Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Quản trị lợi nhuận khi phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 200 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHẠM THỊ BÍCH VÂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN KHI PHÁT
HÀNH THÊM CỔ PHIẾU CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 62.34.30.01

Đà Nẵng - Năm 2017


2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHẠM THỊ BÍCH VÂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN KHI PHÁT
HÀNH THÊM CỔ PHIẾU CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán


Mã số: 62 34 30 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN CÔNG PHƢƠNG
2. PGS.TS. NGUYỄN MẠNH TOÀN

Đà Nẵng - Năm 2017


3

LỜI CAM ÐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, các dữ liệu,
lập luận, phân tích, đánh giá và kết quả trong luận án là trung thực. Tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm về những nội dung đã trình bày trong luận án này.
Tác giả luận án


4

MỤC LỤC
LỜI CAM ÐOAN ................................................................................................ 1
MỤC LỤC ............................................................................................................ 4
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ 8
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 9
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 9
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 11
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu ........................................... 12
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................ 12
3.2 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu............................................... 13
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận án ..................................... 13

5. Bố cục của luận án ....................................................................................... 15
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................. 18
1.1 Nghiên cứu về quản trị lợi nhuận trên thế giới .......................................... 18
1.1.1. Nghiên cứu về quản trị lợi nhuận trong trường hợp phát hành cổ phiếu
lần đầu (IPO) ........................................................................................................ 19
1.1.2. Nghiên cứu về quản trị lợi nhuận trong trường hợp phát hành thêm cổ
phiếu...................................................................................................................... 22
1.1.2.1. Điều chỉnh tăng lợi nhuận trước khi phát hành thêm cổ phiếu ... 22
1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành động quản trị lợi nhuận .......... 31
1.2 Nghiên cứu về quản trị lợi nhuận ở Việt Nam ........................................... 46
1.3 Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................... 49
1.4 Kết luận ...................................................................................................... 50
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................ 51
2.1 Định nghĩa quản trị lợi nhuận .................................................................... 51
2.2 Động cơ quản trị lợi nhuận........................................................................ 52
2.2.1 Động cơ về thu hút tài trợ ....................................................................... 52
2.2.2 Động cơ hợp đồng................................................................................... 54
2.2.2.1 Quản trị lợi nhuận nhằm tránh vi phạm hợp đồng vay ................. 55
2.2.2.2 Hợp đồng thù lao của nhà quản lý ................................................ 57
2.2.3 Động cơ đáp ứng các quy định từ phía nhà nước hoặc gây áp lực để
đưa ra các chính sách có lợi................................................................................. 60
2.3 Các lý thuyết giải thích hành động điều chỉnh lợi nhuận ........................... 62
2.3.1 Lý thuyết đại diện.................................................................................... 62


5
2.3.2 Lý thuyết thông tin bất đối xứng ............................................................ 63
2.3.3 Lý thuyết tín hiệu .................................................................................... 64
2.3.4 Lý thuyết chi phí chính trị ..................................................................... 65
2.4 Cách thức thực hiện hành động quản trị lợi nhuận .................................... 66

2.4.1 Quản trị lợi nhuận thông qua lựa chọn chính sách kế toán .................. 66
2.4.2 Quản trị lợi nhuận thông qua sự can thiệp vào các giao dịch thực ...... 70
2.5 Mô hình dồn tích (accruals) đo lường quản trị lợi nhuận ........................... 70
2.5.1 Mô hình Healy (1985) ............................................................................ 71
2.5.2 Mô hình DeAngelo (1986) ..................................................................... 72
2.5.3 Mô hình Jones (1991) ............................................................................. 73
2.5.4 Mô hình Dechow và cộng sự (1995)-Modified Jones .......................... 74
2.5.5 Mô hình của Kothari và cộng sự (2005) ................................................ 75
2.5.6 Mô hình của Dechow và Dichev (2002)................................................ 76
2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận của công ty ......................... 77
2.6.1 Quy mô hội đồng quản trị....................................................................... 77
2.6.2 Tỷ lệ thành viên độc lập trong hội đồng quản trị .................................. 79
2.6.3 Sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
(giám đốc) điều hành ........................................................................................... 80
2.6.4 Kiểm toán độc lập ................................................................................... 81
2.6.5 Quy mô doanh nghiệp............................................................................ 82
2.6.6 Đòn bẩy tài chính .................................................................................... 84
2.6.7 Khả năng sinh lời .................................................................................... 85
2.6.8 Tính thanh khoản của tài sản .................................................................. 86
2.7 Kết luận ...................................................................................................... 87
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................................................... 88
3.1 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 88
3.1.1 Giả thuyết về quản trị lợi nhuận trước khi phát hành thêm cổ phiếu... 88
3.1.2 Các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến hành động quản trị lợi
nhuận..................................................................................................................... 90
3.1.2.1 Quy mô hội đồng quản trị ............................................................. 90
3.1.2.2 Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập ................................... 91
3.1.2.3 Sự kiêm nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc/tổng
giám đốc .................................................................................................... 93
3.1.2.4 Kiểm toán độc lập ......................................................................... 95



6
3.1.2.5 Quy mô doanh nghiệp ................................................................... 96
3.1.2.6 Đòn bẩy tài chính ......................................................................... 97
3.1.2.7 Khả năng sinh lời .......................................................................... 98
3.1.2.8 Tính thanh khoản .......................................................................... 98
3.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 99
3.2.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 99
3.2.2 Đo lường các biến nghiên cứu ............................................................. 100
3.2.2.1 Đo lường biến đại diện cho quản trị lợi nhuận (DA) .................. 100
3.2.2.2 Đo lường biến quy mô hội đồng quản trị.................................... 104
3.2.2.3 Đo lường biến tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập .......... 104
3.2.2.4 Đo lường biến sự kiêm nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị và
giám đốc/ tổng giám đốc ......................................................................... 105
3.2.2.5 Đo lường biến kiểm toán độc lập ............................................... 105
3.2.2.6 Đo lường biến quy mô doanh nghiệp ........................................ 105
3.2.2.7 Đo lường biến đòn bẩy tài chính................................................ 105
3.2.2.8 Đo lường biến khả năng sinh lời ................................................ 106
3.2.2.9 Đo lường biến tính thanh khoản ................................................ 106
3.3 Thu thập và phân tích dữ liệu ................................................................... 107
3.3.1 Thu thập dữ liệu .................................................................................... 107
3.3.2 Phân tích dữ liệu .................................................................................... 110
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ......................... 112
4.1 Thống kê mẫu nghiên cứu .................................................................... 112
4.2 Kết quả kiểm định các giả thuyết với số liệu năm ................................... 113
4.2.1 Phân tích biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (DA) ..................... 113
4.2.2 Kiểm định các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh lợi
nhuận................................................................................................................... 116
4.2.2.1 Phân tích thống kê mô tả và kiểm định đơn biến ....................... 116

4.2.2.2 Phân tích tương quan .................................................................. 118
4.2.2.3 Phân tích hồi quy đa biến ........................................................... 122
4.3 Kết quả kiểm định các giả thuyết với số liệu quý .................................... 124
4.3.1 Phân tích biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (DA) ..................... 125
4.3.2 Kiểm định các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến sự điều chỉnh
lợi nhuận ............................................................................................................. 127
4.3.2.1 Phân tích thống kê mô tả và kiểm định đơn biến ....................... 127


7
4.3.2.2 Phân tích tương quan .................................................................. 131
4.3.2.3 Phân tích hồi quy đa biến ............................................................ 132
4.4 Bàn luận kết quả nghiên cứu .................................................................... 133
4.4.1 Hành vi điều chỉnh tăng lợi nhuận ở kỳ trước kỳ phát hành thêm cổ
phiếu.................................................................................................................... 133
4.4.2 Về các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận trước khi phát hành
thêm cổ phiếu ..................................................................................................... 134
4.4.2.1 Các nhân tố về quản trị công ty tác động đến quản trị lợi nhuận 134
4.4.2.2 Các nhân tố về đặc điểm công ty ảnh hưởng đến quản trị lợi
nhuận ....................................................................................................... 144
4.5 Kết luận .................................................................................................... 149
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................. 153
5.1 Kết luận .................................................................................................... 153
5.2 Kiến nghị .................................................................................................. 155
5.2.1 Tăng cường quản trị công ty niêm yết ................................................. 155
5.2.1.1 Nâng cao tính độc lập của thành viên hội đồng quản trị độc lập .... 155
5.2.1.2 Thành lập và tăng cường vai trò của ban kiểm soát và kiểm toán
nội bộ....................................................................................................... 159
5.2.1.3 Nâng cao ý thức của ban điều hành công ty ............................... 160
5.2.2 Tăng cường quản lý nhà nước .............................................................. 161

5.2.2.1 Sửa đổi, bổ sung Thông tư 121/2012/TT-BTC về quản trị công ty
................................................................................................................. 162
5.2.2.2 Ban hành luật bảo vệ nhà đầu tư ................................................. 164
5.2.2.3 Thành lập Học viện thành viên hội đồng quản trị độc lập.......... 165
5.2.3 Nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập .............................................. 166
5.2.4 Đối với nhà đầu tư ......................................................................... 170
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo................................... 173
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ....................... 175
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 178
DANH MỤC PHỤ LỤC.................................................................................. 199


8

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Bảng tóm tắt các kết quả nghiên cứu

Trang 35

Bảng 3.1: Bảng tóm tắt tên biến và cách đo lường các biến

Trang 105

Bảng 3.2: Thống kê hình thức phát hành cổ phiếu

Trang 106

Bảng 3.3: Thống kê số công ty theo năm phát hành thêm

Trang 107


Bảng 3.4: Thống kê ngành nghề kinh doanh các công ty trong mẫu

Trang 108

Bảng 4.1: Thống kê mẫu nghiên cứu

Trang 110

Bảng 4.2: Thống kê mô tả biến DA theo số liệu năm

Trang 112

Bảng 4.3: Thống kê kiểm định Wilcoxon

Trang 113

Bảng 4.4: Kiểm định tham số Paired Samples Test

Trang 114

Bảng 4.5: Thống kê mô tả và kiểm định đơn biến cho năm trước năm

Trang 117

phát hành
Bảng 4.6: Ma trận hệ số tương quan

Trang 118


Bảng 4.7: Tóm tắt kết quả kiểm tra giả thiết phương sai sai số thay đổi

Trang 120

Bảng 4.8: Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến sự điều chỉnh

Trang 121

lợi nhuận
Bảng 4.9: Thống kê mô tả biến DA theo số liệu quý

Trang 123

Bảng 4.10: Thống kê kiểm định Wilcoxon

Trang 124

Bảng 4.11: Kiểm định tham số Paired Samples Test

Trang 124

Bảng 4.12: Thống kê mô tả và kiểm định đơn biến cho quý trước quý

Trang 127

phát hành
Bảng 4.13: Ma trận tương quan

Trang 128


Bảng 4.14: Tóm tắt kết quả kiểm tra giả thiết phương sai sai số thay

Trang 130

đổi
Bảng 4.15: Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến sự điều chỉnh

Trang 130

lợi nhuận
Bảng 4.16: Bảng tóm tắt nội dung giả thuyết và kết quả nghiên cứu

Trang 148


9

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản trị lợi nhuận là chủ đề được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm
khám phá từ những năm của thập niên 80 đến nay như Healy [94], DeAngelo
[62], Davidson và cộng sự [59], Dye [73], Sweeney [159], Schipper [148],
Rangan [143], Teoh và cộng sự [162], [163], Shivakumar [152], Wang [166],
Sun và cộng sự [157], Suzan và cộng sự [156], Rifki Zulkarnain và cộng sự
[146], Seyed Arash Sadeghi và cộng sự [154]… Loomis [125] đã từng phát biểu
“Quản trị lợi nhuận là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất của
giới nghiên cứu kế toán và giới làm nghề kế toán đặc biệt là kế toán của các
công ty niêm yết”.
Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu về chủ đề quản trị lợi nhuận được thực hiện
ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada…Ở Việt Nam, chủ đề quản trị lợi

nhuận nói chung và quản trị lợi nhuận trong bối cảnh phát hành thêm cổ phiếu
nói riêng còn rất mới mẻ nên có rất ít nghiên cứu về chủ đề này. Đây chính là
khoảng trống nghiên cứu. Hơn thế nữa, trên thế giới, các nhà nghiên cứu thực
hiện nghiên cứu trong bối cảnh phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPOs)
và phát hành thêm. Tuy nhiên, ở Việt Nam dữ liệu của các công ty IPOs không
được công bố rộng rãi. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng
chưa có cơ sở dữ liệu có sẵn để truy cập. Đây là những khó khăn trong quá trình
thực hiện nghiên cứu ở Việt Nam.
Dye [73] cho rằng, quản trị lợi nhuận là sự lựa chọn chính sách kế toán của
công ty nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể nào đó của nhà quản trị. Theo
Schipper [148], quản trị lợi nhuận là một sự can thiệp có tính toán kỹ lưỡng
trong quá trình cung cấp thông tin tài chính nhằm đạt được những mục đích cá
nhân. Tồn tại nhiều nghiên cứu về chủ đề quản trị lợi nhuận xung quanh một sự
kiện cụ thể. Chẳng hạn: Teoh và cộng sự [162] tìm thấy bằng chứng là, các tổ
chức phát hành có lợi nhuận cao bất thường trước thời điểm phát hành thêm cổ


10
phiếu; Shivakumar [152] cũng đưa ra bằng chứng phù hợp với Teoh và cộng sự
[162], lợi nhuận thuần và biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh cao bất thường
quanh thời điểm phát hành thêm cổ phiếu.
Trong hơn hai thập kỷ qua, trên thế giới có nhiều vụ bê bối tài chính dẫn đến
các doanh nghiệp bị phá sản như: Lucent, Xerox , Rite Aid, Waste Management,
Micro Strategy, Raytheon, Sunbeam, Enron, Worldcom, Global Crossing,
Adelphia, Qwest…Ở Việt Nam, hiện tượng công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết
(BBT), công ty cổ phần Dược Viễn Đông (DVD) là những ví dụ điển hình hoặc
các công ty biến lỗ thành lãi, biến lãi thành lỗ như công ty Petrolimex, công ty
như Tribeco (TRI), Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG), công ty cổ
phần vận tải biển và bất động sản Việt Hải (VSP), Tổng công ty cổ phần phân
bón và Hoá chất dầu khí (DPM) [188]. Từ những hiện tượng này, các nhà đầu tư

đặt nghi ngờ rằng “Phải chăng các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam có hành động quản trị lợi nhuận vì một mục tiêu nào đó?”.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang là môi trường đầu tư còn rất mới
mẻ, hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Song, để lựa
chọn cho mình mã chứng khoán đầu tư hiệu quả, các nhà đầu tư phải dựa trên rất
nhiều nguồn thông tin, trong đó thông tin từ báo cáo tài chính đặc biệt là báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những nguồn tin quan trọng nhất.
Tuy nhiên, thông tin trên báo cáo này đang bị các doanh nghiệp “xào nấu”, đặc
biệt là với chỉ tiêu lợi nhuận. Theo thống kê của Vietstock.vn, xét riêng chỉ tiêu
lợi nhuận từ năm 2012 đến 6 tháng năm 2015 cho thấy mỗi năm tỷ lệ doanh
nghiệp niêm yết có điều chỉnh lợi nhuận sau kiểm toán đều trên mức 70%, còn 6
tháng đầu năm 2015 cũng chiếm quá bán (52%) [186]. Bởi vì, các chuẩn mực kế
toán cho phép các nhà quản trị linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp kế
toán và ước tính kế toán hoặc sử dụng cả sự phán đoán của nhà quản trị. Nói một
cách khoa học hơn là các doanh nghiệp có hiện tượng điều chỉnh lợi nhuận. Điều
này được thể hiện rất rõ trong việc số liệu lợi nhuận chênh lệch lớn trước và sau
kiểm toán.


11
Bên cạnh đó, để thực hiện việc phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng,
thì các doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện của Điều 12 – Luật chứng
khoán. Trong số các điều kiện đó, điểm b khoản 1, điều 12 yêu cầu “Hoạt động
kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán chứng khoán phải có lãi,
đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán”. Hơn thế nữa, để
giảm thiểu rủi ro phát hành cổ phiếu ra công chúng không thành công (do chi
phí phát hành chứng khoán ra công chúng cao, thường chiếm từ 8-10% khoản
vốn huy động, bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, phí tư vấn pháp luật, chi
phí in ấn, phí kiểm toán, chi phí niêm yết….). Bên cạnh việc áp dụng các chiến
lược marketing tới các nhà đầu tư tiềm năng thì rất có thể các doanh nghiệp sẽ

“xào nấu số liệu”; “quản trị lợi nhuận” theo hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận tối
đa có thể (trong khuôn khổ cho phép của chuẩn mực, chế độ kế toán) làm cho
kết quả của doanh nghiệp “đẹp” hơn nhằm đạt được mục tiêu huy động vốn của
mình theo đúng tiến độ đã vạch ra và thu hút nhiều nhà đầu tư, tăng giá trị thị
trường của cổ phiếu. Bởi vì lợi nhuận là một trong các nhân tố góp phần đến sự
lựa chọn danh mục đầu tư của các nhà đầu tư.
Hành động quản trị lợi nhuận ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của cổ đông
nói riêng, của công ty nói chung. Nó làm xói mòn lòng tin của nhà đầu tư vào thị
trường chứng khoán. Hơn thế nữa, mục tiêu của Chính phủ và Bộ Tài chính đặt
ra là “bảo vệ nhà đầu tư” cũng không thực hiện được.
Xuất phát từ tầm quan trọng của báo cáo tài chính nói chung và chỉ tiêu
lợi nhuận nói riêng ở các công ty cổ phần niêm yết, sau một thời gian nghiên
cứu, tác giả chọn đề tài: “Quản trị lợi nhuận khi phát hành thêm cổ phiếu của
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để làm luận án
tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm kiếm bằng chứng về sự quản trị lợi nhuận
của công ty niêm yết khi phát hành thêm cổ phiếu; nhận diện các yếu tố có ảnh


12
hưởng đến quản trị lợi nhuận của các công ty này, qua đó, kiểm chứng lý thuyết
về quản trị lợi nhuận trong bối cảnh Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu chung ở trên, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể được xác
định như sau:
- Nhận diện hành động quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam khi có phát hành thêm cổ phiếu.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành động điều chỉnh lợi nhuận của
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong trường hợp
phát hành thêm cổ phiếu.

- Gợi ý một số chính sách có liên quan đến chất lượng lợi nhuận đối với công
ty niêm yết, đặc biệt là các công ty có phát hành thêm cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
Trên cơ sở các mục tiêu cụ thể, luận án đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi phát hành
thêm cổ phiếu có điều chỉnh lợi nhuận hay không?
- Có hay không việc điều chỉnh lợi nhuận càng gần thời điểm phát hành thì
động cơ càng lớn.
- Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự điều chỉnh lợi nhuận của các công
ty niêm yết khi phát hành thêm cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được xác định là quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trước khi phát hành thêm cổ phiếu để
huy động vốn bao gồm hành động quản trị lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến
hành động quản trị lợi nhuận đó.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Phạm vi nghiên cứu là các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam có phát hành thêm cổ phiếu.


13
- Về mặt thời gian: đánh giá sự quản trị lợi nhuận kế toán ở kỳ trước kỳ
phát hành thêm cổ phiếu. Kỳ trước kỳ phát hành là năm và quý. Vì năm 2010 là
năm có số lượng công ty phát hành nhiều nhất trong giai đoạn chọn mẫu 20072015 nên năm trước năm phát hành là năm 2009 .
3.2 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận: Cách tiếp cận chứng thực để tìm kiếm bằng chứng về hành động

quản trị lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến hành động đó, qua đó, giải thích
nguyên nhân của hành động quản trị lợi nhuận.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là định lượng, bắt đầu từ việc đặt các giả
thuyết nghiên cứu, đo lường các biến nghiên cứu, thu thập số liệu, xử lý số liệu.
Các kỹ thuật thống kê được sử dụng như thống kê mô tả, kiểm định tham số t-test,
kiểm định t với mẫu phối hợp từng cặp (paired samples t tests), kiểm định phi tham
số (kiểm định Mann-Whitney), phân tích hồi quy đơn biến, phân tích hồi quy đa
biến.
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận án
Nghiên cứu về quản trị lợi nhuận là chủ đề còn mới ở Việt Nam bởi vì thị
trường chứng khoán Việt Nam là thị trường mới nổi nên hành lang luật pháp,
chính sách vĩ mô của nhà nước đến cả pháp luật về kế toán, kiểm toán chưa chặt
chẽ. Do đó, có ít nghiên cứu về chủ đề này ở thị trường chứng khoán Việt Nam,
nếu có thì chỉ là những nghiên cứu sơ khai tổng hợp về những nghiên cứu trên
thế giới chứ chưa có những nghiên cứu định lượng rõ ràng giúp các bên có liên
quan nhận định đúng đắn về tình hình báo cáo tài chính của các công ty niêm yết
nói chung và công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu nói riêng. Chính vì
vậy, luận án này được thực hiện có ý nghĩa cả về mặt học thuật lẫn mặt thực
tiễn.
Về mặt học thuật, đề tài có những đóng góp sau:
Thứ nhất, nội dung đề tài đã đóng góp vào cơ sở lý thuyết nghiên cứu về
quản trị lợi nhuận trên thế giới nói chung, thông qua nghiên cứu trong bối cảnh
thị trường chứng khoán mới nổi ở Việt Nam. Cụ thể, đề tài kiểm chứng quản trị


14
lợi nhuận trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu ở một quốc gia đang phát
triển như Việt Nam.
Thứ hai, qua kết quả nghiên cứu và phân tích có thể kết luận rằng, lý
thuyết chi phí chính trị vẫn hiện hữu ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo

đó, nếu quy mô của công ty càng lớn thì sự điều chỉnh lợi nhuận càng cao nhằm
tránh được chế tài đã được quy định trong điều 12 Luật Chứng khoán khi thực
hiện phát hành thêm cổ phiếu.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu này cho thấy, lý thuyết đại diện vẫn phát huy
những khía cạnh đúng ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo đó, nếu quy
mô doanh nghiệp càng lớn thì sự tách rời giữa quyền quản lý và quyền sở hữu
càng lớn. Lúc đó, nhà quản trị có động cơ mạnh hơn để làm lợi cho mình và
nhóm người có liên quan thông qua hành động điều chỉnh lợi nhuận. Thêm vào
đó, cơ chế quản trị công ty (quy mô hội đồng quản trị) vẫn là yếu tố quan trọng
giúp thông tin tài chính trung thực, hợp lý và minh bạch hơn. Tuy nhiên, khi vận
dụng lý thuyết đại diện vào những thị trường chứng khoán mới nổi cụ thể là thị
trường chứng khoán Việt Nam, cũng cần quan tâm và lưu ý đến đặc điểm hệ
thống những quy định pháp luật chuyên ngành điều chỉnh từng lĩnh vực của
quốc gia đó. Cụ thể ở đây là những quy định của nhà nước về kiểm toán độc lập,
những quy định của pháp luật về quản trị công ty.
Thứ tư, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, lý thuyết tín hiệu vẫn tồn tại và
có thể được sử dụng để giải thích đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo đó, nhà quản trị có thể sử dụng tính thanh khoản của tài sản như là một chỉ
tiêu tài chính để truyền tín hiệu đến thị trường. Do đó, một khi công ty có vấn đề
về tính thanh khoản (tính thanh khoản thấp) thì nhà quản trị sẽ thực hiện điều
chỉnh tăng lợi nhuận. Hơn nữa, lý thuyết tín hiệu và lý thuyết bất đối xứng thông
tin vẫn có thể dùng để giải thích cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bên cạnh những điểm mới và đóng góp về mặt học thuật, luận án cũng
có ý nghĩa thực tiễn nhất định


15
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại hành động điều chỉnh tăng
lợi nhuận trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu ở các công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là tài liệu tham khảo có giá trị để các

bên liên quan (nhà đầu tư, cổ đông, chủ nợ, nhà cung cấp…) đưa ra các quyết
định đầu tư với mức độ thận trọng và chấp nhận rủi ro khi số liệu về lợi nhuận
được cung cấp trong báo cáo tài chính chưa trung thực. Mặt khác, kết quả
nghiên cứu cũng cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước để nhìn
nhận, đánh giá thực trạng về chất lượng của chỉ tiêu lợi nhuận của các công ty.
Từ đó, đưa ra các chính sách quản lý vĩ mô thích hợp nhằm tăng cường chất
lượng chỉ tiêu lợi nhuận của các công ty đại chúng nói chung và các công ty
niêm yết nói riêng.
Thứ hai, nghiên cứu này đã xây dựng và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng
đến hành động quản trị lợi nhuận như: quy mô doanh nghiệp (log tài sản); đòn
bẩy tài chính (Nợ phải trả/tài sản); khả năng sinh lời (ROA); khả năng thanh
khoản (tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn); quy mô hội đồng quản trị. Kết quả nghiên
cứu của đề tài là cơ sở cho các nhà nghiên cứu tham khảo khi thực hiện nghiên
cứu chủ đề tương tự. Đồng thời, là tài liệu tham khảo cung cấp thông tin cho
kiểm toán viên phải giữ thái độ hoài nghi khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết.
5. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được tổ chức thành 5 chương với
nội dung chính như sau.
Chương 1 bàn về tổng quan nghiên cứu về quản trị lợi nhuận. Cụ thể,
chương này trình bày và phân tích tổng quan các công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước liên quan đến đề tài nhằm xác định những nội dung nghiên cứu mà
đề tài sẽ kế thừa và phát triển. Từ đó, tìm ra khoảng trống nghiên cứu.
Chương 2 tổng hợp và phân tích cơ sở lý thuyết về quản trị lợi nhuận.
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan tài liệu, chương này trình bày các lý thuyết
nghiên cứu có liên quan đến chủ đề quản trị lợi nhuận, động cơ quản trị lợi


Luận án đầy đủ ở file: Luận án full












×