Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết Địa lí địa phương lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
-----o0o---Mã SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG TIẾT ĐỊA LÍ ĐỊA PHƢƠNG LỚP 5

Phân môn
Cấp học

: Địa lí
: Tiểu học

Năm học 2015 - 2016


Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết địa lí địa phƣơng lớp 5
MỤC LỤC
I.
Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
II.
Nội dung
1. Chương trình địa lí địa phương lớp 5
2. Thực trạng của việc dạy và học địa lí địa phương lớp 5
a. Thuận lợi
b. Khó khăn


3. Giải quyết vấn đề
4. Cách thực hiện
4.1. Chuẩn bị của giáo viên
4.2. Chuẩn bị của học sinh
4.3. Tổ chức thực hiện tiết học
4.3.1. Khởi động
4.3.2. Các hoạt động cơ bản
a. Hoạt động 1
b. Hoạt động 2
c. Hoạt động 3
4.3.3. Củng cố, dặn dò
4.4. Phát huy tính tích cực trong việc đánh giá
4.5. Phát huy tính tích cực trong việc ghi bài
5. Kết quả
5.1. Đối với học sinh
5.2. Đối với giáo viên
III. Kết luận

2 / 25

1
1
2
2
2
3
4
4
5
5

5
5
6
6
7
8
8
9
9
10
12
17
18
18
20
20
20
21


Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết địa lí địa phƣơng lớp 5

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Cùng với môn tiếng Việt và Toán, Địa lí là phân môn cũng rất quan trọng
trong chương trình tiểu học.Chương trình Địa lí lớp 5 là phần nhập môn của
môn khoa học tự nhiên. Học xong chương trình, học sinh có được:
- Một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ
địa lí đơn giản thông qua sự vật, hiện tượng địa lí cụ thể của Việt Nam và một
số nước trên thế giới (các châu lục, khu vực Đông Nam Á và một số nước tiêu

biểu cho các châu lục),cách vận dụng chúng trong đời sống và sản xuất.
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng địa lí như: kỹ
năng quan sát sự vật , hiện tượng địa lí, kĩ năng sử dụng bản đồ, kĩ năng nhận
xét, so sánh, phân tích bản số liệu, biểu đồ, kĩ năng phân tích các mối quan hệ
địa lí đơn giản, thu nhập tìm kiếm tư liệu địa lý từ sách giáo khoa, trong cuộc
sống gần gũi học sinh … Học sinh biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập , đặt
câu hỏi với bạn bè, nhóm, với thầy cô và biết thông tin để giải đáp; biết trình
bày kết quả học tập qua nhiều hình thức: lời nói,bài viết, hình vẽ, sơ đồ, bảng
thống kê … Để từ đó, góp phần bồi dưỡng, phát triển thái độ và thói quen: ham
học hỏi, yêu quê hương đất nước, con người, có ý thức và hành động bảo vệ môi
trường.
Địa lí địa phương (địa lí tỉnh, thành phố) là một bộ phận quan trọng của
địa lí đất nước.Việc giảng dạy địa lí địa phương giúp học sinh có những hiểu
biết đơn giản, khá đầy đủ và chi tiết về tự nhiên, con người, kinh tế và những
nét văn hóa đặc sắc của người Hà Nội. Quan trọng hơn là góp phần trực tiếp
hình thành, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu, niềm tự hào về mảnh đất, con
người nơi mình sinh sống, học tập và sau này sẽ đóng góp sức mình để xây
dựng trở nên giàu đẹp hơn.
Trong thời gian gần đây, giáo dục nước ta đã có nhiều thay đổi đặc biệt là
đối với bậc tiểu học. Một trong những đổi mới quan trọng nhất, cần thiết nhất là
lấy người học làm trung tâm. Tức là dạy học dưới hình thức “thầy tổ chức - trò
hoạt động”, người dạy đóng vai trò tổ chức, dẫn dắt, hướng dẫn các hoạt động.
Khi đó:
- Huy động mọi khả năng của từng học sinh để các em chủ động tự tìm tòi,
khám phá kiến thức.

3 / 25


Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết địa lí địa phƣơng lớp 5

- Giúp học sinh tự phát hiện tình huống có vấn đề, tự mình hoặc cùng các bạn
trong nhóm, trong lớp dựa vào vốn hiểu biết, kiến thức đã học, tài liệu sưu tầm
…để tìm cách giải quyết vấn đề.
- Phát huy sở trường, vốn hiểu biết sẵn có của mỗi học sinh dẫn dắt các em đến
với kiến thức mới nhẹ nhàng, gần gũi từ đó tạo cho các em niềm vui, niềm tin,
hứng thú học tập.
Dạy học như vậy khuyến khích người giáo viên chủ động, sáng tạo, phải
biết tôn trọng mọi cố gắng, nỗ lực của người học. Kết quả là chất lượng dạy và
học được nâng cao đồng thời giúp người học có lòng ham mê, yêu thích môn
học tưởng chừng rất khó, khô khan và trừu tượng này.
Hiểu được tầm quan trọng của phân môn Địa lí ở tiểu học cũng như vai trò
trung tâm của học sinh trong quá trình giảng dạy để góp phần nâng cao chất
lượng dạy học và giúp học sinh yêu thích môn học hơn. Vì thế tôi mạnh dạn đưa
ra vấn đề:
“Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết Địa lí địa phƣơng lớp 5”

2. Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra một số biện pháp trong quá trình dạy học một tiết địa lí địa phương
thực hiện việc phát huy tính tích cực, chủ động, tận dụng vốn hiểu biết của học
sinh giúp cho các em dễ dànglĩnh hội những kiến thức vừa tự nhiên vừa xã hội lí
thú, bổ ích, giúp học sinh hiểu sâu nội dung bài, hào hứng, yêu thích môn học
này. Đó cũng chính là thước đo tính hiệu quả cho một tiết học.

3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Học sinh lớp 5Etrong trường Tiểu học, năm học 2015-2016.

4. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp phân tích:
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu những quan điểm, luận điểm
trong các tài liệu khoa học liên quan để xác lập cơ sở lí luận của đề tài.Đó là lý

luận phương pháp dạy học, các chủ trương của Bộ, ngành, các hội thảo có liên
quan đến vấn đề dạy học địa lí địa phương…
Phương pháp này được dùng để chắt lọc, lựa chọn nội dung dạy học cho
phù hợp đối tượng học sinh để đạt được hiệu quả cao trong tiết học.
b. Phương pháp khảo sát thực tế
4 / 25


Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết địa lí địa phƣơng lớp 5
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu thuận lợi, khó khăn trong việc
dạy địa lí địa phương ở lớp 5.
Sử dụng để khảo sát tình hình thực tế học sinh khi học phân môn địa lí nói chung
và địa lí địa phương nói riêng, để thu thập các thông tin cần thiết có liên quan đến bài
học, từ đó người giáo viên chủ động chọn ra được nội dung, đưa ra phương pháp giảng
dạy phù hợp và hiệu quả nhất với đối tượng học sinh.
c. Phương pháp thống kê
Để tổng hợp các tư liệu đã thu thập được, qua hoạt động học tập, kết quả
đạt được của học sinh sau tiết học, từ đótìm ra những ưu điểm hay tồn tại để rút
kinh nghiệm.
d. Phương pháp thực nghiệm
Đây là phương pháp quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu. Lúc này
người giáo viên đưa lí thuyết vào áp dụng thức tế: thực hiện việc phát huy tính
tích cực của học sinh vào bài giảng cụ thể. Đồng thời, cũng là lúc kiểm tra, đánh
giá kết quả, từ đó có thể rút ra những nhận xét, kết luận về quá trình đã thực hiện
của mình.

5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016.

5 / 25



Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết địa lí địa phƣơng lớp 5

II. NỘI DUNG
1.Chương trình Địa lí địa phương lớp 5:
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong chương trình Địa lí lớp 5
học sinh được học 2 tiết địa lí địa phương vào tuần 31, 32.Bắt đầu từ năm học
2011 - 2012, một số tiết địa lí biên soạn trong sáchgiáo khoa Địa lí lớp 5 sẽ là
bài tự chọn. Đó là các bài:
- Một số nước ở châu Âu
- Châu Phi (tiếp theo)
- Châu Mĩ (tiếp theo)
Với các bài tự chọn này, giáo viên có thể dạy cả bài hoặc có thể chỉ lựa
chọn một nội dung của bài để dạy hay dạy lồng ghép trong các tiết học khác
hoặc không dạy. Nếu không dạy cả bài thì thay thế nội dung các tiết đó là các
bài địa lí địa phương. Nội dung từng bài địa lí địa phương đó do tổ chuyên môn
lựa chọn, thống nhất để phù hợp với thực tế của nhà trường.
Năm học 2015 - 2016, Sở Giáo dục và Đào tạoHà Nội biên soạn bộ tài liệu
Địa lí Hà Nội dành cho học sinh tiểu học, gồm 12 bài trong đó có 6 bài về Hà
Nội và 6 bài về 6 quận, huyện, thị xã của Hà Nội. Đây là một tài liệu tham khảo
rất cần thiết giáo viên và học sinh. Nội dung các bài học phù hợp, gần gũi, thiết
thực. Với tài liệu này, tổ chuyên môn đã chọn sử dụng nội dung các bài học theo
2 hình thức: dạy cả bài (Bài 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ; Bài 3: Khí hậu,
thủy văn, động thực vật) và dạy lồng ghép (các bài còn lại), thống nhất nội dung
5 tiết địa lí địa phương, cụ thể:
Tuần
23
26
28

31
32

Bài dạy theo chương trình cũ
Vị trí giới hạn, đặc điểm TN Hà Nội
Dân cư, kinh tế Hà Nội
Vị trí giới hạn, đặc điểm tự nhiên
quận Thanh Xuân
Dân cư, kinh tế quận Thanh Xuân
Địa lí phường Khương Mai

Chương trình 2015-2016
Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Khí hậu, thủy văn, động thực vật
Vị trí giới hạn, đặc điểm tự
nhiên quận Thanh Xuân
Dân cư, kinh tế quận Thanh Xuân
Địa lí phường Khương Mai

Trong quá trình giảng dạy tôi đã thường xuyên thực hiện việc phát huy
tính tích cực của học sinh ở các tiết học nói chung và các tiết địa lí địa phương
6 / 25


Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết địa lí địa phƣơng lớp 5
nói riêng. Trong phạm vi của sáng kiến này, tôi chỉ lựa chọn phân tích kĩ một bài
dạy. Đó là bài: Khí hậu, thủy văn, động thực vật.

2. Thực trạng của việc dạy và học địa lí địa phương lớp 5:
a. Thuận lợi:

Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
giáo viên và học sinh về cơ sở vật chất và các điều kiện nhà trường hiện có.
Giáo viên được trang bị tài liệu Địa lí Hà Nội dành cho học sinh tiểu học.
Lớp được trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học hiện đại như máy tính,
máy chiếu, có thể kết nối mạng internet.
Đa số học sinh có ý thức học tập, ham học hỏi, sôi nổi, yêu thích khám phá,
chủ động trong việc sưu tầm tư liệu bài học.
Phụ huynh sẵn sàng cung cấp, hỗ trợ các con trong việc tìm kiếm thông tin,
in ấn tài liệu, kể cả in màu.
b. Khó khăn:
Địa lí là môn học khó dạy đối với không ít giáo viên vì nếu dạy chỉ để cung
cấp khái niệm cho học sinh thì quá khô khan, trừu tượng, học sinh tiếp thu rất
khó khăn. Dạy để học sinh hiểu bài, nắm chắc mối quan hệ giữa các yếu tố địa
lí, thể hiện rõ đặc trưng môn học thì càng khó.
Dạy một bài địa lí địa phương cho học sinh cũng là một thử thách không
nhỏ với giáo viên. Câu hỏi đặt ra là:
- Dạy cho các em nội dung gì?
- Dạy đến đâu là phù hợp lứa tuổi tiểu học?
- Lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy như thế nào cho phù hợp,
hiệu quả mà vẫn thể hiện rõ đặc trưng môn học?
Chuẩn bị cho một tiết dạy rất công phu, chi tiết, tỉ mỉ, mất nhiều công sức.
Thực tế là rất ít giáo viên lựa chọn phân môn này để thi giáo viên dạy giỏi.
Lớp học đông, khả năng tiếp thu, tính chủ động, tự giác của các học sinh không
đồng đều.
Một số học sinh có tư tưởng xem nhẹ môn học chỉ chú tâm học Toán và
tiếng Việt, không hào hứng với môn học, nhiều em học bài cũ theo kiểu học vẹt
chứ không phải học hiểu nên nhanh quên, việc vận dụng kiến thức để giải thích
một hiện tượng, mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí là không đơn giản.

3. Giải quyết vấn đề:

Để dạy một tiết học nói chung, một tiết địa lí địa phương nói riêng đạt được
đúng, đủ mục tiêu và có hiệu quả, người giáo viên cần làm tốt các việc sau:
7 / 25


Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết địa lí địa phƣơng lớp 5
- Xác định đúng mục tiêu tiết học.
- Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp
- Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với các hoạt động của tiết
học và phù hợp với các đối tượng học sinh.
- Sưu tầm thông tin, tư liệu, lựa chọn phương tiện, đồ dùng cần thiết phục vụ bài
dạy.
- Ứng dụng công nghệ thông tin để soạn giáo án điện tử, hỗ trợ đắc lực cho giáo
viên trong quá trình giảng dạy.
Quy trình của một tiết học gồm:
- Khởi động / Kiểm tra bài cũ
- Các hoạt động cơ bản
- Củng cố, dăn dò.

4. Cách thực hiện:
Với bài: Khí hậu, thủy văn, động thực vật.
4.1. Chuẩn bị của giáo viên:
a. Xác định đúng mục tiêu bài:
Với mỗi bài dạy, người giáo viên cần xác định được đúng, đủ mục tiêu là
rất cần thiết. Mục tiêu thường được thể hiện ở 3 nội dung: kiến thức, kĩ năng,
thái độ. Và mỗi hoạt động của bài cũng có mục tiêu riêng nằm trong mục tiêu
chung toàn bài. Dạy học bám sát mục tiêu, từ đó giáo viên mới chọn lựa đúng
cho hình thức, phương pháp thì bài giảng mới có hiệu quả.
Cụ thể, mục tiêu của bài: Khí hậu, thủy văn, động thực vật.
1. Kiến thức: Học sinh nắm được một số đặc điểm chính của khí hậu, sông, hồ,

đầm, động, thực vật của Hà Nội.
2. Kĩ năng: + Kể được tên một số sông, hồ, đầm, động, thực vật của Hà Nội.
+ Nêu được một số đặc điểm chính, chỉ được vị trí của sông Hồng trên lược đồ.
+ Sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên Hà Nội.
b. Xác định nội dung trọng tâm bài:
Nội dung bài rất nhiều, phạm vi kiến thức rộng vì bao gồm các yếu tố tự
nhiên: khí hậu, sông, hồ, động thực vật của Hà Nội.
Cần lựa chọn nội dung nào cho chắt lọc, gần gũi, khai thác, mở rộng đến
đâu, dẫn dắt, định hướng hoạt động thế nào để giúp hoc sinh dễ tiếp thu mà
không nặng nề, mang tính áp đặt. Đây là khâu đặc biệt quan trọng, giải quyết tốt
khâu này, giáo viên mới có được kim chỉ nam cho các bước tiếp theo.
8 / 25


Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết địa lí địa phƣơng lớp 5
Cụ thể:
- Khí hậu: tận dụng kiến thức các em đã học về khí hậu Việt Nam để tìm hiểu về
khí hậu Hà Nội. Mở rộng kiến thức về biến đổi khí hậu.
- Thủy văn: + Tìm hiểu kĩ về sông Hồng.
+ Kể tên, giới thiệu về một số hồ, đầm.
+ Vai trò của sông, hồ, đầm.
- Động, thực vật: chọn nét đặc trưng nhất của Hà Nội.
c. Về đồ dùng dạy học:
Đồ dùng dạy học có rất nhiều loại, giúp cho giáo viên thuận lợi, nhẹ nhàng
hơn trong việc giảng dạy, giúp cho học sinh hứng thú học tập hơn. Nhưng sử
dụng đồ dùng nào cho tiết học, cho từng hoạt động, phát huy được hết tác dụng
của nó là việc cần cân nhắc.
Với bài địa lí này, tôi chọn sử dụng các đồ dùng:
- Máy chiếu, máy tính, clip, tranh ảnh

d. Soạn bài cụ thể trên phần mềm power point.
4.2. Chuẩn bị của học sinh:
Trên cơ sở chuẩn bị của mình, giáo viên phải dặn dò học sinh cẩn thận, chi
tiết những việc cần làm:
- Xem trước nội dung bài.
- Sưu tầm thông tin, tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.
Việc này thường được tiến hành trước bài học một tuần. Việc này đã trở
thành nếp thường xuyên. Việc sưu tầm tư liệu có thể giao cho cá nhân hoặc cho
nhóm nhỏ (4 đến 5 em) để có sự phân công cụ thể tùy nội dung bài, tùy điều
kiện thực tế gia đình học sinh (thu thập thông tin trên mạng phân công cho cháu
nào nhà có máy in). Các bạn cùng bàn hoặc cùng nhóm sẽ chủ động kiểm tra
chéo, báo cáo với giáo viên để có sự tuyên dương, động viên, nhắc nhở kịp thời.
Tư liệu học sinh sưu tầm có rất nhiều thông tin vì thế giáo viên phải tập
hợp, chọn lọc, kiểm soát, chọn lựa nội dung phù hợp với nội dung bài, với thời
lượng tiết học.
Ví dụ: những thông tin về sông Hồng thì rất nhiều như: tên gọi, dòng chảy
và lưu lượng, lợi ích và nguy cơ, khai thác thủy điện, các cây cầu, các thành phố,
…… Giáo viên sẽ chọn lọc những thông tin cần thiết, phục vụ cho bài học như:
tên gọi, độ dài sông, các cây cầu bắc qua sông đoạn chảy qua Hà Nội.
Kết quả, học sinh đã sưu tầm được rất nhiều tư liệu, thông tin, tranh ảnh
phục vụ rất hiệu quả cho tiết học.
9 / 25


Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết địa lí địa phƣơng lớp 5

4.3. Tổ chức thực hiện tiết dạy:
4.3.1. Khởi động:
Trong tiết này, tôi không kiểm tra bài cũ vì nội dung kiến thức các em đã
học sẽ được tận dụng để khai thác nội dung bài. Vì vậy, quản ca sẽ bắt nhịp cho

lớp hát tập thể một bài "Hát dưới trời Hà Nội" để tạo không khí tươi vui, từ đó
bắt nhịp vào phần giới thiệu bài học.
4.3.2. Các hoạt động cơ bản:
a, Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu Hà Nội.
10 / 25


Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết địa lí địa phƣơng lớp 5
Mục tiêu: Học sinh nắm được các đặc điểm chính của khí hậu Hà Nội
Để đạt được mục tiêu này, giáo viên phải nhớ rằng học sinh đã được học về
khí hậu Việt Nam và bài Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. Nếu lại dạy như một
đơn vị kiến thức mới thì không hiệu quả. Tôi đã chọn cách dựa vào kiến thức
học sinh đã có, tổ chức hoạt động lớp, đặt câu hỏi mang tính định hướng, dẫn
dắt để học sinh nêu được các đặc điểm của khí hậu Hà Nội.
Khí hậu của một châu lục, một quốc gia hay một vùng lãnh thổ lại phụ
thuộc vào yếu tố vị trí địa lí, giới hạn . Giúp học sinh hiểu được điều này, tôi đặt
ra các câu hỏi sau:
Giáo viên
Học sinh
* Nêu câu hỏi
* Hoạt động lớp
- Dựa vào kiến thức đã học, con cho biết - Nhiệt đới gió mùa
nước ta có khí hậu gì?
- Nêu vị trí của thủ đô Hà Nội?
- miền Bắc/đồng bằng Bắc bộ
- Từ những điều vừa nêu, con cho cô biết Hà - Nhiệt đới gió mùa
Nội có khí hậu gì?
- Do vị trí nằm ở vùng đồng bằng châu thổ - Khí hậu miền Bắc
sông Hồng, Hà Nội mang đặc điểm khí hậu - mùa hè nóng, mưa nhiều
của miền nào và đó là đăc điểm gì?

mùa đông lạnh, ít mưa
Với hệ thống câu hỏi trên, học sinh sẽ nắm được đặc điểm chính của khí
hậu Hà Nội một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ nhớ, gần gũi.
Sau đó, tôi cho học sinh tiếp tục làm việc với bảng số liệu về Nhiệt độ và
lượng mưa tại trạm Láng Hà Nội năm 2012 để thấy rõ hơn đặc điểm khí hậu Hà
Nội mà các em vừa rút ra kết luận.

Tháng

10 11 12

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Nhiệt

độ (0C)

14,6

16,2

20,2

26,2

28,9

30,3

29,6

29,0

28,0

26,8

23,4

18,7

Lượng
mưa
(mm)


20,3

16,5

16,9

31,8

386,7

268,9

388,3

487,8

54,7

77,5

34,8

25,7

Nhiệt độ, lƣợng mƣa tại trạm Láng Hà Nội, năm 2012

11 / 25


Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết địa lí địa phƣơng lớp 5

Giáo viên đặt câu hỏi:
- Dựa vào màu sắc, số liệu trong bảng, con hãy cho biết mùa hè và mùa đông bắt
đầu từ tháng nào đến tháng nào? Vì sao?
Đây là câu hỏi vận dụng kiến thức, không phải học sinh nào cũng trả lời
được nên trong câu hỏi giáo viên đã định hướng cách tìm câu trả lời: dựa vào
màu sắc, số liệu về nhiệt độ, lượng mưa, học sinh bám vào đó nêu đúng được:
mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 vì nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều; mùa đông từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau vì nhiệt độ thấp, lượng mưa ít. Tháng 4 và tháng
10 là hai tháng giao mùa, vìtheo thói quen , người miền Bắc vẫn thường nói:
một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Đây là kiến thức quan trọng, học sinh
cần nắm rõ.
Không chỉ dừng lại ở đây, trước khi kết thúc hoạt động 1, với đối tượng
học sinh lớp 5, tôi mở rộng vấn đề về biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Lúc này, tôi
muốn huy động kiến thức, vốn hiểu biết thực tế của các em. Tại thời điểm dạy
bài này (tuần 26 - tháng 3), ở miền Nam nước ta có biểu hiện thời tiết bất
thường: xâm nhập mặn, hạn hán kéo dài.

Giáo viên khéo léo gợi ý để học sinh nêu được hiện tượng và thấy được hậu
quả: hoa màu chết, người dân không có nước sạch để sinh hoạt và sản xuất. Qua
đây, các em hiểu rõ ràng hơn, cụ thể hơn về ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu đến
đời sống và sản xuất.
b, Hoạt động 2: Tìm hiểu về sông, hồ, đầm ở Hà Nội.
Mục tiêu: Học sinh nêu được:
- Nhận xét chung về sông ngòi ở Hà Nội.
- Chỉ vị trí và nêu được đặc điểm chính của sông Hồng
- Nêu hiểu biết về một vài hồ, đầm ở Hà Nội.

12 / 25



Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết địa lí địa phƣơng lớp 5
Xác định rõ mục tiêu của hoạt động, nhưng với đối tượng học sinh sống trên địa
bàn quận Thanh Xuân, nội dung khai thác sẽ gắn chặt hơn với địa phương nơi
các con đang sinh sống.
b.1. Tìm hiểu về sông:
Đầu tiên khi học sinh đã nêu được nhận xét chung về sông ngòi Hà Nội,
tôi yêu cầu:
- Nêu tên các con sông chảy qua Hà Nội.
Học sinh dựa vào lược đồ tự nhiên Hà Nội để kể tên, khi đó tôi sẽ hỏi thêm:
- Quận Thanh Xuân có một con sông rất nổi tiếng bạn nào biết? (sông Tô Lịch)
Câu hỏi mở rộng kiến thức này giúp các em hiểu sâu thêm về nội dung bài
và tự các em cung cấp thông tin cho nhau.
Sau đó, tôi tổ chức hoạt động nhóm bàn, học sinh làm việc với lược đồ, với
tư liệu sưu tầm được để chỉ vị trí và nêu được đặc điểm chính của sông Hồng.
Tôi muốn thông qua hoạt động này, phát huy vai trò của nhóm học tập. Các bạn
trong nhóm sẽ giúp đỡ lẫn nhau, bổ sung thông tin cho nhau cùng hoàn thành
nhiệm vụ học tập. Đồng thời, phát huy vai trò chủ động của nhóm trưởng, sự
cộng đồng, hợp tác có trách nhiệm của các thành viên trong nhóm, bạn nào còn
lúng túng trong việc chỉ sông Hồng theo hướng dòng chảy sẽ được các bạn
hướng dẫn chỉ đúng hơn, rèn được kĩ năng chỉ bản đồ. Khi học sinh đã nắm
được đặc điểm chính của sông Hồng:
- Hướng chảy: tây bắc - đông nam
- Dài: 163 km, từ huyện Ba Vì đến huyện Phú Xuyên
- Chế độ nước có hai mùa rõ rệt: mùa lũ từ tháng 5 - 10; mùa cạn từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau.
Để giúp học sinh hiểu rõ hơn đặc điểm sông Hồng, giáo viên nêu câu hỏi:
- Tại sao sông Hồng có chế độ nước như vậy?
Câu hỏi này giúp cho học sinh thấy được mối quan hệ giữa lượng nước
mưa theo mùa và chế độ nước sông có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn
nhau. Trả lời được câu hỏi này các em phải vận dụng kiến thức của phần khí hậu

vừa học ở trên. Như vậy học sinh hiểu bài kĩ hơn, ghi nhớ bài tốt hơn, bài giảng
thể hiện rõ đặc trưng môn học.
Tôi đặt tiếp câu hỏi về vai trò của sông Hồng. Câu hỏi này tiếp tục phát huy
được vốn hiều biết thức tế của các em, giúp hệ thống tổng hợp kiến thức: bồi
đắp nên đồng bằng Bắc bộ, là đường giao thông quan trọng, khai thác cát, nuôi
trồng thủy sản, …
13 / 25


Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết địa lí địa phƣơng lớp 5
b.2. Tìm hiểu về hồ, đầm:
- Tôi cho học sinh phân biệt sự khác nhau giữa đầm và hồ.
- Kể tên các hồ, đầm, vì sao con biết? Quận Thanh Xuân có hồ, đầm nào?
- Hãy giới thiệu về một hồ hoặc đầm mà con thích hoặc từng đến.
- Người dân thủ đô biết khai thác hồ, đầm như thế nào?
Hệ thống câu hỏi khai thác này không nhiều nhưng thể hiện rõ vai trò dẫn
dắt của người giáo viên, học sinh nắm bắt được kiến thức bài học nhẹ nhàng, tự
nhiên, khai thác triệt để vốn sống, kiến thức thực tế phong phú của các em. Khi
được giới thiệu về hồ đầm mà em thích hoặc đã từng đến các em được rèn kĩ
năng nói, được thể hiện tình yêu quê hương.
Để chốt lại họat động này, tôi chọn giới thiệu với học sinh về hồ Tây, một
cảnh đẹp rất gần gũi nhưng không phải em nào cũng biết hết về nơi đây để các
em thêm hiểu biết, thêm yêu và tự hào:

Hồ Tây có đền Quán Thánh - Thăng Long tứ trấn, chùa Trấn Quốc thờ Lí Nam
Đế có công khai quốc, phủ Tây Hồ thờ bà chúa Liễu Hạnh, được hòa mình
trong dòng nước mát lành của công viên nước, thưởng thức trà sen nổi tiếng với
nghệ thuật ướp trà, cách thưởng thức tinh tế và các món ăn đặc sản mang phong
vị hà thành khó quên.
c, Hoạt động 3: Tìm hiểu về động thực vật của Hà Nội.

Mục tiêu: Học sinh nắm được vài nét chính về động, thực vật Hà Nội.
Tìm hiểu về động, thực vật Hà Nội thì quá rộng:
14 / 25


Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết địa lí địa phƣơng lớp 5
- Số lượng các loài thực vật, động vật
- Vùng phân bố
- Mục đích nuôi trồng
- Các loài động, thực vật quý hiếm
- Vùng chuyên canh
Làm thế nào để chọn lựa nội dung phù hợp đối tượng học sinh, hình thức
nào, phương pháp gì cho các em hứng thú học tập mà không ôm đồm, nặng nề.
Đây là hoạt động tôi trăn trở nhiều nhất trong cả bài, nhiều phương án đưa ra
nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Cuối cùng, tôi cũng tìm ra
phương án mà mình tâm đắc chọn:
- Tổ chức hình thức học vui - vui học với tên gọi: Tìm người hiểu biết.
Hình thức này không những thay đổi không khí tiết học mà còn khai thác triệt để
tài liệu học sinh đã cất công sưu tầm, vốn hiểu biết về thực động vật của các em.
- Nội dung khai thác gồm 3 câu hỏi ẩn sau 3 hộp quà, sau 3 hộp quà là một bức
tranh bí mật - quà tặng cho người hiểu biết.

2

1

3
Điều này tạo cho các em sự hứng thú. Mỗi câu hỏi được đưa ra dưới hình thức
khác nhau, học sinh được lựa chọn bất kì câu nào không cần theo thứ tự để tránh
sự nhàm chán, gò ép. Nội dung cụ thể:

- Câu 1: Hãy chia sẻ hiểu biết và thông tin em sưu tầm được về động thực vật
của Hà Nội.
Với câu hỏi này, tôi tổ chức làm việc nhóm, thực hiện nhiệm vụ này sẽ
giúp đạt được các mục tiêu sau:
15 / 25


Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết địa lí địa phƣơng lớp 5
+ Các em trong nhóm sẽ chia sẻ thông tin cho nhau, làm giàu thêm vốn hiểu biết
+ Khi báo cáo trước lớp, học sinh được tự do bộc lộ những hiểu biết của mình về
các khía cạnh khác nhau xung quanh vấn đề giáo viên đặt ra dựa vào hiểu biết,
dựa vào tài liệu sưu tầm.
+ Giáo viên sẽ lắng nghe, tổng hợp ý kiến, phân tích, bổ sung những ý các em
chưa nêu hoặc mở rộng thêm vấn đề.
Thực tế, các em đưa ra nhiều ý kiến hay, phong phú góp phần xây dựng bài học:
Thực vật
Động vật
- có nhiều loại cây ăn quả như: mít,
- nuôi nhiều: chó, mèo, lợn, gà, tôm,
bưởi, cam, quất, ….
cua, cá, ….
- Vùng Mê Linh trồng nhiều hoa hồng - Bò sữa nuôi ở Ba Vì
( vì đi tham quan đền thờ Hai Bà
- Nhiều động vật quý hiếm nuôi ở
Trưng nên học sinh biết)
trong vườn bách thú: khỉ, voi, hổ, …
- nhiều loại rau: rau muống, su su, rau - có loài nuôi làm cảnh, có loài nuôi
bí, rau cải, …, trồng nhiều lúa
lấy thịt, đẻ trứng, …
- rau thơm húng Láng nổi tiếng

- có cây lấy gỗ, cây cảnh, …
- cây thuốc: diếp cá, tía tô, ngải cứu..
- có rừng rậm nhiệt đới
Dựa trên ý kiến của học sinh nêu, giáo viên sẽ giúp các em hiểu thêm
những kiến thức về động thực vật của Hà Nội một cách đơn giản, gần gũi và
chính các em là người góp phần xây dựng nội dung bài.Giáo viên sẽ mở rộng
thêm cho học sinh về một số vùng chuyên canh của Hà Nội.

Câu 1:
Vùng chuyên canh
Ứng Hòa, Phú Xuyên

Thanh Trì, Hoàng Mai,
Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên

Ba Vì, Gia Lâm, Đông Anh

16 / 25


Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết địa lí địa phƣơng lớp 5

Rau an toàn được trồng nhiều ở
Vân Nội (Đông Anh), Văn Đức, Cự Khối (Gia Lâm)

- Câu 2:

Câu 2:

Đây là một loại quả đặc trưng nào của Hà Nội?


Học sinh được tìm hiểu về loại quả đặc trưng của Hà Nội, đặc trưng vì chỉ
Hà Nội mới có, chỉ được trồng ở vùng đất đó quả, cây ấy mới ngon nhất. Đó là:
cam canh, bưởi Diễn, sấu, hồng xiêm Xuân Đỉnh, …

17 / 25


Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết địa lí địa phƣơng lớp 5

Câu 2:

Cam
Đây là một loại quả
đặccanh
trưng nào của Hà Nội?

- Câu 3: Cho học sinh xem đoạn clip bài hát: Mười hai mùa hoa Hà Nội rồi trả
lời câu hỏi

Câu 3:

Con hãy kể tên một số vùng trồng hoa nổi tiếng
của Hà Nội.

Những làng hoa cũng là nét đẹp rất riêng của Hà Nội.

18 / 25



Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết địa lí địa phƣơng lớp 5
Và bí mật đã được bật mí, sau 3 câu hỏi là bức tranh dẫn dắt học sinh đến
tham quan vườn Quốc gia Ba Vì nơi bảo tồn niều loài động thực vật quý hiếm,
phong phú.

Từ đây, các em tự rút ra nhận xét: thực vật, động vật của Hà Nội rất phong
phú, đa dạng. Vì sao có sự đa dạng, phong phú đó? Đó chính là nhờ có khí hậu,
hệ thống sông, hồ, đầm. Đó cũng chính là mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố
địa lí tự nhiên mà các em cần nắm được.
Sau các hoạt động chính của bài, tôi đặt câu hỏi liên hệ, giáo dục thái độ,
tình cảm cho học sinh:
- Con thấy mình cần phải làm gì để góp phần xây dựng thủ đô mãi giàu đẹp?
Câu hỏi mang tính mở, nội dung câu trả lời của học sinh phải gắn chặt với
nội dung bài học, phải thể hiện rõ thái độ, việc làm cụ thể của các em, buộc các
em phải tích cực trong suy nghĩ, chủ động liên hệ với bản thân, với các bạn, với
lớp, trường, … Qua đó, giáo dục lồng ghép đạt hiệu quả hơn, thiết thực hơn.
4.3.3. Củng cố, dặn dò:
Kết thúc bài học, phần này, học sinh sẽ được nêu lại những kiến thức trọng
tâm của tiết học đồng thời giáo viên dặn dò những việc cần làm sau bài học,
những việc cần chuẩn bị cho tiết học sau. Trong thực tế, giáo viên đôi lúc xem
19 / 25


Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết địa lí địa phƣơng lớp 5
nhẹ phần dặn dò này và chỉ làm cho đủ bước nhưng không làm tốt, không dặn
dò chu đáo thì công tác chuẩn bị cho bài dạy rất khó khăn.
4.4. Phát huy tính tích cực trong việc đánh giá:
Theo thông tư 30/2014, cách đánh giá học sinh không dùng bằng điểm số
mà bằng nhận xét. Nhận xét của giáo viên với học sinh và học sinh nhận xét học
sinh. Tính tích cực chủ động của học sinh thể hiện rõ nét qua việc giáo viên cho

các em nhận xét về ý thức học tập, thái độ, trách nhiệm sự hợp tác khi làm việc
nhóm.
Thời điểm nhận xét:
- Sau câu trả lời của bạn.
- Sau hoạt động nhóm.
- Sau cả tiết học.
Muốn đưa ra nhận xét, bản thân các em phải tập trung lắng nghe câu trả lời,
ý kiến của bạn, làm việc nhóm diễn ra thực sự chứ không mang tính hình thức
để quan sát, phối hợp với bạn, từ đó mới có được sự đánh giá nhận xét cụ thể.
Lời nhận xét:
- Ngay từ đầu, tôi luôn lưu ý các em khi đưa ra lời nhận xét:
+ Ghi nhận những gì bạn đã làm được, đã cố gắng, có tiến bộ mang tính khen
ngợi, khích lệ, động viên.
+ Những gì chưa được cũng nêu ra nhưng trên tinh thần chỉ ra hạn chế chứ
không soi mói, bới móc, tránh làm tổn thương bạn.
+ Đôi khi là những tràng pháo tay của cả lớp.
Để học sinh làm tốt việc này, bản thân tôi luôn xác định mình phải là tấm
gương cho học sinh làm theo. Chính vì vậy, học sinh lớp đã có thói quen nhận
xét đánh giá bạn, đó cũng là một kĩ năng cần thiết để giúp các em cùng nhau thi
đua học tập, tạo sự sôi nổi, hào hứng trong tiết học.
4.5. Phát huy tính tích cực trong việc ghi bài:
Với đối tượng học sinh lớp 5, rèn được thói quen tự ghi bài không phải dễ
nên ngay từ đầu năm học, tôi hướng dẫn, khuyến khích các em ghi bài theo kiếu
sơ đồ cành cây. Lúc đầu rất vất vả, nhiều em ngại vì quen với cách ghi bài cũ
nhưng dần dần khi có nếp các em rất thích cách ghi bài này. Vì cách ghi bài đó
giúp các em chủ động ghi chép những ý chính theo hiểu biết của các em, giúp
nhớ bài nhanh hơn, phát triển được tư duy khái quát, tổng hợp, nhanh chóng tiếp
cận với cách học, cách ghi bài ở trung học cơ sở. Trong bài địa lí địa phương
này, nhiều em đã thể hiện cách ghi bài vừa ngắn gọn, đảm bảo tính khoa học, tư
20 / 25



Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết địa lí địa phƣơng lớp 5
duy sáng tạo. Mỗi ý chính là một cành cây với một màu khác nhau, hay sông,
hồ, cây, con vật, … thay bằng viết chữ các em thể hiện bằng hình vẽ.

21 / 25


Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết địa lí địa phƣơng lớp 5

5. Kết quả:
5.1. Đối với học sinh:
Qua thực tế giảng dạy nói trên, tôi nhận thấy:
+ Các con rất hào hứng với các tiết học địa lí nói chung và địa lí địa
phương nói riêng.
+ Chủ động, tự giác chuẩn bị tài liệu sưu tầm, ham thích tìm hiểu khoa học.
+ Tích cực nêu lên các câu hỏi, các thắc mắc cần giải đáp, giải thích các
vấn đề địa lí một cách tự tin, khoa học hơn.
+ Nắm bắt kiến thức nhanh hơn, hiểu chắc bài, thể hiện sự chủ động chiếm
lĩnh tri thức và niềm say mê khoa học.
5.2. Đối với giáo viên:
Người giáo viên làm tốt việc dạy học theo hướng đổi mới: lấy người học
làm trung tâm, dạy những kiến thức học sinh cần chứ không phải dạy những cái
cô biết và cô muốn. Tránh được tình trạng học sinh thụ động tiếp thu bài, ghi
chép như máy mà không hiểu, không hào hứng với môn học khó này.
Công việc chuẩn bị cho bài dạy càng công phu bao nhiêu đến khi tiến hành
dạy, tôi thấy rất chủ động, nhẹ nhàng hơn, không phải thuyết trình nhiều mà vẫn
tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
Kiến thức vững vàng giúp bản thân tự tin trong việc xử lí các tình huống,

các câu hỏi thắc mắc phát sinh từ học sinh. Chủ động xây dựng, gắn kết các nội
dung bài học chặt chẽ, đúng đặc trưng môn học sẽ tạo cho học sinh niềm tin học
tập, khao khát chiếm lĩnh tri thức. Đó là động lực cho việc chủ động, tích cực
học tập.
Xây dựng được nếp học tập, cho học sinh biết, hiểu con đường chiếm lĩnh
tri thức, tri thức đấy gắn với thực tế sinh động ra sao giúp các em hiểu mục đích
của việc học. Hiểu được mục đích học các em sẽ chủ động học, học cho mình,
học vì mình.

22 / 25


Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết địa lí địa phƣơng lớp 5

III. KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ
Để việc dạy học nói chung và dạy địa lí địa phương nói riêngphát huy được
tính tích cực của học sinh một cách có hiệu quả, tôi thấy người giáo viên cần
làm tốt các việc sau:
- Nắm vững đặc điểm tâm lý của học sinh.
- Phải có lòng say mê nghề nghiệp, chịu khó tìm tòi để chủ động trong vai
trò người dẫn dắt, định hướng hoạt động học tập.
Trong quá trình giảng dạy cần lưu ý:
Giáo viên tự học tập, tự bổ sung, cập nhật kiến thức môn học và kiến thức
thực tế qua nhiều kênh thông tin khác nhau và tự nâng cao trình độ chuyên môn
không chỉ môn địa lí mà còn ở các môn học khác.
Học tập để chủ động ứng dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ cho việc
soạn giảng có hiệu quả.
Nghiên cứu kĩ bài học, bám sát theo mục tiêu tiết học để lựa chọn đúng nội
dung, hình thức, phương pháp tổ chức dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Cân nhắc hệ thống câu hỏi khai thác mang tính khơi gợi, định hướng, phát

huy tối đa tính tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức
của học sinh tránh tình trạng học thuộc lòng một cách máy móc, học vẹt.
Mở rộng vấn đề một cách hợp lí để khắc sâu nội dung bài, để học sinh thấy
được tính ứng dụng trong thực tế của kiến thức vừa học thì bài học không khô
khan, dễ hiểu, thiết thực hơn với học sinh.
Luôn làm gương trong việc nhận xét, đánh giá để học sinh noi theo.
Để tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy tốt hơn phân môn địa lí địa
phương, tôi rất mong Ban giám hiệu nhà trường quan tâm hơn nữa đến việc
trang bị tài liệu dạy học. Tạo điều kiện cho chúng tôi được dự giờ đồng nghiệp
các tiết học này để có thêm nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy địa lí địa
phương lớp 5. Nội dung trình bày không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của bạn bè đồng nghiệp để
sáng kiến của tôi được hoàn thiện thêm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
23 / 25


Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết địa lí địa phƣơng lớp 5

24 / 25



×