Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên yến sào khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HUỲNH THỊ PHƯƠNG VI

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
YẾN SÀO KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HUỲNH THỊ PHƯƠNG VI

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
YẾN SÀO KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60340102


Quyết định giao đề tài:

56/QĐ - ĐHNT ngày 20/01/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

1024/QĐ-ĐHNT ngày 27/11/2017

Ngày bảo vệ:

5/12/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THÀNH CƯỜNG
Chủ tịch Hội Đồng
TS. HỒ HUY TỰU
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, dữ liệu
được sử dụng trong luận văn là trung thực, các nội dung trích dẫn đều được ghi rõ
nguồn gốc và các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa được
công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Khánh Hòa, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Người thực hiện

Huỳnh Thị Phương Vi


iii


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tài liệu và điều tra thu thập thông tin, đến
nay đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Một thành
viên Yến Sào Khánh Hòa” đã được thực hiện thành công.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: TS. Nguyễn Thành Cường, người
đã hướng dẫn tôi làm đề cương cho đến khi hoàn thành luận văn cao học.
Khánh Hòa, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Người thực hiện

Huỳnh Thị Phương Vi

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ..............................................................................................x
GIỚI THIỆU....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ..................................................................12
1.1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ..................................12

1.2. Bản chất và ý nghĩa của hiệu quả sản xuất kinh doanh..........................................12
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ......................................13
1.4. Các quan điểm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ............14
1.5. Phương pháp tính các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh ................................16
1.6. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh......................................16
1.6.1. Các quan điểm cơ bản .........................................................................................16
1.6.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .............18
1.7. Các phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ...................23
1.7.1. Phương pháp so sánh ...........................................................................................24
1.7.2. Phương pháp phân tích tài chính Dupont ............................................................24
1.7.3. Phương pháp phân tích phi tài chính ...................................................................28
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1.............................................................................................29
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY MỘT
THÀNH VIÊN YẾN SÀO KHÁNH HÒA ................................................................30
2.1. Khái quát về công ty MTV Yến Sào Khánh Hòa...................................................30
2.1.1. Giới thiệu công ty ................................................................................................30
2.1.2. Sự hình thành và phát triển..................................................................................30
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty .........................................................33
2.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty MTV Yến Sào Khánh Hòa
giai đoạn 2012 -2016 thông qua số liệu báo cáo tài chính ............................................35
v


2.2.1. Phân tích hiệu quả hoạt động SXKD của công ty MTV Yến Sào Khánh Hòa
thông qua các chỉ tiêu khả năng sinh lời .......................................................................35
2.2.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua khả năng hoạt động của công
ty MTV Yến Sào Khánh Hòa ........................................................................................36
2.2.3. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua hiệu quả sử dụng chi phí.....38
2.2.4. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao
động ...............................................................................................................................39

2.2.5. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội.........................................................................41
2.2.6. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua phương trình Dupont ..........42
2.2.7. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua sự cảm nhận của cán bộ quản
lý của công ty MTV Yến Sào Khánh Hòa.....................................................................48
2.3. Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty MTV Yến Sào
Khánh Hòa .....................................................................................................................51
2.3.1. Những mặt đã đạt được .......................................................................................51
2.3.2. Những mặt còn hạn chế, nguyên nhân ................................................................51
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2.............................................................................................53
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY MÔT THÀNH VIÊN YẾN SÀO KHÁNH
HÒA TRONG THỜI GIAN TỚI ...............................................................................54
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ........................................................................................54
3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty một
thành viên yến sào Khánh Hòa trong thời gian tới........................................................56
3.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao năng lực quản trị công ty nhằm cắt giảm chi phí ...........56
3.2.2. Giải pháp 2: Nâng cao năng suất lao động ..........................................................59
3.2.3. Giải pháp 3: Tăng cường nâng cao năng lực về vốn của Công ty.......................61
3.2.4. Giải pháp 4: Tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản ...............................64
3.3. Kiến nghị ................................................................................................................66
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 3.............................................................................................66
KẾT LUẬN ...................................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................68
PHỤ LỤC
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN


Công ty

KH

Khánh Hòa

RE

Tỷ suất sinh lời của tài sản

ROA

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản

ROE

Tỷ suất sinh lời VCSH

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNDN

Thu nhập công ty

TSCĐ

Tài sản cố định


TTCK

Thị trường chứng khoản

USD

Đô la Mỹ

VCSH

Vốn chủ sở hữu

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Khả năng sinh lời tại công ty MTV Yến Sào Khánh Hòa qua các năm .......35
Bảng 2.2: Khả năng hoạt động tại công ty MTV Yến Sào Khánh Hòa qua các năm ...37
Bảng 2.3: Hiệu quả sử dụng chi phí tại công ty MTV Yến Sào Khánh Hòa qua các năm...39
Bảng 2.4: Hiệu quả sử dụng lao động tại công ty MTV Yến Sào Khánh Hòa qua các năm ..40
Bảng 2.5: Hiệu quả kinh tế xã hội tại công ty MTV Yến Sào Khánh Hòa ...................41
Bảng 2.6: Đánh giá ROA dựa trên phương trình Dupont tại công ty MTV Yến Sào
Khánh Hòa .....................................................................................................................44
Bảng 2.7: Đánh giá ROE dựa trên phương trình Dupont tại công ty MTV Yến Sào
Khánh Hòa .....................................................................................................................47
Bảng 2.8: Đo lường hiệu quả kinh doanh cảm nhận đối với Công ty MTV Yến Sào
Khánh Hòa .....................................................................................................................48
Bảng 2.9: Sự hài lòng với các quyết định khen thưởng, bổ nhiệm dựa trên kết quả của
hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty........................................50
Bảng 2.10: Mối quan hệ giữa hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh với

những khía cạnh quan trọng quyết định sự thành công của Công ty ............................50

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình Dupont tính ROA............................................................................26
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty Yến Sào Khánh Hòa................................................34
Hình 2.2: Xu hướng khả năng sinh lời của công ty MTV Yến Sào Khánh Hòa qua các năm... 36
Hình 2.3: Xu hướng khả năng hoạt động của công ty MTV Yến Sào Khánh Hòa qua
các năm ..........................................................................................................................37
Hình 2.4: Xu hướng hiệu quả sử dụng chi phí của công ty MTV Yến Sào Khánh Hòa qua
các năm ..........................................................................................................................39
Hình 2.5: Xu hướng hiệu quả sử dụng lao động của công ty MTV Yến Sào Khánh Hòa qua
các năm ..........................................................................................................................40
Hình 2.6: Xu hướng hiệu quả kinh tế xã hội của công ty MTV Yến Sào Khánh Hòa qua
các năm ..........................................................................................................................41

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Giới thiệu
Công ty TNHH Một thành viên Yến Sào Khánh Hòa được UBND tỉnh Khánh
Hòa giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, khai thác, chế biến nguồn tài nguyên yến sào, với
bề dày trên 25 năm hoạt động, chuyên khai thác, chế biến yến sào, bên cạnh đó còn
kinh doanh nhà hàng, khách sạn và dịch vụ du lịch. Sau một phần tư thế kỷ chú trọng
xây dựng, phát triển và tự hoàn thiện mình, có thể nói, TNHH Một thành viên Yến Sào
Khánh Hòa đã đạt được nhiều thành tựu: thành công trong việc phổ biến hóa giá trị bổ
dưỡng của yến sào đến toàn thể mọi tầng lớp người dân, xây dựng và khẳng định

thương hiệu, tạo nền tảng khoa học vững chắc và được người tiêu dùng đánh giá cao.
Từ năm 2011-2015, Công ty đầu tư xây dựng, mở rộng thêm các nhà máy: Nhà
máy chế biến nguyên liệu yến sào, Nhà máy Nước giải khát cao cấp Yến sào Cam
Thịnh, Nhà máy Nước giải khát Sanna quy mô với thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn
Châu Âu. Các sản phẩm sản xuất đảm bảo chất lượng được quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO, HACCP, tiêu chuẩn tích hợp của cộng đồng Châu Âu IFS, tiêu chuẩn
liên hiệp Anh BRC, tiêu chuẩn FDA Hoa Kỳ đảm bảo đẩy mạnh xuất khẩu vào Châu
Âu, Châu Mỹ.
Hiện nay Công ty phát triển 40 dòng sản phẩm được chế biến từ yến sào chất
lượng cao, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh các dòng sản phẩm của Công ty
Yến sào Khánh Hòa tại 63 tỉnh thành trong cả nước với hơn 1.000 nhà phân phối và
xuất khẩu trên 21 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với hệ thống showroom, cửa
hàng liên kết tại Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Úc, Canada,
Singapore và các nước Asean.
Với những thành tựu đạt được của Công ty Yến Sào và sự đóng góp nguồn thu
cho ngân sách tỉnh Khánh Hòa nên tôi quyết định chọn Công ty Yến Sào làm đề tài
nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, với chủ trương của Đảng và Nhà nước đang tiến
hành lập Kế hoạch thực hiện Phương án sắp xếp, đổi mới và tái cơ cấu công ty nhà
nước giai đoạn 2016-2020, việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở để
chuyển đổi hình thức cổ phần hóa công ty. Chính vì lý do đó nên tôi chọn đề tài “Phân
tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Một thành viên Yến Sào
Khánh Hòa” để làm luận văn thạc sĩ.
x


2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Một thành viên
Yến Sào Khánh Hòa thời gian qua trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cáo hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp, so sánh: …. Số liệu thu được từ Công
ty được tác giả tính toán để đánh giá hiệu quả hoạt động tại Công ty.
Phương pháp chuyên gia: Dựa trên các câu hỏi phỏng vấn sâu, rút ra các kết luận
liên quan đến việc tìm ra các tiêu chí của hiệu quả kinh doanh cảm nhận phù hợp với
Công ty.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tổng hợp các dữ liệu thứ cấp, hệ thống hóa từ
các nguồn tin cậy như các báo cáo tài chính của Công ty qua các năm 2012-2016, cập
nhật số liệu được công bố của Sở Tài chính Khánh Hòa và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Khánh Hòa,…Trên cơ sở số liệu thu thập được, tác giả sử dụng phần mềm EXCEL để
thống kê mô tả, so sánh, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Công ty TNHH MTV Yến Sào Khánh Hòa.
4. Về kết quả nghiên cứu
Qua đề tài, tác giả đã giải quyết một số nội dung chính sau: Khái quát lại các
quan điểm, khái niệm, một số quan niệm về các chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở lý thuyết, tác giả phân tích thực
trạng của Công ty. Tác giả phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh, các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Đánh giá kết quả đạt được,
chỉ ra những mặt hạn chế, những vấn đề bất cập cần giải quyết trong việc nâng cao
hiệu quả kinh doanh của Công ty. Trên cơ sở nhận định về thực trạng hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Công ty, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
Từ khóa: Hiệu quả hoạt động, công ty Yến Sào Khánh Hòa, ROA, ROE.

xi


GIỚI THIỆU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Khánh Hòa là nơi tôi đang sinh sống, học tập và làm việc nên tôi rất quan
tâm đến sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà. Nhiều năm qua, Khánh Hòa là tỉnh

có tốc độ phát triển kinh tế và thu ngân sách cao trong khu vực và cả nước. Khánh Hòa
được biết tới không chỉ là địa phương có tiềm năng lớn về du lịch và còn các ngành
nghề kinh tế khác. Sự phát triển của tỉnh Khánh Hòa có sự đóng góp của các công ty ,
trong đó Công ty TNHH Một thành viên Yến Sào Khánh Hòa là một trong những công
ty nhà nước đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh
Khánh Hòa.
Trước bối cảnh các công ty trong nước tất yếu phải chịu sự tác động mạnh mẽ
của quy luật cạnh tranh. Do đó muốn tồn tại và phát triển, muốn vươn lên thì trước hết
đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phải có hiệu quả. Công ty TNHH
Một thành viên Yến Sào Khánh Hòa đã tăng cường sự chủ động trong hoạt động sản
xuất–kinh doanh, phát huy tính tự chủ, hiệu quả cao trong công tác sản xuất-kinh
doanh, xuất khẩu, doanh thu tăng cao, đóng góp ngân sách Nhà nước ngày càng tăng
và phát triển bền vững.
Công ty TNHH Một thành viên Yến Sào Khánh Hòa được UBND tỉnh Khánh
Hòa giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, khai thác, chế biến nguồn tài nguyên yến sào, với
bề dày trên 25 năm hoạt động, chuyên khai thác, chế biến yến sào, bên cạnh đó còn
kinh doanh nhà hàng, khách sạn và dịch vụ du lịch. Sau một phần tư thế kỷ chú trọng
xây dựng, phát triển và tự hoàn thiện mình, có thể nói, TNHH Một thành viên Yến Sào
Khánh Hòa đã đạt được nhiều thành tựu: thành công trong việc phổ biến hóa giá trị bổ
dưỡng của yến sào đến toàn thể mọi tầng lớp người dân, xây dựng và khẳng định
thương hiệu, tạo nền tảng khoa học vững chắc và được người tiêu dùng đánh giá cao.
Năm 2015, công ty Yến sào Khánh Hòa đã vinh dự dành giải Vàng giải thưởng
Chất lượng Quốc gia và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đây là sự ghi nhận của
Đảng và Nhà nước đối với những đóng góp của công ty vào phong trào năng suất chất
lượng tại Việt Nam. Công ty Yến sào Khánh Hòa là Công ty Nhà nước trực thuộc
UBND tỉnh Khánh Hòa, được thành lập vào ngày 09/11/1990. Năm 2009, Công ty
1


Yến Sào Khánh Hoà chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Yến

Sào Khánh Hoà. Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, giữa biết bao thử thách của
biến động thị trường, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã chứng tỏ được bản lĩnh, sự mạnh
mẽ của mình, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Công ty đã nỗ lực xây dựng, phát triển
với tâm huyết ngành nghề, từng bước mở rộng và khẳng định giá trị thương hiệu:
Từ năm 2011-2015, Công ty đầu tư xây dựng, mở rộng thêm các nhà máy: Nhà
máy chế biến nguyên liệu yến sào, Nhà máy Nước giải khát cao cấp Yến sào Cam
Thịnh, Nhà máy Nước giải khát Sanna quy mô với thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn
Châu Âu. Các sản phẩm sản xuất đảm bảo chất lượng được quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO, HACCP, tiêu chuẩn tích hợp của cộng đồng Châu Âu IFS, tiêu chuẩn
liên hiệp Anh BRC, tiêu chuẩn FDA Hoa Kỳ đảm bảo đẩy mạnh xuất khẩu vào Châu
Âu, Châu Mỹ.
Hiện nay Công ty phát triển 40 dòng sản phẩm được chế biến từ yến sào chất
lượng cao, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh các dòng sản phẩm của Công ty
Yến sào Khánh Hòa tại 63 tỉnh thành trong cả nước với hơn 1.000 nhà phân phối và
xuất khẩu trên 21 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với hệ thống showroom, cửa
hàng liên kết tại Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Úc, Canada,
Singapore và các nước Asean.
Với những thành tựu đạt được của Công ty Yến Sào và sự đóng góp nguồn thu
cho ngân sách tỉnh Khánh Hòa nên tôi quyết định chọn Công ty Yến Sào làm đề tài
nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, với chủ trương của Đảng và Nhà nước đang tiến
hành lập Kế hoạch thực hiện Phương án sắp xếp, đổi mới và tái cơ cấu công ty nhà
nước giai đoạn 2016-2020, việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở để
chuyển đổi hình thức cổ phần hóa công ty . Chính vì lý do đó nên tôi chọn đề tài
“Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Một thành viên Yến
Sào Khánh Hòa” để làm luận văn thạc sĩ.
2. Tổng quan nghiên cứu liên quan
2.1. Nghiên cứu ngoài nước
Kết quả hoạt động của công ty thường được đánh giá dưới góc độ kết quả hoạt
động tài chính và được trình bày trong các tài liệu về phân tích hoạt động kinh doanh
2



hoặc phân tích hoạt động tài chính. Hiện nay có một số tài liệu và nghiên cứu có liên
quan đến đo lường và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, chẳng hạn
như các nghiên cứu sau:
US Bititci và cộng sự (1997) đã nghiên cứu hệ thống đo lường hiệu quả hoạt
động kinh doanh, kết quả nghiên cứu nhóm tác giả đã nêu lên vai trò quan trọng của hệ
thống chỉ tiêu đánh giá trong quá trình đánh giá HQKD của DN, các mô hình liên kết
các chỉ tiêu ở các khía cạnh khác nhau của quá trình kinh doanh và đề xuất các mô
hình tham khảo để đánh giá HQKD như các mô hình của châu Âu (The European
Model for Business Excellence - EFQM, 1995); mô hình Business Classification
Model của Puttick và Hill (1993); mô hình Systems Classification Model của Ginzberg
và mô hình Performance.
Nghiên cứu của C. Walsh (2008) đã cho thấy hoạt động của công ty được đánh
giá dựa các nhóm hệ số tài chính và khả năng sinh lợi. Ngoài ra tác giả cũng đã phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Tương tự, Higgins
(2005) cũng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dựa trên kết quả hoạt
động tài chính.
R.Simon (2000): Performance Measurement and Control System for Impleming
Strategy, Prentice Hall. Tác giả đã dựa vào các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để
đánh giá kết quả hoạt động của công ty . Tài liệu cũng đưa ra hướng dẫn cho các công
ty xây dựng hệ thống kiểm soát và quản lý nhằm đạt được hiệu quả cao trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Bài báo “Linking knowledge management strategy to business performance in
construction organizations” của các tác giả Herbert S.Robinson, Patricia M.Carrillo,
Chimay J.Anumba và Ahmed M.Al- Ghassani từ trường đại học Tổng hợp
Loughborough Vương quốc Anh đăng trong tài liệu hội thảo hàng năm tổ chức lần thứ
17 tại trường đại học Tổng hợp Salford tháng 9 năm 2001 và tạp chí Researchers in
Construction Management số 1 năm 2002 (các trang từ 577 đến 586) đã phân tích mối
quan hệ giữa quản trị chiến lược với hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các công

ty xây dựng ở Anh.
Bài báo “Performance implications of strategic performance measurement in
financial services firms” được đăng trên tập san Accounting, Organizations and
3


Society số 28 năm 2003 (từ trang 715 đến 741) của các tác giả Christopher D. Ittner,
David F. Larcker và Taylor Randall đến từ trường Đại học Tổng hợp Pennsylvania và
trường Đại học Tổng hợp Utah (Mỹ) đã giới thiệu về hệ thống đánh giá HQKD chiến
lược trong các DN dịch vụ tài chính ở Mỹ.
Bài báo "Performance measurement and organzational effectivenes: bridging the
gap" của PGS Jean Francois Henri, khoa Kế toán trường Đại học Tổng hợp Laval,
Québec, Canada đăng trên tạp chí Managerial Finance số 30 năm 2004 đã nghiên cứu
về mối quan hệ và khoảng cách giữa các chỉ tiêu đánh giá HQKD và DN hiệu quả.
Trong bài viết của mình, tác giả đã trình bày các mô hình lý thuyết về DN hiệu quả và
các mô hình đánh giá HQKD của DN. Tác giả đã chỉ ra những khoảng cách giữa hệ
thống đánh giá HQKD với mô hình DN hiệu quả đồng thời đề xuất giải pháp thu hẹp
khoảng cách giữa chúng.
Bài báo “Performance efficiency evaluation of the Taiwan’s shipping industry:
an application of data envelopment analysis” của các tác giả Wen -Cheng Lin, Chin Feng Liu (Prof.), Ching - Wu Chu (Prof.) đăng trên tạp chí Proceedings of the Eastern
Asia Society for Transportation Studies, số 5 năm 2005 (các trang 467 - 476) giới
thiệu về hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả gồm các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi
tài chính áp dụng trong ngành công nghiệp vận tải biển của Đài Loan.
Bài báo “Measurement of corporate performance through balanced scorecard:
an overview” của các tác giả Samir Ghosh và Subrata Mukherjee giảng viên Đại học
Vidyasagar đăng trên tạp chí “Vidyasagar University Journal of Commerce” số 11,
tháng 3 năm 2006 phân tích các ưu điểm khi sử dụng Bảng điểm cân bằng để đánh giá
HQKD của DN.
Bài báo “Performance Measurement: Questions for Tomorrow” của các tác giả
Umit Bititci, Viktor Dörfler, Sai Nudurupati1 (Đại học Tổng hợp Strathclyde,

Glasgow, UK), Patrizia Garengo (Đại học Tổng hợp Padova, Italy) đăng trên tạp chí
Nghiên cứu SIOM Research Paper Series số 05 tháng 10/2009 của Đại học Glasgow,
giới thiệu về xu hướng phát triển hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của các DN trên
thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa.
Luận án tiến sỹ: "Measuring Performance in Small and Medium Enterprises in
the Information & Communication Technology Industries" của tác giả Donglin Wu
4


bảo vệ tại trường Quản trị kinh doanh thuộc trường Đại học RMIT tháng 2 năm 2009.
Trong luận án của mình, Wu nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến thành công của
các DN quy mô vừa và nhỏ trong lĩnh vực tin học viễn thông của Australia để đề xuất
hệ thống đánh giá HQKD khung cho các DN này.
Luận văn thạc sỹ: "Proposal of a Performance Measurement System for ecommerce SMEs in Denmark" của Ana Carolina Rossi (2012) nghiên cứu đặc điểm
hoạt động và thực trạng hệ thống đánh giá HQKD của các DN thương mại điện tử quy
mô vừa và nhỏ ở Đan Mạch để đề xuất sử dụng hệ thống đánh giá hiệu quả trên cơ ở
phân tích các mô hình đánh giá HQKD đang được các DN áp dụng hiện nay.
Bài báo "Competitive strategy, performance measurement and organizational
performance: empirical study in Thai listed companies" của hai tác giả Luliya
Teeratansirikool và and Sununta Siengthai từ Viện công nghệ châu Á (AIT) tại hội
thảo “Proceedings of 16th International Business Research Conference” tổ chức tại
Dubai tháng 4 năm 2012 nghiên cứu về mối quan hệ giữa chiến lược cạnh tranh với
các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và HQKD của 561 công ty niêm yết tại Thái Lan.
Trong các công trình nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu (thước đo) đánh giá HQKD
của DN đặc biệt phải kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả Robert Kaplan,
giáo sư kế toán của đại học Harvard và Dawid Norton, giám đốc điều hành của Công
ty Nolan Norton về hệ thống đánh giá HQKD chiến lược bằng Bảng điểm cân bằng
(Balanced Scorecard). Điển hình trong các công trình nghiên cứu của các tác giả này là
các bài báo và cuốn sách sau:
Bài báo "Transforming the balanced scorecard from performance measurement

to strategic management" đăng trên tạp chí Accounting Horizons số 15 năm 2001
(trang 87 - 104).
Bài báo “The Balanced Scorecard: Measures That Drive Performance”, trên tạp
chí Harvard Business Review, số tháng 1, 2 năm 1992 (pp. 71 - 79).
Thông qua các bài báo trên, các tác giả cho rằng: hệ thống đánh giá hiệu quả phụ
thuộc quá nhiều vào các chỉ tiêu tài chính có thể dẫn đến sai lầm của các nhà quản trị
khi đánh giá HQKD của DN và có thể thúc đẩy các hành vi bất lợi cho DN. Chẳng hạn
nhà quản trị có thể từ chối cơ hội đầu tư cần thiết cho sự phát triển của DN nhưng lại
5


làm cho tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư của bộ phận do anh ta quản lý bị giảm đi. Để có
được lợi nhuận cao, nhà quản trị có thể tận dụng công suất máy móc thiết bị để sản
xuất nhiều sản phẩm nhằm hạ giá thành. Tuy nhiên, sản xuất nhiều nhưng không bán
được sẽ làm cho hàng tồn kho nhiều lên dẫn đến nhu cầu tăng vốn và làm phát sinh chi
phí lưu kho, v.v... từ đó có thể làm giảm HQKD của DN.
Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện thành công chiến lược
của DN, các tác giả cho rằng trong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN cần
chứa đựng các chỉ tiêu phản ánh những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến việc thực
hiện thành công chiến lược. Các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến việc thực hiện
thành công chiến lược thường bao gồm: chất lượng nhân viên, quy trình kinh doanh
nội bộ, sự hài lòng của khách hàng, ... . Từ các phân tích của mình, các tác giả đề xuất
sử dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của DN
được liên kết với nhau theo quan hệ nhân quả gọi là "Bảng điểm cân bằng".
Công trình nghiên cứu của các tác giả này đã mở đầu cho các nghiên cứu sau đó
về hệ thống đánh giá HQKD trong các DN cụ thể và mở rộng sang các lĩnh vực khác
như trong các tổ chức phi lợi nhuận, các cơ quan công quyền, v.v... Nhìn chung, các
công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài gần đây đều tập trung vào các nội
dung sau:

- Chỉ ra những hạn chế của hệ thống đánh giá truyền thống chỉ dựa vào các chỉ
tiêu tài chính không còn phù hợp trong điều kiện cạnh tranh cùng với vai trò ngày càng
tăng của các tài sản vô hình đối với thành công của DN.
- Đánh giá vai trò ngày càng quan trọng của hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD
trong DN và vai trò ngày càng quan trọng cũng như sự cần thiết của các chỉ tiêu phi tài
chính với việc thực hiện thành công chiến lược của DN.
- Đưa ra các đề xuất xây dựng hệ thống đánh giá gắn với mục tiêu chiến lược của
DN bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các chỉ tiêu ngắn hạn gắn với các
chỉ tiêu dài hạn và mục tiêu chiến lược, v.v... liên hệ chặt chẽ với nhau trong hệ thống
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả.
- Đánh giá HQKD gắn với mục tiêu thực hiện chiến lược, đánh giá tác động của
các nhân tố tới việc thực hiện thành công chiến lược.
6


2.2. Nghiên cứu trong nước
Ở trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về HQKD. Trong số các công
trình này, có một số công trình tiêu biểu sau:
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang với luận án tiến sỹ “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu
phân tích tài chính trong các DN xây dựng ở Việt Nam” (2002). Trong luận án này, tác
giả Nguyễn Ngọc Quang đã nghiên cứu thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính
trong các DN xây dựng và đề xuất hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho
các DN này. Mặc dù đạt được những thành công trong đề xuất hoàn thiện chỉ tiêu phân
tích tài chính cho các DN xây dựng nhưng khía cạnh nghiên cứu của luận án tập trung
vào phân tích tài chính. Nội dung của luận án chưa đề cập đến đánh giá hiệu quả cũng
như những tác động của hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD đối với hoạt động của DN
và phương hướng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong DN.
Luận án tiến sỹ: “Phân tích HQKD trong các DN khai thác khoáng sản Việt
Nam” (2008) của tác giả Nguyễn Thị Mai Hương thực hiện tại trường Đại học Kinh tế
quốc dân năm 2008. Trong luận án của mình, tác giả Nguyễn Thị Mai Hương đã

nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp hoàn thiện các chỉ tiêu và phương pháp
phân tích HQKD trong các DN khai thác khoáng sản ở Miền Trung. Tương tự như tác
giả Nguyễn Ngọc Quang, trong luận án của mình, tác giả Nguyễn Thị Mai Hương chỉ
tập trung nghiên cứu và phân tích các chỉ tiêu đánh giá HQKD và các nhân tố ảnh
hưởng đến HQKD của DN dưới góc độ hiệu quả tài chính trong ngắn hạn mà chưa
đánh giá dưới góc độ quản trị chiến lược và thực hiện mục tiêu chiến lược. Các đề xuất
của tác giả luận án tập trung vào hoàn thiện nội dung và phân tích HQKD để giúp cho
DN đánh giá đúng đắn HQKD của mình.
Luận án tiến sỹ “Hoàn thiện phân tích HQKD trong các DN chế biến gỗ xuất
khẩu khu vực Nam Trung Bộ” của tác giả Đỗ Huyền Trang thực hiện tại trường Đại
học Kinh tế quốc dân năm 2012. Trong luận án của mình, tác giả Đỗ Huyền Trang đã
nghiên cứu và phân tích thực trạng phân tích HQKD của các DN chế biến gỗ xuất
khẩu ở Khu vực Nam Trung Bộ. Nội dung luận án của tác giả chỉ tập trung vào nghiên
cứu và đề xuất hoàn thiện phương pháp và chỉ tiêu phân tích HQKD ngắn hạn, chưa đề
cập đến phân tích HQKD dài hạn và hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá HQKD dài hạn.

7


Ngoài các luận án tiến sỹ, một số luận văn thạc sỹ và luận văn cử nhân cũng đề
cập đến đề tài phân tích HQKD và các giải pháp nâng cao HQKD của các DN. Tiêu
biểu như luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Khắc Hán (2005) nghiên cứu đề tài:
“Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong
các công ty xăng dầu Việt Nam”. Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Thị Bích Thủy
(2005) với đề tài: “Phân tích HQKD trong các DN sản xuất than thuộc TCT Than Việt
Nam”, v.v... Nhìn chung các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến HQKD
tập trung chủ yếu theo 2 nhóm đề tài:
Nhóm thứ nhất là các đề tài phân tích tình trạng tài chính và HQKD của các DN
dựa trên phân tích các chỉ tiêu đánh giá HQKD từ các báo cáo tài chính của các DN để
đánh giá thực trạng HQKD, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao HQKD của các DN

được nghiên cứu.
Nhóm thứ hai là các đề tài nghiên cứu hoàn thiện phân tích tình trạng tài chính và
HQKD của các DN. Theo hướng này, các đề tài nghiên cứu đều tập trung đánh giá
thực trạng phân tích HQKD của các DN hiện nay trên các khía cạnh: tài liệu sử dụng
cho phân tích, phương pháp phân tích và nội dung (các chỉ tiêu) phân tích HQKD. Từ
thực trạng phân tích HQKD của các DN, các tác giả nghiên cứu đã đề xuất các giải
pháp hoàn thiện phương pháp, nội dung phân tích và nâng cao chất lượng của tài liệu
sử dụng cho phân tích HQKD. Tiêu biểu cho nhóm đề tài này là các công trình nghiên
cứu của các tác giả sau: “Phân tích HQKD tại Công ty TNHH Tân Bảo Vũ” của
Nguyễn Thị Nhất Linh (Đại học Kinh tế quốc dân, 2008) nghiên cứu và đánh giá thực
trạng phân tích HQKD của Công ty TNHH Tân Bảo Vũ.
Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện phân tích HQKD tại TCT Tài Nguyên và Môi
Trường Việt Nam” của học viên cao học Vương Thị Thu Hiền (Đại học Kinh tế quốc
dân, 2010) nghiên cứu nội dung và phương pháp phân tích HQKD của TCT Tài
nguyên và Môi trường Việt Nam.
“Hoàn thiện phân tích HQKD ở công ty Viễn Thông Hà Nội” của học viên cao
học Nguyễn Thị Phương Trang (Đại học Kinh tế quốc dân, 2010). Trong luận văn của
mình, tác giả đã nghiên cứu thực trạng phân tích HQKD của công ty Viễn thông Hà
Nội để đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân tích HQKD ở công ty này. Trong số các
8


giải pháp đề xuất, tác giả có đề xuất hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích HQKD của Công
ty Viễn thông Hà Nội.
“Phân tích HQKD tại công ty TNHH Hoàng Thủy” của Nguyễn Thị Hồng Điệp
(Đại học Thương Mại, 2009) nghiên cứu thực trạng phân tích HQKD của công ty
TNHH Hoàng Thủy, v.v...“Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích HQKD và phương
hướng nâng cao HQKD tại Viện máy và công cụ nông nghiệp”.
Các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này có các đặc điểm sau:
- Các nghiên cứu đều dựa trên các số liệu tài chính được thu thập từ các báo cáo

tài chính của các DN. Các tác giả chưa sử dụng các chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá
HQKD của các DN.
- Việc đánh giá HQKD mới chỉ tập trung vào đánh giá HQKD ngắn hạn theo kỳ
lập báo cáo (1 năm), chưa có các đánh giá HQKD dài hạn (HQKD chiến lược).
- Các công trình nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá HQKD của toàn DN, chưa
đánh giá HQKD của từng bộ phận trong DN. Hạn chế của việc đánh giá này là chưa
chỉ ra được các nguyên nhân cụ thể ảnh hưởng đến HQKD của DN để có các giải pháp
phù hợp.
- Các nghiên cứu mới chỉ được thực hiện trên góc độ phân tích các chỉ tiêu đánh
giá HQKD, chưa có các công trình nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá
HQKD để giúp cho các nhà quản trị có thể kiểm soát và đánh giá đúng đắn HQKD của
các DN.
Từ nghiên cứu các công trình ở trong và ngoài nước nêu trên, tác giả rút ra các
kết luận sau:
- Các công trình nghiên cứu trong nước chưa nhận thấy tầm quan trọng của việc
sử dụng các chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá HQKD của các DN và việc đánh giá mới
tập trung vào ngắn hạn, chưa có các chỉ tiêu đánh giá dài hạn, gắn với chiến lược.
Một hạn chế nữa của các công trình nghiên cứu trong nước là mới chỉ tập trung
đánh giá HQKD của toàn DN, chưa đánh giá HQKD của từng bộ phận trong DN. Các
nghiên cứu này mới chỉ được thực hiện trên góc độ phân tích các chỉ tiêu đánh giá
HQKD, chưa có các công trình nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá
HQKD để giúp cho các nhà quản trị có thể kiểm soát và đánh giá đúng đắn HQKD của
các DN.
9


- Các công trình nghiên cứu của nước ngoài đã chỉ ra được những hạn chế của hệ
thống đánh giá truyền thống nếu chỉ dựa vào các chỉ tiêu tài chính, đồng thời các công
trình này cũng đã đánh giá vai trò ngày càng quan trọng cũng như sự cần thiết của các
chỉ tiêu phi tài chính đối với việc thực hiện thành công chiến lược của DN.

- Mặc dù chỉ rõ tầm quan trọng của các chỉ tiêu phi tài chính nhưng các công
trình nghiên cứu của nước ngoài không phủ nhận vai trò của các chỉ tiêu tài chính,
ngược lại còn khẳng định mối liên hệ chặt chẽ của hai nhóm chỉ tiêu này trong hệ
thống chỉ tiêu đánh giá HQKD.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Một thành viên
Yến Sào Khánh Hòa thời gian qua trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cáo hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.
3.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa toàn bộ cơ sở lý luận liên quan đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
+ Phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Một
thành viên Yến Sào Khánh Hòa, qua đó chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Công ty trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
hiệu quả của hoạt động kinh doanh tại Công ty MTV Yến Sào Khánh Hòa.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty MTV Yến Sào
Khánh Hòa.
Phạm vi thời gian: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty MTV
Yến Sào Khánh Hòa được khảo sát trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016; các
giải pháp đề xuất của tác giả trong thời gian tới.
Đánh giá hiệu quả hoạt động Công ty MTV Yến Sào Khánh Hòa thông qua khả
năng sinh lời giai đoạn 2012 -2016.
10



5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng kết
hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như điều tra thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích…
Đối với dữ liệu thứ cấp, tác giả tổng hợp, hệ thống hóa từ các nguồn dữ liệu tin
cậy như: các Báo cáo tài chính từ năm 2012-2016 của Công ty MTV Yến sào Khánh
Hòa, số liệu của Sở Tài chính Khánh Hòa. Trên cơ sở số liệu thu thập được, tác giả sử
dụng phần mềm Excel để thống kê mô tả, so sánh, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu
quả kinh doanh của Công ty.
6. Đóng góp của đề tài
- Lý thuyết: Hệ thống lại lý thuyết về đánh giá hiệu hoạt động thông qua phương
pháp đo lường khả năng sinh lời.
- Thực tiễn: Đề tài xem xét, đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty MTV Yến
Sào Khánh Hòa thông qua đo lường khả năng sinh lời. Từ đó, chỉ ra những ưu, nhược
của hiệu quả hoạt động tại Công ty. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tế, đề tài đề
xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại Công ty. Đề tài có thể làm
tài liệu tham khảo cho học viên cao học các khóa sau.
7. Dự kiến kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo; nội dung chính của
luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty MTV
Yến Sào Khánh Hòa giai đoạn 2012-2016.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Công ty trong thời gian tới.

11


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả sản xuất kinh dooanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra tức là
giá trị sử dụng của nó; hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình
kinh doanh. Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh, giữa
hiệu quả và mục tiêu kinh doanh;
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế, được phản ảnh qua nhịp
độ tăng của các chỉ tiêu kinh tế. Cách hiểu này là phiến diện chỉ đứng trên giác độ biến
động theo thời gian.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết quả
kinh tế. Đây là biểu hiện của bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là các chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh
giữa kết quả với chi phí. Định nghĩa như vậy chỉ đề cập đến cách xác lập các chỉ tiêu
chứ không toát lên ý niệm của vấn đề.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết quả sản xuất kinh doanh trên
mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh. Quan niệm này muốn
quy hiệu quả sản xuất kinh doanh về một chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó.
Bởi vậy cần một khái niệm bao quát hơn và cũng là khái niệm tác giả sử dụng
trong đề tài là:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển
kinh tế theo chiều sâu, nó phản ảnh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái
sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh là thu được lợi ích nhiều hơn (Nguyễn
Tấn Bình, 2008).
1.2 Bản chất và ý nghĩa của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là phạm trù phản ánh mặt chất
lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ quản lý sử dụng các
nguồn lực (lao động, thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu và vốn) để đạt được kết quả
tốt nhất trên cơ sở tối thiểu hóa chi phí. Để hiểu rõ bản chất của hiệu quả sản xuất kinh
12



doanh của doanh nghiệp cần làm rõ khác nhau và mối quan hệ giữa hiệu quả kinh
doanh và kết quả kinh doanh.
Kết quả kinh doanh là những gì doanh nghiệp thu được sau một quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh nhất định. Kết quả là mục tiêu của doanh nghiệp, có thể
được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Kết quả cũng phản ánh mặt
chất lượng của sản xuất kinh doanh hoàn toàn định tính như uy tín, danh tiếng của
doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm…Tự bản thân mình, kết quả kinh doanh chưa thể
hiện nó được tạo ra ở mức nào và với chi phí bao nhiêu.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù phản ánh trình độ khai thác sử
dụng các nguồn lực sản xuất (tiền vốn, vật tư, lao động…), phản ánh kết quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp được tạo ra với mức chi phí nhất định gắn với điều kiện
cụ thể của doanh nghiệp. Để xác định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài
địa lượng kết quả kinh doanh còn phải xác định được đại lượng chi phí.
Xác định chi phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ là vấn đề không đơn giản.
Việc tính toán các chi phí như chi phí kế toán, chi phí kinh doanh…phụ thuộc rất
nhiều vào cơ chế hạch toán, trình độ quản lý kinh doanh. Tóm lại, hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh tương đối phức
tạp và khó tính toán bởi chi phí và kết quả thường khó xác định một cách chính xác
(Nguyễn Hải Sản, 2007).
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Các nguồn lực sản xuất xã hội là một phạm trù khan hiếm, càng ngày người ta
càng sử dụng các nguồn lực sản xuất vào các hoạt động sản xuất phục vụ các nhu cầu
khác nhau của con người. Trong khi các nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng giảm đi
thì nhu cầu của con người lại ngày càng đa dạng và tăng không có giới hạn. Điều này
phản ánh quy luật khan hiếm. Quy luật khan hiếm buộc mọi doanh nghiệp phải lựa
chọn và trả lời chính xác ba câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất
cho ai? Vì thị trường chỉ chấp nhận sản phẩm phù hợp. Nếu doanh nghiệp nào không
đáp ứng nỗi ba câu hỏi trên sẽ dẫn tới khả năng không thể tồn tại.
Trong cơ chế thị trường, mở cửa và ngày càng hội nhập, doanh nghiệp phải chấp
nhận và đứng vững trong cạnh tranh. Vì vậy, để duy trì lợi thế về giá cả doanh nghiệp

13


phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất hơn so với các doanh nghiệp khác. Chỉ
trên cơ sở sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao, doanh nghiệp mới có khả năng đạt
được điều này. Hiệu quả kinh doanh ngày càng cao càng phản ánh việc sử dụng tiết
kiệm nguồn lực sản xuất. Vì vậy, nâng cao hiệu quả là đòi hỏi khách quan để doanh
nghiệp thực hiện tốt mục tiêu của mình (Dương Hữu Hạnh, 2009).
1.4 Các quan điểm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Để đánh giá đúng quan điểm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải quán
triệt một số quan điểm sau:
Quan điểm 1: Đảm bảo lẫn hiệu quả kinh tế lẫn hiệu quả chính trị, xã hội. Quan
điểm này cho rằng doanh nghiệp vừa đạt hiệu quả kinh tế nhưng vẫn thực hiện tốt
nhiệm vụ chính trị, xã hội. Nghĩa là bên cạnh việc phấn đấu nỗ lực thu được nhiều lợi
nhuận thì doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ công ăn việc làm cho người lao động,
nâng cao thu nhập cho họ, đồng thời phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà
nước. Hiệu quả kinh doanh đạt được một cách toàn diện khi nó không làm suy giảm
hiệu quả chính trị, xã hội. Vì hoạt động của doanh nghiệp phải nằm trong chiến lược
phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước, và xu thế phát triển của doanh nghiệp
phải phù hợp với sự vận động phát triển chung của toàn bộ quốc gia.
Quan điểm 2: Đảm bảo tính toàn diện và tính bộ phận trong quá trình nâng cao
hiệu quả kinh doanh. Theo quan điểm này việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải là
sự kết hợp hài hòa giữa nâng cao hiệu quả của các bộ phận và sự tăng lên của hiệu quả
kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp là nền tảng của sự phát triển lâu dài, bền
vững. Quan điểm này cho ta thấy khi nâng cao hiệu quả kinh doanh phải thực hiện
đồng bộ nhiều giải pháp trong toàn bộ lĩnh vực quản lý của doanh nghiệp để đạt được
mục tiêu cuối cùng, mục tiêu lợi nhuận.
Quan điểm 3:Đảm bảo hài hòa các lợi ích, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích
xã hội, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu
quả kinh doanh phải thỏa mãn hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong mối quan hệ ràng

buộc lẫn nhau. Nghĩa là việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với việc tăng
lợi nhuận của doanh nghiệp thì thu nhập của người lao động cũng phải tăng, đồng thời
mức nộp ngân sách nhà nước cũng tăng. Bởi vì thực hiện được các yêu cầu trên thì
mới tạo được động lực cho các thành phần có liên quan tham gia tích cực vào việc
14


×