“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề A
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn thi : NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề.
Ngày thi: 11/7/2017
Đề có 01 trang, gồm 03 câu
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Tìm lời dẫn trực tiếp trong ngữ liệu dưới đây và chuyển sang lời dẫn gián tiếp:
Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp,
chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
b. Gọi tên biện pháp tu từ được sử dụng trong phần in đậm của ngữ liệu sau:
Bao giờ cho đến mùa thu
Trái hồng, trái bưởi đánh đu giữa rằm.
(Nguyễn Duy, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
c. Xác định hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích dưới đây:
- (…) Anh Tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì cái thứ đồ gỗ
hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng
tôi nhà nghèo dùng được tất.
- Có gì đâu mà sang trọng! Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để…
(Lỗ Tấn, Cố hương)
Câu 2 (3,0 điểm):
“Ước mơ giúp ta tạo dựng tương lai.”
Viết một bài văn (khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 3 (5,0 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
Thuyền ta lái gió với buồm căng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe,
Đêm thở; sao lùa nước Hạ Long.
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, SGK N
gữ văn 9, tập một, NXB GD Việt Nam, 2014, Tr140)
-------------------------Hết----------------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh : …………………………….
Chữ kí giám thị 1: …………………
Số báo danh : ……………….
Chữ kí giám thị 2:……….………….
1
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề A
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2017 – 2018
Ngày thi: 11/7/2017
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)
Câu 1 (2,0 điểm):
a) Tìm lời dẫn trực tiếp: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn
dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. (0,5 điểm)
- Học sinh có thể chuyển sang lời dẫn gián tiếp như sau: Họa sĩ nghĩ thầm rằng
khách tới bất ngờ, chắc anh thanh niên chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp
chăn chẳng hạn. (0,5 điểm)
(Có thể thay bằng từ ngữ khác, cách diễn đạt khác hợp lý mà vẫn đảm bảo được
nội dung.)
b) Gọi tên biện pháp tu từ: nhân hóa. (0,5 điểm)
c) Hàm ý của câu in đậm: Anh Tấn không muốn cho người hàng xóm các thứ đồ
gỗ hư hỏng (vì anh cần bán lấy tiền mua sắm đồ đạc cho nơi ở mới) (0,5 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm):
Yêu cầu:
Về kĩ năng (0,5 điểm): Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội, lập luận chặt
chẽ, bố cục hợp lý; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
Về kiến thức (2,5 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
2.1. Giải thích nội dung ý kiến:
+ Ước mơ: là những điều tốt đẹp ở phía trước mà con người muốn hướng tới,
phấn đấu đạt tới. (0,25 điểm)
+ Tương lai: là những hiện thực sẽ xảy ra, có thể xảy ra…(0,25 điểm)
= > Ý kiến khẳng định vai trò quan trọng của ước mơ trong cuộc sống của mỗi
con người…
2.2. Trình bày suy nghĩ:
- Mỗi người sống trong cuộc đời cần xây đắp ước mơ, hoài bão. Có thể ước mơ
về một nghề nghiệp cao quý, về cuộc sống tươi sáng hơn trong hiện tại, về sự
nghiệp rạng rỡ được tạo dựng trong tương lai. (0,5 điểm)
- Biết nuôi dưỡng ước mơ, quyết tâm vượt qua khó khăn để thực hiện ước mơ là
biểu hiện của người sống có trách nhiệm với chính mình và xã hội. (0,5 điểm)
- Ước mơ cũng là động lực thôi thúc ta vươn lên trong cuộc sống. (0,25 điểm)
2
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
- Phê phán những người không ước mơ, hay ước mơ viễn vông, xa vời do chưa
nhận thức được khả năng thực sự của bản thân. (0,25 điểm)
(Có dẫn chứng minh họa cụ thể)
2.3. Bài học nhận thức và hành động ((0,5 điểm):
- Ý kiền trên đã định hướng cho ta một thái độ sống tích cực. Con người sống
cần phải có ước mơ, hoài bão cao đẹp.
- Cần học tập, tu dưỡng, rèn luyện để thực hiện ước mơ.
Câu 3 (5,0 điểm):
Yêu cầu:
Về kĩ năng (0,5 điểm): Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh, lập
luận chặt chẽ, bố cục hợp lý; hành văn trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
Về kiến thức (4,5 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
3.1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, đoạn thơ: (0,5 điểm)
- Huy Cận là cây bút nổi tiếng trong phong trào thơ mới, là nhà thơ tiêu biểu của
nền thơ hiện đại Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945. Bài thơ Đoàn thuyền
đánh cá được viết năm 1958, sau chuyến đi thực tế Quảng Ninh của nhà thơ và
được in trong tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng (1958).
- Hai khổ thơ trên nằm ở phần giữa của bài thơ, thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên
và con người lao động.
3.2. Cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn thơ:
3.2.1. Vẻ đẹp của con người lao động: (khổ 1)
- Niềm vui phơi phới, tinh thần hăng say lao động.
+ Hình ảnh con thuyền đặc biệt, có gió cầm lái, trăng là cánh buồm gợi sự nhịp
nhàng, hòa quyện của con người với biển trời bao la. (0,5 điểm)
+ Nghệ thuật nói quá, trí tưởng tượng phong phú khiến hình ảnh con thuyền đánh
cá vốn nhỏ bé trở nên lớn lao, kì vĩ ngang tầm vũ trụ. (0,5 điểm)
- Tư thế làm chủ, chinh phục thiên nhiên:
+ Thủ pháp nhân hóa, so sánh (dò bụng biển, dàn đan thế trận) khiến công việc
đánh cá được hình dung như một thế trận hào hùng, gợi tả tinh thần dũng cảm
của con người lao động. (0,5 điểm).
+ Giọng thơ tươi vui, khỏe khoắn, hình ảnh thơ lãng mạn, bay bổng khiến công
việc lao động nặng nhọc của ngư dân trở thành bài ca lao động. (0,25 điểm)
3
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
3.2.2. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên (khổ 2)
- Không gian bao la, khoáng đạt, thơ mộng của biển về đêm.
+ Hệ thống hình ảnh: gió, trăng, sao, nước kết hợp với các tình từ chỉ màu sắc:
lấp lánh, đen hồng, vàng chóe tạo nên một bức tranh nên thơ, lãng mạn. (0,5
điểm).
+ Nghệ thuật nhân hóa, hình ảnh thơ mới lạ, sáng tạo (Đêm thở: sao lùa nước Hạ
Long) khiến biển đêm được hình dung như một sinh thể, làm nên sự hòa nhịp
diệu kì giữa thiên nhiên và con người lao động. (0,5 điểm)
- Sự giàu có của vùng biển quê hương: phép liệt kê (cá nhụ, cá chim, cá đé, cá
song); các câu thơ nối tiếp, không dấu chấm thể hiện niềm say mê, tự hào của
nhà thơ trước sự phong phú của biển cả. (0,75 điểm)
3.3. Đánh giá khái quát: (0,5 điểm)
- Bằng bút pháp lãng mạn kết hợp với tả thực; biện pháp nhân hóa, liệt kê, khoa
trương, đoạn thơ là bức tranh đẹp, là khúc ca hùng tráng về thiên nhiên và con
người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước cuộc sống mới
của miền Bắc trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. (0,25 điểm)
- Đoạn thơ nói riêng, bài thơ nói chung thể hiện sự đổi mới của phong cách thơ
Huy Cận sau cách mạng tháng Tám 1945. (0,25 điểm)
Lưu ý:
- Căn cứ vào thực tế làm bài của học sinh, giám khảo cho điểm chính xác và
linh hoạt; khuyến khích những bài có tính sáng tạo, phát hiện.
- Câu 3: Nếu bài làm chỉ nói chung chung, không bám sát vào văn bản để
phân tích cảm nhận thì không cho quá 1/2 số điểm của câu.
------------------------Hết------------------------------
4
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề B
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn thi : NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề.
Ngày thi: 11/7/2017
Đề có 01 trang, gồm 03 câu
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Tìm lời dẫn trực tiếp trong ngữ liệu dưới đây và chuyển sang lời dẫn gián tiếp:
- Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng:
“A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này à?”.
(Nam Cao, Lão Hạc)
b. Gọi tên biện pháp tu từ được sử dụng trong phần in đậm của ngữ liệu sau:
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(T
ố Hữu, Việt Bắc)
c. Xác định hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích dưới đây:
-Đ
ây, tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông
nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh
hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 2 (3,0 điểm):
Sách vừa là bạn, vừa là thầy của con người.
Viết một bài văn (khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 3 (5,0 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác, SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB GD Việt Nam, 2005, Tr 58)
-------------------------Hết----------------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh : …………………………….
Chữ kí giám thị 1: ………………
Số báo danh : ……………….
Chữ kí giám thị 2 :………………….
5
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề B
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2017 – 2018
Ngày thi: 11/7/2017
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)
Câu 1 (2,0 điểm):
a) Tìm lời dẫn trực tiếp: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão
xử với tôi như thế này à?” (0,5 điểm)
- Có thể chuyển sang lời dẫn gián tiếp như sau: Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó
kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng tôi tệ lắm! Nó ăn ở với tôi như thế mà tôi
xử với nó như thế này à?.
(0,5 điểm)
(Có thể thay bằng từ ngữ khác, cách diễn đạt khác hợp lý mà vẫn đảm bảo được
nội dung.)
b) Gọi tên biện pháp tu từ: Hoán dụ. (0,5 điểm)
c) Hàm ý của câu in đậm: Ông họa sĩ đi sớm nên chưa kịp uống nước chè và
muốn anh thanh niên pha nước mời khách. (0,5 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm):
Yêu cầu:
Về kĩ năng (0,5 điểm): Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội, lập luận chặt chẽ,
bố cục hợp lý; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
Về kiến thức (2,5 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
2.1. Giải thích câu nói: (0,5 điểm)
- Sách: là sản phẩm tinh thần đặc biệt, là nơi lưu giữ trí tuệ, cảm xúc của nhân loại,
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Sách là bạn: sách đồng hành và sẻ chia với con người.
- Sách là thầy: sách giúp con người hoàn thiện, lớn khôn và trưởng thành.
2.2. Trình bày suy nghĩ:
- Sách là bạn:
+ Sách giúp con người chia sẻ, gửi gắm những buồn vui, giải tỏa căng thẳng, áp
lực trong cuộc sống. (0,25 điểm)
+ Sách đồng hành cùng con người trên những chặng đường đời. (0,25 điểm)
- Sách là thầy:
6
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
+ Sách mở rộng những chân trời, khai sáng trí tuệ con người. (0,25 điểm)
+ Sách nuôi dưỡng cảm xúc, tâm hồn con người. (0,25 điểm)
+ Sách dạy ta những kĩ năng quan trọng trong cuộc sống. (0,25 điểm)
- Không phải tất cả sách đều là bạn, đều là thầy: vì có một số sách có nội dung xấu,
ảnh hưởng tiêu cực đến con người. (0,25 điểm)
(Có dẫn chứng minh họa cụ thể)
2.3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm):
- Biết trân trọng và yêu quý sách, hình thành thói quen đọc sách.
- Sáng suốt trong việc lựa chọn sách đọc để luôn có những người bạn tốt, những
người thầy giỏi.
Câu 3 (5,0 điểm):
Yêu cầu:
Về kĩ năng (0,5 điểm): Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh, lập
luận chặt chẽ, bố cục hợp lý; hành văn trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
Về kiến thức (4,5 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
3.1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, đoạn thơ: (0,5 điểm)
Viễn Phương là nhà thơ miền Nam trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp và
chống Mĩ. Bài thơ Viếng lăng Bác được viết năm 1976, khi Viễn Phương ra thăm
niềm Bắc, vào lăng viếng Bác và được in trong tập Như mây mùa xuân (1978).
- Hai khổ thơ trên nằm ở phần đầu của bài thơ, bộc lộ lòng thành kính và niềm xúc
động sâu sắc của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác.
3.2. Cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn thơ:
3.2.1. Cảm xúc của nhà thơ về cảnh vật bên ngoài lăng: (khổ 1)
- Lời tự sự chứa đựng nhiều cảm xúc:
+ Cách xưng hô con – Bác vừa gần gũi thân thương, vừa trân trọng thành kính như
tình cảm của người con đi xa lâu ngày về thăm vị Cha già kính yêu. (0,25 điểm)
+ Cách nói giảm, nói tránh: thăm thay cho viếng giảm nhẹ nỗi đau mà vẫn không
giấu được nỗi xúc động trước hiện thực Bác đã đi xa. (0,25 điểm)
- Những cảm xúc của nhà thơ trước hình ảnh hàng tre quanh lăng:
+ Hình ảnh hàng tre vừa tả thực vừa mang tính tượng trưng, giàu ý nghĩa liên
tưởng. Cây tre là một ẩn dụ, biểu tượng cho tinh thần hiên ngang, bất khuất, sức
sống bền bỉ của dân tộc Việt Nam (Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng) (1,0 điểm).
7
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
+ Thán từ “Ôi” biểu thị niềm xúc động, tự hào về dân tộc Việt nam, về người Cha
đã làm nên lịch sử hào hùng của dân tộc. (0,25 điểm)
3.2.2. Niềm tôn kính của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác: (khổ 2)
- Những suy tưởng của tác giả:
+ Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” (Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ) giàu sức gợi,
vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ, vừa thể hiện sự tôn kính của nhân dân, của nhà
thơ đối với Người. (0,5 điểm)
+Màu sắc “rất đỏ” nói lên tư tưởng cách mạng và lòng yêu nước nồng nàn của
Bác. (0,25 điểm).
- Những cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ trước dòng người vào lăng viếng Bác:
+ Từ hình ảnh thực “dòng người đi trong thương nhớ”, nhà thơ đã sáng tạo nên
hình ảnh ẩn dụ đẹp: “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”. Hình ảnh thơ
này vừa mới lạ, vừa diễn tả được lòng thương nhớ, thành kính của nhân dân đối
với Bác. (0,5 điểm)
+ “Bảy mươi chín mùa xuân” là hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng: con người bảy
mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp như mùa xuân và làm nên mùa
xuân tươi đẹp cho đất nước. (0,5 điểm)
3.3. Đánh giá khái quát: ( 0,5 điểm)
- Bằng cách sử dụng điêu luyện các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ, giọng điệu
trang trọng, thiết tha, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc, đoạn thơ đã thể hiện được niềm
xúc động và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác Hồ kính
yêu.
- Vẫn tiếp nối đề tài viết về Bác Hồ của thơ ca Việt Nam hiện đại, đoạn thơ, bài
thơ đã tạo được niềm xúc động sâu xa trong lòng người đọc.
Lưu ý:
- Căn cứ vào thực tế làm bài của học sinh, giám khảo cho điểm chính xác và
linh hoạt; khuyến khích những bài có tính sáng tạo, phát hiện.
- Câu 3: Nếu bài làm chỉ nói chung chung, không bám sát vào văn bản để phân
tích cảm nhận thì không cho quá 1/2 số điểm của câu.
-------------------------Hết-----------------------------
8
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề A
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn thi : NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề.
Ngày thi: 17/6/2016
Đề có 01 trang, gồm 03 câu
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Từ tay trong những câu thơ sau đây được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
- Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
(C
hính Hữu, Đồng chí)
- Cũng nhà hành viện xưa nay,
Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người
(Ng uyễn Du, Truyện Kiều)
b. Tìm thành phần biệt lập trong đoạn trích sau và cho biết đó là thành phần biệt lập
gì?
Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi
biến động chung là chiếc kim đồng hồ.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
c. Thành ngữ Khua môi múa mép có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 2 (3,0 điểm):
Trong bài thơ N
gồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy viết:
Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.
Câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình yêu và lòng biết ơn mẹ? (Bài viết
khoảng 30 dòng).
Câu 3 (5,0 điểm):
Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của
Nguyễn Thành Long (SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2015).
-------------------------Hết----------------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh : ………………………….
Chữ kí giám thị 1: ……………
Số báo danh : ……………..
Chữ kí giám thị 2:……………….
9
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề A
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2016 – 2017
Ngày thi: 17/6/2016
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)
Câu 1 (2,0 điểm):
(0,25 điểm)
a) – Tay (1): đ ược dùng theo nghĩa gốc
– Tay (2): đ ược dùng theo nghĩa chuyển (0,25 điểm)
b) - “Dường như” là thành phần biệt lập. (0,5 điểm)
- Thành phần tình thái.
(0,5 điểm)
c) Thành ngữ Khua môi múa mép c ó liên quan đến phương châm về chất (0,5
điểm)
Câu 2 (3,0 điểm):
Yêu cầu:
Về kĩ năng (0,5 điểm): Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội, lập luận chặt chẽ,
bố cục hợp lý; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
Về kiến thức (2,5 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
2.1. Giới thiệu và giải thích vấn đề cần nghị luận: (0,5 điểm)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tình yêu và lòng biết ơn mẹ. (0,25 điểm)
- Giải thích: (0,25 điểm)
+ Lẽ ở đời: đạo lí, lẽ phải, đạo làm con.
+ Sữa nuôi phần xác: Nuôi dưỡng con người về thể chất.
+ Hát nuôi phần hồn: Nuôi dưỡng con người về tinh thần.
= > Đạo làm con phải biết ơn.
2.2. Trình bày suy nghĩ: (1,5 điểm)
- Đạo làm con phải biết yêu thương, biết ơn mẹ là hoàn toàn đúng đắn và mang
tính nhân văn cao đẹp, vì mẹ là người cho con cuộc sống, đưa con đến thế giới
này. Mẹ nuôi dưỡng con, chăm lo cho con, dạy bảo con bằng cả tình yêu và đức hi
sinh. (0,25 điểm).
- Tình yêu, sự chăm lo của mẹ dành cho con luôn bền bỉ, tận tụy, vị tha, vượt mọi
khoảng cách không gian, thời gian, không đòi hỏi đền đáp bao giờ. (0,25 điểm)
- Những biểu hiện về tình yêu và lòng biết ơn của con đối với mẹ: Cảm nhận và
thấm thía những khát vọng của mẹ gửi gắm nơi con. Khi con còn nhỏ, cố gắng học
tập và rèn luyện, thương yêu và giúp đỡ cha mẹ. Khi con trưởng thành, cần yêu
thương, chăm sóc, phụng dưỡng, động viên, an ủi cha mẹ. (0,5 điểm)
- Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống coi trọng tình yêu, sự biết ơn của con đối
với cha mẹ. Đó là một truyền thống quý báu cần giữ gìn và phát huy. (0,25 điểm)
- Phê phán những thái độ vô ơn, vô cảm trước tình yêu và sự hi sinh của mẹ. (0,25
điểm)
10
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
Lưu ý: Mỗi ý cần có dẫn chứng minh họa cụ thể.
2.3. Bài học nhận thức và hành động ((0,5 điểm):
- Hiểu được tình yêu thương và lòng biết ơn mẹ là đạo lí truyền thống của con
người Việt Nam. (0,25 điểm)
- Thể hiện tình yêu thương và lòng biết ơn mẹ của người con bằng những việc làm
nhỏ nhất, thiết thực nhất. Tiếp tục vun đắp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
(0,25 điểm)
Câu 3 (5,0 điểm):
Yêu cầu:
Về kĩ năng (0,5 điểm): Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh, lập
luận chặt chẽ, bố cục hợp lý; hành văn trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp cơ bản…
Về kiến thức (4,5 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
3.1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nhân vật anh thanh niên: (0,5
điểm)
- Nguyễn Thành Long là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và kí. Truyện ngắn Lặng
lẽ Sa Pa là kết quả chuyến đi Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. Truyện này
được rút từ tập Giữa trong xanh in năm 1972, là truyện ngắn xuất sắc trong đời
văn của ông. (0,25 điểm)
- Nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao heo hút tiêu
biểu cho vẻ đẹp của con người Việt nam trong công cuộc xây dựng đất nước: giàu
tình yêu lao động, yêu quê hương, đất nước,… đang âm thầm lặng lẽ đem hết tài
năng và sức lực của mình cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước trên bước
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. (0,25 điểm)
3.2. Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên. (3,5 điểm)
3.2.1. Hoàn cảnh sống, làm việc và tình huống gặp gỡ của anh thanh niên. (1,0
điểm)
- Hoàn cảnh sống: Anh thanh niên làm công tác khí tượng, ở một mình tại trạm khí
tượng trên đỉnh núi cao Yên Sơn, giữa cái lặng lẽ của Sa Pa. (0,5 điểm).
- Tình huống gặp gỡ của anh thanh niên với bác lái xe và hai hành khách trên
chuyến xe- bác họa sĩ và cô kĩ sư - > Đây là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa
bức chân dung nhân vật một cách tự nhiên, tập trung… (0,5 điểm)
3.2.2. Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên:
- Anh là người yêu thích công việc, gắn bó, không rời khỏi vị trí làm việc một giờ
nào, mặc dù nơi anh sống và làm việc là một đỉnh núi cao, quanh năm không một
bóng người. Có lúc anh cảm thấy rất “thèm người” . (0,5 điểm)
-Anh luôn tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc thực sự trong công việc của mình,
nhất là khi công việc của anh mang lại kết quả cho công việc chung. (dẫn chứng)
(0,5 điểm)
-Anh còn là người luôn luôn có ý thức học tập không ngừng (qua sách báo) (0,25
điểm)
11
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
- Anh biết sắp xếp cuộc sống của mình ngăn nắp, cẩn thận, biết tự chăm sóc cho
cuộc sống vật chất và tinh thần của bản thân: trồng hoa, nuôi gà,… (0,5 điểm)
- Đặc biệt anh là người biết quý trọng, cởi mở và luôn quan tâm đến người khác
(dẫn chứng) (0,5 điểm)
= > Nhân vật anh thanh niên là hiện thân của những con người lao động mới trong
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đang ngày đêm lặng lẽ cống
hiến sức lực của mình làm giàu cho tổ quốc.
(Liên hệ với các hình tượng văn học khác cùng đề tài). (0,25 điểm)
3.3. Đánh giá khái quát: (0,5 điểm)
- Nguyễn Thành Long rất thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng anh
thanh niên: xây dựng tình huống truyện hợp lý, cách kế chuyện tự nhiên có kết hợp
giữa tự sự, trữ tình với bình luận… (0,25 điểm)
- Nhân vật anh thanh niên gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc. Qua nhân
vật này, nhà văn khẳng định vẻ đẹp con người lao động mới và ý nghĩa của những
công việc thầm lặng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc những
năm 70 của thế kỉ XX. (0,25 điểm).
Lưu ý:
- Căn cứ vào thực tế làm bài của học sinh, giám khảo cho điểm chính xác và
linh hoạt; khuyến khích những bài có tính sáng tạo, phát hiện.
- Câu 3: Nếu bài làm chỉ nói chung chung, không bám sát vào văn bản để phân
tích cảm nhận thì không cho quá 1/2 số điểm của câu.
-------------------------Hết-----------------------------
12
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề B
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn thi : NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề.
Ngày thi: 17/6/2016
Đề có 01 trang, gồm 03 câu
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Từ “phấn” trong những câu sau đây được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
- Lặng nhìn bụi phấn rơi rơi
Thương sao hình bóng thầy nơi giảng đường….
(Phạm Anh Vũ, Nhớ thầy)
- Biết thân chạy chẳng khỏi trời
Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b. Tìm thành phần biệt lập trong đoạn trích sau và cho biết đó là thành phần biệt lập
gì?
Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết
rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ…
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
c. Thành ngữ Nói băm nói bổ có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 2 (3,0 điểm):
Trong bài thơ N
gồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy viết:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử? (Bài viết khoảng 30 dòng).
Câu 3 (5,0 điểm):
Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn
Quang Sáng (SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015).
-------------------------Hết----------------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh : …………………………….
Chữ kí giám thị 1: ………………
Số báo danh : ……………….
Chữ kí giám thị 2:………….…….
13
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề B
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2016 – 2017
Ngày thi: 17/6/2016
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)
Câu 1 (2,0 điểm):
a) - P
hấn (1): được dùng theo nghĩa gốc. (0,25 điểm)
-P
hấn (2): được dùng theo nghĩa chuyển . (0,25 điểm)
b) - C
ó thể: là thành phần biệt lập. (0,5 điểm)
- Thành phần tình thái. (0,5 điểm)
c) Thành ngữ có liên quan đến phương châm lịch sự (0,5 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm):
Yêu cầu:
Về kĩ năng (0,5 điểm): Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội, lập luận chặt chẽ,
bố cục hợp lý; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
Về kiến thức (2,5 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
2.1. Giới thiệu và giải thích vấn đề cần nghị luận:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tình mẫu tử qua những lời ru. (0,25 điểm)
- Giải thích: (0,25 điểm)
+ Kiếp con người: cuộc đời của mỗi con người.
+ Lời mẹ ru: là tâm hồn, tấm lòng, là lời yêu thương, lời cầu nguyện, ước mong,
lời nhắn nhủ, khuyên răn dạy bảo… đối với con.
= > Sức sống của tình mẹ (qua những lời ru) đối với cuộc đời con.
2.2. Trình bày suy nghĩ (1,5 điểm):
- Vai trò của tình mẫu tử (0,5 điểm)
+ Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển tâm hồn và trí tuệ của người con.
+ Là cái gốc thiện, nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm của con người trong
cuộc đời, có ý nghĩa cảnh giới con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội
ác.
+ Là điểm tựu cho lòng tin, sức mạnh của con người trong cuộc sống. Là nơi xuất
phát cũng là chốn về sau cùng của con người trong cuộc sống đầy bất trắc, hiểm
nguy.
- Biểu hiện của tình mẫu tử: vô cùng phong phú, đa dạng, song đều hướng tới cái
đích cuối cùng là cho con, vì con… (0,5 điểm)
- Thái độ cần có đối với tình mẫu tử: (0,5 điểm)
+ Không chỉ đón nhận mà cần sống, cần trải nghiệm và tự điều chỉnh bản thân để
góp phần tỏa sáng giá trị thiêng liêng của tình mẹ.
+ Phê phán thái độ vô ơn, vô cảm trước tình yêu và sự hi sinh của mẹ.
(Có dẫn chứng minh họa cụ thể)
2.3. Bài học nhận thức và hành động ((0,5 điểm):
14
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
- Hiểu được tình mẫu tử là đạo lí truyền thống của con người Việt Nam. (0,25
điểm).
- Vun đắp tình mẫu tử bằng những việc làm nhỏ nhất, thiết thực nhất để cho cuộc
sống ngày càng tốt đẹp hơn. (0,25 điểm)
Câu 3 (5,0 điểm):
Yêu cầu:
Về kĩ năng (0,5 điểm): Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh, lập
luận chặt chẽ, bố cục hợp lý; hành văn trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
Về kiến thức (4,5 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
3.1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nhân vật bé Thu (0,5 điểm)
- Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn từ sau năm 1954, sáng tác chủ yếu ở thể
loại truyện ngắn, tiểu thuyết. Chiếc lược ngà ra đời năm 1966, là truyện ngắn xuất
sắc trong đời văn của ông (0,25 điểm).
- Thu là cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh, gan góc, nhưng ngây thơ, hồn nhiên, có
tình yêu sâu sắc, mãnh liệt. (0,25 điểm).
3.2. Cảm nhận về nhân vật bé Thu (3,5 điểm)
3.2.1. Nhân vật bé Thu đặt trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh:
- Cô bé thiếu thốn tình cha từ nhỏ. Anh Sáu đi chiến đấu khi em chưa đầy một tuổi.
Suốt tám năm trời, hai cha con chỉ biết nhau qua tấm ảnh. (0,5 điểm).
- Dấu tích của chiến tranh chính là cái thẹo trên mặt anh Sáu. “Vết thẹo dài bên má
phải” đỏ ửng mỗi khi anh xúc động, đã gây nên sự hiểu lầm của bé Thu, tạo nên
hố sâu ngăn cách. Vì vậy, trong suốt những ngày ba được nghỉ phép, Thu không
thể nhận ra cha và ông Sáu cũng không có cơ hội trực tiếp bày tỏ tình cảm với con.
(0,5 điểm)
3.2.2. Cảm nhận về nhân vật bé Thu:
- Thoạt đầu khi thấy anh Sáu nhận là con, Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh. Lúc đầu,
Thu không chịu nhận anh Sáu là ba. Chi tiết này bộc lộ bản tính trẻ con, bướng
bỉnh và đáo để, khước từ tình thương ba dành cho em. (0,5 điểm)
- Bé Thu có thái độ ngang ngạnh, thậm chí hỗn xược với ông Sáu: Bị ba đánh, em
bỏ đi, cố ý gây sự chú ý, mong được dỗ dành. (0,5 điểm)
- Nguyên nhân sâu xa của sự khước từ ấy là tình yêu ba. Bé Thu chỉ yêu duy nhất
người ba trong tấm ảnh chụp chung với má, không chấp nhận hình ảnh người ba
ngoài đời có vết thẹo trên khuôn mặt. (0,75 điểm)
- Được bà ngoại trò chuyện, tìm ra lý do Thu không chịu nhận anh Sáu là cha và
khuyên nhủ, cô bé đã thay đổi thái độ. (0,5 điểm)
+ Tâm trạng buồn, ân hận, day dứt: “vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu”, “đôi mắt nó
như to hơn… nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”.
+ Trong khoảnh khắc nhận được ánh mắt trìu mến, lời nói từ biệt của ba, tiếng kêu
thét “Ba…a…a…ba!” bật lên từ cõi lòng.
15
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
+ Cùng với tiếng gọi là cử chỉ vồ vập, kiên quyết không cho ba đi, không muốn
chia li thêm lần nữa.
- Tình yêu ba thể hiện bằng thái độ trân trọng kỉ vật chiếc lược ngà mang dòng chữ
“Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. (0,25 điểm)
+ Bom đạn đã cướp đi người cha đáng kính nhưng tình cha con còn mãi.
+ Tình yêu cha, tình yêu đất nước đã tiếp thêm sức mạnh để em vượt qua nguy
hiểm, gian khó.
= > Nhân vật bé Thu gợi ấn tượng sâu sắc về nỗi đau, mất mát và vẻ đẹp tâm hồn,
phẩm chất của con người Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt của
dân tộc. (Liên hệ với các hình tượng văn học khác cùng đề tài).
3.3. Đánh giá khái quát: (0,5 điểm)
- Nguyễn Quang Sáng rất thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân
vật bé Thu: miêu tả tâm lí sâu sắc, tinh tế; khắc họa tính cách qua hành động, nội
tâm, qua tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí. (0,25 điểm)
- Bé Thu gây ấn tượng, gợi xúc động mạnh mẽ trong lòng người đọc. Qua nhân vật
này, nhà văn ca ngợi tình cha con thiêng liêng, bất tử, tình cảm gia đình cao quý.
Từ câu chuyện cảm động của cha con bé Thu, ta càng thấu hiểu những đau thương
mà nhân dân Nam Bộ phải hứng chịu trong cuộc chiến tranh chống Mĩ khốc liệt,
càng trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, sức sống dẻo dai, bền bỉ của học. (0,25 điểm).
Lưu ý:
- Căn cứ vào thực tế làm bài của học sinh, giám khảo cho điểm chính xác và
linh hoạt; khuyến khích những bài có tính sáng tạo, phát hiện.
- Câu 3: Nếu bài làm chỉ nói chung chung, không bám sát vào văn bản để phân
tích cảm nhận thì không cho quá 1/2 số điểm của câu.
------------------------Hết------------------------------
16
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề A
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn thi : NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề.
Ngày thi: 21/7/2015
Đề có 01 trang, gồm 03 câu
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Tìm khởi ngữ trong câu văn sau:
Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
b. Đâu là lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích sau:
Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão
đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi
sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để
lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”.
(Nam Cao, Lão Hạc)
c. Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và viết lại đoạn trích trên.
Câu 2 (3,0 điểm):
Viết một bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của em về đức tính
tự tin của con người trong cuộc sống.
Câu 3 (5,0 điểm):
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
(Hữu Thỉnh, Sang thu)
-------------------------Hết----------------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh : …………………………….
Chữ kí giám thị 1: ………………
Số báo danh : ……………….
Chữ kí giám thị 2:………….……….
17
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề A
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2015 – 2016
Ngày thi: 21/7/2015
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)
Câu 1 (2,0 điểm):
a) Khởi ngữ:
Làm khí tượng, ( 0,5 điểm)
b) Lời dẫn trực tiếp: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại
cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”.(0,5 điểm)
c) Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp : (1,0 điểm)
Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão
đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão
về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn rằng đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh
ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một
sào…”.
Lưu ý: Có thể thay bằng một từ khác, cách diễn đạt khác hợp lý mà vẫn đảm bảo
được nội dung.
Câu 2 (3,0 điểm):
Yêu cầu:
Về kĩ năng (0,5 điểm): Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội, lập luận chặt
chẽ, bố cục hợp lý; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp cơ bản…
Về kiến thức (2,5 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
2.1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: đức tính tự tin của con người trong cuộc sống.
(0,25 điểm)
2.2. Giải thích: (0,25 điểm)
Tự tin là tin vào chính mình, vào năng lực của bản thân mình trước mọi hoàn
cảnh.
2.3. Bàn luận (1,5 điểm):
- Những người có sự tự tin thường chủ động, bản lĩnh trước mọi tình huống, luôn
có ý thức khẳng định mình trước mọi người, tin ở khả năng của chính mình. (0,5
điểm)
- Sự tự tin giúp con người dễ đi đến thành công hơn vì người tự tin thường có
khả năng giao tiếp tốt, có những quyết định nhạy bén, sáng suốt, nắm bắt được
cơ hội cho mình. Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lớn thất bại… (0,25
điểm)
- Cần phân biệt sự tự tin với tự cao, tự đại. Để thành công, ngoài sự tự tin, cần có
thái độ cầu tiến, không ngừng học hỏi. Trái ngược với sự tự tin là tự ti. (0,25
điểm)
- Phê phán những người tự ti, mặc cảm, không tin vào khả năng của bản thân;
hoặc những người tự cao, tự đại, đánh giá quá cao về bản thân mình. (0,5 điểm)
18
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
Lưu ý: Mỗi ý cần có dẫn chứng minh họa cụ thể.
2.4. Bài học nhận thức và hành động: (0,5 điểm)
- Tự tin cần được rèn luyện từ những việc nhỏ nhất như phát biểu bài, tham gia
hoạt động tập thể… và được rèn luyện trong một quá trình. (0,25 điểm)
- Tuổi trẻ phải tích cực học tập, rèn luyện, bồi dưỡng những giá trị đạo đức, sống
chân thành, trung thực, tự tin. (0,25 điểm)
Câu 3 (5,0 điểm):
Yêu cầu:
Về kĩ năng (0,5 điểm): Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh, lập
luận chặt chẽ, bố cục hợp lý; hành văn trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp cơ bản…
Về kiến thức (4,5 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
3.1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và đoạn trích: (0,5 điểm)
- Hữu Thỉnh thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ông
viết nhiều và viết hay về con người và cuộc sống ở nông thôn.
- Sang thu được viết cuối năm 1977, in trong tập Từ chiến hào đến thành phố,
xuất bản năm 1991.
- Đoạn trích là cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về thời khắc giao mùa nhẹ nhàng
mà rõ rệt qua các hình ảnh giàu sức biểu cảm.
3.2. Cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn trích:
3.2.1. Khổ 1:
- Dấu hiệu của sự chuyển mùa được thể hiện qua hình ảnh: hương ổi /phả vào
trong gió se. Cái tinh tế của nhà thơ là ở chỗ cảm nhận mùa thu vừa bằng khứu
giác (hương ổi), xúc giác (phả), cảm giác (se lạnh) vừa như bằng vị giác và gợi
thị giác. Qua mùi thơm của hương ổi mà cảm nhận được vị chua chua, ngọt ngọt
và cả màu vàng ươm của quả ổi, Sự rung động, sự xao xuyến, bồi hồi của thi sĩ
được thể hiện qua cái “bỗng nhận ra” ấy. (0,75 điểm)
- Hình ảnh “chùng chình” của sương gợi sự lưu luyến, ngập ngừng, gợi cảnh thu
sống động trong tĩnh lặng, thong thả, yên bình. Đó là sự duyên dáng, yểu điệu
của làn sương bay cũng là chút bâng khuâng, xao xuyến của lòng người. Và cuối
cùng khép lại bằng một lời vừa như đoán định, vừa như khẳng định “hình như
thu đã về”. (0,75 điểm)
- Tác giả nhận ra sự chuyển mình nhẹ nhàng nhưng khá rõ rệt của tiết trời và
thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa bằng đôi mắt tinh tế và tâm hồn nhạy
cảm của một thi sĩ yêu thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống nơi làng quê. (0,25
điểm)
3.2.2. Khổ 2:
- Đến khổ thứ hai lại là những hình ảnh vận động của tạo vật: “Sông được lúc
dềnh dàng / Chim bắt đầu vội vã”. Hai hình ảnh tưởng như đối lập nhau nhưng
lại miêu tả một không gian nhiều chiều và gợi rất chính xác thời khắc chuyển
mình của thiên nhiên lúc thu sang. Cũng từ đó mà gợi cho người đọc nhiều liên
19
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
tưởng. Cuộc đời không phẳng lặng, êm đềm. Cuộc sống vẫn chuyển động không
ngừng vì thế con người phải chuẩn bị ứng phó cho kịp với mạch chuyển của
cuộc đời. (0,75 điểm)
- Hình ảnh ấn tượng nhất của khổ thơ thứ hai là: Có đám mây mùa hạ / Vắt nửa
mình sang thu. Đám mây trở thành một sinh thể có hồn. Đây là một phát hiện rất
mới và độc đáo về vẻ đẹp rất riêng của không gian mùa thu. Mùa thu mới bắt đầu
vì thế mây mới thảnh thơi, duyên dáng “Vắt nửa mình sang thu” nửa như luyến
tiếc, nửa như vội vàng. (0,75 điểm)
- Bức tranh chuyển mùa sinh động và giàu sức biểu cảm. Lòng người vừa suy tư,
sâu lắng lại vừa mở rộng bâng khuâng. (0,25 điểm)
3.3. Đánh giá khái quát: (0,5 điểm)
- Đoạn thơ kết cấu theo một trình tự nhiên với nhiều hình ảnh đẹp gợi cho ta hình
dung một bức tranh thiên nhiên sinh động, gợi cảm, đầy sức sống vào thời điểm
giao mùa từ hạ sang thu ở vùng nông thôn Bắc Bộ. Những câu thơ của Hữu
Thỉnh như có một chút gì đó vừa hồn nhiên, vừa thâm trầm, kín đáo. Nó giúp ta
cảm nhận được tình cảm thiết tha, tâm hồn tinh tế của nhà thơ giàu lòng yêu
thiên nhiên và cuộc sống. (0,25 điểm)
- Với thể thơ năm chữ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị mà ý nghĩa sâu sắc, hình ảnh
đẹp và gợi cảm, đoạn thơ đem đến cho người đọc nhiều rung cảm và suy tư,
chiêm nghiệm trước cuộc đời. (0,25 điểm)
Lưu ý:
- Căn cứ vào thực tế làm bài của học sinh, giám khảo cho điểm chính xác
và linh hoạt; khuyến khích những bài có tính sáng tạo, phát hiện.
- Câu 3: Nếu bài làm chỉ nói chung chung, không bám sát vào đoạn trích
để phân tích cảm nhận thì không cho quá 1/2 số điểm của câu.
-------------------------H
ết-----------------------------
20
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề A
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn thi : NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề.
Ngày thi: 30/6/2014
Đề có 01 trang, gồm 03 câu.
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Từ xuân trong những câu thơ sau đây được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa
chuyển?
- Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b. Tìm khởi ngữ trong đoạn trích sau đây:
Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn
mươi hai mét kia mới là một mình hơn cháu.
(N
guyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
c. Tìm thành phần biệt lập trong đoạn trích sau và cho biết đó là thành phần biệt lập
gì?
Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh,
chưa đầy một tuổi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Câu 2 (3,0 điểm):
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
(H
uy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
Từ ý thơ trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) bàn về tình yêu biển
đảo quê hương.
Câu 3 (5,0 điểm):
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
(SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013).
-------------------------Hết----------------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh : …………………………….
Số báo danh : ……………….
21
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
Chữ kí giám thị 1: ………………
Chữ kí giám thị 2:………….……….
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề A
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2014 – 2015
Ngày thi: 30/6/2014
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)
Câu 1 (2,0 điểm):
a) – xuân (1): được dùng theo nghĩa gốc
(0,25 điểm)
– xuân (2): được dùng theo nghĩa chuyển (0,25 điểm)
b) Khởi ngữ: Một mình.
(0,5 điểm)
c) - “và cũng là đứa con duy nhất của anh” là thành phần biệt lập. (0,5 điểm)
- Thành phần phụ chú.
(0,5 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm):
Yêu cầu:
Về kĩ năng (0,5 điểm): Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội, lập luận chặt chẽ,
bố cục hợp lý; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
Về kiến thức (2,5 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
2.1. Giải thích nội dung của ý thơ: (0,5 điểm)
- Biển rất giàu và đẹp: cho con người cá, cung cấp nguồn hải sản vô cùng phong
phú.
- Biển cả đối với ngư dân còn rất ân nghĩa thủy chung, bao la như lòng mẹ, chở
che nuôi nấng học lớn lên, bao bọc họ với một tình cảm thật trìu mến, thân thương.
2.2. Bàn luận: (1,5 điểm)
- Khẳng định được vai trò quan trọng của biển đảo đối với đời sống con người
(về phát triển kinh tế, về giao thông đường biển và quốc phòng an ninh. (0,5 điểm).
- Bàn về tình yêu đối với biển đảo quê hương. Cần có thái độ nghiêm túc, thể
hiện trách nhiệm công dân với những biểu hiện cụ thể. (có dẫn chứng minh họa). (1,0
điểm)
2.3. Bài học nhận thức và hành động ((0,5 điểm):
Thể hiện tình yêu biển đảo, yêu đất nước bằng những hành động cụ thể, thiết
thực, phù hợp với lứa tuổi của mình: ra sức học tập, lao động; tích cực tham gia các
hoạt động hướng về Trường Sa, Hoàng Sa,…
22
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
Câu 3 (5,0 điểm):
Yêu cầu:
* Về kĩ năng (0,5 điểm): Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh, lập
luận chặt chẽ, bố cục hợp lý; hành văn trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính
tả, dùng từ, ngữ pháp cơ bản…
* Về kiến thức (4,5 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
3.1.Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nhân vật ông Hai: (0,5 điểm)
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc
cuộc sống ở nông thôn. Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ
của người nông dân. Truyện ngắn Làng được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng
chiến chống Pháp. (0,25 điểm)
- Nhân vật ông Hai tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam
trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: yêu làng, yêu nước, gắn bó
với cuộc kháng chiến. (0,25 điểm)
3.2. Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật ông Hai. (3,5 điểm)
3.2.1. Ông Hai có tình yêu sâu sắc, đặc biệt với làng Chợ Dầu, nơi chôn rau cắt
rốn của mình.
- Tình yêu làng của ông gắn liền với việc hay khoe làng: luôn hãnh diện, tự hào
về phong trào cách mạng, tinh thần kháng chiến sôi nổi của làng (0,75 điểm)
- Vì yêu làng tha thiết nên khi phải rời làng đi tản cư cùng gia đình, lúc nào ông
cũng nhớ làng Chợ Dầu da diết: ông thường sang nhà hàng xóm để giãi bày tình cảm
về làng cho đỡ nhớ. (0,75 điểm)
3.2.2. Tình yêu làng của ông Hai hòa nhập, thống nhất với lòng yêu nước, yêu
kháng chiến, yêu cách mạng.
-Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành một nông dân nặng lòng
với kháng chiến: đi đâu ông cũng nói chuyện kháng chiến, ông hay đi nghe đọc báo,
nói chuyện, bàn về những sự kiện nổi bật của kháng chiến (0,5 điểm)
- Nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc Pháp, ông đau đớn và nhục nhã vô cùng. Ông
rất nhớ làng, muốn về làng, nhưng không thể quay về làng vì “về làng tức là bỏ
kháng chiến:, “làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Ông sung
sướng, cảm động đến phát khóc khi nghe thằng con nói: “ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh
muôn năm!”. (1,0 điểm)
- Nghe tin cải chính làng không theo giặc, ông Hai vui sướng, tự hào, nên dù
nhà ông bị giặc đốt, ông không buồn, không tiếc, mà xem đó là bằng chứng về lòng
trung thành của ông đối với cách mạng. (0,5 điểm)
23
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
3.3. Đánh giá khái quát: (0,5 điểm)
- Kim Lân rất thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật: Miêu tả tâm lí
nhân vật sâu sắc, tinh tế. Nhà văn diễn tả rất đúng, rất ấn tượng về tâm trạng yêu
nước của người nông dân mới. Ngôn ngữ nhân vật đặc sắc: mang đậm chất khẩu ngữ,
vừa có tính chất nông dân vừa mang dấu ấn cá tính của nhà văn. (0,25 điểm)
- Nhân vật ông Hai là một nhân vật độc đáo mang những điểm chung tiêu biểu
cho người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp: yêu làng, yêu nước,
thủy chung với kháng chiến. Ở nhân vật này vừa mang vẻ đẹp truyền thống vừa mang
tinh thần hiện đại, tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu đất nước và tinh thần
kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Đây là vẻ đẹp của
người nông dân mới sau cách mạng tháng Tám, một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ và
có niềm tin sâu sắc với cách mạng. (0,25 điểm).
Lưu ý:
- Căn cứ vào thực tế làm bài của học sinh, giám khảo cho điểm chính xác và
linh hoạt; khuyến khích những bài có tính sáng tạo, phát hiện.
- Câu 3: Nếu bài làm chỉ nói chung chung, không bám sát vào văn bản để phân
tích cảm nhận thì không cho quá 1/2 số điểm của câu.
-------------------------H
ết-----------------------------
24
/>
“Tập 7 đề thi vào 10 THPT môn Ngữ văn - Thanh Hóa từ năm 2014-2015 đến 2017-2018”
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề B
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn thi : NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề.
Ngày thi: 30/6/2014
Đề có 01 trang, gồm 03 câu.
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Từ chân trong những câu thơ sau đây được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
- Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Miệng cười buốt giá
Chân không giày
(Chính Hữu, Đồng chí)
b. Tìm khởi ngữ trong đoạn trích sau đây:
Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này
ông khổ tâm hết sức.
(Kim Lân, Làng)
c. Tìm thành phần biệt lập trong đoạn trích sau và cho biết đó là thành phần biệt lập
gì?
Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi
không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Câu 2 (3,0 điểm):
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
Từ ý thơ trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) bàn về ước nguyện
được cống hiến.
Câu 3 (5,0 điểm):
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi
sao xa xôi c ủa Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013).
-------------------------Hết---------------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh : …………………………….
Chữ kí giám thị 1: ………………
Số báo danh : ……………….
Chữ kí giám thị 2:………….……….
25
/>