Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – SẢN LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT VIỆT HÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.4 KB, 57 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến

PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ –
SẢN LƯỢNG – LỢI NHUẬN (CVP).
I. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ.
1. Khái niệm kế toán quản trị.
Kế toán quản trị là bộ phận kế toán cung cấp thông tin cho những nhà quản lý
tại doanh nghiệp thông qua các báo cáo kế toán nội bộ.
....Theo Khoản 3, điều 4, Luật Kế toán: Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý,
phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết
định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
2. Bản chất kế toán quản trị.
....Kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về hoạt đọng nội bộ của doanh
nghiệp, như: Chi phí của từng bộ phận, từng công việc, sản phẩm; Phân tích, đánh
giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận; quản lý tài
sản, vật tư, tiền vốn, công nợ; Phân tich mối quan hệ giữa chi phí với khối lương và
lợi nhuận; Lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định đầu tư nhắn hạn và dài
hạn; Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh;… nhằm phục vụ việc điều hành,
kiểm tra và ra quyết định kinh tế.
Kế toán quản trị không chỉ thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về các nghiệp
vụ kinh tế đã thực sự đã hoàn thành, đã ghi chép hệ thống hóa trong các sổ sách mà
còn xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định. Để có được những
thông tin này kế toán quản trị phải sử dụng các phương pháp khoa học để phân tích,
xử lý chúng một cách cụ thể, phù hợp với nhu cầu thông tin của nhà quản trị.
Kế toán quản trị chỉ cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế tài chính trong phạm vi
nội bộ doanh nghiệp. Những thông tin đó chỉ có ý nghĩa với những bộ phận, những
người điều hành, quản lý doanh nghiệp và không có ý nghĩa đối với đối tượng bên
ngoài.
Kế toán quản trị đặt trọng tâm cho tương lai nhiều hơn. Vì một phần lớn trong


toàn bộ nhiệm vụ của nhà quản lý có liên quan đến đến kỳ kế hoạch, các dự đoán để
đạt được mục tiêu trong tương lai.
Kế toán quản trị là công việc của từng doanh nghiệp. Nhà nước chỉ hướng dẫn
các nguyên tắc, cách thức tổ chức và các nội dung, phương pháp kế toán quản trị
chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện.
Như vậy, Kế toán quản trị về bản chất là một bộ phận không thể tách rời của
hệ thống kế toán và có vị trí ngày càng quan trọng trong việc tổ chức hệ thống
thông tin kinh tế trong doanh nghiệp.
SVTH: Lê Thị Lệ

Trang 1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến

3. Mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.
. . .Về bản chất kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của
hệ thông kế toán. Kế toán tài chính hay kế toán quản trị đều làm nhiệm vụ tổ chức
hệ thống thông tin kinh tế, tài hcinhs trong doanh nghiệp. Kế toán tài chính và kế
toán quản trị đều cùng liên hệ với hệ thống thông tin kế toán. Kế toán tài chính cung
cấp thông tin tổng quát, kế toán quản trị sử dụng rộng rãi các số liệu ghi chếp hàng
ngày của kế toán tài chính nhằm cụ thể hóa các số liệu, phân tích một cách chi tiết
để phục vụ nhu cầu quản lý cụ thể. Kế toán tài chính liên quan đến trách nhiệm
quản lý chung, toàn doanh nghiệp còn kế toán quản trị liên quan đến trách nhiệm
quản lý ở từng bộ phận, từng hoạt động, từng loại chi phí, thu nhập và kết quả cụ
thể….Song chúng có sự bổ sung, hỗ trợ nhau cùng phục vụ mục đích quản lý và
phát triển doanh nghiệp.
II. KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ – SẢN LƯỢNG – LỢI NHUẬN TRONG

DOANH NGHIỆP.
1. Chi phí và phân loại chi phí.
1.1 Khái niệm chi phí.
...Theo kế toán tài chính: Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí
về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp
phải chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Bản chất của chi phí là phải mất đi
để đổi lấy một sự thu về, có thể thu về dưới dạng vật chất, có thể định lượng được
như số lượng sản phẩm, tiền,… hoặc dưới dạng tinh thần, kiến thức, dịch vụ được
phục vụ.
Theo kế toán quản trị, khái niệm chi phí được sử dụng theo nhiều hướng, vì chi
phí được nhà quản trị sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Do vậy trong kế toán
quản trị, chi phí được phân loại theo nhiều cách, tùy theo mục đích sử dụng của nhà
quản trị trong từng quyết định.
1.2 Phân loại chi phí.
1.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động.
a/ Chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất là toàn bộ các chi phí liên quan đến việc sản xuất sản phẩm
hoặc cung ứng dịch vụ trong một kì nhất định. Chi phí sản xuất gồm ba yếu tố cơ
bản:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí sản xuất chung.
SVTH: Lê Thị Lệ

Trang 2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến


Như vậy, chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để chến tạo sản
phẩm hoặc dịch vụ, những loại chi phí khác không gắn liền với việc sản xuất sản
phẩm hay dịch vụ thì không được xếp vào chi phí sản xuất.
● Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại nguyên vật liệu mà
cấu tạo thành thực thể của sản phẩm, có giá trị và có thể xác định được một cách
tách biệt, rõ ràng, và cụ thể cho từng sản phẩm như số mét vải cần để may một cái
áo, tấm thép để làm tủ,…..
● Chi phí nhân công trực tiếp.
Là chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của người công nhân trực
tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm.
● Chi phí sản xuất chung.
Là các chi phí phục vụ và quản lý phát sinh ở phân xưởng sản xuất mà không
phải là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí sản xuất chung thường là: chi phí vật liệu phục vụ tại phân xưởng,
chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong hoạt động sản
xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài, phục vụ sản xuất như điện , nước, sữa chữa, bảo
hiểm, tài sản tại phân xưởng sản xuất…
b/ Chi phí sản xuất ngoài.
Đây là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm
hoặc quá trình quản lý chung toàn doanh nghiệp. Gồm:
● Chi phí bán hàng.
Là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ
trong kỳ, hay còn gọi là chi phí lưu thông.
Chi phí này thường bao gồm: chi phí tiền lương và các khoản trích theo
lương của toàn bộ lao động trực tiếp hay quản lý trong hoạt động bán hàng, vận
chuyển hàng hoá tiêu thụ; chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu dùng trong hoạt
động tiêu thụ hàng hoá, bao bì sử dụng luân chuyển, chi phí khấu hao thiết bị và tài
sản cố định dùng trong việc bán hàng như thiết bị đông lạnh, phương tiện vận

chuyển, cửa hàng, nhà kho, chi phí thuê ngoài liên quan đến việc bán hàng như
quảng cáo, hội chợ, bảo hành, khuyến mãi…
● Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí quản lý là những khoản chi phí liên quan với việc tổ chức hành chính
và các hoạt động văn phòng làm việc của doanh nghiệp. Các khoản chi phí này
không thể xếp vào chi phí sản xuất hay chi phí bán hàng. Chi phí quản lý thường
SVTH: Lê Thị Lệ

Trang 3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến

gồm những khoản chi phí như lương và trích theo lương nhân viên văn phòng, chi
phí khấu hao văn phòng và thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm,………
1.2.2 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với báo cáo tài chính.
a/ Chi phí sản phí sản phẩm.
Chi phí sản phẩm là toàn bộ những chi phí liên quan đến việc sản xuất hoặc
mua các sản phẩm. Đối với sản phẩm sản xuất công nghiệp thì các chi phí này bao
gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất
chung. Các chi phí sản phẩm được gắn liền với sản phẩm và chúng được kết chuyển
sang kỳ sau khi sản đang còn tồn kho chờ bán và khi sản phẩm đã được tiêu thụ thì
chúng được xem là phí tổ thời kỳ và được trừ vào kết quả kinh doanh trong kỳ.
b/ Chi phí thời kỳ.
Chi phí thời kỳ là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính hết
thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Như
vậy, chi phí thời kì không phải là một phần của giá trị sản phẩm sản xuất hoặc hàng
hoá mua vào mà chúng là những dòng chi phí được khấu trừ vào kỳ tính lợi nhuận.

Chi phí thời kì bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.2.3 Phân loại theo cách ứng xử của chi phí.
Cách phân loại này chỉ ra chi phí gắn liền với mức độ hoạt động ( số sản
phẩm sản xuất ra, số máy sử dụng,…. ) như thế nào. Việc xem xét chi phí sẽ thay
đổi như thế nào khi mức độ hoạt động thay đổi gọi là sự ứng xử của chi phí.
a/ Chi phí biến đổi (Biến phí).
Biến phí là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm theo sự tăng giảm
về mức độ hoạt động. Tổng số của biến phí sẽ tăng khi mức độ hoạt đông tăng và
ngược lại. Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì biến phí lại
không đổi trong phạm vi phù hợp.
Tổng biến phí

Biến phí đơn vị
Y = aX
Y=a

Mức độ hoạt động
Đồ thị tổng biến phí
SVTH: Lê Thị Lệ

Mức độ hoạt động

Đồ thị biến phí đơn vị
Đồ thị 1.1: Đồ thị biểu diễn biến phí
Trang 4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến


Trong đó: Y: Tổng biến phí
X: Mức độ hoạt động
a : Biến phí đơn vị mức độ hoạt động
Ta có phương trình biến phí là : Y = a X
Căn cứ vào mức độ thay đổi của biến phí mà biến phí này được chia làm 3
loại:
● Biến phí thực thụ.
Là loại biến phí mà sự biến đổi của chúng tỉ lệ thuận với mức hoạt động. Ví
dụ như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp thay đổi tỉ lệ
thuận với số lượng sản phẩm sản xuất; chi phí hoa hồng bán hàng thay đổi tỉ lệ
thuận với số lượng sản phẩm tiêu thụ… Chi phí này được minh hoạ bằng đồ thị:
Tổng biến phí thực thụ

Tổng biến phí thực thụ
Y = aX

Y=a1X
Y=a2X
Y=a3X

Mức độ hoạt động
Mức độ hoạt động
ng
Đồ thị biến phí thực thụ dạng so sánh
Đồ thị biến phí thực thụ
Đồ thi 1.2: Đồ thị biểu diễn biến phí thực thụ
● Chi phí biến đổi cấp bậc.
Là chi phí thay đổi với một mức cố định chứ không phải là thay đổi tỉ lệ khi
mức độ hoạt động thay đổi, có nghĩa là sự thay đổi của chúng chỉ xáy ra khi mức độ

hoạt động đạt đến một giới hạn nhất định. Ví dụ như: chi phí điện năng, chi phí tiền
lương trả cho thợ sữa chữa bảo trì…
Tổng biến phí cấp bậc
Y = a i Xi
Y4
Y3
Y2
Y1
X1

SVTH: Lê Thị Lệ

X2

X3

Mức độ hoạt động

Trang 5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến

Đồ thị 1.3: Đồ thị biểu diễn biến phí cấp bậc.
b/ Chi phí cố định ( định phí ).
Định phí là chi phí mà về mặt tổng số được coi là không thay đổi khi mức độ
hoạt động của doang nghiệp tahy đổi. Tuy vậy, định phí tính trên một đơn vị sản
phẩm thì biến đổi tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động.

Tổng định phí

y=b

Định phí đơn vị

y=b/x

Mức độ hoạt động
Mức độ hoạt động
Đồ thị tổng định phí hoạt động
Đồ thị định phí đơn vị hoạt động
Đồ thị 1.4: Đồ thị biểu diễn định phí
Căn cứ vào mức độ cần thiết của định phí thì định phí được chia làm hai loại
là định phí bắt buộc và định phí tùy ý.
● Định phí bắt buộc.
Là những chi phí không thể không có cho dù mức độ hoạt động của doanh
nghiệp xuống rất thấp, thậm chí không hoạt động. Ví dụ như: Chi phí khấu hao tài
sản cố định, lương bảo hiểm của nhà quản trị cấp cao…
Định phí bắt buộc thường có bản chất lâu dài và rất khó thay đổi. Do vậy, khi
ra những quyết định liên quan đến định phí bắt buộc nhà quản lý phải cân nhắc kỹ.
Về mặt toán học, định phí bắt buộc thể hiện bằng đường thẳng Y = b với b
là hằng số.
Tổng định phí bắt buộc

Y=b
Mức độ hoạt động
Đồ thị 1.5: Đồ thị biểu diễn định phí bắt buộc
● Định phí tuỳ ý.
SVTH: Lê Thị Lệ


Trang 6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến

Là những chi phí có thể dễ dàng thay đổi tùy vào điều kiện thực tế của mức
độ hoạt động. Nhà quản lý có thể ra các quyết định chi phí tùy ý hàng năm. Ví dụ
như: chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu, chi phí đào tạo công nhân viên…
Định phí này có đặc điểm là liên quan đến kế hoạch ngắn hạn và không ảnh
hưởng đến dòng chi phí của doanh nghiệp hàng năm, trong những trường hợp cần
thiết người ta có thể cắt giảm chúng đi.
Tổng định phí
tuỳ ý

Y =bi

Mức độ hoạt động
Đồ thị 1.6: Đồ thị biểu diễn định phí tuỳ ý
c/ Chi phí hỗn hợp.
Chi phí hỗn hợp là chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu tố định phí lẫn
yếu tố biến phí, ở mức hoạt động căn bản chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của
định phí, quá mức hoạt động đó thì nó lại thể hiện các đặc điểm của biến phí.
Ví dụ như: chi phí điện thoại, điện sử dụng…
Ta có thể biểu diễn chi phí hỗn hợp bằng phương trình: y = a x + b
Tổng chi phí
Yếu tố biến phí


y = ax+b

Yếu tố định phí
Mức độ hoạt động

Đồ thị 1.7: Đồ thị biểu diễn chi phí hỗn hợp
Để phục vụ cho mục đích lập dự toán, kiểm soát hoạt động kinh doanh và
chủ động trong quản lý chi phí cần phải phân tích chi phí hỗn hợp, nhằm lượng hóa,
tách riêng biến phí, định phí trong chi phí hỗn hợp su đó đưa về dạng công thức để
thuận tiện cho việc sử dụng chúng trong việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định
của nhà quản trị. Có ba phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp.
□ Phương pháp 1: Phương pháp cực đại, cực tiểu.
Theo phương pháp này, nhười phân tích phải quan sát ở mức độ hoạt động
cao nhất và thấp nhất của doanh nghiệp trong phạm vi phù hợp. Sau đó lấy phần
SVTH: Lê Thị Lệ

Trang 7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến

chênh lệch của tổng chi phí giữa hai cực chia cho chênh lệch của mức độ hoạt động
giữa hai cực ta sẽ được trị giá của biến phí đơn vị.
Xác định biến phí đơn vị:
Biên phí đơn vị
Chênh lệch của chi phí
=
(a)

Chênh lệch của hoạt động.
Để xác định phần định phí, người phân tích lấy tổng chi phí ở mức độ cao
nhất ( hoặc thấp nhất ) trừ tổng biến phí ở mức độ hoạt động tương ứng và xây
dựng phương trình chi phí hỗn hợp.
□ Phương pháp 2: Phương pháp đồ thị phân tán.
Nội dung phương pháp: Đây là phương pháp mà việc phân tích thông qua
việc sử dụng đồ thị biểu diễn tất cả các số liệu thống kê được để xác định mối
quan hệ giữa chi phí hỗn hợp với mức độ hoạt động tương ứng. Sau đó, quan sát và
kẻ đường thẳng qua tập hợp các điểm vừa biểu diễn trên đồ thị sao cho đường thẳng
đi qua nhiều điểm nhất. Đường thẳng này sẽ cắt trục tung tại một điểm, điểm này
thể hiện định phí trong chi phí hỗn hợp.
Tổng chi phí
Đường hồi qui y = a x + b
y4
y3
y2
y1

x1 x2

x3 x4

Mức độ hoạt động

Đồ thị 1.8:Phương pháp đồ thị phân tán
□ Phương pháp thứ 3: Phương pháp bình phương bé nhất
Phương pháp bình phương bé nhất xác định hàm số chi phí hỗn hợp dựa vào kĩ
thuật thống kê. Từ phương trình cơ bản y = a x + b kết hợp với n phần tử quan sát
người ta đi giải hệ phương trình:
∑xy = a ∑x + b ∑x2

∑y = n a + b ∑x
Trong đó:
y: Chi phí hỗn hợp;
x: Mức hoạt động thay đổi;
a: Biến phí đơn vị;
b: Tổng định phí;
n: Số lần quan sát
Giải hệ phương trình, ta được biến phí đơn vị và tổng định phí.
1.2.4 Các cách nhận diện khác về chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định.
a/ Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được.
SVTH: Lê Thị Lệ

Trang 8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến

- Chi phí kiểm soát được là những dòng chi phí mà nhà quản trị xác định
được chính xác sự phát sinh của nó; đồng thời nhà quản trị cũng có thẩm quyền
quyết định về sự phát sinh của nó. Ví dụ như: chi phí tiếp khách sẽ là chi phí kiểm
soát được của người quản lý bán hàng nếu anh ta có quyền quyết định tổng số tiền
và cách tiếp các khách hàng.
- Chi phí không kiểm soát được là những dòng chi phí mà nhà quản trị không
thể dự đoán chính xác sự phát sinh của nó. Ví dụ như khấu hao các phương tiện kho
hàng là chi phí không kiểm soát được của người quản lý bán hàng nên anh ta không
thể quyết định phương thức khấu hao các kho hàng. Việc quyết định phương thức
khấu hao các kho hàng phải do nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp.
b/ Chi phí chênh lệch.

Chi phí này còn gọi là chi phí khác biệt, xuất hiện khi so sánh chi phí gắn
liền với các phương án trong quyết định lựa chọn phương án tối ưu. Chi phí này
chính là phần giá trị khác nhau của các loại chi phí của phương án này so với
phương án khác. Có thể là giá trị của những chi phí phát sinh ở phương án này mà
không có ở phương án khác hoặc là phần chênh lệch giá trị của một loại chi phí ở
các phương án khác nhau. Chi phí này phù hợp với việc lựa chọn phương án tối ưu.
c/ Chi phí chìm (chi phí lặn).
Là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu và vẫn sẽ phải chịu cho dù doanh
nghiệp lựa chọn phương án, hành động nào. Đó là chi phí đã phát sinh và tồn tại ở
tất cả các phương án với giá trị như nhau. Chi phí không phù hợp với việc ra quyết
định vì chúng không có tính khác biệt.
d/ Chi phí cơ hội.
Là nguồn thu nhập tiềm tàng bị mất đi thay vì lựa chọn phương án, hành
động này mà không lựa chọn phương án, hành động khác. Phương án hành động
khác ở đây là phương án tối ưu nhất có sẵn so với các phương án được chọn.
2. Sản lượng.
Sản lượng là chỉ tiêu phản ánh mức bán hàng tại doanh nghiệp, là số lượng
sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp.
Sản lượng bao gồm:
- Số lượng sản phẩm tiêu thụ theo kế hoạch, theo thực tế.
- Doanh thu tiêu thụ.
3. Lợi nhuận.
Lợi nhuận là phần giá trị dôi ra sau khi lấy doanh thu bù đắp tất cả các khoản
chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là một chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp, là nguồn quan trọng để doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng
SVTH: Lê Thị Lệ

Trang 9



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến

sản xuất. Lợi nhuận là mục tiêu phấn đấu và là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp
không ngừng cải tiến, đổi mới quy trình công nghệ, sử dụng tốt nguồn nhân lực,
phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp thu được lợi
nhuận tức là sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận, từ đó tạo điều
kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh để đứng vững và phát triển
trong cơ chế thị trường hiện nay.
III. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP.
1. Khái niệm và ý nghĩa phân tích mối quan hệ CVP.
1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ CVP.
.......Phân tích mối quan hệ CVP là xem xét mối quan hệ giữa giá bán, biến phí,
định phí và lợi nhuận, nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp và là cơ
sở để đưa ra các quyết định như lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá bán sản
phẩm, hoạch định chiến lược hàng bán,….Mối quan hệ giữa Chi phí - Sản lượng Lợi nhuận được xác định trong phương trình kinh tế xác định lợi nhuận:
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
1.2 Ý nghĩa của việc phân tích mối quan hệ CVP.
Việc phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận có ý nghĩa rất
quan trọng đối với các nhà quản trị trong việc đưa ra các quyết định nhằm mục đích
tối đa hoá lợi nhuận. Và đó cũng là mục tiêu hàng đầu mà các nhà quản trị quan tâm
trong việc duy trì và phát triển sự hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Việc phân tích
này giúp nhà quản trị trong việc lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm,
xây dựng chiến lược bán hàng, marketing…nhằm khai thác những năng lực, tiềm
lực của doanh nghiệp.
Ứng dụng việc phân tích mối quan hệ Chi phí – Sản lượng – Lợi nhuận có thể
xác định được khối lượng sản phẩm cần tiêu thụ hay doanh số cần đạt được để
tạo ra một mức lợi nhuận mong muốn. Và từ đó nhà quản trị có thể lập được kế
hoạch sản xuất và tiêu thụ để đạt được mục đích lợi nhuận.

Hơn nữa, thông qua việc phân tích nhà quản trị có thể tính toán được sự thay
đổi của biến phí, định phí, giá bán và đưa ra những quyết định hợp lý, đúng đắn để
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong môi trường kinh doanh ngày
càng khóc liệt.
2. Những vấn đề cơ bản của việc phân tích mối quan hệ CVP.
2.1 Số dư đảm phí.
Số dư đảm phí ( SDĐP ) là khoản chênh lệch giữa doanh thu và biến phí. Số
dư đảm phí được dùng để bù đắp định phí, số dư ra sau khi bù đắp định phí chính là
lợi nhuận.
SVTH: Lê Thị Lệ

Trang 10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến

SDĐP = Doanh thu – Biến phí .
SDĐP đơn vị = Đơn giá bán – Biến phí đơn vị.
Gọi:
Q: Sản lượng tiêu thụ
P: Đơn giá bán
VC: Biến phí đơn vị
TFC: Tổng định phí
Ta có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí như sau:
Chỉ tiêu
Tổng số
Đơn vị
Doanh thu

QxP
P
Biến phí
Q x VC
VC
Số dư đảm phí
(P - VC) x Q
P - VC
Tổng định phí
TFC
Lợi nhuận
(P - VC) x Q - TFC
Xét các trường hợp:
- Khi Q = 0 thì: Doanh thu = 0 ; SDĐP không xuất hiện và
Lợi nhuận = - TFC
Vậy doanh nghiệp phát sinh một khoản lỗ bằng định phí.
- Khi Q2 < Q1 thì: Doanh thu = Q2 x P; SDĐP = (P – VC) x Q2;
Và Lợi nhuận = (P –VC) x Q2 – TFC
Khi đó lợi nhuận sẽ thay đổi một khoản là: ∆ LN = (P – VC) x (Q2 – Q1).
- Khi Q3 >Q1 tương tự ta có:
Lợi nhuận thay đổi một lượng là: ∆ LN = (P – VC) x (Q3 – Q1).
Thông qua phân tích trên ta thấy được mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm
tiêu thụ và lợi nhuận. Đó là:
- Nếu số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng ( hoặc giảm ) một lượng thì số dư đảm
phí tăng lên ( hoặc giảm xuống ) một lượng bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng
thêm ( hoặc giảm xuống ) nhân với số dư đảm phí đơn vị.
- Nếu định phí không đổi, thì phần số dư đảm phí tăng lên ( hoặc giảm xuống
) đó chính là lợi nhuận tăng thêm hoặc giảm bớt.
2.2 Tỷ lệ số dư đảm phí.
Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu.

Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm tiêu thụ, cho một loại sản phẩm
hoặc một đơn vị sản phẩm. Tỷ lệ số dư đảm phí được tính theo công thức sau:
Số dư đảm phí
Tỷ lệ SDĐP =

x 100%
Doanh thu
Doanh thu – Tổng biến phí

Tỷ lệ SDĐP =
SVTH: Lê Thị Lệ

x 100%
Doanh thu

Trang 11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến

P x Q – VC x Q
=

x 100%
PxQ
P - VC

Tỷ lệ SDĐP =


x 100%

P
Như vậy, thông qua khái niệm tỷ lệ SDĐP ta thấy được mối quan hệ giữa
doanh thu và lợi nhuận. Đó là: Nếu doanh thu tăng lên 1 đồng thì trong mức tăng đó
có bao nhiêu thuộc về tổng số dư đảm phí.
Do đó, chỉ tiêu tỷ lệ SDĐP dùng để nghiên cứu và xác định lãi thuần thuận
lợi hơn chỉ tiêu tổng số dư đảm phí, nhất là khi doanh nghiệp có nhiều bộ phận kinh
doanh hoặc kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau.
2.3 Kết cấu chi phí.
Kết cấu chi phí là tỷ trọng của từng loại biến phí, định phí chiếm trong tổng
chi phí. Tùy theo từng lĩnh vực, từng chiến lược của doanh nghiệp cũng như điều
kiện, khả năng về vốn, thị trường lao động…mà lựa chọn cho doanh nghiệp một
loại kết cấu chi phí cho thích hợp. Doanh nghiệp có kết cấu chi phí với tỷ lệ biến
phí lớn hơn định phí, lợi nhuận sẽ tương đối ổn định, khi doanh thu thay đổi lợi
nhuận sẽ thay đổi chậm hơn. Ngược lại, doanh nghiệp có kết cấu chi phí với tỷ lệ
định phí lớn hơn tỷ lệ biến phí, khi doanh thu thay đổi thì lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm
và tăng nhanh khi doanh thu của doanh nghiệp tăng lên, đồng thời cũng giảm nhanh
khi doanh thu giảm xuống.
2.4 Đòn bẩy kinh doanh.
Đòn bẩy kinh doanh cho thấy với một tốc độ tăng ( hoặc giảm ) nhỏ của
doanh thu ( do số lượng snar phẩm tiêu thụ tăng hoặc giảm ) sẽ tạo ra một tốc đọ
tăng ( hoặc giảm ) lớn về lợi nhuận. Chỉ tiêu này chỉ rõ cách thức sử dụng, bố trí kết
cấu chi phí thích hợp để thay đổi lợi nhuận từ sự thay đổi sản lượng tiêu thụ, doanh
thu. Nó phản ánh mức độ sử dụng định phí trong doanh nghiệp, đòn bẩy kinh doanh
sẽ lớn ở những doanh nghiệp có tỷ lệ định phí lớn hơn biến phí trong tổng chi phí và
sẽ nhỏ ở những doanh nghiệp có kết cấu chi phí ngược lại.
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh ở một mức chi phí, khối lượng tiêu thụ, và doanh
thu của doanh nghiệp được xác định theo công thức sau:


SVTH: Lê Thị Lệ

Trang 12


Khóa luận tốt nghiệp
Độ lớn đòn bẩy
kinh doanh

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến
Số dư đảm phí
=
Tổng số dư đảm phí – Tổng định phí

Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng của lợi nhuận và tốc độ
tăng của doanh thu:
% tăng lợi nhuận
Độ lớn đòn bẩy
=
kinh doanh
% tăng doanh thu
3. Phân tích điểm hòa vốn.
3.1 Khái niệm và ý nghĩa của điểm hòa vốn.
. Khái niệm: Điểm hòa vốn là một điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi
phí ( gồm cả định phí và biến phí ), hoặc là một điểm mà tại đó tổng số dư đảm phí
đúng bằng tổng định phí. Điểm hòa vốn gồm số lượng sản phẩm hòa vốn và doanh
thu hòa vốn.
Ý nghĩa: Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong mối quan
hệ chi Phí - sản lượng - lợi nhuận. Quá trình phân tích điểm hòa vốn cung cấp cho

nhà quản trị cách nhìn toàn diện về mối quan hệ này trong quá trình điều hành
doanh nghiệp. Giúp nhà quản trị biết được tại mức sản lượng nào thì doanh nghiệp
đủ bù đắp chi phí để từ đó hoạch định một chiến lược sản phẩm đạt lợi nhuận mong
muốn.
3.2 Phương pháp xác định điểm hòa vốn.
3.2.1 Phương pháp đại số.
Ta có phương trình: Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Tại điểm hòa vốn doanh nghiệp không có lãi cũng như không bị lỗ cho nên:
Doanh thu - Chi phí = 0
Gọi:
P: Đơn giá bán
Q0 : Số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm hòa vốn
TFC: Tổng định phí
VC: Biến phí đơn vị sản phẩm tiêu thụ
Ta có phương trình sau:
P x Q0 – (TFC + VC x Q0) = 0
TFC
Suy ra: Sản lượng hòa vốn:
Q0 =
- VC
P

SVTH: Lê Thị Lệ

Trang 13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến


Doanh thu hòa vốn: S0 = Q0 x P
Ngoài ra có thể tính doanh thu hòa vốn theo công thức sau:
Định phí
Doanh thu hòa vốn (S0) =
x Tỷ lệ biến phí trên doanh thu
100%
3.2.2 Xác định điểm hòa vốn bằng số dư đảm phí.
Số dư đảm phí = Doanh thu – Tổng biến phí
Số dư đảm phí đơn vị = Đơn giá bán – Biến phí đơn vị
Số dư đảm phí
Số dư đảm phí đơn vị
Tỷ lệ SDĐP (%) =
=
Doanh thu
Đơn giá bán
Sản lượng hoà
vốn (Q0)

Doanh thu hoà
vốn (S0)

Tổng định phí
=
Số dư đảm phí đơn vị
Tổng định phí
=
Tỷ lệ số dư đảm phí

3.2.3 Xác định điểm hòa vốn bằng đồ thị.

Để xác định điểm hoà vốn bằng đồ thị, cần làm theo các bước sau:
- Vẽ đường biểu diễn định phí :
TFC = b (hằng số)
- Vẽ đường biểu diễn tổng biến phí: TVC = VC.Q
- Vẽ đường tổng chi phí :
TC = TFC + TVC
- Vẽ đường biểu diễn doanh thu:
S = P.Q
Đường biễu diễn doanh thu sẽ giao đường tổng chi phí tại một điểm và điểm đó
chính là điểm hoà vốn.

SVTH: Lê Thị Lệ

Trang 14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến
S

Lãi

TC

TVC

Shv
b


TFC

Lỗ
Qhv

Q

Đồ thị 1.9: Đồ thị CVP
Đồ thị trên gọi là đồ thị CVP vì đồ thị cho thấy khi chi phí, sản lượng thay đổi thì
lợi nhuận thay đổi như thế nào. Tuy nhiên, để xác định lãi lỗ một cách trực diện,
đơn giản hơn, ta nên dùng đồ thị Sản lượng - Lợi nhuận
Lợi nhuận

LN2 >0
S1
0

Shv

Lãi
S2

Doanh thu

Lỗ
LN1 < 0
Đồ thị 1.10: Đồ thị sản lượng – lợi nhuận
3.2.4 Xác định điểm hòa vốn trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại
sản phẩm.
Trong trường hợp này, để xác định điểm hòa vốn ta cần xác định:

Phần đóng góp số dư đảm phí đơn vị cho từng loại hàng kinh doanh.
Xác định kết cấu hàng tiêu thụ.
Xác định tỷ lệ số dư đảm phí bình quân.
Việc xác định kết cấu hàng tiêu thụ có thể sử dụng kết cấu sản phẩm theo số lượng
(điều kiện kết cấu sản phẩm không đổi) hoặc kết cấu theo doanh thu.
- Trường hợp kết cấu theo sản lượng.

SVTH: Lê Thị Lệ

Trang 15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến
TFC

Qhvc =
SDĐP bq

=

SDĐPđvbq

∑ SDĐPđv

spi

x Kết cấu


spi

Qhv spi = Qhvc x Kết cấu spi
- Trường hợp kết cấu theo doanh thu:
TFC

Shv =

Tỷ lệSDĐPbq
Tỷ lệSDĐPbq =∑

Tỷ lệ SDĐPspi x Kết cấu spi

3.3 Công suất hòa vốn và thời gian hòa vốn.
Bên cạnh việc xác định sản lượng và doanh thu hoà vốn, nhà quản trị cần xác
định cả công suất và thời gian hoà vốn để có thể biết được công suất sản xuất cần
huy động và thời gian cần thiết để đạt được điểm hoà vốn.
a/ Công suất hòa vốn.
Công suất hoà vốn là mức năng lực sản xuất cần huy động để đạt điểm hoà
vốn. Tại điểm hoà vốn, với công suất hoà vốn là h%, ta có:
Qhv x 100%
h% =
Qcông suất
TFC x 100%

Hay

h% =
Qmax(P - VC)


Nếu h% càng nhỏ hơn 100% càng thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp
rất dồi dào, hiệu suất đầu tư cố định cao, cho phép doanh nghiệp có thể khai thác
công suất trên mức hoà vốn lớn; do đó, khả năng đem lại lợi nhuận cao. Ngược lại,
nếu h% càng tiến gần đến 100% càng thể hiện tình trạng bất ổn trong trang bị và
đầu tư cố định, thể hiện sự bất cập về qui mô và tình trạng lạc hậu của tài sản cố
định, hiệu suất đầu tư cố định thấp. Nếu h% lớn hơn 100%, công suất thiết kế không
cho phép doanh nghiệp đạt đến điểm hoà vốn. Như vậy, thông qua công suất hoà
vốn có thể đánh giá doanh nghiệp có thể đạt được điểm hoà vốn trong kỳ hay
SVTH: Lê Thị Lệ

Trang 16


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến

không. Có thể tóm tắt mối quan hệ giữa công suất hoà vốn và điểm hoà vốn tại
doanh nghiệp như sau
- Nếu h% > 100%: Doanh nghiệp không đạt được điểm hoà vốn trong
kỳ, nói cách khác là doanh nghiệp bị lỗ vì để đạt được điểm hoà vốn doanh nghiệp
phải huy động công suất lớn hơn công suất hiện có tối đa tại doanh nghiệp.
- Nếu h% < 100%: Trong trường hợp này, doanh nghiệp đạt được
điểm hoà vốn mà không cần huy động tối đa công suất hiện có tại công ty. Nếu h%
càng nhỏ thì khả năng đạt được điểm hoà vốn càng cao và khoảng chênh lệch giữa
công suất tối đa và công suất hoà vốn ( 1- h%) được gọi là khoảng cách an toàn về
công suất.
- Nếu h% = 100%: Để đạt được điểm hoà vốn, doanh nghiệp phải huy
động tối đa năng lực sản xuất tại đơn vị.
b/ Thời gian hòa vốn.

Với công suất được huy động tối đa, thời gian hoà vốn là khoảng thời gian
mà công ty cần có để đạt được điểm hoà vốn.
Gọi n ( tháng) là thời gian để doanh nghiệp đạt điểm hoà vốn ( n< 12 tháng)
Qhv x 12
Vậy:
Qhv
n =
=
Qcông suất bình quân tháng
Qcông suất
c/ Doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn.
Doanh thu an toàn là phần chênh lệch của doanh thu thực hiện được với doanh
thu hoà vốn hoặc phần chênh lệch giữa doanh thu ước tính với doanh thu hoà vốn.
Với khoản doanh thu này khi mà sản lượng hàng hoá tiêu thụ bị cắt giảm, doanh
nghiệp vẫn chưa bị lỗ.
Chỉ tiêu doanh thu an toàn được thể hiện theo số tuyệt đối và số tương đối.
Mức doanh thu an toàn = Mức doanh thu thực hiện – Mức doanh thu hoà vốn
Tỷ lệ doanh thu an toàn là một chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu
an toàn với doanh thu hoà vốn:
Mức doanh thu an toàn
Tỷ lệ doanh
=
x 100%
thu an toàn
Mức doanh thu hoà vốn
4. Phân tích kết cấu hàng bán.
Kết cấu hàng bán là mối quan hệ tỷ trọng giữa doanh thu từng mặt hàng
chiếm trong tổng doanh thu. Ảnh hưởng của kết cấu hàng bán đến lợi nhuận và
SVTH: Lê Thị Lệ


Trang 17


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến

doanh thu hòa vốn thông qua tỷ lệ số dư đảm phí của mặt hàng khác nhau. Nếu
trong quá trình sản xuất kinh doanh tăng tỷ trọng doanh thu của những mặt hàng có
tỷ lệ số dư đảm phí lớn, giảm tỷ trọng của những mặt hàng có tỷ kệ só dư đảm phí
nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí bình quân tăng lê, vì vậy doanh thu hòa vốn của doanh
nghiệp giảm đi và từ đó độ an toàn trong kinh doanh nghiệp tăng lên và ngược lại.
IV. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CVP TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
1.Ứng dụng trong việc lựa chọn phương án kinh doanh.
1.1 Lựa chọn phương án kinh doanh khi biến phí và sản lượng thay đổi, các
nhân tố khác không đổi.
Đây là một trong các chiến lược gia tăng lợi nhuận của công ty bằng cách sử
dụng sản phẩm thay thế hay thay đổi hoa hồng bán hàng để giảm chi phí, tuy nhiên
phải đảm bảo không ảnh hưởng đến uy tín và các chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp. Trong trường hợp này ta có mô hình tổng quát lựa chọn phương án sản xuất
kinh doanh khi thay đổi biến phí và sản lượng tiêu thụ và các nhân tố khác không
đổi như sau:
Số dư đảm phí
phương án mới do
thay đổi biến phí,
sản lượng (X1)

=

Sản lượng

tiêu thụ
phương án


[ 100% + Tỷ
x lệ gia tăng
sản luợng ]

x

Số dư đảm
phí mới của
một sản
phẩm

Gọi X0 là số dư đảm phí phương án cũ
+ Nếu X1> X0 nên tiến hành phương án mới vì sẽ gia tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
+ Nếu X1≤ X0 không nên tiến hành phương án mới vì làm lợi nhuận không gia tăng
mà còn giảm đi một khoản (X1- X0)
1.2 Lựa chọn phương án kinh doanh khi định phí, sản lượng thay đổi, các nhân
tố khác không đổi.
Trong trường hợp này sự gia tăng lợi nhuận chính là chênh lệch giữa sự gia
tăng SDĐP và sự gia tăng định phí. Các doanh nghiệp có thể đổi định phí như tăng
chi phí quảng cáo, mua máy móc thiết bị hay mở thêm cửa hàng giới thiệu sản
phẩm…Ta có mô hình tổng quát lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh khi thay
đổi định phí và sản lượng tiêu thụ và các nhân tố khác không đổi như sau:

SVTH: Lê Thị Lệ


Trang 18


Khóa luận tốt nghiệp
Mức gia tăng số dư
đảm phí phương án
mới do thay đổi định
phí, sản lượng (X1)

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến

=

Doanh thu
phương án


x

Tỷ lệ tăng
sản lượng
tiêu thụ

x

Tỷ lệ số dư
đảm phí
phương án



Gọi X0 là mức tăng số dư định phí phương án cũ
+ Nếu X1 < X0 nên tiến hành phương án mới vì sẽ gia tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp
+ Nếu X1 > = X0 không nên tiến hành phương án mới vì lợi nhuận không gia tăng
hoặc giảm đi một khoản (X1- X0).
1.3 Lựa chọn phương án kinh doanh khi có sự thay đổi của biến phí, định phí và
sản lượng tiêu thụ, các nhân tố khác không đổi.
Doanh nghiệp tăng chi phí nhân công, chi phí hoan hồng bán hàng,….đã làm
cho sản lượng tiêu thụ thay đổi, làm số dư đảm phí thay đổi và lợi nhuận thay đổi.
Trong trường hợp này ta có mô hình tổng quát lựa chọn phương án sản xuất kinh
doanh khi thay đổi biến phí định phí, sản lượng tiêu thụ và các nhân tố khác không
đổi như sau:
Số dư đảm phí
Sản lượng
Số dư đảm
phương án mới
[ 100% + Tỷ
tiêu thụ
phí mới của
do thay đổi
=
x lệ gia tăng
x
phương án
một sản
biến phí, sản
sản lượng ]

phẩm
lượng (X1)

Gọi X0 là số dư đảm phí phương án cũ. Nếu:
Tổng tăng (giảm) định phí
Tổng tăng (giảm) định phí ở các
phương án mới (∆TFC)
= khâu sản xuất, tiêu thụ, quản lý
+ Nếu [(X1-X0)-∆TFC] > 0 nên tiến hành phương án mới sẽ gia tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp
+ Nếu [(X1-X0)-∆TFC] ≤ 0 không nên tiến hành phương án mới vì lợi
nhuận không gia tăng và giảm một khoản [(X1-X0)-∆TFC]
1.4 Lựa chọn phương án kinh doanh khi có sự thay đổi về định phí, giá bán và
sản lượng tiêu thụ, các nhân tố khác không đổi.
Doanh nghiệp giảm giá bán sản phẩm đồng thời tăng cường chi phí quảng
cáo làm cho sản lượng bán ra tăng lên kéo theo doanh thu tăng lên. Đây là chiến
lược kinh doanh nhằm khuếch trương sản phẩm và đem lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Khi đó ta có thể dùng mô hình sau:
SVTH: Lê Thị Lệ

Trang 19


Khóa luận tốt nghiệp

Số dư đảm phí phương
án mới do thay đổi giá
=
bán, sản lượng (X1)

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến

Sản lượng

tiêu thụ
phương án cũ

x

[100% +
Tỷ lệ tăng
sản lượng]

x

Số dư đảm phí
một sản phẩm
phương án mới

Gọi X0 là số dư đảm phí phương án cũ. Nếu:
Tổng tăng (giảm) định phí
Tổng tăng (giảm) định phí ở các khâu sản
=
phương án mới (∆TFC).
xuất, tiêu thụ, bán hàng.
+ Nếu [(X 1-X0)-∆TFC] >0 nên tiến hành phương án mới sẽ gia tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp
+ Nếu [(X 1-X0)-∆TFC] ≤ 0 không nên tiến hành phương án mới vì lợi nhuận
không gia tăng và giảm một khoản [(X1-X0)-∆TFC]
1.5 Lựa chọn phương án kinh doanh khi có sự thay đổi về biến phí, định phí,
giá bán và sản lượng tiêu thụ, các nhân tố khác không thay đổi.
Doanh nghiệp kết hợp các yếu tố nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận. Nhà
quản trị dự đoán sau khi thay đổi kết cấu chi phí, giảm giá bán sản phẩm thì doanh
số tăng lên. Nhưng cần chú ý rằng tahy đổi kết cấu chi phí sao cho lượng tăng

( hoặc giảm ) của số dư đảm phí phải lớn hơn phần tăng giảm của định phí. Khi đó
ta có thể sử dụng mô hình sau:
Tổng số dư đảm phí
Sản lượng
do biến động
tiêu thụ
biến phí, giá bán
= phương án cũ
sản lượng (X1)

[100% +Tỷ lệ
x
tăng sản
luợng]

x

Số dư đảm phí một
sản phẩm phương
án mới

+ Nếu [(X1-X0)-∆TFC] >0 nên tiến hành phương án mới sẽ gia tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp
+ Nếu [(X1-X0)-∆TFC] ≤ 0 không nên tiến hành phương án mới vì lợi nhuận
không gia tăng và giảm một khoản [(X1-X0)-∆TFC]
Gọi X0 là số dư đảm phí phương án cũ, tổng mức tăng giảm định phí (∆TFC). Nếu:
Tổng tăng (giảm) định phí phương
Tổng tăng (giảm) định phí ở các khâu
án mới (∆TFC)
=

sản xuất, tiêu thụ, quản lý

2. Ứng dụng trong việc xác định mức doanh thu cần thiết để đạt được mục tiêu
lợi nhuận mong muốn.
- Xác định mức doanh thu cần thiết để đạt được mục tiêu lợi nhuận trong trường
hợp không quan tâm tới thuế thu nhập doanh nghiệp.
SVTH: Lê Thị Lệ

Trang 20


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến
Định phí + Mức lãi mong muốn

Qcần thiết =
Hoặc:
Doanh thu =

Số dư đảm phí đơn vị
Định phí + Mức lãi mong muốn

Tỷ lệ số dư đảm phí
- Xác định mức doanh thu cần thiết để đạt mục tiêu lợi nhuận trong trường hợp
có ảnh hưởng tới thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế
Định phí +
1- Thuế suất TNDN
Sản lượng cần thiết =

Số dư đảm phí đơn vị
Trong đó : Lợi nhuận sau thuế / (1 - thuế suất) = Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Định phí +
1 - Thuế suất TNDN
Doanh thu cần thiết =
Tỷ lệ số dư đảm phí
- Xác định mức doanh thu cần thiết để doanh nghiệp đạt tỷ suất lợi nhuận
mong muốn.
Định phí
Doanh thu cần thiết =
Tỷ lệ số dư đảm phí – Tỷ suất LN mong muốn
3. Một số hạn chế của phân tích mối quan hệ CVP.
Hạn chế của mô hình phân tich CVP thể hiện ở chỗ mô hình phân tích này
thực hiện được phải đặt trong một số điều kiện giả định, mà những điều kiện giả
định này rất ít xảy ra trong thực tế.
- Mối quan hệ biến động của chi phí, sản lượng, lợi nhuận được giả định là
quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi hoạt động và điều này rất khó xảy ra.
- Các chi phí giả định được phân tích thành định phí và biến phí, điều này chỉ
mang tính tương đối và trên thực tế rất khó phân định chính xác.
- Kết cấu mặt hàng không thay đổi trong quá trình thay đổi các yếu tố chi
phí, sản lượng tiêu thụ.
- Tồn kho không đổi khi xác định điểm hòa vốn nhưng trên thực tế thì tồn
kho sản phẩm sẽ biến đổi theo nhu cầu dự trữ, tình trạng tiêu thụ ở từng kỳ.
SVTH: Lê Thị Lệ

Trang 21


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến

- Giá bán không đổi nhưng không phải chi do doanh nghiệp định ra mà giá
bán còn tùy thuộc vào mối quan hệ cung cầu trên thị trường.

PHẦN II: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – SẢN LƯỢNG – LỢI
NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT VIỆT HÀN.
A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT VIỆT
HÀN.
I. Khái quát chung về công ty cổ phần đầu tư và sản xuất Việt Hàn.
SVTH: Lê Thị Lệ

Trang 22


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến

1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư và sản xuất
Việt Hàn.
Tên công ty : CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT VIỆT-HÀN
Tên tiếng anh: Viet Han Joint - Stocks Investment and Producing Company
Tên giao dịch: Viet-Han Corporation
Logo Công ty
Trụ sở chính:Lô 4 Khu công nghiệp Điện Nam-Điện Ngọc
Mã số thuế: 4000386181
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 3303070039 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng
Nam cấp ngày 14/07/2003(từ ngày thành lập đến nay Công ty đã có 8 lần điều chỉnh

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 11 tháng
5 năm 2009 với sốmới 4000386181).
Vốn điều lệ : 250 000 000 000 VNĐ (Hai trăm năm mươi tỷ đồng).
Vốn cổ phần: 250 000 000 000 VNĐ (Hai trăm năm mươi tỷ đồng)
Niêm yết cổ phiếu tại sở giao dịch Tp. Hồ Chí Minh..Mã chứng khoán: VHG
Văn phòng đại diện tại Hà Nội: Phòng 1509-tòa nhà Pacific Place, 33 Phan Bội
Châu- TP Hà Nội.Đại diện tại Đà Nẵng: 01-Lê Duẩn, TP Đà Nẵng
Ngành nghề kinh doanh chính
Sản xuất dây cáp các loại, cáp sợi quang học.Hoạt động viễn thông có dây và
không dây. Sản xuất cáp điện và dây điện có bọc cách điện khác, các thiết bị điện
thoại. Sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Sản xuất ống nhựa cứng, ống nhựa
mềm, các sản phẩm từ plastic. Sản xuất thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh. Khai
thác quặng đồng. Xây dựng công trình dân dụng, giao thông, kỹ thuật. Mua bán các
thiết bị điện tử viễn thông, thiết bị điện tử điều khiển, thiết bị phát sóng, linh kiện
điện thoại. Mua bán kim loại, quặng kim loại, thiết bị điện lạnh và cơ điện. Mua bán
chứng khoán. Đầu tư kinh doanh đường giao thông, cầu, phà, đường thủy, đường
bộ, đường sắt. Cho thuê đất, nhà ở, cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh, kinh
doanh bất động sản. Trồng cây cao su. Trồng rừng và chăm sóc rừng lấy gỗ, khai
thác gỗ. Khai thác quặng sắt, quặng kim loại, khai thác đất đá, cát, sỏi, sạn.Sản xuất
vật liệu XD từ đất sét. sản phẩm gốm sứ, thạch cao,xi măng, bê tông.
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
2.1. Chức năng.
Tổ chức hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng kí kinh doanh.
2.2. Nhiệm vụ.

SVTH: Lê Thị Lệ

Trang 23



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến

Quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên theo đúng chính sách, chăm lo đời
sống vật chất tinh thần và bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ
công nhân viên.
Tổ chức nghi chép sổ sách, chứng từ kế toán, quyết toán tại công ty theo đúng
pháp lệnh kế toán nhà nước, bộ tài chính, và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với
nhà nước.
Bảo vệ tài sản của công ty, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm an ninh trật
tự xã hội, tuân thủ pháp luật, hạch toán và báo cáo trung thực theo đúng quy định
của Nhà nước.
1.
Đặc điểm về quy trình công nghệ.
Công ty có bốn nhà máy sản xuất nhiều sản phẩm với nhiều quy trình công
nghệ khác nhau. Dưới đây là quy trình công nghệ sản xuất ba mặt hàng chủ yếu.
Quy trình sản xuất cáp quang.
Vật tư, Nguyên vật liệu

Sợi quang

Mực nhuộm

Dầu

Băng chống thấm

Nhựa


Nhuộm màu sợi quang
Bọc bloose tube, SX sợi độn
Bện SZ
Bọc vỏ cáp
Đóng gói
Sợi cáp quang

Quy trình sản xuất dây cáp điện:
Nhôm,
đồng,
cca
SVTH: Lê Thị Lệ
Dây cáp
điện

- Kéo 1100
- rửa NaOH

Hàn Argon

Kéo
1000 và
800

Kéo
trung
Trang 24

Đóng
gói


Bọc dây

Xoắn sợi

Ủ dây


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Phi Yến

Quy trình sản xuất ống FRP
Nhựa
Polyeste
Sợi thủy tinh
Chất đông rắn
Chất tẩy rửa

Cắt bavia
Tạo roăn

Quấn lớp
cấu trúc

Quấn lớp trong
Ống FRP

Tháo khuôn


II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY.
1.Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty.
Chủ Tịch
Hội Đồng Quản Trị

Ban Kiểm Soát

q
Tổng Giám Đốc

Phó tổng giám
đốc

Ban
Tài chính

Nhà máy
cáp viễn
thông VTC
Phòng kỹ
thuật

Ban
Quản Trị

Nhà máy
dây và cáp
điện VPC
Phòng chất
lượng CN


Ban Phát
Triển Dự Án

Phòng
KT-CN

VP
Đại Diện

Nhà máy
nhựa và ERP
VPF

Nhà máy
CN Vật Liệu
VMC

Ban QLDA
Trồng cao su
VRC

Xưởng sản
xuất

Phòng kế
hoạch KD

Phòng TC
tổng hợp


2. Chức năng từng bộ phận.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị: Giám sát, chỉ đạo giám đốc điều hành Công
ty và các chức danh quản lý khác trong việc điều hành tác nghiệp sản xuất kinh
doanh của Công ty.
SVTH: Lê Thị Lệ

Trang 25


×