Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Nghiên cứu thành phần, mối quan hệ của các loài côn trùng bắt mồi với sâu hại trên cây chè ở Phú Thọ và ảnh hưởng một số yếu tố sinh thái lên chúng (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Vũ Thị Thƣơng

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, MỐI QUAN HỆ

CỦA CÁC LOÀI CÔN TRÙNG BẮT MỒI VỚI SÂU HẠI
TRÊN CÂY CHÈ Ở PHÚ THỌ VÀ ẢNH HƢỞNG
CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI LÊN CHÚNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Vũ Thị Thƣơng

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, MỐI QUAN HỆ
CỦA CÁC LOÀI CÔN TRÙNG BẮT MỒI VỚI SÂU HẠI


TRÊN CÂY CHÈ Ở PHÚ THỌ VÀ ẢNH HƢỞNG
CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI LÊN CHÚNG

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 9 42 01 20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Trương Xuân Lam
2. PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả công bố trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một
công trình nghiên cứu nào khác. Các kết quả nghiên cứu có sự phối hợp với tác giả
khác đã được đồng ý sử dụng bằng văn bản. Các tài liệu trích dẫn đã được chỉ rõ
nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đã được cảm ơn.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Vũ Thị Thƣơng

năm 2018



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Trương Xuân Lam và PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên – Viện Sinh Thái và
Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm
khoa và các đồng nghiệp trong Khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp, các Phòng, Ban
của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án.
Trong thời gian học tập, thực hiện luận án tại Viện Sinh Thái và tài Nguyên
Sinh vật, Học viện Khoa học và Công nghệViệt Nam, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ,
động viên và tạo điều kiện của các thầy, cô, các nghiên cứu viên, các chuyên viên của
phòng Sinh thái côn trùng, phòng Đào tạo… Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc sự quan tâm và giúp đỡ quý báu đó.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các cán bộ công tác tại trạm Bảo vệ thực
vật huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, các cán bộ công tác tại Nông trường chè Phúc
Khánh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong
suốt quá trình điều tra, bố trí thí nghiệm ngoài thực địa.
Tôi xin chân thành cảm ơn anh em, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ, động viên
và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Đặc biệt, tôi bày tỏ lòng cảm ơn đến bố, mẹ, chồng, con và gia đình hai bên
nội, ngoại đã động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án.

Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Vũ Thị Thương


năm 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………...…….………………....…1
1. Lý do lựa chọn đề tài…………………………………...………...…………...…..1
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ...................................................................3
3. Mục đích của đề tài ..................................................................................................3
4. Những đóng góp mới của đề tài ..............................................................................3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .....................................................................................4
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .........................................................................5
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới...................................................................5
1.2.1.1. Những nghiên cứu về thành phần sâu hại trên chè, mức độ phổ biến và
diễn biến mật độ của một số loài hại chính trên chè ..........................................5
1.2.1.2. Những nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt mồi và diễn biến mật
độ một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè .........................................10
1.2.1.3. Nghiên cứu mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi
là sâu hại chính trên chè ...................................................................................13
1.2.1.4. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sâu hại,
côn trùng bắt mồi và mối quan hệ của chúng trên chè ....................................16
1.2.2. Những nghiên cứu ở trong nước ......................................................... 20
1.2.2.1. Những nghiên cứu về thành phần sâu hại trên chè, mức độ phổ biến và
diễn biến mật độ của một số loài hại chính trên chè ........................................20
1.2.2.2. Những nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt mồi và diễn biến mật
độ một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè .........................................22
1.2.2.3. Nghiên cứu mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi
là sâu hại chính trên chè ...................................................................................25
1.2.2.4. Những nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sâu hại, côn
trùng bắt mồi và mối quan hệ giữa chúng trên chè .........................................25



CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................33
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................33
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 33
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 33
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .....................................................................33
2.2.1. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 33
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 34
2.3. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................35
2.4. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu .........................................................................35
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................36
2.5.1. Nghiên cứu thành phần sâu hại trên chè, mức độ xuất hiện và diễn biến
mật độ của một số loài sâu hại phổ biến tại địa điểm nghiên cứu. ................. 36
2.5.1.1. Điều tra thành phần sâu hại chè và mức độ xuất hiện ........................36
2.5.1.2. Điều tra diễn biến mật độ của một số sâu hại chính trên chè tại địa
điểm nghiên cứu ................................................................................................37
2.5.2. Điều tra thành phần côn trùng bắt mồi, vật mồi của chúng và diễn biến
mật độ của chúng ở trên chè tại địa điểm nghiên cứu.................................... 38
2.5.2.1. Điều tra thành phần côn trùng bắt mồi, vật mồi của chúng................38
2.5.2.2. Điều tra diễn biến mật độ một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên
chè .....................................................................................................................40
2.5.3.Nghiên cứu mối quan hệ của côn trùng bắt mồi với vật mồi là sâu hại chè
tại địa điểm nghiên cứu................................................................................. 40
2.5.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sâu hại, côn
trùng bắt mồi trên chè và mối quan hệ giữa chúng tại địa điểm nghiên cứu. . 41
2.5.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của giống chè ..................................................41
2.5.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của cây che bóng ............................................42



2.5.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc .............................. 43
2.5.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè .................................... 44
2.5.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp đốn chè ................................ 44
2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu ..................................................................................36
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................48
3.1. Nghiên cứu thành phần sâu hại, mức độ xuất hiện và diễn biến mật độ của
một số loài hại chính trên chè tại tỉnh Phú Thọ ......................................................48
3.1.1. Thành phần sâu hại chè và mức độ xuất hiện của sâu hại chè ............. 48
3.1.2. Nghiên cứu diễn biến mật độ của một số loài côn trùng gây hại phổ biến
trên chè tại Hương xạ, Hạ Hòa, Phú Thọ ..................................................... 53
3.1.2.1. Diễn biến mật độ của rầy xanh Empoasca flavercens Fabricius ........53
3.1.2.2. Diễn biến mật độ bọ trĩ Physothrips sentiventris Bagnall ..................55
3.1.2.3. Diễn biến mật độ rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe
..........................................................................................................................56
3.1.2.4. Diễn biến mật độ tập hợp sâu cánh vẩy ..............................................58
3.2. Nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi, vật mồi của chúng, mức độ xuất
hiện và diễn biến mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi trên chè tại Hƣơng
Xạ, Hạ Hòa, Phú Thọ.................................................................................................59
3.2.1. Thành phần côn trùng bắt mồi, vật mồi của chúng và mức độ xuất hiện

..................................................................................................................... 59
3.2.2. Diễn biến mật độ loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè tại Hương xạ,
Hạ Hòa, Phú Thọ ......................................................................................... 68
3.2.2.1. Diễn biến mật độ loài bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus
croceovittatus Dohrn .........................................................................................68
3.2.2.2. Diễn biến mật độ bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius)69
3.2.2.3. Diễn biến mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi ..............................................70
3.2.2.4. Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabricius ..................72
3.2.2.5. Diễn biến mật độ bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabricius ..73



3.3. Mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi chính với vật mồi (Sâu hại chè
chính) tại Hương Xạ, Hạ Hòa, Phú Thọ ......................................................................76
3.3.1. Mối quan hệ giữa một số loài bọ xít bắt mồi phổ biến và vật mồi của
chúng trên chè .............................................................................................. 76
3.3.1.1. Mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius)
với bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall ........................................................78
3.3.1.2. Mối quan hệ giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus
Dohrn với tập hợp sâu cánh vẩy hại chè ..........................................................80
3.3.2. Mối quan hệ giữa một số loài bọ rùa phổ biến với rệp muội nâu đen
Toxoptera aurantii Fonscolombe .................................................................. 82
3.3.2.1. Mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius) với rệp
muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe...............................................83
3.3.2.2. Mối quan hệ giữa bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius)
với rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe ..................................85
3.4. Ảnh hƣởng của một số yếu tố sinh thái lên mật độ và mối quan hệ của một
số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại chính trên chè tại Phú Thọ .........................87
3.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của giống chè lên mật độ và mối quan hệ của
một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại chính ............................................ 87
3.4.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của giống chè lên mật độ của một số loài côn
trùng bắt mồi với sâu hại chính ........................................................................87
3.4.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của giống chè lên mối quan hệ giữa một số
loài côn trùng bắt mồi với sâu hại chính trên chè tại Phú Thọ ........................96
3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của cây che bóng lên mật độ và mối quan hệ của
một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại chính ............................................ 98
3.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc lên mật độ và mối quan
hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại chính ............................... 103
3.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè lên mật độ và mối quan hệ
của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại chính .................................... 107



3.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức và thời gian đốn lên mật độ và
mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại chính................ 112
3.4.5.1. Ảnh hưởng của kĩ thuật đốn...............................................................112
3.4.5.2. Ảnh hưởng của thời gian đốn ............................................................117
3.4.6. Ảnh hưởng của của một số thuốc trừ rầy thường dùng đến mật độ một số
loài côn trùng bắt mồi trên chè tại Yên Lập, Phú Thọ ................................. 124
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................................128
Kết luận .....................................................................................................................128
Đề nghị ......................................................................................................................128
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................133
Tài liệu tham khảo tiếng Việt .................................................................................133
Tài liệu tham khảo tiếng nƣớc ngoài......................................................................137


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Diễn gải

CT

Công thức

IPM

Intergrated Pest Managenment – Quản lý dịch hại tổng hợp

ICM


Intergrated Crop Managenment – Quản lý cây trồng tổng hợp

STT

Số thứ tự

THBXBM

Tập hợp bọ xít bắt mồi

THBRBM

Tập hợp bọ rùa bắt mồi

HSTQ

Hệ số tương quan



Mật độ

TL

Tỷ lệ

NSP

Ngày sau phun


CCB

Có che bóng

KCB

Không che bóng

LSD0,05

Least Significant Difference – Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
thống kê ở mức ý nghĩa 0,05


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mật độ chung của nhện lớn bắt mồi trên cây chè với số lần phun thuốc
hóa học trừ sâu khác nhau (Phú Hộ, Phú Thọ, 1999) ............................................. 29
Bảng 1.2. Mật độ bọ rùa đỏ trên cây chè ở các điều kiện phun thuốc hóa học trừ
sâu khác nhau (Phú Hộ, Phú Thọ, 1999)............................................................... 30
Bảng 2.1. Thời gian tiến hành thu mẫu nghiên cứu thành phần loài ....................... 34
Bảng 2.2. Danh sách các điểm thu mẫu ở tỉnh Phú Thọ ......................................... 35
Bảng 2.3. Các loại thuốc trừ sâu và liều lượng sử dụng ......................................... 45
Bảng 3.1. Thành phần và mức độ xuất hiện sâu hại chè tại tỉnh Phú Thọ ............... 48
Bảng 3.2. Số lượng các loài sâu hại chè đã được ghi nhận ở Phú Thọ qua các giai
đoạn ................................................................................................................... 52
Bảng 3.3. Thành phần côn trùng bắt mồi vật mồi của chúng và mức độ xuất hiện
trên chè tại Phú Thọ (2014- 2016) ........................................................................ 59
Bảng 3.4. Số lượng các loài côn trùng bắt mồi ghi nhận trên chè tại Phú Thọ ........ 64
Bảng 3.5. Số lượng và tỷ lệ của giống, loài côn trùng bắt mồi trên chè tại Phú Thọ..... 67

Bảng 3.6. Hệ số tương quan giữa bọ xít bắt mồi và vật mồi của chúng trên chè tại
Phú Thọ .............................................................................................................. 77
Bảng 3.7. Hệ số tương quan giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri với vật
mồi (Bọ trĩ Physothrips setiventris) qua các giai đoạn điều tra trên chè .................. 78
Bảng 3.8. Hệ số tương quan giữa bọ xít cổ ngỗng đen Sycanus croceovittatus với
vật mồi (Tập hợp sâu cánh vẩy) qua các giai đoạn điều tra trên chè ....................... 80
Bảng 3.9. Hệ số tương quan giữa mật độ bọ rùa bắt mồi phổ biến với mật độ rệp
muội hại trên cây chè ở các giai đoạn điều tra tại Phú Thọ ................................... 82
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các giống chè đến mật độ của bọ xít nâu đen nhỏ bắt
mồi (Orius sauteri) và vật mồi (bọ trĩ Physothrips setiventris) trên chè tại Phú
Thọ trong năm 2016 ............................................................................................ 88
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của giống chè đến mật độ của bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi
(Sycanus croceovittatus) và vật mồi (tập hợp sâu hại cánh vẩy) trên chè tại Phú
Thọ trong năm 2016 ............................................................................................ 89
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các giống chè đến mật độ của tập hợp bọ xít bắt mồi
và vật mồi (rầy xanh Empoasca flavescens) trên chè tại Phú Thọ trong năm 2016 .. 91


Bảng 3.13. Ảnh hưởng của giống chè đến mật độ của một số loài bọ rùa bắt mồi
với vật mồi (rệp muội Toxoptera theicola) trên chè tại Phú Thọ trong năm 2016 . 933
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của giống chè đến mối quan hệ giữa một số loài côn trùng
bắt mồi và vật mồi (sâu hại chính) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 ........................ 96
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của cây che bóng đến mật độ của một số loài côn trùng bắt
mồi và vật mồi (sâu hại chính) trên chè tại Phú Thọ.............................................. 98
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của cây che bóng đến mối quan hệ giữa một số loài côn
trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại chính) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 ............ 102
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc lên mật độ giữa một số loài côn
trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại chính) trên chè tại Phú Thọ trong năm 2016 ..... 103
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc lên mối quan hệ giữa một số loài
côn trùng bắt mồi với sâu hại chính trên chè tại Phú Thọ .................................... 106

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè lên mật độ của một số loài côn trùng
bắt mồi và vật mồi (sâu hại chính) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 ......................... 108
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè lên mối quan hệ giữa một số loài côn
trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại chính) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 ............ 111
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của kĩ thuật đốn lên mật độ của một số loài côn trùng bắt
mồi và sâu hại chính trên chè tại Phú Thọ trong năm 2016 ..................................... 112
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của kĩ thuật đốn lên mối quan hệ giữa một số loài côn
trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại chính) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 ............ 116
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của thời gian đốn lên mật độ của một số loài côn trùng bắt
mồi và sâu hại chính trên chè tại Phú Thọ trong năm 2016 .................................. 118
Bảng 3.24 . Ảnh hưởng của thời gian đốn lên mối quan hệ giữa một số loài côn
trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại chính) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 ............ 123
Bảng 3.25. Mật độ trung bình của rầy xanh ở các công thức phun thuốc khác nhau
tại nông trường chè Phúc Khánh, Yên Lập, Phú Thọ .......................................... 125
Bảng 3. 26. Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ rầy thường dùng đến tập hợp bọ
rùa bắt mồi tại nông trường chè Phúc Khánh, Yên Lập, Phú Thọ......................... 126

Bảng 3. 27. Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ rầy thường dùng đến tập
hợp bọ xít bắt mồi tại nông trường chè Phúc Khánh, Yên Lập, Phú Thọ ...... 126


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sử dụng bẫy hố để thu bắt mẫu kiến bắt mồi trên chè ............................ 39
Hình 2.2. Bẫy tổ đặt trên cây che bóng ở ruộng chè .............................................. 39
Hình 2.3. Vị trí điểm điều tra và vị trí cây che bóng ở công thức thí nghiệm .......... 42
Hình 3.1. Diễn biến mật độ rầy xanh Empoasca flavercens trên chè lai LDP1, 3
tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ ..................................................................................... 53
Hình 3.2. Diễn biến mật độ bọ trĩ Physothrips sentiventris trên chè lai LDP1, 3
tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ ..................................................................................... 55
Hình 3.3. Diễn biến mật độ rệp Toxoptera aurantii trên chè LDP1, 3 tuổi tại Hạ

Hòa, Phú Thọ...................................................................................................... 56
Hình 3.4. Diễn biến mật độ tập hợp sâu cánh vẩy hại chè LDP1, 3 tuổi tại Hạ
Hòa, Phú Thọ...................................................................................................... 58
Hình 3.5. Hình thái ngoài của loài Polistes communalis Nguyen, Vu & Carpenter,
2017 ............................................................................................................................ 66
Hình 3.6. Diễn biến mật độ loài bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi (Sycanus
croceovittatus) trên chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ .............................. 68
Hình 3.7. Diễn biến mật độ loài bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi (Orius sauteri) trên
chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ............................................................. 70
Hình 3.8. Diễn biến mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trên chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ
Hòa, Phú Thọ...................................................................................................... 71
Hình 3.9. Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ Micraspis discolor trên chè chè lai LDP1, 3
tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ ..................................................................................... 72
Hình 3.10. Diễn biến mật độ bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus trên chè lai
LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ ....................................................................... 74
Hình 3.11. Diễn biến mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi trên chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ
Hòa, Phú Thọ .............................................................................................................. 75
Hình 3.12. Mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ trên chè tại Phú
Thọ .............................................................................................................................. 79
Hình 3.13. Mối quan hệ giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi và tập hợp sâu hại cánh
vẩy trên chè tại Phú Thọ ............................................................................................. 81
Hình 3.14. Mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen tại Phú Thọ
..................................................................................................................................... 84
Hình 3.15. Mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ 6 vằn bắt mồi với rệp muội nâu đen tại Phú
Thọ .............................................................................................................................. 86


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Chè là cây trồng chủ yếu và được mệnh danh là “cây làm giàu” của nông dân

khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Diện tích chè ở khu vực trung du và miền núi
phía Bắc chiếm 80% cả nước, 20% còn lại rải rác ở một số tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2015 tổng diện tích chè ước tính đạt 134,7
nghìn ha, tăng 1,6% so với năm 2014; sản lượng chè búp đạt 1 triệu tấn, tăng 1,9% so với
năm 2014. Việt Nam hiện đang là 1 trong 5 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới cùng với
Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka và Kenya, sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt tại 61 quốc
gia trên thế giới (Agroviet, 2012) [152].
Trong quá trình mở rộng diện tích trồng chè, thâm canh tăng năng suất đã làm
cân bằng sinh học bị phá vỡ, sâu bệnh hại chè gia tăng, mức độ gây hại ngày càng
lớn. Để phòng trừ các loại dịch hại trên cây chè, đa số nông dân chỉ sử dụng biện
pháp phun thuốc bảo vệ thực vật hóa học và phun nhiều lần trong vụ. Thành phần sâu
hại chính trên chè thường xuyên phải phòng trừ là bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ trĩ và
nhện đỏ. Năm 2015, diện tích nhiễm bọ xít muỗi trên 20 ngàn ha, diện tích nhiễm rầy
xanh trên 28 ngàn ha, diện tích nhiễm bọ trĩ trên 17 ngàn ha, diện tích nhiễm nhện đỏ
là 7,5 ngàn ha. Để phòng trừ các loài dịch hại này người nông dân sử dụng thuốc hóa
học với nồng độ cao hơn hướng dẫn chiếm 49%; 64% nông dân sử dụng hỗn hợp 2
loại thuốc khi phun và có 14% nông dân sử dụng hỗn hợp 3 loại thuốc khi phun. Trong
khi nông dân không hề biết việc phun hỗn hợp làm tăng nồng độ thuốc lên rất nhiều lần;
gần 50% nông dân phun trên 7 lần/vụ, có những hộ nông dân phun tới 4 lần/1 tháng gây
lãng phí trong sử dụng thuốc, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn tới thiên địch và
mất an toàn thực phẩm cho sản phẩm chè (Agroviet, 2012) [152]
Trong công tác phòng chống sinh vật hại để bảo vệ cây chè thì nhu cầu sử
dụng hóa chất, phân bón và các chất điều hòa sinh trưởng vẫn không ngừng gia tăng
và trở thành một thói quen của người nông dân trong công tác trồng chè. Việc gia
tăng quá mức số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học không chỉ tiêu diệt các
loài sâu hại chè mà còn làm xuất hiện nhiều loài sâu hại nguy hiểm khác, một số loài
sâu hại thứ yếu gia tăng số lượng và trở thành các loài hại chủ yếu, làm suy giảm tài
nguyên thiên địch của sâu hại trong tự nhiên, nhiều loài côn trùng bắt mồi, côn trùng
ký sinh trước đây là loài phổ biến có vai trò tích cực trong điều hòa số lượng sâu hại
phổ biến trên chè, đến nay hoặc là biến mất hoặc chỉ xuất hiện với mức độ xuất hiện


1


rất thấp không còn phát huy vai trò trong đấu tranh với sâu hại nhất là các loài thuộc
nhóm bọ xít bắt mồi, bọ rùa và bọ cánh cứng bắt mồi khác. Hơn nữa, nhiều loài côn
trùng bắt mồi sống sót sau khi phun thuốc, khả năng sinh sản, tuổi thọ và tập tính bắt
mồi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thêm vào đó nơi trú ngụ, trốn tránh cũng như nguồn
cung cấp thức ăn cho các loài côn trùng bắt mồi ngày càng bị thu hẹp. Kết quả dẫn
đến không chỉ càng làm gia tăng sự mất cân bằng sinh thái mà còn làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tính đa dạng sinh học loài của nhóm côn trùng bắt mồi.
Đời sống ngày càng được nâng cao, yêu cầu về sản phẩm sạch ngày càng bức
thiết. Qui trình Viet GAP trên chè được công bố lần đầu tiên năm 2008, trong đó nêu
rõ ưu tiên sử dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và quản lý cây trồng
tổng hợp (ICM), việc sử dụng biện pháp sinh học luôn luôn được khuyến khích. Một
trong các nội dung của biện pháp sinh học là nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt
mồi và lợi dụng chúng như là một tác nhân trong đấu tranh sinh học. Vấn đề này đã
được nghiên cứu trên nhiều cây trồng như lúa, ngô, đậu tương, lạc và rau màu. Nhiều
loài côn trùng bắt mồi đã được nhân nuôi và thả bổ sung ra đồng ruộng như bọ xít
nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius) được nhân nuôi trên mầm hạt đậu trắng với
thức ăn là bọ trĩ. Chúng được sử dụng để khống chế bọ trĩ hại dưa chuột tại Gia Lâm
– Hà Nội cho kết quả tốt, số lượng bọ trĩ được khống chế suốt vụ không vượt quá
ngưỡng gây hại (không cần phun thuốc) năng suất không kém vụ trước, mẫu mã quả
đẹp (Nguyễn Thị Kim Oanh, 2009) [153]. Nhân nuôi thành công bọ xít bắt mồi
Andrallus spinidens (Fabricius), bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus
Dohrn, bọ xít cổ ngỗng đỏ Sycanus falleni Stal và sử dụng các loài bọ xít bắt mồi này
thử nghiệm phòng trừ sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự (Trương Xuân Lam,
2002) [20]. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên cây chè thì ít được quan tâm, nhất là các
nghiên cứu về thành phần loài côn trùng bắt mồi sâu hại chè, mối quan hệ của các
loài côn trùng bắt mồi với sâu hại trên cây chè ở Phú Thọ và ảnh hưởng của các yếu

tố lên mối quan hệ này. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu thành phần, mối quan hệ của các loài côn trùng bắt mồi với sâu hại trên cây chè
ở Phú Thọ và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên chúng”.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa khoa học

2


Luận án đã thống kê và cập nhật thành phần loài sâu hại và côn trùng bắt mồi tại
9 huyện trồng chè của tỉnh Phú Thọ. Luận án cung cấp dẫn liệu khoa học về diễn biến
mật độ của một số sâu hại chè chính (rầy xanh, bọ trĩ, rệp muội, tập hợp sâu bộ cánh
vẩy ăn lá chè) và côn trùng bắt mồi phổ biến (bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi, bọ xít nâu
đen nhỏ bắt mồi, bọ rùa đỏ, bọ rùa 6 vằn). Đồng thời cung cấp dẫn liệu về mối quan
hệ của một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến với vật mồi của chúng trên chè. Luận
án còn cung cấp dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (giống
chè, cây che bóng, biện pháp chăm sóc, đốn chè, kĩ thuật hái chè, thuốc hóa học) đến
mật độ và mối quan hệ của côn trùng bắt mồi và sâu hại phổ biến trên chè.
Ý nghĩa thực tiễn
Các dẫn liệu thu được là cơ sở đề xuất các biện pháp bảo vệ, duy trì và nhân thả
các loài côn trùng bắt mồi trong phòng chống sâu hại chè ở vùng nghiên cứu
3. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu thành phần sâu hại và côn trùng bắt mồi trên cây chè, mối quan hệ
giữa côn trùng bắt mồi với sâu hại chè và ảnh hưởng của một yếu tố sinh thái lên
chúng nhằm cung cấp các dẫn liệu cơ sở để quản lý tổng hợp sâu hại chè, tạo sản
phẩm chè an toàn phục vụ cho tiêu thụ và xuất khẩu.
4. Những đóng góp mới của đề tài
+ Ghi nhận mới 3 loài sâu hại trên chè ở Phú Thọ. Lần đầu tiên thống kê thành
phần loài côn trùng bắt mồi và ghi nhận mới 5 loài côn trùng bắt mồi trên chè ở Việt
Nam, trong đó mô tả 1 loài mới cho khoa học là Polistes communalis Nguyen, Vu &

Carpenter, 2017
+ Lần đầu tiên cung cấp các dẫn liệu về mối quan hệ giữa một số loài côn trùng
bắt mồi với sâu hại phổ biến trên chè, cũng như ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái
lên mối quan hệ này tại điểm nghiên cứu. Bổ sung một số dẫn liệu mới về biến động
số lượng của một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè.

3


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cơ sở lý luận của đề tài là mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi và vật mồi của
chúng trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn của hệ sinh thái. Cây chè là một cây trồng
bị nhiều loài côn trùng gây hại, chủ yếu sinh sống ở búp chè. Tuy nhiên qua điều tra
cho thấy các loài côn trùng bắt mồi sử dụng sâu hại chè làm thức ăn cũng xuất hiện
rất phong phú trên nương chè. Chúng góp phần không nhỏ vào việc khống chế mật độ
các loài sâu hại chè. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thì các đối tượng nghiên
cứu cụ thể là 4 loài côn trùng bắt mồi: bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri
(Poppius), bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn, bọ rùa 6 vằn
Menochilus sexmaculatus (Fabricius), bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius) và vật
mồi của chúng là rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius, bọ trĩ Physothrips
setiventris Bagnall, rệp muội Toxoptera aurantii Fonscolombe, tập hợp sâu bộ cánh
vẩy ăn lá chè. Trong tự nhiên, chúng có khả năng khống chế lẫn nhau để duy trì trạng
thái cân bằng động của hệ sinh thái nương chè. Tuy nhiên trong quá trình canh tác,
dưới sự tác động của con người đặc biệt là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa
học, thành phần và cấu trúc hệ sinh thái đồng ruộng luôn bị thay đổi, làm phá vỡ cân
bằng sinh thái tự nhiên của sinh quần theo hướng ưu tiên phát triển sinh khối và hiệu
quả kinh tế của đối tượng cây trồng, vật nuôi do con người nuôi trồng, còn các thành
phần khác trong sinh quần thì không được quan tâm đúng mức. Dẫn đến canh tác

không bền vững, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và tàn phá dần tài nguyên
sinh vật nói riêng, tài nguyên thiên nhiên nói chung (Hiệp hội chè Việt Nam, 2000)
[9], Phạm Thị Thùy (2004) [43].
Cở sở thực tiễn của đề tài là dựa trên xu hướng canh tác bền vững đang ngày
càng được quan tâm cả trong nước và trên thế giới. Trong đó, biện pháp nhân thả
thiên địch để phòng chống sâu hại đã được nghiên cứu và ứng dụng từ những năm 70
của thế kỉ trước như ở Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc… Năm 1990, Malaysia đã nhân
nuôi và sử dụng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn để quản
lý tổng hợp bọ xít xanh hại đậu tương Nezara viridula (Linnaeus) (Khoo, 1990)
[124]. Việt Nam cũng nghiên cứu và sử dụng thiên địch từ những năm 90 của thế kỷ
trước và cho đến nay đã có một số thành công. Điển hình là nhân nuôi và thả bọ xít

4


nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius) phòng chống bọ trĩ hại dưa chuột cho
hiệu quả cao (Nguyễn Thị Kim Oanh, 2009) [153]. Lợi dụng bọ xít hoa bắt mồi
Cantheconidea furcellata (Wolff) phòng trừ sâu hại trên cây đậu tương và bông đay
(Vũ Quang Côn và Trương Xuân Lam, 1994) [4]. Nghiên cứu và lợi dụng bọ xít cổ
Sycanus croceovittatus Dohrn phòng trừ một số sâu hại chính trên cây bông và cây
đậu tương, ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam (Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn,
2004 [21], Phạm Thị Thùy, 2004 [43]).
1.2 . Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
1.2.1.1. Những nghiên cứu về thành phần sâu hại trên chè, mức độ phổ
biến và diễn biến mật độ của một số loài hại chính trên chè
Các kết quả nghiên cứu về thành phần sâu hại chè đã được nhiều tác giả
nghiên cứu và tập trung chủ yếu vào cuối thế kỷ XX. Các loài dịch hại (rầy xanh
Empoasca flavescens, bọ trĩ Physothrips setiventris, rệp muội Toxoptera theicola, các
loài sâu cánh vẩy, bọ xít muỗi Helopeltis theivora) đã gây nên tổn thất từ 50 – 55%

năng suất trên các nương chè ở Nam Phi (Ho, 1990) [62], (Rattan, 1992) [115] và
(Sivapalan et al., 1997a, 1997b) [111], [112], Sivapalan và Gnanapragasam (1980)
[110].
Cho đến nay, trên thế giới đã ghi nhận hơn 1000 loài chân đốt sử dụng các bộ
phận khác nhau trên cây chè làm thức ăn (Chen and Chen, 1989) [143], Khoo (1990)
[124]. Ở các nước khác nhau ghi nhận số lượng loài sâu hại chè khác nhau. Năm
1980, theo Sivapalan và Gnanapragasam (1980) [110] tại Malaixia đã xác định được
117 loài sâu và nhện hại chè trong đó có 9 loài nhện. Năm 1988, Trung Quốc đã xác
định được 200 loài sâu hại và 5 loài nhện (Chen, 1988) [76]. Năm 1992, ở khu vực
Đông Nam Á, Muraleedharan (1992a, 1992b) [100], [101] công bố có trên 300 loài
động vật hại cây chè gồm côn trùng, nhện và tuyến trùng và cho đến nay trên thế giới
đã xác định được hơn 1000 loài dịch hại trên chè. Năm 1994, ở vùng Đông bắc Ấn
Độ ghi nhận 172 loài chân đốt và 16 loài tuyến trùng tấn công cây chè (Hazarika và
Puzari, 1998) [86]. Năm 1997, theo Sivapalan et al. (1997a) [111] và Sivapalan et al.
(1997b) [112] tại Ấn độ đã xác định 200 loài sâu hại chè, trong đó nhóm chích hút là
một nhóm gây hại nghiêm trọng. Cùng năm này, tác giả Hill và Waller (1998) [67]
cho biết trên chè có đến 500 loài sâu và nhện hại. Năm 2001, Takfuji và Amano

5


(2001) [55] cho biết tại Nhật Bản dịch hại chính trên chè là sâu cuốn lá, nhện, rầy
xanh và bọ trĩ .
Từ những năm 1959, tác giả Eden (1958) [129] đã xác định các loài hại quan
trọng trên chè ở đảo Great Britian thuộc vương quốc Anh là: rầy xanh (Empoasca
flavescens Fabricius), bọ trĩ (Physothrips setiventris Bagnall), bọ xít muỗi (Helopeltis
thervora Waterhouse), sâu cuốn búp (Homona coffearia Nietner) và mọt đục cành
(Xyleborus morstatti Hazet). Không phải lúc nào các loài trên cũng đồng thời gây hại
nặng mà tùy thuộc từng vùng địa lý, điều kiện canh tác khác nhau, mức độ gây hại
của chúng khác nhau. Rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius gây thiệt hại nặng ở

Assam, nhưng lại không xuất hiện nhiều ở các vùng khác của Ấn Độ (Gireesh et al.,
2014) [105]. Bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall và loài Dendothrips bispinosus
Bagnall gây hại rất nặng ở vườm ươm chè tại Srilanka nhiều nhưng lại ít gặp trên
nương chè kinh doanh (Sivapalan and Senerethe, 1997a) [111]. Bọ xít muỗi
Helopeltis thervora Waterhouse hại nặng ở Ấn Độ, Srilanka (dẫn theo
Muraleedharan, 1992a, 1992b) [100], [101]. Rệp muội Toxoptera aurantii Boyer là
một loài sâu hại chính trên cây chè ở Trung Quốc, rệp muội có hai loại hình là có
cánh và không cánh, những con có cánh bị thu hút bởi các hợp chất dễ bay hơi trong
lá chè và bẫy dính màu vàng. Ông đã ứng dụng tập tính này để thu bắt rệp có cánh hại
chè (Wang and Tasai, 2001) [79]. Qua tổng hợp các kết quả nghiên cứu trên thế giới
cho thấy, thành phần sâu hại chè rất phong phú, loài sâu hại phổ biến gồm 4 loài côn
trùng chích hút (rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius, bọ trĩ Physothrips
setiventris Bagnall, bọ xít muỗi Helopeltis thervora Waterhouse), rệp muội Toxoptera
aurantii Boyer, 1 số loài sâu hại bộ cánh vẩy (sâu cuốn búp Homona coffearia
Nietner, sâu đục thân Zeuzera coffea Nietner (Ananthakrishnan, 1984) [131]. Trong
các công trình của mình, các tác giả thường nghiên cứu thành phần loài gây hại trên cây
chè, sau đó đi sâu nghiên cứu chi tiết các loài gây hại chính. Sau đây là tổng hợp một số
nghiên cứu về các loài côn trùng gây hại chính trên chè.
* Những nghiên cứu về rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius
Về hình thái và đặc điểm sinh học: Rầy trưởng thành Empoasca flavescens
Fabricius có màu xanh hơi vàng, cơ thể dài 2,5 – 2,75mm, đẻ trứng rải rác từng quả
trên lá. Giai đoạn trứng từ 6 –13 ngày, rầy non trải qua 5 tuổi, kéo dài từ 8 – 15 ngày
tùy thuộc nhiệt độ. Rầy trưởng thành và rầy non hút nhựa ở mặt sau lá và cuống non
mềm. Empoasca flavescens Fabricius khi chích hút búp chè làm cho lá chè non gợn

6


sóng, quăn lại, giòn và dễ gãy trong quá trình thu hoạch và chế biến chè, làm thâm ở
mầm chè hoặc làm cuốn mép lá, cháy lá, loài này phân bố rất rộng ở vùng nhiệt đới

và cận nhiệt đới (Muraleedharan and Radhakrishnan, 1988) [99].
Rầy xanh hại trên nhiều loại cây trồng như chè, cà phê, rau màu, cây ăn quả, cây
ngũ cốc… Đặc biệt Vora et al. (1984) [134] đã chỉ ra rằng cây Castor là một loại cây
lấy dầu từ hạt dùng để trừ sâu trong kỹ thuật trồng chè hữu cơ Ấn Độ, nhưng chính cây
này cũng bị nhiều loại sâu gây hại, trong đó có rầy xanh Empoasca flavescens
Fabricius. Theo Eden (1958) [129], Waterhouse (1993) [66] cho biết rầy xanh ở Ấn
Độ, gây thiệt hại nhiều về sản lượng chè, làm búp chè cằn lại, không phát triển được.
Theo Claridge và Wilson (1976) [91] rầy xanh còn được tìm thấy trên nhiều loại
cây trồng dại ở Đông Âu. Theo Ceruttin et al. (1990, 1991, 1992) [69], [70], [71] đã
xác nhận Empoasca flavescens Fabricius là sâu hại phổ biến trên cây nho ở Châu Âu.
Tác giả Ossiannilson (1981) [72] đưa ra một danh sách cây trồng bị rầy xanh
Empoasca flavescens Fabricius hại là chè, khoai tây, củ cải đường, mía, thuốc lá, bông,
cây hoa bia và nhiều loài cây ăn quả, ngoài ra còn một số cây trồng nhiệt đới khác.
Waterhouse (1993) [66] cũng đã thống kê cây trồng bị rầy xanh hại ở Đông Nam Á bao
gồm chè, đậu tương và cây cà tím.
Về phạm vi phân bố của rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius phân bố rất
rộng ở hầu hết các vùng trồng chè trên thế giới như Bangladesh, Trung Quốc, Nhật
Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Việt Nam….. Hai loài Empoasca onukii và Empoasca
formosana phân bố ở Nhật Bản và Đài Loan. Nghiên cứu sâu hại chè và cà phê vùng
Viễn Đông đã cho biết loài Empoasca flavescens Fabricius phân bố rộng rãi ở Đông
Dương, Ấn Độ, Đài Loan, Nhật Bản. Ở Việt Nam, rầy xanh hại ở tất cả các vùng chè
ở miền Bắc (Du Pasquier, 1932) [107].
Về qui luật phát sinh phát triển, theo Muraleedharan (1992b) [101] ở vùng
Đông Bắc Ấn Độ, rầy xanh gây hại quanh năm còn ở Darjeeling thời gian tháng 6 – 7
được xem như mùa của rầy xanh, mà thời kỳ này trùng với thời kỳ năng suất và chất
lượng chè tốt nhất.
* Những nghiên cứu về bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall
Bọ trĩ còn gọi là bọ cánh tơ, chúng gây hại trên chè, làm búp chè chùn lại, thô
cứng, lá non bị biến dạng, búp có những vết sẹo sần sùi và không phát triển được. Bọ
trĩ được xem là loài sâu hại chủ yếu ở hầu khắp vùng chè trên thế giới, có nhiều loài

bọ trĩ sống ở hoa, lá, búp chè. Bọ trĩ hại chè có kích thước nhỏ nhưng tác hại lớn bởi

7


số lượng rất nhiều. Theo Rao (1975) [74] khi thảo luận về tình trạng sâu hại chè ở
Nam Ấn Độ đã nhấn mạnh bọ trĩ là một trong số các loài sâu gây hại thiệt hại cho chè
khá nghiêm trọng. Các nghiên cứu của Rattan (1988) [113], Ellis và Rattan (1977)
[121] đã điều tra trên 12.990 ha chè ở Malawi và ghi nhận có 6,785 ha bị bọ trĩ hại,
chiếm 52%. Đây là nguyên nhân thất thu một số lượng lớn sản lượng chè, đồng thời
cũng gây ra tình trạng chè con bị chết ở đây.
Muraleedharan và Kandaswamy (1980) [96] cho biết bọ trĩ có nhiều loài mỗi
loài gây hại trên những đối tượng cây trồng khác nhau như sau: Scirtothrips dorsalis
Hood hại trên một số cây có tầm quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao, bao gồm
cả cây chè và được gọi tên thường gọi là Chillies thrips hoặc bọ trĩ Assam, nó gây
nhiều thiệt hại cho chè ở Đông Bắc Ấn Độ. Scirtothrips bispinosus Bagnall phân bố
rộng, với số lượng lớn, có ở hầu hết các vùng chè Nam Ấn Độ. Heliothrips
haemorrhoidalis Bouche có tính ăn tạp cao, hại nhiều trên cà phê hơn ở chè.
Physothrips setiventris Bagnall có nhiều ở Assam và Darjeeling gây nhiều thiệt hại
cho lá non.
Mound và Palmer (1981) [85] đã nghiên cứu về các loài bọ trĩ thuộc giống
Scirtothrips. Các tác giả cho rằng giống này gồm khoảng 40 loài phân bố rộng khắp ở
các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Có 10 loài trong số đó hại trên các cây trồng chè, cà
phê, cam, chanh, điều, cây Castor, ớt, chuối, xoài, nho và dâu tây. Các tác giả cũng đã
chỉ rõ những loài cụ thể trên từng cây và phạm vi phân bố của chúng.
Theo Muraleedharan và Kandaswamy (1980) [96], Muraleedharan và
Radhakrishnan

(1986)


[97],

Muraleedharan



Varadharan

(1986)

[98],

Muraleedharan (1992a, 1992b) [100], [101] cho biết ở các vùng chè Châu Á thì họ
Thripidae có 9 loài phân bố ở Ấn Độ, Srilanka, Indonesia, Bangladesh và Nhật Bản.
Phòng trừ bọ trĩ nên kết hợp biện pháp sinh học và hóa học và cho rằng trong tự
nhiên, bọ trĩ bị kiểm soát bởi nhiều loài côn trùng kí sinh và ăn thịt.
Rattan (1988) [113] đã tiến hành thí nghiệm phòng trừ bọ trĩ bằng biện pháp
đốn kết hợp với phun thuốc hóa học. Ông cho rằng nếu chỉ phun thuốc hóa học, bọ trĩ
rất nhanh phát triển trở lại. Đốn sẽ mang đi một lượng trứng bọ trĩ nhất định ra khỏi
nương chè nên kết hợp đốn và phun thuốc để phòng trừ bọ trĩ sẽ hiệu quả hơn.
* Những nghiên cứu về rệp muội Toxoptera aurantii Boyer trên chè

8


Theo CABI, 1997 [151] rệp muội hại chè có các tên gọi khác nhau như
Toxoptera aurantii Boyer de Fonscolombe, T. Theaecola Buchkton, T. Alaterna
Guercio, T. Camelliae Kalt, T. Variegata Guercio, Aphid coffeae Nietner.
Wyniger và Duelli (2000) [68] cho biết giới hạn nhiệt độ của loài Toxoptera
aurantii Boyer là 8 đến 32,5oC, nhiệt độ tối ưu là 28oC . Nuôi ở 28oC cho tốc độ gia

tăng quần thể cao nhất R = 0,394, tỷ lệ tăng số lượng gấp đôi ngắn nhất 1,8 ngày so
với 6 ngưỡng nhiệt độ nuôi khác là 10oC, 15oC, 20oC, 25oC, 30oC, 32oC.
Duraikannu và Azariah (2013) [133] cho biết trên chè tại Manipur, Ấn độ,
rệp muội Toxoptera aurantii Boyer xuất hiện quanh năm mật độ từ 12 đến 175
con/5cm chiều dài búp tùy thuộc vào khí hậu thời tiết và sự phong phú của côn trùng
bắt mồi sử dụng chúng làm thức ăn. Mật độ đạt cao nhất vào tháng 8 hàng năm. Rệp
muội Toxoptera aurantii Boyer là loài phá hại nghiêm trọng trên cây chè, chúng xuất
hiện từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm với mật độ 200 con/5cm chiều dài búp chè.
Borthakur và Das (1992) [51] và Borthakur et al. (1993) [52] cho biết
Toxoptera aurantii Boyer là một loài gây hại nặng nề nhất tại các đồi chè miền Nam
Trung Quốc. Chúng xuất hiện quanh năm, nhưng mật độ cao nhất vào mùa thu (tháng
8 – 10), trong thời gian này chúng xuất hiện 2 loại hình không cánh và có cánh. Tác
giả đã nghiên cứu sử dụng bẫy Pheromol để thu bắt Toxoptera aurantii Boyer phục
vụ công tác dự báo và quản lý loài sâu hại này trên cây chè tại Trung Quốc.
* Những nghiên cứu về sâu bộ cánh vẩy trên chè
Duraikannu và Azariah (2013) [133] cho biết trên chè tại Ấn Độ các loài sâu
bộ cánh vẩy xuất hiện thường xuyên gồm sâu đục thân Zeuzera coffeae Nietner xuất
hiện quanh năm, mật độ cao nhất trong tháng 3, tháng 4 và tháng 9 với mật độ trung
bình 9,5 con/40 cây chè. Homona coffearia Nietner xuất hiện quanh năm, mật độ cao
nhất vào tháng 4 – 5 và tháng 8 – 10 với mật độ cao nhất là 6 con/cây. Caloptilia
theivora xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10, tần xuất bắt gặp là 6 đến 46%.
Hazarika và Puzari (1998) [86], Hazarika et al. (2009) [87] và Kawai (1997)
[53] cho biết tại các đồi chè ở Nhật Bản, loài Adoxophyes honmai Yasuda
(Lepidoptera: Tortricidae) là một loại sâu bệnh nghiêm trọng, chúng xuất hiện
quanh năm trên nương chè. Tác giả cho biết giai đoạn sâu non của loài thích ăn lá
chè non và chè bánh tẻ, nhưng lại đẻ trứng ở lá già, phía gốc cây chè.
Vora et al. (1984) [134] cho biết tại các nương chè ở Ấn Độ loài Ectropis
obliqua Prout (Lepidoptera: Geometridae) là một loài gây hại phổ biến, chúng xuất

9



hiện quanh năm trên nương chè. Tác giả đã nghiên tập tính tiết pheromon giới tính
của con cái trong giao phối để ứng dụng trong việc sử dụng bẫy pheromon thu bắt
con trưởng thành.
1.2.1.2. Những nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt mồi và diễn biến mật độ
một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè
Những ghi nhận đầu tiên về côn trùng bắt mồi trên chè là năm 1903 bởi Watt
và Mann. Hai tác giả này đã phát hiện 2 loài ăn bọ xít muỗi hại chè là Melamphaus
sp. và Sycanus sp. (CABI, 1997) [151]
Thành phần loài côn trùng bắt mồi của các loài sâu hại trên trên cây chè và các
nghiên cứu nhân nuôi một số loài bắt mồi phổ biến trong phòng trừ sinh học sâu hại
chè cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu, cụ thể là 21 loài côn trùng bắt mồi sâu hại
trên cây chè được ghi nhận, trong đó có nhiều loài có khả năng sử dụng cho hiệu quả
phòng trừ cao như bọ xít bắt mồi Oriorus sp. và bọ mắt vàng Chrysoperla sp.
(California Environmental Protection Agency Department, 2010) [154].
Somnath và Azizur (2014) [120] đã ghi nhận 5 loài bắt mồi quan trọng trên
cây chè gồm Chrysoperla carnea, Chrysoperla rufilabris, Chrysopa sp., ruồi ăn rệp
Aphidoletes aphidimyza, bọ rùa bắt mồi Hippodamia convergens. Các loài thiên địch
này là những tác nhân quan trọng và hiệu quả trong phòng trừ rệp. Trong đó nhân
nuôi và thả ruồi ăn rệp Aphidoletes aphidimyza và bọ rùa bắt mồi Hippodamia
convergens là có triển vọng nhất.
Zhang và Wang (1992) [80] đã mô tả và nghiên cứu và phát triển một số loài
như ruồi ăn rệp Aphidoletes aphidimyza, bọ rùa Hippodamia convergens, Harmonia
axyridis và bọ mắt vàng Chrysoperla sp. Trong nhà kính để phòng trừ rệp Myzus
persicae, rệp bông Aphis gossypii, rệp Macrosiphum euphorbiaend và rệp
Aulacorthum solani thì biện pháp phòng trừ sinh học được ưu tiên và sử dụng với
việc thả ruồi ăn rệp Aphidoletes aphidimyza và bọ rùa Hippodamia convergens,
Harmonia axyridis (Buitenhuis et al., 2015) [116]. Trong công trình phòng chống bọ
trĩ hại cây chè thì có thể sử dụng loài bọ xít nhỏ thuộc họ Anthocoridae và giun tròn

Heterorhabditis bacteriophora .
Muraleedharan và Kandaswamy (1980) [96] cho rằng phòng trừ sâu hại chè
nên kết hợp biện pháp sinh học và hóa học. Các ông cũng khẳng định trong tự nhiên
sâu hại được điều chỉnh bởi nhiều loài bắt mồi. Thành phần các loài bắt mồi ăn thịt

10


sâu hại trên chè thường được tách nhỏ thành từng nhóm để nghiên cứu và đưa ra các
khuyến cáo nhằm lợi dụng chúng trong phòng chống sâu hại chè.
Xie (1993) [148] đã tiến hành nghiên cứu thiên địch của rệp hại chè ở Gruzin
cho biết hai loài thiên địch quan trọng nhất thuộc về nhóm bọ rùa bắt mồi là
Coccinella septempunctata Linnaeus và Senmadialia undecimnotata.
Muraleedharan và Radhakrishnan (1986, 1988) [97], [99], Muraleedharan
(1992a, 1992b) [100], [101] cho biết đã tìm thấy nhiều loài ruồi Syrphids ăn rệp
Toxoptera aurantii Buchkton trong nương chè tại Ấn Độ như sau: Allobaccha
nubilipennis (Austen), Betasyrphus serarius (Wiedeman), Dideopsis aegrota
(Fabricius), Episyrphus balteatus (DeGeer), Ischiodon scutellaris (Fabricius),
Paragus tibialis (Fallen).
Thành phần thiên địch của loài Homona coffearia Nietner được rất nhiều tác
giả nghiên cứu như Chen (1988) [76], Cheazeau (1993) [78], Barboka (1994) [57],
Chen và Tseng (1998) [77], Wang và Tasai (2001) [79], Zhang và Wang (1992) [80],
Gutierrez và Bonato (1994) [147], Shengjie et al. (2015) [88]. Theo Barboka (1994)
[57] con non và trưởng thành của các loài Coccinellisds verania vincta Garham,
Stethous gilvifrons mulsant, Jauravia quadrinotata Kapur, Scymnus sp. tấn công tất
cả các giai đoạn phát triển của loài sâu hại này và giữ cho mật độ của chúng ở dưới
ngưỡng phòng trừ. Ngoài ra sâu non của hai loài thuộc giống Chrysopa thường thấy
ăn tất cả các giai đoạn của sâu hại này.
Theo tài liệu của CABI [151], danh sách thiên địch của bọ trĩ có 7 loài, trong
đó Franklinothrips megalops (Trybom) là loài ăn thịt phổ biến nhất của loài

Scitothrips dolalis. Mỗi ấu trùng Franklinothrips megalops (Trybom) tiêu thụ 4 – 5
Scitothrips dolalis trong 1 ngày. Tác giả Ananthakrishnan (1984) [131] khẳng định
loài Erythrothrips asiaticus Ramakrishna Ayyar & Margabandhu và Mymarothrips
garuda Ramakrishna & Margabandhu là các loài ăn thịt bọ trĩ hại chè. Tác giả
Sannigrahi và Mukopadhyay (1992) [128] đã nghiên cứu và đánh giá hiệu quả ăn thịt
bọ trĩ hại chè của loài Geocoris ochropterus Fieber tại Srilanka, ông cho biết chúng
có mối tương quan nghịch chặt chẽ, Geocoris ochropterus Fieber có khả năng phòng
trừ bọ trĩ hại chè đạt hiệu quả cao.
Từ năm 1975 đến 1980, Streibert (1981) [75] đã tiến hành điều tra thành phần
thiên địch của rệp hại chè vùng Gruzia. Theo tác giả thành phần thiên địch của rệp hại
chè rất phong phú, ông chỉ ra một số loài có vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự

11


phá hại của rệp như Coccinella septempunctata Linnaeus, Semiadalia undecimnotata
Schneider, Propyleaqua tuordecimpunctata (Linnaeus), Scynunus redenbecheri và
Scynmus quadrimaculatus (Herbst).
Ở miền Đông Ấn Độ, Barboka (1994) [57] ghi nhận có 11 loài bọ rùa ăn rệp,
trong đó phổ biến là Cryptogonus bimaculata Kapur, Scynmnus sp., Coleophora
biplagiatula, Coccinalla septempunctata Linnaeus… Có 6 loài ăn thịt khác gồm
Syrphusbalcatrus Degeer, Syrphus serarius Mied, Paragus indicus Brun, Paragus
verburiensis Struck, Xanthogramrma scutellare, Ararcina degrota Farbricius và 2
loài kí sinh là Trioxys sp. và Aphelinus sp. Zukova et al. (1982) [73] cho biết các loài
ăn thịt là nguyên nhân làm giảm 20% mật độ quần thể rệp hại chè vùng Anuar (Mỹ).
Muraleedharan và Randhakrishnan (1988) [99] đã điều tra thiên địch của nhiều
loài sâu hại chè ở Kerala và Tamil Nadu, Nam Ấn Độ bao gồm cả kí sinh và ăn thịt.
Đối với bọ trĩ đã xác định 2 loài ăn thịt là Aleothrips intermedius Bagnall và
Mymarothrips garuda Ramak, thuộc họ Aleothrips, bộ Thysanoptera, ăn bọ non và
trưởng thành loài bọ trĩ Scirtothrips bispinosus (Bagnall).

Somnath et al. (2010) [118] đã nghiên cứu tại đồn điền chè Sub – Himalaya
của Bắc Bengan, Ấn độ trong khoảng thời gian từ 2004 đến 2006 và phát hiện 20 loài
bọ rùa ăn thịt sâu hại trên chè. Trong đó chiếm ưu thế là loài Micraspis
discolor (Farbricius) chiếm 42,5%.
Somnath và Rahman (2014) [119], Somnath và Azizur (2014) [120] cho biết
Micraspis discolor (Farbricius) và Menochilus sexmaculatus (Farbricius) là những
loài ăn thịt phổ biến nhất trong các đồn điền chè ở Đông Bắc Ấn Độ. Kết quả nghiên
cứu cho 2 loài trên là những loài côn trùng bắt mồi hữu hiệu của rầy, rệp và được sử
dụng trong các chương trình quản lý sâu bệnh tổng hợp.
Diễn biến mật độ của các loài côn trùng bắt mồi thường được nghiên cứu và
công bố kèm với các kết quả nghiên cứu về thành phần loài và ảnh hưởng của các yếu
tố sinh thái lên sự phát sinh phát triển của chúng. Yuliadhi et al. (2015) [81], Narisara
et al. (2016) [109] cho biết mật độ loài bọ xít bắt mồi Sycanus aurantiacus Reuter
trên chè từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015 lần lượt là 13,8 ± 1,39 con/m2; 9,3 ± 1,77
con/m2; 10,4 ± 1,58 con/m2; 11,0 ± 1,76 con/m2; 19,1 ± 2,88 con/m2. Theo Nagai và
Yano (1999) [82] thì nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát sinh và phát
triển của loài bọ xít bắt mồi Orius sauteri (Poppius). Nhiệt độ cho chúng phát triển là
15 oC – 30 oC, trong đó thích hợp nhất là 25 – 30oC. Trên các nương chè, thì Orius

12


×