Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Đánh giá vai trò của PETCT trong chẩn đoán ung thư đại trực tràng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.63 KB, 9 trang )

ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA PET/CT TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ
ĐẠI TRỰC TRÀNG
Bùi Thị Hoài Thu1, Vũ Thị Nhung1, Phạm Cẩm Phương2
1
2

K57 Y đa khoa, Khoa Y Dược, ĐH Quốc Gia Hà Nội

Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân – Bệnh viện Bạch Mai

TÓM TẮT: MỤC TIÊU: Đánh giá vai trò của PET/CT trong chẩn đoán tình trạng khối u nguyên phát và di căn
trong ung thư đại trực tràng. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP: Nghiên cứu mô tả trên 71 bệnh nhân độ tuổi
trung bình là 57,3±13,1, trong đó 54,9% nam, 45,1% nữ, được chẩn đoán xác định và chẩn đoán giai đoạn ung thư
đại trực tràng dựa trên kết quả nội soi đại trực tràng và giải phẫu bệnh có chỉ định chụp PET/CT từ tháng 1 năm 2015
đến tháng 1 năm 2017. KẾT QUẢ: Ung thư trực tràng hay gặp hơn ung thư đại tràng (41/30). Kích thước tổn
thương u tại đại trực tràng trung bình 2,5–5cm. Giá trị SUV max trung bình các khối u tại đại tràng là 8,2±4,6 và tại
trực tràng là 7,8±4,5. Trong khi đó CT đơn thuần chỉ phát hiện 94,4% trường hợp u đại trực tràng được nghiên cứu.
Di căn gan gặp ở 19/71 (26,7%) trường hợp với SUV max trung bình là 9,0±4,3. Di căn phổi và di căn xương đều
gặp ở 8/71 trường hợp với SUV max lần lượt là 4,0±1,4 và 8,5±6,8. Di căn hạch chủ yếu là hạch trung thất (13/71
trường hợp), sau đó là hạch ổ bụng và hạch cổ. Trước chụp PET/CT có 28/71 (39.4%) bệnh nhân ung thư ở giai đoạn
IV. Sau chụp PET/CT: tăng số bệnh nhân ở giai đoạn IV (31/71=43,6%) và giảm số bệnh nhân ở giai đoạn II và III.
Như vậy có 6 bệnh nhân chuyển giai đoạn sau khi có kết quả chụp PET/CT và đã được thay đổi phác đồ điều trị so
với dự kiến ban đầu. KÉT LUẬN: Giá trị chẩn đoán của PET/CT cao hơn so với CT đơn thuần: Trong 71 trường
hợp PET/CT phát hiện khối u đại trực tràng, CT chỉ phát hiện 94,4% trường hợp. Có 6/71 trường hợp thay đổi giai
đoạn bệnh và hướng điều trị để lựa chọn được phương pháp phù hợp và tốt nhất cho bệnh nhân và gia đình.
TỪ KHÓA: ung thư đại trực tràng, di căn, PET/CT
ABSTRACT: OBJECTIVE: Evaluating the role of PET/CT in diagnosing of primary tumors and metastases in
colorectal cancer. OBJECTS AND METHODS: Descriptive study with 71 colorectal cancer patients were
diagnosed by endoscopy and anapath, of which median age is 57,3±13,1 and the ratio of male and female is 54,9%
and 45,1% respectively, who used PET/CT at The Nuclear Medicine and Oncology Center, Bach Mai Hospital from
January 2015 to January 2017. RESULTS: Rectal cancer is more common than colon cancer (41/30). Average size


of colorectal tumors is 2.5-5cm. The average SUV value of tumors in the colon is 8.2±4.6 and in the rectum is
7.8±4.5. PET/CT detected 19/71 (26.7%) cases of liver metastasis, with the average max SUV of 9.0±4.3; 8/71 cases
of lung metastases and 8/71 cases of bone metastasis with the average max SUV of 4.0±1.4 and 8.5±6.8 respectively.
Mediastinal lymph nodes take the highest percentage of lympho node metastases (13/71 cases); followed by abdomal
and cervical lympho nodes. Before PET/CT: 39,4% of patients (28/71 cases) were stage IV. After PET/CT: Increased
the number of patients in stage IV (31/71 = 43.6%) and decreased in stage II and III. Therefore, 6 patients changed
stage of tumor and treatment decisions. CONCLUSIONS: The diagnostic value of PET/CT is higher than that of
CT. CT only detected tumors in 94.4% of 71 cases of colorectal cancer. There are 6 of 71 cases with changes of
cancer stage and treatment method to select the most appropriate method for patients and families.
KEY WORDS: Colorectal cancer, metastases, PET/CT

1


I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến trên thế giới, đứng thứ ba ở nam giới (sau ung
thư phổi, ung thư tiền liệt tuyến) và đứng thứ hai ở nữ giới (chỉ sau ung thư vú) và có xu hướng
ngày càng tăng [1]. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ mắc năm 1997 là 21,5/100.000 dân, năm
2003 tăng lên 25,2/100.000 dân [2],[3]. Theo Globocan 2012 hàng năm, Việt Nam có khoảng
8800 trường hợp mới mắc và dự kiến đến năm 2020 có khoảng hơn 11000 trường hợp/ năm [1].
Ung thư đại trực tràng là một bệnh khó chẩn đoán trên lâm sàng vì triệu chứng nghèo nàn và
không đặc hiệu, một số trường hợp không biểu hiện triệu chứng. Để kết quả điều trị có hiệu quả
và chi phí điều trị thấp, phát hiện sớm bệnh là điều rất quan trọng. Bệnh được chẩn đoán xác định
chủ yếu qua nội soi đại trực tràng, chẩn đoán mô bệnh học bằng sinh thiết tổn thương kết hợp với
xét nghiệm máu. Chẩn đoán tình trạng khối u nguyên phát thường dựa vào siêu âm nội trực tràng,
chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ tiểu khung, ổ bụng. Những năm gần đây với sự ra đời
của PET và sau này là PET/CT đã mở ra một hướng mới trong chẩn đoán giai đoạn bệnh cho các
bệnh nhân ung thư nói chung và các bệnh nhân ung thư đại trực tràng nói riêng với độ nhạy và độ
đặc hiệu cao hơn hẳn so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trước đây như CT, MRI… [2]
Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu: Đánh giá giá trị của PET/CT trong chẩn

đoán tình trạng khối u nguyên phát và di căn tại đại trực tràng.
II.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng: 71 bệnh nhân độ tuổi trung bình là 57,3±13,1, trong đó 54,9% nam, 45,1% nữ
được chẩn đoán xác định và chẩn đoán giai đoạn ung thư đại trực tràng dựa trên kết quả nội soi
đại trực tràng và giải phẫu bệnh có chỉ đinh chụp PET/CT.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả
Quy trình chụp PET/CT: Bệnh nhân được khám lâm sàng xác định tình trạng chung, tiền
sử bệnh; nhịn ăn 4 giờ trước khi chụp. Tiêm dược chất phóng xạ là dung dịch F-18 FDG (2fluoro-2-deoxy-D-glucose), liều dùng 0,15 – 0,20 mCi/Kg cân nặng (7 – 12 mCi). Chụp hình
PET/CT sau tiêm F-18 FDG 45 – 60 phút.
Phân tích kết quả: Dựa trên hình ảnh CT, hình ảnh PET, hình lồng ghép PET/CT phân
tích các chỉ số: kích thước, số lượng tổn thương và định lượng qua chỉ số hấp thu hoạt chất phóng
xạ chuẩn (Standard uptake value: SUV) tại vị trí tổn thương.

2


Phân loại giai đoạn bệnh: Dựa vào PET/CT theo AJCC 2010 (American Joint Commitee
on Cancer) T: u nguyên phát: +T1: u xâm lấn lớp dưới niêm mạc. +T2: u xâm lấn lớp cơ. +T3: u
xâm lấn qua lớp cơ tới lớp thanh mạc đến các mô quanh đại trực tràng nhưng chưa vượt quá phúc
mạc tạng. +T4a: u xâm lấn hoặc xuyên thủng phúc mạc tạng. +T4b: u xâm lấn trực tiếp vào các
cơ quan và tổ chức kế cận. N: hạch vùng: +N0: chưa di căn hạch vùng. +N1: di căn 1-3 hạch vùng.
+N2: di căn từ 4 hạch vùng trở lên. M: di căn xa: +M0: chưa di căn.+M1: có di căn xa [4].
Giai đoạn
T
N
M
0
Tis
N0
M0

I
T1, T2
N0
M0
II
T3, T4a, T4b
N0
M0
III
Bất kỳ T
N1, N2
M0
IV
Bất kỳ T
Bất kỳ N
M1
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: bệnh nhân chụp PET/CT từ tháng 1 năm 2015 đến
tháng 1 năm 2017 tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai.
2.4. Xử lý số liệu: tất cả số liệu được xử lý theo phương pháp toán thông kê y học. Thu thập số
liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý bằng phần mềm Stata 12.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
3.1.

Hình ảnh PET/CT trong chẩn đoán tình trạng khối u nguyên phát

Khối u trực tràng (n=41)
(%)

Khối u đại tràng (n=30)
(%)

10

3.7

22

Đại
tràng trái
28.3
Đại tràng phải

16.7

24.4tràng cao
Trực
Trực tràng trung bình

Đại tràng sigma

Trực tràng thấp
12.2
Tái phát diện mổ

Đại tràng ngang
Tái phát diện mổ
41.4

43.3

Biểu đồ 1. Vị trí khối u trên hình ảnh PET/CT

Nhận xét: khối u trực tràng hay gặp hơn u ở đại tràng (41 trường hợp so với 30 trường hợp).
Trong đó, đại tràng phải hay gặp nhất trong các khối u ở đại tràng (43,3%), trực tràng thấp là vị
trí khối u hay gặp nhất ở trực tràng (chiếm 41,4%).
3


Bảng 1. Kích thước và giá trị SUV max tại khối u đại tràng và trực tràng
n

Tỷ lệ %

< 2,5

4

13,3

2,5-5

16

53,3

Đại

5,1-10

8

26,7


Tràng

>10

2

6,7

Tổng

30

100

< 2,5

2

4,9

2,5-5

24

58,5

Trực

5,1-10


14

31,7

tràng

>10

2

4,9

Tổng

41

100

Giá trị SUV max
Min

Max

Mean

SD

3,3


25,7

8,2

4,6

2,7

23,4

7,8

4,5

Nhận xét: Giá trị SUV max trung bình các khối u tại đại tràng là 8,2±4,6 và tại trực tràng là
7,8±4,5. Kích thước các khối u chủ yếu trong khoảng 2,5–5 cm (40/71=56,3%), trong đó 53,3%
khối u đại tràng có kích thước 2,5–5 cm, 58,5% khối u trực tràng kích thước trung bình từ 2,5–5
cm.
Bảng 2. Giá trị chẩn đoán của PET/CT và CT ở bệnh nhân có khối u đại trực tràng
Kết quả

n

Có tổn thương u

PET/CT

71

(Hình ảnh dương tính)


CT

67

Không có tổn thương u

PET/CT

0

(Hình ảnh âm tính)

CT

4

Nhận xét: Giá trị chẩn đoán của PET/CT cao hơn so với CT đơn thuần: Trong số 71 trường hợp
PET/CT phát hiện khối u trực tràng. Thì CT chỉ phát hiện 67/71 (94,4%) trường hợp.
4


3.2.

Hình ảnh PET/CT trong chẩn đoán tình trạng di căn trong ung thư đại trực tràng
Bảng 3. Đặc điểm tổn thương di căn trên PET/CT
Hạch

Di căn


Số ổ
tổn
thương

Phổi

Gan

Xương

Hạch cổ

trung

Hạch ổ

Vị trí

bụng

khác

7

12

1ổ

1


3

4

4

thất
2

2ổ

3

6

0

0

2

1

2

3ổ

1

1


0

0

3

0

0

>3 ổ

3

9

4

2

6

4

1

1,7 ± 0,8

5,1 ± 2,8


1,4 ± 0,6

1,3 ± 0,5

1,8 ± 0,8

2,3 ± 1,9

3,0 ± 2,1

4,0 ± 1,4

9,0 ± 4,3

8,5 ± 6,8

5,1 ± 1,2

4,9 ± 2,0

6,8 ± 2,4

7,5 ± 4,2

8

19

8


6

13

12

15

Kích thước
tổn thương ±
SD (cm)
SUV max ±
SD
N

Nhận xét: PET/CT phát hiện 19/71 (26,7%) trường hợp có di căn gan, chủ yếu là di căn trên 3 ổ
(9/19=47,4%) với SUV max trung bình cao nhất (9,0±4,3) so các tổn thương di căn khác. Di căn
phổi và di căn xương đều gặp ở 8/71 trường hợp với SUV max lần lượt là 4,0±1,4 và 8,5±6,8. Di
căn hạch chủ yếu là hạch trung thất (13/71 trường hợp), sau đó là hạch ổ bụng và hạch cổ.
3.3.

Thay đổi giai đoạn bệnh dựa trên kết quả chụp PET/CT
Bảng 4. Giai đoạn bệnh trước và sau chụp PET/CT

Giai đoạn
I
II
III
IV

Tổng
Trước chụp
n
7
22
14
28
71
Tỷ lệ %
9,9
31,0
19,7
39,4
100
PET/CT
Sau chụp
n
7
20
13
31
71
Tỷ lệ %
9,9
28,2
18,3
43,6
100
PET/CT
Nhận xét: Trước chụp PET/CT bệnh nhân chủ yếu ở giai đoạn IV (28/71 = 39,4%). Sau chụp

PET/CT: tăng số bệnh nhân ở giai đoạn IV (31/71 = 43,6%) và giảm số bệnh nhân ở giai đoạn II
và III, giảm tương ứng từ 31,0% và 19,7 % xuống còn 28,3% và 18,3%.
IV. BÀN LUẬN
5


Hình ảnh tổn thương u nguyên phát trên PET/CT: phát hiện 30 trường hợp khối u đại
tràng, trong đó chủ yếu là đại tràng phải chiếm 43,3%; 41 bệnh nhân phát hiện khối u trực tràng,
trong đó trực tràng thấp chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,4%. Có 54,3% (16/30) khối u đại tràng và
58,5% (24/41) khối u trực tràng có kích thước trung bình từ 2-5 cm. Các khối u có kích thước lớn
trên 10cm ít gặp, chỉ phát hiện được 2 trường hợp ở đại tràng và 2 trường hợp ở trực tràng. Giá trị
SUV max trung bình ở khối u đại tràng và trực tràng lần lượt là 8,2 và 7,8, có thể lên tới 25,7 tại
đại tràng và 23,4 tại trực tràng. Cần phải kết hợp với nội soi đại trực tràng chẩn đoán hình thái
khối u và sinh thiết tổn thương chẩn đoán mô bệnh học để chẩn đoán mức độ xâm lấn của khối u.
Giá trị chẩn đoán khối u đại trực tràng của PET/CT: cao hơn giá trị chẩn đoán của CT
đơn thuần. CT chỉ phát hiện được 67/71 (94,4%) bệnh nhân với tổn thương u có kích thước lớn,
đã xâm lấn ra tổ chức xung quanh. Đối với những tổn thương nhỏ, chưa phát triển qua lớp thanh
mạc và xâm lấn tổ chức lân cận thì CT khó phát hiện hơn. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên
cứu của Vogel WV: PET/CT trong chẩn đoán ung thư đại trực tràng tái phát có giá trị cao hơn CT
[5].
Hình ảnh tổn thương di căn trên PET/CT: với giá trị SUV max ≥ 2,5 được coi là dương
tính trên PET/CT và hướng đến là các tổn thương di căn. Chụp PET/CT phát hiện 81 tổn thương
di căn và đều có max SUV trên 2,5, trong đó tổn thương phát hiện nhiều nhất là di căn gan
(19/71=19,5 %), chủ yếu là di căn trên 3 ổ (9/19=47,4%) với SUV max trung bình là 9,0±4,3 cao
nhất trong số các tổn thương di căn. Có 8/71 trường hợp di căn phổi và 8/71 trường hợp di căn
xương với SUV max lần lượt là 4,0±1,4 và 8,5±6,8. Trong các di căn hạch, gặp chủ yếu là hạch
trung thất (13/71 trường hợp), sau đó là hạch ổ bụng và hạch cổ (lần lượt 12 và 6 trường hợp).
Ngoài ra, còn phát hiện 15 trường hợp di căn khác (di căn lách, thận, phần mềm thành bụng và hố
chậu…) với SUV max là 7,5 ± 4,2. Như vậy, PET/CT phát hiện tổn thương u nguyên phát và tổn
thương di căn giúp chẩn đoán đúng giai đoạn bệnh.

Giá trị chẩn đoán giai đoạn ung thư đại trực tràng của PET/CT: Trước chụp PET/CT,
28/71 (39,4%) bệnh nhân ở giai đoạn IV. Dựa trên hình ảnh PET/CT: số bệnh nhân ở giai đoạn IV
tăng lên 31/71 (43,6%) bệnh nhân và giảm tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn II và III, tương ứng 31,0%
và 19,7% giảm xuống còn 28,3% và 18,3%. Như vậy có 6/71 (8,5%) trường hợp thay đổi giai
đoạn bệnh sau khi chụp PET/CT và những trường hợp này cần thay đổi hướng điều trị phù hợp
và tốt hơn cho bệnh nhân và gia đình. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng PET/CT đã làm
thay đổi kế hoạch điều trị ở nhiều bệnh nhân. Theo Delbeke và cs, PET/CT đã làm thay đổi quyết
6


định phẫu thuật trong 28% bệnh nhân, 2/3 số bệnh nhân tránh được phẫu thuật [6]. Nghiên cứu
của Schneider DA trên 199 bệnh nhân cũng cho thấy: 11% tổng số bệnh nhân và 32% bệnh nhân
có di căn ở giai đoạn đầu đã thay đổi phương thức điều trị sau chụp PET/CT [7].
Tóm lại, PET/CT không chỉ có giá trị trong chẩn đoán u nguyên phát và di căn mà còn
chẩn đoán đúng giai đoạn bệnh với giá trị cao hơn CT. Từ đó, nhóm nghiên cứu hướng đến mục
tiêu nghiên cứu tiếp theo: đánh giá hiệu quả điều trị sau phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu trên bệnh
nhân ung thư đại trực tràng dựa trên hình ảnh PET/CT và vai trò của PET/CT trong mô phỏng lập
kế hoạch xạ trị gia tốc bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn tiến triển tại chỗ.
KẾT LUẬN
Hình ảnh tổn thương u nguyên phát trên PET/CT: gặp nhiều nhất ở trực tràng với
57,7% trường hợp. Giá trị SUV max trung bình của các khối u tại đại tràng và trực tràng lần lượt
là 8,2 và 7,8. Kích thước các khối u chủ yếu trong khoảng 2,5–5 cm (chiếm 56,3%).
Hình ảnh tổn thương di căn trên PET/CT: 81 tổn thương di căn đều có max SUV trên
2,5, cao nhất là di căn gan với SUV max trung bình là 9,0. Di căn phổi và di căn xương đều gặp ở
8/71 trường hợp, với SUV max lần lượt là 4,0 và 8,5. Di căn hạch chủ yếu là hạch trung thất
(13/71 trường hợp), sau đó là hạch ổ bụng và hạch cổ (lần lượt 12 và 6 trường hợp).
Giá trị chẩn đoán ung thư đại trực tràng của PET/CT: cao hơn so với CT đơn thuần, CT
chỉ phát hiện 94,4% trường hợp u đại trực tràng được nghiên cứu. Dựa trên hình ảnh PET/CT,
6/71 trường hợp thay đổi giai đoạn bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh
nhân và gia đình.

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất xin gửi đến thầy cô Khoa Y Dược – ĐH Quốc Gia Hà Nội
đã truyền đạt tri thức, đam mê nghiên cứu khoa học và tạo điều kiện cho chúng em được tham gia
các cuộc thi, nâng cao kiến thức và năng lực nghiên cứu của mình. Nhóm nghiên cứu cũng xin
gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Ung Bướu và Y Học hạt nhân – Bệnh viện Bạch Mai, các thầy cô,
anh chị đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong quá trình thu thập và xử lý số liệu.
Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Phạm Cẩm Phương – Phó Giám
đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu đã tận tâm dạy dỗ, chỉ bảo và hướng dẫn từng bước
trong quá trình nghiên cứu để có thể hoàn thành bài báo này.
7


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ferlay J, Soerjomataram I, Ervik M, Dikshit R, Eser S, Mathers C, Rebelo M,
Parkin DM, Forman D, Bray, F.GLOBOCAN 2012 v1.0, Cancer Incidence and
Mortality Worldwide: IARC CancerBase No. 11. Lyon, France: International Agency for
Research on Cancer; 2013.
2. Nguyễn Bá Đức (2000), “Ung thư đại trực tràng”, Hoá chất điều trị bệnh ung thư, Nhà
xuất bản y học, 87-94.
3. Nguyễn Văn Hiếu, Võ Văn Xuân (2007), “Ung thư đại trực tràng và ống hậu môn”,
Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản y học, 223-235.
4. Brian G. Czito, Christopher G. Willett (2010), “Rectal cancer-International
Perspectioves on Multimodality Management”, Springer, Germany.
5. Manxhuka-Kerliu S, Telaku S, Ahmetaj H, Baruti A, Loxha S, Kerliu A (2009).
“Colorectal cancer: prognostic values”, Bosn J Basic Med Sci. Feb;9(1):19-24
6. Mittal BR, Senthil R (2011), “18F-FDG PET-CT in evaluation of postoperative
colorectal cancer patients with rising CEA level”, Nucl Med Commun. 2011
Sep;32(9):789-93.
7. Schneider DA1, Akhurst TJ, Ngan SY, Warrier SK, Michael M, Lynch AC, Te
Marvelde L, Heriot AG (2016), “Relative Value of Restaging MRI, CT, and FDG-PET

Scan

After

Preoperative

Chemoradiation

for

Rectal Cancer”,

Dis

Rectum. Mar;59(3):179-86. DOI: 10.1097/DCR.0000000000000557.
Tổn thương u tăng hấp thu F – 18 FDG tại đại tràng và tổn thương di căn gan.

8

Colon




×