Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Giao trinh thực tap thổ nhưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.3 KB, 67 trang )

BÀI 1
NHẬN DẠNG MỘT SỐ KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ
Muốn nhận dạng các loại đá trong phòng thì trước tiên là phải nhận dạng được các
khoáng vật chủ yếu trong đá (các khoáng vật tạo thành đá). Bí quyết để nhận biết các khoáng
vật một cách nhanh chóng và chính xác là nắm được các tính chất vật lý phổ biến của chúng.
Một số khoáng vật có những tính chất rất đặc trưng giúp ta có thể nhận biết ngay còn đa số
các khoáng vật phải nhận biết thông qua một loạt các đặc tính vật lý cơ bản. Các đặc tính
(chìa khoá) giúp chúng ta nhận biết và xác định tên các khoáng vật là: Màu sắc, ánh kim, độ
cứng, vết vạch, tính cắt khai, vết vỡ, tỷ trọng và một số tính chất khác của khoáng vật.
1.1 Màu sắc
Là tính chất đầu tiên giúp ta nhận biết khoáng vật, tuy nhiên màu sắc của một số
khoáng vật có thể biến đổi nên cần thận trọng khi dùng màu sắc làm một phương tiện nhận
biết chính.
Một số khoáng vật có màu sắc khá ổn định như:
- Biotit thường có màu xám đen đến đen
- Muscovít có màu trắng
- Azurit có màu xanh da trời
- Malachit có màu xanh lá cây
Đa số khoáng vật có màu sắc do các nguyên tố hoá học là tạp chất thứ yếu quyết định:
ví dụ thạch anh tinh khiết sẽ trong suốt không màu, loại ngậm nước có màu trắng nhưng trong
thực tế ta gặp thạch anh với rất nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, hồng, xanh, tím, đen…
1.2 Ánh kim
Ánh sáng phản xạ từ bề mặt các khoáng vật theo nhiều cách khác nhau, tạo ra một số
loại "ánh" khác nhau. Các khoáng vật có ánh kim loại hoặc phi kim loại tuỳ thuộc bề mặt của
nó có giống với bề mặt kim loại hay không
- Ánh kim loại: bề mặt khoáng vật có ánh của các kim loại điển hình (đồng, vàng, bạc,
chì, nhôm…). Các khoáng vật này khi bị nghiền thành bột thường có màu sắc sẫm hơn màu
sắc của chính các khoáng vật đó (bột này biểu hiện trên vết vạch, được mô tả trong mục 4)
- Ánh phi kim loại phức tạp hơn, chỉ có thể nhận biết một số loại. Các khoáng vật phi
kim loại trở nên trong suốt ở rìa mỏng, khi bị nghiền, chúng cho một loại bột màu trắng hoặc
sáng màu hơn khoáng vật nguyên khai. Có lẽ ánh phi kim loại phổ biến nhất là ánh thuỷ tinh.


Nó phản xạ ánh sáng như loại kính thông thường. Thạch anh và nhiều khoáng vật khác có loại
ánh này. Các khoáng vật như mica, biểu lộ tính cắt khai có ánh xà cừ, do các lớp song song sít
nhau thu ánh sáng và làm khúc xạ nó trong các khe hẹp. Kim cương và các khoáng vật phi
kim loại điển hình phản xạ ánh sáng rực rỡ gọi là ánh ađamantin - nghĩa là "như kim cương".
Sfalerit là một trong một số ít khoáng vật có ánh nhựa giống như chất nhựa từ cây tiết ra. Các
khoáng vật dạng sợi biểu lộ ánh bạc như một loại thạch cao spat. Ánh dầu, mỡ và các loại ánh
khác được mô tả bằng các từ thông thường như biểu hiện bên ngoài của chúng.
1.3 Ðộ cứng
Ðối với khoáng vật độ cứng của khoáng vật là sức kháng của toàn thể bề mặt khoáng
khi bị vạch.
Cuối thế kỷ 19 nhà khoáng vật học Friderich Mohs đã phát minh ra thang độ cứng mà
ngày nay vẫn được sử dụng gọi là thang độ cứng "Mohs".

1


Bảng 1.1 Thang độ cứng Mohs
Ðộ cứng
1
2
3
4
5

Khoáng vật đặc trưng

Ðộ cứng

Tan
Thạch cao

Canxit
Fluorit
Apatit

6
7
8
9
10

Khoáng vật đặc trưng
Fenspat
Thạch anh
Topaz
Corindon
Kim cương

Thang độ cứng Mohs không chỉ rõ độ cứng tuyệt đối. Ví dụ độ cứng 9 không phải là
gấp 3 lần độ cứng 3. Nó chỉ có nghĩa là một khoáng vật nào đó có thể vạch được tất cả các
khoáng vật xếp dưới nó trong thang độ cứng và ngược lại. Hai khoáng vật có độ cứng bằng
nhau sẽ vạch được lẫn nhau. Ðể cho tiện, một số vật dụng quen thuộc có thể giúp chúng ta có
thể xác định độ cứng nhanh chóng ngoài thực địa gần đúng như sau:
Bảng 1.2 Cách xác định độ cứng ngoài thực địa
Cách xác định

Độ cứng

Móng tay cạo được khoáng vật
Móng tay rạch được khoáng vật
Đồng xu bằng đồng vạch được khoáng vật

Dao dễ rạch được khoáng vật
Thuỷ tinh (lưỡi dao) rạch được khoáng vật
Khoáng vật rạch được dao hoặc kính

1,0
2,0-2,5
3,0
4,0
5,0
 6,0

Các khoáng vật có độ cứng dưới 2,5 sẽ để lại vết trên giấy, các khoáng vật có độ cứng
dưới 5,5 có thể bị vạch bằng dao, trên 5,5 có thể vạch được thuỷ tinh.
1.4 Vết vạch
Ða số khoáng vật mất màu hoàn toàn khi chúng bị nghiền thành bột mịn. Tuy nhiên,
một số vẫn thể hiện màu nhạt hơn, tương tự như màu của toàn bộ mẫu khoáng vật nhưng sáng
màu hơn. Một số ít bột khoáng có màu rực rỡ, màu đó có thể khá xa màu gốc quan sát được
trước khi nghiền. Màu bột khoáng vật là màu vết vạch của nó. Bột đó thường được tạo ra
bằng cách cọ khoáng vật lên một mảnh gốm không tráng men. Cạnh của một mảnh bát đĩa vỡ
cũng dùng được, tuy không tiện cầm tay.
Hêmatit là một khoáng vật có thể nhận biết theo vết vạch. Tuy mới trông có màu đen
hoặc xám thép, nhưng hêmatit luôn có vết vạch màu đỏ Ấn Ðộ (màu đỏ máu). Tên của
khoáng vật được đặt theo màu vết vạch vì lý do đó (hêmatit có nghĩa là "đá máu").
1.5 Tính cắt khai
Các khoáng vật kết tinh được gọi là có tính cắt khai khi chúng bị tách vỡ theo những
bước xác định, theo những bề mặt nhẵn bóng. Tính chất lý thú này là kết quả của sự phân bố
các nguyên tử theo một quy luật chặt chẽ thành các lớp. Lực liên kết của nó theo một phương
nhất định nào đó yếu hơn các phương khác. Một mẫu mica sẽ được tách thành những phiến
ngày càng mỏng vì nó dễ dàng bị cắt khai theo một phương. Các khoáng vật khác có hai, ba,
bốn, hoặc có tới sáu phương cắt khai.

Mặt cắt khai thường dễ lẫn lộn với mặt tinh thể gốc, mặc dù ánh xà cừ của mặt cắt
khai là một bằng chứng hữu ích. Chúng ta mô tả tính cắt khai theo mức độ dễ cắt khai và
hướng kết tinh của nó. Thí dụ, kim cương có tính cắt khai tám mặt. Tính chất này được những
người thợ cắt kim cương dùng để loại bỏ những phần có khuyết tật của tinh thể, bằng một
cách đơn giản là dùng búa nhọn đập đột ngột vào nó. Tính cắt khai là một tính chất ổn định
2


được dùng làm cơ sở vững chắc cho việc nhận biết khoáng vật. Nhận biết tính cắt khai theo
các bề mặt giật cấp nhỏ bên ngoài tốt hơn là theo các vết nứt bên trong, vì những vết nứt đó
có thể do nhiều nguyên nhân khác. Khi một khoáng vật vỡ ra theo những bề mặt nhẵn bóng
giống mặt cắt khai, nhưng chỉ xảy ra ở những vị trí nhất định, và chỉ ở một số ít mẫu thì hiện
tượng đó được gọi là giả cắt khai hay là sự tách.
1.6 Vết vỡ
Các khoáng vật bị vỡ theo các hướng bất kỳ (giống như kính bị vỡ) gọi là "vết vỡ" không phải là cắt khai. Các loại vết vỡ đặc trưng tuỳ thuộc và hình dạng các bề mặt mới. Khi
vết vỡ tạo thành hàng loạt vòng cung biểu hiện như kiểu phát triển của vỏ trai, được gọi là vết
vỡ vở sò hay vỏ trai. thạch anh là một loại khoáng vật có loại vết vỡ vỏ trai này, nó giống như
kính bị sứt.
Các kim loại tự nhiên như đồng và bạc có vết vỡ nham nhở, tạo nên một bề mặt lởm
chởm khó chạm vào. Các loại vết vỡ khác được gọi một cách đơn giản là vết vỡ phẳng, vết vỡ
không phẳng, vết vỡ dạng đất dùng các từ thông thường mô tả hình dạng của chúng.
1.7 Tỷ trọng
Là tỷ số so sánh khối lượng của khoáng vật với khối lượng của một thể tích nước
tương đương. Có thể đánh giá gần đúng bằng cách cân nhắc trên tay:
Bảng 1.3 Đánh giá gần đúng khoáng vật
Khoáng vật

Tỷ trọng

Khoáng vật nhẹ

Khoáng vật trung bình
Khoáng vật nặng

1-3
3-4
4

Các khoáng vật kim loại điển hình như pyrit và manhêtit có tỷ trọng khoảng 5, các khoáng
vật phi kim loại điển hình (thạch anh, fenspat, canxit) có tỷ trọng trong khoảng 2,6-2,8.
1.8 Các đặc tính khác của khoáng vật
Các khoáng vật còn có một loạt các đặc tính vật lý khác ngoài những đặc tính được
mô tả trên. Khi một tính chất nào đó là một đặc tính riêng của một khoáng vật nào đó thì đặc
tính ấy sẽ trở thành chìa khoá chính để nhận biết khoáng vật.
- Tác dụng với axit
Các khoáng vật thuộc lớp cacbonat sẽ có phản ứng sủi bọt trong axit. Ðể phản ứng
diễn ra nhanh hơn có thể cạo mẫu thành bột. Axit HCl loãng thường được dùng làm thuốc thử
trong thí nghiệm này.
- Tính dẻo và đàn hồi
Các khoáng vật dẻo (như clorit) có thể uốn cong bằng các ngón tay và sẽ giữ nguyên độ
cong đó cho tới khi bị tác động một lực theo hướng khác. Các khoáng vật có tính đàn hồi
(điển hình là mica) khi bị lực tác động cũng bị uốn cong nhưng khi lực ngừng nó sẽ tự trở về
hình dạng ban đầu
- Từ tính
Hai khoáng vật có từ tính tự nhiên (có thể bị nam châm hút, làm thay đổi hướng kim la
bàn) điển hình là manhêtit và pirotit.
- Các khoáng vật huỳnh quang
Ðây là các khoáng vật có khả năng phát sáng trong bóng tối khi bị chiếu bằng các tia
không nhìn thấy được như tia cực tím, tia X, tia âm cực. Hai khoáng vật có tính huỳnh quang
3



mạnh nhất là vilemit (Zn2SiO4) có huỳnh quang màu xanh lục và seelit (CaWO 4) phát huỳnh
quang màu xanh da trời. Nếu khoáng vật vẫn tiếp tục phát sang sau khi tắt đèn thì nó được gọi
là khoáng vật phát lân tinh.
- Tính phóng xạ
Các khoáng vật phóng xạ tự phân huỷ với tốc độ không đổi. Tính chất này thường được
phát hiện bằng đồng hồ đo độ phóng xạ. Uranit và khoáng vật cùng họ với nó là pitslen có
tính phóng xạ rất mạnh. Ziricon và một số khoáng vật khác cũng có tính chất này nhưng yếu
hơn nhiều
Có nhiều tính chất khác của khoáng vật có thể giúp ta nhận biết chúng như nhiệt độ
nóng chảy thấp (enacgit và stibinit có thể nóng chảy trong ngọn lửa que diêm), khả năng khúc
xạ ánh sáng (spat băng đảo, criolit)...
Trên cơ sở xác định các tính chất chính của khoáng vật ta có thể tra cứu thêm theo các
bảng dưới đây để nhận biết các khoáng vật chính, từ các khoáng vật chính và một số tính chất
khác ta có thể xác định một số loại đá phổ biến nhất.
Bảng 1.4 Tóm tắt tính chất các khoáng vật
Tên

Màu sắc

Hình dạng

1. Ôlivin
2. Ôgit
3. Hocnơblen
4. Mica trắng
5. Mica đen
6. Fenpat
7. Canxit
8. Ðôlômit

9. Thạch anh
10. Hêmatit
11. pyrit
12. Thạch cao
13. Apatit
14. Vivianit
15. Lưu huỳnh
16. Than chì
17. Secpentin
18. Clorit
19. Psilômelen
20. Gipxit
21. Limônit

Xanh, lá mạ, vàng
Xanh, xanh đen
Xanh lá cây
Trắng, hơi vàng
Ðen
Trắng, hồng
Trắng
Trắng
Trắng xám, đen
Ðen, nâu đỏ
Vàng
Trắng
Xám xanh, nâu
Xanh lơ
Vàng
Ðen

Xanh lá cây
Xanh lá cây
Ðen
Trắng, xám nhạt
Ðỏ nâu

Hạt nhỏ
Hình cột
Cột dài
Hình tấm
Hình tấm
Lăng trụ
Hộp xiên
Hạt nhỏ
Lăng trụ
Khối đặc
Khối vuông
Hình tấm sợi
Hạt nhỏ
Bột nhỏ
Khối đặc
Vảy nhỏ
Khối đặc
Phiến mỏng
Khối đặc
Khối đặc
Khối đặc

Vết vỡ
Không phẳng

Phẳng
Phẳng
Phẳng
Phẳng
Phẳng
Phẳng
Phẳng
Vỏ trai
Không phẳng
Không phẳng
Phẳng
Phẳng
Phẳng
Không phẳng
Phẳng
Phẳng
Phẳng
Không phẳng
Không phẳng
Không phẳng

Các tính chất khác
Trong như thuỷ tinh

Bóc thành lá được
Phá huỷ thành đất sét trắng
Sủi bọt với HCl
Sủi bọt với HCl nóng

Bôi vào giấy có màu đen

Hay nằm chung với amiăng

Bảng 1.5 Phân biệt đá mácma
Ðá mácma axit

Ðá mácma trung tính

Ðá mácma bazơ và siêu bazơ

Trắng xám, nhẹ;
khoáng vật điển hình
là thạch anh

Xám, xám xanh, nặng trung bình, ít
thạch anh hoặc không có

Xám đen, đen, nặng; khoáng
vật điển hình là ogit, olivin

4


Kiến
trúc hạt

Kiến trúc vi
tinh hoặc
Poocphia

Granit


Liparit và
Poocphia
thạch anh

Kiến trúc hạt

Xanh
(Gabro)
Kiến trúc hạt

Kiến trúc pocfia và
vi tinh

Có ít
Không
thạch có thạch
anh
anh
(Ðiôrit) (Siênit)

Màu
Màu
xám
xanh
(Trakit) (Anđêzit)

Bảng 1.6 Phân biệt đá trầm tích
Ðá vụn
(chia theo kích thước hạt)

> 2mm: Vụn thô
Hạt tròn: cuội (kết
gắn là cuội kết)
Hạt có cạnh: dăm
(Kết gắn gọi là
dăm kết)
0,1 - 2mm: Cát
Rời rạc: cát
Kết gắn: cát kết
0,01 - 0,1mm: Bột kết (alorit, phấn sa)
< 0,01mm: sét

Ðen
(Pêriđôtit)

Kiến
trúc vi
tinh
Bazan

Ðá sinh học và hoá học
(Chia theo thành phần hoá học)
1 - Ðá cacbonat
Ðá vôi (cứng chặt)
Sủi bọt với HCl

Túf vôi (mềm xốp)

2- Ðá silic (rất cứng rắn)
3 - Phốt phát (có phản ứng định tính lân)


ép cứng: acgilit

4 - Ðá than đen

ép lớp: đá phiến
sét

Than đá (cứng, óng
ánh)
Than bùn (xốp, nhẹ,
còn di tích thực vật)

Phân biệt đá biến chất
1 - Gơnai: Thành phần khoáng giống granit hoặc cát kết bị biến chất bởi tác dụng nhiệt động
2 - Ðá phiến mica: Thạch anh, mica ép thành lớp
3 - Phylit: Thành phần khoáng vật chủ yếu là sét chứa mica dạng vảy nhỏ óng ánh như bạc bị
ép thành phiến mỏng.
4 - Quăzit: Sa thạch hoặc macma siêu axit bị biến chất bởi tác động nhiệt động
5 - Ðá hoa: Ðá vôi bị tái kết tinh trong điều kiện nhiệt độ cao, sủi bọt với HCl.

BÀI 2
ÐÀO VÀ MÔ TẢ PHẪU DIỆN ĐẤT
Phẫu diện là một lát cắt thẳng đứng từ trên bề mặt đất xuống sâu. Cấu tạo của phẫu
diện là một trong những dấu hiệu hình thái cơ bản của đất.

5


2.1 Vị trí đào

Lựa chọn vị trí đào phẫu diện có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì phẫu diện phải đại diện
cho loại đất chủ yếu trong lô hay vùng nghiên cứu. Nếu vùng bằng phẳng hay gần như bằng
phẳng, các tầng ở dưới thường là gần đồng nhất, việc chọn một vị trí đại diện không khó. Vị
trí đào phẫu diện phải tránh xa đường xá, nhà cửa, đường nước, khe núi, dốc đứng, đá lộ thiên
và các nét riêng biệt khác của địa hình.
Tránh những điểm khác biệt cục bộ như mặt đất không bằng phẳng, những chỗ lồi lõm
nhỏ, thực vật tự nhiên khác biệt hay những đám tách biệt.
2.2 Cách đào phẫu diện
- Làm sạch chỗ đào phẫu diện và kiểm tra lại xem còn sự khác thường trên bề mặt
không (ảnh hưởng của động vật, thân cây già...). Nếu cần thiết, chọn vị trí khác. Ðào một
phẫu diện bằng thuổng (mai), cuốc và xẻng. Kích thước của phẫu diện khoảng 80x150x125
cm nếu chưa đào tới đá mẹ (vùng đồi núi) hoặc chưa tới nước ngầm (vùng đồng bằng). Kích
thước phẫu diện quá to sẽ gây lãng phí công sức, nhưng cũng không nên đào quá bé vì người
mô tả ngồi trong phẫu diện rất khó làm việc, vả lại đào bé thì tốn thời gian hơn vì khó lấy đất
lên.
- Mặt thành phẫu diện (dùng để mô tả và lấy mẫu đất) phải đối diện với hướng chiếu
sáng của mặt trời. Ðối diện là các bậc để lên xuống. Khi đào ở chỗ đất dốc thì mặt thành phẫu
diện phải vuông góc với hướng dốc. Nếu đào ở ruộng nước phải be bờ xung quanh phẫu diện,
tát cạn nước mới đào.
150
80

125

Hình 1: Mặt cắt đứng của phẫu diện đất
- Ðất đào lên phải đổ sang 2 bên: đất mặt để riêng một bên, đất các lớp dưới để riêng
một bên, không đổ đất lên phía truớc mặt thành phẫu diện. Sau khi mô tả và lấy mẫu xong cần
lấp đất theo trạng thái cũ.
- Không được đứng giẫm lên vùng đất trên mặt quan sát của phẫu diện vì như thế sẽ làm
mất trạng thái tự nhiên của đất và ở nơi đó chúng ta phải quan sát thực bì và đặt các thí

nghiệm về lý tính nếu cần.
2.3 Mô tả phẫu diện
Trình tự mô tả phẫu diện như sau:
2.3.1 Thông tin chung
- Ghi số và địa điểm: Số phẫu diện hoặc ký hiệu xác định phẫu diện thích hợp vừa
đảm bảo các yêu cầu cụ thể vừa dễ dàng và đơn giản khôi phục lại sự mô tả phẫu diện qua hệ
thống lưu trữ dữ liệu máy tính. Ký hiệu nhận biết phẫu diện có thể thiết lập bằng cách kết hợp
ký hiệu tên địa phương và ký hiệu số phẫu diện. Quy định này lập trên cơ sở lựa chọn những

6


ký hiệu cụ thể của mỗi nước, mỗi đơn vị hành chính hoặc một vùng xác định. Ví dụ: NB112
có nghĩa là Ninh Bình số 112.
- Ngày mô tả
- Người mô tả
- Tên đất (đơn vị đất) tuỳ thuộc vào hệ thống phân loại đất của địa phương hoặc đơn vị
chú dẫn bản đồ nơi đào phẫu diện
- Địa điểm: Mô tả vị trí phẫu diện khoảng cách (m, km) tới các mốc cố định dễ nhận
biết trên bản đồ và ngoài thực địa. Khoảng cách dọc các con đường lớn hoặc đường ngang có
liên hệ với điểm mốc (như cây số…km). Việc mô tả địa điểm nhằm để cho những người
không quen thuộc với vùng đó cũng có thể xác định gần đúng vị trí của phẫu diện.
Khi mô tả địa điểm cần liên hệ tới đơn vị hành chính như nước, vùng, tỉnh, huyện
hoặc địa phương. Thông tin này có thể trình bày bằng ký hiệu riêng hay như một bộ phận của
số phẫu diện.
- Độ cao: Độ cao so với mặt nước biển được xác định chính xác dựa vào bình độ trên
bản đồ địa hình chi tiết. Thông tin này không phải lúc nào cũng sẵn có, tốt nhất là xác định
bằng máy đo độ cao.
- Toạ độ: Vĩ độ và kinh độ của vị trí có thể xác định chính xác trực tiếp từ bản đồ địa
hình hoặc bằng máy định ví toàn cầu (GPS).

- Địa hình: Địa hình quan hệ với sự khác nhau về độ cao của mặt đất ở qui mô lớn và
được xác định như sau:
F: Bằng phẳng :
0,0-0,5%
R: Gồ ghề
: 10,0-15,0%
A: Khá bằng
:
0,5-2,0%
F: Đồi
: 15,0-30,0%
G: Lượn sóng nhẹ:
2,0-5,0%
S: Dốc phân cắt: 30% độ cao trung bình
U: Lượn sóng
:
5,0-10,0% M: Núi
: 30% độ cao lớn (>300m)
- Địa mạo: Địa mạo quan hệ với hình dạng của mặt đất trong vùng quan sát. Địa mạo
được mô tả theo thuật ngữ địa lý hình thái, được phân biệt thành hai mức. Mức độ cao tương
ứng với quan điểm của Soter (1990) sử dụng 7 dáng đất chủ yếu để chỉ cảnh quan địa lý
chung của vùng
MU: Núi UP: Vùng đất bằng cao
BT: Cao nguyên
VA: Thung lũng
HI : Đồi PL: Đồng bằng
BA: Bồn trũng
Các dạng địa mạo có thể được chia nhỏ hơn theo các yếu tố cấu tạo đất:
AP: Đồng bằng phù sa
PN: Bán bình nguyên

DT: Đồng bằng
CP: Đồng bằng ven biển PE: Đồng bằng trước núi TF: Bãi ngập triều
LP: Đầm hồ bằng trũng VO: Núi lửa
PY: Đáy hồ khô vùng hoang
GP: Đồng bằng băng giá DU: Cồn, đụn
mạc
- Độ dốc: Độ dốc được đo bằng dụng cụ đo độ dốc cầm tay thẳng theo hướng dốc,
hoặc tính toán độ dốc trên cơ sở đường bình độ trên bản đồ địa hình. Độ dốc có thể được ghi
theo hai cách: hoặc ghi trị số đo thực tế đo được hoặc ghi theo phân cấp dưới đây, các cấp này
cần được thay đổi cụ thể hoá cho phù hợp với địa hình của địa phương:
01: Rất bằng
:
0,0-0,2%
06:
Dốc vừa
:
5,0-10,0%
02: Bằng
:
0,2-0,5%
07:
Dốc cao
:
10,0-15,0%
03: Tương đối bằng :
0,5-1,0%
08:
Dốc đứng vừa :
15,0-30,0%
04: Dốc rất nhẹ

:
1,0-2,0%
09:
Dốc đứng
:
30,0-60,0%
05: Dốc nhẹ
:
2,0-5,0%
10:
Rất dốc
:
>60,0%
- Tiểu địa hình: Tiểu địa hình tuỳ thuộc vào sự khác biệt tự nhiên hoặc nhân tạo về độ
chênh cao trong phạm vi hẹp:
LE: Không phân biệt, lớp mặt gần như là HU: Gò, đống
bằng phẳng
GE: Không có gì đặc biệt
HL: Gò, đống thấp, độ chênh cao <20cm
GL: Ít khác biệt, đọ chênh cao trong vòng HM: Gò đống trung bình, độ chênh cao 2010m là < 20cm
40cm
GM: Khác biệt trung bình, độ chênh cao HH: Gò, đống cao, độ chênh cao > 40cm
7


trong vòng 10m: 20-40cm
GH: Khác biệt nhiều, độ chênh cao trong SS: Cát di động
vòng 10m là > 40cm
TM: Ổ mối hoặc ổ kiến
TS: Bậc thềm cao

AT: Dấu vết do động vật đi lại
KI: Gợn sóng nhẹ
AG: Hang hốc động vật
- Mẫu chất, đá mẹ:
Mẫu chất:
AU: Trầm tích do MA: Trầm tích biển LO: Đất lợt (hoàng OR: Trầm tích hữu
gió
thổ)

AS: Cát bay
LA: Trầm tích hồ
UA: Tro núi lửa
CO: Lở tích
LI: Trầm tích ven FL: Trầm
tích PY: Đá vụn núi lửa WE: Mẫu chất đã
biển
sông
phong hoá
LG: Trầm
tích AL: Phù sa
GL: Trầm tích băng SA: Bùn
trong vụng
Đá mẹ:
AC: Mácma axit
AN: Andezit
DO: Đolerit
MA: Đá hoa
GR: Granit
DI: Điorit
SE: Trầm tích

CO: Cuội kết
GN: Gơnai
BA: Mácma bazơ LI: Đá vôi
SI:
Phấn sa
GG: Granit/gơnai
UB: siêu bazơ
SA: Đá cát
PY: Đá vụn núi lửa
QI: Quaczit
GA: Gabro
QS: Đá cat quắc zit
DM: Dolomit
SC: Đá phiến
BT: Bazan
SH: đá phiến
NK: không biết
- Đá lộ đầu: Đá gốc lộ ra có thể gây cản trở việc sử dụng cơ giới hoá. đá lộ đầu được
mô tả bằng tỷ lệ phần trăm có trên mặt đất cùng với các thông tin có liên quan đến độ lớn,
khoảng cách hoặc độ cứng.
Phân cấp theo tỷ lệ phần trăm bao phủ lớp đất mặt:
N: Không có
C: Trung bình: 5-15%
D: Dày đặc: > 80%
V: Rất ít: 0-2%
M: Nhiều: 15-40%
F: Ít: 2-5%
A: Rất nhiều: 40-80%
Phân cấp theo khoảng cách trung bình giữa các đá lộ đầu
1: > 50 m; 2: 20-50 m; 3: 5-20 m; 4: 2-5 m; 5: < 2 m

- Mảnh vụn thô: Sự xuất hiện những mảnh vụn thô trên lớp đất mặt ít hoặc nhiều cũng
được mô tả bằng tỷ lệ % bao phủ lớp mặt và kích thước của mảnh vụn.
Phân cấp theo tỷ lệ: N: Không có; V: Rất ít: < 2%; F: Ít: 2-5%; C: Trung bình: 5-15%;
M: Nhiều: 15-40%; A: Rất nhiều: 40-80%; D: Dày đặc: > 80%.
Phân cấp theo kích thước: F: Sỏi sạn mịn: 0,2-0,6 cm; M: Sỏi sạn trung bình: 0,6-2
cm; C: Sỏi sạn thô: 2-6 cm; S: Đá mảnh: 6-20 cm; B: Đá cục: 20-60 cm; L: Đá cục to: 60200cm.
- Xói mòn: Có thể do tự nhiên hoặc con người. Có xói mòn do nước: N, xói mòn do
gió: W, và sự di chuyển mạnh từng khối (trượt đất và các hiện tượng tương tự): M.
Các kiểu xói mòn được phân loại như sau: WS: Xói mòn toàn lớp mặt; WR: Xói mòn
tia (khe nhỏ); WG: Xói mòn rãnh; WT: Xói mòn thành đường hầm; WA: Xói mòn do gió và
nước; AD: Bồi tụ do gió; AM: Xói mòn và bồi tụ do gió; AS: Cát di động.
Diện tích bị ảnh hưởng của xói mòn và lắng đọng được đánh giá theo phân cấp của
GLASOD (UNEP-ISRIC, 1990): 0: 0%; 1: < 5%; 2: 5-10%; 3: 10-25%; 4: 25-50%; 5: > 50%.
Mức độ xói mòn:
S: Nhẹ: Một số dấu hiệu phá huỷ tầng đất mặt. Các chức năng sinh học thuần tuý hầu như
còn nguyên vẹn.
M: Trung bình: Dấu hiệu di chuyển tầng mặt rõ. Chức năng sinh học thuần tuý bị phá huỷ
một phần.
V: Nghiêm trọng: Tầng mặt bị di chuyển hoàn toàn và lộ ra tầng dưới. Chức năng sinh học
bị phá huỷ phần lớn.
8


E:

Cực kì nghiêm trọng: Di chuyển mạnh cả ở tầng sâu hơn (đất đai cằn cỗi). Chức năng
sinh học bị phá huỷ hoàn toàn
- Tiêu nước: Khả năng tiêu nước có thể mô tả như sau:
E: Cực kỳ dễ tiêu: Nước thoát rất nhanh. Đất nói chung có thành phần cơ giới thô hoặc lẫn
đá, đất tầng mỏng hoặc độ dốc lớn.

S: Đôi khi cực kỳ dễ tiêu: Nước thoát nhanh. Đất cát, nước dễ thấm.
W: Dễ tiêu: Nước thoát dễ dàng nhưng không nhanh. Đát vẫn duy trì độ ẩm tốt, nước không
cản trở sự sinh trưởng của rễ cây vào những thời kỳ cần thiết.
M: Dễ tiêu trung bình: Nước thoát chậm trong một số thời kỳ trong năm. Vùng rễ đất ẩm
ướt trong giai đoạn ngắn. Hầu hết đất có tầng không thấm nước, hoặc có thể thấm nước
nhưng có lượng mưa lớn.
I:
Đôi khi khó tiêu (tiêu không hoàn toàn): Nước thoát chậm do đó lớp đất trên ẩm ướt
trong thời gian dài. Hầu hết đất có tầng không thấm nước. Mực nước ngầm nông hoặc
do mưa rất thường xuyên.
P: Khó tiêu: Nước thoát rất chậm. Đất bị ẩm ướt trong thời gian đáng kể, có tầng không
thấm nước ở nông vì vậy nước ngầm ở gần mặt đất hoặc có lượng mưa cao hầu hết các
ngày.
- Ngập lụt:
Ngập lụt hoặc tràn ngập tạm thời được mô tả về tần suất, thời gian và độ sâu:
Tần suất:
N: Không ngập; D: Hàng ngày; W: Hàng tuần; M: Hàng tháng; A: Hàng năm; B: Hai năm một
lần; F: Một lần trong 2-4 năm; T: Một lần trong 5-10 năm; R: Hiếm (ít nhất một lần trong 10
năm); NK: Không biết.
Thời gian:
1: Không đến một ngày; 2: Ngập 1-15 ngày; 3: Ngập 15-30 ngày; 4: Ngập 30-90 ngày; 5:
Ngập 90-180 ngày; 6: Ngập 180-360 ngày; 7: Ngập liên tục.
Độ sâu:
1: Rất nông: 0-25 cm; 2: Nông: 25-50 cm; 3: Sâu trung bình: 40-100 cm; 4: Sâu: 100-150 cm;
5: Rất sâu: > 150 cm.
- Nước ngầm: Được mô tả theo độ sâu
Nước ngầm:
N: Không quan sát; V: Rất nông: < 25 cm; S: Nông: 25-50 cm; M: Sâu trung bình: 50-100 cm;
D: Sâu: 100-150 cm; E: Rất sâu: > 150 cm.
- Sử dụng đất: mô tả sử dụng đất hiện tại:

S: Dân cư, công nghiệp
SR: Sử dụng cho nhà ở; SC: Sử dụng cho giải trí; SI: Sử dụng cho công nghiệp; SX:
Sử dụng cho khai thác; ST: Sử dụng cho giao thông.
A: tRỒNG TRỌT
AA : Cây trồng hàng năm
AP : Cây trồng lâu năm
AA1: Canh tác du canh
AP1: Canh tác không có tưới
AA2: Canh tác đất bỏ hoang
AP2: Canh tác có tưới
AA3: Canh tác đất bỏ hoá
AA4: Canh tác nhờ mưa
AT : Cây gỗ và cây bụi
AA5: Canh tác lúa nước
AT1: Canh tác cây gỗ không tưới
AA6: Canh tác được tưới
AT2: Canh tác cây gỗ có tưới
AT3: Canh tác cây bụi không tưới
AT4: Canh tác cây bụi có tưới
H: Chăn nuôi
HE : Đồng cỏ tự nhiên
HI :
Đồng cỏ thâm canh
HE1: Du cư
HI1:
Sản phẩm cho chăn nuôi
HE2: Bán du cư
HI2:
Chăn nuôi gia súc lấy sữa
HI3 : Chăn nuôi gia súc lấy thịt

9


F: Rừng
FN : Rừng tự nhiên và rừng cây gỗ
FN1: Khai thác có lựa chọn
FN2: Khai thác hết
M: Canh tác kết hợp
MF: Nông lâm kết hợp
MP: Trồng trọt chăn nuôi kết hợp
E: khai thác và thu lượm
EV: Khai thác thực vật tự nhiên
EK: Săn bắn và đánh bắt cá
P: Bảo tồn tự nhiên
PN : Bảo tồn tự nhiên và trò chơi
PN1: Dự trữ
PN2: Công viên
PN3: Quản lý tự nhiên
U: Không sử dụng và không quản lý

FP :

Rừng trồng

PD :
PD1:
PD2:

Điều khiển sự suy thoái
Không có sự can thiệp (tác động)

Có sự can thiệp

Ngoài ra còn có các ký hiệu bổ sung thể hiện các kiểu sử dụng đất đặc biệt, ví dụ:
AA4: Canh tác nhờ mưa; AA4T: Canh tác nhờ mưa truyền thống; AA4I: Canh tác nhờ mưa
truyền thống có cải tiến; AA4M: Canh tác nhờ mưa truyền thống được cơ giới; AA4C: Canh
tác nhờ mưa sản xuất hàng hoá; AA4U: Canh tác nhờ mưa không được định rõ.
Đối với đất canh tác cần nêu các cây trồng chủ yếu và những thông tin về quản lý đất,
sử dụng phân bón, thời gian bỏ hoá, hệ thống luân canh và năng suất.
- Thực vật: Không có hệ thống thống nhất về mô tả thực vật tự nhiên hoặc bán tự
nhiên. Loại thực vật có thể được mô tả theo hệ thống địa phương, vùng hoặc quốc tế.
Có thể mô tả theo thuật ngữ chung như sau:
N: Không có thực vật
G: Đồng cỏ: Cỏ xen ít các loại cây họ hoà thảo, không có cây gỗ
FO: Đất có các loại cây họ hoà thảo, chủ yếu là cây họ hoà thảo
R: Rừng: Trồng cây dày đặc, cây lớn và cây bụi phân biệt rõ ràng (rừng nhiều tầng0
W: Rừng gỗ: Cây dày đặc, thường không xâm nhập được, dưới tán rừng có thể là khoảng
trống (rừng một tầng).
S: Cây bụi: Thảm cây bụi liên tục, dày đặc nhưng xâm nhập được.
SA: Đồng cỏ: Đồng cỏ có thảm cây gỗ và cây bụi xen kẽ không liên tục
Thực vật có thể được chia kỹ hơn theo độ cao của cây gỗ cây bụi và cỏ. Ví dụ đồng cỏ
dưới tán cây gỗ và cây bụi, hoặc đồng cỏ cây bụi thấp; đồng cỏ cao, trung bình, thấp; hoặc
theo mật độ của cây và độ che phủ mặt đất.
Có thể phân loại thực vật theo UNESCO (1973) như sau:
F:
Rừng dày đặc
W:
Rừng gỗ
D:
Cây bụi thấp lùn
FE: Rừng thường xanh

WE: Rừng gỗ thường xanh DE: Cây bụi thấp thường xanh
FS: Rừng bán rụng lá
WS: Rừng gỗ bán rụng lá
DS: Cây bụi thấp bán rụng lá
FD: Rừng rụng lá
WD: Rừng gỗ rụng lá
DD: Cây bụi thấp rụng lá
FX: Rừng vùng khô hạn
WX: Rừng gỗ vùng khô DX: Cây bụi thấp vùng khô hạn
hạn
DT: Tundra: Lãnh nguyên S:
Cây bụi
H:
Cây họ hoà thảo
SE: Cây bụi thường xanh HT: Đồng cỏ cao
SS: Cây bụi bán rụng lá
HM: Đồng cỏ trung bình
SD: Cây bụi rụng lá
HS: Đồng cỏ thấp
SX: Cây bụi vùng khô hạn HF: Hoà thảo
Trong phần này có thể mô tả thêm độ cao của cây, độ rộng của tán lá, độ che phủ. Cây
gỗ, cây bụi, cỏ và cây họ hoà thảo nếu biết rõ thì ghi cụ thể tên và ưu thế của chúng.

10


2.3.2 Mô tả tầng đất
Hình thái của đất và các đặc tính khác được mô tả theo các tầng. Mặt quan sát phải
phẳng, vì vậy trước khi mô tả theo các tầng dùng mai hoặc xẻng vạt từ trên xuống, tránh áp
lưỡi mai (xẻng) miết đất làm mất trạng thái tự nhiên của đất.

* Các tầng đất
+ Ký hiệu: Ký hiệu được sử dụng để gọi tên các tầng bao gồm:
- Chữ cái viết hoa: H, O, A, E, B, C và R để chỉ các tầng và lớp chính của đất.
- Chữ cái viết thường được sử dụng là các hậu tố để định tính cho các tầng chính. Chữ
cái viết thường để ngay sau chữ cái viết hoa. Chữ cái viết thường cũng có thể được sử dụng
để chỉ hai đặc điểm xuất hiện đồng thời trong tầng đất. Ví dụ, b: tầng đất bị chôn vùi, c: Sự
tích luỹ ở dạng kết von, g: Đốm phản ánh sự biến đổi về oxi hoá khử, J: Đốm Jarosite, k: Tích
luỹ cacbonat, m: Sự gắn kết hoặc đông cứng, n: Tích luỹ natri, o. Sự tích luỹ secquioxit, p. Sự
cày bừa hoặc xáo trộn…).
- Chữ số Ả Rập dùng là hậu tố để chỉ sự phân nhỏ theo chiều thẳng đứng của tầng đất.
Các hậu tố là số luôn luôn đi sau các ký hiệu là chữ cái: Ví dụ Bt1 – Bt2 – Bt3 – Bt4 hoặc
AB1 – AB2…).
+ Các tầng chính (master horizons): Là các tầng và lớp chủ yếu trong phẫu diện đất.
Các tầng và lớp này được biểu thị bằng các chữ cái viết hoa H, O, A, E, B, C và R. Các tầng
chính biểu thị các lớp đất có sự thay đổi rõ rệt, hầu hết là các tầng phát sinh (trừ hai tầng C và
R, có thể gọi là lớp, không phải là tầng phát sinh vì không được hình thành do tác động của
các quá trình hình thành đất). Các tầng phát sinh không tương đương với các tầng chẩn đoán,
mặc dù chúng có thể là đồng nhất trong các phẫu diện đất. Tầng chẩn đoán được xác định một
cách định lượng theo các đặc điểm dùng trong phần phân loại đất. Các tầng đất chính bao
gồm:
- Tầng H: Là tầng hữu cơ đã hoặc đang được hình thành do sự tích luỹ các chất hữu cơ
trên bề mặt đất bị bão hoà nước trong một thời gian dài và chứa 18 % cacbon hữu cơ hoặc
hơn nếu phần khoáng của đất chứa hơn 60% sét, hoặc 12 % cacbon hữu cơ hoặc hơn nếu phần
khoáng của đất không chứa sét, hoặc có tỷ lệ cacbon hữu cơ trung gian nếu tỷ lệ sét trung
gian.
Các tầng H hình thành ở trên mặt của các đất ẩm ướt, hoặc là các lớp tích luỹ dày của
các đất hữu cơ, hoặc là các lớp mỏng than bùn trên các đất khoáng và cũng có thể bị chôn vùi
dưới lớp mặt.
- Tầng O: Là tầng hữu cơ đã hoặc đang được hình thành do sự tích luỹ chất hữu cơ
trên bề mặt đất không bị bão hoà nước trong một thời gian dài hơn một năm và chứa 20%

cacbon hữu cơ hoặc hơn.
Các tầng O là những tầng phát triển trên bề mặt của các đất khoáng, ví dụ như lớp
mùn thô phủ trên các đất chua. Chất hữu cơ ở các tầng O nói chung ít bị phân huỷ và xuất
hiện dưới các điều kiện tiêu nước tự nhiên tốt. Nó không bao gồm các tầng được hình thành
do lớp rễ cây đang phân giải nằm dưới lớp mặt của đất khoáng, mà đó là đặc trưng của các
tầng A. Các tầng O có thể bị chôn vùi dưới lớp mặt.
- Tầng A: Là tầng đã hoặc đang được hình thành ở sát liền với lớp mặt tích luỹ chất
hữu cơ đã được mùn hoá liên kết chặt với phần khoáng của đất hoặc về mặt hình thái không
có các đặc tính của các tầng E và B.
Chất hữu cơ ở các tầng A ít hơn so với tầng H và tầng O, đã được phân giải sâu sắc và
phân bố giống như các hạt mịn trong đất hoặc tồn tại như lớp màng trên bề mặt các hạt
khoáng của đất. Các tầng A thường có màu đậm hơn các tầng nằm kề phía dưới. Nguyên liệu
hữu cơ bắt nguồn từ tàn dư thực vật và động vật và được đưa vào đất thông qua hoạt động
sinh học hơn là sự di chuyển. Ở vùng khí hậu nóng khô nó tích luỹ ít hoặc hầu như không tích
luỹ, các tầng trên mặt có thể kém đậm màu hơn so với các tầng nằm liền kề phía dưới. Nếu
tầng trên mặt có sai khác về hình thái so với cái đã được thừa nhận và không có những đặc
điểm đặc trưng của các tầng E và B thì nó được gọi là tầng A trên cơ sở vị trí bề mặt của
chúng.
11


- Tầng E: Là tầng khoáng có chứa nhiều nhóm hạt cát và limon do sự mất đi của sét
silicat, sắt hoặc nhôm và các hợp chất của chúng.
Các tầng E thường là các tầng được hình thành tại chỗ (eluvial), nằm dưới một tầng H,
O hoặc A, chúng được phân biệt với các tầng này bởi hàm lượng chất hữu cơ thấp và màu
nhạt hơn. So với tầng B nằm dưới, tầng E thường được phân biệt bởi màu sắc, value (giá trị)
cao hơn hoặc chroma (sắc độ) nhạt hơn, hoặc bởi thành phần cơ giới thô hơn, hoặc bởi cả hai.
- Tầng B: Là tầng khoáng mà ở đây cấu trúc của đá đã bị phá huỷ hoàn toàn hoặc còn
rất mờ nhạt. Tầng này được được đặc trưng bởi một hoặc nhiều hơn trong các đặc điểm sau:
(-) Sự tích tụ của sét silicat, sắt, nhôm hoặc chất hữu cơ ở trạng thái riêng rẽ hoặc liên

kết.
(-) Sự tích tụ secqui oxit liên quan với các nguyên liệu gốc.
(-) Sự biến đổi của nguyên liệu từ trạng thái ban đầu đến khi các sét silicat được hình
thành, các oxít được giải phóng hoặc cả hai, hoặc cấu trúc dạng hạt, tảng hoặc cấu trúc lăng
trụ được hình thành.
Các tầng B có thể rất khác nhau.. Nói chung cần chứng minh mối quan hệ giữa các
tầng nằm trên và tầng nằm dưới và đánh giá xem tầng B được hình thành như thế nào trước
khi nó có thể được nhận dạng. Do vậy, các tầng B nói chung cần được định tính bằng một hậu
tố có ý nghĩa đầy đủ trong mô tả phẫu diện. Ví dụ tầng B có nhiều mùn được gọi là tầng Bh,
tầng b chứa nhiều sắt gọi là tầng Bs, …Cần nhấn mạnh rằng sự đặt tên tầng ở đây chỉ là sự mô
tả định tính. Chúng không được xác định định lượng như yêu cầu cho mục đích chẩn đoán.
Các tầng B có thể chỉ ra sự tích luỹ của cacbonat, thạch cao, hoặc các muối tan khác. Tuy
nhiên không dựa vào chúng để nhận biết tầng B.
- Tầng (lớp) C: Là tầng (hoặc lớp) khoáng chứa vật liệu không rắn chắc mà từ đó các
tầng đất bên trên được hình thành và không có các đặc tính chẩn đoán của các tầng đất chính
khác (A, E, B).
Theo truyền thống C thường được gọi là mẫu chất. Vật liệu này có thể bị biến đổi bởi
sự phong hoá hoá học dưới đất, thậm chí bị phong hoá rất mãnh liệt. Sự tích tụ cacbonat,
thạch cao và nhiều muối tan khác có thể có ở tầng C nếu vật liệu khác ít bị tác động bởi các
quá trình góp phần vào sự hình thành các lớp xen giữa này. Khi tầng C bao gồm chủ yếu là
các đá trầm tích như đá phiến sét, sét vôi, đá bột hoặc đá cát thì chúng đủ chặt cho phép rễ cây
xuyên qua chút ít nhưng có thể dùng mai để đào.
- Tầng (lớp) R: Là lớp đá cứng liên tục. Đá của các lớp R đủ chặt để khi ẩm ướt không
thể đào sâu vào lớp đá bằng mai. Đá có thể có các vết nứt nhưng các vết nứt này quá ít và quá
nhỏ đối với sự phát triển của rễ cây. Những vật liệu có sỏi và cứng như đá chấp nhận sự phát
triển của rễ cây được coi là tầng C.
+ Các tầng chuyển tiếp: Là các tầng có các đặc tính của hai tầng chính hoà trộn với
nhau. Các tầng này được ký hiệu bởi hai chữ cái (ví dụ: AE, EB, BE, BC, CB, AB, BA, AC và
CA). Chữ cái đầu tiên biểu thị tầng chính mà tầng chuyển tiếp gần như giống).
* Ranh giới tầng: Ranh giới tầng được mô tả theo độ sâu, mức độ rõ ràng

(distinctness).
+ Độ sâu: Hầu hểt ranh giới đất thường là những vùng chuyển tiếp hơn là những
đường thẳng phân chia rõ nét. Độ sâu trung bình của gianh giới trên và dưới của mỗi tầng
(đơn vị cm) được đo từ bề mặt của đất xuống. Độ sâu bằng không được đặt chính ngay bề mặt
phẫu diện, ở chỗ tiếp giáp đất – không khí. Ghi chép chính xác khi ranh giới là đột ngột hay
rõ ràng. Số đo dao động gần 5 cm khi ranh giới là từ từ hoặc lan rộng.
Hầu hết các tầng không có độ sâu cố định. Sự đa dạng hoặc không đều của bề mặt
ranh giới được mô tả bằng các từ: bằng, lượn sóng, không đều và gẫy. Nếu cần thiết có thể
đưa thêm vào độ sâu trung bình chẳng hạn 28 (25-31) cm tới 45 (39-51) cm.
+ Sự rõ ràng:
Sự rõ ràng của ranh giới dựa vào độ dày tầng trong đó ranh giới tầng có thể được định
vị không bao gồm các tầng kề cạnh
A:
Đột ngột
0 – 2 cm
12


C:
Rõ ràng
2 – 5 cm
G:
Dần dần
5 – 15 cm
D:
Lan rộng
> 15 cm
* Màu sắc đất:
+ Màu hỗn hợp đất: Màu sắc của mỗi tầng được ghi lại trong điều kiện ẩm (nếu có thể
thì cả điều kiện khô và ẩm) dùng các ký hiệu cho màu (Hue), giá trị (Value) và sắc độ

(Chroma) được cho trong thang màu đất Munsell (Munsel, 1975). Nếu không có màu hỗn hợp
đất bao trùm (chủ đạo), thì mô tả tầng đất theo: đốm và 2 màu hoặc hơn được đưa ra. Ngoài
những ký hiệu về màu sắc, thì có thể đưa vào tên màu Munsell chuẩn.
Với các mô tả thông thường, nên xác định màu đất không có ánh sáng mặt trời trực
tiếp và bằng cách so sánh các mẫu đất với ô mầu của thang màu Munsell.
Nếu có thể, nên đo màu sắc đất dưới những điều kiện giống nhau. Đọc màu vào sáng
sớm và chiều tối thì không chính xác. Hơn nữa việc xác định màu sắc bởi các cá nhân khác
nhau kết quả có thể không giống nhau. Vì màu đất có ý nghĩa đối với các đặc tính đất khác
nhau, bao gồm: Hàm lượng chất hữu cơ, lớp phủ, trạng thái oxi hoá hoặc khử và để phân loại
đất, nên tổ chức kiểm tra chéo là cần thiết và trở thành thông lệ (thói quen). Các màu trung
gian có thể ghi lại khi muốn phân biệt giữa hai tầng đất và với mục đích là để phân loại và
giải thích phẫu diện đất.
Các màu trung gian (quan trọng với tầng Chromic, Cambic B, Rhodic…) có thể dùng:
3.5 YR, 4YR, 6 YR, 6.5 YR, 8.5 YR và 9 YR. Nếu chẳng hạn 3.5 YR được ghi, thì nghĩa là
màu trung gian gần với 2.5 YR hơn với 5 YR, và tương tự. Nếu giá trị và sắc độ gần giới hạn
chẩn đoán, thì không nên dùng các số liệu để làm tròn số, mà nên ghi lại chính xác bằng cách
dùng cả giá trị trung gian hoặc bằng cách thêm dấu + hoặc một số giá trị và sắc độ chẩn đoán
quan trọng là:
Giá trị 4 và 5:
Các tầng Albic và các đặc tính Hydromorphic
Giá trị 3.5 và 5.5:
Các tầng Mollic và Umbric
Sắc độ 1 và 2:
Đặc tính Hydromorphic
Sắc độ 2:
Chernozem (đất đen)
Sắc độ 1.5:
Vertisol
Sắc độ 3.5:
Các tầng Mollic và Umbric

Sắc độ 4:
Chromic
+ Đốm vết: Vết đốm của hỗn hợp đất được mô tả theo số lượng (abundance), kích
thước, độ tương phản, ranh giới và màu sắc. Thêm vào đó có thể ghi lại hình dạng, vị trí và
đặc tính bất kỳ khác. Màu gỉ sắt quanh rễ thường không được coi là đốm.
- Số lượng: Số lượng của đốm được mô tả theo tỷ lệ phần trăm các đốm vết chiếm.
Các giới hạn tương ứng với các hạt.
N:
Không
0%
V:
Rất ít
0–2%
F:
Ít
2–5%
C:
Trung
5 – 15 %
bình
M:
Nhiều
15 – 40 %
A:
Rất nhiều > 40%
Khi lượng đốm không khác biệt với màu hỗn hợp bao trùm, thì các màu chính được xác định
như các màu hỗn hợp của đất.
- Kích thước: Dùng các hạng (loại) dưới đây để chỉ đường kính gần đúng của các đốm
riêng lẻ.
V:

Rất mịn
< 2 mm
F:
Mịn
2 – 6 mm
M:
Trung bình
6 – 20 mm
C:
Thô
> 20 mm

13


- Sự tương phản: Sự tương phản về màu sắc giữa các đốm vết và hỗn hợp đất có thể
được mô tả như sau:
F Mờ nhạt: Các vết đốm rõ ràng thì mới được xem xét. Màu đất ở các đốm và hỗn hợp
tương đối gần nhau về màu , sắc độ và các giá trị.
D Khác biệt: Mặc dù không gây chú ý, nhưng có thể dễ dàng nhận thấy các vết đốm.
Màu , sắc độ hoặc giá trị của hỗn hợp dễ dàng phân biệt với các đốm vết. Chúng có thể khác
nhau tới 2.5 đơn vị màu hoặc vài đơn vị về sắc độ và giá trị.
P Nổi bật: có thể dễ dàng nhận thấy các đốm vết và đốm vết là một trong các đặc tính
nổi bật của tầng. Riêng màu, sắc độ và giá trị hoặc kết hợp của chúng cách nhau ít nhất vài
đơn vị.
- Ranh giới: Ranh giới giữa các đốm vết và đất (matrix) được mô tả như là bề dày của
vùng có sự chuyển tiếp màu mà nó không nằm ở đốm vết hoặc đất.
S:
Sắc nét
0 – 0,5 mm

C:
Rõ ràng
0,5 – 2 mm
D:
Không rõ
> 2 mm
- Màu sắc: Hoàn toàn đầy đủ nếu ta mô tả màu của đốm vết theo các thuật ngữ chung,
tương ứng với thang màu đất Munsell. Nếu cần có thể dùng đến toàn bộ chú giải Munsell.
Các mã và tên màu sau đây được đưa ra (tương tự như màu của các hạt khoáng).
WH: Trắng
YE:
Vàng
RE: Đỏ
RY:
Vàng - đỏ nhạt
RS: Hơi đỏ (đỏ nhạt)
GE:
Xanh (lá cây)
YR: Đỏ + Vàng nhạt
GR:
Xám
BR: Nâu
GS:
Xám nhạt
BS: Nâu nhạt
BH:
Xanh (da trời)
RB: Nâu - đỏ nhạt
BB:
Đen – xanh nhạt

YB: Nâu – vàng nhạt
BL:
Đen
* Thành phần cơ giới đất
+ Phân loại cỡ hạt: Dưới đây có định nghĩa các loại cỡ hạt của đất mịn (dưới 2 mm)
tên các loại tương ứng gần nhất với những thuật ngữ chuẩn thông thường, kể cả hệ thống
USDA.
Sét:
< 0,002 mm
Limon mịn:
0,002 – 0,01 mm
Limon trung bình:
0,01 – 0,02 mm
Limmon thô:
0,02 – 0,05 mm
Cát rất mịn:
0,05 – 0,10 mm
Cát mịn:
0,10 – 0,25 mm
Cát trung bình:
0,25 – 0,50 mm
Cát thô:
0,5 – 1,0 mm
Cát rất thô:
1,0 – 2,0 mm
Phân loại thành phần cơ giới đất được ký hiệu như sau:
C:
Sét
Si:
Limon

SiC:
Sét pha limon
SiL: Thịt pha limon
SiCL: Thịt pha sét và limon
L:
Thịt
CL:
Thịt pha sét
SL:
Thịt pha cát
SC:
Sét pha cát
LS:
Cát pha thịt
SCL Thịt pha sét và cát
S:
Cát
* Đá mảnh: Các mẫu đá và khoáng có kích thước > 2 mm được mô tả theo số lượng,
kích thước, dạng, tình trạng phong hoá và bản chất của chúng
+ Số lượng (theo % thể tích): N: không có; V: Rất ít: 0-2 %; F: Ít: 2-5 %; C: Trung
bình: 5-15 %; M: Nhiều: 15-40%; A: Rất nhiều: 40-80 %; D: Chủ yếu là đá ảmh: > 80%.
+ Kích thước: F: Sỏi nhỏ: 0,2-0,6 cm; M: Sỏi vừa: 0,6-2 cm; C; Sỏi thô: 2-6 cm; S: đá
mảnh nhỏ: 6-20 cm; B: Đá mảnh trung bình: 20-60 cm; L: Đá mảnh lớn: > 60 cm.
14


+ Hình dạng: F; Phẳng; A: Có góc cạnh; S: Gần tròn; R: Tròn.
+ Tình trạng phong hóa:
F: Mới bị phong hoá hoặc phong hoá nhẹ: Có ít hoặc không có dấu hiệu phong hoá ở
các mẫu đá.

W: Phong hoá: Sự phong hoá một phần được chỉ ra bởi sự mất màu hoặc mất hình
dạng tinh thể ở phần ngoài mẫu đá trong khi ở giữa còn tương đối giữ nguyên và đá mất đi
chút ít độ bền ban đầu của chúng.
S: Bị phong hoá mạnh: Trừ những khoáng vật bền còn hầu hết tất cả bị phong hoá, mất
màu mạnh và biến đổi khắp cả đá, chúng có xu hướng bị phân rã ngay cả dưới áp suất trung
bình.
+ Bản chất đá: được mô tả theo cùng thuật ngữ như mô tả dạng đá ở trên.
* Cấu trúc đất: Thường chỉ mô tả cấu trúc đất khi đất khô hoặc ẩm ít. Trong điều kiện
ẩm hoặc ướt cần tiến hành mô tả cấu trúc vào thời điểm khác khi đất đã khô. Để mô tả cấu
trúc nên lấy tảng đất từ phẫu diện, từ các phần khác nhau của tầng nếu cần hơn là quan sát cấu
trúc chỉ trên bề mặt phẫu diện. Cấu trúc được mô tả theo mức độ và kiểu đoàn lạp.
Trước khi mô tả mức độ cấu trúc cần phải phân loại đất có cấu trúc hay không có cấu
trúc. Đất không có cấu trúc không có sự sắp xếp rõ ràng của bề mặt tự nhiên không bền. Đất
không có cấu trúc được chia nhỏ thành loại hạt đơn và khối. Nếu cấu trúc là hạt đơn thì không
chặt, xốp, rất dễ vụn và hơn 50 % các hạt khoáng mất liên kết. Nếu là cấu trúc khối thì thường
có độ chặt lớn hơn.
+ Các mức độ cấu trúc của đất được định nghĩa như sau:
- Yếu: Khó tìm thấy mẩu đất tại chỗ quan sát và chỉ có sự sắp xếp (rời rạc) của các bề
mặt tự nhiên không bền. Khi xáo trộn nhẹ, đất vỡ thành hỗn hợp, chỉ có vài mẩu nguyên vẹn,
nhiều mẩu đã bị vỡ và phần lớn không còn có hình dạng của mẩu đất nữa.
- Trung bình: Dễ nhận thấy các mẩu đất tại chỗ và có sự sắp xếp rõ ràng của các bề
mặt tự nhiên không bền. Khi xáo trộn, vật liệu đất vỡ thành nhiều mẩu nguyên vẹn, vài mẩu bị
vỡ và một ít không còn là mẩu đất nữa. Bề mặt mẩu đất thường khác biệt rõ ràng với bên
trong mẩu đất.
- Mạnh: Lượng các mẩu đất đáng kể (rất dễ thấy) và có sự sắp xếp nổi bật của các bề
mặt tự nhiên không bền. Khi xáo trộn, đất tách chủ yếu thành các mẩu. Bề mặt mẩu đất nhìn
chung khác hẳn với bên trong. Các mức độ có thể dùng để mô tả cấu trúc: VW: Rất yếu, WE:
Yếu, MO: Trung bình, ST: Chắc, VS: Rất chắc, YM: Yếu đến trung bình, MS: Trung bình đến
chắc.
+ Loại cấu trúc: Các dạng cấu trúc chính được định nghĩa như sau:

- Hạt: khối đa diện hoặc khối cầu, có bề mặt cong hoặc không đều mà bề mặt này
không giống những mặt bao quanh mẩu đất.
- Khối: Khối hoặc khối đa diện, gần đều, có bề mặt phẳng hoặc khá tròn, có thể chia
nhỏ thành dạng góc nhọn và dạng góc tù.
- Lăng trụ: Các chiều giới hạn theo mặt ngang và kéo dài dọc theo mặt thẳng đứng;
các mặt thẳng đứng dễ xác định, có bề mặt phẳng hoặc hơi tròn. Cấu trúc lăng trụ có các đầu
tròn được coi là dạng cột.
- Phẳng: Phẳng với chiều thẳng đứng bị giới hạn; thường định hướng trên mặt ngang
và thường là gối lên nhau.
+ Kích thước (mm):
Hạt kết phẳng Hạt kết lăng trụ
Hạt kết khối
Hạt kết dạng hạt
VF: Rất mịn
<1
< 10
<5
<1
FI:
Mịn
1-2
10-20
5-10
1-2
ME: Trung bình
2-5
20-50
10-20
2-5
CO: Thô

5-10
50-100
20-50
5-10
VC: Rất thô
> 10
> 100
> 50
> 10

15


+ Độ bền: Mô tả độ bền ở các trạng thái khô, ẩm, ướt (độ dính và dẻo). Với các bản tả
thông thường, có thể mô tả độ bền đất ở điều kiện tự nhiên của phẫu diện. Độ bền khi ướt
luôn được mô tả và nếu cần điều kiện ẩm mà đất lại khô thì làm ướt đất.
- Độ bền khi khô: Được xác định bằng cách phá vỡ một cục đất khô không khí bằng
ngón tay cái và ngón trỏ hoặc nắm lại: LO: Lỏng: không dính; SO: Xốp: Đất rất kém dính và
giòn, vỡ thành bột hoặc các hạt riêng lẻ dưới áp lực rất nhẹ; SHA: Hơi rắn: Yếu chịu nén, dễ
dàng bị vỡi khi bóp bằng ngón tay cái và ngón trỏ; HA Rắn: Chịu nén trung bình, có thể vỡ
bằng tay, không phá vỡ được bằng ngón cái và ngón trỏ; VHA Rất rắn: Chịu lực nén cao, rất
khó vỡ khi bóp bằng tay.
- Độ bền khi ẩm: Xác định bằng cách thử vò một cục đất ẩm hoặc hơi ẩm: LO: Lỏng:
Không dính; VFR: Rất bở: Đất nát dưới lực rất nhẹ, nhưng dính khi ép lại; FR: Bở: Đất nát dễ
dàng dưới lực nhẹ tới trung bình bằng cách dùng ngón tay cái và ngón trỏ và dính khi ép lại;
FI Chắc: Đất nát dưới lực trung bình giữa ngón cái và ngón trỏ, nhưng độ bền là đáng kể; VFI
Rất chắc: Đất nát dưới lực mạnh, khó mà có thể nát được nếu chỉ dùng ngón tay cái và ngón
trỏ.
- Độ bền khi ướt: Độ dính cực đại và độ dẻo cực đại:
Độ dính là chất lượng dính của đất vào các vật thể khác, nó được xác định bằng cách

ghi lại sự dính bám của đất khi nó bị ép giữa ngón tay cái và ngón trỏ: NST: Không dính: khi
thôi ép, thực tế không có đất dính vào ngón tay; SST: Dính ít: Sau khi ép, đất dính cả hai ngón
tay, nhưng rơi sạch khỏi ngón nào đó. Nó không dãn đáng kể khi các ngón tách ra; ST Dính:
Sau khi ép, đất dính cả hai ngón và có xu hướng càng dãn một phần và xe ra (đứt) hơn là tuột
khỏi một trong hai ngón tay; VST: Rất dính: Sau khi ép, đất dính chặt vào cả hai ngón và căng
dần rõ rệt khi tách ra.
Độ dẻo là khả năng của đất thay đổi hình dạng liên tục dưới ảnh hưởng của một ứng
suất và khả năng duy trì hình dạng bị tác động đó khi lấy ứng suất đi. Được xác định bằng
cách vê đất bằng hai tay tới khi thành dây có đường kính khoảng 3 mm: NPL: Không dẻo:
Không thể tạo thành đây được; SPL: Dẻo ít: Dây có thể tạo thành nhưng ngay lập tức bị phá
vỡ nếu uốn cong thành vòng, đất bị biến dạng bởi lực rất nhẹ; PL: Dẻo: Tạo được dây nhưng
bị phá đi nếu uốn thành vòng, để làm biến dạng khối đất cần lực nhẹ đến rất trung bình; VPL:
Rất dẻo: Có thể tạo dây và có thể uốn nó thành vòng, để làm biến dạng khối đất cần lực khá
mạnh tới rất mạnh.
* Độ xốp: Bao gồm các khoảng trống trong đất. Độ xốp được mô tả theo loại, kích
thước và số lượng.
+ Loại : Có nhiều loại:
- Kẽ (khe) hở: được quyết định bởi cấu trúc của đất hoặc sự sắp xếp của các hạt đất, có
thể gọi là lỗ hổng cơ giới. Các kẽ hở không đều, nối liền nhau, không thể xác định số lượng ở
ngoài đồng.
- Lỗ hổng: Là các lỗ rộng dạng hình cầu không liên tục hoặc hình elíp nguồn gốc trầm
tích hoặc được tạo bởi không khí bị nén, ví dụ các bọt khí trong các lớp đất ngấm nước sau
trận mưa to. .
- Hốc: Các lỗ hổng lớn không đồng đều do kết quả cầy bừa, hoặc xáo trộn làm cho
chúng không liên tục. Có thể định lượng trong các trường hợp nhất định.
- Rãnh: Các lỗ rộng, thon, dài có nguồn gốc do động vật hoặc thực vật. Phần lớn có
dạng ống, liên tục nhưng có đường kính khác nhau.
- Mặt phẳng: Là những lỗ rỗng ở các đất có cấu trúc có liên quan tới các bề mặt đồng
đều hoặc các kiểu nứt gãy. Chúng thường không bền và khác nhau về kích thước, hình dạng
và số lượng phụ thuộc vào điều kiện ẩm của đất.

Trong hầu hết các trường hợp thường chỉ mô tả kích thước, số lượng của các rãnh - lỗ
rỗng dài liên tục.
+ Kích thước:
Đường kính của các lỗ rỗng thon, dài hay hình trụ được mô tả như sau: V: Rất nhỏ: <
0,5 mm; F: Nhỏ: 0,5-2 mm; M: Trung bình: 2-5 mm; C: To: 5-20 mm; Rất to: 20-50 mm.
16


+ Số lượng (số lượng lỗ rỗng/dm2):
Rất nhỏ - nhỏ
Trung bình - to
N Không có
0
0
V Rất ít
1-20
1-2
F Ít
20-50
2-5
C Bình thường
50-200
5-20
M Nhiều trên
200
>20
+ Độ xốp: Bằng tổng lượng của tất cả các lỗ rỗng, tính theo phần trăm diện tích bề mặt
mà các lỗ rỗng chiếm:
1:
Rất thấp:

< 2%
2:
Thấp:
2-5%
3:
Trung bình:
5-15%
4:
Cao:
15-40%
5:
Rất cao:
> 40%
* Sự tích tụ: Mục này mô tả những tích tụ chủ yếu sự tích tụ thứ sinh, sự đông kết.
+ Màng: Sự tích tụ sét hay sét hỗn hợp và các định hướng liên quan tới bề mặt như là
các mặt phẳng trượt và các mặt nén, mô tả chúng theo số lượng, sự tương phản, bản chất và vị
trí.
- Số lượng:
N:
Không:
0%
V:
Rất ít:
0-2%
F:
Ít:
2-5%
C:
Trung bình:
5-15%

M:
Nhiều:
15-40%
A:
Giàu:
40-80%
D:
Hoàn toàn sét
> 80%
- Sự tương phản:
F: Nhạt (không rõ): Bề mặt tương phản màu sắc rất ít, độ nhẵn phẳng hoặc các đặc
tính khác với bề mặt kế cận. Có nhiều các hạt cát mịn trên mặt. Các phiến mỏng không dày
quá 2 mm.
D: Khác biệt: Bề mặt nhẵn (bóng) hơn hoặc màu sắc khác biệt so với lớp kế cận. Các
hạt cát mịn nằm trong lớp ngoài nhưng vẫn có thể nhìn thấy được. Phiến mỏng dày 2-5 mm.
P: Nổi bật: Bề mặt tương phản mạnh về độ nhãn hay là màu sắc với bề mặt kế cận,
không thể thấy các hạt cát mịn bên ngoài phiến mỏng dày hơn 5 mm.
- Bản chất: Bản chất của lớp vỏ có thể mô tả như sau: C: Sét; CS: Sét và secquioxit;
CH: Sét và chất hữu cơ; PF: Mặt ép; S: Mặt trượt, không giao nhau: SP Mặt trượt, phần nào
giao nhau; S: Mặt trượt, hầu hết giao nhau; SF: Mặt sáng bóng (như trong các đặc tính nitic)
- Vị trí: chỉ mô tả đối với các màng hay tích tụ sét. Với các mặt nén và mặt trượt thì
không đưa ra vị trí vì nó đã xác định vị trí trên bề mặt: P: Bề mặt hạt kết; PV: Bề mặt hạt kết
theo chiều thẳng đứng; PH: Bề mặt hạt kết theo chiều ngang; CF: Hạt thô; LA: Phiến mỏng;
VO: Lỗ trống; NS: Không có vị trí riêng đặc biệt.
+ Sự kết gắn (xi măng) và sự nén chặt: Sự xuất hiện kết gắn hay nén chặt được mô tả
theo tính liên tục, cấu trúc, bản chất của tác nhân và mức độ. Các vật liệu bị kết chặt thì bền
chắc hơn khi ẩm và các hạt bị nén chặt lại. Vật liệu bị kết gắn thì không ngấm nước sau một
giờ ngâm trong nước.
- Tính liên tục:
17



B: Gãy: Lớp bị xi măng hoá hoặc nén chặt nhỏ hơn 50% và có biểu hiện bề ngoài
không đều.
D: Không liên tục: 50%-90% lớp bị kết gắn, biểu hiện bên ngoài đồng đều.
C: Liên tục: Hơn 90% lớp bị kết gắn và chỉ ngắt ở các chỗ nứt, gãy.
- Cấu trúc: Kết cấu, hay cấu trúc của lớp bị kết gắn có thể được mô tả như sau:
N: Không: Cấu trúc là khối không thấy theo một hướng nào cả.
P: Phiến: Các phần bị nén giống như các tăm, phiến và có định hướng ngang.
V: Lỗ hổng: Lớp có các lỗ hổng kích thước rộng, chúng có thể bị lấp đầy bởi các vật
liệu chưa kết gắn.
P: Đá hạt đậu: Lớp được kết gắn được tạo thành từ các hạt tròn kết dính lại.
D: Hạt: Lớp kết gắn được hình thành từ các hạt hoặc khối kết có hình dạng không đều
kết dính lại.
- Bản chất: Bản chất của sự kết gắn được mô tả theo tác nhân kết gắn hay hoạt động
nén chặt như là: K: Cacbonat; Q: Silic dioxit; KQ: Cacbonat silic dioxit; F: Sắt; FM: Sắt –
mangan; FO: Sắt - chất hữu cơ; GY: Thạch cao; C: Sét; CS: Sét – secquioxit; M: Cơ học; P:
Cày xới; NK: Chưa biết.
- Mức độ:
N: Không bị kết gắn và không nén chặt: Không thấy có sự kết gắn (nhúng trong nước)
Y: Nén nhưng không bị kết gắn: Khối bị nén chặt, rắn hơn và giòn hơn khối đất tương
đương khác (nhúng trong nước)
W: Bị kết gắn yếu: Khối bị kết gắn thì giòn và rắn, nhưng có thể bóp vỡ bằng tay.
M: Kết gắn trung bình: Khối bị kết gắn không thể bóp vỡ bằng tay nhưng lại gián đoạn
(>90% của khối đất).
C: Kết gắn: Khối bị kết gắn không thể bóp vỡ bằng tay và là liên tục (>90% khối đất).
+ Các hạt khoáng: Các hạt khoáng bao gồm một loạt các tinh thể , vi tinh thể thứ sinh
và tích tụ vô định hình của các chất vô cơ. Các đốm vết có sự chuyển dịch dần dần và một số
có thể coi như biểu hiện của các hạt khoáng ở mức thấp. Các hạt khoáng được mô tả theo
lượng, cỡ, hình dạng, độ cứng, bản chất và màu của chúng.

- Số lượng (theo thể tích):
N:
Không:
0%
V:
Rất ít:
0-2%
F:
Ít:
2-5%
C:
Trung bình:
5-15%
M:
Nhiều:
15-40%
A:
Giàu:
40-80%
D:
Hoàn toàn:
> 80%
- Kích thước: V: Rất mịn: <2 mm; F: Mịn: 2-6 mm; M: Trung bình: 6-20 mm; C: Thô:
>20 mm
- Hình dạng: R: Tròn; E: Thuôn dài; F: Phẳng; I: Không đều; A: Góc cạnh
- Độ rắn: H Rắn (cứng): Hạt không bị vỡ (bằng các ngón tay); S: Mềm: Hạt có thể vỡ
bởi ngón trỏ và ngón cái; B: Cả rắn và xốp.
- Bản chất: Các hạt khoáng được mô tả theo thành phần của chúng hay chất nhiễm
vào. Ví dụ: K: cacbonat; KQ: Cacbonat silic dioxit; C: Sét; CS: Sét – secquioxit…
- Màu sắc: Tương tự màu sắc của các đốm vết: WH: Trắng; RE: Đỏ; RS: Đỏ nhạt; YR:

Đỏ vàng; BR: Nâu; BS: Nâu nhạt; RB: Hâu hơi đỏ; YB: Nâu hơi vàng; YE: Vàng; RY: Vàng

18


hơi đỏ; GE: Xanh lá cây; GR: Xám; GS: Xám nhạt; BU: Xanh da trời; BB: Đen xanh nhạt;
BL: Đen.
* Hoạt động sinh vật: Mục này ghi lại dấu vết hoạt động sinh vật quá khứ và hiện tại,
kể cả của con người.
+ Rễ: Ghi lại cả kích thước và số lượng rễ nói chung. Trong các trường hợp đặc biệt,
có thể ghi các thông tin có thêm như sự thay đổi hướng rễ đột ngột.
- Số lượng: Số lượng rễ chỉ có thể được so sánh trong cùng loại cỡ (biểu thị theo số
lượng rễ/dm2): N: Không rễ: 0; V: Rất ít: 1-20; F Ít: 20-50; C Trung bình: 50-200; M Nhiều: >
200.
- Kích thước: VF: Rất nhỏ: < 0,5 mm; F: Nhỏ: 0,5-2 mm; M: Trung bình: 2-5 mm; C:
To: > 5 mm
+ Các sinh vật khác: Ví dụ như mối, côn trùng, các loại giun, sâu hoặc các động vật
lớn hơn được mô tả theo số lượng và loại
- Số lượng: Số lượng của hoạt động sinh vật được mô tả như sau: N: Không; C: Bình
thường; F: Ít; M: Nhiều.
- Loại: A: Loại do người tạo ra. B: Hang (không chỉ rõ); E: Rãnh của giun đất; BO: Hang mở
rộng; …
* Phản ứng đất:
+ Cacbonat: Kiểm tra hàm lượng canxi cacbonat trong đất bằng HCl 10%. Trong
nhiều loại đất, khó mà phân biệt tại cánh đồng cacbonat nguyên sinh và thứ sinh. Các loại
phản ứng được định nghĩa như sau: N: Không cacbonat: Không nhận thấy sủi bọt; SL: Ít
cacbonat: Nghe thấy sủi, nhưng không nhìn thấy; MO: Cacbonat trung bình: Có thể nhìn thấy
sủi bọt; ST: Cacbonat mạnh: Có thể thấy sủi bọt mạnh, tạo thành bong bóng nhỏ; EX: Phản
ứng cacbonat cực mạnh, tạo thành bọt dày. Cần chú ý rằng phản ứng với axit phụ thuộc vào
thành phần cơ giới của đất. Ở loại đất cát thì phản ứng mãnh liệt hơn ở loại có thành phần cơ

giới mịn với cùng hàm lượng cacbonat.
+ pH đồng ruộng: Khi pH được đo tại ruộng. pH đồng ruộng không thay thế được cho
kết quả xác định ở phòng thí nghiệm. Các phép đo pH đồng ruộng phải hiệu chỉnh với phép
xác định ở phòng thổ nhưỡng khi có điều kiện.
2.3.3

Lấy mẫu đất
Lấy mẫu từ phần giữa của mỗi tầng (hay từ toàn bộ tầng, nếu tầng đất mỏng), dùng
một dao sạch và bắt đầu từ tầng dưới cùng. Riêng tầng đất mặt thì lấy khoảng 20 cm trên cùng
(Nếu tầng dầy > 20 cm). Mỗi mẫu nên lấy khoảng 2 kg (phân tích tính chất vật lý đất) hoặc 0,5
kg (phân tích tính chất hoá học đất). Mỗi tầng thường lấy một mẫu đất, tuy nhiên khi tầng đất dày
> 50 cm có thể lấy trên hai mẫu đất. Phải làm sạch dụng cụ cẩn thận mỗi khi lấy mẫu mới.
Bỏ mẫu vào túi polyetylen kèm theo phiếu ghi mẫu đất có ghi số phẫu diện, địa điểm,
độ sâu tầng đất, ngày và người lấy mẫu. Viết bằng bút chì hoặc bút viết không bị nhoè. Ngoài
túi đựng mẫu cần có thẻ buộc bên ngoài có nội dung tương tự như phiếu ghi mẫu đất (để dễ
dàng kiểm kê mẫu).
Số của mẫu nên trùng với số phẫu diện. Không bao giờ lại lấy mẫu ở ranh giới giữa
hai tầng. Ký hiệu tầng không nên dùng làm ký hiệu mẫu vì sau này những phân loại tầng có
thể bị thay đổi.

19


20


BÀI 3
XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM ĐẤT
3.1 Ý nghĩa
Ðộ ẩm là lượng nước chứa trong đất tính theo tỷ lệ % so với khối lượng đất khô tuyệt

đối (độ ẩm tuyệt đối) hoặc so với khối lượng đất ẩm (độ ẩm tương đối),
Tham khảo độ ẩm đất có thể xác định thời kỳ làm đất, tính lượng nước hữu hiệu trong
đất, lượng nước tưới nước cây.
Từ độ ẩm đất có thể suy ra hệ số K qui về đất khô kiệt dùng trong các công thức tính kết
quả phân tích đất.
3.2 Nguyên tắc
Ðất vừa lấy ở thực địa về ngoài nước hút ẩm ra còn có các dạng nước khác. Còn đất đã
hong khô trong không khí thì chỉ còn lại nước hút ẩm.
Có nhiều phương pháp xác định độ ẩm đất. Thường dùng nhất là phương pháp sấy ở
103 - 1050C đến lúc khối lượng không đổi. Từ khối lượng nước mất đi khi sấy ta có thể tính
được độ ẩm đất. ở nhiệt độ này nước hút ẩm và nước tự do đều bị bay hơi và chất hữu cơ hầu
như không bị phân huỷ. Tuy vậy, khi phân tích độ ẩm ở những đất giàu chất hữu cơ nên sấy ở
nhiệt độ 70 - 800C và hạ áp lực xuống dưới 20mm thuỷ ngân để đảm bảo chất hữu cơ không
bị phân huỷ bởi nhiệt.
3.3 Xác định độ ẩm đất bằng phương pháp sấy
+ Sấy hộp nhôm hoặc chén sứ đến khô (nhiệt độ sấy 100 - 105 oC), bỏ vào bình hút ẩm
đợi nguội rồi cân được khối lượng m1 gam (cân trên cân phân tích)
+ Ðưa khoảng 10 gam đất đã hong khô trong không khí (nếu đất ẩm ướt phải dùng
khoảng 20gam) vào hộp nhôm hoặc chén sứ nói trên rồi cân chính xác được khối lượng m 2
gam.
+ Ðưa chén hay hộp vào tủ sấy, sấy trong 6 - 8 tiếng ở nhiệt độ 100 - 105 0C (lúc sấy nếu
hộp có nắp thì mở nắp ra).
+ Chuyển vào bình hút ẩm để 15-20 phút cho nguội (đến nhiệt độ phòng), lấy ra cân
ngay. Sau đó sấy lại 1-2 giờ rồi cân lần 2. Làm như vậy đến khi được khối lượng m 3 không
đổi (sai lệch không quá 0,001g).
+ Tính kết quả:
- Độ ẩm tuyệt đối (A)
A (%) =

(m2 – m3).100

m3 – m1

- Độ ẩm tương đối (B)
B (%) =

(m2 – m3).100
m2 – m1

3.4 Tính hệ số K qui về đất khô tuyệt đối (khô kiệt)
Lúc phân tích, chúng ta sử dụng đất hong khô trong không khí tức là trong đất còn chứa
nước hút ẩm. Vì vậy lúc tính kết quả phải nhân với hệ số K để qui về đất khô tuyệt đối. Hệ số
này bao giờ cũng lớn hơn 1.
K=

100
100 - B

Hoặc

100 + A
100

Với A là độ ẩm tuyệt đối và B là trị số ẩm tương đối của đất.

21


Dụng cụ:
+ Chén sứ hoặc hộp nhôm dung tích 30ml
+ Bình hút ẩm

+ Cân phân tích
+ Tủ sấy có điều chỉnh nhiệt độ

22


BÀI 4
XÁC ĐỊNH TỶ TRỌNG, DUNG TRỌNG VÀ ĐỘ XỐP ĐẤT
4.1. Xác định tỉ trọng của đất
Tỉ trọng của đất là tỉ số giữa khối lượng của một thể tích xác định đất khô kiệt (đất
không có lỗ hổng) và khối lượng của nước cùng thể tích ở 40С.
Tỉ trọng của đất phụ thuộc vào thành phần khoáng vật và hàm lượng chất hữu cơ trong đất.
Nhìn chung tỉ trọng đất thường thay đổi từ 2,3 đến 2,8. Ðất càng nhiều mùn tỷ trọng càng bé. Ðất
nghèo mùn hoặc đất ở các tầng dưới chứa nhiều khoáng chất có tỉ trọng thay đổi từ 2,60 đến 2,80,
đôi khi tới 3,0. Tỉ trọng đất được sử dụng khi phân tích thành phần cơ giới và tính độ xốp của đất.
Có nhiều phương pháp xác định tỷ trọng, nhưng phương pháp thường được dùng là phương
pháp picnômet.
* Nguyên tắc xác định tỷ trọng
Nguyên tắc của phương pháp này là xác định được khối lượng của thể tích của nước
hoặc thể tích của chất lỏng trơ bị thể tích đất lấy để phân tích chiếm chỗ. Ðối với đất mặn
chứa trên 0,5% muối tan thì dùng chất lỏng không phân cực như: benzen, xăng, toluen, dầu
hoả… Ðối với đất không mặn thì dùng nước cất không có không khí. Bình picnômet là bình
thuỷ tinh có dung tích 50-100cm 3, miệng hẹp, nút bình có ống mao quản để đảm bảo thể tích
ít thay đổi.
* Trình tự phân tích
+ Mẫu đất được nhặt sạch xác thực vật, giã và rây qua rây cỡ 1-2 mm.
+ Cân 10 gam cho vào chén sứ đem xác định độ ẩm.
+ Ðổ nước cất đã đun sôi (để loại CO 2) để nguội và cho đầy picnômet đậy nút lại
(nước phải dâng lên đầy ống mao quản), lau khô bên ngoài và cân.
+ Đổ bớt một nửa nước cất trong picnômet và cân 10 gam cho vào đó. Cẩn thận lắc

trộn đất và nước nhưng chú ý không cho đất bám lên thành picnômet. Đun cho sôi nhẹ trong
30 phút (để thoát hết khí hoà tan trong nước và đất). Ðể nguội đến nhiệt độ phòng.
+ Ðổ nước cất (đã loại CO2) cho đầy bình, đậy nút lại (nước phải dâng lên đầy ống
mao quản), lau thật khô bên ngoài rồi cân.
+ Tỉ trọng đất được tính theo công thức:
trong

d=

P
Pn

=

P
P + P1 - P2

đó:
d: Tỉ trọng của đất
P: Khối lượng đất (không có lỗ hổng) khô tuyệt đối (g)
Pn: Khối lượng của thể tích nước bị đất chiếm chỗ trong picnômet (cm3)
P1: Khối lượng picnômet và nước (g)
P2: Khối lượng picnômet chứa nước và đất (g)
(P + P1 – P2): Tương ứng khối lượng của thể tích nước do khối lượng của đất choán

chỗ.
Khối lượng đất khô kiệt tính theo công thức:
P=

P0 100

100 + A

trong đó:
P0: Khối lượng đất khô không khí (g)
A: Ðộ ẩm đất tuyệt đối (%).

23


Dụng cụ:
+ Bình picnômet dung tích 50 hoặc 100ml
+ Cân phân tích
+ Hộp nhôm hoặc chén sứ dung tích 30ml
+ Tủ sấy.
+ Bình hút ẩm
+ Cối chạy sứ
+ Rây có đường kính lỗ là 1-2mm
4.2 Xác định dung trọng của đất
Khái niệm: Dung trọng là khối lượng (gam) của một đơn vị thể tích đất (cm 3) ở trạng
thái tự nhiên sau khi đã sấy khô kiệt.
Cùng một loại đất dung trọng luôn luôn bé hơn tỉ trọng vì không chỉ phụ thuộc vào
thành phần khoáng vật và hàm lượng mùn trong đất nó còn phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ các khe
hở trong đất.
Dung trọng của đất thường dao động trong khoảng từ 1,0 đến 1,8 g/cm 3. Ðất càng tơi
xốp, hàm lượng chất hữu cơ càng nhiều thì có dung trọng càng nhỏ. Ðất feralit mùn trên núi
trung bình 0,95 - 1,39 g/cm3. Ðất phát triển trên poocphia là 1,0 - 1,08 g/cm 3. Ðất phù sa
không được bồi sông Hồng từ 1,0 - 1,3 g/cm3.
Dung trọng đặc trưng cho độ chặt của đất, trong thổ nhưỡng học, dung trọng được sử
dụng để:
- Tính trữ lượng nước và các chất dinh dưỡng trong đất

- Tính độ hổng hay độ xốp của đất.
Có nhiều phương pháp xác định dung trọng nhưng thuận tiện và phổ biến nhất hiện
nay là phương pháp dùng ống trụ bằng kim loại (core method) để lấy mẫu không bị phá huỷ.
* Nguyên tắc xác định
Dung trọng được xác định theo phưong pháp này dựa trên cơ sở xác định khối lượng
của một đơn vị thể tích đất khô kiệt ở trạng thái tự nhiên.
* Trình tự phân tích
Dùng ống trụ bằng kim loại (thường dùng loại có thể tích 50-100 cm 3) đóng thẳng góc
vào lớp đất định nghiên cứu. Nếu là tầng đất mặt thì phải dãy sạch cây cỏ, chọn chỗ đát bằng,
dùng chuỳ đặt lên trên ống kim loại (không có chuỳ, có thể dùng một ống trụ khác đặt lên
trên, trên đó đặt một miếng gỗ mỏng), lấy búa gỗ đóng vào đất (ít nhất phải xác định 3 lần lặp
lại), do đó đặt 3 ống song song. Ðóng sao cho ống thẳng và lún sâu vào đất, tránh nứt nẻ và
vỡ.

Hình 2: Ống trụ kim loại và chuỳ dùng để lấy đất xác định dung trọng
Khi ống đóng đã lún đến mức cần thiết, lấy chùy ra. Dùng xẻng hoặc dao lấy mẫu đào
ống trụ lên. Dùng dao sắc, mỏng gọt phẳng đất ở một đầu ống trụ một cách nhẹ nhàng, không

24


làm ảnh hưởng đến trạng thái tự nhiên của đất. Dùng nắp đậy lại, lật ngược ống, gọt phẳng đất
mặt đáy dưới của ống, đậy nắp.
Lấy toàn bộ đất ra khỏi ống cho vào bát sứ, sấy ở 105 0C trong 8-10 giờ, lấy mẫu ra để
vào bình hút ẩm cho mẫu nguội đến nhiệt độ phòng, cân mẫu. Sau đó lại đem sấy mẫu đất ở
nhiệt độ 1050C trong khoảng 1-2 giờ, lấy ra để vào bình hút ẩm và cân. Làm như vậy đến khi
mẫu đất có khối lượng không đổi. Tính được khối lượng đất khô kiệt trong thể tích ống trụ
50-100 cm3. Dung trọng của đất được tính theo công thức:
P=


P
V

trong đó:
D: dung trọng đất (g/cm3)
P: Khối lượng đất khô kiệt ở trạng thái tự nhiên (g)
V: Thể tích ống trụ (cm3)
Trong trường hợp không có điều kiện sấy toàn bộ mẫu đất ta có thể cân khối lượng đất
trong ống, sau đó lấy vào hộp nhôm khoảng 10 g đất để sấy xác định độ ẩm. Biết khối lượng
đất ẩm, biết độ ẩm đất ta có thể tính được khối lượng đất khô kiệt có trong toàn bộ ống mẫu,
từ đó tính được dung trọng của đất theo công thức trên.
Theo thang đánh giá của Katrinski, dung trọng (g/cm 3) nhỏ hơn 1 là đất giàu chất hữu
cơ; từ 1,0 - 1,1 điển hình cho đất trồng trọt; 1,2 - đất hơi chặt; từ 1,3 - 1,4 - đất quá chặt; từ
1,4 - 1,6- điển hình cho tầng đế cày; từ 1,6 - 1,8 - tầng tích tụ quá chặt.
Dụng cụ:
+ Ống trụ bằng kim loại có thể tính 50 hoặc 100cm3
+ Chuỳ đóng (xem hình vẽ)
+ Bát sứ hoặc hộp nhôm, chén sứ
+ Cân phân tích hoặc cân kỹ thuật (10-2g)
+ Tủ sấy
+ Bình hút ẩm
4.3 Xác định độ xốp của đất
Ðộ xốp hay độ hổng của đất là tổng thể tích những lỗ hổng trong đất được tính ra % so
với thể tích đất và được thể hiện theo công thức:
P=

V1
V2

100


trong đó:
P: Ðộ xốp (độ hổng) của đất (%)
V1: Thể tích những lỗ hổng của đất (cm3)
V2: Thể tích của đất, tính ra cm3
Vì độ xốp của đất liên quan mật thiết đến tỉ trọng thể rắn và dung trọng của đất, cho
nên để xác định độ xốp của đất người ta có thể sử dụng phương pháp gián tiếp thông qua việc
xác định tỉ trọng và dung trọng của đất. Mối liên quan giữa các đại lượng này được thể hiện ở
công thức:
P=

(1-

D
d

) 100

trong đó:
P: Ðộ xốp của đất (%)
D: Dung trọng của đất (g/cm3)
25


×