Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.87 KB, 20 trang )

hai, trang 79)
+ Đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu.
-Ví dụ 1:Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm;
. Em là học sinh lớp 2.
. Lan là học sinh giỏi nhất lớp.
- 14/17 -


Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2
. Môn học em yêu thích là Tiếng Việt.
M: Ai là học sinh giỏi nhất lớp?
(Tiếng Việt 2, tập một, trang 52)
-Ví dụ 2: Đặt câu hỏi có cụm từ Ở đâu? Cho mỗi câu sau.
. Sao Chăm chỉ họp ở phòng truyền thống nhà trường.
. Em ngồi dãy bàn thứ tư, bên trái.
. Sách của em để trên giá sách.
M: Sao Chăm chỉ họp ở đâu?
(Tiếng Việt 2, tập hai, trang 27)
+ Đặt câu theo mẫu.
Ví dụ : Đặt câu theo mẫu.
. Gới thiệu về trường em.
. Giới thiệu về môn học em yêu thích.
. Giới thiệu làng (xóm, bản, ấp, buôn, sóc, phố) của em.
*Về dấu câu gồm các kiểu bài tập
+ Chọn dấu câu đã cho điền vào chỗ trống.
+ Tìm dấu câu thích hợp điền vào chỗ trống.
+ Điền dấu câu đã cho vào chỗ thích hợp.
+ Ngắt câu.
Trọng tâm là dấu chấm, dấu phẩy. Hai loại dấu này được nhắc đi nhắc lại
nhiều lần qua các bài tập, giúp học sinh phát triển kĩ năng vững chắc và thuần
thục hơn.


Để hướng dẫn học sinh làm bài tập này, giáo viên cần hướng dẫn các em đọc
lại câu văn xem đặt dấu chấm ở chỗ trống, câu đã trọn ý chưa: nếu chưa thì phải
đặt dấu phẩy. Giáo viên cũng có thể làm mẫu một câu, học sinh sẽ nhận ra chỗ
cần điền dấu chấm,dấu phẩy trong những câu khác.
Tóm lại: Qua thời gian nghiên cứu và thực tế giảng dạy tôi đã rút ra được một
số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu như sau:
- Giáo viên cần nắm chắc nội dung chương trình, mức độ yêu cầu và mối liên
quan giữa các bài.
- Soạn bài cẩn thận, hiểu đúng dụng ý sách giáo khoa.
- Thực hiện tốt những lưu ý đã rút ra sau mỗi kiểu bài.
- Khai thác triệt để kênh hình trong sách giáo khoa.
- Cần có hệ thống câu hỏi gợi mở từ dễ đến khó.
- Kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài
giảng, tạo hứng thú cho học sinh học tập và nhớ nhanh nội dung bào học.
- Coi trọng và phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học.
- 15/17 -


Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2
- Thường xuyên chấm chữa bài.
- Vận dụng kiến thức phân môn Luyện từ và câu vào tất cả các môn học để khắc
sâu kiến thức.
IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.
Qua một năm áp dụng những giải pháp rút ra từ bản thân trong quá trình
dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2G ,tôi đã thu được những kết quả
sau:
- Bản thân tôi nắm chắc mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, hình
thức tổ chức tất cả các tiết học của phân môn Luyện từ và câu.
- Giáo viên thấy tự tin hơn khi tham gia tiết dạy chuyên đề, thi giáo viên giỏi
cấp Quận.

- Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, học sinh tiếp thu bài nhanh, nhớ lâu.
- Học sinh thích thú với tiết học hơn, tích cực sưu tầm tư liệu làm cho tiết học
sinh động hơn, cuốn hút được những học sinh có tư tưởng ngại học môn Tiếng
Việt.
- Kết quả học môn Tiếng Việt nâng lên một cách rõ rệt.
Kết quả cụ thể sau một năm thực hiện giảng dạy môn Tiếng Việt, trong đó có
phân môn Luyện từ và câu của lớp tôi như sau:

Sĩ số
2

2G
63

Điểm KTTV HK I
10-9
26

8-7
28

6-5
6

<5
3

Tiết dạy Tiết dạy
CĐ cấp GVG cấp
trường

Trường

Điểm KTTVHKII
10-9
36

8-7
20

6-5
7

<5
0

18(tốt)

18,25(tốt)

Tiết dạy
GVG cấp
Quận
18,5(tốt)

Nhìn vào bảng số liệu tôi thấy:
- Tỉ lệ học sinh hoàn thành môn Tiếng Việt ở học kì II đạt 100% .
- Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt môn Tiếng Việt tăng rõ rệt.
- Kết quả tiết dạy của giáo viên được đánh giá xếp loại tốt hơn so với tiết dạy
trước đó.


- 16/17 -


Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2

C - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận.
“ Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp
2” tôi mạnh dạn đưa ra nhằm giúp giáo viên giảng dạy tốt hơn phân môn Luyện
từ và câu.
Qua đây tôi thấy môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Luyện từ và câu nói
riêng có vai trò quan trọng trong việc rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ, đặt
câu. Hai kĩ năng này có liên quan chặt chẽ với nhau. Không có vốn từ phong
phú, không hiểu nghĩa và đặc điểm của từ thì không thể đặt câu đúng được.
Ngược lại, nếu không nắm chắc quy tắc đặt câu thì vốn từ có phong phú,
nghĩa của từ có nắm chắc đến đâu cũng không trình bày được ý kiến của mình
một cách mạch lạc, rõ ràng.
Mỗi giáo viên ý thức được tầm quan trọng đó sẽ là động lực để giúp học
sinh có các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt tốt, mạnh dạn trong giao tiếp và học
tập; có những hiểu biết về xã hội, tự nhiên, con người; có tình yêu Tiếng Việt,
hứng thú học Tiếng Việt để mở rộng hiểu biết và trau dồi kĩ năng giao tiếp, để
bước đầu hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa năng
động, tự lập, biết phát huy sở trường, có khả năng tự học.
Tôi xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp và rất mong nhận được sự góp ý của
Hội đồng ban giám khảo, của đồng nghiệp góp phần ngày càng nâng cao hiệu
quả chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 2.
2. Khuyến nghị.
- Các cấp lãnh đạo luôn quan tâm, tổ chức các chuyên đề các cấp cho giáo
viên rút kinh nghiệm và học tập.
- Bổ sung, trang bị thêm tài liệu cho giáo viên tham khảo.

- Tổ chức cho giáo viên báo cáo trước hội đồng sư phạm về những giải
pháp, sáng kiến có hiệu quả.
Tôi xin cam đoan sáng kiến này do tôi viết, không sao chép của ai.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

- 17/17 -


Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2
Ý kiến nhận xét, đánh giá của Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm
..................................................................................................... ................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………



×