Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Quy trình cấp phép sử dụng phần mềm có bản quyền tại công ty trách nhiệm hữu hạn pacisoft việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUY TRÌNH CẤP PHÉP SỬ DỤNG PHẦN MỀM
CÓ BẢN QUYỀN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN PACISOFT VIỆT NAM

Ngành:

QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn : GS. TS ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1211141474

: Nguyễn Bá Minh Vân
Lớp: 12DQN03

TP. Hồ Chí Minh, 2016


1

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................4


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................4
5. Nội dung của đề tài .............................................................................................4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG
LĨNH VỰC PHẦN MỀM .........................................................................................5
1.1 Khái quát chung về quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm .............5
1.1.1

Sở hữu trí tuệ là gì? ............................................................................................... 5

1.1.2

Quyền sở hữu trí tuệ là gì? .................................................................................. 5

1.1.3

Phần mềm máy tính là gì? ................................................................................... 5

1.1.4

Thế nào là vi phạm bản quyền phần mềm máy tính? ............................... 5

1.2 Vai trò của việc sử dụng phần mềm có bản quyền trong điều kiện hội nhập .
...........................................................................................................................6
1.3 Một số kinh nghiệm về phần mềm bản quyền từ Liên minh Phần mềm
Doanh nghiệp (BSA) .................................................................................................8
1.3.1

Đôi nét về Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) ............................ 8


1.3.2 Những đánh giá của Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp – BSA về
tình hình vi phạm bản quyền tại Việt Nam .................................................................. 8
1.3.3

Kinh nghiệm từ Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp – BSA .............. 10

TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ............................................................................................13
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM BẢN QUYỀN PHẦN MỀM TẠI VIỆT
NAM VÀ QUY TRÌNH CẤP PHÉP SỬ DỤNG PHẦN MỀM TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PACISOFT VIỆT NAM .........................................14
2.1 Khái quát về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Pacisoft Việt Nam ..................14
2.1.1

Quá trình hình thành và phát triển.................................................................. 14

2.1.2

Chức năng và lĩnh vực hoạt động .................................................................... 15

2.1.2.1 Phân phối và cấp phép phần mềm ......................................................15
2.1.2.2 Tƣ vấn kỹ thuật & Cung cấp giải pháp CNTT .................................16
2.1.2.3 Quảng cáo ..............................................................................................16
2.1.2.4 Dịch vụ nội dung số ..............................................................................17


2

2.1.3 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................................. 17
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh ........................................................................... 19
2.1.4.1 Quy mô tài sản ......................................................................................19

2.1.4.2 Quy mô nguồn vốn ...............................................................................20
2.1.4.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ...............................................21
2.1.4.4 Kết quả cấp phép phần mềm:...............................................................23
2.2 Tình hình vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam ...................................26
2.2.1 Thực trạng vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam ............................... 26
2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm ............... 30
2.3 Quy trình cấp phép sử dụng phần mềm tại Công ty TNHH Pacisoft Việt Nam
...................................................................................................................................31
2.4 Đánh giá quy trình cấp phép sử dụng phần mềm tại Công ty Trách nhiệm
hữu hạn Pacisoft Việt Nam .....................................................................................36
2.4.1 Điểm mạnh .................................................................................................................... 36
2.4.2 Điểm yếu ........................................................................................................................ 37
2.4.3 Cơ hội .............................................................................................................................. 38
2.4.4 Thách thức .................................................................................................................... 38
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
QUY TRÌNH CẤP PHÉP SỬ DỤNG PHẦN MỀM CÓ BẢN QUYỀN TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PACISOFT VIỆT NAM ...................42
3.1 Mục đích đề xuất giải pháp ...............................................................................42
3.2 Căn cứ để xây dựng giải pháp ...........................................................................42
3.3 Một số giải pháp .................................................................................................42
3.4 Một số kiến nghị nhằm khắc phục tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm
tại Việt Nam ..............................................................................................................44
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ............................................................................................46
KẾT LUẬN ..............................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................48


3

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, sở hữu trí tuệ bao trùm lên toàn bộ các hoạt động của nền kinh tế, trong
đó có phần mềm máy tính. Là một thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) và là một đối tác trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),
Việt Nam sẽ phải đáp ứng theo tiêu chuẩn mới. Khi đó, các cơ quan chức năng sẽ
xiết chặt việc thực thi về bản quyền phần mềm, yêu cầu tất cả các phần mềm sử
dụng trên lãnh thổ Việt Nam đều có bản quyền, thì có thể nói, chi phí mua bản
quyền của các doanh nghiệp đang tồn tại sẽ rất cao, vượt quá chi phí của doanh
nghiệp, chi phí gia nhập thị trường của các dự án mới, đặc biệt là dự án của doanh
nghiệp nhỏ và vừa cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Việc cải tiến quy trình cấp phép
sử dụng phần mềm có bản quyền sẽ là một trong những điểm giúp các doanh nghiệp
có thể thuận lợi hơn trong việc trang bị và sử dụng phần mềm có bản quyền. Về
thực tập và làm việc tại công ty đã giúp cho tác giả ý thức hơn về việc sử dụng phần
mềm có bản quyền.
Vì những lẽ trên, tác giả chọn đề tài: “QUY TRÌNH CẤP PHÉP SỬ DỤNG PHẦN
MỀM CÓ BẢN QUYỀN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PACISOFT
VIỆT NAM” nhằm phân tích rõ hơn những ưu, nhược điểm, thuận lợi và khó khăn
trong việc cấp phép sử dụng phần mềm có bản quyền tại công ty, để từ đó đề xuất
giải pháp khắc phục những khó khăn còn tồn tại.
Tuy hiểu biết của bản thân còn hạn chế và thời gian thực tập tại công ty không dài,
nhưng với sự giúp đỡ của lãnh đạo Công ty, cũng như sự chỉ bảo tận tình từ các anh
chị trong phòng kinh doanh, tác giả cũng phần nào nắm được quy trình cấp phép sử
dụng phần mềm có bản quyền tại Công ty. Và quan trọng hơn hết là tác giả đã thay
đổi nhận thức của bản thân trong việc sử dụng phần mềm, và từ đó cũng hiểu được
tầm quan trọng của việc sử dụng phần mềm có bản quyền.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế và thời gian nghiên cứu cũng như thực hiện đề
tài có hạn nên tác giả chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận
được ý kiến đóng góp từ Quý Thầy Cô, Ban Lãnh đạo Công ty cùng các anh chị
Phòng kinh doanh để đề tại được hoàn thiện hơn.



4

2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích những ưu, nhược điểm để thấy được những thuận lợi và khó khăn còn tồn
tại trong quy trình cấp phép sử dụng phần mềm có bản quyền tại Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Pacisoft Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng những thuận lợi mà công ty hiện có cũng
như phát huy những ưu điểm của mình để khắc phục những nhược điểm và vượt
qua những khó khăn còn tồn tại trong quy trình cấp phép sử dụng phần mềm có bản
quyền tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Pacisoft Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Pacisoft Việt Nam.

-

Phần mềm bản quyền.

-

Qui trình cấp phép sử dụng phần mềm bản quyền tại công ty TNHH Pacisoft
Việt Nam

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã áp dụng những phương pháp cụ thể sau:
-

Phương pháp luận


-

Phương pháp phân tích số liệu

-

Phương pháp tổng hợp tài liệu lý thuyết.

5. Nội dung của đề tài
Đề tài bao gồm 3 chương:
-

Chương 1: Cơ sở lý luận về quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm.

-

Chương 2: Thực trạng vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam và quy
trình cấp phép sử dụng phần mềm tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Pacisoft
Việt Nam.

-

Chương 3: Một số giải pháp – kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình cấp phép
sử dụng phần mềm có bản quyền tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Pacisoft
Việt Nam.


5


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG
LĨNH VỰC PHẦN MỀM
1.1 Khái quát chung về quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm
1.1.1 Sở hữu trí tuệ là gì?
Sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ – những kết quả từ hoạt
động tư duy, sáng tạo của con người. Đối tượng của loại sở hữu này là các tài sản
phi vật chất nhưng có giá trị kinh tế, tinh thần to lớn góp phần quan trọng trong quá
trình hình thành và phát triển nền văn minh, khoa học, công nghệ của nhân loại.
1.1.2 Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân, đối với các tài sản trí tuệ.
Đó là quyền được pháp luật công nhận cho một người, hoặc một tổ chức, cho phép
họ được độc quyền sử dụng hay khai thác các khía cạnh thương mại của một sản
phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả,
quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng (Điều 4, Luật Sở hữu
trí tuệ Việt Nam năm 2005).
1.1.3 Phần mềm máy tính là gì?
Phần mềm máy tính là một trong các các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền
tác giả theo Khoản 1 Điều 14 và Điều 22, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, khoản 3
Điều 1 Nghị định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP.
Khái niệm phần mềm máy tính được hiểu khá rộng, bao gồm những chương
trình, tài liệu mô tả chương trình, tài liệu hỗ trợ, nội dung thông tin số hóa (cơ sở dữ
liệu). Dưới góc độ luật học, không có sự phân biệt rõ ràng giữa chương trình máy
tính (computer program) và phần mềm máy tính (software).
1.1.4 Thế nào là vi phạm bản quyền phần mềm máy tính?
Vi phạm bản quyền phần mềm thể hiện qua nhiều hành vi khác nhau như việc
“nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt với công chúng
qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật hoặc sử dụng chúng mà không



6

trả phí hoặc sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả” (Khoản 10, Điều 28, Luật Sở
hữu trí tuệ số 50/2005/QH11).
Vi phạm bản quyền phần mềm là sao chép hoặc phát tán trái phép phần mềm có
bản quyền. Hành động này có thể được thực hiện bằng cách sao chép, tải xuống,
chia sẻ, bán, hoặc cài đặt nhiều lần một bản sao vào máy tính cá nhân hoặc máy tính
làm việc. Điều mà nhiều người không nhận ra hoặc không nghĩ tới là khi bạn mua
phần mềm, đó là bạn mua giấy phép sử dụng nó, chứ không phải bản thân phần
mềm. Giấy phép đó cho biết bạn có thể cài đặt phần mềm đó bao nhiêu lần, vì vậy
bạn phải đọc kỹ giấy phép đó. Nếu bạn cài đặt nhiều lần hơn số lần giấy phép cho
phép thì bạn đang vi phạm bản quyền đó. (Theo Liên minh Phần mềm – BSA).
1.2 Vai trò của việc sử dụng phần mềm có bản quyền trong điều kiện hội nhập
Trong một Điều tra phần mềm Toàn cầu gần đây được công bố, những nhà quản
lý CNTT ở các doanh nghiệp trên thế giới cho biết họ rất hiểu những nguy cơ mà
phần mềm không có giấy phép có thể gây ra, 64% người sử dụng cho biết việc tin
tặc truy cập trái phép là một trong những nguy cơ lớn nhất, trong khi 59% đề cập
đến việc mất dữ liệu. (Nguồn: Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp – BSA)
Theo ông Đào Anh Tuấn, đại diện Liên minh Phần mềm doanh nghiệp – BSA
tại Việt Nam thì chi phí cho phần mềm máy tính chỉ chiếm khoảng 5-6% tổng chi
phí của mỗi doanh nghiệp. Ông Tuấn cho rằng đây không phải là con số quá lớn so
với chi phí để khắc phục sự cố cũng như rủi ro do sử dụng phần mềm không có giấy
phép gây ra. nhưng lại mang đển rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
-

Tránh việc tin tặc truy cập trái phép vào hệ thống máy tính, cơ sở dữ liệu của
doanh nghiệp, đánh cắp dữ liệu.

-


Không phải đối mặt với những rủi ro về pháp lý, bị xử phạt do hoạt động
thanh kiểm tra của các cơ quan thực thi.

-

Tránh nguy cơ uy tín doanh nghiệp bị hủy hoại và phải đền bù thiệt hại nếu
bị kiện ra tòa.

-

Hơn nữa, người sử dụng còn nhận được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật bao gồm
chỉnh sửa, khắc phục phần mềm bị lỗi, xử lý các sự cố kỹ thuật máy tính.

-

Không bị cài các ứng dụng gián điệp.


7

-

Ngoài ra, việc sử dụng phần mềm có bản quyền còn giúp cho các doanh
nghiệp có thể dễ dàng vượt qua các rao cản được đặt ra khi Việt Nam gia
nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP. Phát biểu tại cuộc tọa
đàm “Doanh nghiệp Việt Nam và một số vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ
trong TPP”, ông John Hill - Tham tán Kinh tế từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại
Việt Nam cho rằng, Việt Nam sẽ có lợi lớn khi gia nhập TPP song cũng có
những bất lợi. TPP đề ra những tiêu chuẩn rất cao về bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Những tiêu chuẩn này còn chặt chẽ hơn cả quy định của WTO, mà nếu

không tuân thủ thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, việc sử dụng phần mềm có bản quyền còn mang lại nhiều lợi ích ở
tầm vĩ mô cho nền kinh tế đất nước mà Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp - BSA
đã điều tra và công bố như cản trở sự phát triển của ngành công nghệ phần mềm
trong nước (ước tính chịu tổn thất khoảng 49 triệu USD/ năm), thất thu thuế cho
chính phủ, đánh mất cơ hội việc làm và doanh thu cho các nền kinh tế địa phương...
Việc xâm phạm bản quyền phần mềm sẽ là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của
ngành công nghệ thông tin. Tệ nạn này không chỉ gây thiệt hại cho các chủ sở hữu
mà còn gây ảnh hưởng tai hại đến chính người tiêu dùng các sản phẩm đó. Không
những vậy, sản phẩm được sản xuất ra từ sự vi phạm còn có khả năng ảnh hưởng
dây chuyền đến cả hệ thống sản xuất của một ngành, một địa phương. Mặt khác, vi
phạm bản quyền còn làm suy yếu cả nền Công nghiệp phần mềm Việt Nam vốn đã
rất yếu: các công ty không nhiệt tình đầu tư phát triển sản phẩm, chất xám bị phung
phí vì những người giỏi không muốn sáng tạo, thị trường mất đầu tư công nghệ cao
của nước ngoài, nhà nước mất tiền thuế... Phần mềm ra đời và để bảo hộ các quyền
của tác giả, chủ sở hữu của nó, pháp luật đặt ra quy định về bản quyền phần mềm.
Với mục đích đó và nhằm khuyến khích việc phát triển phần mềm, tạo sự lưu thông
pháp lý cho hoạt động kinh doanh, sử dụng phần mềm hợp pháp, bản quyền phần
mềm phải được tôn trọng và thực thi để thúc đẩy sự phát triển xã hội và công nghệ.
Khi công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp ngày
càng phát triển, việc phổ dụng trái phép các phần mềm máy tính không chỉ tạo ra sự
thất thiệt cho các doanh nghiệp phần mềm, mà còn tạo ra sự cạnh tranh không bình
đẳng giữa các doanh nghiệp. Câu chuyện về bản quyền phần mềm trở nên quan


8

trọng hơn bao giờ hết, khi cơ chế pháp lý để phát triển và bảo hộ quyền tác giả có
tác động đến cả cộng đồng doanh nghiệp và sự tăng trưởng của nền kinh tế. Vi

phạm bản quyền phần mềm không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, làm Nhà nước thất
thu thuế, tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm thu nhập của những người hoạt động trong
lĩnh vực phần mềm, khiến doanh nghiệp sản xuất phần mềm không thể thu hồi vốn
và tái đầu tư về tài chính lẫn nguồn lực để làm ra những sản phẩm tốt hơn, mà còn
làm tổn thương uy tín của Việt Nam.
1.3 Một số kinh nghiệm về phần mềm bản quyền từ Liên minh Phần mềm
Doanh nghiệp (BSA)
1.3.1 Đôi nét về Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA)
Liên Minh Phần Mềm Doanh Nghiệp (BSA) là một hiệp hội thương mại phi lợi
nhuận, được thành lập để thúc đẩy việc đạt được các mục tiêu của ngành công
nghiệp phần mềm và của các đối tác phần cứng của hiệp hội. Đó là tổ chức đầu tiên
chú trọng tới sự phát triển của một thế giới kỹ thuật số an toàn và hợp pháp. BSA có
trụ sở chính đặt tại Washington DC, và triển khai hoạt động tại hơn 80 quốc gia với
đội ngũ nhân viên tận tụy làm việc tại 11 văn phòng khắp toàn cầu: Brussels,
London, Munich, Bắc Kinh, Delhi, Jakarta, Kuala Lumpur, Đài Bắc, Tokyo,
Singapore và Sao Paulo.
Sứ mệnh toàn cầu của BSA là góp phần tạo dựng và phát triển một môi trường
pháp lư thuận lợi cho sự phát triển thịnh vượng và đưa ra tiếng nói hợp nhất cho các
thành viên của BSA trên khắp thế giới. Các chương trình của BSA là nhằm thúc đẩy
sự cải tiến, sự tăng trưởng và một thị trường cạnh tranh cho các phần mềm thương
mại và các công nghệ liên quan. Các thành viên của BSA lạc quan về tương lai phát
triển của ngành công nghiệp phần mềm, mặc dù biết rằng tương lai tốt đẹp đó sẽ
không đến một cách dễ dàng. Mọi thành viên đều nhất trí rằng sự hợp tác giữa các
công ty để giải quyết những vấn đề chính ảnh hưởng đến sự cải tiến là rất quan
trọng.
1.3.2 Những đánh giá của Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp – BSA về
tình hình vi phạm bản quyền tại Việt Nam


9


Một nghiên cứu mới đây của Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp - BSA
và INSEAD - một trong những trường đại học kinh tế hàng đầu thế giới, cho biết
việc tăng cường sử dụng phần mềm có bản quyền, chứ không phải tăng cường sử
dụng phần mềm lậu, sẽ có nhiều ý nghĩa hơn đối với nền kinh tế của Việt Nam.
Nghiên cứu cho biết ở Việt Nam, cứ tăng 1% mức sử dụng phần mềm có bản
quyền thì sẽ tạo ra được khoảng 87 triệu đô la giá trị sản phẩm kinh tế quốc dân, so
với mức 37 triệu đô la có được từ việc tăng tương tự đối với phần mềm lậu– có
nghĩa là sử dụng phần mềm có bản quyền sẽ làm cho giá trị kinh tế tăng thêm được
50 triệu đô la.
Lợi thế so sánh: Tác động kinh tế của Phần mềm có bản quyền là một nghiên
cứu có tính đột phá dựa trên số liệu từ 95 quốc gia, trong đó có 15 quốc gia châu Á,
chỉ ra những lợi ích đối với nền kinh tế quốc dân của việc sử dụng phần mềm có
bản quyền. Nghiên cứu khẳng định rằng việc tăng sử dụng phần mềm có bản quyền
sẽ làm tăng đáng kể tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cũng như tác động thúc đẩy
kinh tế của phần mềm có bản quyền là cao hơn đáng kể so với phần mềm lậu.
Ông Roland Chan, Giám đốc cao cấp phụ trách Truyền thông của BSA tại khu
vực Châu Á – Thái bình dương cho biết: “Sử dụng phần mềm có bản quyền đầy đủ
sẽ làm giảm rủi ro và tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Nghiên cứu
khẳng định phần mềm có bản quyền không những có lợi cho doanh nghiệp mà còn
là một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc dân. Chính phủ, bộ
máy hành pháp và doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng mọi cơ hội để hiện thực
hóa những lợi ích tiềm năng này bằng cách giảm vi phạm bản quyền và tăng sử
dụng phần mềm có bản quyền đầy đủ.”
Nghiên cứu cũng cho thấy cứ mỗi đô la đầu tư thêm vào phần mềm có bản
quyền đầy đủ sẽ đem lại mức tỉ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) là 94 đô la ở Việt Nam.
Con số tương ứng đối với mỗi đô la đầu tư thêm vào phần mềm lậu là 9 đô la.
Khảo sát với tiêu đề Nắm bắt cơ hội thông qua tuân thủ cấp phép cho biết tỉ lệ
phần mềm cài đặt trên máy tính tại Việt Nam không có giấy phép hợp lệ là 78%. So
với nghiên cứu trước của BSA năm 2013, tỉ lệ này đã giảm đáng kể được 3 điểm

phần trăm.


10

Tỉ lệ này chịu ảnh hưởng một phần bởi những xu hướng lớn đang diễn ra tại
Việt Nam. Thị trường máy tính PC nhìn chung đã giảm sút, đặc biệt về phía người
tiêu dùng, trong khi số lượng phần mềm cài đặt lại tăng. Do số lượng phần mềm cài
đặt tăng nên gây ra “hiệu ứng lượng cài đặt”, và theo đó là làm tăng áp lực lên tỉ lệ
phần mềm không giấy phép. Đặc biệt, những nỗ lực lớn của chính phủ trong việc
tăng cường thực thi bản quyền phần mềm và các chương trình nâng cao nhận thức
rất hiệu quả đã góp phần giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam.
1.3.3 Kinh nghiệm từ Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp – BSA
Kinh nghiệm hoạt đông của BSA cho thấy rằng, một trong những cách thức
quan trọng nhất để cải thiện sự tuân thủ quy định phải mua giấy phép sử dụng phần
mềm là nâng cao nhận thức của người sử dung phần mềm về các ảnh hưởng tiêu
cực đến hoạt động và tài chính mà các công ty phải đối mặt khi sử dụng phần mềm
không có giấy phép. Các chương trình tuân thủ quy định phải mua giấy phép sử
dụng phần mềm (license compliance programs) trên khắp thế giới của BSA được
thiết kế để tiếp cận được tới các tổ chức trực tiếp sử dụng phần mềm, nâng cao nhận
thức của họ về tầm quan trọng của việc quản lý tài sản phần mềm và giá trị của
phần mềm hợp pháp.
Ông Eduardo Rodriguez - Montemayor, nghiên cứu viên cao cấp của INSEAD
eLab cho biết: “Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, các dịch vụ giá trị gia
tăng được thực hiện bằng những phần mềm có bản quyền giúp cho doanh nghiệp
giảm được chi phí và nâng cao năng suất. Báo cáo này đã tiến thêm một bước
trong việc khẳng định tác động của việc sử dụng phần mềm đối với nền kinh tế
quốc dân. Kết quả của báo cáo cho thấy rõ phần mềm có bản quyền có lợi cho
doanh nghiệp và nền kinh tế - cũng như phần mềm có bản quyền có tác động kinh
tế lớn hơn so với phần mềm không có bản quyền ở tất cả các nước có mặt trong

nghiên cứu.”
Nghiên cứu cho biết những chính phủ, doanh nghiệp muốn tận dụng được cơ
hội kinh tế từ việc sử dụng phần mềm có bản quyền cần áp dụng những nhóm
giải pháp sau:


11
-

Có nền tảng luật pháp vững chắc và hiện đại về sở hữu trí tuệ, nhằm bảo
vệ bản quyền phần mềm và các dạng sản phẩm có bản quyền khác trên
máy tính để bàn, thiết bị di động, môi trường điện toán đám mây.

-

Tăng cường thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng các lực lượng chuyên trách.

-

Nâng cao nhận thức của công chúng về những rủi ro của việc vi phạm bản
quyền phần mềm.

-

Gương mẫu trong việc chỉ sử dụng phần mềm có bản quyền đầy đủ và
triển khai các chương trình quản lý tài sản phần mềm.

Một số bài học rút ra từ những nghiên cứu của Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp:
-


Việc tăng mức sử dụng phần mềm có bản quyền tại khu vực châu Á – Thái
Bình Dương lên 1% sẽ làm cho nền kinh tế cua khu vực tăng thêm được
18,7 tỷ đô la, so với mức 6 tỷ đô la mà phần mềm lậu có thể đem lại - sự
chênh lệch là 12,7 tỷ đô la.

-

Việc tăng mức sử dụng phần mềm có bản quyền toàn cầu lên 1% sẽ đem
lại cho nền kinh tế thế giới thêm được 73 tỷ đô la, so với mức 20 tỉ đô la
mà phần mềm lậu đem lại – sự chênh lệch là 53 tỉ đô la.

-

Mọi quốc gia trong nghiên cứu đều có mức lợi ích kinh tế từ việc sử dụng
phần mềm có bản quyền cao hơn so với lợi ích kinh tế có được từ việc sử
dụng phần mềm lậu.

-

Nếu tính trên giá trị đồng tiền bỏ ra, tỉ lệ hoàn vốn đầu tư của việc sử dụng
phần mềm có bản quyền đạt mức cao nhất ở những nước đang phát triển –
bình quân đạt 437 đô la giá trị GDP tăng thêm. Dù vậy, các quốc gia ở mọi
mức thu nhập cũng đều được hưởng lợi từ mỗi đô la đầu tư thêm vào phần
mềm có bản quyền: con số bình quân đối với những nước thu nhập cao và
những nước thu nhập trung bình tương ứng là 117 đô la và 140 đô la.

Công nghệ thông tin thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế và xã hội trên khắp thế giới.
Thông qua chính sách công cân bằng và nhìn xa trông rộng, chính phủ có thể gia



12

tăng những lợi ích mà khu vực công nghệ phát đạt có thể mang lại cho đất nước và
khắp nền kinh tế toàn cầu. Chương trình chính sách của BSA được thiết kế để tạo
một thị trường quốc tế năng động mà ở đó ngành công nghiệp phần mềm có thể tiếp
tục cải tiến, tăng trưởng và phát đạt. Hợp tác với các chính phủ và các tổ chức đa
phương trên khắp thế giới, BSA ủng hộ sự cải tiến phần mềm, quyền sở hữu trí tuệ
bền vững, bảo hộ bằng sáng chế, an ninh mạng và việc giảm bớt các rào cản thương
mại và các vấn đề chính sách công nghệ mới nảy sinh khác.


13

TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Sở hữu trí tuệ không còn là một vấn đề mới đối với mỗi chúng ta trong cuộc
sống hiện đại. Thế nhưng, không nhiều người trong chúng ta hiểu rõ được giá trị
và tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chống lại những hành
vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Vi phạm sở hữu trí tuệ nói chung và vi phạm
sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm máy tính nói riêng đang thực sự là một
vấn đề nghiêm trọng. Từ trước đến nay, do nhiều nguyên nhân, tỉ lệ vi phạm bản
quyền phần mềm tại Việt Nam luôn nằm ở một mức cao so với các nước trong
khu vực và trên thế giới. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm thiểu số
lượng vi phạm nhưng để có thể giải quyết được tình trạng này một cách có hiệu
quả, Việt Nam cần phải thực hiện rất nhiều biện pháp, để từ đó tạo ra môi trường
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và nâng cao uy tín, vị thế của mình trên thế
giới. Sở hữu trí tuệ không còn là một vấn đề mới đối với mỗi chúng ta trong cuộc
sống hiện đại. Thế nhưng, không nhiều người trong chúng ta hiểu rõ được giá trị
và tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chống lại những hành
vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Vi phạm sở hữu trí tuệ nói chung và vi phạm
sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm máy tính nói riêng đang thực sự là một

vấn đề nghiêm trọng. Từ trước đến nay, do nhiều nguyên nhân, tỉ lệ vi phạm bản
quyền phần mềm tại Việt Nam luôn nằm ở một mức cao so với các nước trong
khu vực và trên thế giới. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm thiểu số
lượng vi phạm nhưng để có thể giải quyết được tình trạng này một cách có hiệu
quả, Việt Nam cần phải thực hiện rất nhiều biện pháp, để từ đó tạo ra môi trường
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và nâng cao uy tín, vị thế của mình trên thế
giới.


14

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM BẢN QUYỀN PHẦN MỀM TẠI VIỆT
NAM VÀ QUY TRÌNH CẤP PHÉP SỬ DỤNG PHẦN MỀM TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PACISOFT VIỆT NAM
2.1 Khái quát về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Pacisoft Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Pacisoft Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông
tin (nghề được đăng ký theo giấy phép kinh doanh số 0310446108 do sở Kế hoạch –
Đầu Tư cấp) được thành lập năm 2010 bao gồm những ngành nghề Thành phố Hồ
Chí Minh cấp ngày 7/11/2010, đăng ký lần 2 vào tháng 3/2014. (Xem phụ lục 1)
-

Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PACISOFT VIỆT
NAM

-

Tên giao dịch quốc tế: Pacisoft Vietnam Co., LTD

-


Vốn điều lệ: 3.800.000.000 VND

-

Người đại diện pháp luật: Nguyễn Việt Trung

-

Giám đốc: Nguyễn Việt Trung

-

Mã số thuế: 0310446108

-

Trụ sở đăng ký kinh doanh: 499/11/28 đường Quang Trung, phường 10,
quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triển:
-

Năm 2010: Thành lập công ty và các trung tâm phân phối cấp phép bản
quyền cho các sản phẩm của Microsoft, Antivirus (Kaspersky, Norton) tại
Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 50 mặt hàng;

-

8/2011: Thành lập hệ thống quảng cáo đa phương tiện;


-

12/2011: Phân phối hơn 200 mặt hàng trên toàn quốc, tăng 100% doanh thu;

-

4/2012: Trở thành đối tác chính thức của Kaspersky, Symantec, Eset và
Microsoft;

-

8/2012: Thành lập hệ thống iWorld (Iworld.com.vn);

-

12/2012: Phân phối hơn 200 mặt hàng trên toàn quốc, tăng 100% doanh thu;

-

09/2013: CHÍNH THỨC hợp tác với hơn 10 thương hiệu phần mềm như
Autodesk, Siemens,..


15
-

04/2014: Trở thành đối tác của hãng phần mềm ADOBE

-


7/2014: Trở thành đối tác Bạc của hãng phần mềm MICROSOFT

-

11/2014: Trở thành đại lý phân phối ủy quyền cho hàng phần mềm ZWCAD;

-

03/2015: Trở thành đối tác Bạc của hãng phần mềm SYMANTEC;

-

06/2015: Trở thành thành viên của các hãng phần mềm Chaosgroup V-ray
Authorized, Sketchup VAR.

2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động

2.1.2.1 Phân phối và cấp phép phần mềm
-

Ngày nay, việc phát triển CNTT trong doanh nghiệp đóng vai tròng quan
trọng và then chốt nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và vận hành
trơn tru. Việc trang bị phần mềm cho doanh nghiệp như một nền tảng
thống nhất nhằm tăng hiệu suất kinh doanh vượt trội và những giá trị đích
thực mang lại. Cùng với đó việc mở rộng công nghệ bên trong công ty
khiến cho việc kiểm soát và tương tác giữa các nền tảng và phiên bản trở
nên khó khăn. Với nghiệp vụ chuyên môn bàn bản, Công ty TNHH
PACISOFT VIỆT NAM đem tới cho doanh nghiệp những sản phẩm và giải
pháp phù hợp, tư vấn và thiết kế nền tảng phần mềm đa dạng và tiết kiệm



16

chi phí, đồng thời cũng phục vụ mục đích hợp thức hóa bản quyền. Đối với
các doanh nghiệp lớn, công cụ SAM của công ty sẽ giúp khách hàng nhận
diện các nhu cầu về phần mềm của công ty mình, các quy trình cấp phép
phù hợp nhất và công tác quản lý Công nghệ thông tin phù hợp nhằm
chuyển đổi phần mềm thành tài sản chiến lược của mỗi doanh nghiệp.
-

Công ty TNHH PACISOFT VIỆT NAM hiện là thành viên, đối tác chiến
lược của hơn 3000 hãng phần mềm trên toàn thế giới, phục vụ cho các lĩnh
vực như:
+

Tài chính,

+

Bảo hiểm,

+

Thiết kế xây dựng,sản xuất,

+

Thương mại,


+

Giải trí,

+

Công nghệ điện toán đám mây.

2.1.2.2 Tƣ vấn kỹ thuật & Cung cấp giải pháp CNTT
Bên cạnh chức năng phân phối và cấp phéo phần mềm, Công ty TNHH
PACISOFT VIỆT NAM còn cung cấp các giải pháp và dịch vụ Công nghệ thông
tin, bao gồm:
-

Bảo mật và an ninh

-

Phương tiện truyền thông Thống nhất (Lync)

-

Ảo hóa Nhắn tin và Cộng tác

-

Cloud & SaaS

-


Quản lý Tài sản (SAM & ITAM)

-

Lưu trữ và phục hồi

-

Triển khai Máy chủ và Máy bàn.

2.1.2.3 Quảng cáo
Để đạt hiệu quả trong kinh doanh và tối ưu thời gian, nhóm quảng cáo của
Richmedia (thành viên Ktis) đã có những phân tích và giải pháp phù hợp với từng
đối tượng và nhóm khách hàng. Ngành quảng cáo trực tuyến hiện đại với giải pháp
Digital Marketing thực sự đã thay đổi “cuộc chơi” trong lĩnh vực quảng cáo.


17

Giải pháp quảng cáo tại Pacisoft Richmedia
-

Quảng cáo bài viết và banner trên báo điện tử 24h, Vnexpress, Zing.vn,
Vietnamnet

-

Quảng cáo Google Adwords, Facebook Ads và nền tảng “Richtext” trên báo
điện tử


-

Sử dụng công nghệ của Google, Adobe Cloud Marketing nhằm tăng hiệu
suất và cạnh tranh chi phí

2.1.2.4 Dịch vụ nội dung số
Sự phát triển của Công nghệ thông tin ở mảng nội dung số như Games, dịch vụ thẻ
ngày càng chiếm một phần quan trọng trong sự phát triển của Thanh toán, Thương
mại điện tử và trò chơi. Pacisoft cung cấp dịch vụ nội dung số dựa trên nền tảng
Internet bao gồm
-

Phát triển mạng lưới khách hàng sử dụng cổng thanh toán trực tuyến

-

Cung cấp hệ thống mua và bán thẻ trực tuyến tự động cho: Thẻ cào điện
thoại, games, phần mềm

-

Xử lý và đối soát dữ liệu thanh toán qua VMS, Viettel, VNG, VNPTepay.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu của tổ chức bao gồm trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh, văn phòng tại
Hà Nội bao gồm các nhân sự có trình độ, tổ chức và chuyên môn cùng các phòng
ban: Ban giám đốc, Ban cố vấn công nghệ, Phòng kinh doanh KV1, KV2, Phòng
Công nghệ thông tin KV1, Phòng Hỗ trợ kỹ thuật KV2, Phòng PR và Marketing,
Phòng Hành Chính- Nhân Sự- Tổng Hợp, Phòng Thương mại điện tử - Nội dung số.



18

Phòng
Kinh doanh KV2

Ban Cố vấn
Công nghệ

Phòng
Hỗ trợ kỹ thuật KV2

Nhóm sản phẩm Bảo mật
Văn phòng
Hà Nội
Văn phòng
Tp. Hồ Chí Minh

Ban
Giám đốc

Các phòng ban

Gíam đốc
Điều hành

Đối tác và đại lý

Kế toán
Tài chính


Trưởng phòng
Điều phối viên

Giám đốc
Kinh doanh

Hành chính
nhân sự

Nhân sự

Nhóm sản phẩm Hệ thống/
Văn phòng
Nhóm sản phẩm
3D/CAD/CAM/CAE
Nhóm Dịch vụ
điện toán đám mây
Nhóm sản phầm Phần cứng

PR - Marketing

Admin/Giám sát

Hỗ trợ kỹ thuật

Labs

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức nội bộ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Pacisoft Việt Nam
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Pacisoft Việt Nam hiện có hơn 30 nhân viên với

trình độ kỹ thuật chuyên môn cao, năng động, có kinh nghiệm làm việc và tinh thần
trách nhiệm. Đội ngũ nhân viên Pacisoft luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng
những dịch vụ và giải pháp tốt nhất.
Cơ cấu nhân sự Công ty Trách nhiệm hữu hạn Pacisoft Việt Nam được phân
chia theo 2 tiêu chí chính: Cơ cấu nhân sự theo trình độ học vấn, Cơ cấu nhân sự
theo phạm vi công việc


19

9%

Trên Đại học
Đại học

23%

19%

Cao đẳng

Kinh doanh
Kỹ thuật
Hành chính - Nhân sự
PR - Marketing
Bán thời gian

41%

11%

15%

68%

15%

Hình 2.3: Cơ cấu nhân sự
theo phạm vi công việc

Hình 2.2: Cơ cấu nhân sự
theo trình độ học vấn

(Nguồn: Phòng nhân sự)
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh
2.1.4.1 Quy mô tài sản
Bảng 2.1: Quy mô tài sản Công ty TNHH Pacisoft Việt Nam
giai đoạn 2013 – 2015
Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2013

2014

2015

Tài sản ngắn hạn

145


1.063

4.306

Tiền và các khoản tương đương tiền

26

277

3.447

Các khoản phải thu ngắn hạn

0

599

569

119

187

285

Tài sản ngắn hạn khác

0


0

5

Tài sản dài hạn

14

17

8

Tài sản cố định

14

17

8

Tổng cộng Tài sản

159

1.080

4.314

Hàng tồn kho


(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)


20

Qua số liệu được thể hiện ở bảng 1.1, trong năm 2014, Công ty TNHH Pacisoft
Việt Nam có tổng tài sản tăng 921.000.000 đồng tương đương 579,2% so với năm
2013, sở dĩ có sự chênh lệch này là do kết quả của việc gia tăng tài sản dài hạn và
tài sản ngắn hạn trong năm 2014.
Năm 2015 có tổng tài sản chiếm cao nhất so với những năm trước cụ thể tổng tài
sản năm 2015 tăng 3.234.000.000 đồng tương đương 299,4% so với năm 2014, tài
sản tăng chủ yếu do tài sản ngắn hạn (Tiền và các khoản tương đương tiền) tăng
mạnh so với năm 2014. Đây chính là giai đoạn công ty đã có chỗ đứng và tiếng nói
trên thị trường cùng với lượng khách hàng nhất định đã giúp cho hoạt động kinh
doanh diễn ra thuận lợi, dẫn đến việc gia tăng khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
Về các khoản phải thu ngắn hạn năm 2015 giảm so với năm 2014 vì công ty không
phát sinh khoản trả trước cho người bán mà chỉ có phải thu của khách hàng là chủ
yếu. Qua bảng số liệu và những gì đã phân tích cho thấy quy mô tài sản năm 2015
đã được gia tăng đáng kể so với hai năm còn lại, đó là một dấu hiệu tốt cho thấy
được việc kinh doanh của công ty đang phát triển thuận lợi trong việc kinh doanh
của mình.
2.1.4.2 Quy mô nguồn vốn
Bảng 2.2 Quy mô vốn Công ty TNHH Pacisoft Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015
Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2013


2014

2015

A. Nợ phải trả

100

1.150

704

Nợ ngắn hạn

100

1.150

704

Vay ngắn hạn

100

100

0

Phải trả cho người bán


0

714

690

Người mua trả tiền trước

0

86

14

Các khoản phải trả ngắn hạn khác

0

250

0

Vốn chủ sở hữu

59

-70

3.610


Vốn đầu tư của chủ sở hữu

200

200

3.800

Lợi nhuận sau thuế

-141

-270

-190

Tổng Vốn

159

1.080

4.314

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)


21

Qua bảng số liệu trên đã cho thấy rõ nguồn vốn và sự biến động nguồn vốn của

công ty qua ba năm. Nguồn vốn năm 2014 tăng 921.000.000 đồng chiếm 579,2% so
với năm 2013, trong đó nợ phải trả chiếm nhiều hơn vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả
của công ty chỉ có nợ ngắn hạn không có nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn của công ty năm
2014 tăng 1.050.000.000 so với năm 2013, nguyên nhân làm cho nợ ngắn hạn tăng
trong năm 2014 là vì phát sinh các khoản như vay ngắn hạn, phải trả cho người bán,
người mua trả tiền trước và các khoản phải trả ngắn hạn khác. Vay ngắn hạn trong
năm 2014 so với năm 2013 không có sự chênh lệch, cả hai năm đều vay
100.000.000 đồng chủ yếu là vay ngân hàng để dùng vào công việc hoạt động kinh
doanh của công ty và các khoản chi phí phát sinh thêm khác như là chi phí bảo hàng
tồn kho. Trong năm 2014 cũng phát sinh các khoản phải trả ngắn hạn khác như nhải
bỏ chi phí trong việc hỗ trợ ngoài lương cho nhân viên như khen thưởng, phúc lợi,
những chi phí phát sinh khi gặp gỡ khách hàng của công ty để phục vụ công việc.
Từ những điều đã phân tích trên cho thấy rõ giai đoạn 2013 – 2015 nguồn vốn có sự
biến động mạnh trong đó nợ phải trả chiếm con số nhiều mà vốn chủ sở hữu lại ít
nên tình hình kinh doanh giai đoạn này đang khó khăn.
Để khắc phục tình trạng này công ty đã tìm cách khắc phục dần nên năm 2015
nguồn vốn của công ty khả quan hơn, cụ thể như sau: nợ phải trả năm 2015 giảm so
với năm 2014 là 446.000.000 đồng, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy việc kinh
doanh của công ty đang có tiến triển. Điều này dễ thấy là vì nợ ngắn hạn trong năm
2015 thấp hơn năm 2014 vì năm 2015 không có phát sinh vay ngắn hạn và các
khoản phải trả ngắn hạn khác vì năm này công ty hoạt động tốt hơn có thể tự xoay
sở mà không cần vay mượn. Vốn chủ sở hữu năm 2015 tăng mạnh so với năm
2014, đây là mặt thuận lợi của công ty giai đoạn này, khoản lỗ năm 2015 được bù
đắp bởi một phần vốn đầu tư của chủ sở hữu trích ra và không làm ảnh hưởng nhiều
đến nguồn vốn của công ty. Có thể thấy công ty Pacisoft trong năm 2015 đã hoạt
động kinh doanh tốt hơn hai năm trước rất nhiều mặt dù chưa gọi là xuất sắc.
2.1.4.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh


22


Bảng 2.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH Pacisoft Việt Nam
giai đoạn 2013 – 2015
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính: Triệu đồng

2013

2014

2015

1

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

646

3.311

10.663

2

Giá vốn hàng bán

513


2.978

9.465

3

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

133

333

1.198

4

Chi phí quản lý kinh doanh

233

461

1.104

5

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

-100


-129

80

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng doanh thu hàng năm từ việc bán hàng
và cung cấp dịch vụ của công ty Pacisoft tăng lên đáng kể. Việc gia tăng doanh thu
biểu hiện ở việc tiêu thụ số lượng sản phẩm ở thị trường trong và ngoài nước được
gia tăng đều đặn. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2014 tăng
2.665.000.000 đồng tương đương 412,5% so với năm 2013, sở dĩ có sự chênh lệch
này là do năm 2014 công ty đã bước đầu có chỗ đứng trên thị trường với nhiều sản
phẩm phần mềm bản quyền mới, ngoài ra còn có những dịch vụ, giải pháp bảo mật
liên quan đến công nghệ thông tin mà tất cả mọi doanh nghiệp đều có nhu cầu sử
dụng.
Nhưng so với doanh thu của năm 2014 đã đạt được thì năm 2015 doanh thu tăng
lên đáng kể hơn, khoản 7.000.000.000 đồng, bởi vì năm 2015 thị phần công ty đã
mở rộng, địa bàn hoạt động của công ty trải dài trong nước từ Bắc đến Nam và có
một số lượng lớn khách hàng ổn định, hợp tác làm việc lâu dài. Ngoài ra công ty
còn có dịch vụ chăm sóc khách hàng, giải đáp những thắc mắc, đáp ứng những yêu
cầu của khách hàng về vấn đề sử dụng sản phẩm mới của công ty cùng với chất
lượng tốt. Chính những yếu tố trên đã giúp công ty Pacisoft đạt doanh thu cao trong
năm 2015 và đây cũng là doanh thu thuần bởi vì không có khoản giảm trừ doanh
thu trong năm này. Doanh số bán hàng tăng vì vậy kéo theo giá vốn hàng bán cũng
tăng theo, năm 2014 có tăng nhưng so với năm 2015 thì năm 2015 tăng cao hơn.
Nguyên nhân mà giá vốn tăng lên trong hai năm và tăng nhiều nhất là năm 2015 là
do sự phát triển trong hoạt động mua bán sản phẩm của công ty chủ yếu là phần
mềm bản quyền, phải bỏ chi phí để mua trang thiết bị, những phần mềm bản quyền
và những giải pháp công nghệ thông tin từ nhà cung cấp kéo theo đó là sự gia tăng



23

trong chi phí khấu hao, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Doanh thu
và giá vốn đều tăng lên vì thế lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng
tăng lên, để có được lợi nhuận này bằng cách là phải trừ đi giá vốn trong doanh thu
đã đạt đươc. Năm 2014 lợi nhuận gộp có tăng so với năm 2013 nhưng không tăng
bằng năm 2015, điều này cũng dễ hiểu là năm 2014 công ty bắt đầu có chỗ đứng
trên thị trường nhưng chỉ mới là bước đầu chưa tạo được điểm nhấn trên thị trường
và sau một năm cụ thể là năm 2015 với sự cố gắng của công ty bằng cách quảng
cáo, truyền thông hay nói cách khác là là làm cho mọi người biết đến công ty và sản
phẩm mà công ty đang kinh doanh nên năm 2015 lợi nhuận đạt được cao hơn những
năm trước là điều tất nhiên.
2.1.4.4 Kết quả cấp phép phần mềm:
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty TNHH Pacisoft Việt Nam đã hỗ
trợ tư vấn giải pháp, cung cấp phần mềm có bản quyền cho hơn 1.300 doanh nghiệp
bao gồm đơn vị nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức giáo dục và phi chính phủ.
Các khách hàng của Pacisoft trong năm 2015:
Khối khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
-

Công ty TNHH Kim Loại VMMP

-

Công ty TNHH Công Nghiệp Jinggong

-


Công ty TNHH Cân bằng trọng lượng T- Việt Nam

-

Công ty TNHH ITEQ Việt Nam

-

Công ty TNHH Dịch vụ Ascendas Việt Nam

-

Công ty TNHH Applicanz Việt Nam

-

Công ty TNHH Dù Châu Á (Tucci Việt Nam)

-

VPĐD Santen Pharmaceutical Co., Ltd tại Tp. HCM

-

Công ty PWC Việt Nam

-

Cty TNHH Yamagata



24

-

Công ty TNHH Dệt Kondo

-

Công ty TNHH SafViet

-

Công ty APE Vietnam

-

Công ty Thiết kế Châu Á Kume

-

Công ty TNHH TCIE

-

Công ty TNHH MELCHERS Việt Nam

-


Công ty TNHH SHICHIDA

-

Công ty TNHH MTV Giải pháp Nexcel

-

Công ty G-Tech Việt Nam

-

Công ty Acrowel Vietnam

-

Công ty TNHH Idemitsu Việt Nam

-

Công ty Tubaski Việt Nam

-

Liên Danh NK-POYRY INFRA

-

Công ty CP Ting Ray


-

Công ty TNHH KaiYang, Kainan Việt Nam

-

Nikken International Asia Co.,Ltd

-

Santen Pharmaceutical Co.,LTD. Ho Chi Minh Representative Office

Khối khách hàng là doanh nghiệp trong nước
-

Tập đoàn Trung Nguyên

-

Tập đoàn Hoa Sen

-

Tập đoàn Hà Đô 4

-

Công ty Diệp Bạch Dương

-


Công ty CP Dệt Thắng Lợi

-

Tập đoàn Mai Linh


×