Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

BÀI TẬP LỚN TRUYỀN KHỐI ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRÍCH LY TÁCH DẦU THỰC VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.03 KB, 19 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ

BÀI TẬP LỚN TRUYỀN KHỐI
ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRÍCH LY TÁCH DẦU
THỰC VẬT

GVHD: HOÀNG THỊ HÒA
NHÓM: LÊ ĐÌNH HUỲNH
LÊ THANH TÙNG

Nội Dung
1


I: Cơ sở khoa học
II: Mục đích công nghệ
III: Các biến đổi của nguyên liệu
IV: Các yếu tố ảnh hưởng
V: Phương pháp và thiết bị
VI: Ứng dụng

2


Mở Đầu
Ngày nay, phương pháp trích ly đã được áp dụng rộng rãi vì nó mang lại hiệu quả
kinh tế cao hơn phương pháp ép và có khả năng tự động hóa cao. Phương pháp
trích ly có thể lấy được triệt để hàm lượng dầu có trong nguyên liệu, hàm lượng
dầu còn lại trong bả trích ly . Trong thực tế sản xuất, người ta thường kết hợp cả
hai phương pháp: ép và trích ly. Ngoài ra, phương pháp trích ly có thể khai thác


được những loại dầu có hàm lượng bé trong nguyên liệu và có thể khai thác dầu
với năng suất lớn. Tuy nhiên, do dung môi còn khá đắt tiền, các vùng nguyên liệu
nằm rải rác không tập trung nên phương pháp này chưa được ứng dụng rộng rãi
trong nước ta.

3


I: Cơ sở khoa học
Trích ly là quá trình tách một hoặc một số chất tan trong chất lỏng hay trong chất
rắn bằng một chất lỏng khác – gọi là dung môi. Nếu quá trình tách chất hòa tan
trong chất lỏng bằng một chất lỏng khác thì gọi là trích ly lỏng – lỏng. Nếu quá
trình tách chất hòa tan trong chất rắn bằng một chất lỏng thì gọi là trích ly rắn
-lỏng.
Quá trình trích ly được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp,
đặc biệt là công nghiệp hóa chất và thực phẩm. Mục đích:
- Tách các cấu tử quý,
- Thu được dung dịch có nồng độ đậm đặc (đối với trích ly lỏng - lỏng),
- Cũng như chưng luyện nó là một trong những phương pháp chủ yếu để
phân tách một hỗn hợp đồng nhất thành các cấu tử thành phần.
Chất lượng và hiệu quả của một quá trình trích ly phụ thuộc chủ yếu vào
dung môi, nên yêu cầu chung của dung môi là:
- Có tính hòa tan chọn lọc, nghĩa là chỉ hoà tan cấu tử cần tách, không hoặc
hòa tan rất ít các cấu tử khác.
- Không độc, không ăn mòn thiết bị,
- Rẻ và dễ tìm.
Đối với trích ly lỏng – lỏng còn yêu cầu khối lượng riêng của dung môi phải
khác xa với khối lượng riêng của dung dịch.
Sau khi trích ly để thu được cấu tử cần tách ở dạng nguyên chất, phải tách
dung môi ra, thường bằng phương pháp chưng luyện (nếu cấu tử hòa tan cũng bay

hơi). Vì vậy để tiết kiệm năng lượng thì yêu cầu đối với dung môi là có nhiệt dung
riêng bé; hoặc kết tinh nếu cấu tử cần tách có tính hòa tan hạn chế.

1. Lựa chọn dung môi
Độ hòa tan vào nhau của hai chất lỏng phụ thuộc vào hằng số điện môi, hai chất
lỏng có hằng số điện môi càng gần nhau thì khả năng tan lẫn vào nhau càng lớn.
Dầu có hằng số điện môi khoảng 3 ÷ 3,2 các dung môi hữu cơ có hằng số điện môi
khoảng 2 ÷ 10, do đó có thể dùng các dung môi hữu cơ để hòa tan dầu chứa trong
nguyên liệu. Như vậy, trích ly dầu là phương pháp dùng dung môi hữu cơ để hòa
tan dầu có trong nguyên liệu rắn ở điều kiện xác định. Vì vậy, bản chất của quá
trình trích ly là quá trình khuếch tán, bao gồm khuếch tán đối lưu và khuếch tán
phân tử. Dung môi dùng để trích ly dầu thực vật phải đạt các yêu cầu sau:

4


- Có khả năng hòa tan dầu theo bất cứ tỉ lệ nào và không hòa tan các tạp chất khác
có trong nguyên liệu chứa dầu,
- Có nhiệt độ sôi thấp để dễ dàng tách ra khỏi dầu triệt để,
- Không độc, không ăn mòn thiết bị, không gây cháy nổ vơi không khí, phổ biến và
rẻ tiền.
Trong công nghiệp trích ly dầu thực vật, người ta thường dùng các loại dung môi
như hidrocacbua mạch thẳng từ các sản phẩm của dầu mỏ (thường lấy phần nhẹ),
hidrocacbua thơm, rượu béo, hidrocacbua mạch thẳng dẫn xuất clo; trong số đó
phổ biến nhất là hexan, pentan, propan và butan. Ngoài ra còn có các loại dung môi
khác như sau:
- Rượu etilic: thường dùng nồng độ 96%v để trích ly.
- Axêton: chất lỏng có mùi đặc trưng, có khả năng hòa tan dầu tốt. Axêton được
xem là dung môi chuyên dùng đối với các nguyên liệu có chứa nhiều phôtphatit vì
nó chỉ hòa tan dầu mà không hòa tan phôtphatit.

- Frêon 12: là một loại dung môi khá tốt, không độc, bền với các chất oxy hóa, dễ
bay hơi, trơ hóa học với nguyên liệu và thiết bị. Ngoài ra việc sử dụng Frêon 12
cho ta khả năng phòng tránh cháy nổ dễ dàng.

II: Mục đích công nghệ
1: Khai thác
Triết rút các cấu tử cần thu nhận có trong nguyên liệu ban đầu, làm tăng nồng độ
của chúng

2: Hoàn thiện
Cải thiện một vài chỉ tiêu của sản phẩm

III: Các biến đổi của nguyên liệu
1: Hóa Lý
- Là nhóm biến đổi quan trọng nhất trong quá trình trích ly.
5


- Là sự hòa tan các cấu tử từ nguyên liệu vào dung môi.
-Tùy theo tính chọn lọc của dung môi mà thành phần và hàm lượng các cấu tử hòa
tan thu được trong dịch trích sẽ thay đổi .
- Thông thường , cùng với các cấu tử cần thu nhận , dịch trích còn chứa các cấu tử
hòa tan khác.
- Có thể xảy ra những biến đổi về pha khác nhau như sự bay hơi , sự kết tủa.

2: Vật lý
- Sự khuếch tán là biến đổi vật lý quan trọng trong quá trình trích ly.
- Chất tan : dịch chuyển từ tâm bề mặt nguyên liệu dung môi .
- Dung môi : Khuếch tán từ bên ngoài vào trong cấu trúc các mao dẫn của nguyên
liệu .

- Khuếch tán giúp cho quá trình trích ly xảy ra nhanh và triệt để hơn.
- Động lực của sự khuếch tán là do chênh lệch nồng độ .
- Có thể xảy ra các phản ứng hóa học giữa các cấu tử trong nguyên liệu .
- Tốc độ cửa phản ứng sẽ gia tăng khi chúng thực hiện quá trình trích ly ở nhiệt độ
cao .

3: Hóa học
- Có thể xảy ra những phản ứng hóa học giữa các cấu tử trong nguyên liệu.
- Tốc độ của phản ứng sẽ gia tăng khi chúng thực hiện qua trình trích ly ở nhiệt độ
cao.

4: Hóa sinh và sinh học
- Các enzyme trong nguyên liệu sẽ xúc tác phản ứng chuyển hóa những cơ chất có
nguồn gốc từ nguyên liệu.
6


- Hệ vi sinh vật trong nguyên liệu sẽ phát triển .
- Nếu thực hiện quá trình trích ly ở nhiệt độ cao thì các biến dổi hóa sinh và sinh
học xảy ra không đáng kể .

IV: Các yếu tố ảnh hưởng
1. Mức độ phá vỡ cấu trúc tế bào nguyên liệu: Là yếu tố cơ bản thúc đẩy quá trình
trích ly nhanh chóng và hoàn toàn, tạo điều kiện cho nguyên liệu tiếp xúc triệt để
với dung môi.

2. Kích thước và hình dáng: Các hạt ảnh hưởng nhiều đến vận tốc chuyển động của
dung môi qua lớp nguyên liệu, từ đó xúc tiến nhanh hoặc làm chậm quá trình trích
ly. Nếu bột trích ly có kích thước và hình dạng thích hợp, sẽ có được vận tốc
chuyển động tốt nhất của dung môi vào trong các khe vách cũng như các hệ mao

quản của nguyên liệu; thường thì kích thước các hạt bột trích ly dao động từ 0,5 ÷
10mm.

3. Nhiệt độ của bột trích ly: Như ta đã biết, bản chất của quá trình trích ly là quá
khuếch tán, vì vậy khi tăng nhiệt độ, quá trình khuếch tán sẽ được tăng cường do
độ nhớt của dầu trong nguyên liệu giảm làm tăng vận tốc chuyển động của dầu vào
dung môi. Tuy nhiên, sự tăng nhiệt độ cũng phải có giới hạn nhất định, nếu nhiệt
độ quá cao sẽ gây tổn thất nhiều dung môi và gây biến tính dầu.

4. Độ ẩm của bột trích ly: Khi tăng lượng ẩm sẽ làm chậm quá trình khuếch tán và
làm tăng sự kết dính các hạt bột trích ly do ẩm trong bột trích ly sẽ tương tác với
protein và các chất ưa nước khác ngăn cản sự thấm sâu của dung môi vào bên
trong của các hạt bột trích ly làm chậm quá trình khuếch tán.

5. Vận tốc: Chuyển động của dung môi trong lớp bột trích ly gây ảnh hưởng đến
quá trình khuếch tán. Tăng vận tốc chuyển động của dung môi sẽ rút ngắn được
thời gian trích ly, từ đó tăng năng suất thiết bị.

6. Tỉ lệ giữa dung môi và nguyên liệu: Ảnh hưởng đến vận tốc trích ly, lượng bột
trích ly càng nhiều càng cần nhiều dung môi. Tuy nhiên, lượng dung môi lại ảnh
hưởng khá lớn đến kích thước thiết bị .

7


V: Phương pháp và thiết bị
1: sơ đồ nguyên tắc trích ly

Dung dịch đầu L+M


Dung môi thứ G
Trích ly
Pha trích : G+M

L: Pha raphinat

Dung môi G

Hoàn nguyên
( thường là chưng luyện )

M : cấu tử cần tách

5.1: sơ đồ nguyên tắc trích ly
Quá trình trích ly gồm 3 giai đoạn.
- Giai đoạn trộn lẫn dung dịch đầu
- Giai đoạn tách hai phai
- Giai đoạn hoàn nguyên dung môi
8


2: công đoạn chính của quá trình trich ly dầu thực vật

9


5.2: công đoạn chính của quá trình trich ly dầu thực vật

a. Trích ly: Để trích ly nguyên liệu chứa dầu, người ta thường dùng các phương
pháp như: trích ly động, trích ly tĩnh, trong trích ly động có trích ly thuận chiều và

trích ly ngược chiều, trích ly động ngược chiều cho hiệu suất cao và rút ngắn thời
gian được thời gian trích ly. Trích ly động ngược chiều thường được thực hiện
bằng cách cho bột trích ly chuyển động ngược chiều trong dòng dung môi chuyển
động, như vậy ở cửa ra của thiết bị trích ly, nguyên liệu còn rất ít dầu sẽ tiếp xúc
với dòng dung môi mới, sẽ làm tăng hiệu quả của quá trình trích ly. Trong quá trình
trích ly, dầu từ bột trích ly sẽ tan vào dung môi tạo thành một dung dịch gọi là
mixen. Mixen sau khi ra khỏi thiết bị trích ly sẽ được làm sạch (lắng, lọc, li tâm) để
chuẩn bị đưa vào công đoạn chưng cất, tách dung môi ra khỏi dầu. 49/114

b. Làm sạch mixen: Mixen thu được sau khi trích ly ngoài thành phần dầu hòa tan,
còn kéo theo các chất màu, các photpholipit, các hạt của bả trích ly cùng một số tạp
chất cơ học khác. Tạp chất của mixen được chia theo đặc tính hòa tan gồm: dung
dịch thực, dung dịch keo và huyền phù. Các lipit thuộc nhóm axit béo tự do,
vitamin tan trong dầu, các sắc tố tạo thành dung dịch thực. Các phần tử tạp chất có
kích thước 1,5 ÷ 1000 μm có trong mixen tạo ra dung dịch keo và huyền phù. Các
tạp chất có trong mixen dưới tác động của nhiệt khi chưng cất thu hồi dung môi
(công đoạn sau) sẽ có phản ứng tương tác với mixen làm giảm phẩm chất dầu, tạo
ra cặn rắn đóng kết bề mặt các thiết bị truyền nhiệt bố trí trong hệ thống chưng cất.
Do đó để thu hồi được dầu trích ly có chất lượng tốt và kéo dài tuổi thọ của hệ
thống chưng cất cần phải làm sạch các tạp chất hòa tan và không hòa tan trong
mixen trước khi đem chưng cất. Mixen được làm sạch bằng cách lắng, lọc và li
tâm. Mixen được lắng trong các thùng hình trụ đáy côn làm việc liên tục có bộ
phận nạo cặn cơ khí. Lắng là giai đoạn đầu tiên tách sơ bộ các hạt không tan trong
mixen. Sau đó tiến hành lọc mixen bằng các máy lọc ép hoặc chân không; có thể
dùng các máy li tâm để tách các tạp chất có kích thước nhỏ hơn.

c. Chưng cất mixen: Nhằm mục đích tách dung môi ra khỏi dầu dựa trên độ bay
hơi rất khác nhau của dầu và dung môi. Chưng cất mixen có thể thực hiện theo hai
giai đoạn: giai đoạn đầu làm nhiệm vụ cô đặc nâng nồng độ dầu trong mixen đến
một giá trị xác định, sau đó chưng cất để tách dung môi ra khỏi mixen.


d. Sấy bả dầu: Bả dầu ra khỏi thiết bị trích ly mang theo một lượng dung môi từ 24
÷ 40 % so với khối lượng bả. Nhiệm vụ chủ yếu của sấy bả dầu là tách dung môi ra
10


khỏi bả dầu đến mức tối đa. Khả năng ngấm dung môi của bả dầu tùy thuộc vào
cấu trúc của nguyên liệu đem trích ly và tính chất của dung môi. Để tách dung môi
ra khỏi bả dầu, người ta thường dùng hơi quá nhiệt trực tiếp hoặc hơi bảo hòa gián
tiếp, nhiệt độ đun nóng thường 150 ÷ 1800C. Ngoài những công đoạn chủ yếu đã
trình bày ở trên, còn có các công đoạn khác như: ngưng tụ và phục hồi dung môi
để có thể đưa trở lại công đoạn trích ly, xử lý bả dầu sau khi tách dung môi để tiến
hành bảo quản.

3: Thiết bị
F,Xf

R1

11

Y,E1

R2

Rn-2

3

2


E2

R3

E3

Rn-1 Rn,Xn
n

n-1

E4

En-1

En

5.3: Sơ đồ thiết bị trích ly nhiều bậc kiểu ngược chiều

5.4: Thiết bị tích ly kiểu thùng quay
1 : Cửa cho nguyên liệu vào
2 : Ống dẫn dung môi vào
3 : Hơi nước trực tiếp vào
4 : Giỏ chứa nguyên lệu
11

G,Yo



5 : Cửa tháo bã
6 : Ống tháo mitxen
7 : Thiết bị truyền nhiệt
Nguyên liệu được cho vào các giỏ chứa 4 lắp trên một khung quay ở bên trong
thiết bị. dung môi nằm cố định trông phần dưới của thiết bị, nhờ khung quay nên
các giỏ chứa nguyên liệu được nhúng liên tục vào dung môi, khi nguyên liệu đã hết
tinh dầu, mitxen được tháo ra ở cửa 6, sau đó cho hơi nước vào vỏ nhiệt của thiết
bị theo ống 3 để tách dung môi từ bã trích ly.

VI: Ứng dụng
1: Trích ly tách dầu dạc
a: Giới thiệu về lạc
Được cấu tạo gồm ba phần: - Vỏ ngoài: là lớp vỏ mỏng, nhám, khi khô dễ vỡ theo
chiều dọc, thành phần chủ yếu là xenlulo 68 %, chứa dầu rất ít 1%, tinh bột 12%,
tro 4%...lượng vỏ ngoài chiếm 24 ÷ 35% khối lượng toàn củ lạc. - Vỏ lụa: màu
vàng hay hồng, chủ yếu chứa hemixenlulo, chiếm 3 ÷ 4% khối lượng hạt. - Nhân:
tròn hay bầu dục, màu trắng, thành phần hóa học (theo % chất khô) như sau:
LIPIT

PROTEIN

XENLULO

TRO

40 ÷ 60

20 ÷ 37

1÷5


2÷5

Trong dầu lạc, thành phần axit béo không no chủ yếu là oleic (C18:1) 50 ÷ 63 %,
linolic (C18:2) 13 ÷ 33 %, và một ít axit béo no như panmitic (C16:0) 6 ÷ 11 %, vì
thế dầu lạc ở thể lỏng ở nhiệt độ thường. Dầu lạc thường được khai thác từ nhân
lạc bằng phương pháp ép hoặc ép kết hợp với trích ly. Thường trung bình 100 kg
lạc (cả vỏ) cho 70 kg nhân và 30 kg vỏ . Nếu dùng phương pháp ép kết hợp với
trích ly, ta thu được 34 kg dầu lạc và 36 kg khô lạc. Protein trong khô dầu lạc gồm
các axit amin không thay thế như acginin, lizin, histidin, triptophan, ngoài ra trong
nhân lạc còn có các vitamin như B1, B2, PP.. Tỉ trọng của dầu lạc 0,910 ÷ 0,929,
chỉ số xà phòng 185 ÷ 194, I.I 82 ÷ 92, nhiệt độ đông đặc -2,5 ÷ 30C. Dầu lạc dùng
trong sản xuất đồ hộp, bơ nhân tạo
12


Hạt lạc

*Quy

trình tách dầu
Bằng trích ly

Nghiền

Chưng sấy

Dầu thô

Ép sơ bộ


Sử lý khô dầu

n- hexan

Trích ly

Bã dầu

Lọc làm sạch mixen

Chưng cất mixen

Lắng tạp chất cơ học

Nước, dd NaCl

Cặn

Thủy hóa
Cặn xà phòng

NaOH

Đất tẩy màu

Hơi nước

Luyện kiềm


Tẩy màu

Tẩy mùi
13

Dầu lạc

Đất tẩy màu


b. Trích ly
*Phương pháp trích ly : gồm các công đoan , trích ly, lọc tách tạp chất và chưng
cất mixen .
-Mục đích : khai thác , tách dầu từ khô dầu sau khi ép sơ bộ .
-Phương pháp thực hiện : Để trích ly dầu có thể dùng các phương pháp
+ Ngâm nguyên liệu trong dòng chuyển động ngược chiều chuyển động của dung
môi.
+ Dội tưới liên tục nhiều đợt dung môi lên lớp nguyên liệu chuyển động ngược
chiều .
Trong quá trình trích ly xảy ra tương tác giữa dung môi và dầu , dầu tan vào dung
môi thành dung dịch gọi là mixen . Mixen sau đó đem phân ly thành dầu và dung
môi bằng cách làm bốc hơi dung môi , sản phẩm thu được là dầu trích ly và dung
môi tái sinh. Nguyên liệu trích ly sau khi đã được chiết sạch dầu gọi là bã trích ly,
sau khi ra khỏi khu vực trích ly đem đun nóng làm bốc hơi dung môi sẽ thu được
bã sạch . Hơi dung môi bốc ra đem ngưng tụ , chuyển từ trạng thái hơi thành trạng
thái lỏng , được dùng làm dung môi hồi lưu .
- Biến đổi
Hóa lý : Quá trình khuếch tán chuyển dầu từ nguyên liệu vào dung môi . Khi trích
ly dầu thoát ra từ bề mặt bột nghiền , do việc chưng sấy tạo ra , chiếm 80% tổng
lượng dầu trong nguyên liệu.

- Yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc và độ kiệt dầu khi trích ly
Tỷ lệ dung môi và nguyên liệu trích ly phải phù hợp
Bản chất nguyên liệu và dung môi , đặc trưng là hệ số khuếch tán .Hệ số khuếch
tán phụ thuộc vào:
+ Mức độ phá vỡ cấu trúc tế bào nguyên liệu : cần phá vỡ đến mức tối đa để dễ
tiếp xúc với dung môi.
+ Kích thước và hình dạng hạt thích hợp , vận tốc chuyển dầu từ trong cách khe
vách tế vào cũng như trên bề mặt hạt bột vào dung môi sẽ tối ưu.
+ Nhiệt độ nguyên liệu : khi tăng nhiệt độ , quá trình khuếch tán được tăng cường
do độ nhớt của dầu giảm.
+ Độ ẩm nguyên liệu trích ly : ẩm cao sẽ làm chậm quá trình khuếch tán . Độ ẩm
phù hợp 8.5-9%.

14


+ Vận tốc chuyển động của dung môi lớn sẽ rút ngắn được thời gian chiết dầu và
tăng năng suất thiết bị .
- Dung Môi : thường sử dụng là n- hexan

6.1: Thiết bị Trích ly
- Thiết bị
Cấu tạo : + Thiết bị có thân hình trụ , bên trong có guồng quay , cấu tạo từ muột
trục rỗng mang guồng nhiều ngăn .
+ Các ngăn có đáy lưới tự động mở .
+ Trên nắp đậy của thiết bị có các ống tưới , thiết bị trộn – vận chuyển .
+ Phần dưới của thân thiết bị có bể chứa mixen, phễu hứng và 2 vis tải chở bã dầu
ra.
Nguyên Tắc hoạt động :
- Bơm ly tâm chuyển dung môi lên dội tưới các khu vực trong thiết bị.

- Nguyên liệu được đưa vào thiết bị trộn – vận chuyển kiểu vis , sau đó chuyển
xuống thiết bị trộn để trộn với dung môi .
- Tiếp đó nguyên liệu được đổ xuống các ngăn của guồng . Khi guồng quay , các
ngăn sẽ đi qua gầm các ống tưới , tưới dung môi lên nguyên liệu.
Nguyên liệu từ khi vào cho đến khi cửa ra được tưới bằng mixen nồng độ loãng
dần.
15


- Dung môi tự chảy ra sau khi chiết dầu được tập trung vào bể chứa mixen.
- Bã được tháo ra khỏi ngăn của guồng quay , rơi xuống phễu , vis tải chở bã đén
thiết bị bốc hơi dung môi .
+ Thông số công nghệ :
- Hàm lượng dầu của bã dầu : 1-2%.
- Bã dầu sau trích ly sẽ giữ lại từ 30-40% dung môi .
* Làm sạch Mixen
Mục đích : chuẩn bị cho quá trình chưng cất .
Mixen sau khi trích ly, ngoài thành phần dầu hòa tan còn chứa các hợp chất
màu , phức phospholipid , các hạt bã dầu và các tập chất cơ học khác.
Các tạp chất có trong mixen ở dạng keo , dưới tác động của nhiệt khi chưng cất
sẽ phản ứng với mixen, làm giảm chất lượng của dầu, tạo ra cao đóng kết bề mặt
các thiết bị truyền nhiệt trong hệ thống chưng cất. Do đó , để thu được dầu chất
lượng tốt, phải làm sạch tạp chất trong mixen trước khi đem chưng cất .
Thiết bị: máy lọc ép kiểu khung bản

6.2: Thiết bị lọc ép kiểu khung bản

16



- Cấu tạo :
+ Các khung và bản có cùng kích thước xếp liền nhau trên khung máy.
+ Khung rỗng bên trong, bên trên có lỗ để dịch lọc đi vào .
+ Bản đúc, trên bề mặt bố trí các giờ có tác dụng hướng dòng cũng như tạo khe hở
cho dầu sau khi lọc chảy ra.
+ Các bản được bọc lớp vải bên trên bề mặt.
Hoạt Động
- Dầu sau khi được bơm vào máy , chất rắn được giữ lại trên bề mặt vải của bản.
Dịch lọc chảy qua lớp vải , xuống rãnh trên bề mặt của bản và ra ngoài.
- Sau khi ngừng lọc , để giảm lượng dầu ở cặn mùn, tiến hành rửa cặn trong 2530phút.
- Tiến hành tháo máy , cạo cặn mùn trên bề mặt các khung lọc.
Thông Số Công Nghệ
- Mixen lọc xong có tỉ lệ cặn mùn nhỏ hơn 0,1%
- Hàm lượng dầu của cặn mùn 1,25-1,60% độ ẩm dưới 8-8,5%
- Mức độ sạch của mixen 99,0%
- Áp suất lọc thay đổi từ 0.3-1 Mpa
Biến Đổi: mixen trong hơn, cặn bã cơ học đã được loại bỏ.
* Chưng cất mixen
Mục Đích : Khai thác , tách dung môi ra khỏi mixen để thu thập nhận dầu.
Biến đổi : Có sự chuyển pha của dung môi, từ lỏng sang hơi.
Thiết bị:

17


6.3: Thiết bị chưng cất
Phương pháp :
- Cất theo 2 giai đoạn.
+ Giai đoạn đầu : chưng cất sơ bộ để cô đặc mixen
Bộ thiết bị gồn thiết bị bố hơi ống chymf thẳng đứng và thiết bị phân ly, liên hệ

với nhau bằng các ống dẫn. Mixen được dẫn trong các ống chùm đó, khoảng trống
giữa các ống là hơi nước làm chất tải nhiệt để đun sôi mixen và bốc hơi dung môi.
Hơi bốc lên chuyển sang thiết bị phân ly. Hơi dung môi bốc lên đỉnh thiết bị phân
ly, có bộ phận ngưng tự những hạt dầu bị lôi chuẩn theo hơi dung môi, hồi lưu về
thiết bị bố hơi.
Bộ khống chế mức tự động đảm bảo ổn định mức mixen trong thiết bị bốc hơi,
khi vượt quá mức này thì mixen tự động chảy tràn , chuyển đến thiết bị chưng cất
kiệt.
+ Giai đoạn 2 : Chưng cất kiệt dung môi.
- Thiết bị dùng cất kiệt dung môi ra khỏi mixen đậm đặc dưới tác động của hơi
quá nhiệt trực tiếp chuyển động ngược chiều.
- Mixen được bơm vào đỉnh thiết bị qua đĩa phun, dội đều khắp các khe giữa các
tấm mỏng dựng đứng. Mixen theo bề mặt các tấm mỏng này, chảy xuống phía
dưới, trong điều kiện chân không, gặp hơi quá nhiệt sục từ dưới lên. Các vết dung
môi trong dầu được chuyển tiếp thành hơi. Dầu sau chưng cất theo đường ống ở
đáy ra ngoài.
18


Thông Số Công Nghệ
Thiết bị chưng cất sơ bộ :
- Mixen vào thiết bị có nhiệt độ 35-45°C, nồng độ 35-45%.
- Mixen ra khỏi thiết bị có nhiệt độ 75-80°C , nồng độ 95-98%.
- Nhiệt độ hơi quá nhiệt : 180-200°C .
- Áp suất dư 0,04 – 0,05 Mpa
Thiết bị chưng cất kiệt :
- Thời gian dầu có mặt trong thiết bị : 4-5 phút.
- Làm việc trong điều kiện chân không.
- Nhiệt độ ra của dầu thành phẩm 100-105°C.


19



×