dải
lụa đào, lung linh dát vàng.
Đoạn 3: Nhấn giọng ở các từ: đặc ân, trong
lành, tan biến, êm đềm, ca ngợi Sông
Hƣơng.
- Gọi học sinh đọc bài.
5. Củng cố dặn dò:
- Gọi 1 em đọc toàn bài
-Một số học sinh đọc bài, nhận xét bạn
? Học qua bài này em cảm nhận đƣợc gì về
đọc.

Sông Hƣơng?
6. Liên hệ
- Em nào đã đƣợc cùng bố mẹ đi tham
-1 em khá đọc
quan thành phố Huế?
- Vẽ đẹp quyến rũ và sự thay đổi theo mùa
- Ở thành phố Huế ngoài cảnh đẹp của
của Sông Hƣơng.
Sông Hƣơng còn có những cảnh đẹp nào?
GV: Nếu có dịp các em sẽ vào Huế để
đƣợc tận mắt ngắm những phong cảnh đẹp
ở Huế?
- 14/18 -


Một số biện pháp dạy học môn Tập đọc cho học sinh lớp 2
- Vậy ở Nghệ An ta có những cảnh đẹp nổi
tiếng nào thu hút khách du lịch.
GV: Chúng ta vinh dự tự hào những vẻ đẹp
đó. Chúng ta phải bảo vệ gìn giữ vẻ đẹp
của đất nƣớc mình.
….. Quảng trƣờng, Cửa Lò, quê Bác...
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà luyện đọc bài chuẩn bị bài
sau.
Qua tiết dạy trên tôi thấy học sinh hứng thú học, lớp học sôi nổi, đọc bài
tốt, tiếp thu bài nhanh.Bằng những câu hỏi giúp học sinh hiểu nghĩa các từ mới
từ chốt trong bài một cách nhẹ nhàng. Các em nắm vững nội dung bài học.

- 15/18 -



Một số biện pháp dạy học môn Tập đọc cho học sinh lớp 2

IV. KẾT QUẢ.
Sau những cố gắng thực hiện nhiều biện pháp kết hợp để rèn luyện kỹ
năng đọc cho các em.Kết quả khá phấn khởi, hầu hết các giờ Tập đọc, học thuộc
lòng đều diễn ra sôi nổi, tự nhiên, nhẹ nhàng, chất lƣợng, hiệu quả.Học sinh
hứng thú học tập và tiến bộ rõ rệt. Các em đọc bài trôi chảy, to rõ ràng, đọc diễn
cảm bài kể chuyện, bài văn bài thơ hiểu nghĩa một số từ, nắm nội dung bài tốt.
Các em mạnh dạn trao đổi, thảo luận để hiểu nội dung đoạn bài.
Tổng hợp kết quả học tập cuối kỳ I và cuối năm cho thấy:
Đọc ngọng

Đọc P/âm
sai

55

TS

%

TS

%

TS

%


TS

%

TS

%

Đầu
năm

5

9.1%

30

54.5%

5

9.1%

9

16.4%

6


10.9%

Cuối
kì I

3

5.5%

17

30.9%

2

3.6%

23

41.8%

10

18.2%

Cuối
năm

1


1.8%

3

5.5%

1

1.8%

30

55.5%

20

36.4%

Sĩ số

Đọc sai
dấu

Đọc đúng

Đọc lưu
loát

Phụ huynh học sinh tin tƣởng vào chƣơng trình và biện pháp dạy học mới
khi thấy con em học học tập ngày một tiến bộ rõ rệt, đọc bài, kể chuyện lƣu loát

rõ ràng.

- 16/18 -


Một số biện pháp dạy học môn Tập đọc cho học sinh lớp 2

V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Sự thành công trên là do tôi đã trực tiếp chỉ đạo đến từng học sinh trong
lớp, kết quả đạt đƣợc mặc dầu chƣa thật cao nhƣng đó là bƣớc khởi đầu của học
sinh với sự cố gắng rèn luyện vƣơn lên cùng với sự hƣớng dẫn chỉ bảo tận tình
của giáo viên chủ nhiệm và sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh đã nhắc nhở các
em trong việc học bài ở nhà. Tôi nhận thấy giáo dục các em bằng tình cảm chân
thành, bằng tấm lòng say mê nghề nghiệp của những ngƣời giáo viên đứng trên
bục giảng.
Là giáo viên Tiểu học, phải chú trọng đầu tƣ đều ở các môn học, không
xem nhẹ bất cứ môn nào.Giáo viên phải nhiệt tình yêu nghề và quan tâm tìm
hiểu tâm lý học sinh.
- Luôn tham khảo tài liệu có liên quan đến bộ môn Tiếng Việt để lựa chọn
phƣơng pháp đầu tƣ thích hợp vào từng giờ dạy để phù hợp với từng đối tƣợng
học sinh. Gây hứng thú học tập cho học sinh bằng kỹ năng giao tiếp để học sinh
lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và sáng tạo.
- Phải tôn trọng nhân cách học sinh.
Mặt khác giáo viên phải luôn kết hợp biện pháp giáo dục, luôn tranh thủ
vận động các gia đình hội phụ huynh, các bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài
nhà trƣờng, kết hợp với khả năng sƣ phạm sẵn có của bản thân để tìm ra phƣơng
pháp tối ƣu nhất giúp các em học tập tốt. Khi thực hiện dạy Tập đọc theo định
hƣớng giao tiếp tôi thấy dễ dạy và học sinh rất hứng thú học tập, không nhàm
chán có tiến bộ cả về tâm lý và khả năng tiếp thu môn tập đọc.
Đặc biệt trong thời đại hiện nay giáo dục Tiểu học là rất quan trọng vì

"Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng" phải đổi mới giáo dục là tiền đề cho sự phát
triển xã hội mà con ngƣời là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Bởi vậy nâng cao
chất lƣợng dạy học trong Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng
trong trƣờng học là rất quan trọng vì học tốt môn này các em mới có nền móng
để học tập tốt các môn học khác.
Trên đây là một số việc làm của bản thân trong quá trình nghiên cứu tìm
hiểu phƣơng pháp dạy tập đọc theo định hƣớng giao tiếp cho học sinh lớp tôi.
Bƣớc đầu đã mang lại kết quả khả quan so với yêu cầu.Song tôi thấy công tác
tìm hiểu nghiên cứu các biện pháp để dạy cho học sinh không dừng lại ở môn
Tập đọc, cần phải tìm hiểu thêm nhiều môn học khác nữa.
Muốn đƣợc nhƣ vậy tôi cần phải học hỏi nhiều ở đồng nghiệp.Rất mong
đƣợc sự góp ý kiến chân thành của đồng nghiệp để tôi thực hiện chƣơng trình
dạy học ngày càng có hiệu quả cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
- 17/18 -


Một số biện pháp dạy học môn Tập đọc cho học sinh lớp 2
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình, không sao chép nội dung của người
khác.

- 18/18 -



×