Tải bản đầy đủ (.pdf) (221 trang)

Quản lý di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 221 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Anh Minh

QUẢN LÝ DI TÍCH LƯU NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Anh Minh

QUẢN LÝ DI TÍCH LƯU NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 9319042

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐẶNG VĂN BÀI

Hà Nội - 2018


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ Quản lý di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí
Minh ở Việt Nam là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích dẫn, số liệu và
kết quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận án

Nguyễn Anh Minh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ............................................ 3
DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH, BẢNG TRONG LUẬN ÁN ......................................... 4
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 5
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
QUẢN LÝ DI TÍCH LƯU NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Ở VIỆT NAM .......... 12

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 12
1.2. Khái niệm liên quan đến quản lý di tích lưu niệm ................................................. 26
1.3. Khát quát về di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam ........................ 34
Tiểu kết .......................................................................................................................... 42
CHƯƠNG 2: LƯU NIỆM DANH NHÂN TRONG LỊCH SỬ VÀ MÔ HÌNH QUẢN
LÝ DI TÍCH LƯU NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Ở VIỆT NAM ....................... 44
2.1. Lưu niệm danh nhân trong lịch sử .......................................................................... 44
2.2. Mô hình quản lý và cơ cấu tổ chức bộ máy di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
ở Việt Nam .................................................................................................................... 54
Tiểu kết .......................................................................................................................... 68
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH LƯU NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ
MINH Ở VIỆT NAM .................................................................................................... 70
3.1. Nguồn lực quản lý di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam........... 70
3.2. Các hoạt động quản lý di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam ......... 78
3.3. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý di tích lưu niệm Chủ tịch
Hồ Chí Minh ở Việt Nam ............................................................................................ 108
Tiểu kết ........................................................................................................................ 113
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DI
TÍCH LƯU NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Ở VIỆT NAM............................... 115
4.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lưu niệm danh nhân từ năm 1945
đến nay......................................................................................................................... 115
4.2. Một số quan điểm nâng cao hiệu quả về quản lý di tích Lịch sử - Văn hóa. ....... 119
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh .... 125
Tiểu kết ........................................................................................................................ 142
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............................ 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 149
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 161



3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
1. ATK

: An toàn khu

2. BQL

: Ban quản lý

3. CNH

: Công nghiệp hóa

4. DSVH

: Di sản văn hóa

5. DTLN

: Di tích lưu niệm

6. DTLS

: Di tích lịch sử

7. ĐTH

: Đô thị hóa


8. HĐH

: Hiện đại hóa

9. ICOMOS

: Hội đồng quốc tế về Di tích và Di chỉ

10. LSVH

: Lịch sử văn hóa

11. NCS

: Nghiên cứu sinh

12. Nxb

: Nhà xuất bản

13. PGS

: Phó Giáo sư

14. PL

: Phụ lục

15. PTS


: Phó Tiến sĩ

16. STT

: Số thứ tự

17. Tp

: Thành phố

18. Tr

: Trang

19. TS

: Tiến sĩ

20. TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

21. UBND

: Ủy ban nhân dân

22. VHTT

: Văn hóa Thông tin


23. VHTTDL

: Văn hóa, Thể thao và Du lịch


DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH, BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Sơ đồ 2.1: Mô hình quản lý khu di tích Kim Liên (Nghệ An)

58

Sơ đồ 2.2: Mô hình quản lý khu di tích ATK Định Hóa (Thái Nguyên)

61

Sơ đồ 2.3: Mô hình quản lý khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

65

Bảng 3.1: Cơ cấu các chuyên ngành được đào tạo

72

Bảng 3.2: Cơ cấu cán bộ các DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh theo trình độ đào tạo

72

Bảng 3.3: Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp ở một số DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh

75


Bảng 3.4: Số lượng khách tham quan một số DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh

103


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
sống và làm việc ở nhiều nơi, nhiều địa danh đã khắc ghi những đóng góp to lớn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Để ghi nhớ, tôn vinh và tri
ân công lao to lớn của Người, Đảng, Nhà nước, nhân dân rất quan tâm, trân trọng
giữ gìn và phát huy giá trị các di tích có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của
Người. Theo số liệu của Bảo tàng Hồ Chí Minh, riêng ở trong nước đã thống kê
được 858 di tích và địa điểm di tích liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 32 tỉnh,
thành phố, trong đó có 5 di tích được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt.
Có thể khẳng định rằng trong những năm qua, các di tích lưu niệm Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền, giới thiệu
thân thế sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh đối với nhân dân trong nước,
kiều bào và bè bạn quốc tế. Mỗi DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh là một “trường học”
thực tiễn, sinh động, một trong những thiết chế văn hoá đặc thù, mang lại hiệu quả
thiết thực trong các hoạt động văn hoá, xã hội, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân,
góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục truyền thống yêu nước, đạo
đức cách mạng, phong cách, lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Trên thực tế, mỗi DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh được vận hành bởi nhiều chủ
thể quản lý: Bộ VHTTDL, Cục DSVH, Bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương với tư
cách là các cơ quan quản lý về chuyên ngành và hướng dẫn nghiệp vụ, bên cạnh đó
là sự quản lý của UBND, Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố, nơi có DTLN Chủ tịch

Hồ Chí Minh. Nhìn theo hệ thống, các di tích tuy có quy mô, xếp hạng đồng dạng,
nhưng lại có sự phân cấp quản lý khác nhau: có di tích do Bộ VHTTDL trực tiếp
quản lý, có di tích do UBND tỉnh trực tiếp quản lý; có di tích do Sở VHTTDL quản
lý và cũng có di tích do Quân đội quản lý… Thực tế cho thấy, việc tham gia của
nhiều chủ thể quản lý, hay sự phân cấp quản lý các DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh
bên cạnh những mặt tích cực đối với cộng đồng và xã hội, còn không ít những hạn
chế, bất cập nảy sinh do chưa có sự phân cấp hợp lý, sự phối hợp thống nhất, khoa
học giữa các cơ quan hữu quan. Những hạn chế đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến


quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của các DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong
những năm qua, nhiều DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh đã và đang triển khai những
dự án lớn về bảo tồn, tôn tạo di tích. Đó là mặt hoạt động cần thiết nhằm bảo tồn lâu
dài các di tích về Bác Hồ. Song thực tế, bên cạnh những di tích thực hiện hiệu quả
dự án bảo tồn, tôn tạo, còn có những di tích thực hiện chưa đúng các quy trình khoa
học và nguyên tắc bảo tồn trong quá trình triển khai dự án. Vì vậy, đã dẫn đến tình
trạng có di tích trong quá trình trùng tu và tôn tạo, ít nhiều gây tổn hại tới các yếu tố
nguyên gốc vốn có, ảnh hưởng tới công tác phát huy giá trị ở mỗi di tích. Và thêm
nữa, nguồn nhân lực tham gia quản lý trong từng không gian di tích cũng còn có sự
so lệch về trình độ, nhận thức và cách thức khai thác các giá trị di sản văn hóa phi
vật thể từ những di tích này phục vụ/đáp ứng nhu cầu của các đối tượng du khách
v.v. Đây là một thực tế đã và đang diễn ra trong quá trình quản lý hoạt động của
mỗi di tích nói riêng và cả hệ thống nói chung.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hóa xã hội
nói chung, ngành Du lịch đã và đang phát triển mạnh mẽ, các di tích Chủ tịch Hồ
Chí Minh với ý nghĩa lịch sử, văn hoá, chính trị và tư tưởng sâu sắc đã trở thành
những điểm đến có sức hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Trước thực trạng
đó, không khó để nhận ra, ở một số địa phương, các BQL DTLN Chủ tịch Hồ Chí
Minh ở những phạm vi và mức độ khác nhau bộc lộ không ít sự lúng túng trong các
khâu bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị di tích đáp ứng nhu cầu của người dân

trong nước và nước ngoài. Và do vậy, vấn đề đặt ra là cần phải nghiên cứu để có
những cách thức quản lý các DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách khoa học phù
hợp với thực tiễn, đem lại hiệu quả cao nhất.
Việc quản lý các DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cả nước nhằm bảo tồn và
phát huy hiệu quả giá trị các di tích là một vấn đề không đơn giản. Bởi điều đó
không chỉ liên quan đến vấn đề tổ chức bộ máy, phân cấp quản lý, chuyên môn,
nghiệp vụ, kinh phí hoạt động, mà còn liên quan đến những vấn đề khác như: cơ chế
kiểm tra, chịu trách nhiệm, cách thức đầu tư ngân sách, cũng như cơ chế hợp tác để
phát huy được sức mạnh tổng hợp của cộng đồng... Đây là một vấn đề lớn đòi hỏi


7

cần phải có sự quan tâm Đảng, Nhà nước, của Bộ, Ban, Ngành và chính quyền các
cấp cùng cộng đồng sở tại nơi có DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ thực tiễn cho thấy, vấn đề quản lý hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị
các DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện thắng lợi các Chỉ thị, Nghị quyết, Chính
sách của Đảng và Nhà nước đã trở thành vấn đề cấp thiết, cả về mặt lý luận và thực
tiễn.
Xuất phát từ những lý do và nhu cầu thực tiễn đặt ra, tác giả lựa chọn đề tài
Quản lý di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam làm luận án tiến sĩ
chuyên ngành Quản lý văn hóa.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu tổng quát
Tìm hiểu, nghiên cứu nhận diện một cách toàn diện các mặt công tác quản lý
tại các DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên cơ sở phân tích, nhận định, đánh giá về
thực trạng hoạt động, cũng như mô hình quản lý hiện nay đối với các DTLN Chủ
tịch Hồ Chí Minh, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản
lý cũng như công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của các di tích góp phần thực

hiện tốt nhiệm vụ giới thiệu, tuyên truyền, giáo dục về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp,
tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các tầng lớp nhân dân, thực hiện
thắng lợi các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về quản lý di sản văn hóa, di tích lịch sử văn
hóa, và DTLN danh nhân.
- Phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động quản lý và mô hình quản lý của các
DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xác định những điểm mạnh cần phát huy và những
hạn chế cần được khắc phục kịp thời trong mô hình quản lý các DTLN Chủ tịch Hồ
Chí Minh hiện nay.
- Tiếp thu kinh nghiệm quản lý và khai thác các di tích lịch sử văn hóa nói
chung và các DTLN danh nhân trong cả nước để chọn lọc và áp dụng vào thực tiễn


trong nước, cả về mặt phương pháp, cơ chế, thiết chế quản lý cùng các biện pháp sử
dụng nguồn nhân lực thực thi các nhiệm vụ chuyên môn đặt ra.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý hoạt động ở
các DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Về mặt lý luận, luận án nghiên cứu cơ sở lý thuyết về DSVH, quản lý nhà
nước về DSVH, DTLN danh nhân cùng những vấn đề lý luận liên quan đến công
tác quản lý văn hóa.
- Về mặt thực tiễn: Khảo sát, nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý của
các DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở đi sâu nghiên cứu, khảo sát một số
Khu di tích tiêu biểu cụ thể là hoạt động quản lý của Khu di tích Kim Liên (Nghệ
An), Khu di tích ATK Định Hóa (Thái Nguyên) và Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí
Minh tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Các DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt

Nam mà tiêu biểu là 3 Khu di tích là Khu di tích Kim Liên (Nghệ An), Khu di tích
ATK Định Hóa (Thái Nguyên) và Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ
tịch (Hà Nội). Đây là 3 khu di tích có mô hình quản lý tiêu biểu cho hệ thống các
DTLN Chủ tịch Hồ Chí Mi tộc. Công trình nghiên cứu Chương trình
Khoa học cấp nhà nước KX.09 Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể
Thăng Long - Hà Nội do tác giả Nguyễn Chí Bền chủ biên [16], đã cho chúng ta
thấy được những vấn đề về lý luận bảo tồn di sản văn hóa vật thể cũng như thực
trạng bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể Thăng Long - Hà Nội.
Tuyển tập Một con đường tiếp cận di sản văn hóa do Cục Di sản Văn hóa tập hợp,
biên soạn và xuất bản từ năm 2005 đến năm 2012 gồm 6 tập, mỗi tập là tuyển tập
các bài viết của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu đăng trên Tạp chí Di sản văn hóa.
Đây là những công trình nghiên cứu từ nhiều góc độ tiếp cận, mang tính lý luận,
những đề tài khoa học, những trao đổi kinh nghiệm thực tiễn rất có giá trị đối với sự
nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Như vậy, vấn đề quản lý di sản văn hóa ở Việt Nam cho đến nay đã được
quan tâm và nghiên cứu một cách đa diện, có hệ thống ở những cấp độ, phạm vi và


17

mức độ khác nhau và thực tế đã đạt được những thành tựu khoa học nhất định,
nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đề cập tới trên cả phương diện lý luận cũng
như các hoạt động thực tiễn. Các quan điểm về quản lý di sản văn hóa nói chung, di
tích lịch sử - văn hóa nói riêng đều tập trung đề cập nhiều đến vấn đề bảo tồn và
phát huy giá trị các di sản văn hóa trong quá trình phát triển hiện nay. Điều đó đã
thể hiện ở sự chuyển biến trong nhận thức của các nhà quản lý văn hóa nói riêng và
các bộ máy quản lý di tích ở hầu khắp các địa phương trên cả nước nói chung. Tuy
nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu, các quan điểm này khi áp dụng vào các trường
hợp cụ thể cần hết sức linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế.
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý di tích lưu niệm danh nhân

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ,
lưu giữ và phát huy giá trị các DTLN danh nhân, điều đó đã góp phần nâng cao
nhận thức của xã hội đối với việc nhìn nhận, đánh giá vai trò của DTLN danh nhân
trong cộng đồng. Vì vậy, trong những năm qua có các công trình nghiên cứu, hội
thảo, bài viết đề cập tới lĩnh vực quản lý DTLN danh nhân nói chung và danh nhân
cách mạng nói riêng.
Năm 1996, Cục Bảo tồn Bảo tàng và Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp tổ
chức hội thảo khoa học - thực tiễn về vấn đề Các hình thức lưu niệm danh nhân
cách mạng với những nội dung rất phong phú đã đề cập như: Về ý nghĩa của vấn đề
lưu niệm danh nhân cách mạng; về khái niệm danh nhân cách mạng và tiêu chí của
danh nhân cách mạng; về những hình thức lưu niệm danh nhân cách mạng hiện nay;
về các ý kiến về quản lý Nhà nước xung quanh việc lưu niệm danh nhân cách mạng.
Đặc biệt về nội dung quản lý Nhà nước đối với các DTLN danh nhân cách mạng,
các ý kiến tập trung vào một số vấn đề như: tập hợp đội ngũ chuyên gia giỏi để
nghiên cứu có quy hoạch xây dựng hình thức lưu niệm thích hợp, có cơ chế đầu tư
kinh phí hợp lý, có kế hoạch tuyên truyền sâu rộng có các hình thức lưu niệm phải
được thống nhất quản lý của nhà nước v.v... [42].
Về công tác bảo tồn và phát huy giá trị DTLN danh nhân, tác giả Nguyễn
Quốc Hùng trong bài: “Mối quan hệ giữa bảo tồn, tôn tạo, phát huy các DTLN danh
nhân và các di tích lịch sử - văn hóa” cho rằng:


Do đặc điểm của loại hình DTLN danh nhân nhằm tôn vinh sự nghiệp,
công lao của danh nhân nên so với các loại hình di tích khác việc bảo
tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích này cũng có những đặc thù.
Nếu như các di tích kiến trúc nghệ thuật giới thiệu tài năng sáng tạo nghệ
thuật của nhân dân qua di tích, thì di tích lưu niệm danh nhân lại hướng
trọng tâm vào các di tích gốc liên quan đến danh nhân được lưu giữ để
tưởng niệm. Việc phát huy tác dụng mỗi loại hình di tích rõ ràng có
những mục tiêu khác nhau [42, tr.125].

Trong bài viết “DTLN danh nhân cách mạng - suy nghĩ và đề xuất”, tác giả
Trần Viết Hoàn đã đưa ra những đề xuất như: Việc quản lý các di tích danh nhân
cách mạng: Cục Bảo tồn Bảo tàng (nay là Cục DSVH) thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước, cần có một di tích đầu hệ để vừa có kinh nghiệm hoạt động về di tích
giúp Cục triển khai những công việc chuyên môn, và giúp các di tích khác thực hiện
về bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng [42, tr.107].
Trong bài viết: “Di tích danh nhân cách mạng Việt Nam trong tài sản văn
hóa dân tộc”, tác giả Nguyễn Thị Tình đã đề xuất một số kiến nghị:
Ở quê hương các danh nhân cách mạng nên dựng tượng các danh nhân
đó, song không nên xây bảo tàng, mà nên giữ lại di tích ghi dấu hoạt
động của danh nhân đó hoặc làm nhà tưởng niệm để địa phương tổ chức
những hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân nhất là
đối với thế hệ trẻ [42, tr.265].
Tác giả cũng kiến nghị Bộ VHTT (nay là Bộ VHTTDL) và Nhà nước thành
lập Hội đồng danh nhân quốc gia để sắp xếp, hệ thống danh mục danh nhân cách
mạng và xác định các hình thức lưu niệm đối với việc bảo vệ di sản văn hóa này
Đồng với quan điểm này, tác giả Đàm Thụ trong bài viết “Các hình thức
quản lý và lưu niệm đối với các danh nhân cách mạng” đã đề xuất một số giải pháp
như: Đề nghị Nhà nước cho phép Bộ VHTT (nay là Bộ VHTTDL) có một số biên
chế giao cho Cục Bảo tồn - Bảo tàng thành lập một bộ phận chuyên môn, chuyên
trách theo dõi quản lý, thực hiện các công tác nghiệp vụ về bảo tồn di sản thuộc loại
hình lưu niệm danh nhân nói chung trong đó có danh nhân cách mạng. Xây dựng cơ


Luận án đủ ở file: Luận án full















×