Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SEIYO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.94 KB, 52 trang )

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN SEIYO VIỆT NAM.
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
SEIYO VIỆT NAM.
1.Vị trí, đặc điểm của công ty.
Công ty TNHH SEIYO - Việt Nam là công ty 100% vốn nước ngoài, được
thành lập và hoạt động theo giấy phép đầu tư số 101/GPĐT - KCN - BN ngày 10
tháng 09 năm 2004.
Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp là 49 năm kể từ ngày được cấp Giấy
phép đầu tư.
Tên giao dịch: SEIYO VIETNAM CO.,LTD.
Trụ sở: Lô D
1
- Khu công nghiệp Quế Võ - Nam Sơn - Quế Võ - Bắc Ninh.
Tel: (84) 0241 634136
Fax: (84) 0241 634019
Email: http:// www.seiyo.com.vn
Quý II năm 2007 do sự bố trí chia tách sát nhập khu công nghiệp Quế Võ
thuộc thành phố Bắc Ninh, nên địa chỉ công ty sửa thành:
Lô D
1
- Khu công nghiệp Quế Võ – Thành phố Bắc Ninh - Bắc Ninh.
Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp cho kỳ hoạt động có ảnh hưởng đến báo cáo
tài chính.
2. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính, thực hiện nghĩa vụ nộp
ngân sách Nhà nước.
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước Việt Nam:
* Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Theo quy định tại Điểm 3 Thông tư số
84/2004/TT – BTC ngày 18/08/2004, công ty là doanh nghiệp nằm trong khu chế
xuất nên các hàng hoá dịch vụ được áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 0%.


* Thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 10% lợi nhuận thu
được trong 15 năm đầu kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh và
bằng 28% trong những năm tiếp theo;
- Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ
khi kinh doanh có lãi và giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 năm tiếp theo;
* Thuế khác: Doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá
nhập khẩu theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Nghị định 24/2000/NĐ - CP
ngày 31.7.2000.
Năm 2007 là năm thứ ba công ty có lãi.
Vốn đầu tư đăng ký của doanh nghiệp là: 4.900.000 USD (Bốn triệu, chín
trăm nghìn đô la Mỹ).
Vốn pháp định của doanh nghiệp là: 2.000.000 USD (Hai triệu đô la Mỹ).
Năm 2007, Giấy phép đầu tư điều chỉnh lần thứ nhất số 101/GPĐC1 - KCN
- BN ngày 20 tháng 03 năm 2007 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh Ban quản lý
các khu công nghiệp cấp:
Vốn đầu tư đăng ký tăng lên: 6.240.000 USD (Sáu triệu, hai trăm bốn mươi
nghìn đô la Mỹ).
Vốn pháp định: 2.000.000 USD.
3. Đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của
công ty.
Công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Ngành nghề kinh doanh bao
gồm: Thiết kế, chế tạo, tiêu thụ các sản phẩm khuôn mẫu. Chế tạo và tiêu thụ các
linh kiện nhựa máy in phun, máy in Laze, máy vi tính, đồ điện gia dụng, ô tô, xe
máy.
Toàn bộ sản phẩm của công ty là xuất khẩu.
Nguyên vật liệu chính của công ty: Nhựa màu, nhựa khác …ngoài ra còn
một số vật liệu phụ như túi bóng, xốp chèn, …
Công cụ, dụng cụ gồm đồ dùng phục vụ sản xuất, quản lý: máy in, máy fax,
khuôn đúc , máy khoan, máy đục, …

Quy mô sản xuất kinh doanh lớn, công nghệ sản xuất hiện đại, máy móc,
thiết bị nhập khẩu của doanh nghiệp đều là những sản phẩm mới và được giám
định về chất lượng trước khi đưa vào Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty TNHH Seiyo Việt Nam được biểu hiện
qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1:
TỔ CHỨC BỘ MÁY SẢN XUẤT
Nguyên vật liệu
Phòng QA
Phòng Thành hình
Phòng kính
Phòng in xoa
Phòng sơn
Nguyên liệu nhập kho
Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh được chia thành nhiều bộ phận khác
nhau, và mỗi bộ phận có nhiệm vụ và chức năng khác nhau.
Quản lý kho kiểm tra số lượng tồn kho báo cho phòng mua bán để làm đơn
đặt hàng. Hàng về được chuyển tới phòng QA kiểm tra số lượng và chất lượng sản
phẩm đúng tiêu chuẩn. Nguyên liệu đạt quy cách, phẩm chất được đưa vào nhập
kho.
Phòng thành hình: Nhận nguyên vật liệu trực tiếp từ kho về bộ phận sản
xuất. Tại đây nguyên vật liệu được đổ vào khuôn và tạo nên sản phẩm theo yêu
cầu: thành phẩm và bán thành phẩm. Thành phẩm được đóng nguyên Pallet đem
nhập kho thành phẩm. Bán thành phẩm của phòng thành hình tiếp tục được hoàn
thiện ở tất cả các phòng sản xuất khác.
Phòng sơn: Một số bán thành phẩm từ phòng thành hình được chuyển đến
phòng này để sơn màu cho sản phẩm. Sản phẩm sau khi sơn được phân làm 2 loại,
Thành phẩm nhập
kho
thành phẩm đem nhập kho và bán thành phẩm được đưa đến phòng kính, phòng in

tiếp tục sản xuất.
Phòng kính: Tại đây một số sản phẩm dở của phòng thành hình và phòng
sơn chuyển đến có nhiệm vụ lắp ráp để cho ra thành phẩm nhập kho và bán thành
phẩm. Bán thành phẩm được chuyển đến phòng cuối cùng của giai đoạn sản xuất.
Phòng in xoa: Sản phẩm làm dở còn lại của phòng thành hình, phòng sơn,
phòng kính được chuyển đến đây, qua quá trình in, xoa trực tiếp cho ra thành phẩm
nhập kho.
4. Đặc điểm tổ chức và bộ máy quản lý của công ty TNHH Seiyo Việt Nam.
Là công ty liên doanh 100% vốn của nước ngoài tại Việt Nam, bộ máy quản
lý mang tính gọn nhẹ, tiết kiệm và được chia thành các phòng ban với các chức
năng nhiệm vụ khác nhau, được thể hiện qua sơ đồ 13.
Sơ đồ 2.2:
HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
Phó tổng giám đốc
Trợ lý đặc biệt tổng giám đốc
Phòng thành hình
Phòng sơn
Phòng kính
Phòng in xoa
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng kinh doanh
Phòng nhân sự
Phòng quản lý sản xuất
Phòng QA
Tổng giám đốc
Phòng kế toán

- Đứng đầu công ty là Tổng giám đốc ông WU YANG YUAN, Quốc tịch
Đài Loan, chủ tịch Hội đồng quản trị. Đại diện cho ban quản trị cũng như ban giám
đốc và là người ra quyết định cuối cùng cao nhất của công ty.

- Phó tổng giám đốc ông LAN CHING WU, Quốc tịch Đài Loan; có chức
năng dưới cấp Tổng giám đốc, là người thay Tổng giám đốc toàn quyền quyết định
khi Tổng giám đốc vắng mặt hay về nước. Ông có nhiệm vụ quản tất cả các giám
đốc bộ phận (mỗi phòng gồm một giám đốc bộ phận).
- Trợ lý đặc biệt của Tổng giám đốc ông CHIANG HSUAN TSENG, Quốc
tịch Đài Loan; có chức năng cùng Phó tổng giám đốc điều hành công ty dưới sự
giám sát, quản lý của Tổng giám đốc. Phụ trách thêm hoạt động thi công xây dựng
nhà xưởng.
Bên cạnh đó là các phòng ban chức năng, thực hiện nhiệm vụ của mình giúp tổng
giám đốc quản lý chặt chẽ và có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn
công ty.
- Phòng kế toán: Tổ chức quản lý, thực hiện công tác hạch toán kế toán tài
chính, thống kê theo quy định của Nhà nước.
+ Tổng hợp, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phân tích
hiệu quả kinh tế thông qua các chi tiết cụ thể.
+ Tham mưu trong việc huy động vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh.
+ Chịu trách nhiệm bảo quản, lưu giữ chứng từ theo quy định.
+ Thay mặt công ty thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
+ Tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ của đội
ngũ kế toán viên đồng phổ biến kịp thời các chế độ thể lệ tài chính kế toán của Nhà
nước.
- Phòng kinh doanh: Nhiệm vụ của phòng kinh doanh là lập kế hoạch tổ
chức cung ứng quản lý sản xuất và tiêu thụ.
- Phòng quản lý sản xuất: Phụ trách quản lý vật tư bao gồm mua vật tư, tình
hình nhập xuất tồn kho, việc sử dụng, bảo quản vật tư, dự trữ vật tư nguyên vật liệu
sử dụng cho sản xuất; giám sát chất lượng của sản phẩm đúng với quy trình kỹ
thuật với những thông số bắt buộc, giám sát từ khi còn là nguyên vật liệu đưa vào
sản xuất ra thành phẩm nhập kho.
Các bộ phận sản xuất của phòng này thực hiện các chức năng sản xuất theo
yêu cầu sản phẩm.

- Phòng nhân sự: Có nhiệm vụ giúp giám đốc về công tác tổ chức bộ máy
quản lý, sản xuất kinh doanh của công ty, tuyển dụng, điều động cán bộ, thực hiện
công tác thi đua khen thưởng nâng cao tay nghề, làm lương cho cán bộ nhân viên
trong công ty.
- Phòng xuất nhập khẩu: Thực hiện khai báo với cơ quan Hải quan về nguồn
hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu.
Bên cạnh các phòng ban chức năng còn có công đoàn, hai tổ trực thuộc đó là
tổ bảo vệ và tổ nhà bếp.
Trên đây là toàn bộ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty, phối hợp
với nhau một cách nhịp nhàng để giúp hoạt động của công ty được trôi chảy.
II. TỔ CHỨC VẬN DỤNG HÌNH THỨC KẾ TOÁN VÀ BỘ MÁY KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY TNHH SEIYO VIỆT NAM.
1. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán.
* Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ
ghi sổ.
Công ty trang bị máy móc cho phòng kế toán khá đầy đủ và hiện đại. Hiện
nay, phòng tài chính - kế toán có 4 máy tính, 1 máy photo, 1 máy in và 1 máy fax,
1 máy huỷ tài liệu …Vì vậy đã giảm bớt được số lượng kế toán viên, việc hạch
toán đơn giản và đỡ vất vả hơn.
* Do công ty áp dụng hình thức “ Chứng từ ghi sổ” vì vậy hệ thống sổ của
công ty bao gồm các loại sổ theo quy định của hình thức kế toán này.
Sơ đồ hình thức kế toán công ty áp dụng:
Sơ đồ 2.3:
SƠ ĐỒ HÌNH THỨC KẾ TOÁN
Sổ quỹ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chừng từ gốc
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản

Báo cáo tài chính
Chứng từ ghi sổ
Sổ (thẻ) kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày.
Ghi cuối tháng.
Ghi quan hệ đối chiếu.
+ Ưu điểm: Kết cấu mẫu sổ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ làm, thuận lợi cho
công tác phân công lao động kế toán, thuận tiện cho việc sử dụng các phương tiện
kỹ thuật tính toán hiện đại.
+ Nhược điểm: Việc ghi chép trùng lặp, khối lượng công việc ghi chép
nhiều, công việc đối chiếu, kiểm tra thường dồn vào cuối kỳ làm ảnh hưởng đến
thời hạn lập và gửi báo cáo kế toán.
* Hệ thống sổ sách, phương pháp hạch toán hàng tồn kho…:
- Công ty sử dụng hệ thống sổ sách kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
với hệ thống sổ sách khá đầy đủ, bao gồm:
+ Sổ chi tiết tài khoản 152, 153, 111, 112, 131, 331…
+ Sổ tổng hợp các tài khoản, các bảng phân bổ …
+ Sổ Cái các tài khoản, các Chứng từ ghi sổ và sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
- Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (“VND”), hạch toán
theo phương pháp giá gốc, phù hợp với các quy định của Luật kế toán số
03/2003/QH11ngày 17/06/2003 và Chuẩn mực kế toán số 01-Chuẩn mực chung.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên
quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện

tại.
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Trong kỳ công ty chưa phân
bổ và tính giá thành cho từng loại sản phẩm, theo đó giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối
kỳ của từng loại sản phẩm được tính bình quân theo số lượng tồn kho cuối kỳ.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hạch toán theo phương pháp kiểm kê
định kỳ. Công ty không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Kỳ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12
hàng năm. Cuối niên độ kế toán, công ty lập đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy
định bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Trình tự ghi sổ kế toán:
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ của công ty được
phản ánh ở sơ đồ 2.3 ở trên:
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập
Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi
sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ
lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(2) Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số
phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn
cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
(3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp
chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài
chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số
phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng

nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư
Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng
nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư
của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
2. Tổ chức bộ máy kế toán.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý trên, phù hợp
với điều kiện trình độ quản lý, công ty TNHH Seiyo Việt Nam áp dụng hình thức
tổ chức kế toán tập trung. Theo hình thức kế toán tập trung, ở công ty có phòng tài
chính - kế toán thực hiện toàn bộ công việc kế toán của đơn vị, ở các bộ phận sản
xuất không có tổ chức kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán thống kê
làm nhiệm vụ thu thập, kiểm tra chứng từ ghi chép các nghiệp vụ phát sinh tại phân
xưởng phục vụ yêu cầu quản lý sản xuất, lập các báo cáo nghiệp vụ và chuyển
cùng với các chứng từ lên phòng kế toán của công ty để xử lý và tiến hành công tác
kế toán.
- Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ với số lượng ít bao gồm
1 kế toán trưởng và 3 kế toán viên nhưng lại đạt hiệu quả cao do đội ngũ kế toán
viên nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời do công ty thực hiện kế toán trên
máy. Vì vậy công tác hạch toán các nghiệp vụ kế toán nhanh hơn, tránh được nhầm
lẫn và hệ thống sổ kế toán gọn nhẹ hơn, giảm bớt được việc ghi chép.
- Sơ đồ bộ máy kế toán:
Sơ đồ 2.4:
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Kế toán thanh toán
Kế toán vật t ư thống kê
Kế toán tổng hợp
Thống kê phân xưởng
- Chức năng nhiệm vụ của từng người trong bộ máy kế toán:
+ Kế toán trưởng: Chị Đặng Thanh Huyền là người phụ trách chung, chịu
trách nhiệm trước công ty về hoạt động và tình hình tài chính của công ty. Kế toán
trưởng giúp giám đốc chỉ đạo công tác tài chính, kế toán theo đúng chế độ.

Lựa chọn hình thức hạch toán sao cho phù hợp và hiệu quả.
Thay mặt công ty giao dịch với các bên đối tác có liên quan đến vấn đề tài
chính …
+ Kế toán thanh toán - tiêu thụ - theo dõi công nợ: Chị Nguyễn Thị Quyên
có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu, chi, tiêu thụ thành phẩm đồng thời theo dõi
công nợ chi tiết cho từng khách hàng.
+ Kế toán vật tư và thống kê: Chị Hoàng Thị Thanh Loan có nhiệm vụ theo
dõi việc nhập xuất tồn vật tư cả về mặt giá trị và hiện vật, đến kỳ phải lập các báo
cáo thống kê cho cục thống kê, cục thuế và Tổng công ty.
+ Kế toán tổng hợp - ngân hàng: Chị Lưu Huệ Lan có nhiệm vụ giao dịch
với ngân hàng, làm những công việc có liên quan đến việc giao dịch, vay vốn, trả
nợ ngân hàng, trả lương …cuối kỳ làm quyết toán và đem duyệt quyết toán trên
tổng công ty.
Kế toán trưởng
III. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH SEIYO
VIỆT NAM.
1. Trình tự hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
1.1. Tổ chức thực hiện các quy định về quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
1.1.1. Yêu cầu quản lý:
Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong
quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ ở mọi khâu thu mua,
bảo quản, sử dụng và dự trữ.
- Ở khâu thu mua: đòi hỏi phải quản lý về khối lượng, chất lượng, quy cách,
chủng loại, giá mua chi phí mua cũng như việc thực hiện kế hoạch mua theo đúng
tiến độ thời gian phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổ chức tốt kho tàng bến bãi trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo, thực
hiện đúng chế độ với từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ tránh hư hỏng mất mát,
hao hụt, đảm bảo an toàn là một trong những yêu cầu quản lý với vật liệu, công cụ
dụng cụ.

- Ở khâu sử dụng: yêu cầu sử dụng hợp lý, tiết kiệm theo định mức dự toán
chi phí để hạ thấp được chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm.
- Ở khâu dự trữ: xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại vật
liệu, công cụ dụng cụ để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh bình thường,
không ngừng trệ, gián đoạn do việc cung ứng hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn do
dự trữ quá nhiều.
1.1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
a). Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ là sắp xếp vật liệu, công cụ dụng cụ
thành từng loại, từng nhóm theo một tiêu thức nhất định.
a
1
). Phân loại nguyên vật liệu.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải sử
dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau với vai trò, công dụng, chức năng và
đặc tính lý hoá … khác nhau. Và để tiến hành công tác quản lý và hạch toán
nguyên vật liệu có hiệu quả thì phải phân loại nguyên vật liệu, căn cứ vào các tiêu
thức sau:
* Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị trong doanh nghiệp bao
gồm:
- Nguyên vật liệu chính (bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài) là yếu tố
chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm như: sắt thép trong công nghiệp cơ
khí; gạch, ngói, xi măng trong xây dựng cơ bản …bán thành phẩm mua ngoài với
mục đích tiếp tục quá trình sản xuất sản phẩm như một số chi tiết máy; cụ thể
nguyên vật liệu chính của công ty là các hạt nhựa màu, một số hạt nhựa khác để đổ
thành linh kiện, khung chi tiết máy...
- Vật liệu phụ: Là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất ra
sản phẩm. Thông thường vật liệu phụ phải đi kèm với nguyên vật liệu chính: bảo
quản đóng gói sản phẩm, thuốc nhuộm, dầu nhờn, xà phòng, túi bọc, xốp chèn sản
phẩm, thùng đựng sản phẩm…

- Nhiên liệu: Là những loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt năng cho các
giai đoạn của sản xuất, cho các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải bao gồm thể
rắn, thể lỏng, thể khí, ga …
- Phụ tùng thay thế: Là những chi tiết phụ tùng máy móc được dự trữ để
phục vụ cho việc thay thế các bộ phận của phương tiện vận tải, máy móc thiết bị :
như vòng bi, vòng đệm …
- Thiết bị xây dựng cơ bản: Là những thiết bị được sử dụng cho công việc
xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, các thiết bị cần lắp, các vật kết cấu
dùng để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản.
- Vật liệu khác: Là vật liệu chưa được kể tên ở trên bao gồm phế liệu do quá
trình sản xuất loại ra (gỗ, sắt, vải vụn) hay phế liệu thu hồi từ việc thanh lý tài sản
cố định.
Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết của từng loại doanh
nghiệp mà trong từng loại doanh nghiệp nêu trên lại được chia thành từng nhóm
thứ, quy cách …
* Căn cứ vào nguồn hình thành:
- Nguyên vật liệu mua ngoài, thuê ngoài gia công chế biến.
- Nguyên vật liệu tự gia công chế biến.
- Nguyên vật liệu được biếu tặng, viện trợ.
- Các nguồn khác: khách hàng trả, cấp trên cấp, liên doanh …
a
2
). Phân loại công cụ dụng cụ.
Tuỳ theo yêu cầu, trình độ quản lý của doanh nghiệp mà công cụ dụng cụ có
thể được phân loại theo các cách khác nhau. Phân loại theo mục đích sử dụng thì
công cụ dụng cụ gồm các loại sau:
- Công cụ, dụng cụ lao động.
- Bao bì luân chuyển.
- Đồ dùng cho thuê.
b). Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

Đánh giá vật liệu, công cụ dụng cụ là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá
trị của chúng theo nguyên tắc nhất định. Về nguyên tắc kế toán hàng tồn kho (trong
đó bao gồm cả nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ) phải được ghi nhận theo nguyên
tắc giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện thấp hơn giá gốc thì phải tính
theo giá trị thuần có thể thực hiện được song đối với những doanh nghiệp có quy
mô sản xuất nhiều mặt hàng, sử dụng nhiều loại như vật liệu. Hoạt động nhập xuất
diễn ra thường xuyên liên tục, nếu áp dụng theo nguyên tắc giá gốc thì rất phức tạp
khó đảm bảo yêu cầu kịp thời của kế toán. Doanh nghiệp có thể sử dụng giá hạch
toán để ghi chép hàng ngày trên phiếu nhập xuất và ghi sổ kế toán chi tiết.
Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc diện đối tượng nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ thuế, giá trị vật liệu mua vào là giá gốc không có thuế
GTGT đầu vào.
Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp và cơ sở sản xuất kinh doanh không thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT thì giá trị nguyên vật liệu mua vào là tổng giá thanh toán (gồm cả thuế
GTGT đầu vào).
b
1
). Giá gốc (thực tế) nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho:
Tuỳ theo từng nguồn nhập mà giá thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ bao
gồm các khoản chi phí khác nhau, được xác định theo từng trường hợp cụ thể sau:
* Trường hợp mua ngoài:
Giá gốc VL, CCDC
mua ngoài nhập kho =
Giá mua ghi trên hoá
đơn (đã trừ các khoản
chiết khấu, giảm giá)
+
Các loại thuế không
được

+
Chi phí liên quan trực
tiếp đến việc mua
hàng
Chi phí thu mua thực tế bao gồm: Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản,
phân loại, bảo hiểm, …vật liệu, CCDC từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp,
công tác phí của cán bộ thu mua độc lập và số hao hụt tự nhiên trong định mức
(nếu có), các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá (nếu có) được trừ khỏi chi phí
mua.
Trong trường hợp chi phí mua ngoài liên quan đến nhiều loại NVL, CCDC
thì phải tính toán phẩn bổ cho từng thứ có liên quan theo tiêu chuẩn trọng lượng
hoặc giá kế hoạch của đơn vị.
* Trường hợp tự gia công chế biến:
Giá gốc NVL, CCDC
nhập kho
= Giá gốc NVL, CCDC + Chi phí chế biến
* Trường hợp thuê ngoài gia công chế biến:
Giá gốc VL, CCDC
mua ngoài nhập kho =
Giá gốc VL, CCDC
xuất thuê ngoài chế
biến
+
Tiền thuê ngoài gia
công chế biến
+
Chi phí vận chuyển
bốc xếp và các chi
phí khác
* Trường hợp nhận vốn góp liên doanh, góp cổ phần:

Giá gốc NVL, CCDC
nhập kho
=
Trị giá do hội đồng liên
doanh xác định
+
Chi phí tiếp nhận
(nếu có)
* Trường hợp giá gốc (giá thực tế) có thể thu nhặt được, phế liệu thu hồi là
giá trị thực tế ước tính có thể sử dụng được hoặc giá có thể bán được trên thị
trường.
b
2
). Giá gốc (giá thực tế) của vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho:
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được nhập từ nhiều nguồn khác nhau vì
vậy giá gốc của từng lần nhập kho khác nhau. Vì vậy khi xuất kho kế toán phải
tính toán giá gốc hàng xuất kho, việc tính toán có thể sử dụng một trong các
phương pháp tính giá hàng tồn kho sau:
* Phương pháp đơn giá bình quân (bình quân gia quyền):
- Nội dung: Theo phương pháp này giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng
trong kỳ tính theo đơn giá bình quân (bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ
trước hoặc bình quân sau mỗi lần nhập).
- Công thức tính:
+ Công thức tính giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng:
Giá trị thực tế VL, CCDC xuất
dùng
=
Số lượng VL, CCDC xuất
dùng
*

Đơn giá bình quân gia
quyền
Trong đó đơn giá bình quân được tính theo một trong những phương pháp sau:
Phương pháp 1: Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ: được tính vào cuối kỳ:
Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ (cuối kỳ)
=
Trị giá thực tế VL, CCDC tồn kho đầu kỳ
Số lượng VL, CCDC tồn kho đầu kỳ
+
Trị giá thực tế VL, CCDC nhập kho trong kỳ
+
Số lượng VL, CCDC nhập kho trong kỳ
Việc áp dụng công thức trên có ưu điểm là đơn giản, dễ tính nhưng độ chính
xác không cao, hơn nữa việc tính toán dồn vào cuối năm gây ảnh hưởng tới công
tác kế toán nói chung.
Phương pháp 2: Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập (đơn giá bình quân liên
hoàn):
Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập
=
Trị giá thực tế VL, CCDC tồn trước khi nhập
Số lượng VL, CCDC tồn trước khi nhập
+
Trị giá thực tế VL, CCDC nhập kho liền kề
+
Số lượng VL, CCDC nhập kho liền kề
Phương pháp trên khắc phục được nhược điểm của phương pháp đơn giá
bình quân cả kỳ dự trữ, vừa chính xác vừa cập nhật nhưng nhược điểm là tốn nhiều
công sức, tính toán nhiều.
Phương pháp 3: Đơn giá bình quân cuối kỳ trước:
Đơn giá bình quân cuối kỳ trước

=
Trị giá thực tế VL, CCDC tồn kho đầu kỳ (cuối kỳ trước)
Số lượng VL, CCDC tồn kho đầu kỳ (cuối kỳ trước)
Phương pháp tính toán trên đơn giản tuy nhiên không chính xác vì không
tính đến sự biến động của VL, CCDC trong kỳ.
* Phương pháp nhập trước xuất trước:
- Nội dung: Phương pháp này dựa trên giả thiết VL, CCDC nhập trước được xuất
hết xong mới đến lần sau.
- Ưu điểm: Đảm bảo việc t ính giá trị thực tế của VL, CCDC xuất dùng một cách
kịp thời, chính xác, công việc kế toán không bị dồn vào cuối tháng.
- Nhược điểm: Đòi hỏi phải tổ chức kế toán chi tiết, chặt chẽ theo dõi đầy đủ số
lượng, đơn giá của từng lần nhập.
* Phương pháp thực tế đích danh:
- Nội dung: Theo phương pháp này VL, CCDC xuất kho thuộc lô hàng nào thì tính
theo đơn giá mua thực tế của lô hàng nào đó.
- Ưu điểm: Tính giá trị thực tế của VL, CCDC xuất dùng kịp thời, chính xác.
- Nhược điểm: Đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý, theo dõi chặt chẽ từng lô hàng.
* Phương pháp nhập sau xuất trước:
- Nội dung: Phương pháp này dựa trên giả định hàng tồn kho được mua sau hoặc
sản xuất sau thì được sản xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn
kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất
kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
b
3
). Đánh giá VL, CCDC theo giá hạch toán:
- Điều kiện áp dụng: Thích hợp đối với những doanh nghiệp có chủng loại
VL, CCDC nhiều, việc nhập xuất được diễn ra thường xuyên hàng ngày, giá VL,
CCDC lại biến động thường xuyên, thông tin về giá không kịp thời.

×