Tải bản đầy đủ (.pdf) (240 trang)

Nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.57 KB, 240 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐẶNG THÚY ANH

NGHIÊN CỨU KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán (Kế toán, Kiểm toán và Phân tích)
Mã số: 62 34 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn


Tác giả của Luận án

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

Đặng Thuý Anh


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa –
người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực
hiện Luận án.
Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới Thầy Cô Viện Kế toán – Kiểm toán, Viện Đào
tạo sau đại học - Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu Luận Án
Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ rất nhiệt tình và quý báu trong quá
trình thu thập số liệu, phiếu điều tra của bạn bè, kiểm toán viên độc lập Công ty TNHH
Deloitte Việt Nam, Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, Công ty TNHH KPMG
Việt Nam, kiểm toán viên nhà nước; các nhà quản lý, cán bộ, nhân viên, thành viên
ban kiểm soát của doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam như Công ty cổ phần Licogi13, Công ty cổ phần 482, Công ty cổ phần Xây dựng
và Đầu tư 492, Công ty cổ phần xây dựng điện VNECO1…
Cuối cùng, tác giả bày tỏ sự cảm ơn tới những người thân trong gia đình như
bố, mẹ, anh, chị, em, chồng và con đã động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành Luận án.

Tác giả của Luận án

Đặng Thuý Anh



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.
2.
3.
4.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3
Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 4
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.................................................................... 4

5. Đóng góp mới của Luận án.............................................................................. 5
6. Kết cấu của Luận án ........................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KIỂM SOÁT
NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .................................................................................... 6
1.1 Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp .............................................................. 6
1.1.1 Các quan điểm về kiểm soát nội bộ .............................................................. 6
1.1.2 Mục tiêu và các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ .................................... 12
1.1.3 Chất lượng kiểm soát nội bộ ....................................................................... 23
1.2 Ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp xây dựng niêm yết đến kiểm soát

nội bộ ..................................................................................................................... 25
1.2.1 Đặc điểm doanh nghiệp xây dựng niêm yết ................................................ 25
1.2.2 Sự ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp xây dựng niêm yết đến kiểm soát
nội bộ .................................................................................................................. 27
1.3 Mối quan hệ giữa các yếu tố của kiểm soát nội bộ với khả năng sinh lời .... 32
1.3.1 Chỉ tiêu khả năng sinh lời trong phân tích hiệu quả kinh doanh .................. 32
1.3.2 Mối quan hệ của kiểm soát nội bộ đến khả năng sinh lời ............................ 33
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm soát nội bộ ............................. 41
1.4.1 Mối quan hệ giữa Ủy ban kiểm toán và chất lượng KSNB.......................... 41
1.4.2 Mối quan hệ giữa Kiểm toán nội bộ và chất lượng KSNB .......................... 43
1.4.3 Mối quan hệ giữa Ban kiểm soát và chất lượng KSNB ............................... 44
1.4.4 Sự ảnh hưởng của các nhân tố khác đến chất lượng kiểm soát nội bộ ......... 46


1.5. Kinh nghiệm kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết
trên thế giới ........................................................................................................... 48
Tóm tắt Chương 1.................................................................................................... 62
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 63
2.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 63
2.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu .............................................................................. 64
2.3 Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................... 64
2.3.1 Nghiên cứu tài liệu ..................................................................................... 64
2.3.2 Phỏng vấn sâu ............................................................................................ 65
2.3.3 Phân tích dữ liệu định tính .......................................................................... 67
2.4 Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................ 67
2.4.1 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ............................ 67
2.4.2 Thước đo biến số ........................................................................................ 72
2.4.3 Kết quả đánh giá thang đo .......................................................................... 78
2.4.4 Chọn mẫu nghiên cứu................................................................................. 78
2.4.5 Phân tích dữ liệu......................................................................................... 79

2.5 Phương pháp nghiên cứu khảo sát................................................................. 80
2.5.1 Thiết kế phiếu khảo sát ............................................................................... 80
2.5.2 Đối tượng gửi phiếu khảo sát...................................................................... 81
2.5.3 Quy trình khảo sát ...................................................................................... 82
Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................... 83
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM ............................................................................................... 84
3.1 Đặc điểm của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ ......................................................... 84
3.2 Kết quả nghiên cứu nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng kiểm soát nội
bộ với khả năng sinh lời ....................................................................................... 86
3.2.1 Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng kiểm soát nội bộ với khả
năng sinh lời bằng phương pháp nghiên cứu định tính......................................... 86
3.2.2 Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng kiểm soát nội bộ với khả
năng sinh lời bằng phương pháp nghiên cứu định lượng ..................................... 90
3.3 Kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa Ban
kiểm soát với chất lượng kiểm soát nội bộ .......................................................... 97
3.4 Thực trạng các yếu tố của kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây
dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .................................... 103


3.4.1 Môi trường kiểm soát ............................................................................... 103
3.4.2 Thông tin và truyền thông ........................................................................ 115
3.4.3 Giám sát ................................................................................................... 118
3.4.4 Đánh giá rủi ro ......................................................................................... 122
3.4.5 Hoạt động kiểm soát ................................................................................. 124
3.4.6 Đánh giá thực trạng các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ trong các doanh
nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ..................... 127
Tóm tắt chương 3 ................................................................................................... 132

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM ............................................................................................. 134
4.1 Sự cần thiết và quan điểm hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh
nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ................. 134
4.1.1 Sự cần thiết hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ................................................ 134
4.1.2 Chiến lược phát triển ngành xây dựng, thị trường chứng khoán và các quan
điểm hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam ..................................................................... 134
4.2 Các giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .............................................. 136
4.2.1 Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát .............................................. 136
4.2.2 Giải pháp hoàn thiện thông tin và truyền thông ........................................ 141
4.2.3 Giải pháp hoàn thiện giám sát................................................................... 143
4.2.4 Giải pháp hoàn thiện đánh giá rủi ro ......................................................... 146
4.2.5 Giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát ................................................ 148
4.3 Kiến nghị để thực hiện giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các
doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ...... 151
Tóm tắt chương 4 ................................................................................................... 154
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 155
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ........................... 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 158
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 167


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
AICPA
BCTC

BTC
BKS
CEO
COSO
CP
CTCP
DNXD
ERP
HQKD
HĐQT
IAASB
IFAC
IIA
ISA
ISO
KSNB
KTNB


TT
TTCK
TP
SEC
SOX
VSA

Giải thích thuật ngữ
American Accounting Association
Hiệp hội kế toán Hoa kỳ
Báo cáo tài chính

Bộ tài chính
Ban kiểm soát
Chief Executive Officer - Giám đốc điều hành
Committee of Sponsoring Organization
Hiệp hội các tổ chức tài trợ
Cổ phần
Công ty cổ phần
Doanh nghiệp xây dựng
Enterprise Resource Planning
Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh
Hội đồng quản trị
The international Auditing and Assurance Standard Board
Ủy ban chuẩn mực kiểm toán và chứng thực quốc tế
International Federation of Accountants
Liên đoàn kế toán quốc tế
The institute of Internal Audittors
Viện Kiểm toán nội bộ
International Standard Auditting
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
International Organization of Standardization
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
Kiểm soát nội bộ
Kiểm toán nội bộ
Nghị Định
Quyết định
Thông tư
Thị trường chứng khoán
Thành phố
Security Exchange Commission

Ủy ban giao dịch chứng khoán Hoa kỳ
Sarbanes – Oxley Act
Đạo luật Sarbanes – Oxley
Vietnamese Standard Auditing
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp về các nhân tố ảnh hưởng trong nghiên cứu của AshbaughSkaife và cộng sự(2007), Doyle và cộng sự (2007) .................................................... 47
Bảng 1.2: Bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Sumitomo Mitsui
trong 5 năm ............................................................................................................... 57
Bảng 2.1: Thống kê đối tượng được phỏng vấn.......................................................... 66
Bảng 2.2: Thang đo các yếu tố cấu thành KSNB........................................................ 75
Bảng 2.3: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................... 78
Bảng 2.4: Thống kê mô tả đối tượng trả lời phiếu khảo sát ........................................ 81
Bảng 3.1: Quy mô công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán 2011-2016 ............. 84
Bảng 3.2: Số lượng công ty niêm yết theo ngành trên thị trường chứng khoán Việt
Nam tính đến tháng 8/2015 (Thời điểm tác giả bắt đầu thực hiện điều tra) ................. 85
Bảng 3.3: Trích bảng giao khoán đơn giá tiền lương sản phẩm đối với Trạm sản xuất BTNN
120T/h và hỗ trợ tiền lương sản phẩm hàng tháng đối với thợ vận hành xe máy ................. 87
Bảng 3.4: Thống kê mô tả chất lượng kiểm soát nội bộ và các yếu tố của kiểm soát nội
bộ trong các DNXD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ........................ 91
Bảng 3.5: Kết quả lượng hóa mối quan hệ giữa chất lượng KSNB và khả năng sinh lời
của các DNXD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ................................ 92
Bảng 3.6: Kết quả lượng hóa mối quan hệ giữa môi trường kiểm soát với khả năng
sinh lời của các DNXD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ................... 93
Bảng 3.7: Kết quả lượng hóa mối quan hệ giữa hoạt động kiểm soát với khả năng sinh
lời của các DNXD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam........................... 94
Bảng 3.8: Kết quả lượng hóa mối quan hệ giữa thông tin và truyền thông với khả năng
sinh lời của các DNXD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ................... 95

Bảng 3.9: Kết quả lượng hóa mối quan hệ giữa đánh giá rủi ro với khả năng sinh lời
của các DNXD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ................................ 95
Bảng 3.10: Kết quả lượng hóa mối quan hệ giữa giám sát với khả năng sinh lời của các
DNXD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ............................................ 96
Bảng 3.11: Kết quả thống kê mô tả tính độc lập, quy mô và trình độ của BKS trong các
DNXD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ............................................ 97
Bảng 3.12: Kết quả lượng hóa mối quan hệ giữa ban kiểm soát và chất lượng kiểm
soát nội bộ của các DNXD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .............. 98
Bảng 3.13: Kết quả lượng hóa mối quan hệ giữa ban kiểm soát với từng yếu tố của kiểm
soát nội bộ trong các DNXD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ............... 99
Bảng 3.14: Thù lao mỗi tháng của các thành viên ban kiểm soát năm 2015 ............. 102
Bảng 3.15: Trích biên bản cuộc họp xử lý kỷ luật .................................................... 113


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ
Biểu đồ 1.1: Sự tăng trưởng doanh thu các lĩnh vực hoạt động của Bauer AG qua
các năm ......................................................................................................................48
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Kiểm soát nội bộ - khuôn khổ hợp nhất (COSO) ......................................... 7
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổng hợp (có tính so sánh) một số khái niệm kiểm soát nội bộ..........11
Sơ đồ 1.3 : Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ với các mục tiêu
kiểm soát nội bộ..........................................................................................................23
Sơ đồ 1.4: Ban kiểm soát trong công ty cổ phần ở Việt Nam .....................................45
Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................63
Sơ đồ 3.1: Qui trình luân chuyển chứng từ khi sử dụng phần mềm ........................... 117
Sơ đồ 3.2: Hệ thống văn bản quản lý chất lượng ISO 9001:2000 .............................. 121
Sơ đồ 3.3: Quy trình tiếp nhận nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Sông Đà 4 ........ 125



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kết quả kinh doanh tốt, báo cáo tài chính đáng tin cậy và khả năng sinh lời cao
là mục tiêu hướng tới của bất cứ đơn vị kinh doanh nào. Đối với doanh nghiệp niêm
yết trên TTCK, mục tiêu này lại càng quan trọng hơn bởi đó là điều kiện cần thiết để
doanh nghiệp có thể thu hút vốn từ các nhà đầu tư. Hơn nữa, so với các doanh nghiệp
không niêm yết thì các doanh nghiệp niêm yết phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy
định của từng sở hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, tiêu chuẩn đó bao gồm triển
vọng phát triển, tính khả thi của phương án sử dụng vốn từ đợt phát hành, thời gian
hoạt động hay hiệu quả kinh doanh…Trong quá trình hoạt động, có nhiều nguyên nhân
khác nhau dẫn tới doanh nghiệp niêm yết không đạt được hiệu quả kinh doanh như
mong muốn. Trong đó, sự kiểm soát kém đối với chi phí, tài sản, vốn, chiến lược... là
những nguyên nhân. Sự yếu kém này có thể xuất phát từ việc thiếu năng lực hay từ
những sai phạm của nhà quản lý, nhân viên. Những hoạt động kiểm soát, năng lực của
nhà quản lý, giám sát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông lại là những yếu tố cơ
bản của KSNB. Vì vậy, nghiên cứu KSNB là rất quan trọng để các doanh nghiệp đưa
ra những giải pháp phù hợp nhằm đạt mục tiêu.
Trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam, với xu thế hội nhập và phát triển
nước ta đang tăng cường thu hút lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài thông qua các dự án
đầu tư vào các lĩnh vực khác khau của đời sống kinh tế xã hội như điện, nước, công
nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục. Các dự án này đều có sự tham gia của các doanh
nghiệp xây dựng. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của các doanh nghiệp đối với
sự phát triển kinh tế. Theo số liệu thống kê, giá trị sản xuất xây dựng năm 2015 (theo
giá hiện hành) ước tính đạt 974,4 nghìn tỷ đồng; giá trị sản xuất xây dựng 2015 (theo
giá so sánh 2010) ước tính đạt 777,5 nghìn tỷ đồng. Trong mức tăng GDP 6,68% của
toàn nền kinh tế năm 2015, ngành xây dựng mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn nhưng
đạt mức tăng 10,82% so với năm 2014, năm 2015 là năm có mức tăng cao nhất kể từ
năm 2011 (Mức tăng/giảm của ngành xây dựng: giảm 0,26% năm 2011;tăng 3,66%
năm 2012; tăng 5,84% năm 2013; tăng 6,93% năm 2014). Sự tham gia của Việt nam
vào TPP được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam thu hút được đầu tư nước ngoài nhiều hơn

kéo theo nhu cầu đầu tư về xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, nhà máy cũng tăng lên.
Điều này càng cho thấy vai trò quan trọng của doanh nghiệp xây dựng trong quá trình
hội nhập, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhưng cũng đặt ra một thách thức lớn cho
các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam là phải không ngừng nâng cao tiêu chuẩn quản

1


trị doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động, tính minh bạch của thông tin để tăng thu hút vốn
đầu tư, tăng tính cạnh tranh. Hoàn thiện KSNB cũng là cách để đạt tiêu chuẩn đó.
Sự trầm lắng của thị trường bất động sản trong thời gian qua đã khiến hàng
ngàn doanh nghiệp xây dựng thua lỗ, ngừng hoạt động và giải thể. Có nhiều doanh
nghiệp xây dựng niêm yết có kết quả kinh doanh thua lỗ và giảm so với năm trước. Sự
cắt giảm đầu tư công cũng khiến nhiều doanh nghiệp xây dựng niêm yết gặp nhiều khó
khăn, Nghị định số 58/2012/NĐ – CP quy định về hủy bỏ niêm yết doanh nghiệp niêm
yết trên thị trường chứng khoán khi kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho
thấy lỗ trong ba năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp
trong Bảng cân đối kế toán. Như vậy để vượt qua khó khăn và đạt được kết quả kinh
doanh tốt thì doanh nghiệp xây dựng niêm yết phải có những giải pháp bền vững để
khi thị trường gặp khó khăn cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh.
KSNB hiệu quả giúp cho doanh nghiệp kiểm soát tình hình thực hiện chiến lược và
điều chỉnh kịp thời, đảm bảo tính tuân thủ các quy định, pháp luật, bảo đảm chi phí
hợp lý, giảm sự mất mát tài sản và giảm được giá thành. Điều này sẽ giúp cho doanh
nghiệp có nhiều cơ hội để thắng thầu, tăng khả năng cạnh tranh, tăng tính linh hoạt của
DNXD niêm yết.
Trong thời gian vừa qua, những vấn đề mà xã hội quan tâm và lên tiếng nhiều là
thất thoát, lãng phí tài sản trong xây dựng các công trình, chất lượng công trình thấp,
hiện tượng tham ô, tham nhũng trong xây dựng các công trình có chiều hướng gia tăng
về phạm vi với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Theo kết quả kiểm toán do Kiểm toán
Nhà nước công bố thì tình trạng thi công không đảm bảo tiến độ, nghiệm thu sai đối

tượng, đơn giá, gây lãng phí vốn đầu tư vẫn diễn ra. Để hình ảnh, uy tín của doanh
nghiệp xây dựng niêm yết không bị ảnh hưởng bởi những sai phạm như vậy thì trong
nội bộ doanh nghiệp phải có những hoạt động kiểm soát, giám sát, đánh giá rủi
ro…phù hợp để hạn chế tối đa việc xẩy ra sai phạm liên quan đến chất lượng, tiến độ
công trình, đến tài sản, vốn, doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Chính vì thế, việc
nghiên cứu KSNB trong DNXD niêm yết trên TTCK Việt Nam nhằm để nâng cao chất
lượng của KSNB là rất cần thiết.
Khả năng sinh lời là thông tin quan trọng khi phân tích hiệu quả kinh doanh.
Đối với các nhà đầu tư, cổ đông, đối với nhà quản lý cũng như các bên liên quan, khả
năng sinh lời là thông tin không thể bỏ qua khi phân tích và đưa ra các quyết định kinh
tế. Khả năng sinh lời phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận từ các nguồn lực đầu vào, yếu
tố đầu vào. Hơn nữa, chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành xây dựng nhấn
mạnh vai trò nguồn vốn từ doanh nghiệp. Để có nguồn vốn ổn định bền vững cho phát
2


triển khoa học, đổi mới công nghệ trong xây dựng, các doanh nghiệp cần phải nâng
cao lợi nhuận bởi lợi nhuận là vốn chủ sở hữu đảm bảo sự tự chủ tài chính cho các
DNXD niêm yết. Vì vậy, tăng khả năng sinh lời là mục tiêu hướng tới của các doanh
nghiệp niêm yết nói chung cũng như các doanh nghiệp xây dựng niêm yết nói riêng.
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp niêm yết theo phân tích phụ thuộc vào KSNB,
KSNB có chất lượng sẽ giúp cho DNXD niêm yết hạn chế các sai phạm về chi phí, tài
sản, nguồn vốn, thu nhập từ đó làm tăng lợi nhuận cũng như khả năng sinh lời. Tuy
nhiên, mối quan hệ này cần được kiểm tra, chứng minh trong các DNXD niêm yết.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành, Ban kiểm soát có nhiệm vụ
kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh, kiến nghị biện pháp sửa đổi bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ
chức, có quyền rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực của hệ thống KSNB. Với những
quy định về quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát thì Ban kiểm soát có ảnh hưởng
đến chất lượng KSNB. Tuy nhiên, đây chỉ là sự phân tích, đánh giá về mặt lý thuyết.

Thực tế, ban kiểm soát có ảnh hưởng đến chất lượng KSNB trong các doanh nghiệp
xây dựng niêm yết hay không thì cần phải kiểm tra, chứng minh.
Chính vì những lý do trên tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu kiểm
soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung của Luận án là đánh giá mối quan hệ giữa chất
lượng kiểm soát nội bộ và khả năng sinh lời, mối quan hệ giữa ban kiểm soát và chất
lượng kiểm soát nội bộ, đánh giá từng yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ trong các
DNXD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất
một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh
nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Với mục tiêu nghiên cứu chung như trên, mục tiêu nghiên cứu cụ thể của
Luận án như sau:
Kiểm định hồi quy mối quan hệ giữa chất lượng kiểm soát nội bộ với khả năng
sinh lời, kiểm định mối quan hệ giữa quy mô ban kiểm soát, tính độc lập của ban kiểm
soát, trình độ của ban kiểm soát với chất lượng kiểm soát nội bộ.
Làm rõ lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ vào doanh nghiệp xây dựng niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đánh giá thực trạng các yếu tố của kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp xây
3


dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Từ kết quả kiểm định các mối quan hệ và thực trạng các yếu tố của kiểm soát
nội bộ đề xuất các kiến nghị, giải pháp cần tập trung nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ
trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi
nghiên cứu sau:

• Chất lượng kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết có ảnh
hưởng tới khả năng sinh lời không?
• Ban kiểm soát ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng kiểm soát nội bộ trong các
doanh nghiệp xây dựng niêm yết?
• Đặc điểm của các yếu tố của kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là gì?
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu lý luận cơ bản về KSNB vào
những DNXD niêm yết; sự ảnh hưởng của các yếu tố KSNB đến khả năng sinh lời trong
DNXD niêm yết trên TTCK Việt nam; mối quan hệ giữa quy mô BKS, tính độc lập,
trình độ của BKS và chất lượng KSNB trong DNXD niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- DNXD niêm yết trên TTCK Việt Nam là công ty cổ phần có chứng khoán niêm yết
trên TTCK Việt nam, có doanh thu trong lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất trong
tổng doanh thu của công ty đó. Theo thông tin tổng hợp từ Vietstock, tính đến thời
điểm tác giả thực hiện điều tra thông tin (tháng 8/2015) tổng số DNXD niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh là
107. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà nội thực hiện việc phân ngành doanh nghiệp theo
bộ nguyên tắc phân ngành HaSIC, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh cũng
có tiêu chí phân ngành. Cả hai sở giao dịch đều phân ngành cho công ty niêm yết dựa
trên lĩnh vực kinh doanh chính của công ty đó. Doanh thu là tiêu chí mà cả hai sở giao
dịch xem xét để quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty niêm yết.
Theo đó, lĩnh vực kinh doanh nào có doanh thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng
doanh thu sẽ được xác định là lĩnh vực kinh doanh chính của công ty đó. Việc phân
ngành của cả hai sở giao dịch đều dựa trên cơ sở hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam
2007 do Tổng cục Thống kê xây dựng. Việc xây dựng trên cơ sở phân ngành chuẩn
quốc tế (phiên bản 4.0) được Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc thông qua. Tổng số
4



DNXD niêm yết trên TTCK Việt Nam là 107, đây không phải là con số quá lớn, hơn
nữa không phải doanh nghiệp nào cũng tiến hành điều tra được, chính vì vậy quy mô
mẫu tác giả thực hiện cũng là 107.
- Luận án tập trung nghiên cứu kiểm soát nội bộ với khả năng sinh lời của các DNXD
niêm yết từ năm 2014 đến nay.
5. Đóng góp mới của Luận án
Luận án đã cụ thể hóa lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ vào doanh nghiệp xây
dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Luận án đã kiểm định mối quan hệ giữa chất lượng KSNB với khả năng sinh
lời, mối quan hệ giữa quy mô BKS, tính độc lập của BKS, trình độ của BKS với chất
lượng KSNB trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam
Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ rõ chất lượng KSNB có ảnh hưởng đến
khả năng sinh lời. Kết quả này là cơ sở để các nhà quản lý nhận thấy được rõ vai trò
quan trọng của KSNB trong việc nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệp từ đó
cần có sự quan tâm, đầu tư hoàn thiện KSNB.
Kết quả nghiên cứu của luận án cũng chỉ rõ BKS không có ảnh hưởng đến chất
lượng KSNB. Kết quả này cho thấy thực chất hiệu quả hoạt động của BKS trong việc
nâng cao chất lượng KSNB là thấp. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để những người lãnh
đạo, cơ quan quản lý nhà nước triển khai các giải pháp phù hợp để cho hoạt động của
BKS đi vào thực chất hơn.
Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra được những hạn chế của các yếu tố KSNB,
kết quả là cơ sở để thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB trong các doanh
nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
6. Kết cấu của Luận án
Luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong doanh
nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán;
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây
dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam;

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây
dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KIỂM
SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1 Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
1.1.1 Các quan điểm về kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ theo quan điểm của COSO (Ủy ban thuộc hội đồng quốc gia
của Mỹ về việc chống gian lận trên BCTC)
Quá trình nhận thức và nghiên cứu về KSNB đã hình thành nhiều quan điểm về
KSNB. Năm 1949, hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA – American
Institute of Certified Public Accountants) đưa ra định nghĩa về KSNB (KSNB) trong
công trình nghiên cứu đầu tiên về KSNB với nhan đề “KSNB, các nhân tố cấu thành
và tầm quan trọng đối với quản trị doanh nghiệp và kiểm toán viên độc lập”, theo tổ
chức này, KSNB là kế hoạch của tổ chức và các biện pháp, cách thức liên quan được
chấp nhận và thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tài sản an toàn, kiểm tra tính chính
xác và độ tin cậy của số liệu kế toán, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả, khuyến khích sự
tuân thủ các chính sách quản trị được thiết lập. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của
quản lý, khái niệm KSNB được cải tiến và không ngừng được mở rộng ra khỏi thủ tục
bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán. Năm 1992, COSO (Committee of
Sponsoring Organization)- Ủy ban thuộc hội đồng quốc gia của Mỹ về việc chống gian
lận trên BCTC đã đưa ra khái niệm KSNB được chấp nhận rộng rãi, báo cáo của
COSO được công bố với tiêu đề “KSNB- Khuôn khổ hợp nhất” (Internal Control –
Intergrated Framework) đã định nghĩa: “KSNB là một quá trình bị chi phối bởi những
người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để
cung cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:

-

Sự hiệu quả và hữu hiệu của hoạt động

-

Sự tin cậy của BCTC

-

Sự tuân thủ pháp luật và các quy định” (trích trong Rollins và Lanza,
2005, tr7)

Sự sụp đổ được biết đến khắp nơi trên thế giới của những công ty như Enron,
Worldcom, Ahold, Parmalat và những công ty khác đã dẫn đến việc ban hành đạo luật
Sarbanes-Oxley (SOX) ở Mỹ năm 2002, Mục 404 của đạo luật nhấn mạnh sự quan
trọng của KSNB doanh nghiệp. Đạo luật yêu cầu các doanh nghiệp không chỉ thiết lập
và duy trì KSNB mà còn yêu cầu nhà quản lý và kiểm toán viên độc lập đánh giá và
6


báo cáo về tính hiệu quả của KSNB. Đây là đạo luật rất có ý nghĩa, đã chỉ ra rằng
KSNB không chỉ phải được cụ thể hóa và định nghĩa rõ ràng mà còn phải đánh giá
KSNB. Ngay sau khi ban hành đạo luật, Ủy ban Giao dịch Chứng khoán của Mỹ cũng
nhấn mạnh tầm quan trọng của KSNB và chỉ rõ khuôn khổ COSO có thể được sử dụng
cho mục đích đánh giá KSNB hàng năm của quản lý ( />Các quan điểm kiểm soát nội bộ và nghiên cứu dựa trên quan điểm kiểm soát
nội bộ của COSO
Khái niệm KSNB của COSO được sử dụng trong các tác phẩm “Kiểm toán”
của Robertson (Robertson,1996,tr186-187) được trình bày ở Sơ đồ 1.1, tác phẩm “Các
nguyên tắc của Kiểm toán” của Whittington (Whittington O.R.,1995,tr218).

KSNB là quá trình

Định nghĩa

Phân loại mục tiêu

Hiệu lực và
hiệu quả của
các hoạt động
Công ty kinh
doanh khác
nhau

Các thành
phần

Môi trường kiểm
soát, đánh giá rủi
ro, giám sát, hoạt
động kiểm soát,
thông tin và
truyền thông

Độ tin cậy
của báo cáo
tài chính
Báo cáo tạm thời
và báo cáo hàng
năm tin cậy


Môi trường kiểm
soát, đánh giá rủi
ro, giám sát, hoạt
động kiểm soát,
thông tin và
truyền thông

Tuân thủ
luật và quy
định
Tuân thủ luật và quy
định liên quan đến hoạt
động của công ty

Môi trường kiểm
soát, đánh giá rủi
ro, giám sát, hoạt
động kiểm soát,
thông tin và
truyền thông

Sơ đồ 1.1: Kiểm soát nội bộ - khuôn khổ hợp nhất (COSO)
Nguồn: Robertson, 1996, tr188
Nhiều định nghĩa KSNB sau đó được đưa ra dựa trên định nghĩa KSNB của
COSO. Năm 2003, Ủy ban Chuẩn mực Kiểm toán và các Dịch vụ đảm bảo quốc tế
(IAASB – The International Auditing and Assurance Standard Board) thuộc Liên đoàn
Kế toán quốc tế đã ban hành một số chuẩn mực kiểm toán trong đó có Chuẩn mực
Kiểm toán quốc tế 315 “Hiểu biết tình hình kinh doanh, môi trường của doanh nghiệp
và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu”. Theo ISA 315, KSNB được định nghĩa là
7



“Một quá trình được thiết kế và chịu sự chi phối của các nhà quản lý và các nhân viên
trong một tổ chức nhằm cung cấp sự bảo đảm hợp lý về việc đạt được các mục tiêu
liên quan đến độ tin cậy của BCTC, hiệu quả hoạt động cùng hiệu năng quản lý và
tuân thủ các quy định, luật lệ. Thuật ngữ “những kiểm soát” đề cập đến bất cứ khía
cạnh nào của một hay nhiều yếu tố của KSNB” (www.ifac.org). Khái niệm KSNB
theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế 315 do Liên đoàn Kế toán quốc tế ban hành có
những điểm chung với khái niệm KSNB của COSO đó là nhìn nhận KSNB là quá
trình, KSNB nhằm đảm bảo hợp lý trong việc đạt các mục tiêu của KSNB.
IFAC (2012,tr20) cho rằng KSNB có nhiều nghĩa, bao gồm:
KSNB là hệ thống hoặc là quá trình: KSNB là một quá trình được thiết kế, thực
hiện và duy trì bởi những người có trách nhiệm quản trị, quản lý và những nhân sự
khác để cung cấp sự bảo đảm hợp lý trong việc đạt được các mục tiêu liên quan đến độ
tin cậy của BCTC, tính hiệu quả của hoạt động và tính tuân thủ pháp luật, quy định có
liên quan. Đây là định nghĩa về KSNB do ủy ban Chuẩn mực kiểm toán và các Dịch
vụ đảm bảo quốc tế thuộc IFAC ban hành.
KSNB là một hoạt động hoặc biện pháp: các hoạt động được thực hiện để xử lý
rủi ro và thực hiện KSNB. Hoạt động kiểm soát thực tế bao gồm những kiểm soát chu
trình hoặc kiểm soát nghiệp vụ chẳng hạn như xác minh, đối chiếu, ủy quyền, kiểm
soát vật chất và kiểm soát giám sát. KSNB được xem như là một hoạt động hoặc biện
pháp đôi khi được hiểu đơn giản là “kiểm soát”.
KSNB là tình trạng hoặc kết quả đạt được: một tổ chức trong tầm “kiểm soát”
khi nó đạt được mục tiêu KSNB. Mục tiêu KSNB là mức độ mong muốn về KSNB đạt
được bằng việc xử lý rủi ro mà tổ chức phải đối mặt, phù hợp với chiến lược quản lý
rủi ro và chính sách về KSNB, trong khi vẫn đạt được mục tiêu của tổ chức.
Định nghĩa rộng hơn và sâu hơn về KSNB theo gợi ý từ cuộc khảo sát toàn cầu
về quản lý rủi ro và KSNB của IFAC (2011) như sau: KSNB là một phần gắn liền với
hệ thống quản trị và quản lý rủi ro của tổ chức, do ban quản trị, những người quản lý
và nhân sự khác hiểu, tác động và kiểm soát một cách chủ động để tận dụng cơ hội và

chống lại các nguy cơ, phù hợp với chiến lược quản lý rủi ro và chính sách về KSNB
được thiết lập bởi ban quản trị để đạt được các mục tiêu của tổ chức, bao gồm:
-

Thực hiện các quá trình hoạt động và chiến lược có hiệu quả

-

Cung cấp thông tin hữu ích cho những người sử dụng bên ngoài và nội bộ để
đưa ra quyết định kịp thời và chính xác

8


-

Đảm bảo tính tuân thủ luật và quy định được áp dụng cũng như chính sách, thủ
tục, hướng dẫn riêng của tổ chức

-

Bảo vệ nguồn lực của tổ chức không bị mất mát, gian lận, lạm dụng và hủy hoại

-

Bảo vệ khả năng truy cập liên tục, bảo mật và toàn vẹn của hệ thống thông tin
bao gồm công nghệ thông tin

Như vậy, IFAC đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về KSNB trong đó có
dựa trên định nghĩa KSNB của COSO.

Trong tác phẩm “ Kiểm toán nội bộ hiện đại của Brink”, Moeller (2009) đã kế
thừa quan điểm KSNB của COSO sử dụng khái niệm KSNB trong kiểm toán nội bộ,
Moeller (2009) đã nhìn nhận KSNB là một quá trình và KSNB không chỉ có ba mục
tiêu mà còn bổ sung thêm mục tiêu khác là bảo vệ tài sản, thực hiện được sứ mệnh,
mục tiêu và các kết quả của các hoạt động hoặc chương trình của đơn vị, đảm bảo tính
chính trực và các giá trị đạo đức: “KSNB là một quá trình được thiết kế bởi các nhà
quản lý và áp dụng trong đơn vị nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý về:
Độ tin cậy của thông tin tài chính và thông tin hoạt động
Tuân thủ các chính sách, thủ tục, nội quy, quy chế và luật pháp
Bảo vệ tài sản
Đảm bảo hiệu quả hoạt động
Thực hiện được sứ mệnh, mục tiêu và các kết quả của các hoạt động hoặc
chương trình của đơn vị
Đảm bảo tính chính trực và các giá trị đạo đức” (Moeller, 2009, tr24).
Theo Alvin A.Arens và cộng sự (Alvin A.Arens, 2009, tr195-196), để cung cấp
cho Ban quản trị sự đảm bảo hợp lý là các mục tiêu và mục đích quan trọng của công
ty sẽ được thỏa mãn thì công ty phải xây dựng một hệ thống kiểm soát, hệ thống bao
gồm nhiều chế độ và thể thức đặc thù được thiết kế. Những chế độ và thể thức này
thường được gọi là các quá trình kiểm soát và kết hợp lại thì chúng hình thành cơ cấu
KSNB của tổ chức. Các mục tiêu gồm: cung cấp số liệu đáng tin cậy, bảo vệ tài sản và
sổ sách, đẩy mạnh tính hiệu quả về mặt điều hành, khuyến khích sự gắn bó với các chế
độ đã đề ra.
Nhiều nhà khoa học nước ngoài và các tổ chức thuộc về tri thức quốc tế đã phát
triển khái niệm KSNB. Theo King.A.M (2011), KSNB là một quá trình mà nhờ đó
doanh nghiệp đạt được những mục tiêu, kết quả cũng như những kế hoạch thực hiện
9


quyền lực, sự sắp xếp, giám sát trong toàn bộ doanh nghiệp hay sự phân tách nhiệm
vụ. Theo C. Barnabas (2011), KSNB là sự tổng hợp các yếu tố của công ty (bao gồm

nguồn lực, những hệ thống, những quá trình, văn hóa, cơ cấu và những nhiệm vụ) giúp
cho những nhân viên đạt được mục tiêu của công ty. Theo Shim.J.K (2011): KSNB là
một phần của hệ thống quản trị doanh nghiệp. Nó là một kế hoạch, là phương tiện và
là những cách để bảo vệ tài sản, kiểm tra tính đúng đắn của việc thực hiện, bảo đảm
tính hiệu quả hoạt động. Nó giúp cho doanh nghiệp tránh sai phạm, phát hiện và sửa
chúng kịp thời và đạt được những mục tiêu cũng như phỏng đoán được những bối
cảnh xẩy ra sai phạm.
KSNB được định nghĩa theo những cách khác nhau nhằm nhấn mạnh những
khía cạnh khác nhau của nó nhưng trong các định nghĩa của các tác giả đều có điểm
chung là: KSNB là sự kiểm tra, sự giám sát, duy trì và điều chỉnh đối với hoạt động
của doanh nghiệp. Ngoài ra, mục đích của KSNB đều là bảo đảm thông tin tin cậy và
dễ hiểu, bảo vệ tài sản và tài liệu, bảo đảm hiệu quả hoạt động, tuân thủ pháp luật và
những quyết định của nhà quản lý, những quy định của doanh nghiệp và kiểm soát
hiệu quả rủi ro, tạo điều kiện giảm thiểu số gian lận và sai sót và tránh những lỗi do
nhà quản lý hoặc nhân viên gây ra trong các hoạt động của doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, chuẩn mực kiểm toán về đánh giá rủi ro và KSNB (VSA 400
trước đây) đã đưa ra định nghĩa về hệ thống KSNB như sau: “Hệ thống KSNB được
hiểu là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp
dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm
soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập BCTC trung thực và hợp lý; nhằm
bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị”. Tuy nhiên, chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam 315 hiện nay đã đưa ra định nghĩa KSNB chứ không phải là hệ
thống KSNB (VSA 315 ban hành kèm theo thông tư 214/2012/TT-BTC ngày
06/12/2012) Định nghĩa KSNB được quy định trong VSA 315 tương đồng với định
nghĩa KSNB theo ISA 315 và COSO. VSA 315 cũng tiếp cận KSNB là quá trình và
theo hướng quản lý rủi ro: “ KSNB là quy trình do Ban quản trị, Ban giám đốc và các
cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về
khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của BCTC, đảm
bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.
Thuật ngữ “kiểm soát” được hiểu là bất cứ khía cạnh nào của một hoặc nhiều thành

phần của KSNB”.
Tóm lại, khái niệm KSNB của COSO là khái niệm được chấp nhận khá rộng
rãi. Nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức đã sử dụng và dựa trên khái niệm này trong
10


các nghiên cứu và các quy định. Chính vì thế, KSNB theo quan điểm của COSO là cơ
sở lý thuyết trong nghiên cứu KSNB của tác giả.
Theo COSO, KSNB là một quá trình chứ không phải là một sự kiện hay một
hoạt động, nó là chuỗi các hoạt động xuất hiện trong mọi bộ phận của tổ chức, là một
nội dung cơ bản trong các hoạt động của tổ chức để giúp doanh nghiệp đạt được các
mục tiêu mong muốn.
KSNB bị chi phối, tác động bởi nhà quản lý, hội đồng quản trị và nhân viên
trong tổ chức, nó được thực hiện, vận hành bởi những con người trong tổ chức bởi
những hành động và suy nghĩ của họ. KSNB là công cụ giúp nhà quản lý đạt được
mục tiêu đề ra chứ không thể thay thế cho các hoạt động của nhà quản lý.
KSNB không thể đảm bảo một cách chắc chắn tuyệt đối là các mục tiêu của tổ
chức sẽ đạt được, nó chỉ cung cấp sự đảm bảo một cách hợp lý trong việc đạt được
mục tiêu.
Nhằm phân tích rõ hơn định nghĩa KSNB theo quan điểm của COSO, tác giả đã
thực hiện tổng hợp (có tính so sánh) một số khái niệm kiểm soát nội bộ ở Sơ đồ 1.2.
Kiểm soát nội bộ

Quy trình

Hệ thống

Là chuỗi các hoạt động xuất hiện
trong mọi bộ phận của tổ chức
và là nội dung cơ bản trong các

hoạt động của tổ chức

Là sự tổng hợp những quy
tắc, phương tiện, chính sách
và thủ tục

Nhằm đảm bảo hợp lý
trong việc đạt được các
mục tiêu của doanh
nghiệp

Nhằm đạt được các mục
tiêu của doanh nghiệp

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổng hợp (có tính so sánh) một số khái niệm kiểm soát nội bộ
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

11


Luận án đầy đủ ở file: Luận án full






×