1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. MỞ ĐẦU
Giáo dục thể chất và các hoạt động thể dục, thể thao cho học sinh,
sinh viên trong nhà trường các cấp nhằm mục đích phát triển thể lực, kỹ
năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục thể thao để
nâng cao sức khỏe, rèn luyện phẩm chất, nhân cách, góp phần nâng cao kết
quả học tập, kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên,... để thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện. Ở trường Đại học Tư thục Hoa Sen TP.HCM
thì Giáo dục thể chất là một trong những môn học bắt buộc đối với tất cả
mọi sinh viên của nhà trường trong quá trình đào tạo. Chất lượng công tác
giáo dục thể chất có vai trò quan trọng không kém các mặt đào tạo khác
trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Do đó,
việc nghiên cứu ứng dụng một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể
chất cho sinh viên trường Đại học Tư thục Hoa Sen là việc làm quan trọng
và cần thiết.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng công tác giáo dục thể chất ở trường Đại học Tư thục Hoa Sen
TP.HCM.
Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên luận án cần giải quyết các mục
tiêu sau:
Mục tiêu 1: Thực trạng công tác GDTC ở trường Đại học Tư thục Hoa Sen.
Mục tiêu 2: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác
GDTC ở trường Đại học Tư thục Hoa Sen TP.HCM.
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng một số giải pháp ngắn hạn tại
trường Đại học Tư thục Hoa Sen TP.HCM.
2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Luận án làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về công tác Giáo dục
thể chất trường học, trong đó bao gồm đặc điểm, vị trí, những tiêu chí đánh
giá sự phát triển, những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng Giáo dục
thể chất cho sinh viên trường Đại học Tư thục Hoa Sen Tp. Hồ Chí Minh.
2. Luận án đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá chất lượng công tác
Giáo dục thể chất gồm 38 tiêu chí.
3. Luận án đã phát hiện những thông tin toàn diện về thực trạng công
tác Giáo dục thể chất trong trường Đại học Tư thục Hoa Sen: Chương trình
2
Giáo dục thể chất nội khóa, cơ sở vật chất phục vụ công tác Giáo dục thể
chất, sự đầu tư tài chính trong Giáo dục thể chất, nhân sự Bộ môn Giáo dục thể
chất, sinh viên trường Đại học Tư thục Hoa Sen, qui trình tổ chức và đào tạo,...
Qua đó, thấy được những thành tựu, khó khăn cũng như chỉ ra được nguyên
nhân của những thành công trong việc nâng cao chất lượng công tác Giáo dục
thể chất cho sinh viên trường Đại học Tư thục Hoa Sen TP. Hồ Chí Minh.
4. Trên cơ sở đánh giá khách quan về thực trạng công tác Giáo dục thể
chất và chỉ rõ nguyên nhân của những thành công, hạn chế; Luận án đề xuất
03 nhóm gồm 15 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất cho
sinh viên trường Đại học Tư thục Hoa Sen. Qua triển khai áp dụng các giải
pháp đã được đánh giá là có hiệu quả và khả thi.
3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Phần mở đầu:
05 trang
Chương 1:
Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
42 trang
Chương 2:
Phương pháp và tổ chức nghiên cứu 09 trang
Chương 3:
Kết quả nghiên cứu và bàn luận
84 trang
Kết luận và kiến nghị:
08 trang
Nội dung luận án được trình bày trong 148 trang A4 bao gồm 64 biểu
bảng, 24 biểu đồ. Trong luận án đã tham khảo 120 tài liệu tham khảo, trong
đó có 39 tài liệu online trên các webisite, 10 tài liệu tiếng anh và 71 tài liệu
tiếng việt, phần tài liệu tham khảo và phần phụ lục.
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về trường Đại học Hoa Sen
1.1.1. Đặc điểm trường Đại học Tư thục
1.1.2. Đặc điểm trường Đại học Hoa Sen TP.HCM
1.2. Tổng quan về giáo dục thể chất trường học
1.2.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác TDTT trường học
1.2.2. Đặc điểm giáo dục thể chất trường học
1.3. Một số đặc điểm tâm lí sinh viên
1.3.1. Khái niệm về sinh viên.
1.3.2. Đặc điểm tự ý thức của sinh viên.
1.3.3. Hoạt động học tập và nghiên cứu của sinh viên
1.3.4. Động cơ học tập của sinh viên
1.3.5. Động cơ - Động cơ tham gia thể thao của con người
3
1.3.6. Nhu cầu – nhu cầu vận động của con người
1.4. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của sinh viên.
1.4.1. Sức mạnh
1.4.2. Sức nhanh
1.4.3. Sức bền
1.4.4. Khéo léo
1.4.5. Mềm dẻo
1.5. Giải pháp và cơ sở pháp lý của giải pháp nâng cao chất lượng GDTC
1.5.1. Một số khái niệm về giải pháp
1.5.2. Cơ sở pháp lý của giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nói
chung và chất lượng GDTC nói riêng.
1.6. Chất lượng và chất lượng trong giáo dục
1.6.1. Văn hóa chất lượng
1.6.2. Chất lượng:
1.6.3. Chất lượng giáo dục:
1.6.4. Khái niệm về quản lý chất lượng
1.6.5. Các yếu tố tạo nên chất lượng đào tạo
1.6.6. Đảm bảo chất lượng
1.6.7. Kiểm định chất lượng
1.7. Các công trình nghiên cứu có liên quan.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Tìm hiểu mô hình hoạt động của trường đại học tư thục và một vài nét
đặc thù tại trường ĐHHS để làm rõ hệ thống cơ cấu tổ chức và hoạt động,
hoạt động đào tạo, tài chính và tài sản của trường đại học tư thục làm cơ sở
pháp lý trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất
lượng GDTC nói riêng.
Công tác GDTC trong trường học đã được Đảng và Nhà nước hết sức
quan tâm và được thể hiện trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
điều này cho thấy tầm quan trọng của công tác TDTT trường học trong việc
giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ tương lai. Vì vậy, đầu tư cơ sở vật chất, sân
bãi, bồi dưỡng đội ngũ GV TDTT, phát triển các phong trào TDTT sâu rộng
trong nhà trường các cấp cũng như khuyến khích xã hội hóa TDTT nhằm
huy động mọi nguồn lực trong xã hội cùng chung tay góp phần phát triển
TDTT trong nhà trường một cách hiệu quả nhất.
Nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực TDTT trường học để nâng cao chất
lượng GDTC cho sinh viên cần tìm hiểu các vấn đề về tâm lí, thể lí của
4
người học cũng như hiện trạng các điều kiện về đảm bảo chất lượng GDTC
là một trong những cơ sở khoa học quan trọng trong việc xây dựng và thiết
kế chương trình, kế hoạch đào tạo cho phù hợp với từng đối tượng người
học. Đây là một mặt không thể thiếu trong nghiên cứu nâng cao chất lượng
GDTC cho sinh viên.
Để có được một lực lượng lao động có chất lượng tốt điều tất yếu là
phải nâng cao chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo là một trong những
yếu tố sống còn để xây dựng thương hiệu và khẳng định uy tín của bất ky
một cơ sở đào tạo nào. Thấy được sự cần thiết, cấp bách của việc nâng cao
chất lượng GDTC cho sinh viên, nắm vững các cơ sở lý luận và các yếu tố
ảnh hưởng cũng như tham chiếu các nghiên cứu về giải pháp nâng cao chất
lượng giáo dục nói chung và chất lượng GDTC nói riêng sẽ giúp cho việc
định hướng nâng cao chất lượng GDTC thông qua việc ứng dụng một số giải
pháp nâng cao chất lượng nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng tốt để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết mục tiêu trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên
cứu: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp điều tra xã
hội học; Phương pháp kiểm tra chức năng; Phương pháp nhân trắc học;
Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm;
Phương pháp toán thống kê (sử dụng phần mềm spss 20.0 và microsoft
exel); Phương pháp phân tích SWOT.
2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2.2. Khách thể nghiên cứu
2.2.3. Mẫu nghiên cứu
2.2.4. Kế hoạch nghiên cứu
2.2.5. Địa điểm nghiên cứu
5
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thực trạng công tác GDTC ở trường Đại học Tư thục Hoa Sen
TP.HCM
3.1.1. Xác định các tiêu chí kiểm tra đánh giá chất lượng công tác
GDTC.
Để xác định được các tiêu chí kiểm tra đánh giá chất lượng công tác
GDTC cho sinh viên đề tài tiến hành các bước nghiên cứu sau:
Bước 1: Hệ thống hóa các tiêu chí đã được sử dụng để đánh giá chất
lượng giáo dục nói chung và chất lượng công tác GDTC nói riêng trong các
giáo trình, công trình nghiên cứu và các tài liệu lưu trữ hiện có.
Bước 2: Xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá chất lượng GDTC tại
trường Đại học Tư thục Hoa Sen Thành phố Hồ Chí Minh.
Bước 3: Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của 3 nhóm đối
tượng NC
Bước 4: Phân tích nhân tố khám phá EFA của 3 nhóm đối tượng
nghiên cứu
Bước 5: Phân tích nhân tố khẳng định CFA của 3 nhóm đối tượng
nghiên cứu.
Thông qua các bước tổng hợp tài liệu, thăm dò ý kiến các chuyên gia,
phỏng vấn sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lí, phân tích độ tin cậy
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích nhân tố
khẳng định CFA, chúng tôi đã chọn được 38 tiêu chí dùng để đánh giá chất
lượng công tác GDTC cho SV trường ĐHTTHS được chia làm 03 nhóm
sau: nhóm tiêu chí dành cho sinh viên (13 tiêu chí), nhóm tiêu chí dành cho
giảng viên (12 tiêu chí), nhóm tiêu chí dành cho cán bộ quản lý và chuyên
gia (13 tiêu chí).
3.1.2. Thực trạng về chất lượng công tác GDTC ở trường ĐHTTHS.
Để đánh giá chất lượng công tác GDTC tại trường ĐHTTHS luận án
tiến hành thống kê hiện trạng công tác GDTC của nhà trường đồng thời sử
dụng bộ tiêu chuẩn (12 tiêu chuẩn) kiểm tra đánh giá chất lượng công tác
GDTC với 38 tiêu chí đánh giá đã được kiểm định tại mục 3.1.1 và được
trình bày cụ thể như sau:
3.1.2.1. Thực trạng về chương trình GDTC qua các năm 2009 - 2013.
Chương trình môn học GDTC tại trường ĐHTTHS được thực hiện trên
cơ sở chương trình khung của BGD&ĐT (bảng 3.6 trong luận án) và chủ
yếu giảng dạy các học phần thể dục, điền kinh, và các môn cầu lông, đá cầu,
6
bóng chuyền, karatedo; phân bổ trong 2 năm học đầu của khóa học. Hiện
này nhà trường có 2 CLB TDTT hoạt động thường xuyên.
3.1.2.2. Thực trạng về đội ngũ giảng viên giảng dạy GDTC
Qua bảng 3.13 (đã trình bày trong luận án) cho thấy đội ngũ GV cơ hữu
chỉ chiếm 23,07%, trong khi đội ngũ GV thỉnh giảng chiếm 76,93%. Kết quả
được trình bày tại bảng 3.14, 3.15 (đã trình bày trong luận án) cho thấy, đội
ngũ GV giảng dạy GDTC có chất lượng ở mức khá, khi các chỉ số đánh giá
chất lượng của các tiêu chí đạt giá trị trung bình từ 3.19 đến 3.62 và chiến
lược giảng dạy và học tập GDTC của đội ngũ GV trường ĐHTTHS chỉ đạt ở
mức khá khi các chỉ số đánh giá của các tiêu chí đạt giá trị trung bình từ
3.04 đến 3.51.
3.1.2.3. Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác
giáo dục thể chất.
Kết quả thống kê, khảo sát và phân tích tại bảng 3.16 và 3.17 (đã trình
bày trong luận án) cho thấy, cơ sở vật chất, trang thiết bị (CSVC – TTB) của
nhà trường, nhìn chung chỉ đáp ứng ở mức độ ban đầu trong việc phục vụ
cho công tác GDTC và nhu cầu rèn luyện thân thể của SV, việc tu sửa, nâng
cấp sân bãi không có kế hoạch chuẩn bị nên luôn rơi vào tình trạng bị động.
3.1.2.4. Thực trạng về đánh giá kết quả học tập môn GDTC của SV.
Đánh giá sinh viên: Để làm rõ thực trạng về công tác đánh giá kết quả
học tập GDTC của SV chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số tiêu chí về
kiểm tra đánh giá. Kết quả được trình bày tại bảng 3.18 (đã trình bày trong
luận án) cho thấy, các GV sử dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá đa
dạng và phong phú (TC01 = 3.35), các phương pháp kiểm tra còn thiếu linh
hoạt và chưa đáp ứng được các mục đích đánh giá chương trình học (TC02 =
2.68), các yêu cầu về trọng số kiểm tra được phổ biến rộng rãi đến mọi đối
tượng (TC03 = 3.07), các tiêu chuẩn đánh giá được công bổ rõ ràng và nhất
quán (TC04 = 3.48), qui trình về kiểm tra đánh giá có giá trị và được thực
hiện công bằng (TC05 = 3.09), qui trình thủ tục khiếu nại còn thiếu minh
bạch và chưa rõ ràng (TC06 = 2.15), việc đánh giá thể chất SV trong các
hoạt động thể thao chưa được quan tâm (TC07 = 2.81).
Thực trạng về kết quả học tập môn GDTC của sinh viên: Trên cơ sở
phân tích kết quả học tập các học phần GDTC của SV tại bảng 3.19 (đã trình
bày trong luận án) cho thấy, tỷ lệ SV đạt yêu cầu về môn GDTC từ 91.02%
đến 98.56%, tỷ lệ SV không đạt yêu cầu từ 1.44% đến 8.98%. Bên cạnh đó
các hình thức kiểm tra đánh giá SV rất đa dạng và phong phú (TC01 = 3.35),
phương pháp kiểm tra còn thiếu linh hoạt và chưa đáp ứng được các mục
đích đánh giá chương trình học (TC02 = 2.68) và việc đánh giá thể chất SV
7
trong các hoạt động thể thao chưa được quan tâm (TC07 = 2.81). Trong khi
đó kết quả học tập GDTC của SV lại có tỷ lệ đạt rất cao (từ 91.02% đến
98.56%).
3.1.2.5. Đánh giá sự phát triển thể chất của SV trường Đại học Tư thục
Hoa Sen.
Sự phát triển thể chất của SV trường ĐHTTHS qua các năm học.
Để đánh giá tác động của công tác GDTC đối vớ sinh viên, chúng tôi
đã tiến hành lấy số liệu thực trạng phát triển thể chất của 1600 SV từ năm 1
đến năm 4 của trường ĐHTTHS (trong đó có 800 sinh viên nam và 800 sinh
viên nữ).
Qua kiểm tra thu được kết quả về thể chất của SV ĐH Hoa Sen được
trình bày cụ thể tại bảng 3.20 đến 3.23 (đã trình bày trong luận án).
- Thực trạng về hình thái (tiêu chí đánh giá chất lượng 17): Các chỉ
tiêu về hình thái của SV nam và nữ được trình bày tại biểu đồ 3.1 cho thấy,
hình thái của SV nam và nữ năm thứ 3 vượt trội hơn các năm còn lại.
- Thực trạng về chức năng (tiêu chí đánh giá chất lượng 18): Các chỉ
tiêu về công năng tim và dung tích sống của SV ĐHTTHS được trình bày tại
biểu đồ 3.1, cho thấy năng lực phục hồi hệ tim mạch của nam và nữ SV
thuộc loại “Kém”.
- Thực trạng về thể lực (tiêu chí đánh giá chất lượng 19): Qua nghiên
cứu (kết quả được trình bày tại các bảng 3.20 đến 3.23 trong luận án), cho
thấy: SV nam năm 3 có thành tích vượt trội so với các năm còn lại ở các
test: Lực bóp tay thuận có chỉ số TB = 42.9kg, Chạy 30m XPC có chỉ số TB
= 4.4s, Chạy con thoi có chỉ số TB = 10.98s, Chạy 5 phút tùy sức có chỉ số
TB = 883.5m. Ở test Bật xa tại chỗ SV nam năm thứ 4 có chỉ số trung bình
tốt nhất là 219.7cm (biểu đồ 3.2). Tỷ lệ này ở nhóm nữ qua kiểm tra cho
thấy SV nữ năm 2 chiếm ưu thế hơn các nhóm còn lại ở 4 test kiểm tra: Bật
xa tại chỗ (TB = 158.9cm), Lực bóp tay thuận (TB = 25.4kg), Chạy 30m
XPC (TB = 5.96), Chạy con thoi 4x10 (TB = 13.14); SV nữ năm thứ 4 cũng
chiếm ưu thế vượt trội ở 2 test kiểm tra khi: Lực bóp tay thuận = nữ năm 2 =
25.4kg, chạy 5 phút tùy sức (TB = 672.2m), biểu đồ 3.3.
3.1.2.6. Đánh giá thể chất SV Đại học Hoa Sen theo tiêu chuẩn kiểm tra
đánh giá và xếp loại thể lực của Bộ GD&ĐT.
Kết quả tổng hợp so sánh thể hiện tại bảng 3.24 cho thấy: Thể lực SV
nam và nữ còn thấp do thành tích của các test không đồng đều, hầu hết
không đạt và thể lực SV có chiều hướng giảm dần ở các năm thứ 4.
Chiều cao (cm) của nam và nữ sv
Cân nặng (kg) của nam và nữ sv
Công năng tim (Hw) của nam và nữ sv
Dung tích sống (lít) của nam và nữ sv
Biểu đồ 3.1. So sánh thực trạng hình thái và chức năng của nam, nữ SV theo năm học
Lực bóp tay thuận (kg)
Gập bụng 30 giây (số lần)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy con thoi 4x10m (s)
Chạy 5 phút tùy sức (m)
Biểu đồ 3.2. So sánh các tiêu chí thể lực của Nam SV theo các năm học
Lực bóp tay thuận (kg)
Gập bụng 30 giây (số lần)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC
Chạy con thoi 4x10m (s)
Chạy 5 phút tùy sức (m)
Biểu đồ 3.3. So sánh các tiêu chí thể lực của Nữ SV theo các năm học
Bảng 3.24. Tổng hợp số liệu sinh viên đạt tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá xếp loại thể lực HS-SV của
Bộ GD&ĐT
1
Lực bóp tay thuận (kg)
2
Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần)
19.9
156
3
Bật xa tại chỗ (cm)
209
105
4
Chạy 30 m xpc (giây)
4.6
186
93
5
Chạy con thoi (giây)
11.2
182
6
Chạy 5 phút tuy sức (m)
848.9
34
1
Lực bóp tay thuận (kg)
24.6
2
Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần)
3
Bật xa tại chỗ (cm)
4
Chạy 30 m xpc (giây)
5
6
Giơi tính
STT
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
n=200
n=200
n=200
n=200
Số
Số
Số
Số
Ty
Ty
Ty
Ty
SV
SV
SV
SV
lệ
lệ %
lệ %
lệ %
đạt
đạt
đạt
đạt
%
39.9
71
35.5 41.3
95
47.5 42.9 95
47.5 40.9
83
41.5
78
161
52.5 207.4
114
57
211.4
97
4.58
186
93
4.4
198
99
91
11.37
178
89
10.98 192
17
844.8
37
51
25.5 25.4
52
14.9
57
28.5 15.8
81
154.8
107
53.5 158.9
124
62
6.01
165
82.5 5.96
172
86
Chạy con thoi (giây)
13.15
86
43
13.14
Chạy 5 phút tuy sức (m)
660.8
3
1.5 666.7
Nam
21.2
80.5 21.2
Nữ
21.3
159
79.5
48.5 219.7
133
66.5
4.6
189
94.5
96
11.43
183
91.5
25
857.3
33
16.5
24.5 25.4
56
28
15.3
73
36.5
156.6 119
59.5 156.5
110
55
6.01
165
82.5 6.04
167
83.5
89
44.5 13.16
85
42.5 13.18
90
45
3
1.5 671.6
7
3.5 672.2
2
1
18.5 883.5
26
160
50
24.4
49
40.5 16.1
84
80
42
8
3.1.2.7. Thực trạng về thái độ của SV ĐHTTHS khi tham gia học tập
GDTC.
Qua khảo sát về thái độ của SV ĐHTTHS khi tham gia học tập GDTC
thì nhìn chung đa số SV tự giác, có nhu cầu và ham thích học tập, rèn
luyện thể chất.
3.1.2.8. Sự quan tâm của Nhà trường đến công tác GDTC.
Trong những năm qua Nhà trường đã có nhiều hoạt động quan tâm
đến công tác GDTC cho SV. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như: chất
lượng lượng hỗ trợ và tư vấn SV chưa thực hiện tốt khi có 02 tiêu chí đánh
giá chỉ đạt mức trung bình (TC08 = 2.87 và TC10 = 2.53), công tác đảm
bảo chất lượng quá trình giảng dạy và học tập chỉ đạt mức đánh giá trung
bình khi (TC22 = 2.14 và TC23 = 2.31), hoạt động phát triển đội ngũ còn
nhiều bất cập (TC25 = 2.25). Ngoài ra, việc xây dựng hệ thống văn bản
cho công tác GDTC tại ĐHTTHS còn nhiều hạn chế.
3.1.3. Phân tích nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém cũng như
những thuận lợi và khó khăn đối vơi việc nâng cao chất lượng GDTC
ở ĐHTTHS.
3.1.3.1. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém: Bao gồm các
nguyên nhân về nhận thức của sinh viên, chương trình đào tạo, đội ngũ
GV, điều kiện cơ sở vật chất.
3.1.3.2. Những thuận lợi: Bao gồm những thuận lợi về phía người học
(Tỷ lệ SV yêu thích việc học tập và rèn luyện sức khỏe cao); về phía nhà
trường trong những năm gần đây đã dành rất nhiều quan tâm về các hoạt
động TDTT cho SV về phía Bộ môn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của
các anh chị đồng nghiệp, sự quan tâm đến các hoạt động TDTT của Ban
giám hiệu trong thời gian gần đây, về phía GV tham gia giảng dạy, tập
huấn, huấn luyện và tổ chức các sự kiện TDTT thành công tốt đẹp, đã góp
phần tạo nên nhiều sân chơi lành mạnh và bổ ích cho SV trường Đại học
Hoa Sen.
3.1.3.3. Những khó khăn:
Điều kiện sân bãi, nhà tập TDTT ở trong tình trạng thuê mướn ngắn
hạn; nhận thức về vai trò trách nhiệm của công tác GDTC trong nhà
trường của một số bộ phận tại trường ĐHTTHS còn nhiều hạn chế; đội
ngũ GV thỉnh giảng luôn trong tình trạng thiếu hụt; các môn học GDTC
hiện tại không có giáo trình học tập; các cơ sở đào tạo GDTC không tập
trung; sự phối hợp với các phòng ban về công tác GDTC và các hoạt động
TDTT cho SV còn rời rạc và thiếu sự gắn kết.
Tóm lại: Công tác GDTC của trường Đại học Hoa Sen đã thực hiện
đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, các hoạt động về ngoại khóa
9
của SV còn hạn chế và chưa phong phú về nội dung và hình thức tập
luyện; đội ngũ giảng viên còn thiếu, khả năng tự học, tự nghiên cứu khoa
học còn hạn chế; CSVC, trang thiết bị phục vụ cho GDTC, TDTT thiếu và
chủ yếu là thuê mướn ngắn hạn; số CLB TDT còn hạn chế; kết quả kiểm
tra thể chất SV qua các năm học cho thấy: về hình thái: SV năm thứ 3 vượt
trội hơn các năm còn lại; về thể lực: SV nam năm 3 có thành tích vượt trội
so với các năm còn lại ở các test: Lực bóp tay thuận có chỉ số TB =
42.9kg, Chạy 30m XPC có chỉ số TB = 4.4s, Chạy con thoi có chỉ số TB =
10.98s, Chạy 5 phút tùy sức có chỉ số TB = 883.5m. Ở test Bật xa tại chỗ
SV nam năm thứ 4 có chỉ số trung bình tốt nhất là 219.7cm. Tỷ lệ này ở
nhóm nữ qua kiểm tra cho thấy SV nữ năm 2 chiếm ưu thế hơn các nhóm
còn lại ở 4 test kiểm tra: Bật xa tại chỗ (TB = 158.9cm), Lực bóp tay thuận
(TB = 25.4kg), Chạy 30m XPC (TB = 5.96), Chạy con thoi 4x10 (TB =
13.14); SV nữ năm thứ 4 cũng chiếm ưu thế vượt trội ở 2 test kiểm tra khi:
Lực bóp tay thuận = nữ năm 2 = 25.4kg, chạy 5 phút tùy sức (TB =
672.2m). Tuy nhiên khi xếp loại trình độ thể lực của SV ĐHTTHS chỉ ở
mức trung bình - yếu so với tiêu chuẩn; kết quả học tập môn GDTC của
SV ở mức cao; đa số SV tự giác, có nhu cầu và ham thích học tập, rèn
luyện thể chất.
3.1.4. Bàn luận về thực trạng công tác GDTC ở trường ĐHTTHS
TP.HCM.
3.1.4.1. Về các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác GDTC.
Theo qui định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại
học 65/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành bao gồm 10 tiêu
chuẩn (61 tiêu chí): Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của trường đại
học; Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý; Tiêu chuẩn 3: Chương trình giáo
dục; Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo; Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ CBQL, GV
và nhân viên; Tiêu chuẩn 6: Người học; Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa
học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; Tiêu chuẩn 8: Hoạt
động hợp tác quốc tế; Tiêu chuẩn 9: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ
sở vật chất khác; Tiêu chuẩn 10: Tài chính và quản lý tài chính [116]. Kết
quả nghiên cứu của luận án đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá bao
gồm 12 tiêu chuẩn (38 tiêu chí) để đánh giá chất lượng công tác GDTC,
đây là một trong những nghiên cứu hoàn toàn mới và chưa có tác giả nào
nghiên cứu áp dụng vào việc đánh giá chất lượng công tác GDTC cho SV.
3.1.4.2. Về chương trình GDTC nội khóa và ngoại khóa.
Kết quả nghiên cứu được trình bày tại 3.1.2.1 đã phác họa nên một
bức tranh tổng thể về chương trình GDTC cho SV của ĐHTTHS với tổng
số tiết giảng dạy nội khóa là 150 tiết, chủ yếu giảng dạy các học phần bắt
10
buộc (gồm thể dục – điền kinh) và các học phần tự chọn (gồm: cầu lông,
đá cầu, bóng chuyền, karatedo) và chủ yếu tập trung đào tạo vào 02 năm
đầu của kế hoạch đào, biên chế sỉ số SV/lớp học GDTC từ 55 đến 100SV,
thời gian học 03 – 5 tiết/ buổi học và mỗi buổi học được tổ chức thành 02
ca, công tác kiểm tra đánh giá môn học chủ yếu là do giảng viên chủ động
thực hiện,… Ngoài ra chương trình GDTC ngoại khóa cũng được tổ chức
rất hạn chế bao gồm 02 câu lạc bộ TDTT và các giải thể thao chủ yếu do
sinh viên tự túc tổ chức thực hiện.
So với kết quả nghiên cứu của Hoàng Hà, thì tại các trường ĐH thành
viên Đại học quốc gia TP.HCM cũng đào tạo rất hạn chế về số giờ học
GDTC cho SV. Cụ thể như ĐH Bách Khoa 90 tiết, ĐH Khoa học Tự nhiên
90 tiết, ĐH Nhân văn 150 tiết, ĐH Kinh tế Luật 75 tiết,… [31]; Nghiên
cứu của Doãn Văn Hương tại Đại học Thủy Sản Nha Trang cho thấy,
chương trình GDTC được thực hiện 150 tiết (5 học phần với sỉ số SV/ lớp
học GDTC từ 70 – 130 SV) [62]; kết quả nghiên cứu của Dương Thái
Bình tại trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa cho thấy, chương trình
GDTC được thực hiện 150 tiết và giảng dạy 5 học phần [15].
Qua đó cho thấy, do các điều kiện về CSVC, giảng viên, sự quan tâm
của Ban giám hiệu đến công tác GDTC của từng trường, .... khác nhau dẫn
đến việc chỉ đạo thực hiện chương trình GDTC cho sinh viên của các
trường cũng rất khác nhau.
3.1.4.2. Về đội ngũ giảng viên giảng dạy GDTC.
Đội ngũ giảng viên TDTT đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc
thực hiện công tác thể thao trường học trong nhà trường các cấp. Quyết
định số 2198/QĐ-TTg, đặc biệt chú trọng việc tăng cường công tác đào tạo
giáo viên thể dục, thể thao, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động ngoại
khóa cho hướng dẫn viên thể dục, thể thao. Ban hành quy chế hỗ trợ đối
với các cán bộ, chuyên gia về thể dục, thể thao, trực tiếp tham gia hướng
dẫn hoạt động ngoại khóa hoặc hỗ trợ giảng dạy chính khóa… tại các
trường thuộc hệ thống giáo dục phổ thông và mẫu giáo [63]. Nghị quyết số
16/NQ-CP của Chính phủ cũng rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thể dục, thể thao; tập trung xây dựng
đội ngũ chuyên gia đầu ngành, giáo viên, huấn luyện viên, cán bộ quản lý
có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp thể dục,
thể thao [17]. Tác giả Trịnh Trung Hiếu cũng cho rằng: “GV thể dục thể
thao phải làm tham mưu đắc lực cho hiệu trưởng, là nòng cốt trong công
tác TDTT và vệ sinh trường học. Đồng thời là người trực tiếp giảng dạy
giờ thể dục nội khóa và ngoại khóa cho học sinh, sinh viên [32]. Tại điều
70 và điều 77 của Luật Giáo dục qui định về tiêu chuẩn đối với giảng viên
11
đại học gổm: Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; Đạt trình độ chuẩn được
đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
Lý lịch bản thân rõ ràng; Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng
chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại
học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng
dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề,
hướng dẫn luận án tiến sĩ [48], theo đó Nghị định số 11/2015/NĐ-CP của
Chính Phủ cũng qui định: Giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao phải bảo
đảm tiêu chuẩn và trình độ đào tạo của nhà giáo theo quy định tại Điều 70
và Điều 77 của Luật Giáo dục. Giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao thực
hiện các quyền, nghĩa vụ, được hưởng các chế độ, chính sách đối với nhà
giáo và các chính sách ưu đãi đặc thù khác theo quy định của Thủ tướng
Chính phủ [21].
Qua những cơ sở pháp lý nêu trên và từ kết quả nghiên cứu về hiện
trạng tỷ lệ GV cơ hữu chỉ đáp ứng được 23.07% số giờ giảng dạy, tỷ lệ
GV/SV là 1/628 được trình bày tại mục 3.1.2.2 của trường ĐHTTHS cho
thấy đội ngũ giảng viên cơ hữu của nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu
đảm bảo chất lượng đào tạo từ thực tế.
3.1.4.3. Về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục thể chất.
Việc nâng cao chất lượng công tác GDTC cho SV thì ngoài chương
trình đào tạo, đội ngũ GV thì một yếu tố khác rất quan trọng khác có ảnh
hưởng không kém phần quan trọng đến chất lượng công tác GDTC cho SV
đó các điều kiện về CSVC dành cho công tác TDTT. Kết quả nghiên cứu
trình bày tại mục 3.1.2.3, cho thấy: diện tích đất dành cho hoạt động TDTT
của sinh viên trường ĐHTTHS chỉ đạt 0.25m2/1SV. Trong khi đó căn cứ
vào Chỉ thị 133/TTg ngày 14/3/1995 và 274/TTg ngày 24/4/1996 của
chính phủ về việc qui hoạch phát triển TDTT và dành đất phục vụ cho các
công trình TDTT. Đất đai dành cho các hoạt động thể dục thể thao cho học
sinh, sinh viên cụ thể: đối với trường phổ thông là 3,5m2 – 4m 2/1 học sinh
và đối với trường đại học là 10m2/1 sinh viên.
Xuất phát từ việc đảm bảo về CSVC cho công tác TDTT trường học
mà Nghị định số 11/2015/NĐ-CP của Chính Phủ đã khuyến khích các cá
nhân, tập thể, các doanh nghiệp đầu tư vào các điều kiện cơ sở hạ tầng để
phát triển TDTT. Cụ thể như: Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho
các tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp nguồn lực để xây dựng cơ sở vật
chất, cung cấp trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đấu thể thao phục vụ
công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường. Các tổ
chức, cá nhân đóng góp nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ
công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường được
12
hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai, được bảo đảm
quyền lợi hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành [21].
Như vậy việc đầu tư cơ sở vật chất cho công tác GDTC hiện nay đã
và đang là một vấn đề nan giải không những đối với nhiều trường Tư thục
mà ngay cả với các trường ĐH cả công lập. Điều này gây nên những hạn
chế rất lớn trong việc nâng chất lượng công tác GDTC cho SV trường
ĐHTTHS nói riêng và SV các ĐH khác nói chung.
3.1.4.4. Về đánh giá kết quả học tập môn GDTC của SV .
Kết quả nghiên cứu được trình bày tại mục 3.1.2.4. cho thấy, các hình
thức kiểm tra đánh giá đa dạng và phong phú (TC01 = 3.35) nhưng
phương pháp kiểm tra còn thiếu linh hoạt và chưa đáp ứng được các mục
đích đánh giá chương trình học (TC02 = 2.68) và việc đánh giá thể chất
SV trong các hoạt động thể thao chưa được quan tâm (TC07 = 2.81).
Trong khi đó kết quả học tập GDTC của SV lại có tỷ lệ đạt rất cao (từ
91.02% đến 98.56). Theo Lê Văn Lẫm, Phạm Xuân Thành, đảm bảo kết
quả học tập là điều kiện tất yếu để SV tham gia các hoạt động TDTT ngoại
khóa [40].
3.1.4.5. Về sự phát triển thể chất của SV trường Đại học Hoa Sen.
Từ kết phân tích tại mục 3.1.2.5 cho thấy: về hình thái: SV năm thứ 3
vượt trội hơn các năm còn lại; về thể lực: SV nam năm 3 có thành tích
vượt trội so với các năm còn lại ở các test: Lực bóp tay thuận có chỉ số TB
= 42.9kg, Chạy 30m XPC có chỉ số TB = 4.4s, Chạy con thoi có chỉ số TB
= 10.98s, Chạy 5 phút tùy sức có chỉ số TB = 883.5m. Ở test Bật xa tại chỗ
SV nam năm thứ 4 có chỉ số trung bình tốt nhất là 219.7cm. Tỷ lệ này ở
nhóm nữ cho thấy SV năm 2 chiếm ưu thế hơn các nhóm còn lại ở 4 test
kiểm tra: Bật xa tại chỗ (TB = 158.9cm), Lực bóp tay thuận (TB =
25.4kg), Chạy 30m XPC (TB = 5.96), Chạy con thoi 4x10 (TB = 13.14);
SV nữ năm 4 cũng chiếm ưu thế vượt trội ở 2 test kiểm tra khi: Lực bóp
tay thuận = nữ năm 2 = 25.4kg, chạy 5 phút tùy sức (TB = 672.2m).
Để có cơ sở bàn luận về thể chất của SV trường ĐHTTHS TP.HCM,
luận án đã tiến hành đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá và xếp loại
thể lực của Bộ GD&ĐT được trình bày tại mục 3.1.5.2, cho thấy đa số có
17% SV nam năm thứ 1, 18.5% SV năm thứ 2, 25% SV năm thứ 3 và
16.5% SV năm thứ 4 là đạt yêu cầu về thể lực so với xếp loại của Bộ
GD&ĐT. Tỷ lệ này ở nhóm nữ có 1.5% SV năm thứ 1, 1.5% SV năm thứ
2, 3.5% SV năm thứ 3 và 1% SV năm thứ 4 là đạt yêu cầu về thể lực so
với xếp loại của Bộ GD&ĐT. Thực trạng trên cho thấy, thể lực sinh viên
nam và nữ còn thấp do thành tích của các test không đồng đều, hầu hết
không đạt và thể lực SV có chiều hướng giảm dần ở các năm thứ 4.
13
3.1.4.6. Về thái độ của SV Đại học Hoa Sen khi tham gia học tập
GDTC.
Nhà lô gíc học Phật giáo nổi tiếng người Ấn Độ Dharmakirti mở đầu
cuốn sách của ông “Nyaya bindu” (Một giọt lô gíc) với lời tuyên bố:
“Nhận thức đúng đắn là nhận thức có hiệu quả, là nhận thức dẫn tới hành
động thành công” [73].
Từ kết quả nghiên cứu ở mục 3.1.6 cho thấy, SV Đại học Tư thục
Hoa Sen yêu thích môn học GDTC từ mức độ “bình thường” cho đến “rất
thích” chiếm 76.9%; 46.4% sinh viên cho rằng việc học GDTC có ảnh
hưởng (từ bình thường đến rất ảnh hưởng) đến kết quả học tập các môn
chuyên ngành; 43.8% SV chọn giờ học GDTC từ 6h30 – 9h05; 85.6% SV
cho rằng các lớp học GDTC chỉ nên tổ chức từ 15 – 45 SV; có 96.7% SV
quan tâm đến các yếu tố khi học GDTC là: Phương pháp giảng dạy, điều
kiện sân bãi & dụng cụ học tập, bầu không khi đào tạo, trình độ GV, và nội
dung giảng dạy; 25.11% SV học tập GDTC để bảo vệ sức khỏe và 32.8%
SV học GDTC vì điều kiện tốt nghiệp. Khác với kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Đăng Chiêu khi tác giả đưa ra kết quả 33.9% SV rất thích học
GDTC, 58% ham thích và 8.15 không thích; 55% SV quan tâm đến điều
kiện CSVC; 6% SV quan tâm đến phương pháp giảng dạy; 6.1% SV quan
tâm đến phong trào TDTT,… [19].
Kết quả trình bày tại mục 3.1.2.7 cũng đã phản ánh một thực tế về
điều kiện CSVC khi SV cho rằng yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc tham
gia học tập GDTC là “Dụng cụ tập luyện và điều kiện sân bãi kém chất
lượng” và “Khoảng cách từ nhà đến sân tập quá xa” (chiếm tỷ lệ 29.8%).
Các tác giả Lê Văn Lẫm và Phạm Xuân Thành cho rằng: “Sân bãi, nhà tập,
dụng cụ tập luyện… là một phần của thiết bị trường học, là một bộ phận
cấu thành của TDTT trường học. Không có kinh phí, cơ sở vật chất TDTT
thì không thể nói đến TDTT trường học”[40, tr.342]; Theo nghiên cứu của
Nguyễn Quang Huy, tác giả nhìn nhận: “Số lượng sân bãi, dụng cụ trong
Học viện Kỹ thuật quân sự phong phú và đa dạng, phần lớn có chất lượng
từ TB trở lên, tuy nhiên quá trình sử dụng của chúng chưa thực sự hiệu
quả” [33]; Theo Leejie: “Trang thiết bị tập luyện thể thao là một trong
những điều kiện vật chất quan trọng để đảm bảo cho hoạt động GDTC
trong các trường học… Trang thiết bị thể thao có mối liên hệ trực tiếp tới
quá trình cải cách và phát triển thể thao trường học” [41].
Kết quả khảo sát tại mục 3.1.6 cho thấy, môn thể thao sinh viên yêu
thích và tập luyện nhiều nhất là: Bóng đá (28.9 %), xếp thứ 2 là môn Cầu
lông (12.6% ), Xếp thứ 3 là môn “Bóng rổ” (11.9 %), thứ 4 là môn
14
Karatedo (8.3%), tiếp theo là 2 môn “Bóng bàn” và bóng chuyền với 7.7%
đến 8.1 SV.
Kết quả này khác với nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành khi tác giả
đưa ra tỷ lệ SV yêu thích và tập luyện các môn thể thao nhiều nhất như:
bóng đá - 25.83%, bóng chuyền - 15.41%, cầu lông - 12.94%, bơi lội 7.39%, võ thuật - 7.1% và bóng rổ - 7.04% [51]. Kết quả nghiên cứu của
Trần kim cương cũng chỉ ra tỷ lệ SV yêu thích tập luyện các môn thể thao
là: bóng đá (4.2%), cầu lông (3.7%), điền kinh (3.3%), bóng bàn (1.04%) ,
đá cầu (0.84%), cờ vua (0.78%), võ thuật (0.3%) [22].
Qua đó cho thấy, tùy vào điều kiện kinh tế, văn hóa, điều kiện CSVC
cụ thể của các trường, các vùng miền, … khác nhau mà thái độ học tập
GDTC của SV cũng khác nhau.
3.1.4.7. Về sự quan tâm của Nhà trường đến công tác GDTC.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, sự quan tâm của Nhà trường đến
công tác GDTC cho SV trong những năm 2009 – 2013 còn nhiều hạn chế.
Trong khi đó, hệ thống văn bản mang tính pháp quy của Đảng và Nhà nước
ta từ trước đến nay như Văn kiện, Nghị quyết các ky Đại hội Đảng, Hiến
pháp, Pháp lệnh TDTT, Luật TDTT, Luật thanh niên, Luật giáo dục, Quyết
định, văn bản chỉ đạo công tác GDTC trong nhà trường các cấp của Bộ
GD&ĐT…[1-6], [9-17],… mà hầu như lãnh đạo các trường đều biết nhưng
vì nhiều mối bận tâm khác hay có tư tưởng lệch lạc, xem nhẹ TDTT mà công
tác TDTT trường học chưa được chú trọng đúng mức.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đăng Chiêu [19], thì hiện nay dù chưa
phải tuyệt đối nhưng lãnh đạo các trường đã có nhiều quan tâm tích cực đối
với công tác TDTT trường học. Cụ thể 11/18 trường khảo sát đã có các CLB
TDTT hoạt động thường xuyên và hàng năm mỗi trường dành TB gần 200
triệu cho hoạt động này.
Tóm lại: Từ những kết quả phân tích thực trạng nêu trên cho thấy, để
khắc phục những tồn tại hạn chế về thực trạng chất lượng công tác GDTC
cho SV trường ĐHTTHS thì cần thiết phải đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng công tác GDTC cho SV của nhà trường trong thời gian sắp
tới.
3.2. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục
thể chất ở trường Đại học Tư thục Hoa Sen TP.HCM.
Qua các bước tìm hiểu các cơ sở pháp lý và các nguyên tắc để đề xuất
các giải pháp cũng như việc đánh giá thực trạng, , phân tích ma trận
SWOT, phỏng vấn chuyên gia, kiểm tra mối tương quan giữa các cặp tính
chất (cần thiết & khả thi) của các giải pháp, đề tài đã xác định được 15 giải
pháp để góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC của trường ĐH
15
Hoa Sen và được chia thành 03 nhóm: nhóm giải pháp dành cho nhà
trường (gồm 05 giải pháp); nhóm giải pháp dành cho Bộ môn (gồm 05 giải
pháp), nhóm giải pháp dành cho Giảng viên (gồm 05 giải pháp)
Bàn luận về việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
công tác giáo dục thể chất ở trường Đại học Tư thục Hoa Sen TP.HCM.
Nâng cao chất lượng công tác Giáo dục thể chất trong các trường ĐH,
CĐ nói chung và tại trường Đại học Tư thục Hoa Sen nói riêng đòi hỏi cần
phải nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phù hợp điều kiện thực tiễn của
từng trường, từng đơn vị và các qui định của nhà nước. Qua kết quả nghiên
cứu thực tiễn tại trường ĐHTTHS đề tài đã xác định được 03 nhóm giải
pháp: Nhóm giải pháp dành cho nhà trường (gồm 05 giải pháp: ); Nhóm
giải pháp dành cho Bộ môn (gồm 05 giải pháp); Nhóm giải pháp dành cho
giảng viên (gồm 05 giải pháp).
Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn khác với nghiên cứu của Hoàng Hà
khi tác giả đề xuất được 04 nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp đảm bảo phát
triển nguồn lực (gồm 05 giải pháp); Nhóm giải pháp về đảm bảo cơ sở vật
chất và kinh phí phục vụ cho công tác GDTC (gồm 02 giải pháp); Nhóm
giải pháp tổ chức thực hiện chương trình GDTC nội và ngoại khóa (gồm
08 giải pháp); Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức (gồm 03 giải pháp) [31].
Kết quả nghiên cứu của luận án cũng không có sự trùng lắp với nghiên
cứu của Nguyễn Đăng Chiêu khi tác giả đề xuất được 05 nhóm giải pháp:
Nhóm giải pháp dành cho Ban giám hiệu (gồm 08 giải pháp); nhóm giải
pháp dành cho GV (gồm 04 giải pháp); nhóm giải pháp về cơ sở vật chất
(gồm 05 giải pháp); nhóm giải pháp giảng dạy và lên lớp (gồm 04 giải
pháp); nhóm giải pháp phối hợp với các phòng ban (gồm 01 giải pháp)
[19].
Trên cơ sở so sánh với các công trình nghiên cứu về giải pháp nâng
cao chất lượng công tác giáo dục thể chất đã được công bố của các tác giả,
như Nguyễn Văn Thế: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và những giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện thể lực cho học viên hệ đào
tạo dài hạn ở Học viện Kỹ thuật quân sự”; Doãn Văn Hương: “Thực trạng
và những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDTC tại các
trường đại học”; Phạm Kim Lan: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng công tác GDTC ở Học viện Ngân hàng – Phân hiệu TP.HCM”; ...
[62]. Các nghiên cứu trên thường đề xuất các giải pháp trên cơ sở phân
tích đánh giá thực trạng bên trong mà chưa chú trọng đến các yếu tố tác
động bên ngoài. Thông qua việc phân tích SWOT để xác định các yếu tố
nội lực và ngoại lực tác động đến công tác GDTC cho SV trường
ĐHTTHS TP.HCM và đề xuất được 15 giải pháp có tính khả thi và thực
16
tiễn nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC. Kết quả phân tích cũng đã
làm rõ được những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức
trong việc nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên trường
ĐHTTHS TP.HCM. Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy, một số giải
pháp của luận án đã được triệt trong Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm
vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 [58]. Vì vậy, các giải pháp này
có thể áp dụng rộng rãi trong việc nâng cao chất lượng GDTC tại trường
ĐHTTHS nói riêng và các trường ĐH, CĐ ở tại Việt Nam nói chung.
3.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng một số giải pháp ngắn hạn tại trường
Đại học Tư thục Hoa Sen.
Sau đây là kết quả thu được từ quá trình thực nghiệm:
3.3.1. Kết quả thực nghiệm giải pháp 1:
Để đánh giá hiệu quả ứng dụng của giải pháp 1, chúng tôi sử dụng
một số tiêu chí đánh giá chất lượng đã được xây dựng (tại mục 3.1.1)
nhằm xác định hiệu quả giải pháp 1 trên 3 nhóm khách thể nghiên cứu. Kết
quả thực nghiệm được trình bày tại bảng 3.37 (trong luận án) cho thấy,
trong quá trình thực hiện chương trình GDTC cho SV, Bộ môn GDTC đã
thường xuyên có sự rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo và đề cương
các môn học đảm bảo về kiến thức, kỹ năng cho SV khi kết quả đánh giá
của 03 nhóm khách thể nghiên cứu có sự khác biệt cụ thể: nhóm TN2 có
các chỉ số đánh giá trung bình rất cao từ 4.27 đến 4.55, nhóm TN1 có chỉ
số đánh giá từ 3.83 đến 4.04 và nhóm ĐC từ 3.02 đến 3.14.
3.3.2. Kết quả thực nghiệm giải pháp 2:
Tiến hành khảo sát trên 30 GV và CBQL về nội dung của giải pháp 2
sau quá trình thực nghiệm, kết quả các tiêu chí đánh giá thu được tại bảng
3.38 (trong luận án) cho thấy, việc quản lý thời gian và cơ chế khen
thưởng của nhà trường đối với GV đã được thực hiện một cách hiệu quả
khi giá trị trung bình TC38 = 4.56, nhu cầu học tập nâng cao trình độ và
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giảng viên được ghi
nhận và đáp ứng đầy đủ các chương trình phát triển cho GV & CBQL khi
TC24 = 4.73 và TC25 = 4.90.
3.3.3. Kết quả thực nghiệm giải pháp 3:
Kết quả thực nghiệm giải pháp 03 được đánh giá bằng 04 tiêu chí
trong bộ tiêu chí đã được xác định (3.1.1). Kết quả được thể hiện tại bảng
3.39 (trong luận án) cho thấy, công tác thường xuyên tiến hành công tác
thu nhận ý kiến đánh giá và ky vọng của SV về các hoạt động trong công
tác GDTC của Bộ môn để kịp thời điều chỉnh và khắc phục đã được Bộ
môn thực hiện một cách hiệu quả khi các tiêu chí đo lường được 03 nhóm
khách thể nghiên cứu đánh giá rất cao. Cụ thể: nhóm TN1 có giá trị trung
17
bình các tiêu chí từ 4.07 đến 4.22, nhóm ĐC có giá trị trung bình các tiêu
chí đánh giá từ 3.05 đến 3.70 và cao nhất là nhóm TN2 có giá trị trung
bình từ 4.33 đến 4.90.
3.3.4. Kết quả thực nghiệm giải pháp 4 và 5:
Kết quả thực nghiệm giải pháp 4 và 5 được đánh giá qua các tiêu chí
đánh giá về chương trình GDTC theo tín chỉ và tác động của các giải pháp
lên sự phát triển thể chất của sinh viên.
3.3.4.1. Đánh giá hiệu quả chương trình GDTC theo tín chỉ của
GV&CBQL.
Kết quả đánh giá hiệu quả chương trình GDTC đào tạo theo tín chỉ
được chúng tôi tiến hành khảo sát Cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy
GDTC cho các nhóm khách thể sau thực nghiệm. Kết quả được trình bày
tại bảng 3.40 (trình bày trong luận án) cho thấy, các chương trình GDTC
được áp dụng giảng dạy cho 03 nhóm khách thể nghiên cứu cho thấy:
nhóm TN2 có chỉ số đánh giá cao nhất khi giá trị trung bình các tiêu chí
đánh giá 4.00 đến 4.80, nhóm TN1 có giá trị trung bình các tiêu chí đánh
giá từ 3.39 đến 4.18, nhóm ĐC có chỉ số đánh giá của các tiêu chi thấp
nhất từ 2.41 đến 3.50. Như vậy, chương trình GDTC mới (đào tạo theo tín
chỉ) áp dụng cho nhóm TN2 đã thể hiện hiệu quả khi kết quả khảo sát các
tiêu chí sau thực nghiệm được đánh giá rất cao. Để thấy rõ hơn hiệu quả
của giải pháp 4 & 5, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả về mặt phát
triển thể chất cho SV sau khi thực nghiệm chương trình.
3.3.4.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng chương trình GDTC theo tín chỉ
đến sự phát triển thể chất của các nhóm khách thể nghiên cứu.
Thực trạng thể chất ban đầu (trước TN) giữa 2 nhóm TN và nhóm
ĐC:
Kết quả kiểm tra thể chất trước TN của các nhóm nam và nữ khách
thể nghiên cứu được trình bày tại (các bảng 3.41 đến 3.48 đã trình bày
trong luận án), trong 10 tiêu chí kiểm tra của 24 nhóm khách thể nghiên
cứu thuộc 5 môn thể thao, kết quả kiểm tra trước TN cho thấy: các chỉ số
chiều cao, cân nặng, công năng tim và dung tích sống có kết quả đo ở mức
độ trung bình khi 20%>Cv%>10%, tuy nhiên chỉ số ε ≤ 0.05 nên vẫn đảm
bảo tính đại diện cho tổng thể, các test còn lại đều có Cv% < 10% và ε ≤
0.05 điều này cho thấy, không có sự khác biệt giữa nhóm nam và nữ TN1
với nam và nữ ĐC cũng như giữa nhóm nam và nữ TN2 với nam và nữ
ĐC (chỉ số t – student giữa các nhóm khách thể nghiên cứu không có sự
khác biệt đáng kể P>0.05). Sự khác biệt giữa nhóm nam và nữ TN1 với
nam và nữ ĐC cũng như giữa nhóm nam và nữ TN2 với nam và nữ ĐC ở
18
mọi chỉ tiêu chỉ là ngẫu nhiên ở ngưỡng xác suất p>0.05. Hay trình độ ban
đầu của các nhóm khách thể nghiên cứu về cơ bản là tương đương nhau.
Các bảng từ 3.41 đến 3.48 đã trình bày trong luận án cho thấy, ngoài 2
test chiều cao và cân nặng của 24 nhóm khách thể nghiên cứu (12 nhóm
nam) ra thì thành tích 8 test còn lại giữa nhóm 8 nhóm TN1 (4 nhóm nữ)
và 8 nhóm ĐC (4 nhóm nữ) cũng như 8 nhóm TN2 (4 nhóm nữ) và 8
nhóm ĐC (4 nhóm nữ) đều không có sự khác biệt (t tính = 0.01 1.23 < t bảng = 1.980
2.009), ở ngưỡng xác suất P>0.05. Hay nói cách khác, thành tích tất cả các
test đánh giá thể chất sinh viên của 24 nhóm khách thể nghiên cứu (12
nhóm nam) là tương đương nhau, không có sự khác biệt về trình độ ban
đầu.
Để thấy rõ hơn kết quả kiểm tra thể chất trước TN của các nhóm nam
khách thể nghiên cứu được trình bày tại biểu đồ 3.9 của nam và biểu đồ
3.10 của nữ (đã trình bày trong luận án).
Đánh giá hiệu quả tác động của các giải pháp đối với sự phát triển
thể chất của SV sau 12 tháng thực nghiệm.
Sau 12 tháng thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành xác định lại
kết quả kiểm tra ở 24 nhóm (12 nhóm nữ) khách thể nghiên cứu. Kết quả
kiểm tra được trình bày tại bảng 3.49 – 3.59 (trong luận án) đã vẽ lên một
bức tranh tổng thể về sự phát triển hình thái, chức năng và thể lực của SV
sau quá trình TN (từ 9/2013 đến 8/2014) và được trình bày tại biểu đồ 3.11
đến 3.21. Qua so sánh đó cho thấy, các nhóm TN2 đều có chỉ số thể lực
chiếm ưu thể hơn hẳn các nhóm TN1 và ĐC ở những môn TT khác, diễn
biến nhịp độ tăng trưởng của các test kiểm tra thể chất của 3 nhóm TN1TN2 và ĐC đều có sự tăng trưởng sau TN. Tuy nhiên sự tăng trưởng của
nhóm TN2 (cả nhóm nam và nhóm nữ) đều có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng
xác suất P<0.001 với ttính >tbảng; sự tăng trưởng của nhóm TN1 và nhóm ĐC
ở một số test không đồng đều và không có ý nghĩa thống kê. Như vậy
nhóm thực nghiệm 2 (học theo chương trình GDTC nội khóa mới và tập
luyện chương trình GDTC ngoại khóa) có sự tăng trưởng cao hơn, đồng
đều và ổn định hơn nhóm thực nghiệm 1 và nhóm đối chứng.
Tóm lại: Kết quả ứng dụng chương trình GDTC tín chỉ trên nhóm
TN2 mà chúng tôi xây dựng đã thể hiện tính hiệu quả hơn so với nhóm ĐC
học theo chương trình GDTC niên chế (đó là sự tăng trưởng về các chỉ số
kiểm tra thể chất của các nhóm khách thể nghiên cứu).
Chiều cao và cân nặng của SV nam sau TN
Chiều cao và cân nặng của SV nữ sau TN
Công năng tim và dung tích sống của SV nam và sau TN
Công năng tim và dung tích sống của SV nữ và sau TN
Biểu đồ 3.11. Nhịp tăng trưởng về hình thái và chức năng của SV Nam và Nữ sau TN
Lực bóp tay thuận của SV nam sau TN
Lực bóp tay thuận của SV nữ sau TN
Biểu đồ 3.12. Nhịp tăng trưởng về Test lực bóp tay thuận của SV Nam và Nữ sau TN
Nằm ngửa gập bụng 30 giây của SV nữ sau TN
Nằm ngửa gập bụng 30 giây của SV nam sau TN
Biểu đồ 3.13. Nhịp tăng trưởng về Test nằm ngửa gập bụng của SV Nam và Nữ sau TN
Bật xa tại chỗ của SV nam sau TN
Bật xa tại chỗ của SV nữ sau TN
Biểu đồ 3.14. Nhịp tăng trưởng về Test bật xa tại chỗ của SV Nam và Nữ sau TN
Chạy 30m xuất phát cao của SV nam sau TN
Chạy 30m xuất phát cao của SV nữ sau TN
Biểu đồ 3.15. Nhịp tăng trưởng về Test chạy 30m xuất phát cao của SV Nam và Nữ sau TN
Chạy con thoi 4x10m của SV nam sau TN
Chạy con thoi 4x10m của SV nữ sau TN