Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.96 KB, 48 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG THÔN
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
NƠNG THƠN
1. Một số khái niệm
1.1. Nơng nghiệp
- Nông nghiệp: là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, bảo đảm những nhu cầu thiết
yếu nhất của con người, nơng nghiệp giữ vai trị vơ cùng to lớn và đặc biệt quan trọng
trong quá trình phát triển KH - XH mà chưa có ngành sản xuất nào có thể đáp ứng được.
- Nơng nghiệp: là ngành sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi nhằm cung cấp lương
thực, thực phẩm cho con người và nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
1.1.1. Phân loại nông nghiệp:
- Phân loại theo nghĩa hẹp: bao gồm ngành chăn nuôi và ngành trồng trọt
- Phân loại theo nghĩa rộng: bao gồm Ngành nông nghiệp, Ngành lâm nghiệp, Ngành ngư
nghiệp
1.1.2. Vai trị của nơng nghiệp
1. Nơng nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo nhu cầu cơ bản nhất của con
người
2. Nông nghiệp cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất một số ngành công nghiệp
VD: tôm, cá cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thủy sản
Mía cung cấp nguyên liệu chon ngành chế biến, sản xuất đường
3. Nông nghiệp có vai trị xuất khẩu hàng hóa, nơng sản thu ngoại tệ tạo tích lũy ban đầu
cho phát triển kinh tế xã hội
4. Nông nghiệp là thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành công nghiệp, dịch vụ
VD: mua máy cày, máy bừa phục vụ cho việc sản xuất nơng nghiệp
5. Nơng nghiệp có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường
sinh thái
Đa phần nguồn tài nguyên phân bố ở nông thôn
Đa phần các cảnh quan đẹp đều phân bố ở nông thơn
6. Nơng nghiệp có vai trị quan trọng trong việc bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, phát
triển bền vững của quốc gia
1.1.3. Đặc điểm chung của nông nghiệp


1. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật, năng suất lao động phụ thuộc vào năng
suất sinh vật


2. Sản xuất nơng nghiệp có tính chất thời vụ trong việc sử dụng lao động, vốn và các nguồn
lực khác
3. Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt
4. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu được tiến hành trên địa bàn nông thôn, khơng gian rộng
lớn và thời gian dài.
5. Chủ thể chính trong sản xuất nông nghiệp là nông dân
1.1.4. Đặc điểm riêng của nơng nghiệp Việt Nam
1. Diện tích đất sản xuất không lớn, manh mún, nhỏ lẻ
2. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên nơng nghiệp có khả năng tăng vụ và
quay vịng đất nhanh
3. Cây lương thực cơ bản trong sản xuất nông nghiệp là cấy lúa nước.
4. Nền sản xuất nhỏ, lạc hậu chuyển sang nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa, vận động
theo cơ chế thị trường
5. Trình độ của lực lượng sản xuất cịn yếu kém
6. Trình độ phát triển sản xuất nơng nghiệp khơng đồng bộ.
Câu hỏi: Trình bày vấn đề đặt ra đối với QLNN đối với nông nghiệp
-

-



a) Những vấn đề đặt ra đối với QLNN đối với nông nghiệp
Đối tượng sản xuất nông nghiệp là sinh vật: như vậy muốn có cây trồng vật ni đem lại
năng suất, hiệu quả cao thì:
+ Giống phải tốt, bảo đảm cho năng suất cao

+ Phải thành lập ra các viện nghiên cứu để đưa ra những loại sinh vật phù hợp với từng
vùng lãnh thổ khác nhau
+ Huy động vốn đầu tư từ những ngành nghề khác phục vụ cho quá trình sản xuất
+ Nâng cao trình độ của người nơng dân để chuyển giao cho họ những kỹ thuật sản xuất
hiệu quả
Sản xuất nơng nghiệp có tính chất thời vụ trong việc sử dụng lao động, nguồn vốn và các
nguồn lực khác: Để có thể nâng cao được hiệu quả của sản xuất nông nghiệp đồng thời
tiết kiệm được các nguồn lực, khơng làm lãng phí các nguồn lực thì cần có những biện
pháp như:
+ Đa dạng hóa các ngành nghề trong nông nghiệp
+ Tiến hành thâm canh tăng vụ đối với những vùng đất có tiềm năng tránh tình trạng bỏ
hoang phí đất
+ Hình thành các làng nghề truyền thống nhằm tạo ra công ăn việc làm cho người nông
dân khi họ nhàn rỗi
Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt
Quá trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ làm cho đất sản xuất
nông nghiệp ngày càng giảm dần


 Tình trạng người dân tàn phá đất đai diễn ra ngày càng nhiều
 Vấn để suy kiệt, khai thác sử dụng các hóa chất làm giảm đi chất lượng của đất
Do đó, QLNN cần tập trung:
+ Nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ thống khung pháp lý để bảo vệ người dân
+ Khuyến khích người dân khai thác có hiệu quả đồng thời bảo vệ, cải tạo đất đai
- Sản xuất nông nghiệp chủ yếu được tiến hành trên một địa bàn nơng thơn rộng lớn:
+ Cần có các chiến lược, chính sách quy hoạch vùng sản xuất hợp lý, khai thác có hiệu
quả tiềm năng về nơng nghiệp
+ Quan tâm, chú trọng trong việc lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi đảm bảo cho việc
sản xuất đạt hiệu quả
- Chủ thể chính trong sản xuất nơng nghiệp là người nơng dân: Đa phần trình độ, hiêu biết

cũng như kiến thức của người nông dân về nông nghiệp cịn hạn chế, thiếu hiểu biết. Do
đó, cần có những biện pháp nhằm giúp đỡ, hỗ trợ người nông dân trong q trình sản xuất
nơng nghiệp. Sử dụng một số biện pháp mang tính cưỡng chế hành chính đối với những
tổ chức, cá nhân có hành vi gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp diễn ra trong không gian rộng lớn và trong thời gian dài:
+ Cần có các biện pháp về nhằm làm giảm đi tối thiểu diện tích đất đai làm tư liệu cho
sản xuất tuy nhiên lại đạt được hiệu quả cao nhất
+ Có các biện pháp nhằm thu hẹp khoảng thời gian sản xuất nơng nghiệp để có thể tận
dụng được tối đa các nguồn lực để phục vụ cho quá trình sản xuất NN
+ Có các biện pháp hỗ trợ, bảo trợ cho sản xuất nông nghiệp
1.2. Nông thôn
1.2.1. Khái niệm nông thôn:
Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư trong đó có nhiều nơng dân tập hợp này
tham gia vào các hoạt động KT, VH, XH và mơi trường trong một thể chế chính trị nhất định
và chịu ảnh hưởng của các yếu tố dầu vào (rất quan trọng)
1.2.2. Đặc điểm của nơng thơn VN
1. Trình độ phát triền cơ sở hạ tầng còn thấp và khơng đồng bộ
2. Nghề chính là nơng nghiệp, trình độ dân trí cịn thấp
3. Mật độ dân số thấp
4. Xu hương di cư từ nông thôn ra thành thị
5. Cồng đồng làng bản thuần nhất hơn về đặc điểm chủng tộc, tâm lý và nền văn minh nơng
nghiệp, tính cố kết cộng đồng cao
1.3. Phát triển nông thôn


Phát triển nơng thơn là q trình tất yếu cải thiện mộ cách bền vững kinh tế, văn hóa, xã
hội, môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn.
1.4.

Phát triển nông thôn bền vững


Phát triển bền vững: là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không gây hại
đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thể hệ tương lai.
Phát triển nông thôn bên vững:
+ Bảo đảm nhu cầu lương thực thực phẩm của con người hiện tại mà không làm cạn kiệt
nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tương lai
+ Bảo đảm công bằng xã hội, hoạt động kinh tế nhóm này khơng gây ảnh hưởng tới nhu cầu
của nhóm người khác và nhu cầu phát triển của thế hệ mai sau.
1.4.1. Các nguyên tắc phát triển bền vững về con người:
1. Dân chủ và an toàn (được bảo đảm về sức khỏe, tính mạng)
2. Bình đẳng và công bằng xã hội
3. Chất lượng cuộc sống cho người dân bền vững
4. Người dân tham gia hợp tác với chính phủ
5. Tơn trọng q khứ của tổ tiên và quyền lợi của thế hệ mai sau
1.4.2. Bền vững trong phát triển nông thôn về kinh tế
1. Tăng cường và đa dạng hóa các nền kinh tế nơng thơn
2. Đảm bảo cho người có lợi từ các hoạt động của địa phương họ
3. Thúc đẩy sự phát triển phồn vinh lâu dài ở nông thôn
4. Tránh gây ra ảnh hưởng và tác động xấu đến khu vực khác trong nền kinh tế quốc dân
5. Thay đổi mơ hình và cơng nghệ sản xuất mơ hình tiêu dùng theo hướng sạch hơn và thân
thiện với môi trường hơn
6. Thực hiện q trình “Cơng nghiệp hóa sạch”
7. Phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phương phát triển bền vững
1.4.3. Phát triển nông thôn bền vững trên phương diện quản lý:
1. Phát triển bền vững kinh tế nông thôn
2. Phát triển bền vững xã hội nông thôn
3. An tồn mơi trường và bảo vệ tài ngun thiên nhiên
4. Thể chế bền vững
1.4.4. Nội dung QLNN về nông thôn:
- QL về kinh tế nông thôn

- QL vấn đề xã hội ở nông thôn
- QL về môi trường nông thôn
- QL về mặt trật tự xã hội ở nông thôn


- Xây dựng và quản lý
1.5. Vai trò của phát triển nơng nghiệp và nơng thơn:
1.5.1. Vai trị về kinh tế:
- Bảo đảm cung cấp lương thực thực phẩm và nguyên liệu gia dụng khác cho con người
- Tạo tiền đề quan trọng và thực hiện hiệu quả tiến trình CNH – HĐH
- Nhân tố kích thích các ngành phi nơng nghiệp phát triển
1.5.2. Vai trị về xã hội và môi trường:
- Bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên
- Bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn ngừa, phịng chống thiên tai
- Tạo việc làm cho nơng dân
- Góp phần ổn định chính trị, an ninh xã hội, trật tự được giữ vững
- Tạo cơ sở vật chất cho phát triển văn hóa ở nơng thơn
1.6. Khái niệm quản lý nhà nước đối với phát triển nông thôn
Quản lý nhà nước đối với phát triển nông thôn là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước
của các cơ quan trong BMNN nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở các
quy luật phát triển xã hội, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất tiềm năng, các cơ hội để đạt được
mục đích ổn định và phát triển nơng thơn.
2. Q trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam
Q trình phát triển NN, NT VN được chia làm 3 giai đoạn cụ thể:
+ Giai đoạn 1986-1990: giai đoạn vượt qua những khó khăn ban đầu
+ Giai đoạn 1991- 1995: giai đoạn phát triển của sản xuất hàng hóa theo chiều rộng, định
hướng xuất khẩu
+ Gian đoạn 1996- nay: là giai đoạn phát triển theo chiều sâu
2.1.1. Giai đoạn 1986 – 1990:
- Nông nghiệp VN tiếp tục phát triển với mơ hình tập trung, bao cấp

- Khốn, chấm cơng hợp tác xã
- “ khốn chui”
Những hạn chế của giai đoạn này đó là:
- Khơng tạo động lực được cho người lao động làm việc
- Năng suất cây trồng, vật nuôi, năng suất lao động thấp
- Hiệu quả kinh doanh của mỗi tổ chức kinh tế, mỗi loại nơng sản khơng thể tính tốn
được
- Tệ quan liêu, tham nhũng phát triển tràn lan
Một số chính sách, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn:


- Hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo cho quá trình phát triển
- Nghiên cứu, chuyển gia cơng nghệ hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình sản xuất
nông nghiệp
2.1.2. Giai đoạn 1991 - 1995:
- Đây được xem là bước quá độ chuyển đổi cơ chế quản lý nơng nghiệp từ khốn 3 khâu
theo chỉ thị 100 (13/1/1981) đến khốn tất cả các khâu cho hộ gia đình trong nghị quyết
10 (05/4/1988) về đổi mới quản lý nông nghiệp
- Trong 2 năm từ năm 1989- 1990: tình trạng thiếu đói, giáp hạt đã giảm đến mức thấp nhất
và cơn sốt về lương thực đã được khắc phục một cách cơ bản
 Khoán 100
- Đây là nội dung đổi mới về nơng nghiệp VN, mang tính chất đột phá được đưa ra trong
chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương ngày 13/1/1981
- Nội dung của chỉ thị:
+ “Khoán sản phẩm đến nhóm người lao động và người lao động”
+ Mục đích: phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, năng suất lao động, thu nhập
của người lao động
+ Nguyên tắc: quản lý về việc sử dụng hiệu quả tư liệu sản xuất, trước hết là ruộng đất
quản lý và điều hành lao động phải dựa trên cơ sở gắn với kết quả cuối cùng của sản
phẩm, thực hiện khoán theo 3 khâu, 5 khâu, phân phối giải quyết hài hịa mối quan hệ lợi

ích của người lao động
+ Phạm vi: áp dụng đối với mọi cây trồng, vật nuôi
Ưu điểm:
- Đưa lại tác dụng phân chia chức năng kinh tế giữa tập thể và hộ gia đình cả về quan hệ sở
hữu, quan hệ quản lý và phân phối, mở đầu cho quá trình dân chủ hóa về mặt kinh tế
- Khốn 100 đã phá vỡ cơ chế tập trung, quan liêu trong sản xuất nông nghiệp
- Khốn 100 có tác dụng làm sống động nền kinh tế nông thôn và tạo ra 1 khối lượng nơng
sản lớn hơn so với thời kỳ trước đó
Nhược điểm:
- Khốn 100 cũng chỉ có tác dụng trong một thời gian sau đó giảm dần vì cơ chế tập trung
quan liêu vẫn tồn tại và được duy trì trong HTX, cũng như toàn bộ hệ thống tái sản xuất
xã hội của nơng nghiệp
- Khốn 100 chưa giải phóng được sức lao động trong nông nghiệp, người dân chưa trở
thành người chủ thực sự
 Khoán 10 (hay là nghị quyết 10)
Nội dung của khốn 10:
- Năm 1988: Bộ chính trị ban hành nghị quyết 10 về “Đổi mới quản lý kinh tế nơng
nghiệp”. với những điều chỉnh lớn nhằm giải phóng tư liệu sản xuất trong nông nghiệp,


nông thôn, chuyển giao chúng cho các hộ nông dân quản lý và sử dụng lâu dài, hộ nông
dân thanhd những đơn vị tử chủ trong sản xuất nông nghiệp
- Khoán 10: - “ Một chủ, Bốn tự” được hiểu đó là:
+ HTX tự xác định phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
+ Tự xác định hình thức, quy mơ sản xuất ( giảm dần vai trị của HTX)
+ Tự xác định hình thức phân phối, tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm để xã viên tự ra vào HTX
. khốn theo hình thức, mức giá
+ Tự nguyện của nơng dân và tự chủ của các đơn vị kinh tế
Cần chủ ý khi có những câu hỏi:
Chỉ thị 100 = khoán 100 = khoán 3 khâu, 5 khâu

Nghị quyết 10 = khoán 10 = khoán một chủ, bốn tự

Ưu điểm khoán 10:
- Bước đột phá lớn nhất làm thay đổi cơ bản hình thức tổ chức sản xuất nơng nghiệp ở
nước ta trong thời kỳ đổi mới
Nhược điểm khoán 10:
- Chưa giải phóng được hồn tồn sức lao động của nơng dân
- Tình trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ
Để giải quyết tình trạng này thì thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa. tuy nhiên, chính sách
này cũng cịn hạn chế vì nó có thể dân đến tình trạng tích tụ ruộng đất q nhiều. do đó để
có thể khắc phục nhược điểm này thì nền sử dụng chính sách hạn điền ( tức là hạn chế số
lượng ruộng đất đối với hộ gia đình)
2.1.3. Giai đoạn 1991- 1995
- Nghị quyết 05/ NQ/TW ( 10/6/993) về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông
thôn
- Luật đất đai năm 1993 khẳng định quyền sử dụng ruộng đất lâu dài, đáp ứng nguyện
vọng thiết tha của nông dân
- Tốc độ tăng trưởng nơng nghiệp bình qn thời kỳ 1991 – 1995 là 4,4 %. Tốc độ giảm
nghèo là 26%/ năm
- Mơ hình tổ chức sản xuất nơng nghiệp hàng hóa xuất hiện, cụ thể đó là các hình thức
trang trại
Nơng nghiệp của nước ta phát triển lên một bước cao mới


2.1.4. Giai đoạn 1996 – nay
- Thực hiện việc đa dạng hóa các loại cây trồng, vật ni,xóa dần thế độc canh
- Tỷ trong GDP của ngành nông nghiệp trong tổng số GDP của cả nước giảm đi nhưng giá
trị tuyết đối của tổng sản phẩm ngành nơng nghiệp thì không ngừng tăng lên
- Giai đoạn này, các mặt hàng nơng nghiệp chủ lực của nước ta đó là: cao su, hồ tiêu, cà
phê…

2.2. Thành tựu của nông nghiệp Việt Nam
- Sản xuất nơng nghiệp phát triển tương đối tồn diện, liên tục và tăng trưởng với tốc độ
khá cao.
- Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề
- Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn được tăng cường
- Đời sống vật chất, tình thần của dân cư ở hầu hết các vùng nơng thơn được cải thiện
- Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường dân chủ cơ sở được phát huy.
2.3. tồn tại và yếu kém
- Nôn nghiệp phát triển kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh
tranh thấp
- Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển châm chưa đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và lao động ở nơng thơn
- Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển
mạnh sản xuất hàng hóa
- Thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cịn yếu kém, mơi trường ngày càng ơ
nhiễm; năng lực ứng phó với thiên tai cịn nhiều hạn chế
- Đời sống vật chất và tình thần của người dân nơng thơn cịn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cịn cao,
chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn giữa các vùng lãnh thổ lớn, phát sinh
nhiều vấn đề xã hội bức xúc.
- Thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa gặp nhiều khó khăn, năng lực cạnh tranh của nơng
sản hàng hóa yếu.
- Lao động dư thừa nhiều
2.3. Ngun nhân
- Cơ chế, chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, nơng dân chưa thơng thống, điều
đồng bộ, thiếu tính đột phá và tính khả thi chưa cao nhưng chậm được điều chỉnh, bổ
sung nên chua phù hợp với nền sản xuất hàng hóa quy mơ lớn và xuất khẩu, nhất là các
chính sách về đất đai, khoa học, cơng nghệ, tín dụng, thị trường…
- Việc tổ chức thực hiện cịn nhiều yếu kém: chủ trương, chính sách ban hành nhiều nhưng
thực hiện chưa được hiệu quả, thiếu kiểm tra,đôn đốc. trách nhiệm của các cơ quan chưa
được phân định rõ ràng và xử lý nghiêm túc khi không thực hiện tốt, cịn tình trạng làm

đến đâu hay đến đó, chạy theo thành tích. Kinh nghiệm tốt ít được tổng kết và nhân rộng,


3.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

nhiều phong trào thị đua mang tính hình thức ít phát huy tác dung trong thực tiễn. sự phối
hợp của các ngành, các cấp. sự tham gia của các tổ chức đồn thể cịn nhiều yếu kém.
Việc nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên thế giới vào điều kiện của
đất nước ta còn nhiều hạn chế.
Đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn thấp, chưa xứng đáng với vai trị của nó
trong nền kinh tế
Do xuất phát điểm của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thấp, chất lượng kết cấu hạ tầng
và dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn thấp.
Do chưa thực hiện nghiêm túc đường lối đúng đắn trong các Nghị quyết của Đảng đã đề
ra là: Coi tọng cơng nghiệp hó, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn.
Khái qt về nội dung QLNN đối với PTNT
Hoạch định phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
Xây dựng đồng bộ và ban hành hệ thống thể chế tạo môi trường pháp lý cho phát triển
nông nghiệp và kinh tế nông thôn
Quản lý và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây
dựng quan hệ sản xuất phù hợp
Quản lý, quy hoạch, xây dựng các điểm dân cư nông thôn
Quản lý, xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn

Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước, sự tham gia của đồn thể chính
trị - xã hội trong lĩnh vực NN - PTNT
Kiểm tra, giám sát việc tực hiện đường lối, chính sách các thể chế quản lý của Nhà nước,
uốn nắn các sai lầm lệch lạc, xử lý nghiêm các vi phạm
CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM

1. Quan điểm, mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn VN
1.1. Quan điểm phát triển
1.1.1. Phát triển bền vững kinh tế nông thôn
- Quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững
+ Phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy
được các lợi thế của nông nghiệp nhiệt đới
+ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế
biến; gắn sản xuất với thị trường
+ Phát huy lợi thế của từng vùng trong cả nước, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học và
công nghệ trong kinh tế nông nghiệp.
+ Phát triển nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai
trị chủ đạo


-

-

-

-

-


-

+ Tiếp tục phát triển kinh tế hợp tác xã, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh nơng nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.
Quan điểm trong việc mở rộng các nguồn thu nhập phi nông nghiệp
+ CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của quá trình CNH - HĐH đất nước
+ Coi trong thực hiện CNH - HĐH trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đưa nông
nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn
Giải quyết tố vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân
+ Nông nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp CNH
- HĐH, xây dựng và BVTQ, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển KT - XH bền
vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo ANQP; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc và BVMT sinh thái của đất nước
+ Các vấn đề NN, ND, NT phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh
CNH- HĐH đất nước
+ Giải quyết các vấn đề NN, ND, NT là nhiệm vục của cả hệ thống chính trị và toàn xã
hội
1.1.2. Quan điểm phát triển bền vững xã hội nông thôn
Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình
phát triển KT- XH của đất nước, đảm bảo hài hòa giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách
phát triển giữa các vùng, giữa nơng thơn và thành thị.
Có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách đảm bảo việc làm cho nông dân, nhất
là ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ nơng
thơn
Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh; thực hiện tốt chính
sách bảo hiểm y tế, dân số, giảm tỷ lệ sinh ở nông thôn
Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số

Xây dựng hệ thống an sinh xã hội ở nông thôn, đảm bảo mức sống tối thiểu cho cư dân
nông thôn
Đấu tranh, ngăn chặn những hành vi tiêu cực, giữ vững AN,TTANXH, giải quyết kịp thời
các vụ khiện của nông dân, không để trở thành các điểm nóng ở nơng thơn.
1.1.3. Phát triển kinh tế nơng thơn theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước.
Phát triển NN, NT và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân phải dựa trên
cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng
vùng,lĩnh vực để giải phóng , sử dụng có hiệu quả các nguồn lực,khai thác tốt các điều
kiện thuận lợi trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế


- Nhà nước quản lý, điều tiết các quá trình phát triển KT- XH nông thôn bằng hệ thống
pháp luật. tuy nhiên vân tạo môi trường thuận lợi cho các thàn phân kinh tế hoạt động có
hiệu quả
- Nhà nước khuyến khích các hộ làm giàu và có chính sách xóa đói giảm nghèo, khuyến
khích các vùng nơng thơn phát triển , có chính sách hõ trợ các vùng nghèo, tụt hậu.
- Khuyến khích tự do cạnh tranh, nhưng cũng có biện pháp lành mạnh hóa sự cạnh tranh,
thực hiện công bằng, dân chủ trong nông thôn
1.1.4. Quan điểm tăng cường bảo vệ và quản lý môi trường
- Coi trọng và BVMNT, quản lý và khai thác hiệu quả
- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái
- Chủ động phịng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
1.2. Mục tiêu phát triển nơng nghiệp, nông thôn
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và thần của người dân nơng thơn, hài hịa giữa
các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng cịn nhiều khó khăn
- Xây dựng nền nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất
hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng , hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm
vững chắc an ninh lương thực quốc gia

- Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các
hình thức kinh tế tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ đô thị theo quy hoạch
- Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công- nông dân – trí thức vững mạnh,
tạo nền tảng KT – XH và chính trị vững chắc cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa- hiện đại
hóa, xây dựng và bản vệ tổ quốc VNXHCN
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thực hiện có hiệu quả việc CNH- HĐH nông nghiệp và nông thôn theo hướng đẩy nhanh
chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, hình thành nền cơng nghiệp hóa lớn
phù hợp với nhu cầu của thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng
+ Công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp
+ Đô thị thúc đẩy nông thôn
+ doanh nghiệp tác động và hỗ trợ nông dân
+ KHoa học công nghệ tác động và làm thay đổi phong tục, tập quán và phương thức sản
xuất
- Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp
+ Quy hoạch phù hợp và ổn định các vùng sản xuất lương thực , nâng cao giá trị và hiệu
quả của xuất khẩu gạo, có chính sách đảm bảo lợi ích cho người sản xuất lương thực
+ Phát triển vùng cây công nghiệp đápp ứng yêu cầu , nguyên vật liệu, công nghiệp và
xuất khẩu


-

-

-

-


+ Phát triển nông cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm, tăng tỷ trọng
ngành chăn nuôi trong nông nghiệp
+ Phát huyy lợi thế của ngành thủy sản tạo thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn, vươn
lên hàng đầu trong khu vực
+ Phát triển tài nguyên rừng, nâng cao đụ che phủ của rừng, kết hợp lâm nghiệp và nông
nghiệp để định canh, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi
Tăng tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, đưa những công nghệ mới vào
sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến. nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn của
cán bộ khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư
Hồn thiện về cơ bản hệ thống thủy lợi ngăn mặn, giữ ngọt, kiểm sốt lũ, tưới tiêu đảm
bảo an tồn, ổn định chp sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân. Đối với nhưng
khu vực thường xuyên bị bão lũ, cùng với cac giải pháp hạn chế tác hại của thiên tai, phải
điều chỉnh quy hoạch sản xuât và dân cư thích nghi với điều kiện thiên nhiên.
Hình thành các khu vục tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp, các làng nghề với
cơng nghệ thích hợp gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu, thu hút đầu tư của mọi
thành phân kinh tê vào việc phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn
Quy hoạch, xây dựng và cải tạo các điểm dân cư nông thôn
Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ và ngày càng hiện đại

2. Chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng thơn
2.1. Vai trị của chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng thơn
- Chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng thơn là mặt chủ yếu tạo lập các môi trường pháp
lý và kinh tế để khuyến khích nơng nghiệp, nơng thơn phát triển phù hợp với mục tiêu
phát triển nông nghiệp, nông thôn trong từng giai đoạn
+ Nó là mơi trường pháp lý trong việc khuyến khích khai thác tiềm năng đất đai, sức lao
động và các yếu tố tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
+ Nó là mơi trường pháp lý cho việc phát triển các thành phần kinh tế nhằm khai thác các
thành phân kinh tế nông thôn
- Điều tiết, hạn chế sự phát triển khơng phù hợp; xóa bỏ những xu hướng phát triển mang
tính tiêu cực của kinh tế thị trường

+ Hạn chế sự phát triển tự phát của nuôi trồng thủy sản dân đến phá hoại môi trường
+ Hạn chế và phá bỏ việc trồng cây thuốc phiện gây nên tệ nạn xã hội
- Điều tiết các mối quan hệ trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân và giữa các vùng nông
thôn
+ Chinh sách phát triển chăn nuôi trong mối tương quan với trồng trọt
+ Phát triển ngành nghề trong mối tương quan với nông nghiệp
+ Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách choc ac vùng đăc biệt khó khăn
trong mối tương quan với các vùng nông thôn khác


- Phát huy vai trò dân chủ, kết hợp giữa phát triển nơng nghiệp và kinh tế, văn hóa, xã hội
nông thôn, xây dựng nông thôn mới…
2.2. Đặc điểm của chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng thơn
- Có nhiều chính sách mang tính hỗ trợ
- Chính sách phát triển nơng thơn mang tính vùng, tính khu vực rõ rệt
- Chính sách phát triển nơng thơn có cả tính kinh tế và tính phi kinh tế
- Việc tổ chức triển khai văn bản chính sách phụ thuộc vào các đặc điểm tâm lý, tập quán
của người nông dân, của nguồn lao động nơng thơn
- Đối tượng chính sách là giai cấp đặc biệt: người nơng dân
Do đó, chính sách tác động cần có những biện pháp tổ chức thích hợp.
2.3. Một số chính sách phát triển nơng nghiệp
1. Chính sách đất đai
2. Chính sách thuế
3. Chính sách vốn đầu tư cho phát triển nơng thơn
4. Chính sách xã hội
5. Chính sách thị trường
6. Chính sách về khoa học và cơng nghệ
7. Chính sách tín dụng
8. Chính sách bảo hộ lao động
9. Chính sách phát triển ngành nghề nơng thơn

2.3.1. Chính sách đất đai
- Chính sách đất đai là trong quá trình phát triển nơng thơn là tổng thể các biện pháp kinh
tế và phi kinh tế của nhà nước tác động đến quá trình vận động của đất đai và tạo lại môi
trường cho đất đai vận động nhằm khai thác đất đai một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu
quả, gắn khai thác, sử dụng với bảo vệ, nâng cao chất lượng đất, phục vụ cho sản xuất
kinh doanh nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.
- Luật đất đai 2003 là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất quy định về đất đai của
cả nước.
- Chính sách đất đai có vai trị, vị trí quan trọng nhất trọng hệ thống chính sách phát
triển nơng thơn vì:
+ Chính sách đất đai là cơ sở pháp lý để quản lý , bảo vệ đất nông nghiệp là tư liệu sản
xuất không thể thay thế trong nơng nghiệp
+ Chính sách đất đai là cơ sở tạo quỹ đất đai cho xây dựng hệ thống hạ tầng, các cơ sở
kinh tế của các ngành kinh tế phi nơng nghiệp
+ Chính sách đât đai hợp lý thì tạo động lực cho việc sử dụng có hiệu quả của lao đất
đai
+ Chính sách đât đai hợp lý là động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn.


+ Chính sách đât đai có vai trị quan trọng trong q trình chuyển đổi nền nơng nghiệp
nước ta sang sản xuất hàng hóa
Đất 5% ( đất hạn điền):
1, căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương; mỗi xã, phường, thị trấn được lập
quỹ đất nơng nghiệp, sử dụng vào mục đích cơng ích khơng q 5% tổng diện tích đất cho các
nhu cầu cơng ích của địa phương
2, quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích cơng ích của xã, phường, thị trấn được sử dụng
để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các cơng trình cơng cộng của
địa phương; cho hộ gia đinh, cá nhân tại địa phương thuê đất để sản xuấ nông nghiệp, nuôi
trồng thủy sản và được sử dụng vào mục đích khác theo quy định của chính phủ.

3, quỹ đất nơng nghiệp sử dụng vào mục đích cơng ích của xã, phường, thị trấn do UBND xã,
Phường, Thị trấn nơi có đất quản lý sử dụng, không được phép mua bán, cho tặng, chuyển mục
đích sử đụng đất.
Hạn điền( hạn điền hay cịn được gọi là hạn mức đất nơng nghiệp)
Hạn mức đất là diện tích tối đa cho người sử dụng được hưởng các quyền lợi hoặc thực hiện các
nghĩa vụ theo quy định, ngồi hạn mức đó, người sử dụng đất sẽ bị hạn chế quyền lợi hoặc
không được áp dụng các chế độ miễn giảm theo quy định.
Mục đích của quy định mức hạn điền:
- Tránh tình trạng tích tụ ruộng đất của một số người, tạo ra sự công bằng, dân chủ cho mọi
người
- Quản lý, sử dụng đất hiệu quả, dễ dàng hơn.
2.3.2. Chính sách thuế
Nội dung chính sách:
- Trích tỷ lệ thỏa đáng nguồn thu từ thuế sử dụng đất cho ngân sách để tái đầu tư cho nơng
nghiệp, nơng thơn. Huy động sự đóng góp của nhân dân, xóa bỏ các loại phí trái pháp
luật
- Xây dựng chính sách thuế hợp lý góp phần bảo tồn quỹ đất nông nghiệp bảo đảm cho sự
phát triển và anninh lương thực quốc gia
- Sửa đối luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp
- Ban hành văn bản về chính sách thuế để khuyến khích đầu tư cho nơng nghiệp, nơng
thơn.


Quy định về thuế đất nông nghiệp được bãi bỏ năm 2003, hiện nay liên quan đến một số lĩnh
vực:
- Một số văn bản pháp luật:
+ LUật thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Nghị định 51/1999/NQ- CP của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích
đầu tư( sửa đổi)
+ Nghị định 20/2011/NĐ- CP hướng dẫn thực hiện nghị quyết 55/2010/QH12 về thuế sử

dụng đất nơng nghiệp

-

2.3.3. Chính sách vốn và đầu tư vốn cho phát triển nông thôn
 Lý do tồn tại chính sách
Xuất phát từ vai trị của nơng nghiệp trong nền kinh tế quốc dân: đó là ngành sản xuất vật
chất cơ bản cho xã hội
Xuất phát từ đặc thù của nông nghiệp: phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, rui ro cao và lợi
nhuận ít
Đây là ngành có khả năng thu hút đầu tư thấp hơn các ngành khác
 Các hình thức đầu tư
Vốn dưới hình thức cấp phát tài chính
Vốn tín dụng từ ngân sách nhà nước cho vay ưu đãi
Vốn tín dụng kinh doanh, đầu tư bình đẳng
Vốn nước ngồi qua liên doanh, liên kết

Tỷ lệ đầu tư mong muốn đạt được:
+ Nhà nước 62%
+ Đọng góp của nhân dân: 12%
+ Nguồn tín dụng ưu đãi: 23,5%
+ Khác: 2,5%

CHƯƠNG III: NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN.
1. Một số vấn đề chung về phát triển kinh tế nông thôn
1.1. Kinh tế nông thôn


Kinh tế nông thôn là một phức hợp những nhân tố cấu thành lực lượng sản xuất và quan

hệ sản xuất trong nông, lâm, ngư nghiệp cùng với các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền
thống, các ngành tiểu thủ công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành
thương nghiệp và dịch vụ tất ca có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng, lãnh
thổ và nền kinh tế quốc dân.
Phân loại kinh tế nông thôn:
- Phân loại theo cơ cấu ngành nghề: nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ
- Theo cơ cấu thành phần: có nhiều thành phần trong đó thành phân kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo
Hiện nay, nền kinh tế của nước ta bao gồm có 4 thành phần kinh tế chính đó là:
+ Thành phần kinh tế nhà nước
+ Thành phần kinh tế tập thể
+ Thành phần kinh tế tư nhân
+ Các thành phần kinh tế khác: thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, thành phần
kinh tế tư bản nhà nước, tư bản tư nhân
- Phân loại theo trình độ cơng nghệ: kết hợp có căn cứ khoa học nhiều trìn độ và quy mơ
nhất định
- Phân loại theo cơ cấu xã hội- giai cấp: biến đổi quan trọng về cơ cấu xã hội- giai cấp và
đời sống văn hóa xã hội ở nơng thơn
Đặc điểm của kinh tế nơng thơn:
- Kinh tế nơng thơn cũng có những đặc điểm chung giống như nền kinh tế quốc dân, cũng
có đầy đủ các thành phần kinh tế
- Tuân thủ theo nền kinh tế thị trường có sự định hướng của Nhà nước
Một số đặc điểm riêng của kinh tế nơng thơn:
- Quy mơ sản xuất vẫn cịn nhỏ lẻ, manh mún, mang tính địa phương
- Hiệu lực, hiệu quả quản lý nói chung vẫn cịn thấp. ( do tính cố kết cộng đồng ở khu vực
nông thôn rất cao do vậy mà việc giải quyết công việc cũng bị chi phối ít nhiều)
Vai trị của kinh tế nơng thơn:
- Kinh tế nông thôn là ngành sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn xã hội
- Kinh tế nông thôn là


2. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn
2.1. Khái niệm
2.1.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp


Cơ cấu nông nghiệp: là thuật ngữ chỉ mối quan hệ hợp thành của các sản phẩm nông nghiệp
theo mục đích sản xuất của con người ở từng địa bàn cụ thể trong một thời gian nhất định
- Theo nghĩa rộng: cơ cấu nông nghiệp được chia thành bao gồm cả 3 nhóm ngành: nơng
nghiệp thuần túy, lâm nghiệp và thủy sản
- Theo nghĩa hẹp: cơ cấu nông nghiệp chỉ bao gồm: trồng trọt và chăn ni
- Ngồi ra, cơ cấu nơng nghiệp có thể được chia theo lãnh thổ hoặc các thành phần kinh tế
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp: cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là tổng thể các ngành, lĩnh
vực, bộ phận của kinh tế bao gồm mối quan hệ tương tác giữa các yêu tố lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất thuộc khu vực kinh tế nông thôn trong những khoảng thời gian và điều kiện
kinh tế xã hội nhất định.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: là hoạt động của con người trong việc bố trí, sắp
xếp lại sản xuất nơng nghiệp nhằm đạt được lợi ích cao nhất trong những điều kiện nhất định ở
từng không gian và thời gian nhất định.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Các yếu tố tác động bên trong:
-

-

Nhân tố thị trường, nhu cầu tiêu dùng của xã hội
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Quan điểm, chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Cơ chế quản lý, hệ thống chính sách
Các yếu tố tác động bên ngồi:
Xu thế chính trị- xã hội của khu vực và thế giới

Xu thế tồn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa lực lượng sản xuất
Thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ
2.2. Hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn
2.2.1. Hướng chuyển dịch
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng CNH- HĐH, hội nhập
vào kinh tế tồn cầu
Tăng tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp
Cần lưu ý: công nghiệp và dịch vụ tăng, nông nghiệp giảm nhưng khơng có nghĩa là giảm
tất cả mọi mặt
Giảm là giảm về tỷ lệ % nông nghiệp trong tổng nền kinh tế. nhưng vẫn phải tăng về giá
trị

Trong nội bộ ngành nơng nghiệp: hiểu theo nghĩa hẹp thì nó bao gồm: trồng trọt và chăn
nuôi


Trong đó, giảm tỷ lệ trồng trọt, tăng tỷ lệ chăn nuôi
Trong trồng trọt: giảm tỷ lệ cây lương thực,và tăng tỷ lệ các cây công nghiệp, rau quả
- Đa dạng hóa các thành phần kinh tế ở Việt Nam
Nhằm tạo ra sức hút thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư phát triển nông
nghiệp, nông thôn.

-

-

-

-


-

2.2.2. Các biện pháp thực hiện:
Quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng
hiệu quả, ổn định và bền vững
Trong nông nghiệp tăng cường đầu tư và nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả các
vùng chuyên canh, ưu tiên phát triển các cây trồng vật ni có quy mơ xuất khẩu lớn và
thị trường ổn định
Khuyến khích mạnh mẽ mọi người dân và doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển các
ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn bằng việc chú trọng xây
dựng cơ sở hạ tầng nơng thơn, xóa bỏ các thủ tục phiền hà trong đăng ký kinhh doanh, có
các chế độ ưu đãi về thuế, tín dụng cho các đối tượng này
Điều chỉnh về chính sách ruộng đất để tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn
Hỗ trợ và hưỡng dẫn các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy
sản; phối hợp với các địa phương tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và
quản lý chất lượng nơng sản hàng hóa, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ
thương hiệu hàng hóa.
Thực hiện tốt q trình cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, gắn phát
triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp
2.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn
Kết quả: về căn bản đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, đã tăng được tỷ trọng
của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp
Hạn chế:
+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn mới chỉ thay đổi về số lượng mà chưa có sự
thay đổi một cách đồng bộ về chất lượng
Tốc độ tăng trưởng thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao.
+ Cơ cấu nông nghiệp chưa thốt khỏi tình hình độc canh cây lúa, nền kinh tế mới chỉ
dừng lại ở mức sản xuất hàng hóa nhỏ lẻ, manh mún
+ Các ngành nông – lâm – ngữ nghiệp chưa gắn bó chat chẽ với nhau thậm chí trong

nhiều trường hợp chúng cịn gây cản trở cho nhau.


-

-

2.2.4. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Tăng năng suất cây lương thực để giải quyết an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa các loại cây hàng hóa( như rau,
cây ăn quả, cây cơng nghiệp ngắn ngayg..)
Xây dựng cơ sở chế biện có quy mơ phù hợp với vùng sản xuất chắn ni hàng hóa và
đa dạng hóa cac mặt hàng thực phẩm chế biến đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
Phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên cơ sở mở rộng quy
mô, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
Thúc đẩy đa dạng hóa ngành thơng qua chế biến nhằm ổn định hệ thống sản xuât cho
hộ nông dân
Phát triển công nghiệp nông thôn, cụm làng nghề và dịch vụ nông thôn nhằm đa dạng
nguồn thu nhập của nông dân và đẩy nhanh cơng nghiệp hóa
Phát triển các khu cơng nghiệp phân bố hợp lý tại các khu vực nông thôn nhằm tạo sự
phát triển cân đối giữa các vùng, giảm sự tập trung cao ở các đô thị lớn
Phát triển nguồn nhân lực thơng qua giao dục, chăm sóc sức khỏe, nhằm nâng cao trình
độ, chun nghiệp hóa cho lao động nơng thơn
Tăng cường chủ động phịng, chống thiên tai, lũ lụt, hạn hán, khả năng dự báo thời tiết
để nhân dân có thể chủ động phịng chống
Phát triển trồng rừng nguyên liệu công nghiệp, khai thác sử dụng rừng hợp lý để tái tạo,
cải thiện chất lượng rừng, kết hợp với xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp, chế
biến lâm sản ở các vùng có khả năng cung cấp đầy đủ nguyên liệu ổn định.
Tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng vùng
núi cao, trước mắt là đầu tư giao thơng, cơng trình thủy điện, giáo dục..


3. Quản lý và phát triển các thành phần kinh tế ở nông thôn
 Sở hữu nhà nước( thành phần kinh tế nhà nước)
- Giữ vai trò nòng cốt, chủ đạo, dẫn dắt và định hướng phát triển toàn bộ ngành nông
nghiệp
- Bao gồm các doanh nghiệp vốn nhà nước nằm ở vùng trọng yếu, vùng sâu, giữ vai trò là
hạt nhân phát triển kinh tế
- Cổ phần trong các doanh nghiệp
- Trừ ruộng đất thuộc sở hữu của toàn dân
 Sử hữu tập thể( thành phần kinh tế hợp tác xã)
- Về giá trị: vốn thuộc sở hữu tập thể hợp tác xã hay các hình thức hợp tác gồm
+ Vốn cổ phần sáng lập


-

-

-

-

-

-

-

+ Cổ phần góp vốn
+ Phần lợi nhuận kinh doanh trích lập quỹ phát triển (nếu có )

Về hiện vật: tài sản thuộc sở hữu tập thể cũng đa dạng bao gồm:
+ Cơng trình tưới tiêu của tập thể
+ Các trang thiết bị và trụ sở làm việc
+ Máy móc hay tài sản cố định mua sắm
 Sở hữu tư nhân
Kinh tế tư nhân là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng
lao động của bản thân người lao động và gia đình
Hiện nay cả nướ chỉ có khoảng 5% doanh nghiệp nhà nước đảm nhận việc kinh doanh, số
còn lại là dân làm chủ dưới hình thức : kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại.
 Sở hữu liên kết
Đồng sở hữu: cùng đấu thầu diện tích mặt nước, diện tích đất trống đồi trọc và cùng góp
vốn kinh doanh
Nền tảng sở hữu nhà nước: nhà nước đầu tư, cải tạo, khai hoang, xây dựng cơ sở hạ tầng
rồi khốn hoặc cho hộ gia đình, trang trại th để kinh doanh
Sở hữu của công ty cổ phần nông nghiệp
Sở hữu của cơng ty theo mơ hình cơng ty mẹ, cơng ty con
Sở hữu liên kết theo mơ hình tập đồn kinh tế
3.1. Khuyến khích phát huy vai trị của thành phần kinh tế hộ gia đình
3.1.1. Kinh tế hộ gia đình
Khái niệm kinh tế hộ gia đình: là một bộ phận của thành phần sản xuất hàng hóa nhỏ, tồn
tại khách quan, lâu dài và ngày nay nhiều hộ gia đình đã bứt phá khỏi tình trạng tự cung
tự cấp, vươn lên sản xuất hàng hóa, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệ, đáp ứng
ngày một tốt hơn với nhu cầu thịt trường
Hộ là đơn vị kinh tế cơ sở chứa đựng các nguồn lực phát triển và quyền sở hữu tư liệu
sản xuất và kết quả sản xuất. nông hộ tự chủ sản xuất, tự chủ chi tiêu và phân phối các
nguồn thu nhập dựa trên quyết định của các hộ đã lựa chọn
Kinh tế hộ sẽ khơng bị xóa bỏ mà nó sẽ phát triển tiếp tục trong tương lai vì:
+ kinh tế hộ là đơn vị cơ sở nhỏ nhất
+ Cùng với quá trình phát triển của các thành phân kinh tế khác thì đến một chừng mực
nào đó nó sẽ phát triển và trở thành kinh tế trang trại( phát triển tư nhân ở mức cao hơn)

Nội dung khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình:
+ Tổ chức thực hiện tốt luật đât đai, luật thuế, chuyển quyền sử dụng đất , phát triển tín
dụng trong nơng thơn
+ Thực hiện tốt chính sách bảo hộ giá nông sản và bảo hiểm sản xuất nơng nghiệp, tổ
chức tốt việc thực hiện quỹ bình ổn giá



×