Tải bản đầy đủ (.doc) (201 trang)

ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.73 KB, 201 trang )

TRINH MINH TUAN
Anh hoặc chò hãy bình giảng bài thơ Chiều tối để làm nổi rõ chất thép, vẻ đẹp cổ điển, vẻ
đẹp hiện đại, tấm lòng nhân đạo bao la của Hồ Chí Minh.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Đây là kiểu bài bình giảng một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nhưng có đònh hướng rõ
rệt. Trọng tâm của việc bình giảng là phải làm nổi rõ chất thép, vẻ đẹp cổ điển, vẻ đẹp hiện đại,
tấm lòng nhân đạo bao la của Hồ Chí Minh.
Cần chú ý đối chiếu bản dòch thơ với nguyên tác; kết hợp giảng với bình.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Câu khai và câu thừa là bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối:
* Câu khai: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
- Thời gian là chiều tối (Bác đã nói ở tựa đề, không nói lại trong bài thơ).
- Không gian rất vắng vẻ, bao la. Đặc biệt, chỉ nhìn một cánh chim bay, Bác lại thấm
hiểu được “chim mỏi” (quyện điểu). Hơn nữa, Bác còn khẳng đònh chim sẽ “về rừng tìm cây ngủ”
(quy lâm tầm túc thụ). Phải là con người vô cùng thương yêu loài vật, hiểu nhiều về loài vật mới có
được sự cảm nhận tinh tế như vậy. Rõ ràng, Hồ Chí Minh có một tấm lòng nhân đạo bao la.
* Câu thừa: Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Câu thơ lại mở rộng một không gian khoáng đãng, bát ngát.
* Đánh giá:
- Chỉ vài nét chấm phá đơn sơ: một cánh chim, một chòm mây, núi rừng và bầu trời,
Hồ Chí Minh đã vẽ được một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, mang màu sắc cổ điển phương Đông.
Bác dùng hình ảnh ước lệ “chim mỏi về rừng” để nói đến hoàng hôn. Bác lấy điểm để tả diện – tả
“chòm mây lẻ” để gợi cái vô cùng của bầu trời. Bác lấy chuyển động để gợi sự ngừng nghỉ. Bác lấy
không gian để tả thời gian.
- Trong chiều sâu của ý thơ còn “hé mở” cho ta thấy một thoáng ước mơ thầm kín về
một mái nhà ấm, một chỗ dừng chân trên con đường dài muôn dặm của Bác.
2. Câu chuyển và câu hợp là bức tranh sinh hoạt của con người:
Chú ý phân tích:
* Nghệ thuật điệp ngữ liên hoàn; lối đảo ngược khéo léo “ma bao túc, bao túc ma” và
câu thơ “xay hết lò than đã rực hồng”.
* Vẻ đẹp hiện đại của bài thơ: Sự chuyển đổi bất ngờ của mạch thơ đã xua đi cái lạnh


lẽo, lẻ loi, tónh mòch, buồn bã của vùng sơn cước vào buổi chiều tối.
* Chất thép: Dù trong nghòch cảnh nhưng Bác vẫn lạc quan, yêu cảnh, yêu người, thi
hứng nồng nàn (vì thi hứng bốc cao nên bài thơ Chiều tối mới ra đời).
* Tấm lòng nhân đạo bao la, nhân đạo đến quên mình:
- Mọi vui buồn của Hồ Chí Minh đều gắn với vui buồn của dân tộc và nhân loại, chứ
không phụ thuộc cảnh ngộ của riêng mình.
- Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng về con người để cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ với
cuộc sống vất vả của con người, cụ thể là người lao động (cô gái xay ngô) trong bức tranh thơ này.
(Trích Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn Làm văn 12 – Phạm Ngọc Thắm)
Bình luận về chất thơ của bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh).
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
TRINH MINH TUAN
Đề yêu cầu tìm hiểu về điểm cốt lõi trong “chất thơ” của bài “Chiều tối”, tức là cái cơ bản
đã làm nên sức hấp dẫn, sức sống riêng của bài thơ này. Chất thơ của “Chiều tối” có nhiều biểu
hiện đa dạng. Nó toát lên từ vẻ đẹp của ngôn từ và gắn liền với nghệ thuật sử dụng hình ảnh, nghệ
thuật dùng nhãn tự. Nó liên hệ mật thiết với phong cách cổ điển mà Hồ Chí Minh đã sử dụng cũng
như cảm quan về đời sống của một nhà thơ hiện đại, cụ thể của một nhà thơ cộng sản. Những biểu
hiện này cần được phân tích, nhưng điều quan trọng trước hết là người viết phải cắt nghóa được
chúng từ một điểm qui chiếu nhất đònh, và đến lượt nó, điểm qui chiếu này phải đảm bảo được một
sự phát hiện có chiều sâu về “chân dung tinh thần” của tác giả – nhà thơ Hồ Chí Minh. Nói giản dò
hơn, khi thực hiện đề này, học sinh phải xác đònh được cho bài viết của mình một cái tứ xuyên suốt.
Cái tứ đó có thể là: Chất thơ của bài thơ “Chiều tối”, xét cho cùng là chất thơ của một tình yêu lớn
hướng tới cuộc sống con người.
B. DÀN BÀI:
I. MỞ BÀI: Giới thiệu bài thơ và vấn đề chất thơ.
II. THÂN BÀI:
1. Thơ ca Đông Tây kim cổ có rất nhiều bài viết về buổi chiều hoặc được gợi hứng từ buổi
chiều. Mỗi bài thơ có một cái hay riêng, một sức hấp dẫn riêng và thể hiện một kiểu quan hệ riêng
đối với đời sống. Bài thơ “Chiều tối” cũng vậy. Nó được người ta nhớ vì cái riêng của mình, vì cái
tình đối với cuộc sống vẫn được thể hiện đậm dà ngay trong lúc tác giả của nó bò đọa đày, ngay

trong lúc mà đối với người bình thường, cảm xúc thơ dễ bò triệt tiêu hoặc không cất lên nổi.
2. Bài thơ mở đầu với hai câu thể hiện niềm rung động của tác giả trước vẻ đẹp đơn sơ của
tạo vật lúc chiều xuống nơi xóm núi. Ở trong trường hợp của một số bài thơ khác, sự xuất hiện của
hình ảnh cánh chim, chòm mây có thể mang một sắc thái tự nhiên, hiển nhiên. Nhưng ở bài thơ này,
sự xuất hiện đó có chiều đặc biệt. Điều này rất dễ nhận ra khi ta nhớ lại hoàn cảnh ra đời của bài
thơ. Dó nhiên, qua các hình ảnh này, ta thấy rõ hứng thơ dồi dào của Bác, nhưng ta còn thấy rõ hơn
lòng yêu đời của Bác, dù hoàn cảnh khắc nghiệt thế nào cũng không phủ lên cảnh vật một cái nhìn u
tối. Thêm nữa, các hình ảnh được Bác nhắc tới cũng có cái gì đó rất gần gũi với đời sống, với cảnh
ngộ của chính Bác chứ không tồn tại như những kí hiệu trừu tượng, ước lệ.
3. Trong hai câu sau, Bác hướng sự chú ý vào một cảnh sinh hoạt của con người. Người ta
thấy rõ ở đây sự tinh luyện trong nghệ thuật thơ của Bác: Tả bóng tối mà không dùng chữ “tối”;
dũng chữ “hồng” theo cách điểm nhãn... Tuy nhiên, tất cả những điều đó chỉ là những biểu hiện bên
ngoài của một thiên hướng quan tâm sâu sắc tới cuộc sống con người và của một cái nhìn nghệ thuật
luôn thấy con người là hình ảnh trung tâm của đời sống nói chung, luôn tìm ra ánh sáng lạc quan, hi
vọng trong bất cứ cảnh ngộ nào.
III. KẾT BÀI:
Nhìn khái quát chất thơ của “Chiều tối” là chất thơ của một tâm hồn đẹp. Đọc bài thơ này,
điều khiến ta rung động trước hết là sự biểu hiện sinh động của con người Hồ Chí Minh: một nhà
nhân đạo lớn, một người cộng sản chân chính và một nhà thơ đích thực.
(Thực hành Làm văn 12)
Phân tích bài thơ Giải đi sớm ̣̣̣̣̣̣̣̣̣(Nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh).
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Bài thơ mô tả cảnh chuyển lao trong đêm và cảnh chuyển lao lúc bình minh; đồng thời, bộc
lộ tình cảm, nghò lực “thép”, tấm lòng nhân đạo mênh mông của Hồ Chí Minh.
TRINH MINH TUAN
Khi phân tích, cần bám sát văn bản, ngôn từ (cả 3 bản: phiên âm, dòch nghóa, dòch thơ); biết
chọn lọc những yếu tố độc đáo nhất để làm toát lên nội dung, nghệ thuật của thi phẩm. Mặt khác,
phải gắn văn bản thơ với tập Nhật kí trong tù.
Học sinh có thể chọn phương pháp phân tích cắt ngang từng cặp câu. Cuối cùng, đánh giá
tổng hợp cả hai khổ thơ.

B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
I. Cảnh chuyển lao trong đêm:
1. Bức tranh thiên nhiên:
* Rất khắc nghiệt: Đêm chưa tàn, đường xa, gió từng trận từng trận lạnh lẽo.
* Khung cảnh thi vò:
- Xuất hiện âm thanh quen thuộc của tiếng gà như một tiếng reo vui báo hiệu một
ngày mới, một sự sống mới bắt đầu.
- Có “Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san”.
* Bút pháp tả cảnh rất tinh tế, độc đáo:
- Dùng âm thanh (tiếng gà) để chỉ thời gian.
- Tả từ gần đến xa: Tiếng gà – quần tinh – vầng trăng – đỉnh núi. Thiên nhiên càng
lúc càng mở rộng trong tầm mắt người tù bò giải.
2. Hình ảnh tù nhân:
* Tư thế, hành động:
Người đi cất bước trên đường thẳm
Rát mặt đêm thu, trận gió hàn.
Tư thế người lên đường không phải là của một người tù “tay bò trói giật cánh khuỷu, cổ
mang xiềng xích”, mà là tư thế của một người đang đi chiến đấu vì chính nghóa.
* Tâm trạng: Rất chủ động, bình thản, ung dung, sẵn sàng vươn lên số phận, hoàn cảnh
gian nan, nghiệt ngã, chứ không buông xuôi trước nghòch cảnh.
II. Cảnh chuyển lao lúc bình minh:
1. Bức tranh thiên nhiên:
* Rực rỡ, ấm áp, tráng lệ, chan hòa ánh sáng:
- “Bạch sắc dó thành hồng” (Màu trắng đã thành màu hồng).
- “U ám tàn dư tảo nhất không” (Những rơi rớt của bóng đêm sớm hết sạch).
* Ở đây có sự đối lập giữa màu hồng tươi tắn với bóng đêm u ám, lạnh lẽo.
2. Hình ảnh tù nhân:
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng
* Tư thế: Hăm hở, khỏe khoắn, sang trọng.

* Tâm trạng: Sảng khoái, lạc quan, thi hứng nồng nàn, phơi phới một niềm tin, thể
hiện ở từng bước đi đónh đạc, thanh thoát.
(Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn Làm văn 12 – Phạm Ngọc Thắm)
Anh hoặc chò hãy bình giảng bài thơ Mới ra tù tập leo núi (Tân xuất ngục học đăng sơn) của
Hồ Chí Minh.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp tích tụ, thể hiện nghò lực kiên cường, tấm
lòng yêu nước thiết tha, tinh thần phấn đấu không mệt mỏi trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào
của Hồ Chí Minh.
TRINH MINH TUAN
Bên cạnh đó, bài thơ cũng có dụng ý thông tin: Tôi vẫn bình yên, lòng tôi vẫn trong sáng. Tôi
luôn nhớ về đất nước, về các đồng chí.
Để làm nổi bật nội dung ấy, trong quá trình bình giảng, cần chú ý đến tâm trạng của Bác
trong lúc sáng tác, nhất là hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Mặt khác, khi cần thiết, có thể đối chiếu cả
ba bản: phiên âm, dòch nghóa, dòch thơ.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
Bài thơ này vốn không nằm trong tập Nhật kí trong tù. Về sau, khi xuất bản, được đưa
thêm vào, vì bài thơ được sáng tác ngay khi Hồ Chí Minh ra tù.
2. Vẻ đẹp cổ điển:
* Câu khai:
- Phiên âm: Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân.
- Dòch nghóa: Mây ôm dãy núi, núi ôm mây.
- Dòch thơ: Núi ấp ôm mây, mây ấp núi.
Thủ pháp nhân hóa tu từ và điệp từ: “Mây ôm dãy núi, núi ôm mây” đã góp phần vẽ lên
một khung cảnh mây, núi trùng trùng điệp điệp, rất có hồn, rất đáng yêu.
* Câu thừa:
- Phiên âm: Giang tâm như kính tònh vô trần..
- Dòch nghóa: Lòng sông như gương, không chút bụi.
- Dòch thơ: Lòng sông gương sáng bụi không mờ.

Thủ pháp so sánh tu từ “lòng sông như gương” đã làm bật lên vẻ đẹp tuyệt vời của tấm
lòng Hồ Chí Minh. Đó là tấm lòng thủy chung son sắt, trong sáng, thanh khiết, một lòng vì dân
vì nước trong bất kì nghòch cảnh nào của cuộc đời.
3. Tâm trạng của nhà thơ:
* Câu chuyển: “Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lónh”.
Nỗi niềm nhớ thương, lo lắng khôn nguôi cho vận mệnh Tổ quốc.
* Câu hợp: “Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa”.
Nỗi niềm nhớ thương bạn bè, đồng chí da diết, cháy bỏng.
* Đánh giá: Hai câu trên có sự tương phản giữa cái vô hạn với cái hữu hạn.
4. Đánh giá tổng hợp:
* Đọc bài thơ, chúng ta thấy hiện lên hình ảnh của một con người có nghò lực phi thường –
nghò lực “thép”.
* Bài thơ thể hiện rõ phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh. Nhưng đáng ghi nhớ nhất
của bài thơ này là chủ nghóa lạc quan cách mạng vô bờ bến của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng.
(Trích Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn Làm văn 12 – Phạm Ngọc Thắm)
Đề
Anh hoặc chò hãy trình bày cảm nhận của mình về nhận đònh sau đây: “Có thể xem Nhật kí
trong tù như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tòch Hồ Chí Minh” (SGK Văn học
12, tập1).
A. GI Ý
- Đề bài nêu một giá trò cơ bản của tập thơ Nhật kí trong tù. Nói “chân dung tự họa con người
tinh thần” cũng chính là hình tượng của tác giả Hồ Chí Minh, hình tượng trữ tình bao trùm trong tập
thơ. Nhưng cần lưu ý là nhận đònh của sách giáo khoa nhấn mạnh “con người tinh thần”, nên bài làm
không cần trình bày, mô tả các phương diện khác, mà cần tập trung vào thế giới tinh thần (trí tuệ,
TRINH MINH TUAN
tình cảm, ý chí…). Nếu có nói đến những khổ ải mà Bác đã phải trải qua trong nhà tù, thì cũng nhằm
nói lên ý chí, nghò lực của Bác.
Đề bài yêu cầu trình bày cảm nhận của bản thân người làm bài, thực ra cũng là phân tích
“con người tinh thần” của Hồ Chí Minh trong tập thơ, có kết hợp với bình luận và nêu cảm nghó
của mình.

- Học sinh cần nắm vững nội dung cơ bản của tập Nhật kí trong tù, nhớ và chọn lọc những câu
thơ, bài thơ tiêu biểu thể hiện thế giới tinh thần phong phú, cao đẹp của Bác.
Điều quan trọng nữa là cần quan niệm cho đầy đủ về “con người tinh thần” của Bác qua tập
thơ. Nhật kí trong tù về cơ bản là một tập thơ “hướng nội”, bộc lộ con người tinh thần Hồ Chí Minh.
Hình tượng trữ tình bao trùm trong tập thơ là hình tượng chính con người Hồ Chí Minh. Con người
tinh thần của Bác hết sức phong phú, cao cả và đẹp đẽ, nhưng cũng rất bình dò, không xa lạ với mọi
người.
Để lập ý, có thể đi theo những hệ thống như: trí tuệ, tình cảm, ý chí hoặc dùng những khái
niệm có tính truyền thống như trí – nhân – dũng. Cũng có thể dựa vào ý một câu thơ của Hoàng
Trung Thông để nêu hai mặt thống nhất là “thép” và “tình”.
Không nên biến bài văn thành sự liệt kê các câu thơ trong một dàn ý có tính áp đặt hoặc
chung chung, mà không phân tích làm rõ bức chân dung thật sự sống động, giàu sức lay động, truyền
cảm của con người tinh thần Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù.
B. DÀN BÀI
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Nhật kí trong tù, một tập thơ được viết ra dường như ngoài chủ đònh của tác giả, chỉ cốt để
“ngâm ngợi cho khuây” trong những tháng ngày mà tác giả của nó – nhà cách mạng, nhà yêu nước
vó đại Hồ Chí Minh – bò giam giữ trong nhiều nhà tù của bọn Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch ở
tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Nhưng tác phẩm ấy đã trở thành một sự kiện lớn trong lòch sử văn học
hiện đại Việt Nam, có sức lay động to lớn và lâu bền trong nhiều thế hệ độc giả trong và ngoài nước.
- Giá trò lớn của Nhật kí trong tù là ở nhiều mặt. Nhiều người đã nói đến giá trò phản ánh thời
đại, sức mạnh tố cáo hiện thực đen tối của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch. Nhưng phải thấy rằng,
về cơ bản, Nhật kí trong tù là một tập thơ “hướng nội”. Tác giả viết trước hết để cho chính mình. Và
vì thế, hình tượng nổi bật và cũng là giá trò lớn lao nhất của tập thơ chính là hình tượng con người Hồ
Chí Minh. Bởi vậy, sách giáo khoa Văn 12 đã nhận đònh: “Có thể xem Nhật kí trong tù như một bức
chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tòch Hồ Chí Minh”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Đọc Nhật kí trong tù, chúng ta được tiếp cận chân dung con người tinh thần của Hồ Chí Minh
thật phong phú, cao đẹp và sâu sắc, khó nói hết được. Dưới đây chỉ là một số phương diện nổi bật
trong “bức chân dung” ấy.

1. Khát vọng tự do:
a. Một nét tâm trạng nổi bật trong Nhật kí trong tù là nỗi nóng lòng, sốt ruột như lửa đốt,
khắc khoải ngóng trông về tự do của người tù Hồ Chí Minh. Mang trọng trách đại biểu cho phong
trào cách mạng Việt Nam tìm sang Trung Hoa để bàn bạc phối hợp hành động chống đế quốc, phát
xít, thế mà bỗng dưng vô cớ, Bác bò bọn mật vụ Quốc dân đảng bắt giữ, rồi bò giải đi hết nhà giam
này đến nhà tù khác, không được xét xử, không biết bao giờ được thả. Hồ Chí Minh thấm thía nỗi
đau khổ vô hạn của sự mất tự do:
Trên đời ngàn vạn điều cay đắng
TRINH MINH TUAN
Cay đắng chi bằng mất tự do
(Cảnh binh khiêng lợn cùng đi)
Đau khổ chi bằng mất tự do
(Bò hạn chế)
Nỗi sốt ruột nóng lòng nhiều khi thành sự bất bình, phẫn nộ, giận dữ:
Quảng Tây đi khắp, lòng oan ức
Giải đến bao giờ, giải tới đâu
b. Mặt khác, chúng ta cũng bắt gặp một con người hoàn toàn tự chủ về tinh thần, ung dung
tự tại, tâm trí như bay lượn trong bầu trời tự do, không tù ngục nào giam hãm được.
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Và nhiều lần, Hồ Chí Minh thấy mình là “khách tự do”, thậm chí ung dung tự tại như một
“khách tiên” (Vào nhà lao huyện Tónh Tây, Trên đường, Đi Nam Ninh, Giải đi sớm,...). Đọc tập thơ,
chúng ta chứng kiến nhiều cuộc “vượt ngục” bằng tinh thần của người tù Hồ Chí Minh. Lúc thì
Người thả hồn mình theo vười vợi mảnh trăng thu, hoặc theo một cánh chim chiều, một vầng dương
buổi sớm, và nhất là, tâm hồn ấy tha thiết hướng về Tổ quốc, về đồng bào đồng chí, trong cả giấc
ngủ vẫn quyện với bóng cờ sao năm cánh.
2. Mộât trí tuệ, một tầm tư tưởng lớn:
a. Trí tuệ lớn thể hiện trong sự nhìn nhận hiện thực: Những bất công, vô lí, nghòch cảnh của
nhà tù Quốc dân đảng, nhìn rộng ra là cả một xã hội mục nát của nước Trung Hoa cũ dưới thời
Tưởng Giới Thạch).

Hơn thế nữa, từ những sự việc nhỏ, có khi là tầm thường, Hồ Chí Minh đã rút ra được
những khái quát, qui luật của đời sống, qua sự chiêm nghiệm của một con người thật từng trải, nên
có ý vò thâm trầm, sâu sắc.
+ Một sự nhìn nhận về bản chất “thiện” của con người và tác động của hoàn cảnh, của
giáo dục:
Ngủ thì ai cũng như lương thiện,
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền.
Hiền dữ phải đâu là tính sắn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên.
(Nửa đêm)
+ Một chiêm nghiệm về Đường đời hiểm trở:
Núi cao gặp hổ mà vô sự,
Đường phẳng gặp người, bò tống lao.
Những nhận đònh về cuộc đời của con người từng trải ấy không hề có vò yếm thế hay hư
vô, mà luôn biểu hiện ý thức hành động, đặt lòng tin ở con người và hướng về cuộc sống.
Đi dường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
(Đi đường)
b. Trí tuệ lớn ấy là trí tuệ của một nhà cách mạng, có tầm nhìn xa rộng, nhận thức được
chiều hướng của lòch sử và do đó, nhìn thấu suốt tương lai. Dù trong cảnh tối tăm của nhà ngục –
cũng là hoàn cảnh khó khăn của thực tại lúc ấy, Người đã nhìn thấy ánh sáng của vầng dương chiếu
tỏa: Trong ngục giờ đây còn tối mòt,
Ánh hồng trước mặt đã bừng soi.
(Buổi sớm)
TRINH MINH TUAN
Một cuộc chuyển lao mà người tù bò dựng dậy, giải đi từ lúc nửa đêm trên con đường xa
trong gió thu “trận trận hàn”, vậy mà bỗng chốc, khung cảnh đột ngột biến đổi: ánh ban mai quét
sạch bóng tối đêm tàn và người tù đi trong ánh sáng bình minh rực rỡ với hơi ấm bao la cả vũ trụ,

con người ấy không thể không thành thi nhân với thi hứng nồng nàn (Giải đi sớm). Cái nhìn biện
chứng về sự vận động của tự nhiên, của cuộc sống (Trời thu, Chiết tự) cùng với nhãn quan chính trò
xa rộng của nhà cách mạng đã tạo cơ sở cho niềm tin vững chắc vào tương lai.
3. Một trái tim lớn:
Trong bài thơ Bác ơi, Tố Hữu viết:
Bác ơi tim Bác mênh mông thế,
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.
Đọc Nhật kí trong tù, điều mà ai cũng cảm nhận và rung động là tấm lòng nhân ái bao la,
tình cảm nồng nàn, cháy bỏng đối với đất nước, với nhân dân của Bác:
a. Tấm lòng ấy luôn nhớ về Tổ quốc và đồng bào đồng chí:
Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng,
Tin tức bên nhà bữa bữa trông.
(Tức cảnh)
Khi nghe tin ở Việt Nam có biến động – tin về cuộc nổi dậy của phong trào cách mạng
trong nước, Người phấn khởi mà lại xót xa vì:
Xót mình giam hãm trong tù ngục,
Chưa được xông ra giữa trận tiền.
Hình bóng Tổ quốc đã vào cả trong giấc ngủ không an của người tù ấy (Không ngủ được)
với hình ảnh ngôi sao năm cánh rất đẹp và thiêng liêng.
Đến lúc thoát khỏi nhà tù, từ trên ngọn núi Tây Phong, tâm hồn sáng trong như gương ấy chỉ
một lòng trông về Tổ quốc và đồng bào đồng chí (Tân xuất ngục, học đăng sơn).
b. Lòng nhân ái ở Bác Hồ là lòng nhân ái của một chủ nghóa nhân đạo vừa rộng lớn bao la,
vừa sâu sắc thấm thía. Tình thương ấy hướng trước hết vào những người lao khổ. Tấm lòng ấy nhạy
bén, đồng cảm sâu sắc với mọi nỗi khổ đau, bất hạnh mà con người phải chòu đựng hàng ngày trong
nhà tù (Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, Một người tù cờ bạc vừa chết,,...). Bác gọi những người tù
cùng bò giam là “nạn hữu” (bạn tù). Bác cùng chia sẻ cảnh ngộ và nỗi niềm của họ, cùng đùa vui
trong cảnh ghẻ lở (“Mặc gấm bạn tù đều khách q, Gảy đàn trong ngục thảy tri âm”), thấu hiểu nỗi
lòng nhớ quê hương, nhớ nhà của họ (Người bạn tù thổi sáo). Tình thương ấy không xa rời cơ sở giai
cấp, nhưng nó mang tầm nhân loại rộng lớn phổ quát. Nhà thơ nữ Ấn Độ – Amrita Pritam đã viết về
Bác: “Người yêu thương nhân loại là ai đó, Bậc hiền nhân đó là ai?”.

c. Tâm hồn phong phú ấy đặc biệt nhạy cảm với thiên nhiên, rung động với cái đẹp. Đó thực
sự là một tâm hồn nghệ só lớn, vừa mang cốt cách cổ điển phương Đông, vừa có màu sắc hiện đại.
Tình yêu thiên nhiên là một phương diện rất quan trọng của tập Nhật kí trong tù. Dù bò giam
hãm trong ngục tù, tâm hồn Hồ Chí Minh vẫn vượt khỏi song sắt nhà giam để giao cảm với thiên
nhiên, từ ánh hồng ban mai, đám mây chiều, bông hoa hồng nở rồi tàn và nhất là trăng - người bạn
tri âm của Bác (Chiều tối, Ngắm trăng...). Trên các chặng đường chuyển lao là dòp để Người thả hồn
mình vào khung cảnh thiên nhiên. Mặc dù thân thể bò cùm trói, nhưng tâm hồn Bác thật sảng khoái,
tự do (“Vui say ai cấm ta đừng”). Nhiều bài thơ được viết trong cảnh đi đày, mà như được viết từ một
con người đang ung dung tự tại, một bậc hiền triết hòa đồng với thiên nhiên, vũ trụ (Chiều tối, Giải
đi sớm, Hoàng hôn).
4. Chất “thép” tuyệt vời thể hiện ở ý chí kiên đònh, nghò lực lớn lao, bền bỉ:
Bài thơ Đề từ của tập thơ Nhật kí trong tù đã khẳng đònh vai trò và sức mạnh của tinh thần
đối với sự nghiệp lớn (Muốn nên sự nghiệp lớn, Tinh thần cần phải cao”.
a. Chất “thép” trong Nhật kí trong tù thể hiện ở sự kiên đònh, vững vàng, chiến thắng mọi
gian khổ, vượt lên mọi hiểm nguy, “uy vũ bất năng khuất” trong suốt hơn một năm ròng bò đày ải nơi
TRINH MINH TUAN
ngục tù của bọn Tưởng Giới Thạch. Điều đáng chú ý là Bác Hồ luôn nhấn mạnh đến sự rèn luyện,
sự kiên trì của con người, đặc biệt là người cách mạng. Bởi chất “thép” không phải như một cái gì có
sẵn, được thiên phú cho những con người “siêu phàm”. Với Bác, mọi gian nan là điều kiện cho con
người rèn luyện thêm vững vàng, kiên đònh (“tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng”) và có vượt
qua được mọi tai ương, đau đớn mới trở nên sáng trong, cao đẹp (Nghe tiếng giã gạo, Bốn tháng rồi).
b. Chất “thép” ở Hồ Chí Minh không cần “lên giọng thép”, không cần lời thép, mà thường
toát ra một cách tự nhiên, bình dò trong tư thế ung dung, trong sự tự chủ cao độ của con người ở mọi
cảnh huống (Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh, Chiều tối, Giải đi sớm, Mới ra tù tập leo núi).
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Nhật kí trong tù là một bộ phận trong di sản tinh thần của Chủ tòch Hồ Chí Minh: Giá trò hàng
đầu của tập thơ thể hiện ở “bức chân dung tự họa con người tinh thần của Hồ Chí Minh”. Đó là chân
dung của một nhà cách mạng, một nhà yêu nước vó đại, cũng là một nhà nhân đạo chủ nghóa lớn,
một nhà văn hóa, một nhà thơ lớn. Đó là “con người Việt Nam đẹp nhất”, nhưng cũng là con người
của nhân loại, của mọi thời đại, “một con người đã qua một sự chắt lọc trong sáng nhất, đã được

nâng lên đến một tầm vóc lớn” (Phêlích Pita Rôtơrighết – nhà thơ Cu Ba).
(Theo Để ôn luyện lớp 12 – Nguyễn Văn Long)
Phân tích “bức chân dung tự họa” của Hồ Chí Minh” hiện lên qua các bài thơ Chiều tối, Giải
đi sớm và Mới ra tù, tập leo núi..
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Đây là mmọt đề Văn tổng hợp đòi hỏi vừa khả năng khái quát vấn đề vừa khả năng phân tích
từng tác phẩm cụ thể. Để thực hiện được yêu cầu của đề, không nên phân tích lần lượt từng bài thơ
mà nên rút từ các bài thơ những dẫn chứng sát hợp để minh họa cho các luận điểm về phẩm chất con
người Hồ Chí Minh. Một bài thơ có thể được dẫn ra nhiều lần để làm sáng tỏ những luận điểm khác
nahu, do vậy, khả năng viết trùng lặp rất dễ xảy ra. Để tránh khả năng này, mỗi lần dẫn thơ, người
viết chỉ nên khai thác một phương diện nhất đònh trong ý nghóa của nó vừa đủ chứng minh cho một
luận điểm nhất đònh. Những phương diện ý nghóa khác sẽ tiếp tục được khai thác trong những lần
dẫn sau. Thêm nữa, với từng luận điểm một, chỉ cần phân tích những dẫn chứng tiêu biểu nhất. Các
dẫn chứng ít tiêu biểu hơn có thể chỉ nói qua.
B. DÀN BÀI:
I. MỞ BÀI:
Các bài thơ đã nêu đều thuộc loại tác phẩm trữ tình. Bản chất của thơ trữ tình là tính chủ
quan. Ngoài nội dung phản ánh hiện thực khách quan (theo kiểu của thơ), thơ trữ tình chủ yếu bộc lộ
thế giới bên trong, thế giới tinh thần của người nghệ só. Hoàn toàn có cơ sở khi ta nói đến một thứ
chân dung tự họa của nghệ só – nhân vật trữ tình trong đó.
II. THÂN BÀI:
Qua các bài thơ trên, con người Hồ Chí Minh đã bộc lộ những phẩm chất cao đẹp nổi bật như
sau:
1. Đó là một con người có tinh thần thép vững vàng, “kiên trì”, “nhẫn nại” trước mọi thử
thách khốc liệt:
TRINH MINH TUAN
- Chiến thắng được những đọa đày thể xác, có đức tự chủ cao.
- Luôn có khát vọng sống chiến đấu vì dân tộc.
2. Đó là một con người có tâm hồn thật sự tự do:
- Luôn khao khát tự do.

- Luôn giữ được sự tự do tinh thần tuyệt đối trong mọi hoàn cảnh, không bao giờ để cảnh
ngộ bi đát chế ngự suy nghó, cảm xúc của mình.
3. Đó là một con người có tình yêu cuộc sống sâu nặng, thể hiện lòng nhân ái bao la:
- Rất yêu thiên nhiên tạo vật; nâng niu từng biểu hiện nhỏ của cái đẹp trong đời.
- Rất quan tâm đến con người; mọi cảm xúc đều hướng tới con người.
4. Đó là một con người có hồn thơ phong phú, có tài năng văn học lớn:
- Dễ rung động trước cái đẹp, dù trong cảnh huống nào.
- Thể hiện niềm rung động ấy qua những vần thơ cô đọng, giàu sức biểu cảm, vừa có vẻ
đẹp cổ kính, vừa có vẻ đẹp hiện đại.
III. KẾT BÀI:
Bức chân dung tự họa cóa vẻ đẹp hoàn chỉnh. Các mảng màu (các phẩm chất con người)
thống nhất với nhau, hòa quyện với nhau.
(Thực hành Làm văn 12)
Tình cảm nhân đạo được biểu hiện trong tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.
A. GI Ý CHUNG:
I. Giải thích khái niệm: Thế nào là nhân đạo?
II. Tình cảm nhân đạo được biểu hiện như thế nào trong Nhật kí trong tù?
III. So sánh, mở rộng, đánh giá:
a. So sánh với truyền thống nhân đọ của dân tộc.
b. So sánh với tinh thần nhân đạo thể hiện trong văn học cổ, văn học hiện thực phê phán
1930 -1945.
4. Tại sao Nhật kí trong tù lại thể hiện một chủ nghóa nhân đạo cao cả, sâu sắc như vậy?
B. GI Ý CỤ THỂ:
I. Thế nào là nhân đạo? (Giải thích khái niệm)
Lòng yêu thương, thông cảm đối với con người, căm ghét những thế lực chà đạp lên con
người, trân trọng, tin yêu, phát hiện những nét đẹp ở con người.
II. Tình cảm nhân đạo biểu hiện trong Nhật kí trong tù :
a. Quên đi nỗi khổ bản thân, thương yêu, cảm thông, chia sẻ, đau với nỗi đau của người
xung quanh (Vợ người bạn tù đến thăm chồng, Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, Người bạn tù thổi
sáo, Phu làm đường, Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng,....).

b. Vui với niềm vui của người của người xung quanh (Từ Long An đến Đồng Chính,…).
c. Căm ghét những thế lực chà đạp con người như chế độ nhà tù, chế độ xã hội Trung
Quốc thời Tưởng Giới Thạch (khi phân tích dẫn chứng, phải tập trung phân tích thái độ của nhà thơ
bộc lộ trong từng câu, từng chữ).
d. Người đã tìm thấy trong tâm hồn người lao động những nét đẹp của con người như tình
yêu quê hương, lòng chung chủy (Vợ ngời bạn tù đến thăm chồng, Người bạn tù thổi sáo,..).
TRINH MINH TUAN
e. Khát vọng tự do cho con người, ước mơ giải phóng con người (Không ngủ được, Ở Việt
Nam có biến động).
III. So sánh, mở rộng, đánh giá:
a. Tiếp tục và phát huy truyền thống nhân đạo của dân tộc:
• Nhiễu điều phủ lấy giá gương... (ca dao).
• Bầu ơi thương lấy bí cùng… (ca dao).
b. Khác với tinh thần nhân đạo trong văn học cổ điển và văn học hiện thực phê phán:
• Tình thương người gắn bó với tình cảm giai cấp, thể hiện ở lòng yêu thương người lao
động nghèo khổ.
• Tình thương người gắn với tình quốc tế vô sản (mở rộng tình cảm ra năm châu bốn
biển).
• Yêu thương gắn liền với hành động giải phóng con người khỏi áp bức bất công.
Đó chính là chủ nghóa nhân đạo cộng sản.
IV. Lí giải nguyên nhân:
a. Người xuất thân trong một gia đình nhà Nho yêu nước, lớn lên trong hoàn cảnh nước mất
nhà tan, chứng kiến bao nhiêu nỗi khổ của nhân dân.
b. Ba mươi năm bôn ba ở hải ngoại, làm các nghề vất vả. Đó là dòp để Người có điều kiện
quan sát, hiểu biết, gần gũi với nhân dân trên thế giới.
c. Người có một trái tim nhân ái:
Bác để tình thương cho chúng con
(Tố Hữu).
d. Vì yêu thương con người, Bác đã hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giai
cấp, đấu tranh dân tộc.

(135 bài văn chọn lọc – Thái Quang Vinh)
Thiên nhiên trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.
GI Ý CHUNG
Tình yêu thiên nhiên là một truyền thống của các nhà thơ phương Đông. Khi đọc Thiên gia
thi, Hồ Chí Minh cũng đã nhận xét:
Cổ thi thiên ái thiên nhiên mó,
Sơn thủy, yên hoa, tuyết nguyệt phong.
Nhật kí trong tù thể hiện tình yêu thiên nhiên trong một hoàn cảnh khắc nghiệt:
1. Những hình tượng thiên nhiên quen thuộc. Đặc biệt là hình tượng trăng:
a. Thiên nhiên đẹp tạo nên những bức tranh kì thú:
+ Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.
+ Phương đông màu trắng chuyển sang hồng.
+ Núi ấp ôm mây, mây ấp núi.
+ Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng.
+ Đất trời một thoáng thu màn ướt,
Sông núi muôn trùng trải gấm phơi.
TRINH MINH TUAN
Trời ấm hoa cười chào gió nhẹ,
Cây cao chim hót rộn cành tươi.
b. Hình ảnh trăng thân mật, gần gũi:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
c. Những hình tượng thiên nhiên khắc nghiệt:
+ Rát mặt đêm thu trận gió hàn.
+ Gió sắc tựa gươm mài đá núi,
Rét như dùi nhọn chích cành cây.
+ Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.
d. Thiên nhiên tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng:
+ Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt,

Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.
(Mảnh trăng thu tượng trưng cho khát vọng tự do)
+ Trong ngục giờ đây còn tối mòt,
Ánh hồng trước mặt đã bừng soi.
2. Vì sao hình ảnh thiên nhiên xuất hiện nhiều trong Nhật kí trong tù?
a. Hồ Chí Minh rất gắn bó và yêu thích thiên nhiên.
Nơi ở, nơi làm việc của Người ở Việt Bắc cũng như ở giữa thủ đô Hà Nội đều chan hòa
giữa thiên nhiên.
b. Người vốn có một tâm hồn nghệ só rất nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và tình
người.
c. Người chòu ảnh hưởng của thơ ca cổ điển phương Đông.
Lối cảm xúc của các thi nhân xưa phản ánh quan điểm triết học về sự hòa đồng giữa
con người và thiên nhiên.
3. Bàn luận:
a. Trong Nhật kí trong tù, chỉ vài ba bài có thể gọi là tả cảnh đơn thuần. Có lẽ đó là một
khuynh hướng tâm lí. Vì Bác quan niệm tự nhiên trước hết là một môi trường của cuộc sống, thiên
nhiên rất gần gũi với con người, không nên cô lập thiên nhiên với con người.
Nhật kí trong tù có sự hài hòa rất ý nhò giữa nội tâm và tạo vật. Thiên nhiên đem đến
cho con người một mối đồng cảm, một cơ hội để bộc lộ nội tâm.
b. Con người hài hòa trong tạo vật nhưng vẫn làm chủ tạo vật, làm cho bức tranh thiên
nhiên trở nên sống động và ấm áp hơn.
c. Thiên nhiên trong Nhật kí trong tù khác với thiên nhiên trong thơ cổ: Ở đây, con người
luôn giữ vai trò chủ thể. Thiên nhiên như một người bạn tri âm tri kỉ (Ngắm trăng). Con người hiện
diện trong thiên nhiên với tư cách là một thi nhân. Con người làm tôn vẻ đẹp của thiên nhiên và
thiên nhiên làm tôn vẻ đẹp của con người, mang lại niềm vui cho con người (Giải đi sớm khổ II, Mới
ra tù tập leo núi).
d. Trong quá trình vượt qua những khắc nghiệt của thiên nhiên, con người luôn ở tư thế
chiến thắng:
+ Giày rách, đường lầy, chân lấm láp,
Vẫn còn dấn bước dặm đường xa.

+ Rát mặt đêm thu trận gió hàn.
Thơ thiên nhiên trong Nhật kí trong tù có nhiều bài rất hay. Có những phác họa mà chân thật
và đậm đà như một bức tranh thủy mạc cổ điển. Có những cảnh lộng lẫy sinh động như những tấm
TRINH MINH TUAN
thảm thêu. Nhưng toát lên trong những bài thơ ấy là một tình yêu thiên nhiên rất nghệ só của một
chiến só cách mạng lão thành, giàu tinh thần thép, giàu dũng khí.
(135 bài văn chọn lọc – Thái Quang Vinh)
Đọc thơ Hồ Chí Minh, Hoài Thanh viết: “Khi Bác nói, trong thơ có thép, ta cũng cần tìm hiểu
thế nào là thép ở trong thơ. Có lẽ phải hiểu một cách rất linh hoạt mới đúng. Không phải có nói
chuyện thép, lên giọng thép mới có tinh thần thép” (Đọc Nhật kí trong tù – NXB Tác phẩm mới,
1977).
Giải thích ý kiến trên. Hãy chép ra theo trí nhớ và phân tích một bài thơ nào đấy của Bác
trong Nhật kí trong tù có “tinh thần thép” mà không “nói chuyện thép, lên giọng thép”.
A. GI Ý CHUNG:
1. Thế nào là “thép” trong một bài thơ nói riêng và trong văn học nói chung? Hiểu thế nào là
“tinh thần thép”, “nói chuyện thép, lên giọng thép”.
2. Soi vào Nhật kí trong tù, ta nên hiểu những điều trên một cách linh hoạt như thế nào?
3. Chép và phân tích một bài thơ trong Nhật kí trong tù có “tinh thần thép” mà không “nói
chuyện thép, lên giọng thép”.
B. GI Ý CỤ THỂ:
1. Thế nào là “thép” trong một bài thơ nói riêng và trong văn học nói chung?
a. Có đề cập đến nội dung chiến đấu, cách mạng, có hình tượng người chiến só.
b. Giọng điệu phải hừng hực khí thế chiến đấu, cất cao lời kêu gọi cổ vũ.
c. Có tác dụng như một vũ khí sắc bén chống quân thù.
d. Nhà văn phải là người chiến só trên mặt trận văn hóa nghệ thuật.
2. Ta nên hiểu một cách linh hoạt “chất thép”, “giọng thép” trong Nhật kí trong tù như thế
nào?
Chất “thép” và tinh thần người chiến só không phải lúc nào cũng bộc lộ trực tiếp, mà có
lúc bộc lộ gián tiếp. Có nhiều bài phải ngẫm nghó, ta mới thấy thấm thía một tinh thần thép rắn chắc,
không gì lay chuyển nổi. Vì vậy, ở Nhật kí trong tù, hầu như bài nào cũng có “thép”, bài nào cũng

thể hiện”tinh thần thép”.
a. Có những bài thể hiện trực tiếp:
- Tố cáo, lên án chế độ nhà tù khắc nghiệt và chế độ xã hội bất cong, mục rỗng (Bốn
tháng rồi, Cơm tù, Chia nước, Cái cùm, Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, Tiền vào nhà giam, v.v…).
- Thể hiện tinh thần chiến só:
+ Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao.
(Nhật kí trong tù)
TRINH MINH TUAN
+ Thà chết chẳng cam nô lệ mãi,
Tung bay cờ nghóa khắp trăm miền.
Xót mình giam hãm trong tù ngục,
Chưa được xông ra giữa trận tiền.
(Ở Việt Nam có biến động)
b. Có những bài không nói chuyện cách mạng, chuyện chiến đấu, nhưng vẫn thể hiện tinh
thần thép:
+ Ăn cơm nhà nước, ở nhà công,
Binh lính thay nhau để hộ tùng.
Non nước dạo chơi tùy sở thích,
Làm trai như thế cũng hào hùng.
+ Đầy mình đỏ tía như hoa gấm,
Sột soạt luôn tay tựa gảy đàn,
Mặc gấm, bạn tù đều khách q,
Gảy đàn, trong ngục thảy tri âm.
Sau nụ cười ấy là những giọt nước mắt xót xa, xen lẫn một tinh thần gang thép của người
chiến só cách mạng Hồ Chí Minh.
3. Có thể chép và phân tích bài thơ Mới ra tù, tập leo núi để làm nổi rõ vấn đề trên:
Mới ra tù, tập leo núi thể hiện một phong thái ung dung, một tấm lòng son sắt hướng về quê

hương đất nước, một ý chí quyết tâm rèn luyện láy lại sức lực để trở về phục vụ Tổ quốc, nhân dân.
Giọng thơ bình dò nhưng cứng cỏi “tinh thần thép”.
(135 bài văn chọn lọc – Thái Quang Vinh)
Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn, nhưng trong Nhật kí trong tù, Người lại viết:
Ngâm thơ ta vốn không ham,
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây.
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
Anh (chò) giải thích hiện tượng trên như thế nào?
A. GI Ý CHUNG:
Bài viết cần trình bày ba ý lớn:
1. Chứng minh Hồ Chí Minh là nhà thơ lớn.
2. Nhấn mạnh Người “chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được
hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được
học hành, để thấy Người không lấy văn thơ làm sự nghiệp của đời mình.
Ngâm thơ ta vốn không ham.
3. Giải thích tại sao có sự mâu thuẩn ấy?
B. GI Ý CỤ THỂ:
1. Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn:
Người không bao giờ tự nhận mình là một nhà thơ, nhà văn. Thế nhưng, Bác để lại cho đời
rất nhiều bài thơ hay, có giá trò lớn, với những cảm xúc dạt dào, với cái nhìn tinh tế, với một phong
cách rất đa dạng. Ta có thể bắt gặp những bài phảng phất thơ Đường, Tống trong Nhật kí trong tù
hay thơ kháng chiến củaBác. Ta cũng gặp những bài rất giản dò hay những bài thơ chúc Tết đậm đà
phong cách cổ truyền của dân tộc.
2. Thế mà, trong Nhật kí trong tù, Người lại viết:
Ngâm thơ ta vốn không ham.
Ta biết mục đích của Người “chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước
ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai
TRINH MINH TUAN
cũng được học hành”. Vì thế, Người không lấy văn thơ làm sự nghiệp, mặc dù không bao giờ xem

thường văn chương.
3. Tại sao Bác không có ý đònh trở thành một nhà thơ, nhà văn, nhưng lại là một nhà thơ,
nhà văn lớn?
a. Vì trong quá trình hoạt động cách mạng, Người thấy văn chương là một vũ khí sắc bến,
nên Người đã quyết tâm rèn luyện để có thể nắm chắc vũ khí ấy phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.
Dẫn chứng:
• Truyện kí Bác viết vào những năm 1920 là những áng văn xuôi của châu Âu hiện đại.
Bởi đối tượng mà Bác hướng đến lúc bấy giờ chủ yếu là nhân dân Pháp.
• Trong thời kì Mặt trận Việt Minh, để kêu gọi toàn dân đoàn kết đứng lên đánh Pháp
đuổi Nhật, Bác đã viết những bài thơ dưới dạng ca dao, hò, vè dễ thuộc, dễ hiểu, đáng
nhớ (Hòn đá to, Bài ca sợi chỉ, Ca dân cày,v.v…).
• Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, để động viên các nhà Nho yêu nước tham gia
kháng chiến, Bác đã sáng tác một số bài thơ chữ Hán gửi tặng cụ Võ Liêm Sơn, tặng
cụ Bùi.
b. Bác có tâm hồn rất nhạy cảm của một người nghệ só.
c. Bác rất yêu thơ và có năng khiếu làm thơ.
d. Bản thân được trao dồi học vấn từ nhỏ, trong quá trình hoạt động, Bác đi nhiều, có vốn
sống phong phú, đã từng kết thân với nhiều nhà văn, nhà thơ.
Bác còn kế thừa tuyền thống văn chương của gia đình và quê hương.
Vì tất cả các lí do trên, Bác đã trở thành một nhà thơ, nhà văn ngoài ý muốn.
(135 bài văn chọn lọc – Thái Quang Vinh)
Trong chuỗi ngày bò chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm, Hồ Chí Minh cảm thấy đau
khổ vô hạn vì bò mất tự do. Vậy mà có lúc Người lại tự nhận là “khách tự do”, “khách tiên”. Có thể
giải thích điều đó như thế nào?
GI Ý
1. Là người chiến só cách mạng đấu tranh cho tự do, độc lập của dân tộc, bỗng dưng vô cớ bò
bắt vào tù, bò đày đọa mà không được xét xử, Hồ Chí Minh rất bất bình, chua xót vì mất tự do.
- Nhiều câu thơ cụ thể:
• Đau khổ chi bằng mất tự do…
• Trên đời ngàn vạn điều cay đắng,

Cay đắng chi bằng mất tự do.
- Nhiều cảnh ngộ trớ trêu nói lên nỗi đau khổ đó: Bò trói dẫn đi với xiềng xích; đi đại tiện
cũng không được bình thường...
2. Tinh thần ở ngoài lao:
Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao.
- Vào nhà lao huyện Tónh Tây:
Còn lại trong tù khách tự do.
- Những cuộc “vượt ngục” bằng tinh thần: (Ngắm trăng, Đi dường, Không ngủ được...)
3. Giải thích:
- Vừa mang cốt cách ung dung tự tại của nhà hiền triết phương Đông.
- Vừa là bản lónh làm chủ của người cộng sản, nắm vững qui luật và hành động theo qui
luật.
TRINH MINH TUAN
(Trong mọi hoàn cảnh vẫn lạc quan, nhìn sự vật biện chứng và phát triển…)
(Trích 135 bài văn chọn lọc – Thái Quang Vinh)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tâm tư trong tù” của Tố Hữu:
Cô đơn thay là cảnh thân tù!
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về…
(Theo SGK Văn học 12, tập I, tr. 26)
Anh hoặc chò hãy bình giảng đoạn thơ trên.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Đây là kiểu bài bình giảng một đoạn thơ trữ tình.
Khi bình giảng, cần làm nỗi rõ nỗi cô đơn, lòng yêu đời, niềm khao khát tự do mãnh liệt của

nhân vật trữ tình trong những ngày bò giam cầm, tù hãm.
Chú ý bình hai câu cuối của đoạn trích.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Bốn câu đầu:
* Nỗi cô đơn, buồn bã của nhân vật trữ tình khi bò tù hãm:
Cô đơn thay là cảnh thân tù!
* Tâm hồn của nhân vật trữ tình luôn khát khao tự do, gắn bó với cuộc đời. Thái độ này
rất tích cực:
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
TRINH MINH TUAN
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
2. Bốn câu sau:
Bằng trí tưởng tượng phong phú, nhân vật trữ tình đã vẽ được một bức tranh sống động ở
bên ngoài xà lim, dựa trên những âm thanh của nó: Tiếng “chim reo”, tiếng “gió mạnh”, tiếng “dơi
chiều đập cánh” lúc hoàng hôn, tiếng “lạc ngựa rùng chân”, “tiếng guốc đi về...”.
Chú ý bình giảng hai câu thơ:
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về…
3. Đánh giá:
* Đây là một đoạn thơ hay nhất trong bài Tâm tư trong tù của Tố Hữu.
* Lời thơ cô đọng, hàm súc, trong sáng, truyền cảm, lôi cuốn.
* Nhòp thơ tha thiết, sôi nổi.
* Cái tôi của nhân vật trữ tình hiện lên vừa lãng mạn, trẻ trung, non nớt, mới mẻ, nhạy
cảm, tinh tế, vừa đáng yêu vừa hiên ngang bất khuất.
(Trích Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn Làm văn 12 – Phạm Ngọc Thắm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tâm tư trong tù” của Tố Hữu:
Ôi! Bao nhiêu ảo tưởng của hồn ngây
Tôi phút bỗng như quên đời thê thảm
Ở ngoài kia... biết bao thân tù hãm

Đọa đày trong những hố thẳm không cùng!
Tôi chiều nay giam cấm hận trong lòng
Chỉ là một giữa loài người đau khổ
Tôi chỉ một con chim bé nhỏ
Vứt trong lồng con giữa một lồng to
Chuyển đời quay theo tiếng gọi tự do
Tôi chỉ một giữa muôn người chiến đấu
Vẫn đứng thẳng trên đường đầy lửa máu
Chân kiêu căng không thoái bộ bao giờ!
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Khi phân tích, cần làm nổi rõ những suy ngẫm có tính tự biện của người chiến só cách mạng
đang bò tù hãm về số phận cá nhân mình và số phận của nhân dân trong hoàn cảnh đất nước đang rơi
vào bàn tay hung bạo của thực dân Pháp; lời tự phê bình để thức tỉnh và hòa nhập của người chiến só
ngay khi còn đang bò ngồi tù.
Ở phần đánh giá, nên chỉ ra những ưu điểm và hạn chếâ của trích đoạn.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Tinh thần tự phê bình của người chiến só cách mạng trung thành với lí tưởng:
Ôi! Bao nhiêu ảo tưởng của hồn ngây
Cảm hứng thơ càng lúc càng thiên về lí trí, thể hiện cái tôi tự biểu hiện của con người lí
trí, con người của quyết tâm và nghò lực, tự phê bình để tự thức tỉnh mình về chân lí, theo quan điểm
cách mạng:
Tôi chiều nay giam cấm hận trong lòng
Chỉ là một giữa loài người đau khổ
TRINH MINH TUAN
Tôi chỉ một con chim bé nhỏ
Vứt trong lồng con giữa một lồng to
Chuyển đời quay theo tiếng gọi tự do
Tôi chỉ một giữa muôn người chiến đấu
2. Tư thế của người chiến só cách mạng trên bước đường đầy lửa máu:
Vẫn đứng thẳng trên đường đầy lửa máu

Chân kiêu căng không thoái bộ bao giờ!
3. Đánh giá:
Lời thơ trong đoạn này nặng về nghò luận, biện luận, tự phê bình, có quan niệm đối lập
“cuộc đời to” với những tình cảm riêng. Hình tượng thơ thiếu sinh động. Tuy nhiên, tình cảm mãnh
liệt, lòng tin tuyệt đối vào ngày mai là một sức lay động mạnh.
(Trích Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn Làm văn 12 – Phạm Ngọc Thắm)
Nhận đònh về tập thơ Từ ấy của Tố Hữu, khi nhắc đến câu thơ: “Dưới đường xa nghe tiếng
guốc đi về” (Tâm tư trong tù), nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã có lời bình: “Một tiếng guốc
dưới đường xa nhà thơ ghi vội, đã bao nhiêu năm rồi còn vang mãi trong thơ” (Hoài Thanh – Phê
bình và tiểu luận, tập 1, tr, 101 - 102, NXB Văn học Hà Nội, 1960).
Theo anh (chò), cái gì đã làm nên sức rung, sức gợi lâu bền của câu thơ tưởng như rất bình
thường đó?
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Đây là kiểu bài nghò luận hỗn hợp.
Phạm vi yêu cầu rất hẹp, chỉ cảm thụ một câu thơ trong một bài thơ trữ tình. Vấn đề tưởng
chừng dễ nhưng lại khó. Học sinh cần đặt câu thơ vào đoạn thơ chứa nó và cả bài thơ để cảm nhận.
Thậm chí, lại phải đặt vào bối cảnh lòch sử mà bài thơ ra đời để trả lời đúng tâm điểm: “Cái gì đã
làm nên sức rung, sức gợi lâu bền của câu thơ tưởng như rất bình thường đó?”.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Giới thiệu nội dung bài thơ Tâm tư trong tù.
2. Giới thiệu câu thơ số 16 trong mối quan hệ với đoạn thơ chứa nó và cả bài thơ.
3. Để trả lời đúng yêu cầu của đề bài, cần bình được cái hay của “tiếng guốc” trong việc thể
hiện tình cảm và tâm trạng của nhà thơ.
(Trích Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn Làm văn 12 – Phạm Ngọc Thắm)
TRINH MINH TUAN
Tâm trạng của người chiến só cách mạng qua bài thơ “Tâm tư trong tù” của Tố Hữu.
GI Ý CỤ THỂ
1. Bài thơ có 47 câu, chia làm 3 phần:
* Phần I (từ câu 1 đến câu 24) : Buồn nhớ cuộc sống ngoài nhà tù.
* Phần II (từ câu 25 đến câu 34): Suy nghó về số phận mình và những người đang sống ngoài

nhà tù.
* Phần III (từ câu 35 đến câu 47) : Tự hứa với mình là phải giữ gìn phẩm cách trong sạch,
tinh thần chiến đấu cho lí tưởng.
2. Phần I: Buồn, nhớ cuộc sống ngoài nhà tù.
Nhiều tác giả đã nói lên tâm trạng người chiến só cách mạng phải sống trong tù. Bác Hồ
cũng đã từng viết:
Một ngày tù nghìn thu ở ngoài,
Lời nói người xưa đâu có sai
(Bốn tháng rồi)
Tâm trạng chung của người phải vào tù là vậy, còn đối với người chiến só hoạt động cách
mạng thì nặng nề hơn:
Trong ngục người nhàn nhàn quá đổi,
Chí cao mà chẳng đáng đồng chinh.
(Buồn)
Điều nặng nề đối với Tố Hữu là thấy mình bò tách khỏi các hoạt động cách mạng ở bên
ngoài. Ở tuổi mười chín, sinh lực tràn trề mà phải suốt ngày quanh quẩn trong bốn bức tường nhà
giam nhỏ hẹp, tách khỏi cuộc sống bên ngoài sôi động thì hỏi sao không thấy cô đơn, buồn nhớ cuộc
sống bên ngoài:
Cô đơn thay là cảnh thân tù !
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu !
Bốn câu thơ nói lên nỗi buồn cô đơn, đồng thời nói lên nỗi nhớ nhung cuộc sống bên ngoài.
Vào tù, nhà thơ cảm nhận sâu sắc những ngày tự do, được hòa mình vào cuộc sống chung,
thật “Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!”. Đây là tình cảm tự nhiên của tác giả, con người tha
thiết yêu đời.
Nhìn vào thực tế cuộc sống bò giam cầm trong tù, nhà thơ thấy thật buồn tẻ:
Đây âm u đôi ánh lạt ban chiều
Len nhẹ nhẹ qua rào ô cửa nhỏ
Đây lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ

Đây sàn lim, manh ván ghép sầm u ...
Toàn cảnh là một bức tranh sắc màu xám xòt. Ô cửa nhỏ cũng bò rào. Ánh chiều nhạt cũng
phải “len nhẹ nhẹ” mới vào nổi. Gian buồng giam “lạnh lẽo”, bốn bức tường vôi “khắc khổ”, ánh
sáng không có, tối tăm u ám. Cảnh sống đó với người thường đã buồn, với Tố Hữu lại càng buồn.
TRINH MINH TUAN
Buồn, nên nhà thơ cố lắng nghe âm thanh, tưởng tượng ra cuộc sống bên ngoài. Ngoài nhà
tù, cuộc sống thật đẹp, “chim reo trong gió”, “dơi chiều đập cánh”, “lạc ngựa rùng chân”. Đặc biệt,
“Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về”, âm thanh rất Huế. Hẳn tác giả ấm lòng khi nghe được âm
thanh này. Âm thanh như tiếp thêm sức sống cho nhà thơ. Nhà thơ cảm thấy “nhựa sống tràn trề”.
Và hình ảnh hiện lên mang đầy sức sống: “gió xối trên cành cây ngọn lá”, “mênh mang sức khỏe của
trăm loài”. Những âm thanh đời thực gợi tác giả hình dung ra cuộc sống gần gũi bên ngoài. Nhưng
rồi trí tưởng tượng bay bổng lại dẫn tác giả đến những hình ảnh xa hơn, rộng hơn “mơ hồ nghe tất cả
bên ngoài”. Thực ra thì làm sao có âm thanh đời “hút mật” để trở thành “hoa trái”, “Hương tự do
thơm ngát cả ngàn ngày”.
Những hình ảnh ấy hiện lên qua nỗi hồi tưởng cảnh những ngày tác giả chưa bò bắt.
Cuộc đời “ríu rít”, “thơm ngát” . Thật đẹp. Nghệ thuật chủ yếu tác giả vận dụng ở phần này
là điệp từ.
Nghe chim reo …
Nghe vội vã …
Nghe lạc ngựa …
Nghe gió xối …
Nghe mênh mang …
Đang ríu rít …
Đang hút mật …
Lối sử dụng điệp từ có ý nghóa nhấn mạnh cảm xúc: sự náo nức, hăm hở của tác giả.
3. Phần II:
Sang phần II, ý thơ chuyển lắng xuống suy tư. Tác giả thấy mình sống không thực tế, mình
đã quên “đời thê thảm”:
Ở ngoài kia …. Biết bao thân tù hãm
Đọa đày trong những hố thẳm khôn cùng.

Bản thân mình tuy có khổ vì bò giam hãm, nhưng cũng chẳng có gì nặng nề. Mình chỉ như
“một con chim bé nhỏ”, “Vứt trong lồng con giữa một lồng to”. Mọi người đều khổ, đều bò giam hãm
cả. Suy nghó vậy, nên tác giả quyết tâm: “Đứng thẳng trên con đường máu lửa”. Quyết “không thoái
bộ bao giờ”.
Điệp từ “Tôi chỉ một” nhấn mạnh nhận thức về mối quan hệ gắn bó giữa mình và tập thể,
giữa cá nhân và “loài người đau khổ”, “muôn người chiến đấu”.
Thực ra thì tác giả có phần cực đoan, ngây thơ. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi lúc này, nhà thơ
mới mười chín tuổi, chưa thể có sự từng trải cuộc đời. Điều đáng q ở đây là tấm lòng chân thật,
nhiệt tình cách mạng.
4. Phần III: Nhiệt tình, niềm say mê lí tưởng.
Ở phần này, cũng như nhiều bài thơ trong “Từ ấy”, Tố Hữu thể hiện một tâm hồn say mê lí
tưởng, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng:
Phải tranh đấu đến kỳ cùng quyết liệt
Còn một giây, còn một phút tàn hơi
Là còn tranh đấu mãi không thôi.
(Đôi bạn)
…. Và xin thề trước bóng dáng thiêng liêng
Quyết hi sinh, phá tan hết gông xiềng
Cho Tổ quốc muôn muôn năm độc lập!
(Quyết hi sinh)
Tố Hữu đến với cách mạng bằng tất cả tâm hồn trong sáng của mình:
Tôi sẽ cười như kẻ sẵn lòng tin
TRINH MINH TUAN
Giữ trinh bạch tâm hồn trong bụi bẩn.
Con người sẵn lòng tin đó nếu rơi vào mọi cảnh tù đày:
Nơi đày ải Đắc Pao, Lao Bảo
Là Côn Lôn, thế giới của ưu phiền
thì cũng “sẽ cười”.
Nhà thơ nói lên quyết tâm sắt đá của mình:
Tôi chưa chết, nghóa là chưa hết hận

Nghóa là chưa hết nhục của muôn đời
Nghóa là còn tranh đấu mãi không thôi
Còn trừ diệt cả mộtn loài thú độc!
Điệp từ “nghóa là” dồn dập, tạo nên âm hưởng vang vọng của một lời thề. Và bài thơ kết
thúc với âm thanh tiếng còi:
Có một tiếng còi xa trong gió rúc
Tiếng còi như đang nhắc nhở, thôi thúc tác giả giữ vững niềm tin để mai đây lên đường
chiến đấu. Câu kết đọng lại ý bài thơ.
5. “Tâm tư trong tù” là tiếng liòng chân thật của một thanh niên học sinh sớm giác ngộ lí tưởng.
Tâm hồn thanh niên đó trong sáng. Anh yêu đời, yêu cuộc sống, sẵn sàng hi sinh tất cả để đưa lại
độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân.
Nói về những sáng tác buổi đầu, nhà thơ Tố Hữu tâm sự: “Trong thơ tôi buổi đầu, có tấm
lòng của con người trẻ tuổi biết thương yêu những thân phận nghèo khổ, đọa đày. Nhưng cũng dễ
thấy trong “Từ ấy”, nhất là trong tập đầu (Máu lửa), cuộc đời của công nông, sức sống và lẽ phải của
công nông chưa được nói lên sức mạnh vó đại của nó...”.
Về nghệ thuật, “Từ ấy” đáng yêu ở sự chân thành, sôi nổi của tuổi trẻ.
Tóm lại, “Thơ tôi như buổi đầu, như nhiều bạn nói, có mang được sức nóng và ánh sáng của
ngọn lửa cách mạng, nhưng cũng còn những điểm non kém về tư tưởng và nghệ thuật. “Từ ấy” là
một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi đi theo lí tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu
tranh, nhưng tình cảm cách mạng còn có những điều mơ hồ, chưa chín. Trong quá trình cách mạng,
được Đảng giáo dục, cũng như nhiều đồng chí khác, tôi cứ lớn lên dần…” (Tố Hữu – Câu chuyện về
thơ).
Nhà văn Nguyễn Đình Thi, trong “Mấy vấn đề văn học”, cũng đã nhận xét: “… Thơ Tố Hữu
trước cách mạng là ngọn lửa cháy trong tâm hồn người tuổi trẻ yêu nước, yêu đời, yêu những người
cực khổ, được Đảng cho thấy con đường cách mạng, nhưng chưa kòp biết rõ cuộc sống thực, cuộc
sống cơm áo, mồ hôi nước mắt của quần chúng lao động. Trong nhà ngục, chí bất khuất của người
thanh niên vẫn gầm lên hoặc hát lên tha thiết, anh quyết vì Đảng chiến đấu đến cùng, ngọn lửa của
anh luôn luôn cháy bỏng. Nhưng khi lắng nghe tiếng đập của cuộc sống bên ngoài, anh mới nghe
thấy tiếng chim kêu, gió thổi, tiếng dơi chiều, tiếng ngựa hí. Khi anh nói: “Dưới đường xa nghe tiếng
guốc đi về” mà bỗng làm ta lay động cả tâm hồn là vì anh vừa nói đến một cái gì rất thực trong cuộc

sống hàng ngày của những con người thực. Tiếng hát của Tố Hữu lúc ấy sôi nổi và cảm động nhưng
còn thiếu gốc rễ trong những cái rất thực ấy của đời sống quần chúng. Vì vậy, tiếng hát của anh chưa
thoát ra được ảnh hưởng của thơ ca lãng mạn bấy giờ.
Ta nghe trong “Đá uy nghiêm trầm mặc dưới trời tro” còn hơi thở của “Điêu tàn” hoặc trong
“Bạn đời ơi vui chút với đời hồng” còn phảng phất câu thơ Xuân Diệu...”.
(Trích 135 bài văn chọn lọc – Thái Quang Vinh)
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
TRINH MINH TUAN
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đann nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
HƯỚNG THỨ NHẤT
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Mười dòng thơ (5 câu lục bát) thực sự được viết bởi ngòi bút già dặn và tinh tế. Khi bình
giảng, có thể tách đoạn thơ ra thành hai phần: hai dòng đầu và tám dòng sau. Trọng tâm bình giảng
dồn vào phần sau, tức là phần tạo dựng bức tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc theo chur đề:
Xuân – Hạ – Thu – Đông. Có thể vận dụng những thuật ngữ của hội họa để đánh giá nghệ thuật
miêu tả của tác giả. Không nên sa vào việc tả lại một cách rườm rà những điều tác giả đã tả mà phải
tập trung làm nổi bật tài vận dụng ngôn ngữ và chọn lọc chi tiết của nhà thơ.
B. DÀN BÀI:
I. MỞ BÀI:
- Việt Bắc ,khúc ca trữ tình nồng nàn, đắm say về những lẽ sống lớn, ân tình lớn của con
người cách mạng.

- Nỗi nhớ hướng về cảnh và người ở quê hương Việt Bắc là một nội dung nổi bật của bài
thơ, được thể hiện hết sức xuất sắc trong đoạn thơ trên.
II. THÂN BÀI:
- Hai dòng đầu của đoạn thơ vừa giới thiệu chur đề của đoạn, vừa có tính chất như một sự
đưa đẩy để nối các phần của bài thơ lại với nhau. Người ra đi đã nói rõ:
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Trong nỗi nhớ của người đi, cảnh vật lẫn con người Việt Bắc hòa quyện với nhau thành một
thể thống nhất.
- Trong tám dòng thơ tiếp theo, tác giả tạo dựng một bộ tranh tứ bình về Việt Bắc theo chủ
đề Xuân – Hạ – Thu – Đông. Ngòi bút tạo hình của nhà thơ đã đạt tới trình độ cổ điển. Bút pháp
miêu tả nhất quán: câu lục để nói cảnh, còn câu bát dành để “vẽ” người.
- Bức thứ nhất của bộ tranh tả cảnh mùa đông. Màu hoa chuối đỏ tươi đã làm trẻ lại màu
xanh trầm tòch của rừng già. Sự đối chọi hai màu xanh – đỏ ở đây rất đắt.
Hình ảnh con người được nói tới sau đó chính là điểm sáng di động của bức tranh. Tác giả
thật khéo gài con dao ở thắt lưng người đi trên đèo cao khiến hình ảnh đó trở nên nổi bật.
- Bức tranh thứ hai tả cảnh mùa xuân bằng gam màu trắng. Xuân về,rừng hoa mơ bừng nở.
Màu trắng tinh khiết của nó làm choáng ngợp lòng người. Âm điệu hai chữ “trắng rừng” diễn tả rất
đạt sức xuân nơi núi rừng và cảm giác ngây ngất trong lòng người ngắm cảnh.
Người đan nón có dáng vẻ khoan thai rất hòa hợp với bối cảnh. Từ “chuốt” vừa mang tính
chất của động từ vừa mang tính chất của tình tứ.
- Bức tranh thứ ba nói về mùa hè. Gam màu vàng được sử dụng đắt đòa. Đó là “màu” của
tiếng ve quyện hòa với màu vàng của rừng phách thay lá. Do cách diễn đạt tài tình của rừng phách,
ta có cảm tưởng tiếng ve đã gọi dậy sắc vàng của rừng phách và ngược lại sắc vàng này như đã thò
giác hóa tiếng ve.
Hình ảnh “cô gái hái măng một mình” xuất hiện đã cân bằng lại nét tả đầy kích thích ở trên.
Nó có khả năng khơi dậy trong ta những xúc cảm ngọt ngào.
TRINH MINH TUAN
- Bức tranh thứ tư vẽ cảnh mùa thu với ánh trăng dòu mát, êm đềm. Trên nền bối cảnh ấy,
“tiếng hát ân tình thủy chung” ai đó cất lên nghe thật ấm lòng. Đây là tiếng hát của ngày qua hay
tiếng hát của thời điểm hiện tại đang ngân nga trong lòng người sắp phải giã từ Việt Bắc?

III. KẾT BÀI:
Đoạn thơ có vẻ đẹp lộng lẫy đã được viết bằng một ngòi bút điêu luyện. Đọc nó, ấn tượng
sâu sắc còn lại là nghóa tình đối với “quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa”.
HƯỚNG THỨ NHẤT
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Đây là trong những đoạn thơ hay nhất của bài thơ Việt Bắc.Trong quá trình bình giảng, cần
làm nổi rõ nỗi nhớ da diết của nhà thơ về thiên nhiên thơ mộng nơi núi rừng Việt Bắc và con
người ở nơi giàu tình nặng nghóa ấy. Qua đó, thấy được Tố Hữu là một hồn thơ tài hoa, một cây
bút yêu thương da diết, gắn bó sâu nặng với nhân dân, với quê hương đất nước.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Khúc dạo đầu ấy đã làm “thoảng bay” nội dung của cả đoạn thơ: Nỗi nhớ da diết về thiên
nhiên thơ mộng nơi núi rừng Việt Bắc và con người ở nơi “ân tình thủy chung” ấy.
* Cặp từ “ta – mình”: Một thủ pháp nghệ thuật độc đáo, khơi nguồn cho dòng mạch nhớ
thương trôi chảy.
* “Ta về mình có nhớ ta” là câu hỏi tu từ được dùng làm cái cớ để bộc lộ tình cảm của
chính bản thân mình: “Ta về ta nhớ những hoa cùng người”.
2. Thiên nhiên và con người Việt Bắc (“hoa” và “người”):
2.1. Thiên nhiên: Đẹp như một bức tranh tứ bình, hiện lên ở các câu lục:
- Mùa đông: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
- Mùa xuân: Ngày xuân mơ nở trắng rừng
- Mùa hạ : Ve kêu rừng phách đổ vàng
- Mùa thu : Rừng thu trăng rọi hòa bình
2.2. Con người: Hiện lên ở các câu bát:
Con người Việt Bắc là linh hồn của bức tranh thơ, là trung tâm của nỗi nhớ mênh
mang.
3. Đánh giá tổng hợp bức tranh thơ kép – “hoa” và “người”:
* Thiên nhiên và con người hòa quyện, quấn quýt bên nhau và điểm tô cho nhau.

* Nghệ thuật điệp cấu trúc ngữ pháp, đổi trật tự cú pháp, điệp từ được nhà thơ sử dụng rất
thành công.
* Nhòp thơ, âm điệu thơ hài hòa, mềm mại, uyển chuyển, làm say lòng người.
* Cách xưng hô “mình – ta” rất gần với điệu hát giao duyên t6rong kho tàng ca dao – dân
ca.
* Sự kết hợp điêu luyện, hài hòa giữa nghệ thuật thơ ca với các yếu tố hội họa, âm nhạc,
điện ảnh đã chứng tỏ Tố Hữu là một người nghệ só tài hoa, yêu cảnh, yêu người, yêu quê hương đất
nước sâu nặng.
(Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn Làm văn 12 – Phạm Ngọc Thắm)
TRINH MINH TUAN
Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Quân đi điệp điệp trùng trùng,
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn,
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày,
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền,
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.
Vui từ Đồng Tháp, An Khê,
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
+ Đề yêu cầu bình giảng một đoạn thơ rất tiêu biểu cho giọng “sử ca” của Tố Hữu ở bài Việt
Bắc. Việc vận dụng kiến thức về lòch sử dân tộc để soi sáng nội dung miêu tả trong đoạn thơ là rất
cần, nhưng nhất thiết phải tránh các xu hướng làm bài sau đây:
- Thay thế việc phân tích nghệ thuật diễn tả của tác giả bằng việc kể lể dài dòng về
các sự kiện hoặc bối cảnh được gợi nhắc rất cô đọng trong đoạn thơ.
- Chỉ nhấn mạnh tính chính xác sử học của đoạn thơ mà quên khám phá tính chính

xác văn học của nó được thể hiện qua cách dùng từ, cách kiến tạo hình ảnh, cách đưa đòa danh vào
thơ...
+ Ngoài ra, khi thực hiện đề này, cần có ý thức làm sáng tỏ đặc trưng phong cách nghệ thuật
của Tố Hữu được thể hiện qua đoạn thơ.
B. DÀN BÀI:
I. MỞ BÀI:
- Việt Bắc là một bài thơ hay của Tố Hữu và là một thành tựu xuất sắc của nền thơ kháng
chiến chống Pháp 1945 – 1954.
- Nội dung cảm xúc chính của bài thơ là nỗi nhớ – một nỗi nhớ hướng tới nhiều đối tượng
cụ thể vừa khác biệt vừa thống nhất với nhau. Ở đoạn thơ sau, nỗi nhớ như xoáy vào những ngày
tháng hào hùng của cuộc kháng chiến (trích dẫn)
II. THÂN BÀI:
- Trong tám câu đầu, nhà thơ vẽ lại rất sống độïng hình ảnh những đêm Việt Bắc trong mùa
chiến dòch. Ban ngày kẻ thù đánh phá ác liệt, nhưng ban đêm thì ưu thế thuộc về chúng ta. Hai từ
“của ta” nằm cuối câu thứ nhất thể hiện rõ ý thức làm chủ của người kháng chiến đối với quê hương,
đất nước.
TRINH MINH TUAN
- Khí thế ra trận bừng bừng của quân ta được miêu tả hết sức chân thực bằng những hình ảnh
gân guốc, khỏe khoắn; bằng những từ tượng hình, tượng thanhchính xác; bằng một so sánh thoáng
nhìn qua không có gì mới mẻ nhưng thực chất lại có ý vò (Đêm đêm rầm rập như là đất rung).
- Nét lãng mạn trong đời sống kháng chiến cũng được nói tới bằng hình ảnh vừa giàu ý nghóa
tả thực, vừa thấm đẫm tính tượng trưng: Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
- Tuy mô tả cảnh ban đêm, nhưng bức tranh thơ của Tố Hữu lại giàu chi tiết nói về ánh sáng:
ánh sáng của sao trời, của lửa đuốc, của đèn pha... Sự so sánh Đèn pha bật sáng như ngày mai lên tuy
có vẻ cường điệu nhưng phản ánh đúng niềm phấn chấn tràn ngập lòng người kháng chiến.
- Để thể hiện không khí chiến thắng, tác giả lặp lại nhiều lần từ “vui” và đưa vào thơ một
loạt đòa danh. So với những nhà thơ khác như Quang Dũng, Hoàng Cầm, cách sử dụng đòa danh của
Tố Hữu vẫn có những nét riêng độc đáo.
III. KẾT BÀI:
- Đoạn thơ đã thực sự làm sống dậy không khí hào hùng của một thời kì lòch sử không thể

nào quên.
- Qua đoạn thơ, ta thấy rõ Tố Hữu quả là người chép sử trung thành của cách mạng và là nhà
thơ có khả năng tạo dựng những bức tranh hoành tráng về lòch sử dân tộc.
(Thực hành Làm văn 12)
Đề 18: Nhận đònh về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Việt Bắc của Tố
Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”.
Qua đoạn trích Việt Bắc trong sách giáo khoa, anh (chò) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Đề bài yêu cầu làm sáng tỏ ý kiến “Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là
khúc anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”. Học sinh phải biết chọn lọc các
dẫn chứng trong đoạn trích Việt Bắc ở sách giáo khoa để làm sáng tỏ ý kiến trên.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
1. Việt Bắc với vẻ đẹp của cảnh và người:
- Nét độc đáo của cảnh Việt Bắc.
- Sự hòa quyện giữa cảnh và người.
2. Việt Bắc hào hùng trong chiến đấu:
- Khung cảnh sử thi.
- Vai trò Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến.
3. Việt Bắc trong cảm hứng về ngày mai:
- Vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp.
- Dự đoán để ngăn ngừa sự tha hóa.
TRINH MINH TUAN
Đề 19: Trong bài Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu có đoạn:
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều.
Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh
Ngổn ngang bên nghóa bên tình
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào

Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!
Anh hoặc chò hãy phân tích đoạn thơ trên, đồng thời, liên hệ với Truyện Kiều, cuộc đời và
thời đại Nguyễn Du để làm rõ sự thương cảm của nhà thơ cách mạng đối với cảnh ngộ, số phận của
nhân vật Thúy Kiều và của đại thi hào Nguyễn Du.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Phân tích đoạn thơ này, cần hướng về tâm điểm: Làm rõ sự thương cảm của nhà thơ cách
mạng đối với cảnh ngộ, số phận của nhân vật Thúy Kiều và của đại thi hào Nguyễn Du. Muốn vậy,
cần tìm hiểu thêm cuộc đời, thời đại Nguyễn Du và Truyện Kiều. Cần phân tích thêm các yếu tố: thể
thơ lục bát, hình thức “tập Kiều”, giọng điệu trang trọng, tha thiết, hình ảnh và ngôn ngữ cổ kính,
hàm súc, ước lệ, đa nghóa... để thấy được tính dân tộc đậm đà và màu sắc cổ điển của đoạn thơ.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Hai câu đầu:
Phân tích các cụm từ:ø “nửa đêm”, “bâng khuâng” để thấy rằng Tố Hữu đã khơi gợi được
thế giới hình tượng của Truyện Kiều và đưa thẳng người đọc vào không khí thời đại Nguyễn Du, tạo
được âm hưởng chủ đạo cho bài thơ.
2. Sáu câu tiếp theo:
Tố Hữu bày tỏ niềm xúc động, thương yêu, cảm thông cho cảnh ngộ, số phận của Thúy
Kiều và của tác giả Truyện Kiều (Trong quá trình phân tích, cần liên hệ với Truyện Kiều, cuộc đời và
thời đại Nguyễn Du).
3. Đánh giá:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×