Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Kỹ năng làm các dạng câu hỏi trong đề thi vào lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.41 KB, 10 trang )

Kỹ năng làm các dạng câu hỏi trong đề thi vào lớp 10
Câu 1: Thuộc dạng câu hỏi nhận biết, thông hiểu. Đây là câu dễ ăn điểm nhất. Có cơ số
điểm từ 2-3. Thông thường người ta cho một đoạn văn, đoạn thơ trích từ tác phẩm đã học
trong chương trình kèm theo các yêu cầu a, b, c… bên dưới. Để trả lời câu hỏi này chúng
ta cần huy động các kiến thức tổng hợp :




Về văn bản (tên văn bản, người sáng tác, năm sáng tác,…)
Về tập làm văn (thể loại, thể thơ, phương thức biểu đạt,…)
Về tiếng Việt:
 từ loại: danh từ, động từ, tính từ..; loại từ : từ đơn, từ ghép, láy…
 nghĩa của từ : đồng nghĩa, trái nghĩa, nghĩa gốc, nghĩa chuyển…
 các thành phần câu : thành phần chính (Chủ ngữ-vị ngữ); phụ (trạng ngữ,
khởi ngữ,…); các thành phần biệt lập (tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ
chú….)
 các kiểu câu : cấu tạo (câu đơn,câu ghép); theo mục đích nói (câu trần
thuật, nghi vấn, cảm thán, cầu khiến…)
 các phép tu từ : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ,…
 các phép liên kết : liên kết nội dung (liên kết chủ đề, liên kết logic), liên kết
hình thức (phép nối, phép thế, phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên
tưởng,…), lời dẫn (trực tiếp, gián tiếp, từ địa phương, từ đồng nghĩa, trái
nghĩa)

Những điều cần lưu ý khi làm câu 1




Khi gặp phải yêu cầu nêu tên văn bản, tác giả,… mà các em không nhớ, hoặc


không nhớ chính xác, không chắc chắn lắm thì các em có thể dựa vào phần chú
thích trong ngoặc đơn ở phía dưới đoạn trích để khoanh vùng lớp nào, học kì nào
để loại trừ đáp án sai, thu hẹp đáp án đúng, mặt khác đọc kĩ đoạn trích xem nói về
vấn đề gì, nhân vật nào rồi cố lục trí nhớ. Thông thường người ta hay trích dẫn các
tác phẩm Việt Nam, ít khi dùng tác phẩm nước ngoài. Nếu làm tất cả các thao tác
trên mà vẫn chưa tìm ra được đáp án chính xác thì trừ giấy đó để làm câu khác mà
mình biết, sau khi nhớ được thì làm bổ sung câu đó tránh mất thời gian.
Khi đề yêu cầu xác định phương thức biểu đạt chính thì các em chỉ nêu phương
thức chính (xem đoạn trích đó từ văn bản nào mà phương thức biểu đạt chính của
văn bản đó là gì thì đoạn trích đó thuộc phương thức biểu đạt đó VD : Trích từ văn
bản truyện thì phương thức biểu đạt chính là tự sự; trích từ thơ thì phương thức
biểu đạt chính là trữ tình…(trừ truyện thơ truyện Kiều và truyện Lục Vân Tiên).
Còn nếu không có từ “chính” mà yêu cầu xác định phương thức biểu đạt hoặc các
phương thức biểu đạt thì sau khi tìm được phương thức chính các em cần phải xác
định phương thức kết hợp thì mới có điểm tối đa. Ví dụ: Tự sự kết hợp với miêu













tả, biểu cảm, nghị luận (trong đó kể là chính kết hợp với tả, bộc lộ cảm xúc đồng
thời bày tỏ quan điểm sống).

Nếu câu hỏi yêu cầu chỉ ra các phép liên kết thì các em phải nói rõ liên kết về nội
dung: Liên kết về chủ đề (các câu trong đoạn đều hướng về chủ đề nào đó và cần
phải nêu rõ đó là nội dung, chủ đề gì) và liên kết logic (các câu được sắp xếp theo
một trình tự hợp lý); liên kết về hình thức (phép lặp-lặp từ để liên kết, phép nốidùng quan hệ từ nối các câu, phép thế-dùng đại từ, danh từ… để thay thế cho từ
nào đó ở câu trước).
Khi đề yêu cầu phân tích cấu tạo ngữ pháp thì các em phải tìm hết (triệt để) các
thành phần chính và phụ: VD CN1, CN2,…VN1, VN2, …
Nếu yêu cầu nhận diện kiểu câu xét theo cấu tạo: câu đơn (1 cụm chủ-vị), câu
ghép (2 cụm chủ-vị trở lên); nếu xét theo mục đích nói (câu trần thuật, câu nghi
vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán).
Dấu hiệu để nhận biết lời dẫn trực tiếp: (“ ”)
Muốn tìm từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ nào đó thì các em phải hiểu nghĩa
của từ đó, muốn hiểu nghĩa thì phải đặt trong văn cảnh là đoạn trích.
Khi tìm từ địa phương thì ngoài từ địa phương Nghệ An (mà ai cũng biết) thì các
vùng miền khác, các em xem thử trong đoạn trích có từ nào đó mà lạ ta ít dùng thì
đó là từ địa phương. Nếu văn bản đó viết về vùng miền nào thì từ đó thuộc địa
phương vùng miền đó VD : “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng có các từ
địa phương như thẹo, ghẹ, vám..
Với dạng câu hỏi này thì yêu cầu nội dung gì, các em trả lời sát với nội dung đó,
không được dài dòng, cũng không cần phải nêu lại câu hỏi mất thời gian. Câu nào
biết rõ nhớ rõ thì làm trước, câu khó không nhớ thì trừ giấy làm bổ sung sau. Nếu
không biết mà dựa vào may rủi đoán mò thì không nên phân tích hoặc chỉ ra cụ
thể. Câu này nên làm trong vòng 5-7 phút.

Câu 2 và câu 3: Đây là những dạng câu hỏi vận dụng thường có nội dung như sau:
Dạng 1: Nghị luận xã hội từ tác phẩm văn học. Đề thường đưa ra một đoạn thơ, một câu
văn hoặc một câu chuyện nào đó rồi yêu cầu chúng ta nêu suy nghĩ về vấn đề tư tưởng
đạo lý được đặt ra trong câu văn, đoạn thơ… đó như: Tình mẫu tử, tình cha con, tình cảm
gia đình, tình yêu quê hương đất nước, lí tưởng sống,…Gặp dạng này chúng ta cần phải
lập dàn ý như sau

 Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (tức là tư tưởng đạo lý được rút ra từ tác phẩm
văn học chứ không phải tác phẩm văn học đó) VD: tình mẹ con, cha con, tình cảm
gia đình, tình yêu quê hương nguồn cội, lí tưởng sống,…
Có thể áp dụng công thức cho mở bài này là:
 Tình …vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam ta suốt bao
đời nay. Bài thơ (hoặc truyện ngắn) “…” của nhà thơ (hoặc nhà văn)…cũng


nằm trong mạch cảm hứng rộng lớn và phổ biến ấy. Đặc biệt nhất là câu thơ
(hoặc câu văn)…trích dẫn câu thơ, câu văn trên đề vào (phải được để trong
dấu ngoặc kép).
 Thân bài: Triển khai các ý theo trình tự và mức độ như sau:
Ý 1(là ý phụ nhưng phải có): Giải thích qua ý nghĩa của câu trích, đoạn trích (tránh sa
vào phân tích chi tiết tác phẩm). Để người đọc hiểu được ý nghĩa của câu trích, đoạn
trích, chúng ta phải dựa vào văn bản đặc biệt là những câu trích dẫn, tức là chúng ta
dựa vào văn bản đặc biệt là những câu trích dẫn, tức là chúng ta dựa vào những tín
hiệu nghệ thuật để khái quát nội dung, ý nghĩa của đoạn trích. Từ phần mở bài sang
phần thân bài chúng ta có thể chuyển đoạn bằng nhiều cách như dùng tác phẩm có
cùng đề tài làm đòn bẩy để đi vào tác phẩm mà chúng ta cần giải thích. Cụ thể như
sau:
Nếu nhà thơ (hoặc nhà văn)… đã dùng… để ca ngợi tình…trong bài thơ (hoặc truyện
ngắn) “…” của mình, thì bằng…(khái quát nghệ thuật của văn bản) nhất là … câu thơ,
câu văn trên mang ý nghĩa triết lý sâu sắc, nhà thơ (hoặc nhà văn)…một lần nữa đã
khẳng định, tôn vinh tình… thiêng liêng, bất diệt. (Các câu tiếp theo các em lý giải cụ
thể hơn nữa tại sao tình… lại thiêng liêng bất diệt)  Ý 1 triển khai thành một đoạn
văn.
Ý 2(quan trọng): Nêu suy nghĩ về tư tưởng đạo lý đã khái quát ở câu 1
-

Khẳng định vai trò ý nghĩa của tư tưởng đạo lý sau đó lấy dẫn chứng trong văn

học trong thực tế để chứng minh tại sao tình… có vai trò như vậy.

Cụ thể: Thật lạ kỳ là dường như tình…cũng giống như cỏ cây, hoa lá trong vũ trụ,
trong thiên nhiên đã đến với chúng ta thật nhẹ nhàng, thật tự nhiên nhưng vô cùng lớn
lao và đẹp đẽ, tình cảm ấy có một vị trí trang trọng trong tâm hồn mỗi con người.
( Các câu tiếp theo các em phải chứng minh vì sao tình cảm ấy có vai trò quan trọng
như vậy)  dùng lí lẽ dẫn chứng trình bày thành 1 đoạn văn.
-

Phương thức hành động: Chúng ta phải làm gì và phải làm như thế nào để đền đáp,
để xứng đáng (với những tình cảm tốt đẹp) tránh xa,hạn chế (nếu tư tưởng xấu) 
có dẫn chứng

Cụ thể: Ý thức được tầm quan trọng của tình… trong cuộc đời mỗi con người nên
ngay từ bây giờ khi còn ngồi trên ghế nhà trường em luôn luôn cố gắng, nỗ lực hết
sức mình…(lí giải tiếp có thể đưa thêm dẫn chứng để chứng minh).
-

Phê phán lên án những biểu hiện, hành vi chưa đúng, chưa tốt (Bên cạnh những…
thì ở đâu đó trong cuộc sống của chúng ta còn tồn tại…(nêu dẫn chứng)


-

- Liên hệ mở rộng với những tư tưởng đạo lý tương tự (có một nhà triết học từng
nói rằng con người là tổng hòa các mối quan hệ gia đình và xã hội nên ngoài
tình…chúng ta còn cần đến những thứ tình cảm cao đẹp khác như tình…, tình…
bởi đó là những tình cảm bền vững trong đời sống tinh thần của mỗi con người mà
tất cả chúng ta cần gìn giữ và nâng niu.
 Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của tư tưởng đạo lý đó đối với con người trong

cuộc sống hôm nay:
Cụ thể: Trong cuộc song hiện nay, khi mà nhu cầu vật chất đôi lúc, đôi nơi đã lấn
át giá trị tinh thần. Xã hội ngày càng hiện đại, tiện nghi, con người lại có nguy cơ
sa vào lối sống hưởng thụ, vô cảm, mất phương hướng. Những lúc như vậy, con
người cần có “bến đỗ” bình yên đó chính là những tình cảm bình dị và bền vững
của cuộc sống.
Dạng 2 : Nghị luận tổng hợp (phân tích 1 đoạn thơ, đoạn văn kết hợp với yếu tố biểu cảm
nghị luận xã hội). Với dạng bài này, cách làm giống với dạng 1: Nghị luận xã hội được
đặt trong tác phẩm văn học. VD: Câu 3 của đề thi lần thứ 1 : Phân tích … trình bày suy
nghĩ…gia đình,quê hương. Cụ thể:
 Mở bài: Giống dạng 1
 Thân bài: Đặt trong mối quan hệ với bài thơ, phân tích nghệ thuật nội dung để rút
ra ý nghĩa của đoạn trích (thông thường người ta hay trích đoạn thơ). Sau đó người
viết bộc lộ suy nghĩ cảm xúc của mình về tư tưởng đạo lý được rút ra từ đoạn trích
đó
Ý 1: Nếu như ở dạng 1 ý này được xem là ý phụ thì ở dạng này ý này cũng quan
trọng không kém ý sau (nếu như ở dạng 1 phân tích qua_khái quát thì ở dạng
chúng ta phải đi vào phân tích cụ thể chi tiết đoạn trích). Muốn phân tích được
chúng ta nên tách ra từng nhóm câu hợp lý (dưạ vào nội dung của từng nhóm câu)
sau đó tìm những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc từ những nét nghệ thuật đó chuyển
tải nội dung gì.Sau khi phân tích xong ta phải đánh giá khái quát về nghệ thuật và
nội dung xong mới chuyển sang ý thứ 2(khi phân tích chúng ta nên có thao tác đặt
câu hỏi: Với giọng thơ như thế nào? Kết hợp với biện pháp nghệ thuật gì hoặc từ
ngữ gợi tả nào? Để tạo nên ý gì hoặc hình ảnh gì? Gợi cảm xúc gì cho người đọc?
Cụ thể như sau:
Trước hết ,…câu thơ đầu với giọng thơ…kết hợp với biện pháp…tác giả đã vẽ
nên…Cái hay ở đây là nhà…đã đem (hoặc dùng)…..,tạo nên……làm……lòng
người.
Sau khi phân tích xong nhóm câu thứ nhất để chuyển đoạn sang nhóm câu tiếp
theo ta có thể chuyển đoạn bằng cách đóng ý của đoạn trước mở ra ý cho đoạn sau.

Cụ thể:
Nếu như ở…câu thơ trên nhà… đã gợi lên (hoặc dựng lên)…thì ở…câu thơ tiếp
theo bằng…kết hợp với…đã tạo nên (hoặc gợi lên)… Đặc biệt là ở đây nhà… đã


dùng…để nói lên…lại một lần nữa làm người đọc…. cứ theo công thức nay cho
đến đoạn trích.
Lưu ý: Trong quá trình phân tích các em dùng dẫn chứng để chứng minh những
nhận xét, đánh giá ở mình là đúng. (Khi trích dẫn các em cần phải để trong dấu
ngoặc kép). Sauk hi phân tích xong chúng ta chuyển sang phần đánh giá khái quát
về nghệ thuật và nội dung của đoạn trích. Cụ thể như sau:
Bằng giọng điệu…, lối nói…, những hình ảnh…, nhà… đã diễn tả…
Ý 2: Giống với dạng 1
 Kết bài: Giống dạng 1
Dạng 3: Viết đoạn văn theo yêu cẩu cụ thể nào đó. Trước hết các em phải lưu ý rằng
đoạn văn được bắt đầu bằng những chữ cái lùi đầu dòng, kết thức bằng dấu chấm, xuống
dòng có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức.
 Đoạn văn giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Nêu chính xác tên tác phẩm, tên
tác giả của tác phẩm đó, năm sáng tá, in trong tập thơ (tập truyện) nào, giải thưởng
(nếu có)…Nêu hoàn cảnh rộng (thời đại, hoàn cảnh, xã hội mà tác giả sống);nêu hoàn
cảnh hẹp (hoàn cảnh cụ thể ra đời của tác phẩm); nêu đề tài hoặc nội dung chính, đặc
sắc của tác phẩm.
Cụ thể: ….của….được viết năm…, in trong tập…., xuất bản……viết……khi……..Tác
phẩm… (…) được sáng tác trong….Bằng … , đã tạo nên giọng nói riêng biệt mới mẻ…
của…, đặc biệt là…đã góp vào….đất nước một….đã….tiêu biểu cho
 Đoạn văn tóm tắt tác phẩm: Nêu được những sự việc chính theo trình tự của cốt
truyện, sự việc mở đầu, các sự việc phát triển trong đó có sự việc đỉnh điểm của cốt
truyện, sự việc kết thúc. Đoạn văn tóm tắt tác phẩm phải đảm bảo giữ đúng cốt truyện,
các nhân vật chính và ý nghĩa xã hội của truyện (đảm bảo đúng chủ đề của truyện).
Nối kết các sự việc chính của truyện thành đoạn văn hoàn chỉnh, ngắn gọn bằng lời

văn của người viết. Đoạn văn có kết cấu nhất định, giữa các câu có sử dụng phép liên
kết về nội dung và hình thức.
 Đoạn văn giải thích về ý nghĩa nhan đề của tác phẩm: Giới thiệu chính xác nhan đề tác
phẩm, tên tác giả. Xác định ý nghĩa nhan đề tác phẩm thể hiện về phương diện gì: Đề
tài, nội dung, tên nhân vật chính, chủ đề, mối quan hệ giữa tên tác phẩm và chủ đề tác
phẩm. Khẳng định giá trị của nhan đề tác phẩm, cũng có thể kết hợp đánh giá về tác
giả, tác phẩm.
Cụ thể: Chúng ta đều biết nhan đề tác phẩm thường thể hiện đề tài, nội dung hoặc tư
tưởng chủ đề tác phẩm,với nhan đề “….”, bài thơ (hoặc truyện ngắn) của….đã thể hiện
rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm  Những câu tiếp theo phân tích mối quan hệ giữa
nhan đề tác phẩm và thông điệp (ý nghĩa, chủ đề) của tác phẩm. Nhà thơ (hoặc nhà
văn)…đã đóng góp cho thơ ca (hoặc văn đàn) dân tộc một bài thơ (hoặc thêm truyện)
đẹp đậm đà ý nghĩa cho đời, cho hậu thế nâng niu, trân trọng.




Đoạn văn phân tích một chi tiết quan trọng hoặc một từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong
tác phẩm: Giới thiệu chi tiết quan trọng hoặc từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong tác phẩm
cần phân tích. Phân tích chi tiết (từ ngữ, hình ảnh) đó hay, đặc sắc như thế nào về nội
dung, hình thức. Nó có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm.
Cụ thể: Đối với truyện: Trong tác phẩm văn học có rất nhiều chi tiết nhưng có những
chi tiết rất đặc sắc. Chi tiết đặc sắc là chi tiết quan trọng mà nhờ đó mới phát triển
được, đồng thời nó góp phần thêt hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm. Chi tiết đắc sắc
nhất trong truyện “….” chính là chi tiết ….(những câu tiếp theo phân tích chi tiết đó
hay, đặc sắc như thế nào về nội dung, hình thức. Nó có ý nghĩa trong việc thể hiện
nôi dung của tác phẩm).Như vậy… là chi tiết quan trọng góp phần thể hiện nội dung
chủ đề của tác phẩm.
Đối với thơ: “…” của’’’ là một bài thơ ca ngợi… đặc biệt nhất là từ ngữ (hoặc hình
ảnh)…Ở đây tác giả sử dụng biên pháp nghệ thuật….với dụng ý là làm nổi bật…

(phân tích tiếp các tín hiệu nghệ thuật để làm rõ nội dung). Phải nói rằng nhà thơ..có
một cái nhìn tinh tế của một…thực sự trong sự…để tạo nên cho…, tạo cảm giác…
trong lòng người đọc.
Đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ: Xác định chính xác câu
thơ, câu văn trích trong tác phẩm nào của tác giả nào, nội dung phản ánh là gì; biện
pháp tu từ trong câu đó là biện pháp gì. Phân tích hiệu quả tu từ của biện pháp tu từ
trong việc thể hiện nội dung. Đánh giá câu thơ, câu văn đó.
Cụ thể: Bài thơ (hoặc truyện ngắn) “…” của nhà thơ (hặc nhà văn)… đã ca ngợi…
trong đó có đoạn thơ (hoặc đoạn văn) thể hiện….Ở dây tác giả đã sử dụng biện pháp
tu từ …để bộc lộ…Không những thế, nhà thơ (hoặc nhà văn) còn sử dụng…để tạo
nên…Với sự góp mặt của…(hoặc với cách viết như vậy), nhà thơ (hoặc nhà văn)…
đã tạo nên câu thơ (hoặc câu văn) hay, độc đáo cho nền thơ ca (hoặc văn xuôi)…để
lại dư âm trong lòng người đọc.
Đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ: Xác định chính xác câu
thơ, câu văn trích trong tác phâm nào, của tác giả nào,nội dung phản ánh là gì. Biện
pháp tu từ trong câu đó là biện pháp gì. Phân tích hiệu quả tu từ của biện pháp tu từ
trong thể hiện nội dung. Đánh giá câu thơ câu văn đó.
Cụ thể : Bài thơ (hoặc truyện ngắn) “…” của nhà thơ ( hoặc nhà văn)…đã ca ngợi…
trong đó có đoạn thơ (hoặc đoạn văn) thể hiện…Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp
tu từ…để bộc lộ…Không những thế, nhà thơ (hoặc nhà văn) còn sử dụng…để tạo
nên….Với sự góp mặt của…(hoặc với cách viết như vậy), nhà thơ (hoặc nhà văn)..,
đã tạo ra những câu thơ (hoặc câu văn) hay, độc đáo cho nền thơ ca (hoặc văn xuôi)
…để lại dư âm trong lòng người đọc.
Đoạn văn phan tích ý nghĩa của tình huống truyện: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác
phẩm và đánh giá, khẳng định sơ bộ s nghĩa,cũng như nhận xét sơ bộ về các tình
huống truyện được xây dựng.


Lần lượt nêu ra các tình huống truyện: Phân tích ý nghĩa, tác dụng của tình huống 
Khẳng định lại vai trò và ý nghĩa của tình huống truyện

Cụ thể: Truyện ngắn “…” của…là một câu chuyện rất… về…. trong….Góp phần
đem lại sự thành công đó là việc tác giả tạp nên nhiều tình huống truyện….(Lần lượt
nêu ra các tình huống truyện rồi phân tích ý nghĩa tác dụng của tình huống truyện).
Như vậy, việc tác giả xây dựng thành công các tình huống truyện đã góp phần thể
hiện….
Đoạn văn phân tích, cảm nhận về một đoạn văn, đoạn thơ: Xác định chính xác đoạn
thơ trích từ tác phẩm nào, của tác giả nào  Đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật của
đoạn thơ là gì, phân tích nội dung và hiệu quả của biện pháp nghệ thuật trong việc thể
hiện nội dung đó. Đánh giá đoạn thơ, đoạn văn đó. (có thể kết hợp đánh giá về tác
giả, tác phẩm).
Cụ thể: “….” Là…..của ….ra đời…. viết về ….., trong đó có câu thơ…đầu(cuối) nói
về .…, được diễn tả một cách….(trích đoạn văn, đoạn thơ  nếu quá dài thì trích câu
đầu, câu cuối, nếu thơ phải xuống hàng). Những câu tiếp theo chỉ ra nghệ thuật đặc
sắc và nghệ thuật đó chuyển tải nội dung gì.Ở phần này các em có thể dùng những từ
như: Trước hết, bằng (hòa với) nghệ thuật….đã bộc lộ (hoặc diễn tả)…Không những
mà còn…..Đọc xong đoạn…chúng ta….(có thể là khôi phục, ngưỡng mộ, tự hào….)
về… (tinh thần hoặc tình cảm…) và thán phục trước nghệ thuật…của nhà…
 Trên đây cô giới thiệu cho các em các dạng đoạn văn phần lớn được viết theo kết
cấu tổng-phân-hợp (Câu mở đoạn nêu ý khái quát, các câu tiếp theo triển khai ý khái
quát, câu kết đoạn tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề). Nếu vấn đề
không có yêu cầu cụ thể về kết cấu các đoạn thì các em viết theo kiểu tổng-phân-hợp.
Còn nếu yêu cầu viết theo kiểu diễn dịch hay quy nạp thì các em phải viết đúng theo
yêu cầu (Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát
ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề,mang ý nghĩa minh họa, cụ
thể…Đoạn văn quy nạp là đoạn văn trinhg bày từ các ý chi tiết, cụ thể, nhằm hướng
tới ý khái quát ở cuối đoạn, Các câu được trình bày bằng thao tác minh họa, lập luận,
cảm nhận rồi cuối cùng rút ra nhận xét, đánh giá chung ở câu cuối). Ngoài ra, nếu đề
còn có thêm yêu cầu sử dụng kiểu câu thành phần biệt lập, khởi ngữ….thì các em
phải viết hoàn chỉnh đoạn văn vào giấy nháp sau đó thêm các yêu cầu vào cho phù
hợp rồi mới viết vào giấy thi, saukhi viết xong các em cần phải chú thích các yêu cầu

sử dụng ở phía dưới đoạn văn.
Dạng 4:
Nghị luận một đoạn thơ: viết thành một bài văn có bố cục 3 phần rõ ràng. Cần đặt đoạn
thơ trong mạch cảm xúc chung của toàn bài để có những lí giải cho phù hợp. Sauk hi
phân tích những khía cạnh về nội dung và nghệ thuật, cần đánh giá vẻ đẹp riêng của đoạn
thơ đó và giá trị của đoạn thơ với cả bài. Ta có dàn bài như sau:








Mở bài: Giới thiệu về tác giả, đánh giá khái quát về bài thơ,vị trí của đoạn thơ,
trích thơ
Cụ thể: ….là một nhà thơ xuất sắc (hoặc tiêu biểu) của nền thơ…. Bài thơ “…” là
một trong những bài thơ hay của ông viết về… Tình cảm ấy (hoặc vẻ đẹp ấy hay
tinh thần ấy) được thể hiện rõ nhất qua … câu thơ (hoặc đoạn thơ, khổ thơ) đầu
(hoặc cuối đoạn thơ) của bài thơ “…” (trích dẫn thơ).
Thân bài: Lần lượt phân tích nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ (trong quá trình
phân tích chúng ta nên đặt câu hỏi : Với (hoặc bằng) giọng thơ như thế nào? Kết
hợp với biện pháp nghệ thuật gì (hoặc từ ngữ gợi tả nào?) để tạo nên ý gì (hoặc
hình ảnh hay khung cảnh như thế nào?) gợi lên cảm xúc gì cho người đọc.
Cụ thể: Trước hết, …câu thơ đầu trong đoạn thơ với giọng thơ…kết hợp với biện
pháp nghệ thuật…(hoặc từ ngữ gợi tả)…tác giả đã vẽ lên (hoặc dựng lên, gợi lên)
khung cảnh (hoặc hình ảnh hay cảm xúc)…Cái hay (hoặc điều đặc biệt) ở đây là
nhà thơ…đã đem (hoặc dùng)…một cách tinh tế (hoặc chân thực hay mộc mạc) để
diễn tả… làm…lòng người.
Chuyển đoạn: Nếu như ở…câu thơ trên nhà thơ đã gợi lên…thì ở…câu thơ tiếp

theo bằng…kết hợp với….đã tạo nên (hoặc gợi lên)…điều đáng nói ở đây là tác
giả đã dùng…một cách…để diễn tả…và một lần này nữa đã làm người đọc không
khỏi…
 Cứ theo công thức này cho đến hết (trong quá trình phân tích các em dùng dẫn
chứng để chứng minh nhân xét đánh giá của mình về nghệ thuật và nội dung của
đoạn thơ là đúng- dẫn chứng dù có dài hay ngắn thậm chí là một từ cũng phải đặt
trong dấu ngoặc kép. Sau khi phân tích xong cần chốt lại tình cảm, cảm xúc của
tác giả.
Cụ thể: Bằng cả tấm lòng chân thành cà sâu sắc nhà thơ đã thể hiện….(có thể là
lòng biết ơn hay niềm tự hào ngưỡng mộ, khâm phục hoặc niềm thương tiếc vô
hạn…) trước…
Kết bài: Khẳng định lại những nét nổi bật về nghệ thuật và nội dung của đoạn
thơ…
Cụ thể: Như vậy (hoặc tóm lại) bằng (hoặc với) nghệ thuật…. điêu luyện về từ
ngữ (hoặc hình ảnh) gợi cảm, sinh động (hoặc mộc mạc, chân chất), đoạn thơ
(hoặc khổ thơ) đã khắc họa đưpực hình tượng (hoặc hình ảnh hay vẻ đẹp) của…
 Nghị luận về một bài thơ: Các thao tác gần như giống với bài nghị luận về một
đoạn thơ.Tuy nhiên có những khác biệt sau:
 Mở bài : Giới thiệu về tác giả, đnahs giá sơ bộ về bài thơ.
Cụ thể: ….là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. Bài thơ “…”
là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của ông viết về….
 Thân bài: Theo trình tự của nghị luận về một đoạn thơ nhưng dung lượng
nhiều hơn nên chia nhóm để dễ phân tích.
 Kết bài : Thay từ đoạn thơ bằng bài thơ


Dạng 5: Nghị luận về một nhân vật trong đoạn trích.





Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác gia, tác phẩm, nhân vật, vị trí đoạn trích, giới
thiệu đoạn trích.
Cụ thể: Truyện ngắn “….” Của nhà văn…viết về…Nhân vật…điển hình cho hình
tượng người…Đoạn trích thuộc phần đầu (phần giữa hoặc phần cuối), truyện kể
lại…
Thân bài: Đặt nhân vật trong mối quan hệ với toàn tác phẩm, trong bối cảnh, tình
huống truyện để phân tích các đặt điểm của nhân vật: Phẩm chất, tình cảm, tư
tưởng…Cuối cùng phải đánh giá được giá trị, vai trò của nhân vật.
 Khái quát lại hoàn cảnh, số phận, tình cảm của nhân vật ở phần truyện
trước đó.
Cụ thể: ….là một…Những đức tính ấy (hoặc vẻ đẹp hay tình cảm ấy) được thể
hiện trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh như…nhưng đặc biệt được bộc lộ rõ
nhất, cảm động nhất là khi…..
 Cảm nhận, phân tích nhân vật trong đoạn trích.
Cụ thể: Đến đây, người đọc không chỉ nhìn thấy một….mà còn cảm nhận
được…qua cách miêu tả…(dẫn chứng trong đoạn trích). Mặt khác, đoạn trích
xòn thể hiện sịn động nội tâm (hoặc nỗi lòng) của nhân vật qua…. dẫn
chứng
 Đánh giá giá trị vai trò của nhân vật
Cụ thể: Nhân vật…trong đoạn trích để lại một dấu ấn không phai mờ nhờ nghệ
thuật xây dựng tình huống…miêu tả ngoại hình, nội tâm, tính cách và ngôn
ngữ của nhà văn. Nhân vật và đoạn trích góp phần làm nên thành công và giá
trị của tác phẩm.



Kết bài: Khái quát đặc điểm nhân vật, đặc sắc của tác phẩm và thahf công của tác
giả.
Cụ thể: Truyện ngắn “..” là một tác phẩm khá thành công khi viết về…Nhà văn…

đã thể hiện rõ tài năng nghệ thuật và tâm huyết của mình trong tác phẩm này.
Nhân vật…giúp người đọc thấm thía được tinh thần (hoặc tình cảm)…
Ta….về….và thán phục trước nghệ thuật …của nhà…
 Trên đây cô giới thiệu cho các em các dạng đoạn văn phần lớn đưpực viết theo
kết cẩu tổng-phân-hợp (cssu mở đoạn văn nêu ý khái quát, các câu tiếp theo khai
triển ý khái quát –những câu khai triển được thực hiện bằng các thao tác giải thích,
chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, câu kết đoạn tổng
hợp lại khẳng định thêm giá trị của vấn đề). Nếu đề không có yêu cầu cụ thể về kết
cấu thì các em viết theo kiểu tổng-phân-hợp như đã giới thiệu ở trên. Còn nếu yêu


cầu viết theo kiểu diễn dịch hay quy nạp thì các em phải viết đúng theo kiểu đó
(đoạn văn diễn dịch là đoạn văn trong dó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng
dầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng, chủ đề, mang ý nghĩa minh họa, cụ
thể- các câu triển khai được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân
tích, bình luận có thể kèm theo những nhận xét đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận
của người viết. Đoạn văn qui nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ
thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được được trình
bày bằng thao tác minh họa, lập luận, cảm nhận rồi cuối cùng rút ra nhận xét, đánh
giá chung ở câu cuối. Ngoài ra nếu đề có thêm yêu cầu sử dụng kiểu câu, thành
phần biệt lập, khởi ngữ….thì các em phải viết hoàn chình đoạn văn và giấy nháp
sau đó thêm các yêu cầu của đề bài vào cho phù hợp rồi mới đưa vào giấy thi, sau
khi viết xong đpạn văn đã đảm bảo các yêu cầu các em cần chỉ rõ các yêu cầu đã
sử dụng bên dưới đoạn văn.



×