Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

KHÓA LUẬN THIẾT kế NHÀ máy xử lý nước cấp HUYỆN CHƯ PRONG TỈNH GIA LAI CÔNG SUẤT 5000 m3 NGÀY đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.93 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


KHÓA LUẬN: THIẾT KẾ VÀ VẬN HÀNH NHÀ MÁY XỬ LÝ
NƯỚC CẤP HUYỆN CHƯ PRÔNG TỈNH GIA LAI CÔNG
SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
GVHD : Huỳnh Tấn Nhựt
SVTH : Trần Nam Tiến
Lớp

: DH14QMGL

MSSV : 14149441


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1

Đặt vấn đề

Nước là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng
như trong quá trình sản xuất công-nông-lâm nghiệp. Trong sinh hoạt nước cung cấp dùng
cho nhu cầu ăn uống, vệ sinh và các hoạt động giải trí, các hoạt động công cộng khác…;
trong công nghiệp sản xuất, nước được sử dụng cho quá trình làm sạch, chế biến thực
phẩm… Hầu hết mọi ngành công nghiệp đều sử dụng nước như một nguồn nguyên liệu
không thể thiếu trong sản xuất.
Huyện Chư Prong là Huyện miền núi của Gia Lai đang phát triển về kinh tế, nhất


là kinh tế nông – lâm nghiệp. Huyện đang thu hút các nhà đầu tư tham gia sản xuất kinh
doanh trong địa bàn Huyện. Tuy nhiên, do nguồn nước cung cấp cho ăn uống sinh hoạt và
sản xuất không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Bộ Y Tế nên chưa thu hút các doanh
nghiệp tham gia, do vậy nền kinh tế của huyện Chư Prông chưa thể so sánh với các huyện
trung tâm của các vùng lân cận.
Do nhu cầu trên, tôi chọn Khóa luận xử lý nước cấp với tên đề tài: “ Thiết kế và
vận hành nhà máy xử lý nước cấp Huyện Chư Prong tỉnh Gia Lai công suất
5000m3/ngày đêm”.
1.2

Tính cấp thiết của đề tài.

Chư Prông là huyện miền núi, biên giới phía Tây Nam của tỉnh Gia Lai, trung tâm
huyện cách thành phố Pleiku khoảng 36km về phía Tây Nam. Ranh giới phía Bắc giáp
thành phố Pleiku, huyện Ia Grai và huyện Đức Cơ, phía Đông giáp huyện Chư Sê và
huyện Chư Pưh, phía Nam giáp huyện Ea Súp tỉnh Đăk Lăk, phía Tây giápVương quốc
Campuchia. Huyện có 02 xã biên giới (Ia Púch, Ia Mơr) có chiều dài 42km đường giáp
biên với Vương quốc Campuchia, có 03 đồn biên phòng (Ia HLốp, Ia Mơr, Ia Púch). Tổng
diện tích tự nhiên: 169.551,56 ha (1.695,52 km²), chiếm 10,92% diện tích toàn tỉnh, trong
đó diện tích rừng là 91.675,15 ha, chiếm 54% tổng diện tích của toàn huyện được phân bố
10 xã. Có 02 ban quản lý rừng phòng hộ Ia Mur, Ia Púch, 13 doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp, trong đó: có 01doanh nghiệp trồng, sản xuất kinh
doanh chè; 02 doanh nghiệp trồng, sản xuất kinh doanh cà phê; 10 doanh nghiệp thực
hiện dự án chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su. Những năm qua, kinh tế của huyện
có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, cơ
sở hạ tầng phát triển như giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện, đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân được từng bước nâng cao.
Huyện có 19 xã, 01 thị trấn, 180 thôn, làng, tổ dân phố, trong đó có 96 thôn, làng
đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, Tổng dân số toàn huyện có 27.334 hộ với 119.960 khẩu
(2016). Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện có 49.769 người chiếm 47% dân số

toàn huyện gồm có 21 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số tại chỗ là 33.329 người chiếm


33%, các dân tộc thiểu số khác có 16.440 người chiếm 14% (Bana, Tày, Thái, Nùng,
Mường, Dao, Mông...). Đồng bào DTTS tại chỗ trên địa bàn huyện cư trú ở 20 xã, thị
trấn.
Huyện Chư Prong là Huyện miền núi của tỉnh Gia Lai phát triển về kinh tế, nhất là
kinh tế nông - lâm nghiệp. Trong giai đoạn 2010 - 2015, kinh tế của huyện tiếp tục duy trì
được tốc độ tăng trưởng khá, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 5 năm đạt 7,47%/năm,
trong đó ngành nông, lâm thủy sản tăng hàng năm 5,29%; công nghiệp - xây dựng tăng
11,63% và ngành dịch vụ tăng 12,79%. Thu nhập bình quân 28,2 triệu đồng/người/năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh
trên địa bàn; trong đó nông, lâm, thủy sản chiếm 63,8%; công nghiệp, xây dựng chiếm
16,4%; dịch vụ chiếm 19,8%. Đến cuối năm 2015, tổng giá trị sản xuất đạt 4.336,15 tỷ
đồng, tăng 2.481,7 tỷ đồng so với cuối năm 2010. Huyện đang thu hút các nhà đầu tư
tham gia sản xuất kinh doanh trong địa bàn Huyện. Tuy nhiên, do nguồn nước cung cấp
cho ăn uống sinh hoạt và sản xuất không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Bộ Y Tế nên
chưa thu hút các doanh nghiệp tham gia, do vậy nền kinh tế của huyện Chư Prông chưa
thể so sánh với các huyện trung tâm của các vùng lân cận.
Nguồn nước sinh hoạt hiện nay của thị trấn Chư Prông, Huyện Chư Prông đang sử
dụng được khai thác rất thủ công, chất lượng nước không đạt yêu cầu, vì công nghệ xử lý
lạc hậu. Mặt khác, do nguồn nước thô không được xử lý đạt chất lượng nước dùng cho
sinh hoạt nên người dân thường bị các bệnh về đường ruột, phụ khoa, đau mắt,…
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, đời sống và ý thức của người dân ngày càng
nâng cao, do đó nhu cầu về sử dụng nước sạch cho sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ để phát
triển kinh tế là cực kỳ quan trọng. Vì vậy, việc xây dựng nhà máy xử lý nước cấp phục vụ
người dân là rất cần thiết nhằm nâng cao sản lượng nguồn cung cấp nước, dịch vụ cấp
nước, từng bước hạ giá thành sản phẩm nước, nâng mức sử dụng nước sạch trên một đầu
người, đảm bảo sức khỏe cộng đồng, đồng thời thúc đẩy sản xuất, dịch vụ, phát triển kinh
tế địa phương.

1.3
Mục tiêu của đề tài
Cung cấp nước sạch sinh hoạt cho cộng đồng dân cư cho hơn 10.000 dân của
huyện được cấp nước sạch liên tục (24/24 giờ). Dự kiến gồm các khu vực như sau:
Vùng Cấp Nước dự kiến :
1. Trung tâm Thị trấn Chư Prông: tỷ lệ cấp nước được 70%.
2. Xã Ia Drăng: tỷ lệ cấp nước dự kiến 60%.
3. Xã Bàu Cạn: tỷ lệ cấp nước dự kiến 50%.
4. Xã Phìn: Tỷ lệ cấp nước 50%.
5. Xã Ia Mơ: Tỷ lệ cấp nước 50%.
6. Xã Ia Me: Tỷ lệ cấp nước 50%.
7. Xã Ia Boòng: Tỷ lệ cấp nước 50%.
8. Xã Ia Kly: Tỷ lệ cấp nước 50%.


9. Và các xã lân cận khác thuộc huyện Chư Prông.
Tạo cho người dân có ý thức sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, góp phần cải thiện
điều kiện sống của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở huyện và của Tỉnh Gia
Lai nói chung.
Tạo mô hình mới về quản lý sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, phù hợp với
điều kiện thực tế, qua đó nhân rộng mô hình trên địa bàn Tỉnh.

Chương 2: TỔNG QUAN
2.1

Địa điểm thực hiện.
Nhà máy cung cấp nước sạch tại thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông có vị trí địa
lý như sau:
- Phía Bắc giáp với: xã Ia Phìn.
- Phía Nam giáp với: xã Ia Me, Ia Boòng.

- Phía Đông giáp với: xã Ia Kly.
- Phía Tây giáp với: xã Ia Drang, Ia Boòng.
Vị trí xây dựng nhà máy nước đặt tại phía Nam hồ thủy lợi Chư Prông với
diện tích 1ha gồm các công trình
- Cụm xử lý gồm: Bể hòa trộn, Bể lắng, bể phản ứng, bể lọc
- Bể chứa nước sạch.
- Nhà điều hành
- Nhà hóa chất
- Sân phơi bùn
- Bể thu hồi nước rửa lọc
- Phòng bảo vệ
- Nhà xe
- Trạm bơm nước sạch ra mạng.
2.2
Điều kiên tự nhiên của khu vực thực hiện.
2.2.1 Đặc điểm địa hình
Dự vào tờ bản đồ địa chất tờ An Khê (D-49-XI) tỉ lệ 1:200000 do Cục địa chất và
khoáng sản Việt Nam lập năm 1997. Cùng các kết quả khảo sát địa chất thì cấu tạo địa
chất của khu vực dự án có thể tóm tắt như sau:
Đá gốc trong khu vực công trình là đá Bazal Olivil thuộc đá phun trào thống
Neogen - Đệ tứ, hệ tầng Túc Trưng với đầy đủ các đới phong hóa từ phong hóa hoàn toàn
- phong hóa nhẹ - tươi.
Bên chủ yếu là các trầm tích và tầng phủ pha tàn tích củ đá gốc. Chiều dày của
tầng thường từ 8 - 20 m. Tại vùng tuyến đập đã khảo sát phổ biến từ 10 - 20 m. Đó là các
lớp á sét, á sét chứa dăm san, a sét lẫn sạn sỏi, sỏi cát lẫn bụi sét,...
Trong khu vực nghiện cứu hiện tượng địa chất vật lý chủ yếu là quá trình sạt lở đất
từ trên sườn đồi dốc tạo ra các vách đất dựng đứng với chiều dày từ 5-7 m có chổ tới 10m.


Khu vực hồ thủy lợi huyện Chư Prông có địa tầng và tính chất cơ lý các lớp đất từ

trên xuống như sau:
− Lớp đất trồng trọt: Đất á sét trung - nặng màu nâu gụ, nâu vàng, đất lẫn nhiều
cây cở, trạng thái dẻo mềm, kết cấu kém chặt. Đây là lớp phủ trên mặt đất phân
bố trên toàn bộ vùng đập dâng với chiều dày từ 0.3 - 0.6 m.
− Lớp đất đắp đập và bờ kênh: đất sét màu nâu, nâu sẫm, trạng thái cứng - nửa
cứng. Đất kết cấu chặt, chiều dày lớp thay đổi từ 1 - 2 m.
Khu vực thị trấn Chư Prong qua tài liệu thăm dò địa chất cho thấy thị trấn Chư
Prong nằm trong vùng đất có địa chất công trình tương đối ổn định, cấu tạo như sau:
− Từ 0 - 8 m lớp Bazan phong hóa màu nâu đỏ, có nơi đến 25 m.
− Từ 9 - 12 m là tầng Bazan đặc xít xen kẽ lỗ rỗng.
2.2.2 Khí hậu
Căn cứ theo tài liệu quân trắc tích lũy nhiều năm của trạm khí tượng thủy
văn PleiKu: đặc trưng trung bình tháng các yếu tố khí hậu.
Nhiệt
độ
Độ ẩm
Thá không khí
tương
o
n (T C)
(%)
g

Bốc
Số giờ nắng Mưa
khu
Piche
đối
(giờ)
tưới (mm)

(mm)

hơi
Tốc
độ
gió (m/s)

1

18,5

77

247

0,0

122

2,9

2

20,3

73

244

0,6


134

2,9

3

22,6

71

626

15,6

159

2,7

4

24,0

74

222

68,4

136


2,2

5

23,7

83

195

162,2

86

2,0

6

22,6

90

139

267,7

50

2,8


7

22,4

92

126

242,6

41

2,9

8

22,1

93

115

379,6

35

3,3

9


22,2

91

124

287,1

39

1,9

10

21,7

86

169

189,9

59

2,0


11


20,3

82

183

54,8

84

3,1


12

18,9

78

219


m

21,7

82

2244


Ma
x

36,0

6,9
1675,4

107

3,2

1052

2,6

Mi
5,7
n
Nhiệt độ:
- Nhiệt độ bình quân năm
: 21,7oC
- Nhiệt độ cao nhất trong năm
: 36oC ( tháng 4)
- Nhiệt độ thấp nhất trong năm
: 5,7oC ( tháng 12)
- Tổng nhiệt bình quân năm
: > 8.000oC
Lượng mưa: Đối với huyện Chư Prong chế độ mưa được xác định là yếu tố khí
hậu quan trong nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống nhân

dân trong Huyện. Số liệu thống kê như sau:
- Lượng mưa bình quân năm (tại Plei - Ku)
: 2270.0mm
- Lượng mưa bình quân năm (tại Pơmơrơ)
: 1886.0mm
- Lượng mưa bình quân năm (tại A Yun Hạ)
: 1675.0mm
- Lượng mưa bình quân năm cho Chư Sê
: 1675.0mm
Theo số liệu thống kê các khu vực lân cận của huyện như trên có thể thấy lượng
mưa bình quân năm của huyện Chư Prông tương đối thấp.
Gió: Đặc trưng của chế độ gió được biểu thị qua hướng và tốc độ gió. Huyện Chư
Prông có 2 hướng gió chính:
- Gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào mùa mưa với tần xuất hiện 70%, thường
xuất hiện vào các tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau.
- Gió mùa Tây Nam xuất hiện vào màu khô với tần suất xuất hiện 30 - 50%,
thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 10.
2.3
Đánh giá sơ bộ về kết quả phân tích nguồn nước thô tại nơi thực hiện khóa
luận
Kết quả phân tích nước thô tạo hồ Chư Prong ngày 16/06/2017
Tiêu chuẩn phân tích nước: QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về chất lượng nước mặt




2.4

Dựa vào kết quả phân tích tôi có kết luận sau:

Thời gian lấy mẫu nước là đầu mùa mưa, vì thế kết quả mẫu nước này rất
thuận lợi cho việc xây dựng công nghệ xử lý nước cấp sinh hoạt cho Huyện.
Nguồn nước tương đối sạch, không bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu và các vấn đề ô
nhiễm khác.
Quy trình xử lý nước
Căn cứ kết quả phân tích mẫu nước thô tại hồ Chư Prông:


Nước thô được bơm vào bể khuấy trộn tạo bông, đồng thời hóa chất phèn + vôi
được châm vào và khuấy trộn đều với nước, hỗn hợp nước + hóa chất hình thành bông
cặn và chảy vào bể lắng ngang.
Tại bể lắng ngang, dưới tác dụng của trọng lực, các bông cặn lắng xuống đáy bể và
được xả bỏ định kỳ, phần nước trong tự chảy vào bể lọc.
Nước được chảy vào bể lọc. Bể lọc có tác dụng loại bỏ hoàn toàn hàm lượng cặn
còn sót lại có trong nước cùng với các độc tố. Nước sau lọc được châm hóa chất khử
trùng và chảy vào bể chứa nước sạch.
Trạm bơm nước
thô

Bể khuấy trộn

Bồn lọc áp
lực

Bể lắng ngang

Bể chứa nước
sạch



2.5
Sản phẩm nước sạch.
Chất lượng nước đáp ứng tiêu chuẩn nước sạch theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT ban hành kèm theo Thông tư
05/2009/TT-BYT ngày 17/06/2009. Phải đảm bảo theo nội dung dưới đây

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội
Giải quyết được tình trạng cấp nước hiện nay của huyện, đáp ứng được định hướng


phát triển hạ tầng để từng bước nâng bậc đô thị của Huyện.
Đảm bảo nguồn nước sạch ổn định, cải thiện sức khỏe và đời sống của người dân.
Người dân nghèo trước đây phải chịu cảnh thiếu nước sạch và các dịch vụ vệ sinh
môi trường do không có nguồn nước an toàn để sinh hoạt nay có thể hưởng lợi.
Giải quyết được nguồn lao động và trình độ lao động của huyện.
3.2 Ảnh hưởng của đề tài tới môi trường, an ninh, xã hội.
Góp phần cải thiện môi trường, giúp môi trường trong sạch hơn.
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cộng đồng,
Người dân có cơ hội tiếp cận với nguồn nước máy có thể uống ngay được, chất
lượng ổn định và được cấp suốt 24h mỗi ngày khoảng 80-95% số dân huyện. Số người sử
dụng nước sạch sẽ tăng lên, thời gian cấp nước liên tục cũng sẽ giúp giảm số ca mắc bệnh
liên quan đến nguồn nước như tiêu chảy, dịch tả, sốt huyết, giun sán và các bệnh ngoài da
và bệnh đau mắt, cải thiện sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ dịch bệnh liên quan đến môi trường
sẽ giảm 20%, trong đó tỷ lệ hưởng thụ là phụ nữ 80% bởi họ thường xuyên có vai trò
chăm sóc trẻ em đau ốm. Tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh trung bình 300.000
đồng/hộ/năm trong đó có tỷ lệ hưởng thụ là phụ nữ cao hơn khoảng 65% bởi phụ nữ có
sức khỏe yếu hơn.
Chư Prông là huyện có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng, là địa
bàn giao lưu phát triển kinh tế của Tây Nguyên, Duyên Hải Miền trung và nước

Campuchia , nên vấn đề khai thác và sử dụng nguồn nước đang là vấn đề quan tâm hàng
đầu của huyện. Khi dự án đi vào hoạt động, dự án sẽ góp phần trong việc xây dựng huyện
trở thành huyện vững mạnh về an ninh, quốc phòng, kinh tế xã hội của địa phương và của
tỉnh.

Chương 4: KẾT LUẬN
Với sự xuất hiện của nhà máy xử lý nước Cấp trên địa bàn Huyện Chư Prong sẽ
đảm bảo được nguồn nước cung cấp cho người dân trên địa bàn Huyện và thúc đẩy phát
triển các dịch vụ, các ngành nghề Công – Nông – Lâm nghiệp phát triển theo chiều hướng
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sẽ góp phần tăng ngân sách Huyện nhờ việc thu Thuế hằng năm.
Tạo nếp sống văn minh, giảm thiểu bệnh tật có liên quan đến đường ruột, da liễu
và cãi thiện sức khỏe người dân trong việc an toàn thực phẩm, an toàn nguồn nước.
Bảo vệ nguồn nước ngầm đang rất báo động hiện nay.



×