MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường THPT, cần thiết
phải nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn (TCM). Bởi vì TCM là
một bộ phận cấu thành bộ máy tổ chức, quản lý của các trường THPT, là
đơn vị cơ bản quyết định chất lượng giáo dục, dạy và học của nhà trường
THPT, đồng thời mỗi giáo viên với các năng lực sư phạm cũng được thay
đổi theo hướng tích cực.
Những vấn đề lí luận về hoạt động TCM, quản lý hoạt động TCM
trong trường phổ thông nhằm giúp cho hoạt động TCM đạt hiệu quả là
những vấn đề rất cần được nghiên cứu để hoạt động dạy học tại các trường
THPT đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Đầu năm học 2013–2014 Bộ GD&ĐT đã đặt ra một trong những giải
pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán
bộ QLGD là "Tập trung đổi mới sinh hoạt chun mơn của tổ/nhóm
chun mơn thơng qua hoạt động nghiên cứu bài học. Tăng cường hoạt
động dự giờ thăm lớp, quan tâm bồi dưỡng giáo viên mới; bồi dưỡng cán
bộ quản lý, giáo viên kiến thức, kỹ năng về đổi mới phương pháp dạy học,
đổi mới kiểm tra đánh giá…".
Từ Chỉ thị năm học 2013–2014 của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT các
tỉnh, thành phố đã có những văn bản chỉ đạo hoạt động sinh hoạt chuyên
môn (SHCM) của các THPT, trong đó u cầu phải đổi mới sinh hoạt
chun mơn theo hướng nghiên cứu bài học (NCBH).
Hiện nay, tại các trường THPT khi vai trò của TTCM trong việc quản
lý hoạt động TCM tại nhà trường được phát huy thì hoạt động của TCM
cho những kết quả tốt, song vẫn còn nhiều bất cập gây ra sự tranh cãi và
bàn luận về các vấn đề như: tính hành chính, sự vụ chưa hướng nhiều đến
chất lượng của sinh hoạt TCM. Mục đích, nội dung, hình thức sinh hoạt
TCM nhiều khi chưa phù hợp. Vì vậy cần thiết phải đổi mới quản lý hoạt
động TCM để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động TCM tại nhà trường
THPT hiện nay.
Xuất phát từ lí do trên, chúng tơi lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động
tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng chuyên môn
các trường trung học phổ thông quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội ” để
nghiên cứu.
1
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về quản lý hoạt động TCM theo
hướng NCBH của tổ trưởng chuyên môn các trường THPT quận Thanh
Xuân, thành phố Hà Nội, đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động TCM và năng lực giáo viên các trường THPT
quận Thanh Xuân, Hà Nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý hoạt động TCM theo hướng
NCBH của tổ trưởng chuyên môn các trường THPT;
- Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động TCM theo hướng
NCBH của tổ trưởng chuyên môn các trường THPT quận Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động TCM theo hướng
NCBH của tổ trưởng chuyên môn các THPT quận Thanh Xuân, Hà Nội
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động TCM và năng lực giáo viên
các trường THPT quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động TCM theo hướng NCBH của tổ
trưởng chuyên môn các trường THPT quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH
của tổ trưởng chuyên môn các trường THPT quận Thanh Xuân, Hà Nội.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu:
+ Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu các hoạt động chuyên môn và
quản lý các hoạt động chuyên môn của TCM (hoạt động dạy học, bồi
dưỡng giáo viên, đổi mới PPDH, nghiên cứu khoa học và viết SKKN).
+ Luận văn này chỉ nghiên cứu quản lý hoạt động TCM của tổ trưởng
chuyên môn.
- Về địa bàn nghiên cứu: Luận văn tiến hành nghiên cứu tại 02 trường
THPT của quận Thanh Xuân là THPT Nhân Chính và THPT Trần Hưng Đạo
– Thanh Xuân, từ năm học 2014–2015 đến năm học 2016–2017.
- Về khách thể điều tra khảo sát:
+ Luận văn nghiên cứu trên 29 cán bộ quản lý: Hiệu trưởng, Phó hiệu
trưởng, chuyên viên Sở giáo dục, tổ trưởng chuyên môn của hai trường
THPT quận Thanh Xuân, Hà Nội.
2
+ Luận văn nghiên cứu trên 127 giáo viên của hai trường THPT quận
Thanh Xuân, Hà Nội.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH của tổ
trưởng chuyên môn các trường THPT quận Thanh Xuân, thành phố Hà
Nội được nghiên cứu và đề xuất trên cơ sở phù hợp với lý luận khoa học
quản lý giáo dục, phù hợp với các điều kiện thực tế của các trường THPT
quận Thanh Xuân, Hà Nội, thì khi được áp dụng sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động TCM và năng lực giáo viên các trường THPT quận
Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
7.1.1. Nghiên cứu vấn đề theo nguyên tắc hệ thống: Vấn đề nghiên cứu
được xem xét trong các mối quan hệ biện chứng với nhau, trong sự phụ
thuộc lẫn nhau theo một logic nhất định. Các yếu tố quy định nhau.
7.1.2. Nghiên cứu vấn đề theo nguyên tắc hoạt động: Quản lý hoạt động
TCM dựa trên NCBH ở các trường THPT trên địa bàn quận Thanh Xuân,
Hà Nội đáp ứng thực hiện chương trình giáo dục THPT theo yêu cầu đổi
mới toàn diện giáo dục hiện nay.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phối hợp và đồng bộ
các phương pháp nghiên cứu sau: nghiên cứu văn bản, tài liệu ; điều tra
bằng phiếu hỏi; phỏng vấn sâu.
7.3. Phương pháp thống kê toán học: xử lý số liệu bằng thống kê
toán học.
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Xác định các khái niệm công cụ quản lý: Quản lý, quản lý giáo dục,
quản lý nhà trường, quản lý hoạt động TCM, quản lý hoạt động TCM theo
hướng NCBH.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động TCM
theo hướng NCBH ở các trường THPT quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Đề xuất các biện pháp cần thiết và khả thi để quản lý hoạt động TCM
theo hướng NCBH ở các trường THPT quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, tổ trưởng chuyên môn
trong công tác tổ chức, triển khai hoạt động sinh hoạt TCM sau này.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
3
lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo
hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng chuyên môn các trường trung học
phổ thông.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng
nghiên cứu bài học của tổ trưởng chuyên môn các trường trung học phổ
thông quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng
nghiên cứu bài học của tổ trưởng chuyên môn các trường trung học phổ
thông quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN
MÔN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hoạt động tổ chuyên môn
theo hướng nghiên cứu bài học
Trên thế giới và Việt Nam, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu về TCM, hoạt động TCM. Trong các cơng trình nghiên cứu
bàn về vấn đề hoạt động TCM, quản lý hoạt động TCM trong nhà trường
có thể kể đến các cơng trình của các tác giả: Nguyễn Văn Huấn, Trần Thị
Tuyết Mai, Nguyễn Thị Lan Anh Trần Thị Hải Yến…
Thuật ngữ “Nghiên cứu bài học” (NCBH) có nguồn gốc trong lịch sử
giáo dục Nhật Bản, từ thời Meiji (1868 – 1912), như một biện pháp để
nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên thông qua nghiên cứu cải
tiến các hoạt động dạy học ở từng bài học cụ thể.
Hình thức này đã được nhiều nước áp dụng: Mỹ, Đức, Úc, Trung
Quốc, Hồng Kong, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Indonesia,…. Đi theo
hướng nghiên cứu này có các cơng trình của các tác giả Hollingsworth,
H., & Oliver, D. , Jacqueline Hurd và Catherine Lewis Rebecca R. Perry
AE, Vũ Thị Sơn…
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động tổ chuyên
môn theo hướng nghiên cứu bài học
Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả: Picquenot, A. (1993),
4
Hiebert and Stigler, Trần Văn Dũng, Phạm Ngọc Hải, Hoàng Thị Phương
Thảo, Thái Duy Tuyên…
Các luận văn thạc sĩ của: Ngơ Văn Bình (năm 2006), Hồng Mạnh
Hùng (2013), Nguyễn Văn Cánh (2015)…
1.2. Hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở
trường trung học phổ thông
1.2.1. Tổ chuyên môn
Phần này làm rõ: Khái niệm tổ chuyên môn, nhiệm vụ, hình thức
sinh hoạt tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động TCM. Trong đó Hiệu
trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện,
thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung
học được tổ chức thành tổ chun mơn theo mơn học, nhóm mơn học hoặc
nhóm các hoạt động (Điều lệ trường Trung học, điều 16).
1.2.2. Hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông theo
hướng nghiên cứu bài học
- Hoạt động TCM ở trường THPT: Bao gồm nhiều hoạt động, trong
luận văn này chỉ giới hạn về các hoạt động chuyên môn: Giảng dạy, đổi
mới giáo dục (nội dung và PPDH); Nâng cao năng lực chuyên môn, sư
phạm, kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của giáo viên ; Nghiên
cứu khoa học, viết SKKN… Bồi dưỡng nâng cao năng lực học tập, dạy
học phân hóa cho học sinh..
- Hoạt động TCM ở trường THPT theo nghiên cứu bài học:
Như một biện pháp để nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên
thông qua nghiên cứu cải tiến các hoạt động dạy học các bài học cụ thể,
qua đó cải tiến chất lượng học của học sinh.
NCBH cộng đồng học tập hướng đến cả việc học của giáo viên và
học sinh, thông qua nghiên cứu việc học của học sinh, giáo viên cùng nhau
học hỏi và phát triển chun mơn của mình.
- Mục tiêu của nghiên cứu bài học: Cải tiến, đổi mới thực tiễn dạy
học của giáo viên trong từng bài học cụ thể của chương trình. NCBH có
mục tiêu hướng vào cải tiến thực tiễn dạy học: về phương pháp và kĩ thuật
dạy học bài học.
- Hoạt động TCM ở trường THPT theo hướng nghiên cứu bài học:
giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học (học
sinh), không tập trung vào đánh giá giờ học, xếp loại giờ dạy. SHCM theo
nghiên cứu bài học cũng là SHCM nhưng giáo viên tập trung phân tích các
5
vấn đề liên quan đến người học.
Trong SHCM theo NCBH, người dự giờ có thể “định vị” bất kỳ chỗ
nào nếu thấy thuận lợi cho việc quan sát học sinh. Thầy cơ có quay phim,
vẽ sơ đồ một cách tự nhiên thoải mái.
1.3. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
ở các trường trung học phổ thông
1.3.1. Khái niệm về quản lý, quản lý nhà trường
Từ các dẫn chứng khái niệm, chúng tôi đưa ra
- Khái niệm quản lý: Quản lý là một hoạt động có chủ đích, là sự tác
động liên tục của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý về nhiều mặt bằng
một hệ thống các luật lệ, chính sách, nguyên tắc và các phương pháp cụ
thể nhằm thực hiện các mục tiêu xác định.
- Khái niệm quản lý nhà trường: Quản lý nhà trường là quản lý toàn
diện, mọi nguồn lực, trong đó đội ngũ giáo viên là nguồn lực quan trọng nhất,
mang tính quyết định trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.
1.3.2. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ
thông của tổ trưởng chuyên môn
- Luận văn chỉ nghiên cứu quản lý hoạt động TCM theo nghiên cứu
bài học ở các trường THPT của tổ trưởng chun mơn.
- Trình bày: Khái niệm tổ trưởng tổ chun mơn; Vai trị của tổ
trưởng tổ chuyên môn ; Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn.
- Khái niệm quản lý hoạt động TCM ở các trường THPT của tổ
trưởng chuyên môn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung
học phổ thông của tổ trưởng chun mơn là q trình tác động (lập kế
hoạch tổ chức, điều khiển, kiểm tra) có định hướng, có mục đích, có kế
hoạch của người tổ trưởng chuyên môn đến hoạt động của tổ chuyên môn
và các thành viên trong tổ nhằm đạt được mục đích đặt ra là nâng cao
chất lượng hoạt động của tổ chuyên mơn.
- Trình bày nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường
trung học phổ thông của tổ trưởng chuyên môn.
1.3.3. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học của tổ
trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông
- Khái niệm quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH của tổ
trưởng chuyên môn ở các THPT: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo
hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung
học phổ thơng là q trình tác động (lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển,
6
kiểm tra) có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của người tổ trưởng
chuyên môn đến hoạt động của tổ chun mơn nhằm đạt được mục đích
đặt ra là nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn theo nghiên
cứu bài học ở trường trung học phổ thông.
- Nội dung quản lý hoạt động TCM theo hướng nghiên cứu bài học
của tổ trưởng chuyên môn ở các trường THPT: có 04 nội dung.
1) Lập kế hoạch hoạt động TCM theo hướng NCBH.
2) Tổ chức bộ máy hoạt động TCM theo hướng NCBH.
3) Chỉ đạo hoạt động TCM theo hướng nghiên cứu bài học.
4) Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động TCM theo
nghiên cứu bài học.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TCM theo nghiên
cứu bài học của tổ trưởng chuyên môn các trường THPT
1.4.1. Các yếu tố chủ quan về phía người tổ trưởng chun mơn ảnh
hưởng tới quản lý hoạt động TCM theo NCBH tại các trường THPT
Có 02 yếu tố: 1) Nhận thức của tổ trưởng chuyên môn về quản lý
hoạt động TCM theo nghiên cứu bài học tại các trường THPT ; 2) Năng
lực, trình độ, kĩ năng quản lý TCM theo nghiên cứu bài học của tổ trưởng
chuyên môn.
1.4.2. Các yếu tố thuộc về giáo viên trong tổ chuyên môn ảnh hưởng tới
quản lý TCM theo nghiên cứu bài học của tổ trưởng chun mơn
Có 02 yếu tố:
1) Yếu tố nhận thức của giáo viên về hoạt động tổ chuyên môn theo
nghiên cứu bài học.
2) Năng lực của giáo viên.
1.4.3. Các yếu tố thuộc về môi trường khách quan ảnh hưởng tới quản
lý TCM theo NCBH của tổ trưởng chun mơn trong THPT
Có 02 yếu tố:
1) Yếu tố văn bản, nghị quyết, chính sách của các cấp quản lý… Các
văn bản nghị quyết, chính sách của nhà trường đối với TCM.
2) Yếu tố điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
7
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN THEO
HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN THANH XUÂN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Mẫu nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: Tại 02 trường THPT quận Thanh Xuân, Hà Nội
là THPT Nhân Chính và THPT Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân.
- Khách thể điều tra khảo sát: Cán bộ quản lý (HP, PHT, TTCM) của
hai trường trên: 19 đồng chí ; CBQL Sở Giáo dục (Hà Nội): 10 đồng chí ;
Giáo viên của hai trường: 127 đồng chí.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Tập trung vào khảo sát thực trạng về những nội dung sau:
1) Thực trạng hoạt động TCM theo hướng nghiên cứu bài học.
2) Thực trạng quản lý hoạt động TCM theo hướng nghiên cứu bài học của
tổ trưởng chuyên môn các trường THPT
3) Thục trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động TCM theo
hướng NCBH của tổ trưởng chuyên môn các trường THPT.
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
- 01 phiếu điều tra bằng bảng hỏi để nghiên cứu trên CB QLGD, giáo
viên của 02 trường THPT.
- 01 phiếu điều tra bằng bảng hỏi dành cho CB QLGD.
* Phương pháp phỏng vấn sâu: 01 đề cương phỏng vấn sâu: với giáo viên
THPT, CB QLGD.
* Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học:Kết quả nghiên cứu
thu được sẽ được xử lý số liệu bằng thống kê toán học, chủ yếu sử dụng
tần suất, tỷ lệ phần trăm.
2.1.3. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá
Tiêu chí đánh giá:
Đánh giá mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng của hoạt động TCM:
Tiêu chí thực hiện với 03 mức độ (tốt, bình thường, chưa tốt). Tiêu chí đáp
ứng với 03 mức độ: đáp ứng tốt, bình thường, chưa tốt.
Đánh giá mức độ thực hiện quản lý hoạt động TCM theo hướng
NCBH ở các trường… của tổ trưởng chun mơn theo tiêu chí thực hiện
với 03 mức độ: tốt, bình thường, chưa tốt.
8
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TCM theo hướng
NCBH ở các trường … của tổ trưởng chun mơn được đánh giá theo tiêu
chí ảnh hưởng với 03 mức độ: ảnh hưởng nhiều, ít ảnh hưởng và không
ảnh hưởng.
Thang đánh giá: Kết quả nghiên cứu được tiến hành theo cách tính
tần suất (%) ;
Thang đánh giá theo % : Mức 1: từ 70% đến 100% ý kiến ; Mức 2:
từ 50% đến 69% ý kiến ; Mức 3: dưới 50% ý kiến.
Các tiêu chí đánh giá 3 mức độ: Được lượng hóa bằng điểm theo
nguyên tắc 3-2-1. Cụ thể như sau:
+ Thực hiện tốt, đáp ứng tốt, thường xuyên, ảnh hưởng nhiều: 3 điểm.
+ Bình thường, thỉnh thoảng thực hiện, ít ảnh hưởng : 2 điểm.
+ Chưa tốt, không thực hiện, chưa đáp ứng, không ảnh hưởng: 1 điểm.
2.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục quận Thanh
Xuân, Hà Nội
2.2.1 Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội của quận
Thanh Xuân, Hà Nội
2.2.2. Tình hình giáo dục quận Thanh Xuân, Hà Nội
2.2.3. Tình hình giáo dục trung học phổ thông quận
Thanh Xuân, Hà Nội
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát hai trường THPT Nhân Chính và
THPT Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân.
2.2.3.1. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
-Về số lượng: Qua thống kê, thu được kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.1. Số lượng giáo viên cán bộ quản lý, giáo viên của 2 trường
THPT năm học 2016 – 2017
TT
Tên đơn vị
CBQL
GV
NV
1
THPT Nhân Chính
3
68
09
2
THPT Trần Hưng Đạo – TX
4
71
07
Tổng
7
139
16
Số lượng giáo viên và CBQL của 2 trường đáp ứng được yêu cầu về
số lượng học sinh, số lớp học của nhà trường. Giáo viên độ tuổi từ 30 đến
50 tuổi chiếm đa số, thuận lợi là có thâm niên công tác trên 10 năm,
chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra
9
trong công tác dạy và học. Giáo viên trên 50 tuổi có 22, thuận lợi là có
chiều sâu về kiến thức và bề dày về kinh nghiệm giảng dạy. Khó khăn:
ngại đổi mới PPDH, ngại ứng dụng CNTT, tâm lý người lớn tuổi thường tự
bằng lòng với kinh nghiệm sẵn có, ngại đổi mới… Giáo viên trẻ dưới 30
tuổi có 06, được đào tạo bài bản, có lịng nhiệt tình trong cơng tác, hứng
thú với đổi mới PPDH, có thế mạnh về sử dụng máy vi tính, thiết bị hiện
đại trong giảng dạy. Khó khăn: chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng
dạy, kiến thức chưa sâu….
100% giáo viên đạt chuẩn và 41,78% là trên chuẩn. Số lượng giáo
viên giỏi cấp Cụm (Thanh Xuân – Cầu Giấy) ổn định qua các năm, số
lượng giáo viên giỏi cấp Thành phố và cấp Trường có sự tăng, điều này
khẳng định chất lượng giảng dạy của giáo viên. Các trường đều chú trọng
bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ CBQL và giáo viên.
2.2.3.2. Quy mô trường lớp và chất lượng giáo dục
Bảng 2.2: Quy mô trường lớp (2016 - 2017)
Số
Tỷ lệ
TT
Tên đơn vị
Số lớp
Số GV
học sinh
GV/Lớp
1 Nhân Chính
30
1223
68
2.26
2
Trần Hưng Đạo – TX
36
1426
71
1.97
Tổng
66
2649
139
2.1
Hàng năm hai trường tuyển khoảng 900 học sinh vào học lớp 10,
chiếm gần 50% số học sinh học cấp THPT và giáo dục thường xuyên của
quận Thanh Xuân. Học sinh của hai trường có điểm tuyển sinh vào lớp 10
là cao nhất trong các trường THPT trên địa bàn quận Thanh Xuân.
Chất lượng giáo dục: Số lượng HS tương đối ổn định, chất lượng
HS khá, giỏi ngày càng cao, tỷ lệ học sinh trung bình, yếu, kém giảm dần.
HS đạt hạnh kiểm tốt và khá là chủ yếu, khơng có học sinh nào có hạnh
kiểm đạo đức loại yếu kém. Các trường đã rất chú trọng tới hoạt động giáo
dục đạo đức cho học sinh.
10
Bảng 2.3: Kết quả xếp loại học lực (2016 – 2017)
Khối
Số
HS
Giỏi
Số
lượng
Tỷ lệ
%
khá
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Trung bình
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Yếu+Kém
Số
lượng
Tỷ lệ
%
39.4
47.9
392
97 11.87
6
0.73
1
8
48.2
44.7
11 943 455
422
63
6.68
3
0.32
5
5
39.0
52.1
12 889 347
464
74
8.32
4
0.45
3
9
Số lượng giải HSG các mơn văn hố của khối 12 tăng đều qua các
năm, còn của khối 10, 11 tương đối ổn định. Có được kết quả như vậy là
nhờ các trường làm tốt công tác bồi dưỡng HSG và công tác bồi dưỡng
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
2.2.3.3. Cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học
Số phịng học của THPT Nhân Chính: 18, của THPT Trần Hưng Đạo
– Thanh Xuân: 27 phòng ; mỗi trường đều có 02 phịng chức năng nghe
nhìn, 02 phịng máy vi tính với trên 70 máy mỗi trường và đều có kết nối
Internet, 02 phịng thực hành lý hóa sinh, 01 thư viện, 01 nhà thể chất, 01
phòng ytế học đường ; Ngồi ra có sân vận động, sân chơi các bộ mơn
bóng rổ, cầu lơng...
2.3. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT quận
Thanh Xuân, Hà Nội
2.3.1. Thực trạng mức độ thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn ở
các trường THPT quận Thanh Xuân, Hà Nội
Bảng 2.4: Mức độ thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn
Mức độ (%) (N=156)
Các hoạt động tổ
TT
Chưa
Bình
chun mơn
Tốt
tốt
thường
Hoạt động xây dựng KH dạy
1
10,2
28,8
61,0
học và dạy học theo kế hoạch
Hoạt động đổi mới phương
2
5,0
20,5
74,5
pháp dạy học
10
817
322
11
Hoạt động nghiên cứu khoa học
20,0
20,5
59,5
và viết sáng kiến kinh nghiệm
4 Hoạt động bồi dưỡng giáo viên
0
15,0
85,0
Việc thực hiện các hoạt động của TCM tại các trường đạt mức độ tốt
(từ 59,5% đến 85,0%). Trong đó “Hoạt động bồi dưỡng giáo viên” được
đánh giá đã thực hiện tốt nhất so với 4 hoạt động.
Hoạt động đổi mới PPDH được đánh giá đã thực hiện đạt mức độ tốt,
việc giáo viên THPT cần phải nắm bắt và thực hiện tốt các PPDH hiện đại,
tiên tiến là điều quan trọng, cần thiết,…
Hoạt động nghiên cứu khoa học và viết SKKN cần được lưu ý để
thúc đẩy hơn.
2.3.2. Thực trạng mức độ thực hiện quy trình hoạt động
3
TCM theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường THPT
quận Thanh Xuân, Hà Nội
Bảng 2.5: Mức độ thực hiện quy trình hoạt động tổ chuyên môn theo
hướng nghiên cứu bài học
TT
Các hoạt động tổ
chuyên môn theo hướng
nghiên cứu bài học
1
Chuẩn bị bài dạy minh họa
2
Dạy minh họa và dự giờ
5,0
25,0
70,0
3
Thảo luận sau dự giờ
10,5
15,5
74,0
4
Áp dụng thực tế hàng ngày
8,0
12,0
80,0
Mức độ (%) (N=156)
Bình
Chưa tốt
Tốt
thường
12,0
28,0
60,0
Số liệu bảng trên cho phép rút ra một số nhận xét hoạt động TCM theo
hướng NCBH được thực hiện đạt mức độ tốt ( 60,0% đến 80,0% cho cả 4
hoạt động).
100% tổ nhóm chun mơn đưa việc đổi mới SHCM theo chun đề,
theo NCBH vào kế hoạch tổ từ đầu năm học; 100% GV các tổ nhiệt tình,
tham gia các tiết sinh hoạt chuyên đề hay NCBH.
12
Năm học 2015 – 2016, các chuyên đề đã được đánh giá cao ở các tổ
được trình bày tại bảng sau đây:
Bảng 2.6: Các chuyên đề được đánh giá cao khi thực hiện theo NCBH
TT
1
2
3
4
5
6
Tên chuyên đề hoặc bài học nghiên cứu trong
sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn
-SHCM Nghiên cứu bài học: “Tích vơ hướng của
hai vec tơ”
Tốn – Tin
-SHCM theo chun đề “Đường thẳng vng góc
với mặt phẳng”
-SHCM theo nghiên cứu bài học: “ Quá trình đẳng
Vật Lý – nhiệt, định luật Bôi -lơ Ma-ri-ốt”
Kỹ thuật -SHCM theo chuyên đề : “ Cách xây dựng hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm môn Lý lớp 10, 11, 12”
-SHCM theo chuyên đề: “ Liên kết hóa học” và
“Ancol”, “các bơ níc và dung dịch kiềm”, “hệ
Hóa – Sinh thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh 10”
-SHCM theo nghiên cứu bài học: “Axit nitơric,
Axit sunfuaric”, “Nguyên phân”
-SHCM theo chuyên đề: “Dạy thơ trung đại trong
chương trình lớp 10”
Ngữ Văn
-SHCM theo nghiên cứu bài học: dạy đọc hiểu bài
thơ “Tương tư” theo đặc trưng thể loại
-SHCM theo chuyên đề: “An toàn giao thông” và
“ Phương pháp ôn luyện cho học sinh giỏi môn
Xã hội
Lịch sử”
-SHCM nghiên cứu bài học: “ Quy luật kinh tế”
và “Các phạm trù đạo đức học”
-SHCM theo chuyên đề: “Kỹ năng dạy viết”
Ngoại ngữ-SHCM nghiên cứu bài học: “Kỹ năng dạy đọc”
Thể dụctrong CT Tiếng Anh lớp 11
Quốc
-SHCM nhóm Thể dục theo chun đề: “Bài tập
phịng
phát huy thể lực học sinh”
Tổ
13
2.3.3. Thực trạng mức độ thực hiện nội dung hoạt động tổ chuyên môn
theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường THPT quận Thanh Xuân,
Hà Nội
Mức độ thực hiên nội dung hoạt động TCM theo hướng nghiên cứu bài
học đã được các CBQL và giáo viên đánh giá đã được thực hiện tốt. Các nội
dung được đánh giá mức độ thực hiện tốt nhất (trong 8 nội dung) đó là: GV
lựa chọn chỗ ngồi phù hợp để quan sát HS; GV điều chỉnh bài học cho sát
với thực tế; Trao đổi, thảo luận (theo Bảng 2.7)
Bảng 2.7: Mức độ thực hiên nội dung hoạt động tổ chuyên môn theo
hướng nghiên cứu bài học
Mức độ (%) (N=156)
TT
Chưa
Bình
Nội dung
Tốt
tốt
thường
Nghiên cứu nắm vững đặc điểm
1
10,5
28,8
60,7
học sinh
2
Chia nhóm nhỏ từ 4-6 người để
tiến hành các hoạt động nghiên
cứu bài học theo quy trình
5,5
15,5
79,0
3
Nghiên cứu, xây dựng mục tiêu
học tập cho học sinh
7,0
26,0
67,0
4
Trao đổi, thảo luận
10,0
9,5
80,5
5
Thu thập thông tin phản hồi từ
người học
12,0
17,7
70,3
6
Giáo viên điều chỉnh bài học cho
sát với thực tế
15,0
3,5
81,5
7
Giáo viên lựa chọn chỗ ngồi phù
hợp để quan sát học sinh
5,0
5,0
90,0
8
Họp rút kinh nghiệm để điều
chỉnh cho bài học
15,0
10,0
75,0
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH của tổ
trưởng chuyên môn tại các trường THPT quận Thanh Xuân, Hà Nội
14
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo hướng
nghiên cứu bài học của tổ trưởng chuyên môn
Mức độ thực hiện nội dung quản lý lập kế hoạch hoạt động TCM
theo hướng NCBH của tổ trưởng chuyên môn đạt mức độ tốt (tỷ lệ đánh
giá 6 nội dung từ 71,0% đến 88,0%). Kết quả này là phù hợp với thực tiễn
hoạt động này của các trường trong giai đoạn hiện nay.
Hạn chế trong khâu quản lý: “Phân công giáo viên phù hợp theo
năng lực dạy học đảm bảo điều kiện cho các hoạt động TCM của tổ diễn ra
theo đúng mục tiêu”: 15% đánh giá mức độ thực hiện chưa tốt (theo Bảng
2.8).
Bảng 2.8: Mức độ thực hiện nội dung quản lý lập kế hoạch
hoạt động TCM theo hướng NCBH của tổ trưởng chuyên môn
Mức độ (%) (N=156)
Chưa
Bình
TT
Nội dung
Tốt
tốt
thường
Quán triệt mục tiêu hoạt động
1 của tổ chuyên môn theo hướng
8,0
13,0
79,0
nghiên cứu bài học
2
3
4
5
Thống nhất với các thành viên
trong TCM về nội dung CB hoạt
động của tổ theo hướng NCBH
Chỉ đạo các thành viên trong TCM
thiết kế nội dung của từng hoạt
động theo mục tiêu NCBH
Tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn
kĩ năng xây dựng kế hoạch hoạt
động TCM cho từng thành viên tổ
chuyên môn theo hướng NCBH
Thống nhất mẫu kế hoạch hoạt
động TCM với các thành viên
trong tổ (trong đó cần biểu đạt rõ
nội dung hoạt động, hình thức
hoạt động theo hướng NCBH)
15
0
20,0
80,0
5,0
11,0
84,0
7,0
12,0
81,0
4,5
7,5
88,0
Phân công giáo viên phù hợp theo
năng lực dạy học đảm bảo điều
6
15,0
14,0
71,0
kiện cho các hoạt động TCM của
tổ diễn ra theo đúng mục tiêu
2.4.2. Thực trạng tổ chức bộ máy hoạt động tổ chuyên môn theo hướng
nghiên cứu bài học của tổ trưởng chuyên môn
Nghiên cứu (Bảng 2.9) cho thấy đánh giá mức độ thực hiện nội dung
quản lý lập kế hoạch hoạt động TCM theo hướng NCBH của tổ trưởng
chuyên môn đạt mức độ tốt (tỷ lệ 6 nội dung đạt được mức đột tốt từ
71,0% đến 88,0%). Cho thấy, TTCM các trường … đã thực hiện tốt chức
năng lập kế hoạch hoạt động TCM theo hướng NCBH. Kết quả này là phù
hợp với thực tiễn hoạt động này của các trường trong giai đoạn hiện nay.
Bảng 2.9: Mức độ thực hiện nội dung quản lý tổ chức bộ máy hoạt động
TCM theo hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng chun mơn
Mức độ (%) (N=156)
TT
Nội dung
Chưa
Bình
Tốt
tốt
thường
Xác định cụ thể nhiệm vụ của TTCM,
các thành viên trong tổ trong công
1
7,0
12,5
80,5
việc tổ chức hoạt động tổ chuyên
môn theo hướng NCBH
Tập huấn, bồi dưỡng cho các thành
2 viên trong TCM thiết kế các nội dung
5,0
10,0
85,0
hoạt động dạy học theo hướng NCBH
Tổ chức phối hợp giữa TTCM và GV
trong tổ thực hiện các hoạt động
3
0
12,0
88,0
TCM (hình thức, nội dung, phương
pháp) theo hướng NCBH
TTCM cần chỉ đạo thiết lập mối quan
hệ tốt giữa TCM của mình và các bộ
phận khác trong nhà trường
4
15,0
20,0
65,0
(CSVC,kinh phí,...) tạo điều kiện đảm
bảo cho đổi mới hoạt động TCM theo
hướng NCBH
16
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo, điều chỉnh hoạt động tổ chuyên môn theo
hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng chuyên môn
Mức độ thực hiện nội dung quản lý chỉ đạo, điều chỉnh hoạt động tổ
chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng chuyên môn đạt
mức độ tốt.
Nội dung “Điều chỉnh việc thực hiện các hoạt động chuyên môn của
tổ phù hợp với kế hoạch và phát triển năng lực dạy học” có 15,5% đánh
giá mức độ thực hiện chưa tốt.
17
Bảng 2.10: Mức độ thực hiện nội dung quản lý chỉ đạo, điều chỉnh hoạt
động TCM theo hướng NCBH của tổ trưởng chun mơn
Mức độ (%) (N=156)
TT
Nội dung
Chưa
Bình
Tốt
tốt
thường
Tổ chức các hoạt động chuyên
1 môn của tổ (dạy học, bồi dưỡng giáo 10,0
15,5
74,5
viên vv...) theo hướng NCBH
Điều chỉnh việc thực hiện các hoạt
2 động chuyên môn của tổ phù hợp 16,5
20,0
63,5
với kế hoạch
Tổng kết rút kinh nghiệm hoạt
3 động TCM nhằm phát triển năng 12,0
26,0
62,0
lực dạy học cho giáo viên tốt hơn
2.4.4.Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động tổ chuyên môn theo
hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng chuyên môn
Bảng 2.11: Mức độ thực hiện nội dung quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt
động TCM theo hướng NCBH của tổ trưởng chun mơn
Mức độ (%) (N=156)
TT
Nội dung
Chưa
Bình
Tốt
tốt
thường
Xây dựng (xác định) các tiêu chí
1 kiểm tra hoạt động TCM theo hướng
7,0
14,0
79,0
nghiên cứu bài học
Chỉ đạo lựa chọn các hình thức, PP
kiểm tra phù hợp để đánh giá đúng
2
5,0
20,0
75,0
thực chất hoạt động của TCM theo
hướng NCBH
Quán triệt tinh thần kiểm tra đánh
3 giá hoạt động của tổ theo hướng
15,0
16,0
69,0
nghiên cứu bài học
K.tra việc thực hiện kế hoạch các
4 hoạt động TCM có đảm bảo mục
12,0
18,0
70,0
tiêu NCBH hay khơng
Điều chỉnh kế hoạch hoạt động
TCM (hình thức, nội dung, phân bổ
5
13,0
23,0
64,0
thời gian...) cho phù hợp và đạt được
mục tiêu NCBH
18
5 biện pháp được đánh giá thực hiện ở mức độ khá tốt (tỷ lệ từ 64,0
đến 79,0%). Có thể nói các TTCM đã rất chú trọng vào việc xây dựng các
tiêu chí kiểm tra hoạt động TCM theo hướng NCBH, các tiêu chí kiểm tra
này bát sát vào tiêu chí chung của tồn nhà trường khi xây dựng mục tiêu
hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH.
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động TCM theo
hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng chuyên môn
Các yếu tố thuộc TTCM: Nhận thức, năng lực; Các yếu tố thuộc về
giáo viên: Nhận thức của giáo viên về hoạt động TCM theo nghiên cứu bài
học và năng lực ; Các yếu tố về môi trường khách quan là các yếu tố có
ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này của tổ trưởng chuyên môn.
2.6. Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân thực trạng quản lý
hoạt động TCM theo hướng NCBH của tổ trưởng chuyên môn các
trường trung học phổ thông, Thanh Xuân, Hà Nội
2.6.1. Thành cơng và ngun nhân
TTCM và giáo viên có nhận thức tốt về hoạt động TCM theo hướng
NCBH, việc xây dựng kế hoạch họat động đi vào nề nếp, chú ý đến tính
thiết thực của nội dung sinh hoạt, phát huy tính tự giác trong sinh hoạt
chun mơn của tất cả các thành viên….
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân
Còn phải điều chỉnh kế hoạch (cả về nội dung, phân bổ thời gian) ;
phân cơng giáo viên có năng lực phù hợp với mục tiêu…
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN THEO
HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN THANH XUÂN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, tính thực tiễn
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên
cứu bài học của tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ
thông quận Thanh Xuân, Hà Nội
19
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các thành viên trong TCM
về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động TCM theo hướng nghiên cứu
bài học
3.2.1.1. Mục đích yêu cầu: Việc nâng cao nhận thức cho giáo viên trong
TCM là sẽ là cơ sở, là điều kiện để giáo viên có thái độ và hành động tích
cực tham gia vào các hoạt động TCM theo hướng NCBH.
3.2.1.2. Nội dung và cách tổ chức thực hiện
- Chỉ đạo các thành viên trong TCM tham gia học tập, tập huấn các
nội dung liên quan đến hoạt động TCM theo hướng NCBH.
- Tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi với các tổ viên về tầm quan
trọng, tác dụng hoạt động TCM theo hướng NCBH trong việc phát triển
năng lực chuyên mơn cho giáo viên nói riêng, nâng cao chất lượng giáo
dục nói chung.
- Chỉ đạo TCM tổ chức tham quan học tập và hội thảo để làm rõ tác
dụng của hoạt động TCM theo hướng nghiên cứu bài học.
3.2.1.3.Điều kiện thực hiện biện pháp
3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo cải tiến xây dựng và thực hiện kế hoạch đổi
mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
3.2.2.1. Mục đích yêu cầu: Để nâng cao ý thức thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của giáo viên ; Đưa hoạt động TCM vào nề nếp kỷ cương.
3.2.2.2. Nội dung và cách tổ chức thực hiện
- Nâng cao nhận thức về kế hoạch và xây dựng kế hoạch của TCM
nói chung và kế hoạch hoạt động TCM theo hướng NCBH.
- Nhận thức đúng về ý nghĩa của kế hoạch tổ chuyên môn: Đối với tổ
trưởng chuyên môn ; Đối với các thành viên trong TCM.
- Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động năm học của tổ chuyên môn:
Cần xác định rõ nội dung của bản kế hoạch tổ chuyên môn.
- Đổi mới quy trình xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn: 5 bước.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Giáo viên nắm vững chỉ thị của Bộ GD&ĐT, công văn hướng dẫn của
Sở GD&ĐT về việc triển khai nhiệm vụ môn học, của trường.
TTCM phải có kỹ năng xây dựng kế hoạch hoạt động TCM theo hướng
NCBH của TCM, phải có tầm nhìn về khả năng hoạt động của tổ.
3.2.3. Biện pháp 3: Quản lý nâng cao chất lượng hoạt động TCM theo
hướng nghiên cứu bài học
3.2.3.1. Mục đích yêu cầu: Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng
20
lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo... Nâng
cao chất lượng dạy và học của nhà trường ; Góp phần làm thay đổi văn hóa
ứng xử trong nhà trường.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện
- Tổ chức cho giáo viên học tập, bồi dưỡng về các bước thực hiện
hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học .
+ Giai đoạn thứ nhất: Hình thành cách dự giờ, suy ngẫm mới, xây
dựng quan hệ đồng nghiệp mới.
+ Giai đoạn thứ hai: Tập trung phân tích các nguyên nhân, các mối
quan hệ trong giờ học và tìm biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các
bài học
- Phổ biến với giáo viên những nội dung, cách thức, cách dự giờ... :
Mục tiêu của dự giờ ; Cách quan sát của giáo viên khi dự giờ theo hướng
NCBH.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện
Tổ trưởng giao nội dung hoạt động TCM theo hướng nghiên cứu bài
học cụ thể cho các tổ viên ; Phải thống nhất (với tổ viên) kế hoạch và nội
dung cụ thể hoạt động TCM theo hướng NCBH theo từng tuần, tháng ; Tổ
trưởng chịu trách nhiệm về nội dung sinh hoạt của tổ mình để thống nhất
trong tồn tổ những quy định chuyên môn.
3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn
theo hướng nghiên cứu bài học
3.2.4.1. Mục đích yêu cầu
3.2.4.2.Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện
Kiểm tra, đánh giá để chỉ ra xem các hoạt động đổi mới có được thực
hiện đầy đủ, liên tục và đúng? Có được thực hiện theo tiêu chuẩn cao nhất
có thể hay khơng, có hướng tới kết quả mong đợi không?
Cần trả lời các câu hỏi: Các hoạt động có được thực hiện theo kế
hoạch khơng? Các hoạt động có được thực hiện theo tiêu chuẩn cao nhất
khơng? Các chỉ số có đo được hoặc đánh giá được không? …
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
TTCM phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, xác định rõ mục đích kiểm
tra, nội dung kiểm tra, hình thức và phương pháp kiểm tra.
Kế hoạch kiểm tra phải được công khai trước TCM ; Biến được kế
hoạch kiểm tra của tổ trưởng thành kế hoạch tự kiểm tra của giáo viên.
21
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp đề xuất
3.3.1.Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
Khơng cần Ít cần thiết Cần thiết
TT Các biện pháp (BP)
thiết (%)
(%)
(%)
1
BP1
5,0
25,0
70,0
2
BP2
5,5
15,5
79,0
3
BP3
15,0
17,0
68,0
4
BP4
11,0
18,0
71,0
Biện pháp 2 được đánh giá cao nhất với 79,0% ý kiến đánh giá là cần
thiết; 15,5% đánh giá là ít cần thiết; 5,5% đánh giá không cần thiết. Điều
này cho thấy, việc chỉ đạo cải tiến xây dựng và thực hiện kế hoạch đổi mới
sinh hoạt TCM theo hướng nghiên cứu bài học có vai trị quan trọng, ảnh
hưởng đến chất lượng hoạt động của TCM.
3.3.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
Khơng khả Ít khả thi
Khả thi
TT Các biện pháp (BP)
thi (%)
(%)
(%)
1
BP1
10,5
19,0
70,5
2
BP2
2,5
30,0
67,5
3
BP3
10,0
39,5
50,5
4
BP4
8,0
32
60,0
Biện pháp 1 được đánh giá có tính khả thi cao nhất, biện pháp 2 được
đánh giá khả thi, biện pháp 3 được đánh giá mức độ khả thi thấp nhất. Đây
là vấn đề TTCM phải lưu ý khi thực hiện, cần phải chú trọng hơn nữa để
nâng cao chất lượng hoạt động TCM theo hướng NCBH.
Tóm lại: Qua khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp cho
thấy, đa số khách thể nghiên cứu được hỏi khẳng định các biện pháp đề
xuất có tính khả thi ở mức độ cao. Điều này thể hiện các biện pháp này có
thể áp dụng vào thực tế để nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn
theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường THPT quận Thanh Xuân, Hà
Nội trong giai đoạn hiện nay.
22
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Kết luận về mặt lí luận
Luận văn đã xác định được những vấn đề lí luận cơ bản về tổ chun
mơn, hoạt động tổ chuyên môn, hoạt động tổ chuyên môn theo hướng
nghiên cứu bài học ở trường phổ thông và đặc biệt đã xác định được 4 nội
dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của
tổ trưởng chuyên môn ở trường phổ thông theo tiếp cận chức năng quản lý
gồm: Lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài
học; Tổ chức bộ máy hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài
học; Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học;
Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo
nghiên cứu bài học. Luận văn đã xác định được một số yếu tố ảnh hưởng
tới quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại
trường trung học phổ thơng của tổ trưởng chun mơn. Gồm có các nhóm
yếu tố như: Các yếu tố chủ quan về phía người tổ trưởng chuyên môn ảnh
hưởng tới quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học tại
các trường trung học phổ thông; Các yếu tố thuộc về giáo viên trong tổ
chuyên môn ảnh hưởng tới quản lý tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học
của tổ trưởng chuyên môn; Các yếu tố thuộc về môi trường khách quan
ảnh hưởng tới quản lý tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học của tổ
trưởng chuyên môn trong trường trung học phổ thông.
1.2.Kết luận về mặt thực tiễn
Luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động tổ chun mơn theo
hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng chuyên môn các trường THPT
quận Thanh Xuân, Hà Nội; Phân tích thực trạng quản lý hoạt động tổ
chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng chuyên môn các
trường THPT quận Thanh Xuân, Hà Nội; Phân tích thực trạng các yếu tố
ảnh hưởng tới quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu
bài học của tổ trưởng chuyên môn các trường THPT quận Thanh Xuân, Hà
Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mức độ thực hiện các hoạt động của tổ
chuyên môn ở các trường THPT quận Thanh Xuân, Hà Nội mức độ tốt.
Bên cạnh đó, chỉ có một số vấn đề nhỏ cần lưu ý hơn đó là: hoạt động tổ
chức hoạt động nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm cho
giáo viên trong tổ theo hướng nghiên cứu bài học; Nghiên cứu nắm vững
đặc điểm học sinh,….
23
Phân tích thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng
nghiên cứu bài học của tổ trưởng chuyên môn tại các trường THPT quận
Thanh Xuân, Hà Nội trên 4 nội dung theo cách tiếp cận chức năng quản lý
hoạt động này cho thấy: Thực trạng lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn
theo hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng chuyên môn; tổ chức bộ máy
hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng
chuyên môn; chỉ đạo, điều chỉnh hoạt động tổ chuyên môn theo hướng
nghiên cứu bài học của tổ trưởng chuyên môn; kiểm tra đánh giá hoạt động
tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng chuyên môn
đã được thực hiện ở mức độ khá tốt. Nội dung quản lý được tổ trưởng
chuyên môn các trường THPT thực hiện tốt nhất là lập kế hoạch hoạt động
tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng chuyên môn;
tổ chức bộ máy hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
của tổ trưởng chuyên môn; chỉ đạo, điều chỉnh hoạt động tổ chuyên môn
theo hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng chuyên môn. Nội dung kiểm
tra đánh giá hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của
tổ trưởng chuyên môn đã được đánh giá mức độ thực hiện không tốt bằng
3 nội dung quản lý nêu trên. Đây là điểm đáng lưu ý của chủ thể quản lý
hoạt động này.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động tổ chuyên môn
theo hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng chun mơn cho thấy: Các
yếu tố đều có mức độ ảnh hưởng nhiều tới quản lý hoạt động này của tổ
trưởng chun mơn. Trong đó, các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý và giáo
viên (nhận thức và năng lực) là các yếu tố có ảnh hưởng nhiều hơn các yếu
tố khác tới quản lý hoạt động này của chủ thể.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn luận văn đề xuất 4
biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài
học tại các trường THPT quận Thanh Xuân, Hà Nội. Các biện pháp đều
được nêu rõ mục đích - ý nghĩa, nội dung, cách thức, điều kiện thực hiện.
Cả 4 biện pháp đều được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi quản lý
hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại các trường
THPT quận Thanh Xuân, Hà Nội.
24
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Hàng năm có kế hoạch, kinh phí cho việc tổ chức các lớp bồi dưỡng
tổ trưởng chun mơn vì số lượng tổ trưởng chuyên môn được học bồi
dưỡng chiếm tỷ lệ còn rất thấp.
2.2. Đối với hiệu trưởng trường trung học phổ thông
Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất,
có kế hoạch đầu tư mua sắm và khai thác hiệu quả trang thiết bị dạy học,
tạo những điều kiện tốt nhất cho hoạt động của tổ chuyên môn, động viên
đội ngũ tổ trưởng cả về vật chất và tinh thần. Quan tâm trực tiếp đến việc
chỉ đạo điều hành tổ chuyên môn, hạn chế việc uỷ quyền, khốn trắng cho
hiệu phó và tổ chuyên môn, để thúc đẩy hoạt động của tổ chuyên môn đạt
hiệu quả. Đặc biệt quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của giáo viên,
kịp thời động viên, khen thưởng giáo viên, nhân viên nỗ lực vượt khó, thực
hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục trong nhà trường.
2.3. Đối với tổ trưởng chuyên môn
Cần thường xuyên học tập, nâng cao trình độ về quản lý hoạt động tổ
chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại trường THPT.
Chủ động, tích cực trong việc xây dựng và thực hiện hoạt động tổ
chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại trường THPT.
Khuyến khích giáo viên trong tổ thực hiện đổi mới hoạt động tổ
chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tại trường THPT.
25