Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi HK 2 sinh 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.12 KB, 4 trang )

SỞ GD-ĐT VĨNH LONG
TRƯỜNG C2-3 MỸ PHƯỚC

ĐỀ 919

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN SINH - KHỐI 11. NĂM HỌC 2013 – 2014
Thời gian làm bài: 60phút
(Không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu 0,25 điểm.
Câu: 1 Côn trùng có hình thức hô hấp nào?
A) Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
B) Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
C) Hô hấp bằng phổi.
D) Hô hấp bằng mang.
Câu: 2 Cây cà chua đến tuổi lá thứ mấy thì ra hoa?
A) Lá thứ 12.
B) Lá thứ 13.
C) Lá thứ 15.
D) Lá thứ 14.
Câu: 3 Phản xạ là gì?
A) Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
B) Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.
C) Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể.
D) Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.
Câu: 4 Sự phân phối máu của hệ tuần hoàn kín trong cơ thể như thế nào?
A) Máu không được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.
B) Máu không được điều hoà và được phân phối nhanh đến các cơ quan.
C) Máu được điều hoà và phân phối nhanh đến các cơ quan.
D) Máu được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.


Câu: 5 Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ:
A) sự nhu động của hệ tiêu hoá.
B) sự di chuyển của chân.
C) sự co dãn của phần bụng.
D) vận động của cánh.
Câu: 6 Cây ngày ngắn là cây:
A) Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 8 giờ.
B) Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 10 giờ.
C) Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ.
D) Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 14 giờ.
Câu: 7 Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây?
A) Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
B) Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
C) Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
D) Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
Câu: 8 Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
A) Hướng đất
B) Hướng tiếp xúc
C) Hướng sáng
D) Hướng nước.
Câu: 9 Các hooc môn kích thích sinh trưởng bao gồm:
A) Auxin, gibêrelin, êtilen.
B) Auxin, gibêrelin, xitôkinin.
C) Auxin, axit abxixic, xitôkinin.
D) Auxin, êtilen, axit abxixic.
Câu: 10 Người ta sử dụng Gibêrelin để:
A) Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, phát triển bộ lá, tạo quả không
hạt.
B) Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt.
C) Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt.

D) Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ, tạo quả không
hạt.
Câu: 11 Giải phẩu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:
A) Bần  Tầng sinh bần  Mạch rây sơ cấp  Mạch rây thứ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ sơ cấp 
Gỗ thứ cấp  Tuỷ.
1 / 4 (919)


B) Tầng sinh bần  Bần  Mạch rây sơ cấp  Mạch rây thứ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ thứ cấp 
Gỗ sơ cấp  Tuỷ.
C) Bần  Tầng sinh bần  Mạch rây sơ cấp  Mạch rây thứ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ thứ cấp 
Gỗ sơ cấp  Tuỷ.
D) Bần  Tầng sinh bần Mạch rây thứ cấp  Mạch rây sơ cấp  Tầng sinh mạch  Gỗ thứ cấp 
Gỗ sơ cấp  Tuỷ.
Câu: 12 …(1)…….là vận động của cây phản ứng lại sự thay đổi của tác nhân môi trường tác động đồng
đều lên các bộ phận của cây. (1) là
A) Ứng động sinh trưởng
B) Ứng động không sinh trưởng
C) Ứng động
D) Hướng động
Câu: 13 Cơ chế điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu tăng diễn ra theo trật tự nào?
A) Tuyến tuỵ  Insulin  Gan và tế bào cơ thể  Glucôzơ trong máu giảm.
B) Gan  Insulin  Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể  Glucôzơ trong máu giảm.
C) Tuyến tuỵ  Insulin  Gan  tế bào cơ thể  Glucôzơ trong máu giảm.
D) Gan  Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể  Insulin  Glucôzơ trong máu giảm.
Câu: 14 Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành do:
A) Các tế bào thần kinh phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua 17 thần
kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
B) Các tế bào thần kinh rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế
bào thần kinh.

C) Các tế bào thần kinh rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành
mạng lưới tế bào thần kinh.
D) Các tế bào thần kinh phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng
lưới tế bào thần kinh.
Câu: 15 Kết quả sinh trưởng sơ cấp ở thực vật hai lá mầm là:
A) tạo biểu bì, tầng sinh mạch, mạch gỗ sơ cấp.
B) làm cho lóng dài ra
C) tạo mạch rây thứ cấp, gỗ dác, gỗ lõi
D) làm cho thân và rễ cây dài ra
Câu: 16 Các loài động vật ở cạn không bao giờ:
A) Thụ tinh trong.
B) Thụ tinh chéo.
C) Thụ tinh ngoài.
D) Tự thụ tinh.
Câu: 17 Khi giun đốt bị kích thích bởi 1 vật nhọn thì :
A) Một vùng cơ thể phản ứng
B) Không có phản ứng
C) Toàn thân phản ứng
D) Điểm bị kích thích phản ứng
Câu: 18 Cơ chế điều hoà hấp thụ nước diễn ra theo cơ chế nào?
A) Áp suất thẩm thấu tăng  Vùng đồi  Tuyến yên  ADH tăng  Thận hấp thụ nước trả về màu 
Áp suất thẩm thấu bình thường  vùng đồi.
B) Áp suất thẩm thấu tăng  Vùng đồi  ADH tăng  Tuyến yên  Thận hấp thụ nước trả về màu 
Áp suất thẩm thấu bình thường  vùng đồi.
C) Áp suất thẩm thấu bình thường  Vùng đồi  Tuyến yên  ADH tăng  Thận hấp thụ nước trả về
màu  Áp suất thẩm thấu tăng  vùng đồi.
D) Áp suất thẩm thấu tăng  Tuyến yên  Vùng đồi  ADH tăng  Thận hấp thụ nước trả về màu 
Áp suất thẩm thấu bình thường  vùng đồi.
Câu: 19 Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hoá?
A) Diều được hình thành từ thực quản.

B) Diều được hình thành từ khoang miệng.
C) Diều được hình thành từ tuyến nước bọt.
D) Diều được hình thành từ dạ dày.
Câu: 20 Hạn chế của sinh sản vô tính là:
A) Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường
thay đổi.
B) Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi
trường thay đổi.
2 / 4 (919)


C) Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện môi
trường thay đổi.
D) Tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích nghi khác nhau trước điều
kiện môi trường thay đổi.
Câu: 21 Điều hoà ngược âm tính diễn ra trong quá trình trinh sinh trùng khi:
A) nồng độ GnRH giảm.
B) nồng độ FSH và LH ccao.
C) nồng độ testôstêrôn cao.
D) nồng độ prôgestêrôn cao
Câu: 22 Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là phân bào nguyên nhiễm, ngoại trừ một kiểu:
A) Phân đôi.
B) Nảy chồi.
C) Trinh sản.
D) Phân mảnh.
Câu: 23 Thể vàng tiết ra những chất nào?
A) LH, FSH.
B) Prôgestêron và Ơstrôgen.
C) FSH, Ơstrôgen.
D) Prôgestêron, GnRH

Câu: 24 Trong hệ tuần hoàn kín, máu lưu thông
A) với tốc độ nhanh và trộn lẫn dịch mô
B) với tốc độ chậm và trộn lẫn dịch mô
C) với tốc độ chậm và không trộn lẫn dịch mô
D) với tốc độ nhanh và không trộn lẫn dịch mô
Câu: 25 Sau khi điện thế hoạt động lan truyền tiếp ở màng sau, axêtincôlin phân hủy thành
A) axêtat và côlin
B) axêtin và côlin
C) axit axetic và côlin
D) estera và côlin
Câu: 26 Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?
A) Nút xoang nhĩ  Hai tâm nhĩ  Nút nhĩ thất  Bó his  Mạng Puôc – kin  Các tâm nhĩ, tâm thất
co.
B) Nút nhĩ thất  Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ  Bó his  Mạng Puôc – kin  Các tâm nhĩ, tâm thất
co.
C) Nút xoang nhĩ  Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất  Bó his  Mạng Puôc – kin  Các tâm nhĩ, tâm thất
co.
D) Nút xoang nhĩ  Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất  Mạng Puôc – kin  Bó his  Các tâm nhĩ, tâm thất
co.
Câu: 27 Tập tính quen nhờn là:
A) Tập tính động vật không trả lời khi kích thích không liên tục mà không gây nguy hiểm gì.
B) Tập tính động vật không trả lời khi kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gì.
C) Tập tính động vật không trả lời khi kích thích giảm dần cường độ mà không gây nguy hiểm gì.
D) Tập tính động vật không trả lời khi kích thích ngắn gọn mà không gây nguy hiểm gì.
Câu: 28 Sinh sản theo kiểu giao phối tiến hoá hơn sinh sản vô tính là vì:
A) Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền,
làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
B) Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền,
làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có lợi thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
C) Thế hệ sau có sự đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng loạt trước sự thay đổi ủa

điều kiện môi trường.
D) Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền,
làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có hại và tăng cường khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi
trường.
Câu: 29 Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là:
A) Trường hợp ấu trùng có đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành.
B) Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.
C) Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.
D) Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh
lý.
Câu: 30 Ở trâu, bò thức ăn được biến đổi sinh học diễn ra chủ yếu ở:
A) dạ tổ ong
B) dạ múi khế
C) dạ cỏ
D) dạ lá sách
Câu: 31 Hình thức cảm ứng nào sau đây là cảm ứng ở động vật?
A) Ứng động.
B) Phản xạ
C) Ứng động sinh trưởng.
D) Hướng động.
3 / 4 (919)


Câu: 32 Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?
A) Tiêu hoá hoá và cơ học.
B) Chỉ tiêu hoá hoá học.
C) Chỉ tiêu hoá cơ học.
D) Tiêu hoá hoá học, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.

II. PHẦN TỰ LUẬN: Mỗi câu 1 điểm.

Học sinh chỉ được chọn 1 trong 2 phần để làm bài:

PHẦN A
Câu 1. Thế nào là hoocmôn thực vật? Đặc điểm chung của hoocmôn thực vật ? (1 điểm)
Câu 2. Nêu các hình thức thụ phấn. Tại sao nói thực vật có hoa có sự thụ tinh kép? (1
điểm)
PHẦN B
Câu 1. Hãy kể ra 4 biện pháp tránh thai và cho biết tác động của mỗi biện pháp đó. (1 điểm)
Câu 2: Hooc môn quan trọng nhất trong sự điều hòa sinh trưởng ở người là hai loại nào? Hãy
cho biết hai loại bệnh khác nhau ở người do 2 loại hoocmôn này gây ra. (1 điểm)

- HẾT -

4 / 4 (919)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×