Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH BÁO CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.55 KB, 40 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

BÁO CÁO KẾT QUẢ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH : CỬ NHÂN BÁO CHÍ
CƠ SỞ THỰC TẬP: BÁO ĐÀ NẴNG

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thanh Tùng

Cán bộ hướng dẫn

: ThS. Cao Thị Xuân Phượng

Đà Nẵng – Năm 2018

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG & TIẾN ĐỘ THỰC TẬP
1. GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP
1.1.1 Tổng quan
1.1.2 Cơ cấu tổ chức
1.2 Phòng thực tập: Phòng Chuyên mục


2. TIẾN ĐỘ THỰC TẬP
2.1 Quá trình thực tập
2.2 Nội dung thực tập
2.3 Tiến độ thực tập
3. KẾT QUẢ THỰC TẬP
4. MỘT SỐ SẢN PHẨM KỊCH BẢN
5. KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
6. ĐỀ XUẤT
6.1 Đối với nhà trường
6.2 Đối với cơ quan thực tập
7. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
PHẦN KẾT LUẬN

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành kỳ thực tập cuối khóa này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy
cô giáo Tổ Báo chí, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng đã
tạo cơ hội cho lứa sinh viên khóa 13 báo chí có một khoảng thời gian trải nghiệm thực
tế môi trường báo chí chuyên nghiệp.
Chân thành cảm ơn Ban giám đốc Trung Tâm Truyền Hình Việt Nam tại thành phố Đà
Nẵng – đài truyền hình quốc gia VTV8 đã cho phép và tạo điều kiện cho em được thực
tập trong khoảng thời gian qua tại quý đài.
Chân thành cảm ơn Phòng chuyên mục - nơi em đã cùng gắn bó trong suốt một thời
gian dài vừa kiến tập vừa thực tập. Được học hỏi, trải nghiệm từ những phóng viên
biên tập đi trước là một trong những cơ hội quý giá mà em có được trong suốt chặng
đường học tập của mình.
Chân thành cảm ơn nhà báo Tạ Tuấn Anh - cán bộ hướng dẫn thực tập đã luôn là
người trực tiếp truyền đạt kinh nghiệm, hướng dẫn các công việc cụ thể và tạo điều

kiện hết mình để em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Chân thành cảm ơn thạc sỹ Đặng Hồng Cam Vũ - giáo viên hướng dẫn đã luôn tận
tình trong công tác hướng dẫn, đôn đốc tiến độ thực tập và báo cáo thực tập của em
được diễn ra suôn sẻ. Mọi thắc mắc, bỡ ngỡ của em trong khoảng thời gian đầu luôn
được cô giải đáp, chia sẻ đầy nhiệt tâm bằng kinh nghiệm của một nhà báo đi trước,
và lòng yêu nghề của một giảng viên đại học.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe. Đồng kính chúc các Cô,
Chú, Anh, Chị trong Phòng Chuyên mục cùng các phòng ban Trung Tâm Truyền Hình
Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong
công việc!
Sinh viên thực hiện

3


PHẦN MỞ ĐẦU
Đối với sinh viên năm cuối các chuyên ngành nói chung và sinh viên đào tạo
chuyên ngành báo chí nói riêng thì kỳ thực tập cuối khóa luôn là một mốc thời gian
quan trọng để hoàn thiện những kỹ năng cần thiết trước khi ra trường. Việc được tiếp
cận với môi trường báo chí chuyên nghiệp thông qua hoạt động sinh hoạt tại các cơ
quan thông tấn, tòa soạn, công ty truyền thông,… là một cơ hội tốt để sinh viên có thể
học hỏi và trau dồi kinh nghiệm với ngành học mình đã chọn. Bước chân từ giảng
đường vào hoạt động báo chí thực tiễn, sinh viên có thể áp dụng những bài học lý
thuyết trước đây vào các công việc chính thức như: viết tin, làm kịch bản, quay phim,
biên tập phóng sự, tìm hiểu đề tài, phỏng vấn nhân vật,… Đây cũng là cơ hội để mỗi
thực tập sinh hoàn thiện hơn những kỹ năng mềm như giao tiếp, ứng xử, xây dựng
phong cách làm việc linh hoạt, chuyên nghiệp và có trách nhiệm với những công việc
được giao. Nhiều sinh viên chắc hẳn sẽ gặp phải bỡ ngỡ và khó khăn khi những điều
thu nạp được từ sách vở đôi khi lại hoàn toàn khác xa với những gì được chứng kiến
trong hoạt động nghề nghiệp thực tế. Mỗi môi trường báo chí chuyên biệt có những đặc

thù trong cách thức hoạt động và những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau. Chính vì vậy mà
qua mỗi kỳ thực tập, sinh viên không chỉ được mở mang tầm nhìn với nhiều hiểu biết
mới, kinh nghiệm mới hay kỹ năng mới mà còn tự rút ra cho mình một chiêm nghiệm
riêng về nghề.
Trong suốt thời gian thực tập, điều quan trọng nhất với mỗi sinh viên không nằm
ở việc có được bao nhiêu sản phẩm, đóng góp ở một ví trí, cơ quan nào mà là qua lần
trải nghiệm ấy, họ có tự rút ra cho mình những thiếu sót cần khắc phục và vót nhọn
những khả năng vốn có của mình vào công việc hay không. Mục đích cuối cùng của kỳ
thực tập chính là giúp cho sinh viên học hỏi và trau dồi những kinh nghiệm, kỹ năng
đối với nghề làm báo. Để sau khi tốt nghiệp, những bài học ấy sẽ trở thành một hành
trang vững chắc khi người sinh viên bước chân vào một chặng đường mới, một hành
trình mà chính từ đôi tay và khối óc, họ sẽ viết nên những sản phẩm báo chí chính
thức, góp sức mình vào công cuộc phục vụ cho mục đích và quyền lợi của quốc gia,
dân tộc.
Hiểu được tầm quan trọng của kỳ thực tập cuối khóa, tôi tự thấy bản thân còn
nhiều thiếu xót về kiến thức chính trị, xã hội và cần hoàn thiện hơn khả năng biên tập,
xây dựng những chương trình chuyên đề về các lĩnh vực cuộc sống. Trung tâm Truyền
hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng – Kênh truyền hình quốc gia VTV8 là một cơ
quan báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên và
trên cả nước. Những thông tin về mọi mặt đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn
hóa…của khu vực và trên thế giới được thể hiện một cách chuyên sâu, đa chiều và
sinh động bởi đội ngũ phóng viên, nhà báo, kỹ thuật viên chuyên nghiệp, nhiệt huyết
với sự hỗ trợ của thiết bị máy móc hiện đại. Đây là một môi trường báo chí đầy hấp
dẫn và thiết thực đối với mỗi sinh viên thực tập để có thể mở rộng hiểu biết, thu nạp
thêm những kiến thức và kỹ năng cần thiết của nghề làm báo hình.

4


PHẦN NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC TẬP

1. GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP
I.1 Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng
I.1.1 Tổng quan:
Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng – VTV8 là một kênh
truyền hình quảng bá của Đài truyền hình Việt Nam (VTV). Đây là kênh truyền hình
tổng hợp hướng tới khán giả tại Miền Trung – Tây Nguyên. VTV8 nằm trong hệ thống
9 kênh quảng bá của Đài Truyền hình Việt Nam, chính thức phát sóng từ 05:00, ngày
1/1/2017 theo quy hoạch báo chí quốc gia đã được thông qua.
Với nguồn gốc là Đài Truyền hình Đà Nẵng nay là Trung tâm Truyền hình Việt
Nam tại thành phố Đà Nẵng - VTV Đà Nẵng đã có những bước đi dài. Ngoài trang
thiết bị hiện đại, đồng bộ hiện nay, VTV Đà Nẵng còn có một đội ngũ phóng viên,
biên tập viên, kỹ thuật viên vững vàng về bản lĩnh chính trị và chuyên môn nghề
nghiệp. Với tinh thần nhiệt tình, hăng say cống hiến, những người làm truyền hình ở
VTV Đà Nẵng từng bước xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp và chuyên
môn hóa cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành truyền hình trong tình hình mới.
Năm 2016, thực hiện đề án cơ cấu hệ thống truyền hình, từ ngày 1/1/2016,
VTV Đà Nẵng ngưng phát sóng khu vực và cùng với VTV Huế, VTV Phú Yên sản
xuất chương trình cho kênh truyền hình quốc gia VTV8. Có thể nói đây là một trang
mới được mở ra cho VTV Đà Nẵng. Tuy không phát sóng khu vực, nhưng VTV Đà
Nẵng vẫn được chọn là nơi đặt Tổng khống chế của kênh VTV8. Thực hiện chủ trương
này, chỉ trong một thời gian ngắn, VTV Đà Nẵng đã nhanh chóng sắp xếp lại bộ máy tổ
chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Ngoài việc đảm bảo kỹ thuật cho việc phát
sóng trực tiếp các bản tin thời sự kênh VTV8, Trung tâm cũng đáp ứng yêu cầu kỹ
thuật tổng khổng chế phát sóng 18 giờ mỗi ngày. Nhờ sự đầu tư đồng bộ và có tầm
nhìn từ trước nên khi đảm nhận nhiệm vụ phát sóng kênh VTV8, VTV Đà Nẵng không
phải đầu tư bổ sung trang thiết bị nhiều mà vẫn đáp úng được yêu cầu sản xuất và phát
sóng HD theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của Đài Truyền hình Việt Nam.
I.1.2 Cơ cấu tổ chức
5



Giám đốc: Đặng Xuân Thu
Phó Giám đốc: Văn Công Tường
Phó Giám đốc: Lê Minh Sanh
Phó Giám đốc: Đỗ Đức Hoàng

Phòng Chương trình
Phòng Thời sự
Phòng Phim tài liệu và Phóng sự
Phòng Chuyên mục
Phòng Văn nghệ
Phòng Kỹ Thuật
Phòng Đạo diễn – Quay phim
Phòng Quảng cáo – Dịch vụ TH
Phòng Truyền hình Tây Nguyên
Phòng Tổ chức – Hành chính
Phòng Kế hoạch – Tài chính
I.2 Phòng thực tập: Phòng chuyên mục
Cơ cấu tổ chức:
Họ và tên
Phạm Xuân Hùng

Chức vụ
Trưởng phòng Chuyên mục

Tạ Tuấn Anh

Phó phòng Chuyên mục

Trịnh Minh Phương


Phóng viên biên tập

Huỳnh Thanh Thảo

Phóng viên biên tập

Phạm Thu Thủy

Phóng viên biên tập

Phạm Hồng Liên

Phóng viên biên tập

Trần Hoài Thu

Phóng viên biên tập

Nguyễn Bá Quỳnh Anh

Phóng viên biên tập

Phòng Chuyên mục được thành lập ngày 01/01/2016 trên cơ sở chuyển đổi từ
phòng Khoa Giáo. Nằm ở vị trí tầng thứ 8, phòng bao gồm 8 phóng viên biên tập, trong
đó Trưởng phòng là Ông Phạm Xuân Hùng, Phó phòng là Ông Tạ Tuấn Anh. Là một
6


trong những đơn vị có vai trò chủ chốt trong việc thực hiện sản xuất các chương trình

chuyên mục phát trên kênh sóng quốc gia VTV8, những phóng viên biên tập phòng
chuyên mục không những giỏi nghề mà còn thực sự tâm huyết và trách nhiệm với công
việc mình đang theo đuổi. Hàng tuần, dưới sự phân công chỉ đạo từ ban giám đốc và sự
điều phối của Trưởng phòng Phạm Xuân Hùng, các phóng viên biên tập nhận nhiệm vụ
sản xuất các chương trình theo yêu cầu và triển khai thành một đề tài cụ thể. Sau quá
trình bàn bạc, trao đổi để lựa chọn những nội dung phù hợp cho một kịch bản chương
trình, đề tài sẽ được Trưởng phòng trực tiếp ký duyệt và cho phép thực hiện sản xuất.
Phóng viên biên tập sẽ kết hợp với đội ngũ đạo diễn, quay phim, kỹ thuật viên để cùng
thực hiện một sản phẩm truyền hình đúng theo yêu cầu nội dung và tiến độ. Công việc
của một phóng viên biên tập tương đối khó khăn và vất vả. Từ việc lên kịch bản cho đề
tài, tìm kiếm khách mời, phỏng vấn nhân vật, khảo sát hiện trường, làm phim, biên tập
nội dung,… đều phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Người phóng viên thường
xuyên đối diện với nhiều áp lực như thời gian phát sóng, số lượng chương trình cần sản
xuất, các tình huống không mong muốn phát sinh từ thực tế, con người, thiết bị máy
móc cho đến những trở ngại về khoảng cách địa lý lẫn thời tiết, môi trường ảnh hưởng
tới sức khỏe. Tuy nhiên, đội ngũ phóng viên biên tập Phòng Chuyên mục luôn hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao. Mỗi sản phẩm lên sóng truyền hình không chỉ thể hiện
được chuyên môn nghề nghiệp, tính sáng tạo, mà còn ở cả sự lao động cần cù của mỗi
người làm báo.
Đại đa số các chương trình truyền hình được Phòng Chuyên mục sản xuất có
tính dài hơi, theo serie và thời lượng từ 15 phút đến 45 phút. Các đề tài từ cuộc sống
được Phòng hướng đến khai thác, phản ánh hết sức phong phú và đa dạng, từ chính trị,
kinh tế, văn hóa xã hội cho đến khoa học, công nghệ, môi trường. Nhiều chương trình
phát sóng đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước đồng thời thể hiện khả năng phản biện xã hội của báo chí đến
những vấn đề còn tồn đọng của xã hội như “Chính sách và cuộc sống”, “Đối thoại”,
“Quốc phòng toàn dân”. Những chương trình chuyên đề về văn hóa, đời sống cũng góp
phần bảo tồn những giá trị truyền thống và giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân
khu vực Miền trung – Tây Nguyên, tiêu biểu là các chương trình “Chuyện biển chuyện
người”, “Con đường di sản”, “Nâng cánh ước mơ”,… Nhìn chung, các sản phẩm

truyền hình do Phòng Chuyên mục chịu trách nhiệm biên tập, sản xuất đã và đang nhận
được đông đảo sự quan tâm theo dõi và tạo được sự tương tác từ phía khán giả thành
phố cũng như khu vực.
Các chuyên mục mà phòng Chuyên mục sản xuất là:
_Nâng cánh ước mơ
_Chuyện biển, chuyện người
_Con đường di sản
_Chính sách và cuộc sống
_Đối thoại
_Quốc phòng toàn dân
7


_Tư vấn sức khỏe
_Atlas Miền Trung
_Ấm áp cơm nhà
2. TIẾN ĐỘ THỰC TẬP
2.1 Quá trình thực tập
-Địa điểm thực tập: Phòng Chuyên mục, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành
phố Đà Nẵng – kênh VTV8
-Thời gian thực tập: Từ ngày 09/01/2017 – 19/3/2017
2.2 Nội dung thực tập
Theo sự hướng dẫn từ phía cán bộ giáo viên Tổ Báo chí, Khoa Ngữ Văn và sự
đồng ý của Ban Giám đốc TTTH Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng, tôi được phân công
thực tập tại Phòng Chuyên mục kênh VTV8. Trong thời gian thực tập, dưới sự hướng
dẫn trực tiếp từ nhà báo Tạ Tuấn Anh cùng các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên
của đài, tôi đã được tiếp cận thực tiễn với môi trường truyền hình hiện đại, chuyên
nghiệp của khu vực. Các công việc ban đầu tuy có đôi lúc khó khăn song với sự giúp
đỡ, hỗ trợ tận tình từ phía cơ quan, tôi đã hoàn thành tốt các công việc của một phóng
viên truyền hình như: thâm nhập thực tế, tìm hiểu thông tin, viết kịch bản, lời bình

phóng sự ngắn, kịch bản chương trình truyền hình, trợ lý hiện trường, đọc các file
video, tham gia quá trình dựng thành phẩm.
2.3 Tiến độ thực tập
Thời gian

Nội dung công việc

Người hướng dẫn

Ngày 6/1/2017

-Phóng viên biên tập chương trình -Hội sinh viên Việt Nam
“Chung khảo cuộc thi ý tưởng sáng -Kênh VTV6
tạo khởi nghiệp sinh viên lần thứ I
năm 2016 Khu vực miền Trung -Nhà báo Tạ Tuấn Anh
(Start – up Student Ideas)” cho kênh
VTV6
+Mc hiện dẫn
+Biên tập nội dung câu hỏi cho
chương trình
+Phỏng vấn thí sinh và ban giám
khảo

Từ ngày 9/1/2017
đến ngày 10/1/2017

-Hoàn thành thủ tục liên hệ thực tập, -Nhà báo Phạm Xuân
nhận thẻ ra vào cổng
Hùng
-Gặp mặt nhân sự Phòng Chuyên -Nhà báo Tạ Tuấn Anh

mục
-Nhà báo Phạm Hồng
-Nghe hướng dẫn từ nhà báo Tạ Liên
8


Tuấn Anh về các công việc cụ thể -Nhà báo Trịnh Minh
của thực tập sinh
Phương
-Theo dõi lịch tuần của Phòng -Nhà báo Huỳnh Thanh
Chuyên mục và nắm rõ các chương Thảo
trình hiện đang được sản xuất
-Nhà báo Trần Hoài Thu
-Theo dõi các sản phẩm truyền hình
để học hỏi kinh nghiệm
Ngày 11/1/2017

-Trực tiếp tiến hành quay Lễ đón -Nhà báo Tạ Tuấn Anh
nhận danh hiệu Nông thôn mới của
xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam
-Thu thập nguồn tài liệu, thông tin về
những kết quả đạt được của Chương
trình Nông thôn mới của xã Điện
Tiến

Từ ngày 12/1/2017 -Công tác 2 ngày tại tỉnh Quảng -Nhà báo Tạ Tuấn Anh
đến ngày 13/1/2017 Nam để sản xuất chương trình
“Chính sách và Cuộc sống” với
những nội dung liên quan đến việc

thực hiện Chương trình Nông thôn
mới trên địa bàn các huyện của tỉnh
Quảng Nam
+Vị trí trợ lý hiện trường, trợ lý kỹ
thuật
+Làm việc tại UBND, sở ban ngành
các huyện, xã trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam, trực tiếp lắng nghe trao
đổi từ phía các cán bộ chuyên trách
về những nội dung của chương trình
Nông thôn mới
+Thăm các mô hình chăn nuôi, trồng
trọt, cơ sở sản xuất, hệ thống kênh
mương, đường xá, trạm y tế, công
trình văn hóa tại các xã đạt chuẩn
nông thôn mới
+Lắng nghe những chia sẻ, tâm tư
nguyện vọng của người nông dân về
những điều được và chưa được trong
quá trình thực hiện cải cách nông
thôn
9


Ngày 15/1/2017

-Tham gia sản xuất chương trình trực -Nhà báo Huỳnh Thanh
tiếp “Tư vấn sức khỏe: Chứng đau Thảo
đầu ở trẻ em”
+vị trí trợ lý hiện trường

+trực điện thoại tổng đài, lựa chọn
nội dung câu hỏi phù hợp từ khán giả

Từ ngày 16/1/2017 -Tiến hành đọc các file video và ghi
đến ngày 18/1/2017 lại những nội dung chính để tiến
hành quá trình hậu kỳ chương trình
“Chính sách và cuộc sống”
Ngày 19/1/2017

-Tham gia ekip thực hiện chương -Nhà báo Trịnh Minh
trình “Nâng cánh ước mơ” khởi quay Phương
lễ nghiệm thu và bàn giao nhà tại
tỉnh Quảng Nam

Từ ngày 22/1/2017 -Nghỉ tết Nguyên đán Đinh Dậu
đến ngày 5/1/2017
Từ ngày 6/1/2017 -Gặp mặt Phòng Chuyên mục những
đến ngày 7/1/2017
ngày đầu năm
-Trao đổi các công việc cụ thể để sản
xuất các chương trình số năm mới
-Hoàn thành một vài công việc còn
sót lại
Ngày 8/2/2017

-Tham gia cùng ekip sản xuất -Nhà báo Phạm Hồng
chương trình “Chuyện biển, Chuyện Liên
người” thực hiện quay phim tại Đình
Nam Thọ, Quận Sơn Trà, Thành phố
Đà Nẵng


Từ ngày 9/2/2017 -Công tác 3 ngày tại tỉnh Khánh Hòa -Nhà báo Tạ Tuấn Anh
đến ngày 11/2/2017 thực hiện bàn giao nhà cho 3 hộ gia
đình có hoàn cảnh khó khăn cùng
ekip chương trình “Nâng cánh ước
mơ”
Từ ngày 13 đến -Tiến hành đọc các file video chương -Nhà báo Tạ Tuấn Anh
ngày 15/2/2017
trình Nâng cánh ước mơ để chuẩn bị
cho khâu hậu kỳ
-Nghiên cứu về nghị định 46 của
chính phủ về “Quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao
10


thông đường bộ và đường sắt”, tìm
hiểu thông tin về những điều được và
chưa được của nghị định này
-Tiến hành theo dõi các tuyến đường
trên địa bàn thành phố thường xuyên
xảy ra tai nạn, ùn tắc giao thông và
quay lại những trường hợp vi phạm
an toàn giao thông
-Tham gia quá trình lên kịch bản
hoàn chỉnh cho chương trình Chính
sách và Cuộc sống xoay quanh nội
dung về việc áp dụng nghị định 46
vào cuộc sống
Ngày 16/2/2017


-Đến làm việc tại Phòng Cảnh sát -Nhà báo Tạ Tuấn Anh
giao thông Công an thành phố Đà
Nẵng (số 45 Lý Tự Trọng) để trao
đổi một vài vấn đề về phản ánh việc
thực thi nghị định 46 NĐ-CP

Ngày 19/2/2017

- Tham gia sản xuất chương trình -Nhà báo Phạm Thu
trực tiếp “Tư vấn sức khỏe: Bệnh tim Thủy
ở người cao tuổi”
+vị trí trợ lý hiện trường
+trực điện thoại tổng đài, lựa chọn
nội dung câu hỏi phù hợp từ khán giả

Từ ngày 20/2/2017 -Tham gia ekip “Chính sách và cuộc -Nhà báo Tạ Tuấn Anh
đến ngày 21/2/2017 sống” tiến hành ghi hình tại Phòng
Cảnh sát giao thông thành phố Đà
Nẵng, các tuyến đường hay xảy ra tai
nạn và công tác thực thi nghị định 46
của các chiến sỹ công an giao thông
trên địa bàn.
-Tiến hành đọc các file video sau khi
đi quay và tập trung những thông tin
cần thiết

11



Ngày 22/2/2017 tới -Viết kịch bản cho chương trình “Tư -Nhà báo Phạm Hồng
ngày 23/2/2017
vấn sức khỏe” với nội dung xoay Liên
quanh vấn đề dinh dưỡng từ sữa mẹ -Nhà báo Trịnh Minh
-Viết kịch bản cho chương trình Phương
“Nâng cánh ước mơ” tại Quảng Nam
Ngày 24/2/2017

-Tham gia cùng ekip chương trình -Nhà báo Trịnh Minh
“Nâng cánh ước mơ” ghi hình tại Phương
Quế Sơn, Quảng Nam
+trợ lý hiện trường
+trợ lý kịch bản

Ngày 25/2/2017

-Trợ lý trường quay tiến hành ghi -Nhà báo Tạ Tuấn Anh
hình cho chương trình “Chính sách
và cuộc sống” xoay quanh nghị định
46 NĐ-CP

Từ ngày 27/2/2016 -Hoàn thành các khâu công việc theo -Nhà báo Tạ Tuấn Anh
đến ngày 4/3/2017
yêu cầu của người hướng dẫn
-Tìm kiếm thông tin về văn hóa, lịch
sử, nghệ thuật, các di tích khảo cổ ở
tỉnh Khánh Hòa
-Hỗ trợ viết kịch bản cho chương
trình “Con đường di sản” dự kiến
quay tại tỉnh Khánh Hòa

-Nhận quay TVC cho nhà hàng
Olivia’s Prime
Từ ngày 6/3/2017 -Công tác 6 ngày tại tỉnh Khánh Hòa -Nhà báo Tạ Tuấn Anh
đến ngày 11/3/2017 cùng ekip sản xuất chương trình
“Con đường di sản”
+Trợ lý hiện trường tại khu di tích
khảo cổ Hòa Diêm thuộc tỉnh Cam
Ranh
+Trợ lý hiện trường tại Bảo tàng
Khánh Hòa
+Trợ lý hiện trường tại Tháp Bà
Ponagar
+Trợ lý hiện trường tại tư gia hai vợ
chồng nghệ nhân Huỳnh Ngọc Ẩn và
Trần Thị Tâm của bộ môn nghệ thuật
hát Chầu Văn
12


Ngày 12/3/2017

- Tham gia sản xuất chương trình -Nhà báo Phạm Hồng
trực tiếp “Tư vấn sức khỏe: Sữa mẹ Liên
và sữa công thức”
+vị trí trợ lý hiện trường
+trực điện thoại tổng đài, lựa chọn
nội dung câu hỏi phù hợp từ khán giả

Từ ngày 13/3/2017 -Hoàn thành các đầu việc được giao
đến ngày 18/3/2017 -Theo dõi quá trình hậu kỳ các

chương trình truyền hình
-Tìm hiểu hoạt động của các phòng
ban khác ở cơ quan
-Theo dõi quá trình ghi hình
gameshow “Bộ ba hoàn hảo”của
Phòng Văn nghệ
-Tìm hiểu thông tin và hỗ trợ chương
trình “Đối thoại” nội dung về việc
ban hành hoạt động của hai dịch vụ
đặt xe là Uber và Grab tại Việt Nam
-Viết báo cáo thực tập
Ngày 19/3/2017

- Tham gia sản xuất chương trình -Nhà báo Trịnh Minh
trực tiếp “Tư vấn sức khỏe: Bệnh Phương
viêm cầu thận ở trẻ em”
+vị trí trợ lý hiện trường
+trực điện thoại tổng đài, lựa chọn
nội dung câu hỏi phù hợp từ khán giả

3. KẾT QUẢ THỰC TẬP
Trong thời gian thực tập tại TTTH Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng, tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, chỉ đạo giúp đỡ từ phía Quý đài, các phóng viên biên tập
phòng Chuyên mục và các phòng ban trực thuộc. Dưới sự chỉ dẫn, tạo điều kiện tận
tình, tôi đã được góp sức mình làm nên những sản phẩm truyền hình mang tính tập thể.
Cụ thể là:
Bảng thống kê
STT Tên sản phẩm

Vai trò

13


1

Chương trình: Nâng cánh ước mơ (3 số)
Biên tập: Tạ Tuấn Anh
Ngày phát sóng: 15/2/2017

Trợ lý hiện trường

2

Chương trình: Nâng cánh ước mơ (1 số)
Biên tập: Trịnh Minh Phương
Chưa phát sóng

Tham gia biên tập kịch bản
Trợ lý hiện trường

3

Chương trình: Chính sách và cuộc sống – “Nông
thôn mới nhìn từ Quảng Nam”
Biên tập: Tạ Tuấn Anh
Phát sóng: 18/1/2017

Thư ký hiện trường

4


Chương trình: Chính sách và cuộc sống - “Thực Tham gia biên tập kịch bản
thi nghị định 46”
Biên tập: Tạ Tuấn Anh
Phát sóng: 1/3/2017

5

Chương trình: Đối thoại
Biên tập: Tạ Tuấn Anh
Phát sóng: 25/3/2017

Tham gia biên tập kịch bản

6

Chương trình: Tư vấn sức khỏe: “Đau đầu ở trẻ
em”
Biên tập: Huỳnh Thanh Thảo
Phát sóng: 15/1/2017

Trợ lý hiện trường

7

Chương trình: Tư vấn sức khỏe: “Bệnh tim ở
người cao tuổi”
Biên tập: Phạm Thu Thủy
Phát sóng:19/2/2017


Trợ lý hiện trường

8

Chương trình: Tư vấn sức khỏe: “Sữa mẹ và sữa
công thức”
Biên tập: Phạm Hồng Liên
Phát sóng: 12/3/2017

Tham gia biên tập kịch bản

9

Chương trình: Tư vấn sức khỏe: “Bệnh viêm cầu
thận cấp ở trẻ em”
Biên tập: Trịnh Minh Phương
Phát sóng: 19/3/2017

Trợ lý hiện trường

10

Chương trình: Con đường di sản
Biên tập: Tạ Tuấn Anh

Tham gia biên tập kịch bản
14


Phát sóng: 8/4/2017


4. MỘT SỐ SẢN PHẨM KỊCH BẢN
Kịch bản Tư vấn sức khỏe
SỮA MẸ VÀ SỮA CÔNG THỨC
Trực tiếp VTV8 từ 9h25 – 10h15, Chủ nhật12/3/2017
Kịch bản - Biên tập
: Hồng Liên – Trần Thị Huyền – Quang Tuấn
Đạo diễn hình & QP : Phòng Đạo diễn & quay phim
Trợ lý
: Minh Phương
Mỹ thuật
: Phòng Chương trình
Kỹ thuật
: Phòng Kỹ thuật
Dẫn chương trình : Thanh Huyền
Lưu ý:

-Tổng khống chế:
+Chạy số điện thoại nóng0236.3561453 liên tục trong 30
phút đầu chương trình
-

Phim trường S1 :

+ Chạy Hình hiệu + Clip chủ đề (vài hình ảnh minh họa +
tên chủ đề)
+ Phóng sự: giới thiệu về ngân hàng sữa mẹ đầu tiên tại
Việt Nam, con số thống kê về tình hình nuôi con bằng sữa mẹ.
+ Chạy file hiển thị hình ảnh minh họa trên màn hình Led
Khách mời: - Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Mỹ Linh, Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng,

Bệnh viện Phụ sản – Nhi, TPĐà Nẵng
-

Bác sĩ Nguyễn Lê Hồng Vân, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh
viện Hoàn Mỹ, TP Đà Nẵng
KỊCH BẢN CHI TIẾT

STT

GHI CHÚ

1

NỘI DUNG
Phim trường Hình hiệu + Clip chủ đề : 20 ‘’(vài hình ảnh minh họa chủ
đề chương trình và tên chương trình )
S1

2

DCT

MC: Kính chào quý vị và các bạn !
Chủ đề của chương trình Tư vấn sức khỏe kì này là Sữa
15


mẹ và sữa công thức. Đâylà mối quan tâm của nhiều phụ nữ
trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc con cái.


Chạy Clip

Các tổ chức Y tế đã khẳng định sữa mẹ là dinh dưỡng
hoàn hảo nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên hiện nay
theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em Việt Nam thì có
chưa đến 20 % các bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong giai đoạn
quan trọng này.
Cuối tháng 2 vừa qua, nhằm thúc đẩy cho hoạt động
nuôi con bằng sữa mẹ, Ngân hàng sữa mẹ đầu tiên tại Việt Nam
đã được ra mắt ở Bệnh viện Phụ sản – Nhi TP Đà Nẵng. Xin
mời quý vị và các bạn cùng theo dõi phóng sự sau.
PHÓNG SỰ:
Xin được trân trọng giới thiệu 2 khách mời sẽ giải đáp các
thắc mắc của quý vị và các bạn về chủ đề : Sữa mẹ & sữa công
thức hôm nay:
- Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Mỹ Linh, Phó Trưởng khoa
Dinh dưỡng, Bệnh viện Phụ sản – Nhi, Đà Nẵng
-

Tổng khống
chế hiện số
Điện thoại
đường dây
nóng

Bác sĩ Nguyễn Lê Hồng Vân, Trưởng
khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hoàn Mỹ,
Đà Nẵng

Qúy vị có thể theo dõi chương trình trực tuyến trên ứng dụng

điện thoại VTV Go hoặc trang web: www.vtv.vn
Số điện thoại đường dây nóng 0511.3561453 đã sẵn sàng tiếp
nhận câu hỏi của quý vị và các bạn. Chúng tôi xin được nhắc
lại SĐT nóng của chương trình là 0236.3561453, và số điện
thoại này chỉ có hiệu lực trong thời gian phát sóng trực tiếp của
chương trình, từ 9h25 đến 10h15 chủ nhật hàng tuần.

4

DCT và các
BS
các cỡ cảnh

1. Thưa bác sĩ Linh, chị có thể nói rõ hơn về tình hìnhcủa
Ngân hàng sữa mẹ tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi hiện nay,
sau 2 tuần hoạt động. (hỗ trợ như thế nào đối với những
trẻ sinh nhẹ cân, thiếu tháng; và các bà mẹ vì nhiều lý do
ko có sữa mẹ cho con bú, các thống kê cho và nhận sữa
16


mẹ…)
2. Thưa bác sĩ Vân, thành phần của sữa mẹ khác với sữa
công thức như thế nào ?
( Vẫn có người cho rằng sữa công thức với đầy đủ thành phần
chất dinh dưỡng sẽ yên tâm hơn là sữa mẹ nếu mẹ có cơ địa
không khỏe mạnh )
3. Thưa bác sĩ Linh, được biết không phải người mẹ nào tự
nguyện hiến sữa cho Ngân hàng sữa mẹ cũng đáp ứng
đủ các tiêu chuẩn để được hiến tặng. Chị có thể giải

thích rõ hơn về điều này.
- Như vậy khi nuôi con hoàn toàn bằng
sữa mẹ, người mẹ cũng cần chú ý
những vấn đề về sức khỏe như thế
nào ?
4. Thưa bác sĩ Vân, hầu hết những người phụ nữ không
nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, vì cho rằng cơ thể của
mẹ khó có thể đáp ứng hết nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
Ý kiến của chị về quan niệm này ?
5. Thưa bác sĩ Linh, mặc dù trên các sản phẩm Sữa công
thức bao giờ cũng ghi : Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho
trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng không ít bà mẹ vẫn có xu
hướng cai sữa sớm và cho trẻ dùng sữa công thức để trẻ
mập mạp hơn. Điều này có đúng hay không ạ ?
6. Thưa bác sĩ Vân, sau 6 tháng nuôi con hoàn toàn bằng
sữa mẹ thì khi nào người mẹ nên cai sữa là phù hợp ?
• Câu hỏi khán giả qua email:
7. Chị Đỗ Thị Mỹ ở Duy Xuyên, Quảng Nam hỏi: Trước
đây tôi từng bồng cháu tôi đi khắp nơi để xin sữa mẹ vì
mẹ cháu bệnh nặng không có sữa, nên tôi rất vui khi
nghe có Ngân hàng sữa mẹ ở ĐN. Vậy cho tôi hỏi ở
Ngân hàng sữa mẹ, nếu tới xin sữa có tốn nhiều tiền
không? Cần làm thủ tục như thế nào ?
8. Chị Phạm Thị An ở Nông Sơn, Quảng Nam: Sau khi
17


sinh, sức khỏe tôi không tốt và ăn được rất ít. Sữa tôi
màu nhạt và nhìn như nước. Như vậy có phải chất lượng
sữa của tôi không tốt không ?

9. BạnTrần Minh Ly, email: hỏi:
Em mới sinh em bé được 2 tháng. Cho em hỏi khi mẹ bị
ốm có cho con bú được không. Và ngực em nhỏ có thể
đảm bảo cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng hay không?
-

Tổng

khống DCT

chế hiện số
Điện
đường
nóng.

Thưa QVCB, chương trình TVSK với chủ đề “Sữa mẹ

thoại và sữa công thức” đang được truyền hình trực tiếp trên kênh
dây truyền hình VTV8. Quí vị và các bạn có những thắc mắc về
bệnh, xin hãy gọi vào số điện thoại 0236.3561453 để được các
BS tư vấn cho từng trường hợp cụ thể.

6

10. Đối với những người mẹ vì một số lý do không thể cho
con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thì nên kết hợp giữa sữa
mẹ và sữa công thức như thế nào cho hợp lý ?
11. Sau giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, nhiều bà mẹ sử
dụng sữa bột công thức cho trẻ để tăng chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên có không ít ý kiến băn khoăn về độ tuổi trẻ

nên ngừng việc dùng sữa công thức. Bác sĩ cho biết ý
kiến về điều này.
12.
Hiện nay, trên mạng internet có nhiều ý kiến khác nhau
trong việc sử dụng sữa công thức. Và một số bà mẹ đang
có xu hướng sử dụng sữa thực vật cho con. Bác sĩ có thể
cho ý kiến về điều này.
• Câu hỏi khán giả :
13. Chị Huỳnh Thị Linh, SĐT: 0236.3567812 hỏi: Tôi đang
nuôi con bằng sữa mẹ, và bầu ngực thường xuyên bị
căng tức, viêm, Tôi nên làm như thế nào ?
14. Anh Ngô Văn Liêm ở phường Hòa Hiệp Nam, quận
Liên Chiểu, Đà Nẵng hỏi: Vợ tôi sinh cháu đầu lòng sữa
18


rất ít, phải cho con uống thêm sữa ngoài. Bây giờ vợ tôi
sắp sinh cháu thứ hai, nghe khuyến cáo nên nuôi con
hoàn toàn bằng sữa mẹ. Vậy vợ tôi cần làm gì sau khi
sinh con để đảm bảo lượng sữa.
15. Thời lượng của chương trình sắp hết, các bác sĩ có thể
dành những lời khuyên để các bà mẹ yên tâm nuôi con hoàn
toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời.
DCT: Cám ơn bác sĩ đã dành thời gian chia sẻ với khán giả của

7

chương trình Tư vấn sức khỏe.
Mọi thông tin liên quan đến chương trình, xin liên lạc về
chương trình TVSK Phòng Chuyên mục- Trung tâm Truyền

hình Việt Nam

tại TPĐN, 258 Bạch Đằng, thành phố Đà

Nẵng.Facebook: www. Facebook.com/ Tư vấn sức khỏe.
8

Kính chào tạm biệt và chúc sức khỏe.
S1 chạy chữ Bảng chữ cuối
cuối

Phóng sự:
Con gái bà Nguyễn Thị Lan ở tỉnh Thừa Thiên Huế, sinh đôi 2 bé khi vừa tròn
8 tháng. Đã vài ngày nay, mẹ bé vẫn chưa có sữa cho con. Trong thời gian nằm lồng
kính, dưới sự chăm sóc đặc biệt của Khoa Hồi sức sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản nhi Đà
Nẵng, 2 bé đã được nuôi dưỡng từ nguồn sữa hiến tặng của Ngân hàng sữa mẹ. Với
nguồn sữa này, đội ngũ y, bác sĩ nơi đây đã can thiệp kịp thời, giảm thiểu tình trạng
nuôi trẻ bằng sữa công thức trong giai đoạn đầu đời.
Bà Nguyễn Thị Lan – Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.
Trong lúc mẹ cháu chưa có sữa, có được sữa các cô khác hiến tặng, thì tui cũng
xin cám ơn bằng lòng để cho cháu mau phát triển, để nhanh về.
Đối với 1 trẻ thơ chào đời không có gì quý hơn là được nằm trong vòng tay ôm
ấp yêu thương và bú những giọt sữa non tinh khiết ngọt ngào của người mẹ để bắt đầu
sự sống. Nhưng có những hoàn cảnh thật éo le, có những bé khi chào đời đã vĩnh viễn
xa rời vòng tay mẹ và cũng có nhiều bà mẹ vì lý do sức khỏe mà không thể có được
nguồn sữa cho con. Chính vì vậy, những người hiến tặng sữa giống như những người
mẹ thứ hai, cho bé có cơ hội uống giọt sữa quý giá này.
19



Chị Bùi Thị Thu- Xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi
Hồi em sinh bé ra, bé nằm lồng kính mà mẹ chưa có sữa từ đó mấy cô xin sữa
cho em bé nên bây giờ em nghĩ em bé mình chưa bú sữa được nhiều mình vắt ra để
mình hiến cho những em bé giống như em bé mình lúc mới sinh ra.
Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng, hàng năm có khoảng 15.000
trẻ ra đời, trong đó có khoảng 3.000 – 4.000 trẻ không được tiếp cận với nguồn sữa mẹ
vì nhiều lý do khác nhau.
Ngân hàng sữa mẹ ra đời giúp xử lý, lưu trữ và phân phối một cách khoa học
nguồn sữa mẹ được hiến tặng, nhằm đảm bảo an toàn, mang lại nhiều cơ hội phát triển
toàn diện cho trẻ sơ sinh
Thực hiện : Thanh Nga – Văn Phát
KỊCH BẢN CON ĐƯỜNG DI SẢN
Biên tập: Tuấn Anh
Trợ lý kịch bản: Quang Tuấn
Thời lượng: 25 phút.
TT

Hình ảnh

Nội dung

1

Hình hiệu

Con đường di sản

2

Teaser dùng chung


-Di sản – tài sản vô giá ông cha đã để lại cho con
cháu từ ngàn năm trước;
- Con đường di sản – con đường kết nối giữa quá
khứ, hiện tại và tương lai;

3

Âm + hình BTV
hiện dẫn

- Gìn giữ di sản cho muôn đời sau để góp phần phát
triển kinh tế, xã hội một cách bền vững.
BTV:Xin kính chào quý vị và các bạn! Trong chương
trình Con đường di sản kỳ này, chúng tôi xin mời quý
vị đến với vùng đất Khánh Hòa. Trong mục “Dấu ấn
thời gian”, mời quý khán giả cùng tìm hiểu về di tích
khảo cổ cấp quốc gia Hòa Diêm, thưởng ngoạn
những di vật giá trị có niên đại cách đây từ 2.000 đến
2.500 năm. Mục “Từ trong di sản” sẽ đưa quý vị đến
với những người đang từng ngày đem nghệ thuật
truyền thống của đồng bào Chăm phục vụ du khách
bốn phương. Phần cuối của chương trình, trong mục
“Gìn giữ cho muôn đời sau” sẽ là câu chuyện cuộc
đời của đôi vợ chồng nghệ nhân dân gian tâm huyết
với việc truyền lại tinh hoa nghệ thuật đàn hát chầu
20

TL



văn
4

Hình gạt

Dấu ấn thời gian

5

- Cảnh gò đất ở
thôn Hòa Diêm.

Cách trung tâm Tp. Cam Ranh khoảng 5 km về phía
nam, nằm trên địa phận thôn Hòa Diêm (nay là thôn
Hòa Sơn), xã Cam Thịnh Đông, Tp. Cam Ranh, tỉnh
Khánh Hòa, di tích khảo cổ học Hoà Diêm được phát
hiện vào tháng 2 năm 1998 và được khai quật lần đầu
tiên vào năm 1999.
Di tích khảo cổ học Hòa Diêm bao gồm 4 điểm di
chỉ: Hòa Diêm, Hòa Diêm 2, Gò Duối, Gò Miếu. Kể
từ năm 1999, Bảo tàng Tỉnh Khánh Hòa kết hợp cùng
Viện Khảo cổ học Việt Nam, Bảo tàng lịch sử Việt
Nam, Trung tâm Khảo cổ thuộc Viện KHXH vùng
Đông Nam Bộ và các nhà khảo cổ Nhật Bản thuộc
Đại học Waseda đã tổ chức nhiều đợt khai quật,
nghiên cứu.
(Phát biểu của ông Lê Chí Hướng – Giám đốc Bảo
tàng Khánh Hòa – về những đợt tổ chức phối hợp
khai quật, nghiên cứu tại các di chỉ thuộc di tích Hòa

Diêm).
Kết quả các đợt khai quật đã thu được nhiều hiện vật
có giá trị, minh chứng rằng Hòa Diêm là một di chỉ
cư trú, đồng thời cũng là khu mộ táng gồm nhiều loại
hình khác nhau, trong đó mộ chum hình cầu là tiêu
biểu nhất.
Ngay trong đợt khai quật đầu tiên, các nhà khảo cổ đã
tìm thấy ở 5 hố (diện tích 50m2) 3.937 mảnh và di vật
gồm các chất liệu: gốm, đá, xương, các loại sò ốc và
cả kim loại (sắt).
Hiện nay, Bảo tàng Khánh Hòa vẫn còn lưu giữ
những hiện vật có giá trị từ đợt khai quật này.
Về đồ gốm: Có các loại nồi, bình, tô, bát ... với nhiều
kiểu dáng khác nhau, có hoa văn và cả không hoa
văn. Một số đồ án hoa văn rất giống với gốm ở di chỉ
Xóm Cồn (một di chỉ khảo cổ được xếp vào giai đoạn
tiền Sa Huỳnh ở Khánh Hòa), đồng thời cũng có
những đồ án mang đặc điểm hoàn toàn khác biệt.
Những loại gốm thu được ở lớp trên lại khá muộn và
mang đặc điểm của giai đoạn Chăm sớm.
Đặc biệt, trong hố 2, một ngôi mộ bằng gốm hình nón
cụt – lần đầu tiên được biết đến tại Việt Nam – với
21

- Cảnh cán bộ
VHTT địa phương
hướng dẫn đến
điểm di tích.

- Cảnh dấu tích các

hố thám sát.

- Ảnh tư liệu các
đợt khai quật.

Âm + hình phát
biểu.

- Ảnh tư liệu hiện
vật.

- Cảnh Bảo tàng
Khánh Hòa.

- Cụm cảnh quay
đặc tả chi tiết, dùng


đèn chiếu, tạo hiệu
ứng nghệ thuật cho
các hiện vật tại bảo
tàng.

những hoa văn trang trí ở thân nồi khá độc đáo được
các nhà khảo cổ phát hiện. Về đồ tùy táng, có giá trị
nhất là các tô có chân đế, đục lỗ tròn theo hình tam
giác. GS Trần Quốc Vượng cho rằng đây là dụng ý
của người xưa liên quan đến tín ngưỡng, ước muốn
cầu mong có sự siêu thoát cho linh hồn về thế giới
bên kia.

Về đồ đá: Các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều lại hình
bàn đá mài nhỏ. Rìu đá (vốn tìm thấy rất nhiều trong
di chỉ Xóm Cồn) thì hầu như vắng bóng.
Về các loại xương: Đợt khai quật tìm được khá nhiều
loại xương, nhưng giá trị nhất là việc lần đầu tiên tìm
thấy 6 chiếc dọi se chỉ làm bằng xương thú hoặc
xương cá tại Việt Nam. Trước đây, hiện vật dọi xe chỉ
được tìm thấy là bằng chất liệu gốm.
Về đồ trang sức: Các nhà khảo cổ tìm thấy 7 mảnh
vòng, chủ yếu được chế tác từ vỏ ốc tai tượng (ốc mặt
trăng) với dấu vết khoan cắt rõ ràng, được mài đều
theo hình bán nguyệt. Ngoài ra, đợt khai quật còn tìm
thấy 1 mảnh vòng trang sức bằng gốm màu hồng sậm.
Với những kết quả thu được, tại di chỉ Hòa Diêm, các
nhà khoa học đã tìm thấy sự tiếp nối của truyền thống
văn hóa từ di chỉ Xóm Cồn (qua loại hình gốm) trong
sự phát triển lên giai đoạn văn hóa Sa Huỳnh (gốm và
kim loại). Với niên đại được xác định khoảng từ thế
kỷ thứ V – VI trước Công nguyên đến thế kỷ thứ I –
II sau Công nguyên, di chỉ Hòa Diêm là một gạch nối
đáng tin cậy để tìm hiểu quá trình phát triển của các
nhóm dân cư cổ ở vùng đất Khánh Hòa thời tiền sơ
sử.
(Phát biểu của TS. Trần Quý Thịnh – Trưởng phòng
Nghiên cứu Khảo cổ, Viện Khảo cổ học Việt Nam – về
những hiện vật có giá trị, những phát hiện mới ở Hòa
Diêm, những đánh giá trên cơ sở khoa học, nghiên
cứu chuyên sâu).
Cuối năm 2012, Bộ VH – TT & DL đã công nhận
Hòa Diêm là 1 trong số 3 di tích khảo cổ được xếp

hạng di tích cấp quốc gia trong đợt xếp hạng này.
(Phát biểu của ông Nguyễn Thành Trung – PCT
UBND Tp. Cam Ranh – về vinh dự và trách nhiệm
22


Âm + hình phát
biểu.

của địa phương trong việc góp phần gìn giữ, bảo tồn
di tích).
(Phát biểu của ông Lê Văn Hoa - PGĐ Sở VH – TT
tỉnh Khánh Hòa – về định hướng nghiên cứu chuyên
sâu thêm về di tích, hướng khai thác phát triển thành
sản phẩm du lịch trong tương lai).
Là di tích khảo cổ đầu tiên, hiện cũng là duy nhất của
Khánh Hòa được xếp hạng di tích cấp quốc gia, Hòa
Diêm là di chỉ khảo cổ vô cùng có giá trị. Việc giới
thiệu những giá trị văn hóa lịch sử của cha ông xưa
đến với các thế hệ hiện nay đang cần có sự chung tay
của nhiều cơ quan ban ngành để những tinh hoa của
muôn năm cũ không phai nhạt theo thời gian.

- Ảnh tư liệu + bằng
công nhận di tích.
Âm + hình phát
biểu.

- Cảnh khu vực khai
quật + chồng mờ

các hiện vật tiêu
biểu.

6
7

- Cảnh du khách
tham quan, chiêm
ngưỡng các hiện
vật.
Hình gạt
Âm + hình BTV
hiện dẫn.

Từ trong Di sản. (thể hiện theo dạng phim không có
lời bình)
BTV: Thưa quý vị, đến Nha Trang - Khánh Hòa, một
địa điểm mà du khách không thể bỏ qua đó là Tháp
Bà Ponagar, đây cũng là một di tích lịch sử cấp quốc
gia được xếp hạng từ năm 1979. Ở mục “Từ trong di
23


- Cụm cảnh di tích
Tháp Bà Ponagar.

- Các tiết mục biểu
diễn nghệ thuật
Chăm.


- Âm + hình các
đoạn tâm sự, kể
chuyện của nhân
vật.

- Cảnh các đoàn du
khách tham quan,
chiêm ngưỡng cụm
tháp, xem các tiết
mục biểu diễn.

sản” kỳ này, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị
những người nghệ sỹ chân quê đang hàng ngày đem
văn hóa cổ truyền của đồng bào Chăm đến với du
khách trong và ngoài nước. Họ chính là những người
tái hiện hồn cốt lẫn hình bóng của tổ tiên cả ngàn năm
trước bên chân những ngôi đền tháp linh thiêng.
Nội dung của phần này là những tâm sự của các nhân
vật gồm:
- Ông Đổng Xuân Dương – người làm cầu nối giúp
Trung tâm Bảo tồn di tích Khánh Hòa tổ chức các
chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống Chăm
- Nghệ nhân Vạn Ngọc Chí (đánh trống Ghi năng)
- Nghệ nhân Lệ Nhá (thổi kèn Sranai)
- Các thiếu nữ trong đội múa Chăm.
Câu chuyện sẽ tập trung khai thác những ý chính như:
- Tháp Bà Ponagar là nơi thường xuyên tổ chức hoạt
động biểu diễn nghệ thuật truyền thống của người
Chăm, giới thiệu đến du khách.
- Các nghệ nhân đều là người Chăm và đều từ Ninh

Thuận ra đây biểu diễn.
- Niềm đam mê từ tấm bé của mỗi người đối với nghệ
thuật truyền thống cha ông để lại. Họ đã khổ luyện
như thế nào để có thể thành thạo, điêu luyện như bây
giờ.
- Việc tuyển chọn các cô thanh nữ phục vụ trong đội
múa (có xen yếu tố tín ngưỡng).
- Khi ra Tháp Bà Ponagar biểu diễn phục vụ du
khách, họ đã chấp nhận những khó khăn gì để có thể
trụ lại với niềm đam mê công việc này.
- Niềm hạnh phúc khi các tiết mục biểu diễn được du
khách tán thưởng, ngưỡng mộ.
- Họ suy nghĩ như thế nào về việc mình đang góp
phần gìn giữ truyền thống của tổ tiên, góp sức cho
bản sắc văn hóa tộc người được trường tồn, giúp cho
những ngôi cổ tháp thêm lung linh, có hồn và níu
chân du khách.

- Cụm cảnh Tháp
Bà nhìn từ cầu Trần
Phú, lúc thành phố
lên đèn.
24


8

Hình gạt

Gìn giữ cho muôn đời sau


9

Âm + hình BTV
hiện dẫn

BTV: Thưa quý vị, trong phần cuối của chương trình,
mục “Gìn giữ cho muôn đời sau”, chúng tôi xin mới
quý vị theo chân nhóm làm phim đến gặp gỡ vợ
chồng nghệ nhân dân gian Trần Thị Tâm và Huỳnh
Ngọc Ẩn ở Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nhiều
năm trăn trở và đam mê theo đuổi nghệ thuật hát
chầu văn phục vụ cho các lễ tế Mẫu, sưu tầm, lưu
giữ, truyền dạy vốn quý văn hóa dân tộc, cả hai vợ
chồng ông bà đã được phong tặng danh hiệu Nghệ
nhân dân gian – chuyện hiếm có từ trước đến nay.

- Cảnh vào nhà
nhân vật, gặp gỡ...

Nội dung 1: Tập trung giới thiệu về nhân vật:Ông
Huỳnh Ngọc Ẩn và bà Trần Thị Tâm. Hàng chục năm
nay, đôi vợ chồng nghệ nhân ông Huỳnh Ngọc Ẩn và
bà Trần Thị Tâm đã rong ruổi trong nam ngoài bắc để
biểu diễn phục vụ người dân, các lễ hội và truyền dạy
những làn điệu hát chầu văn cho nhiều thế hệ.
Các câu hỏi dự kiến:
- Hai vợ chồng làm nghề này được bao lâu?

- Âm + hình nhân

vật kể chuyện.

- Cái duyên nào đưa 2 người gặp gỡ cái nghề hát
chầu văn và thành vợ thành chồng?
- Trong cuộc sống, đã có những thử thách, khó khăn
nào đối với 2 vợ chồng? (chồng bị khuyết tật, vợ phải
đi hát nhiều, chuyện con cái...)
Nội dung 2: Tập trung về hoạt động biểu diễn của vợ
chồng nghệ nhân:

- Cụm cảnh tập
luyện, biểu diễn tại
nhà.
- Cảnh soạn tài liệu,
giáo án.

- Các bằng khen,
huy chương, danh

Ông Huỳnh Ngọc Ẩn chuyên về nghề đàn, ông có thể
sử dụng được nhiều loại nhạc cụ dân tộc và đã biên
soạn một số giáo án để truyền dạy các ngón đàn cho
thế hệ trẻ. Bà Trần Thị Tâm có tài năng chuyên hát
chầu văn phục vụ các buổi lễ tế Mẫu trên địa bàn tỉnh
và các tỉnh thành phố khác. Bà từng đoại giải A tại
Liên hoan tiếng hát dân ca Việt Nam (2011) do Đài
truyền hình Việt Nam tổ chức, giải xuất sắc tại Liên
hoan làng biển Việt Nam (2011) tại Ninh Thuận.
25



×