Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

ĐỀ ĐỌC HIỂU ÔN THI THPT CHUẨN THEO ĐỀ BỘ NĂM 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.58 KB, 34 trang )

/>
ĐỀ 1
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong
những phẩm chất hàng đầu, là văn hóa của mỗi một con người. Lòng nhân ái có
được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông
qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của
người khác”…. Và lòng nhân ái của các em Trường Quốc tế Global đã được hình
thành như thế,…
… Lòng nhân ái là một phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của
trường GIS và thực tế, lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là
cốt cách của mỗi một con người. Các hoạt động từ thiện đã và đang diễn ra tại
Trường Quốc tế Global đã góp phần giúp các em học sinh xây dựng tính cộng
đồng, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với mọi người và giúp người khi khó khăn
hoạn nạn; phát triển toàn diện tri thức và đạo đức để trở thành những công dân
ưu tú, có ích cho xã hội, gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam.”
(Trích Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global- Theo dân trí- ngày 14/ 2/
2015)
Câu 1 (0,5 đ): Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản ?
Câu 2 (0,75 đ): Anh/ chị hiểu thế nào về câu nói: “Lòng nhân ái có được là do sự
góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt
động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác”?
Câu 3 (0,75 đ) : Theo anh/ chị, vì sao tác giả cho rằng: “Lòng nhân ái là một phần
quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của trường GIS và thực tế, lòng
nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con
người”? Câu 4 (1,0 đ): Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với
anh/chị? Vì sao
1.

PHẦN LÀM VĂN:


Câu 1: (2,0 đ)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
được nêu trong đoạn trích phần đọc – hiểu: “Lòng nhân ái không phải tự sinh ra


/>
con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn
hóa của mỗi một con người”

HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ THPT
QUỐC GIA
NĂM HỌC: 2017-2018
SỞ GD&ĐT

Môn thi: Ngữ văn

TRƯỜNG THPT

(Hướng dẫn gồm 04 trang)

Yêu cầu chung
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo nội dung chính.
Chấp nhận những bài có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí
lẽ thuyết phục, trân trọng bài làm của học sinh, khuyến khích bài viết sáng tạo
nhưng phải hợp lí.
Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm những bài viết đáp ứng đầy đủ yêu cầu đã nêu
ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc,
không cho điểm cao những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
Cần trừ điểm những lỗi về hành văn, ngữ pháp, chính tả…trong bài viết.
Căn cứ vào hướng dẫn chấm, giám khảo có thể chia điểm lẻ trong mỗi câu đến

0,25 điểm. Bài thi không làm tròn điểm.
Yêu cầu cụ thể
Câu

Nội dung cần đạt

Thang
điểm

Phần I:
Đọc hiểu
(3,0
điểm)

1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ phương thức nghị
luận/ phương thức biểu đạt nghị luận.

0,5

2. Lòng nhân ái của con người ngoài bản tính sẵn có nó còn
được hình thành từ gia đình, nhà trường thông qua quá trình

0,75


/>
trải nghiệm cuộc sống thực tế như học tập, trải nghiệm, sẻ
chia, và đặc biệt con người được trải qua cảm xúc thực
tế “đau nỗi đau của người khác”
3. Ngày nay con người đã và đang dần đánh mất lòng nhân

ái của mình đối với người khác. Họ chỉ quan tâm đến bản
thân mà quên rằng lòng nhân ái cũng là một đức tính tốt của
con người trong thời hiện đại. Chúng ta phải coi đây là một
biểu hiện văn hóa của con người. Người có lòng nhân ái
luôn được người khác tôn trọng, yêu mến, học tập noi theo.

0,75

4. Thông điệp: Hãy đùm bọc, sẻ chia, cảm thông trước
những khó khăn của con người trong cuộc sống,…
Lưu ý: HS lập luận tốt, diễn đạt lưu loát, trình bày dưới
hình thức đoạn văn cho điểm tối đa.

Phần II:
làm văn

1,0

Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng
về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. Đoạn văn
có bố cục rõ ràng, văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy,
bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ
pháp…
1. Yêu cầu về hình thức:

Cầu 1
(2,0
điểm)

Đảm bảo kết cấu một đoạn văn, rõ ràng; xác định đúng

VĐNL, đoạn văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo
đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2 2.Yêu cầu về nội dung: “Lòng nhân ái không phải tự sinh
ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm
chất hàng đầu, là văn hóa của mỗi một con người”
* Giải thích : Lòng nhân ái là gì? Lòng nhân ái là tình yêu
thương giữa con người với con người.
* Tại sao con người cần phải có lòng nhân ái:
+ Lòng nhân ái là cách con người trao cho nhau tình thương
mà không cần sự đền đáp, trả ơn từ người mình đã giúp đỡ.

0,25


/>
+ Lòng nhân ái của con người trong thời chiến, thời bình
(dẫn chứng)
– Biểu hiện:
+ Quan tâm đến những người xung quanh
+ Chia sẻ, cảm thông với những nỗi đau của người khác
* Bàn luận mở rộng để rút ra bài học cho bản thân và những
người xung quanh về vấn đề:
– Phê phán những kẻ chỉ biết có mình, ích kỉ, vì lợi ích của
bản thân, không quan tâm đến người khác.
– Bài học nhận thức và hành động: Mỗi người phải rèn
luyện cho mình đức tính tốt đó là: tinh thần yêu thương, san
sẻ cho nhau trong cuộc sống; Tự bản thân phải sống tốt và
ngày càng hoàn thiện mình hơn.

ĐỀ 2:

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Mọi hành động sử dụng lại nội dung trên website xin hãy ghi: Nguồn bài viết
từ Vanhay.edu.vn
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí chứng tỏ mình không thua
chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích
người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có nghĩa tiến bộ nhất định.
Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đó là tâm lí của
kẻ thất bại. Động cơ kích thích giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác
để thỏa lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học cổ đại Hy Lạp A-rixtốt đã nói: “Người đố kị sở dĩ dằn vặt, đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua
kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra
thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn khác thành công.


/>
Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản người khác thành công,
cho nên lòng đố kị chỉ có hạ cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không
được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại
vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không
hiểu rằng, “Ngoài trời còn có trời” (cao hơn), “Ngoài núi còn có núi cao hơn”
(cao hơn), mình tài giỏi còn có người tài hơn.
Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao
thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thưọng
không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và
đồng loại tiến bộ.
( Theo Băng Sơn)
Câu 1: (0,5 điểm) Chỉ ra thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản?
Câu 2: (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản?
Câu 3: (1,0 điểm) Theo tác giả, lòng đố kị bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?
Câu 4: (1,0 điểm) Theo anh/chị tại sao tác giả viết: Lòng đố kị là một tính xấu cần

khắc phục? Trình bày khoảng 5 – 7 dòng
PHẦN II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ cuả anh/chị về Lòng đố
kị của con người trong cuộc sống.
Câu 2: ( 5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về hai chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá. Tiếng
anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá.Tiếng của mấy người đàn bà đi chợ về” (Chí
Phèo – Nam Cao) với ” Tiếng sáo vọng về tha thiết nồi hồi” (Vợ chồng A Phủ –
Tô Hoài)
-HẾT –


/>
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ THPT
QUỐC GIA
NĂM HỌC: 2017-2018
Môn thi: Ngữ văn
(Hướng dẫn gồm 03 trang)
Yêu cầu chung
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo nội dung chính.
Chấp nhận những bài có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí
lẽ thuyết phục, trân trọng bài làm của học sinh, khuyến khích bài viết sáng tạo
nhưng phải hợp lí.
Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm những bài viết đáp ứng đầy đủ yêu cầu đã nêu
ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc,
không cho điểm cao những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
Cần trừ điểm những lỗi về hành văn, ngữ pháp, chính tả…trong bài viết.
Căn cứ vào hướng dẫn chấm, giám khảo có thể chia điểm lẻ trong mỗi câu đến
0,25 điểm. Bài thi không làm tròn điểm.

Yêu cầu cụ thể
Câu

Nội dung cần đạt

Thang
điểm

Phần I

Câu 1: Thao tác lập luận: Phân tích, so sánh, bình luận.

0,5

Đọc –
hiểu

Câu 2: Nội dung của văn bản: Tác hại của lòng đố kị.

( 3,0
điểm)

Câu 3: Lòng đố kị bắt nguồn từ những nguyên nhân:
– Lòng ích kỉ, sự ghen tị, không muốn thấy người khác
thành công

0,75


/>

– Ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác.
Câu 4: Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục vì:

0,75

+ Khiến bản thân kẻ đố kị phải sống trong dằn vặt, đau đớn
thậm chí sa vào tội ác.
+ Kìm hãm sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ của nhân
loại.

Phần II:
Làm văn

1,0

Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng
về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. Đoạn văn
có bố cục rõ ràng, văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy,
bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ
pháp…
Yêu cầu cụ thể

Câu 1
(2 đ)

a. Đảm bảo cấu trúc : Viết thành 1 đoạn văn có câu mở
đoạn giới thiệu vấn đề, các câu thân đoạn triển khai vấn đề,
câu kết đoạn kết thúc vấn đề.
b. Xác định được vấn đề cần bàn luận: Lòng đố kị của
con người trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận
* Giải thích: Lòng đố kị là cảm thấy khó chịu và ghét
khi thấy người ta có thể hơn mình.
* Bàn luận, chứng minh:
– Khẳng định đây là đức tính xấu mà mỗi con người cần
khắc phục và phê phán.
+ Biểu hiện.
+ Tác hại lòng đố kị

0,25
0,25


/>
+ Phê phán những người có tính đố kị
* Mở rộng: hãy tập cạnh tranh một cách lành mạnh, chính
đáng, chúng ta cần tỏ ra là người có ước mơ, hoài bão cao
thượng và phấn đấu đạt cho kỳ được điều đó bằng các hành
động đúng đắn.
* Bài học nhận thức, hành động.
+ Nhận thức rõ tác hại của lòng đố kị.
+ Bản thân nỗ lực, thức tỉnh, đấu tranh với bản thân để
vươn lên
ĐỀ 3:
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Sự chia sẻ cũng làm giảm bớt đi những nỗi sợ hãi, nhàm chán trong cuộc sống của
chúng ta do nó thúc đẩy những mối giao tiếp xã hội và làm tăng cảm giác sống có
mục đích, cảm giác an toàn cho mỗi người.
Một kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, những người xem nhiều tin tức trên

truyền hình thường lo sợ thái quá về mối hiểm nguy đối với cuộc sống bình yên,
hạnh phúc của họ. Nguyên do là vì phần lớn các chương trình truyền hình đều tập
trung đưa thêm những bản tin, những hình ảnh rùng rợn, bất an, làm nảy sinh tâm
lý hoang mang, sợ hãi trong lòng khán giả.
Và đáng ngại hơn, cuộc sống hiện đại đang xuất hiện ngày một nhiều “những cái
kén người” tìm cách sống thu mình. Nói cách khác, những người này chỉ muốn tự
nhốt mình trong tháp ngà của những mối quan hệ với người thân mà tự đánh mất
dàn mối quan hệ với hàng xóm. Chính lối sống ích kỷ này càng làm cho họ dễ bị kẻ
xấu tấn công và dễ gặp những chuyện nguy hiểm hơn.
Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng, từ đó bắt đầu một
quá trình tạo nên sự khác biệt.Cội nguồn của mọi hiểm nguy đều xuất phát từ hệ
quả của những mặt trái xã hội, nhưng thường thì chúng ta không dám nhìn thẳng
vào vấn đề này. Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà


/>
chúng ta đón nhận những sự việc đó. Chúng ta cần có thái độ thích hợp để làm
giảm thiểu những nguyên nhân gây ra mọi bất ổn trong cuộc sống của mình.
(Cho đi là còn mãi –Azim Jamal & Harvey McKinno)
1.
2.
3.

4.

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0.5 điểm)
Theo tác giả, cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là gì? (0.5 điểm)
Em hiểu như thế nào là “những cái kén người” trong câu “cuộc sống hiện
đại đang xuất hiện ngày một nhiều “những cái kén người”tìm cách sống thu
mình”? (1 điểm )

Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản là gì? (1 điểm)

Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1(2đ)
Viết đoạn văn ( 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu “Bản chất của sự việc
diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc
đó” được gợi ra ở phần Đọc hiểu.
Câu 2 (5đ)
Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích Hồn Trương
Ba da hàng thịt – Luu Quang Vũ (Ngữ văn 12, tập một, NXB GDVN, 2017).
Từ đó liên hệ với bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt
cửu trùng đài (trích vở kịch Vũ Như Tô) – Nguyễn Huy Tưởng (Ngữ văn 11,
tập một, NXBGDVN, 2017) để rút ra bài học ứng xử của con người khi bị rơi
vào nghịch cảnh.

—————Hết—————–
Thí sinh không được sự dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………………………………; Số báo danh:
…………………….

GỢI Ý:


/>
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
1.
2.
3.

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận

Theo tác giả, cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là: hãy đối mặt với chúng,
từ đó bắt đầu một quá trình tạo nên sự khác biệt.
Em hiểu như thế nào là “những cái kén người” trong câu “cuộc sống hiện
đại đang xuất hiện ngày một nhiều “những cái kén người”tìm cách sống thu
mình”:

– “ Những cái kén người” có nghĩa là người ta tự tạo cho mình một lớp vỏ an toàn,
sống khép mình, sợ hãi với tất cả mối quan hệ xung quanh mình.
4.

Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản là: Muốn khuyên chúng ta
sẻ chia để vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân trong cuộc sống.

Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1(2đ)
Viết đoạn văn ( 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu “Bản chất của sự việc
diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc
đó” được gợi ra ở phần Đọc hiểu.

– Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: câu “Bản chất của
sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc
đó”
– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập
luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:
* Giải thích: Ý nghĩa của cả câu: luôn sẵn sàng đón nhận những khó khăn, gian
khó trong cuộc sống.
* Bàn luận.
– Tác dụng:



/>
+Dù chặng đường đến với thành công nhiều chông gai nhưng quan trọng khi chúng
ta sẵn sàng đối mặt với tất cả điều đó sẽ cảm nhận được giá trị đích thực của cuộc
sống.
+ Vươn tới được ước mơ của mình.
+ Luôn lạc quan trước những thử thách cuộc sống.
– Phê phán những người thụ động, luôn bi quan chán nản trước những khó khăn
thử thách. Họ luôn thấy nhũng điều tiêu cực, chán nản và mất niềm tin vào cuộc
sống mà quên đi giá trị của bản thân sau những lần vất ngã đó. – Bài học nhận thức
và hành động: Chủ động đón nhận những thách thức của cuộc sống.
– Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị luận
ĐỀ 4:
1.

ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm )

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Sẽ dối lòng nếu không thừa nhận trái tim tan vỡ, nhưng….
Sẽ dối lòng nếu mình nói rằng không mong chờ một chiến thắng
Sẽ dối lòng mình nếu không thừa nhận cảm thấy trái tim mình tan vỡ khi đội
tuyển chịu thất bại ở những giây cuối cùng
Nhưng tôi nghĩ kết quả như vậy thậm chí còn tuyệt vời hơn về lâu dài
Kết quả trận chung kết này tốt ở chỗ nó nhắc nhở tất cả chúng ta cách yêu
những điều không hoàn hảo. Yêu cả trong những lúc đau lòng. Trân trọng và nhìn
nhận sự cống hiến, chứ không đặt điều kiện tình yêu của mình vào sự tuyệt đối –
một thứ quá mong manh
Kết quả này cũng dạy cho chúng ta phải học cách vui với những gì mình đạt

được. Dù không thật sự tuyệt đối. Niềm vui dựa vào chiến thắng cũng như một
chất nghiện, nó liên tục cần những thứ lớn hơn, sẽ tốt hơn để tiếp tục vui. Nếu
không biết kiểm soát nó, nó sẽ biến chúng ta thành những người đòi hỏi vô lý, nó
cũng làm chúng ta quên lý do nên vui .


/>
Cuối cùng, điều to lớn nhất chúng ta học được ở U23 Việt Nam lần này là với
những nỗ lực đến kiệt cùng, với kỷ luật sắt đá, với niềm tin tuyệt đối, và cái tôi của
từng cá nhân gạt qua một bên nhường cho tinh thần đồng đội mãnh liệt, họ đã làm
được điều kỳ diệu đến không tưởng.
Bao nhiêu người thấm được điều này? Tôi hy vọng là nhiều, rất nhiều. Và
biến nó thành động lực cho chính mình để đặt cho mình một mục tiêu khó hơn,
thách thức hơn và có quyết tâm cao hơn để vượt qua.
Tôi mong mỏi có những cuộc tập hợp, những cuộc xuống đường trong lòng
mỗi người. Và mong rằng nó kéo dài mãi. Nó biến sự hân hoan và ngưỡng mộ
thành năng lượng để chúng ta tự chiến thắng trong trận chiến của riêng mình.
Nếu được như thế, thì cái mà đội tuyển U23 đem lại không chỉ là: “mua vui
cũng được một vài trống canh” mà thực sự là một sự thay đổi đẹp đẽ trên dải đất
chữ S này. Thế nên hãy buồn hãy khóc. Hãy ôm nhau thổn thức vì một giấc mơ
vuột trôi đi. Nhưng sau đó hãy gạt nước mắt và đứng thẳng dậy. Để đất nước này
đẹp hơn, không thể chỉ dựa vào các chàng trai vàng. Các em ấy đã cho chúng ta
một cảm hứng mạnh mẽ, một sự tự tin chưa từng có. Nhưng chúng ta phải cùng
xắn tay áo lên và hành động.
Riêng tôi, năm nay tôi sẽ quyết tâm rũ bỏ thể trạng yếu đuối mà 40 năm qua
không thay đổi được. Bắt đầu bằng việc chạy. Tôi sẽ chạy half marthon ( cự ly
chạy bộ 21 km) trong năm 2018. Và sẽ không làm gì lung lay được mục tiêu này.
Còn bạn thì sao ?
(Trần Vinh Dự – ncwzing. vn 27/01/ 2018 )
Câu 1: Chỉ ra biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong hai câu văn mở đầu văn

bản.
Câu 2: Vì sao tiến sĩ Trần Vinh Dự lại khẳng định: kết quả như vậy thậm chí còn
tuyệt vời hơn về lâu dài?
Câu 3: Theo anh/chị, thế nào là: những cuộc tập hợp, những cuộc xuống đường
trong lòng mỗi người?
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với thông điệp mà tác giả đưa ra: Chúng ta phải cùng
xắn tay áo lên và hành động không ? Vì sao ?


/>1.

LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản Đọc – hiểu và hình ảnh U23 Việt Nam được đón chào
giữa rừng cờ, rừng hoa và biển người trong ngày trở về Tổ quốc (28/1/2018),
anh/chị có suy nghĩ gì về những bài học cuộc sống? Hãy trình bày suy nghĩ bằng
một đoạn văn ngắn (khoảng200 chữ ).
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận về đoạn thơ sau :
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra
Thành trăn con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
(Trích Sóng – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 12 tập 1, NXBGD VN)

Từ đó, liên hệ với đoạn thơ :
Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn


/>
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây và cỏ ráng
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !
(Trích Vội Vàng – Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 11 tập 2, NXBGD VN)
Để thấy được khát vọng sống của hai nhà thơ.

…….…………..HẾT…………………

Câu 1 (0,5 điểm) : Biện pháp tu từ : Điệp cấu trúc ( Sẽ là dối lòng mình
nếu )
I. Đọc –
hiểu ( 3,0
điểm)

Câu 2 (0,5 điểm) : Tác giả khẳng định vì :
– Kết quả này nhắc nhở chúng ta còn nhiều việc phải làm, cần cố gắng
nhiều hơn nữa.
– Kết quả này cũng dạy chúng ta cách yêu những điều không hoàn hảo.
Trân trọng và nhìn nhận sự cống hiến. Không đặt điều kiện tình yêu của

mình vào sự tuyệt đối – một thứ quá mong manh. Kết quả này cũng dạy
cho chúng ta phải học cách vui với những gì mình đạt được. Dù không
thật sự tuyệt đối.


/>
– Điều to lớn nhất lần này là với những nỗ lực đến kiệt cùng, với kỷ luật
sắt đá, với niềm tin tuyệt đối, và cái tôi của từng cá nhân gạt qua một bên
nhường cho tinh thần đồng đội mãnh liệt, họ đã làm được điều kỳ diệu
đến không tưởng.
Câu 3 ( 1,0 điểm): Những cuộc tập hợp, những cuộc xuống đường trong
lòng mỗi người. Nghĩa là mọi người đồng lòng, nhất trí, cùng hướng đến
một mục tiêu mục đích.
Câu 4 (1,0 điểm):
– Đồng với thông điệp của tác giả.
– Vì nếu muốn thay đổi thì điều tất yếu chúng ta cần phải hành động.
Hành động ở đây không chỉ là hoạt động của chân tay mà trước hết phải
ở trong suy nghĩ sau đó biến nó thành những hành động thiết thực, cụ
thể. Chỉ có hành động con người mới không bị ngừng trệ, xã hội mới có
thể phát triển.

II. Làm
văn ( 7,0
điểm)

Câu 1 ( 2,0 điểm) :
* Yêu cầu về hình thức (0,5 điểm):
– Viết đúng hình thức một đoạn văn, không quá 200 chữ
– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Hiểu đúng yêu cầu của đề. Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách

khác nhau, có thể bày tỏ quan điểm, suy ngĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và


/>
căn cứ xác đáng, có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.
* Yêu cầu về nội dung (1,5 điểm): Mỗi thí sinh rút ra bài học cuộc sống
cho riêng mình, có thể trình bày một trong các ý sau:
– Bài học về yêu những thứ không hoàn hảo, toàn vẹn.
– Bài học về đoàn kết, tinh thần đồng đội.
– Bài học về hành động để thành công
– Bài học về nỗ lực cố gắng…..
* Với mỗi bài học thí sinh cần đảm bảo được các nội dung sau:
– Giải thích được vấn đề nghị luận
– Vai trò y nghĩa của vấn đề nghị luận trong cuộc sống
– Lấy dẫn chứng chứng minh vấn đề nghị luận
– Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

ĐỀ 5:
I.ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu :
“Hãy nhìn dòng người đang cuộn chảy trên đường phố trong cái ngột ngạt của trưa
hè nóng bức,ai cũng nghẹt thở vì chất thải của động cơ xe máy,ô tô cho dù khẩu
trang che kín mũi miệng.Hậu quả sẽ ra sao với sức khỏe của con người?Khó mà
lường được.Nhưng trước mắt thì vẫn cứ tồn tại bằng cách thở hít vào phổi cái khói
bụi độc hại đó để mà bươn chải với cuộc mưu sinh
(…..)Ở một số nước nghèo,bức xúc là chuyện tăng trưởng kinh tế để giảm nghèo
cái đã,việc môi trường tính sau.Người ta quên mất rằng, cái giá phải trả cho sự hủy
hoại môi trường sẽ cao hơn nhiều cho những sản phẩm có được của sự tăng trưởng



/>
kia.Không chỉ đơn thuần quan tâm thúc đẩy sự tăng trưởng mà còn phải thường
trực đặt ra câu hỏi tăng trưởng như thế nào…”
Theo Tương Lai,Môi trường và phát triển
(Dẫn theo sách Ngữ văn 12,tập 1,NXB Gíao dục)
Câu 1:Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích ?
Câu 2: Câu “hậu quả sẽ ra sao với sức khỏe của con người? Khó mà lường được”
là đang nói đến tác động của điều gì đối với con người?Biện pháp tu từ cú pháp
của câu?
Câu 3: Chủ đề bàn luận của đoạn trích?
Câu 4:Anh/chị có đồng ý với ý kiến “cái giá phải trả cho sự hủy hoại môi trường
sẽ cao hơn nhiều cho những sản phẩm có được của sự tăng trưởng kia” ?Vì sao?

II.LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Từ nội dung của phần Đọc- Hiểu,anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ)trình bày suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và tăng
trưởng kinh tế.
Câu 2: (5 .0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Tnú(“Rừng xà nu”-Nguyễn Trung Thành,Ngữ
văn 12,
tập 2,NXB Giáo dục).Từ đó liên hệ với hình tượng Huấn cao(“Chữ người tử tù”Nguyễn Tuân,Ngữ văn 11,tập 1,NXB Giáo dục )để làm rõ vẻ đẹp bi tráng của hai
nhân vật.

…………HẾT……….
ĐÁP ÁN.


/>

Đọc hiểu
Câu 1

NỘI DUNG
Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận
a.Câu “Hậu quả….lường được” là nói về tác động của ô
nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người.

Câu 2

b.BPTT:Câu hỏi tu từ

ĐIỂM
0.5
0.5

0.5

Chủ đề bàn luận;
-Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường thì
sự tăng trưởng ấy mới bền vững.

Câu 3

Câu 4

-Hoặc:Bất chấp việc hủy hoại môi trường để tăng trưởng
kinh tế thì cái giá phải trả là vô cùng khốc liệt.

0.5


Đồng ý với ý kiến của người viết .Vì một khi đã hủy hoại
môi trường sẽ gây tổn hại đến sức khỏe con người,bệnh tật
phát sinh,chất lượng cuộc sống giảm sút,di hại đến nhiều thế
hệ ;nhiều yếu tố của môi trường không thể phục hồi hoặc
phải mất rất nhiều thời gian và vô cùng tốn kém.Do đó sự
tăng trưởng kia sẽ không còn ý nghĩa gì nữa .

1.0

Làm văn
Câu 1

NỘI DUNG
I.Yêu cầu về hình thức
-Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 từ
-Trình bày mạch lạc rõ ràng,không mắc lỗi chính tả
,dùng từ ,đặt câu.
-Hiểu đúng yêu cầu của đề,có kỹ năng viết đoạn văn nghị
luận.Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác
nhau;có thể bày tỏ quan điểm,suy nghĩ riêng nhưng phải
có lí lẽ và căn cứ xác đáng;có thái độ chân thành nghiêm
túc,phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
II.Yêu cầu về nội dung:

ĐIỂM
0.5


/>

1.Giải thích:
“Môi trường “là toàn bộ không gian sống của con người
và mọi sinh vật.Nó bao gồm nhiều yếu tố như:đất
,nước,không khí và nhiều tài nguyên thiên nhiên khác.
“Bảo vệ môi trường”là gìn giữ môi trường như hiện
trạng ban đầu như nó vốn có hoặc có thêm sự tác động
của con người để môi trường thêm điều kiện phát triển
tốt hơn phục vụ hiệu quả cho sự sống con người và sinh
vật

1,25
(0.25)

2. Bàn luận ,chứng minh
–Bất cứ một nền kinh tế nào cũng đều dựa vào môi
trường và từ môi trường.Một cơ sở sản xuất hay kinh
doanh nếu gây ra hiện tượng ô nhiễm hoặc hủy hoại môi
trường xung quanh thì tự nó cũng không thể sản xuất
hay kinh doanh đượcvì nó tàn phá sức khỏe,sức lao động
của con người và chất lượng của sản phẩm,hàng hóa
cũng sẽ bị giảm sút.
-Nhiều dòng sông của đất nước có nhiều đoạn đã bị
“chết” do chất thải vô tội vạ từ các nhà máy,xí
nghiệp,làng nghề,nuôi trồng.Nhiều tài nguyên của đất
nước bị cạn kiệt do lối khai thác “mạnh ai nấy
được”,nhiều căn bệnh hiểm nghèo ngày càng gia tăng…
đó là hậu quả nhìn thấy được sau một thời gian dài
chúng ta chỉ tập trung vào tăng trưởng mà “quên” hoặc
thiếu triệt để trong việc bảo vệ môi trường
-Muốn “tăng trưởng” phải “bảo vệ” và bảo vệ là để tăng

trưởng,tăng trưởng bền vững.
-Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ thiết yếu ,là nhân tố sống
còn đối với toàn nhân loại

(0,75)


/>
3. Liên hệ bản thân: Bản thân đã làm gì để bảo vệ môi
trường

0,25

III.Sáng tạo:
Có cách diễn đạt sáng tạo,thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới
mẻ về vấn đề nghị luận
ĐỀ 6:
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Mọi hành động sử dụng lại nội dung trên website xin hãy ghi: Nguồn bài viết
từ Vanhay.edu.vn
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một triết gia cổ đại đã từng nói
như vậy.
Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương,
hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội
họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lý trí phân biệt, rằng họ đã từng cho
mình. Dù là một xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn.
Luôn nghĩ về ngày xưa, để biết ơn người đã cho mình cơ hội. Nếu không có họ, thì
mình hiện giờ sẽ ra sao. Tự tưởng tượng và xóa bỏ những ý nghĩ không hay, nếu
có. Văn minh đơn giản chỉ là như vậy.

(…) Cám ơn là câu cửa miệng, nhưng với người mình thì ngày càng hiếm hoi. Chữ
cám ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà
có giáo dục tốt từ cha từ mẹ. Người ta cho mình cái gì, dù nhỏ xíu, cũng phải biết
ơn.
(Trích Lòng biết ơn, Tony buổi sáng, 17/10/2017)
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên.
Câu 3. Vì sao Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh?


/>
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Chữ cám ơn xuất phát từ lòng biết ơn
chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha từ mẹ? Vì
sao?
LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống.
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh / chị về sức phản kháng mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đoạn
trích dưới đây:
“Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia
thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không
biết bao nhiêu lần.
(…) Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi
bùng lên, cùng lúc ấy thì Mịcũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết
A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay.
Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi,
chỉbiết chỉ còn ở với ngọn lửa. (…).
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng

sáng lên, Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước
mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế,
Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia.
Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được.
Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt
trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác.
Cơ chùng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết.
Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày
rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ… Mị phảng phất
nghĩ như vậy.
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời
mình. Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã
trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó. Mị liền phải


/>
trói thay vào đấy. Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm
sao Mị cũng không thấy sợ…
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng
Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa,
cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến
lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì
thào được một tiếng “Đi ngay…” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống,
không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức
vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn,
chạy, chạy xuống tới lưng dốc,Mị thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
– A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

– Ở đây thì chết mất.
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.
A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.
(Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)
Từ đó, nêu lên giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài)
so với những tác phẩm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 (“Chí Phèo” của
Nam Cao, “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam).
————————————————-HẾT
———————————————–

ĐÁP ÁN KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018
Bài thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề


/>
Phần

Câu

I
1

Nội dung

Điểm

ĐỌC HIỂU

3.0


Thao tác lập luận chủ yếu: bình luận/ thao tác bình luận.

0.5

Nội dung chính của đoạn trích:
– Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của xã hội văn minh.
Hoặc:

2

– Lời cảm ơn là tiêu chí đánh giá một con người có văn
minh/ có giáo dục hay không.

0.5

Thí sinh có thể có nhiều cách lí giải khác nhau. Có thể theo
hướng sau:
Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn mình vì:

3
4

Chỉ khi con người tôn trọng đạo lý “uống nước nhớ nguồn”,
hàm ơn thì phải biết ơn và trả ơn thì mới có thể trở thành
một con người có nhân cách tốt, thể hiện một con người văn
minh, làm nên một cộng đồng văn minh, xã hội văn minh.
Thí sinh cần nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng
tình; lí giải hợp lí, thuyết phục về ý kiến của tác giả trong
đoạn trích. Chẳng hạn như:

– Nếu thí sinh đồng tình thì có thể kiến giải: Vì biết ơn và
biết cách bày tỏ lòng biết ơn với người giúp đỡ mình thể
hiện sự ứng xử văn minh, lịch sự. Cách ứng xử đó không chỉ
là kết quả của sự tu dưỡng ở bản thân mỗi người mà còn do
sự giáo dục, đặc biệt từ gia đình. Cha mẹ, ông bà giáo dục
tốt sẽ giúp đứa trẻ hình thành nhân cách cao đẹp, ứng xử có
văn hóa, biết bày tỏ lòng biết ơn chân thành với người đã
giúp đỡ mình.
– Nếu thí sinh không đồng tình thì có thể kiến giải: Mặc dù

1.0
1.0


/>
gia đình, trong đó có ông bà, cha mẹ có vai trò quan trọng
trong việc giáo dục con cháu, hình thành cho trẻ cách cư xử
văn minh, lịch sự. Nhưng không hiếm những trường hợp
ngược lại, trẻ vẫn hư hỏng. Bởi hình thành nên nhân cách
một con người do rất nhiều yếu tố, sự giáo dục gia đình, nhà
trường… và đặc biệt là sự tự tu dưỡng, rèn luyện và bản lĩnh
của mỗi cá nhân.

II
1

LÀM VĂN

7.0


Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng biết
ơn trong cuộc sống

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy
nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc học
tập

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

1.0

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai
vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa
của vấn đề chiến thắng được bản thân mình. Có thể theo
hướng sau:
1. Biết ơn và bày tỏ lòng biết ơn thể hiện lối sống có nhân
cách cao đẹp: tình nghĩa, cách ứng xử có văn hóa, văn minh;
nếu không, con người trở nên ích kỉ, bất nhân, thiếu đạo
đức…
2. Lòng biết ơn sẽ làm cho xã hội tốt đẹp hơn, ngày càng
văn minh, tiến bộ hơn.

(Tham khảo đoạn văn cuối đáp án)


/>
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo:
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn
đề nghị luận
ĐỀ 7:
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Mọi hành động sử dụng lại nội dung trên website xin hãy ghi: Nguồn bài viết
từ Vanhay.edu.vn
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một triết gia cổ đại đã từng nói
như vậy.
Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương,
hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội
họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lý trí phân biệt, rằng họ đã từng cho
mình. Dù là một xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn.
Luôn nghĩ về ngày xưa, để biết ơn người đã cho mình cơ hội. Nếu không có họ, thì
mình hiện giờ sẽ ra sao. Tự tưởng tượng và xóa bỏ những ý nghĩ không hay, nếu
có. Văn minh đơn giản chỉ là như vậy.
(…) Cám ơn là câu cửa miệng, nhưng với người mình thì ngày càng hiếm hoi. Chữ
cám ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà
có giáo dục tốt từ cha từ mẹ. Người ta cho mình cái gì, dù nhỏ xíu, cũng phải biết
ơn.

(Trích Lòng biết ơn, Tony buổi sáng, 17/10/2017)
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên.


×