Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Giaotrinh QTDA chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 97 trang )

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. Khái niệm dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư
1.1.1. Khái niệm đầu tư
Theo điều 3 của Luật đầu tư ban hành ngày 12/12/2005 thì: “Đầu tư là việc
nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản,
tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan”.
Theo quan điểm của doanh nghiệp: Đầu tư là một hoạt động bỏ vốn để tiến
hành các hoạt đông kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hoạt động đầu tư: là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao
gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư.
Nhà đầu tư: Là tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước thực hiện hoạt động
đầu tư.
Các dạng vốn đầu tư bao gồm:
- Tiền đồng và các loại ngoại tệ.
- Cổ phiếu vá các loại giấy tờ có giá khác của nhà đầu tư.
- Trái phiếu, các khoản nợ.
- Công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ: nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công
nghiệp, sáng chế ….
- Bất động sản, quyền đối với bất động sản: quyền cho thuê, chuyển nhượng,
góp vốn, thế chấp, bảo lãnh …
- Các khoản lợi tức phát sinh từ hoạt động đầu tư.
- Các quyền đòi nợ và quyền có giá trị kinh tế theo hợp đồng.
Phân loại đầu tư:
- Phân loại đầu tư theo chức năng quản trị vốn đầu tư, có hai hình thức: Đầu tư
trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
 Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư.
1



 Đầu tư gián tiếp là đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái
phiếu…thông qua quỹ đầu tư và các trung gian tài chính nhưng không
tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Theo nguồn vốn đầu tư thì có đầu tư vốn trong nước và đầu tư vốn nước
ngoài.
- Theo nội dung kinh tế, gồm đầu tư vào lực lượng lao đông, đầu tư xây dựng
cơ bản, đầu tư tài sản lưu động.
- Theo mục tiêu đầu tư, gồm: Đầu tư mới, đầu tư mở rộng và đầu tư cải tạo.
1.1.2. Khái niệm, đặc trưng của dự án đầu tư
Khái niệm:
- Quan điểm chung: Dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, môt nhiệm vụ
phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một
kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới.
 Dự án có tính cụ thể và mục tiêu xác định.
 Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng mà tạo ra một thực thể
mới.
Nói cách khác, dự án là việc sử dụng các nguồn lực hữu hạn để thực hiện
nhiều công việc khác nhau nhưng có liên quan với nhau và cùng hướng tới
các mục tiêu và lợi ích cụ thể.
- Quan điểm quản lý (Theo PMI - Viện QLDA): Dự án là những nỗ lưc có
thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc một dịch vụ duy nhất.
 Mọi dự án đều có điểm bắt đầu và điểm kết thúc.
 Sản phẩm, dịch vụ của dự án luôn khác biệt so với những sản phẩm
tương tự đã có hoặc những dự án khác.
Những đặc trưng của dự án:
- Dự án có mục đích, có kết quả xác định.
 Dự án là một hệ thống phức tạp được phân chia thành nhiều bộ phận để
thực hiện và quản lý nhưng đều phải thống nhất đảm bảo các mục tiêu
chung về thời gian, chi phí, tiến độ với chất lượng cao.

2


- Dự án có chu kỳ phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn.
- Sản phẩm, dịch vụ của dự án mang tính chất độc đáo, mới lạ.
- Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa những bộ
phận quản lý chức năng với bộ phận QLDA.
 Để thực hiện thành công mục tiêu của dự án, các nhà QLDA cần duy trì
thường xuyên mối quan hệ với các bộ phận khác.
- Dự án có môi trường hoạt động luôn “va chạm”.
 Môi trường QLDA có nhiều quan hệ phức tạp nhưng năng động.
- Dự án có tính bất định và rủi ro cao.
Phân biệt dự án, chương trình và nhiệm vụ:
- Chương trình: Có kế hoạch dài hạn, tổng hợp được thực hiện trên một
phạm vi không gian rộng lớn, thời gian dài, nguồn lực lớn và bao gồm
nhiều dự án nhằm đạt những mục tiêu KTXH quan trọng của vùng ngành
hay nền kinh tế.
- Dự án: Là qúa trình gồm nhiều công tác, nhiệm vụ có liên quan với nhau,
được thực hiện nhằm đạt mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về
thời gian, nguồn lực và ngân sách.
- Nhiệm vụ: Là nỗ lực ngắn hạn trong vài tuần hoặc vài tháng được thực
hiện trong một tổ chức nào đó. Tổ chức này có thể kết hợp thực hiện các
nhiệm vụ khác để thực hiện dự án.
1.2. Nội dung quản lý dự án
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu của QLDA
 Khái niệm QLDA:
QLDA là quá trình lập kế hoạch điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát
quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn
trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và
chất lượng sản phẩm bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.

QLDA bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu:
- Lập kế hoạch.
- Điều phối thực hiện dự án.
- Giám sát.
3


 Mục tiêu QLDA:
Mục tiêu cơ bản của QLDA nói chung là hoàn thành các công việc dự án theo
đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng trong phạm vi ngân sách được duyệt và tiến độ
thời gian cho phép. Các mục tiêu này có mối qua hệ chặt chẽ với nhau và đươc thể
hiện theo công thức:
C = f(P,T,S)
C: Chi phí
P: Mức độ hoàn thành công việc.
S: Phạm vi dự án.
T: Yếu tố thời gian.

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa 3 mục tiêu cơ bản.
Đánh đổi mục tiêu:
Đánh đổi mục tiêu dự án là việc hi sinh một mục tiêu nào đó để thực hiện tốt
hơn mục tiêu kia trong điều kiện thời gian và không gian cho phép, nhằm thực hiện
tốt nhất tất cả các mục tiêu dài hạn của quá trình QLDA. Nếu công việc dự án diễn
ra đúng kế hoạch thì không cần đánh đổi mục tiêu. Việc đánh đổi mục tiêu thường
diễn ra trong suốt quá trình QLDA, đánh đổi mục tiêu thường dựa trên các điều kiện
hay ràng buộc nhất định.

4



Bảng 1.1. Các tình huống đánh đổi mục tiêu
Lọai tình
huống

A

B

C

Ký hiệu

Thời gian

Chi phí

Kết quả
(Chất lượng)

A1

Cố định

Thay đổi

Cố định

A2

Thay đổi


Cố định

Thay đổi

A3

Thay đổi

Thay đổi

Cố định

B1

Cố định

Cố định

Thay đổi

B2

Cố định

Thay đổi

Cố định

B3


Thay đổi

Cố định

Cố định

C1

Cố định

Cố định

Cố định

C2

Thay đổi

Thay đổi

Thay đổi

CL
CL

CP

CP


Trong quá trình quản lý dự án, các nhà quản lý mong muốn đạt được:
CL

TG

CP

ATLĐD

TG

VSMT

Hình 1.2. Quá trình phát triển của các mục tiêu QLDA
5

TG

ATLĐ


6 bước cần thực hiện khi đánh đổi mục tiêu trong QLDA.
 Nhận diện và đánh giá khả năng xung khắc.
 Nghiên cứu các mục tiêu của dự án.
 Phân tích môi trường dự án và hiện trạng.
 Xác định các lựa chọn.
 Phân tích và lựa chọn khả năng tốt nhất.
 Điều chỉnh kế hoạch dự án.
1.2.2. Tác dụng của QLDA
 Liên kết tất cả các hoạt động, các công việc của dự án.

 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa các nhóm
QLDA với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án.
 Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các
thành viên.
 Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều
chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự doán được.
 Tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn.
Hạn chế: Những mâu thuẫn do cùng chia nhau một nguồn lực của đơn vị,
quyền lợi và trách nhiệm của nhà QLDA không thực hiện đầy đủ.
1.2.3. Nội dung QLDA
1.2.3.1. Quản lý vĩ mô và vi mô
 Quản lý vĩ mô đối với QLDA: Bao gồm tổng thể các biện pháp vĩ mô tác động
đến các yếu tố của quá trình hình thành, thực hiện và kết thúc dự án.

Đại diện: Nhà nước, các cơ quan Quản lý nhà nước.

Công cụ quản lý: Các chính sách, kế hoạch, qui hoạch, và hệ thống pháp
luật.
 Quản lý vi mô đối với QLDA:
 Là quản lý các hoạt động cụ thể của dự án, bao gồm nhiều khâu trong công
việc như: lập kế hoạch chi phí, thời gian và các hoạt động của dự án.
 Tuỳ từng giai đoạn mà đối tượng quản lý cụ thể khác nhau nhưng đều phải
gắn với 3 mục tiêu cơ bản của dự án.
1.3.2.2. Lĩnh vực của QLDA
Bao gồm 9 lĩnh vực.

6


Hình 1.3. Các lĩnh vực của QTDA.


7


1.2.3.3. Quản lý theo chu kỳ dự án
Có thể phân chia dự án thành nhiều giai đoạn khác nhau. Chu kỳ của một dự
án thường được chia thành bốn giai đoạn: Xây dựng ý tưởng, Giai đoạn phát triển,
Giai đoạn triển khai, Giai đoạn kết thúc.

Xây dựng ý tưởng

GĐ phát triển

GĐ triển khai

GĐ kết thúc

Hình 1.4. Các giai đoạn của chu kỳ dự án
1.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học
Sinh viên tự đọc giáo trình.
1.4. Lịch sử phát triển của quản lý dự án
Sinh viên tự đọc giáo trình.
1.5. Phân biệt QLDA với QTSX liên tục
1.5.1. Các phương pháp quản lý ứng dụng trong QLDA
- Phân tích hệ thống: Trình bày tiến độ hoạt động của toàn bộ dự án thông qua
việc sử dụng các sơ đồ mạng. Ứng dụng: …
- Quản lý theo mục tiêu: Quản lý tiến hành xác định mục tiêu cần đạt và sử
dụng các phương pháp để đo lường việc hoàn thiện so với mục tiêu. Ứng
dụng:…
- Tối thiểu hóa chi phí: Được sử dụng để rút ngắn thời gian thực hiện dự án với

chi phí tăng lên tối thiểu. Ứng dụng: ….
8


- Phân bố đều nguồn lực: Điều phối công việc dự án trên cơ sở đảm bảo nhu
cầu nguồn lực tương đối đồng đều trong một thời kỳ sao cho chi phí là tiết
kiệm nhất mà vẫn đảm bảo đúng thời gian hoàn thành dự án.
1.5.2. Đặc điểm của QLDA
Tổ chức dự án là một tổ chức tạm thời. Tại sao?
Nhà QLDA thường hoạt động độc lập với các phòng ban chức năng.
Do đó cần …. Sau khi dự án kết thúc.
Thường nảy sinh mâu thuẫn giữa những người làm dự án với các phòng ban
chức năng. Lý do?
1.5.3. Một số điểm khác nhau cơ bản giữa QLDA và QTSX liên tục
 Công tác quản trị rủi ro được thực hiện một các thường xuyên. Tại sao?
 Cần có sự hiện diện của công tác Quản trị sự thay đổi. Lý do?
 Quản trị NNL: Chức năng quản lý giữ vai trò quan trọng trong QLDA  Lựa
chọn mô hình phù hợp sẽ có tác dụng phân rõ trách nhiệm và quyền lực trong
QLDA. Ngoài ra giải quýêt vấn đề “hậu dự án” cũng là điểm khác biệt lớn
giữa hai lĩnh vực quản lý.

9


Bảng 1.2. Những khác nhau cơ bản giữa QTDA và QTSX theo dòng liên tục
QTSX liên tục

Quản lý DA

Nhiệm vụ có tính lặp lại liên tục.

Tỉ lệ sử dụng nguồn lực thấp.
Một khối lượng hàng hóa lớn được
sản xuất trong một thời kỳ (SX hàng
loạt).
Thời gian tồn tại lâu dài.
Số liệu thống kê sẵn có và có ích cho
các Qđ.
Không quá tốn kém khi chuộc lại lỗi
lầm.
Tổ chức theo tổ nhóm là hình thức
phổ biến.
Trách nhiệm rõ ràng và được điều
chỉnh theo thời gian.
Môi trường làm việc tương đối ổn
định.

Nhiệm vụ không có tính lập lại, liên
tục có tính mới mẻ.
Tỉ lệ sử sụng nguồn lực cao.
Tập trung vào một loại hay một số
lượng nhất định (SX đơn chiếc).
Thời gian tồn tại có hạn.
Các số liệu thống kê ít có nên không
sử dụng nhiều trong các Qđ về dự án.
Trả giá đắt cho các quyết định sai
lầm.
Nhân sự mới cho mỗi dự án.
Phân chia trách nhiệm thay đổi tùy
thuộc vào tính chất từng dự án.
Môi trường làm việc thường xuyên

thay đổi.

10


CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ NHÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
2.1. Các mô hình tổ chức QLDA
- Tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu mà phân loại các mô hình tổ chức QLDA cho
phù hợp.
- Căn cứ vào điều kiện cá nhân, tổ chức và yêu cầu dự án có thể chia QLDA
thành 2 nhóm chính:
 Chủ đầu tư trực tiếp QLDA.
 Thuê tư vấn QLDA.
2.1.1. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp QLDA

Hình 2.2. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp QLDA

11


2.1.2. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án

Hình 2.2. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án
2.1.3. Mô hìnnh chìa khóa trao tay

Hình 2.3. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án
2.1.4. Mô hình quản lý theo chức năng dự án
12



Hình 2.4. Mô hình QLDA theo chức năng.
2.1.5. Mô hình tổ chức chuyên trách QLDA

Hình 2.5. Mô hình tổ chức QLDA theo chuyên trách
2.1.6. Mô hình tổ chức QLDA theo ma trận

13


Hình 2.6. Mô hình tổ chức QLDA theo ma trận
2.1.7. Lựa chọn mô hình tổ chức QLDA
Lựa chọn mô hình tổ chức QLDA cần dựa vào các yếu tố:
 Qui mô dự án.
 Thời gian thực hiện DA.
 Địa điểm thực hiện DA.
 Nguồn lực và chi phí thực hiện DA.
 Công nghệ sử dụng.
 Độ bất định và tính rủi ro của DA.

14


Nhân tố ảnh hưởng và mức độ phù hợp của các mô hình QLDA
Bảng 2.1. Nhân tố ảnh hưởng và mức độ phù hợp của các mô hình QLDA

Nhân tố ảnh hưởng.

Mô hình TC theo
chức năng.


Mô hình chuyên Mô hình TC theo
trách QLDA.
ma trận.

Tính thay đổi.

Thấp

Cao

Cao

Kỹ thuật sử dụng

Tiêu chuẩn

Mới

Phức tạp

Mức độ phức tạp của
DA

Thấp

Cao

TB

Thời gian thực hiện


Ngắn

Dài

TB

Qui mô DA

Nhỏ

Lớn

TB

Tầm quan trọng của DA

Thấp

Cao

TB

Tính phói hợp trong nội
bộ TC, DN

Yếu

Mạnh


TB

Tính phối hợp với các
bộ phận bên ngoài TC

Mạnh

Yếu

TB

Tính hạn chế về TG

Yếu

Mạnh

TB

2.2. Cán bộ quản lý dự án
2.2.1. Chức năng của Giám đốc dự án
 Lập kế hoạch dự án.
 Tổ chức thực hiện dự án.
 Chỉ đạo hướng dẫn nhân viên trực thuộc.
 Kiểm tra gíam sát.
 Linh hoạt, thích ứng với sự thay đổi của môi trường dự án.
2.2.2. Trách nhiệm của Giám đốc dự án
 Đối với cấp trên.
 Đối với dự án:
* Điều hành quản lý TG, CP, NL, TT, quản lý chất lượng DA.

* Lãnh đạo nhóm QLDA.
* Có trách nhiệm phục vụ khách hàng.
* Quản lý sự thay đổi.
15


Các nhóm liên kết bởi việc QLDA.

Hình 2.7. Các nhóm liên kết bởi việc QLDA

16


2.2.3.






Kỹ năng cần có của Giám đốc dự án
Kỹ năng lãnh đạo.
Kỹ năng giao tiếp và thông tin trong QLDA.
Kỹ năng thương lượng và giải quyết khó khăn trong vướng mắc.
Kỹ năng tiếp thị và quan hệ với khách hàng.
Kỹ năng ra quyết định.

2.2.4. Điểm khác nhau cơ bản giữa nhà QLDA và nhà Qủan lý chức năng
Bảng 2.2. Điểm khác nhau cơ bản giữa nhà QLDA và nhà quản lý chức năng
Nhà QLý chức năng

Là một chuyên gia giỏi trong lĩnh vực
chuyên môn họ quản lý.
Thạo về kỹ năng phân tích.

Nhà QLDA
Là người có kiến thức tổng hợp, hiểu
biết nhiều lĩnh vực chuyên môn, có kinh
nghiệm phong phú.
Mạnh về kỹ năng tổng hợp .

Như một đốc công, một người giám sát Là một nhà tổ chức,phối hợp mọi người,
kỹ thuật về lĩnh vực chuyên sau.

mọi bộ phận cùng thực hiện dự án.
Chịu trách nhiệm đối với công tác tổ

Chịu trách nhiệm lựa chọn công nghệ.

chức, tuyển dụng cán bộ, lập kế hoạch,
hướng dẫn và quản lý dự án.

CHƯƠNG 3. QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN DỰ ÁN
3.1. Khái niệm, mục đích lựa chọn của dự án
3.1.1. Khái niệm
- Việc lựa chọn dự án được thực hiện trong giai đoạn lập dự án.
- Dự án được chọn phải là dự án có hiệu quả nhất (về tài chính, kinh tế, kinh tế
xã hội), có tính khả thi cao.
17



3.1.2. Mục địch
- Giúp chủ đầu tư lựa chọn phương án tốt nhất để đầu tư.
- Xác định rõ tính lợi hại của dự án khi đưa vào hoạt động.
- Giúp nhà tài trợ xem xét, cân nhắc vấn đề cho vay vốn.
3.2. Khung phân tích để lựa chọn dự án
- Để tiến hành lựa chọn một dự án, cần xem xét nhiều mặt, nhiều vấn đề và nội
dung liên quan.
- Khi phân tích dự án ta cần phân tích các nội dung: kinh tế, thị trường dự án,
phân tích dự án về mặt kỹ thuật, phân tích nguồn lực dự án, phân tích tài chính
dự án, phân tích đánh giá dự án về mặt KTXH, phân tích dự án về mặt môi
trường và phân tích các yếu tố rủi ro của dự án.
Hình 3.1. Khung phân tích dự án

3.3. Quan điểm lựa chọn dự án đầu tư
 Dự án là tập hợp những hoạt động, các bên liên quan phải chịu những chi phí
khác nhau và nhận những lợi ích khác nhau  Mỗi bên liên quan sẽ có quan
điểm riêng khác nhau.
 Các quan điểm lựa chọn dự án: QĐ Tổng đầu tư, QĐ chủ sở hữu, QĐ của nền
kinh tế, QĐ ngân sách, QĐ phân phối thu nhập, QĐ nhu cầu cơ bản.
3.4. Các chỉ tiêu định lượng để lựa chọn dự án
 NPV (NET PRESENT VALUE)
 IRR (INTERNAL RATE O RETURN)
 BCR (BENEFIT COST RATIO)
 T (PAYBACK PERIOD - T)
18


3.4.1.
NPV (Net presen value)
Khái niệm: NPV (Giá trị hiện tại thuần) cho biết qui mô lãi của DA. Đây là

giá trị qui đổi tất cả các khoản thu sau khi đã trừ đi các khoản chi hàng năm mà dự
kiến DA sẽ đạt được.

Chú ý: - Bi: Khoản thu ở năm thứ i
- Ci: Khoản chi năm thứ i.
- n: Tuổi thọ của dự án.
- r: Suất chiết khấu

19


Ví dụ: có hai dự A & B có suất chiết khấu r=10% và số liệu cụ thể như sau:
DỰ ÁN

Năm 0

Năm 1

Năm 2

Năm 3

A

- 5.000

2.000

3.000


500

B

- 5.000

2.000

2.000

1.000

Năm 4

2.000

NPV (A@10%) = -326,82
NPV (B@10%) = 588,42
Khi tính giá trị NPV có 3 khả năng có thể xảy ra: NPV > 0, NPV < 0 và NPV = 0.
Khi lựa chọn dự án theo chỉ tiêu NPV cần lưu ý:
 Nếu có 1 dự án => NPV >=0
 Nếu có nhiều dự án có tuổi thọ bằng nhau thì chọn DA nào có NPV lớn hơn
 Nếu có nhiều dự án có tuổi thọ không bằng nhau (phải thực hiện chuyển về
DA có tuổi bằng nhau và giả sử lượng tiền phát sinh ở những chu kỳ sau của
mỗi DA giống như chu kỳ đầu).
3.4.2.
IRR (Interal rate of return)
Khái niệm: IRR (Tỉ suất hoàn vốn nội bộ) là tỉ lệ phần trăm mà DA sẽ mang
lại một


khoản thu hồi trên vốn đầu tư. IRR giống như lãi suất dự kiến của DA,

được xem là suất sinh lời tối thiểu của DA.

Giá trị của IRR được xác định khi giải phương trình trên với NPV = 0.
Xác định IRR bằng phương pháp nội suy:
Quay trở lại ví dụ ở mục 3.4.1.
Khi r = 5%  NPV = 57,77
Khi r = 6%  NPV = -23,44
Xác định IRR:

20


VỚI:
IRR1= SUẤT CHIẾT KHẤU LÀM NPV1 > 0
IRR2= SUẤT CHIẾT KHẤU LÀM NPV2 < 0
Nhược điểm khi tính IRR :
- Có nhiều giá trị IRR.
- Không có IRR.
- Giá trị IRR mâu thuẫn với NPV.
Ví dụ dự án có nhiều IRR:
NĂM
Dòng TIền tệ

0

1

- 15.600


2
36.875

-21.750

Có 2 giá trị IRR: IRR = 13% v à IRR = 23%

Ví dụ dự án không có IRR:
NĂM

0

1
21

2


Dòng TIền tệ

100

-200

150

Ví dụ d ự án có NPV và IRR mâu thuẫn nhau.

Năm


Dòng tiền DA (X)

Dòng tiền DA (X)

0

-736.369

-736.369

1

500.000

0

2

300.000

0

3

100.000

0

4


20.000

50

5

5.000

2.000

6

5.000

5.000

7

5.000

5.000

8

5.000

5.000

65.727,39


194.035,65

16,05%

14%

NPV@10%
IRR

LỰA CHỌN DỰ ÁN THEO TIÊU CHUÂN IRR:
 Nếu có 1 dự án=> chọn IRR>=r
 Nếu có nhiều DA có vốn đầu tư bằng nhau=> chọn DA có IRR >=r và lớn
nhất.
3.4.3.
BCR (Benefit Cost Ratio)
 Khái niệm: Tỉ suất lợi ích chi phí cho biết một đồng vốn bỏ vào dự án thì
mang lại được bao nhiêu đồng doanh thu.
 Cách xác định:
BCR =∑[Bt/(1+r)t]/ ∑[Ct/(1+r)t]
Trong đó:
Bt= Khoản thu ở năm t
Ct= Khoản chi phí đầu tư ở năm t
(nếu NPV và IRR có kết luận trái ngược nhau thì tuân thủ theo KL của BCR)
22


LỰA CHỌN DỰ ÁN THEO CHỈ TIÊU BCR:
 Nếu có 1 dự án=> chọn BCR >=1
 Nếu có nhiều DA có vốn đầu tư bằng nhau=> chọn DA có BCR >=1 và lớn

nhất.
3.4.4.
T (Payback period – T)
 Khái niệm: Cho biết thời gian cần thiết để hoàn lại tiền vốn đầu tư.
 Cách xác định:

- Chọn T1 sao cho NPV(T1) < 0.
- Chọn T2 sao cho NPV(T2)> 0.
3.5. Chỉ tiêu định tính để lựa chọn dự án
Trong nhiều trường hợp các chi phí và lợi ích của một dự án chỉ đóng vai trò rất
nhỏ trong quyết định, ta chọn dự án đầu tư bằng cách đánh giá các chỉ tiêu định tính.

23


Ví dụ:
Dự án
Các tiêu chí lựa chọn

Trọng

DA xây

số

dựng cao ốc

DA Kinh doanh

DA xây dựng


KS + NH

Nmáy SX nhựa

VP
Các chỉ tiêu tài chính tốt

0.30

4

1.20 3

0.90 1

0.30

0.15

2

0.30 2

0.30 5

0.65

0.20


3

0.60 4

0.80 2

0.40

0.15

2

0.30 2

0.30 4

0.60

0.10

3

0.30 4

0.40 3

0.30

0.10


3

0.30 4

0.40 5

0.50

Xin cấp phép dễ dàng,
thuận lợi GPMB, có sự hỗ
trợ của CQ QLNN.
KN và chuyên môn của
chủ DA trong lĩnh vực đầu
tư.
Mức độ rủi ro ít
Dễ dàng khai thác, Quản lý
một cách chuyên nghiệp.
Uy tín tăng sau khi thực
hiện DA, các lợi ích khác.
Tổng số điểm

3.00

24

3.10

2.85



CHƯƠNG 4. LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN

4.1. Khái niệm, ý nghĩa và phân loại
4.1.1. Khái niệm
Lập kế hoạch dự án là việc tổ chức dự án theo một trình tự logic, xác định
mục tiêu và các phương pháp để đạt mục tiêu của dự án, dự tính những công việc
cần làm, nguồn lực thực hiện và thời gian làm những công việc đó nhằm hoàn thành
tốt mục tiêu đã xác định của dự án.
Lập kế hoạch dự án lá tiến hành chi tiết hoá những mục tiêu của dự án thành
các công việc cụ thể và hoạch định một chương trình biện pháp để thực hiện các
công việc đó.
4.1.2. Ý nghĩa
- Làm cơ sở để tuyển dụng, bố trí nhân lực cho dự án.
- Là cơ sở để tính tổng dự toán cũng như chi phí cho từng công việc của dự án.
- Là cơ sở để các nhà quản lý điều phối nguồn lực và kiểm soát tiến độ thực
hiện dự án.
- Lập kế hoạch dự án chính xác sẽ làm giảm thiểu rủi ro cho dự án, tránh được
trường hợp không khả thi, tánh các hiện tượng tiêu cực.
- Làm căn cứ cho việc kiểm tra,giám sát, đánh giá tiến trình thực hiện dự án về
các mặt: chất lượng, chi phí, thời gian…
4.1.3. Phân loại dự án
- Kế hoạch phạm vi: Chỉ rõ phạm vi của dự án trên các phương diện: tài chính,
nguồn lực, thời gian, không gian …sử dụng phương pháp phân tích công việc
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×