Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Quản lý thiết bị dạy học ở trường Đại học Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
------------

PHẠM THANH HOA

QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN PHÚC CHÂU

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn Học viện Quản lý giáo dục, các nhà khoa học,
các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn các quý vị lãnh đạo Trường Đại học Hà Nội; cán
bộ quản lý, nhân viên các Phòng Quản lý Thiết bị và cơng nghệ, Thư viện,
Phịng Kế tốn, Phịng Tài vụ,...; giảng viên, sinh viên, học viên, nghiên cứu
sinh các Khoa ngoại ngữ của nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi học tập, nghiên cứu, cung cấp số liệu để tơi hồn thành luận văn.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Phúc Châu đã tận
tình hướng dẫn khoa học để tôi nghiên cứu đề tài luận văn.
Tơi xin trân trọng tiếp thu những góp ý quý báu của các nhà khoa học


và bạn đọc để các cơng trình tiếp theo của bản thân có chất lượng hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thanh Hoa


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là cơng trình nghiên cứu của bản
thân. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, không
trùng lặp với các đề tài khác và chưa từng được cơng bố dưới bất cứ hình thức
nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Phạm Thanh Hoa


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBQL

cán bộ quản lý

CNTT

công nghệ thông tin


GV

giảng viên

GD&ĐT

giáo dục và đào tạo

HV

học viên

KH&CN

khoa học và cơng nghệ

KT-XH

kinh tế-xã hội

NXB

nhà xuất bản

NV

nhân viên

NCS


nghiên cứu sinh

QTDH

q trình dạy học

TBDH

thiết bị dạy học

SV

sinh viên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ................................................................................................5
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.........................................................5
1.1.1. Ở nước ngoài ..............................................................................................5
1.1.2. Ở trong nước ...............................................................................................6
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN
VĂN .........................................................................................................................9
1.2.1. Dạy học.......................................................................................................9
1.2.2. Thiết bị dạy học ........................................................................................10
1.2.3. Hệ thống thiết bị dạy học của trường học ................................................13
1.2.4. Quản lý, quản lý nhà trường và quản lý thiết bị dạy học ..................... 15
1.3. VAI TRÒ, TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI
THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ....................................................18

1.3.1. Các vai trò chủ yếu của thiết bị dạy học ..................................................18
1.3.2. Các tính chất cơ bản của thiết bị dạy học .................................................20
1.3.3. Các chức năng chủ yếu của thiết bị dạy học ............................................21
1.3.4. Các yêu cầu đối với thiết bị dạy học của trường đại học .........................23
1.4. NỘI DUNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC......24
1.4.1. Quản lý về trang bị thiết bị dạy học .........................................................24
1.4.2. Quản lý về sử dụng thiết bị dạy học .........................................................25
1.4.3. Quản lý về bảo quản thiết bị dạy học .......................................................26
1.4.4. Quản lý về phát triển thiết bị dạy học ......................................................27
1.5. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY
HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC................................................................................28
1.5.1. Yêu cầu đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã
hội của thời đại ...................................................................................................28
1.5.2. Hiệu lực quy chế tổ chức và quản lý thiết bị dạy học của nhà trường..........29
1.5.3. Nguồn tài chính đầu tư cho trang bị, sử dụng, bảo quản và phát triển
thiết bị dạy học ...................................................................................................30
1.5.4. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên của các phòng
chức năng quản lý thiết bị dạy học .....................................................................30


Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................31
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG
ĐẠI HỌC HÀ NỘI ..................................................................................................32
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI .........................................32
2.1.1. Quá trình hình thành, nhiệm vụ và chức năng, tổ chức và bộ máy, các
phương tiện và điều kiện đào tạo .......................................................................32
2.1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi .........................................................34
2.1.3. Thành quả hoạt động ................................................................................35
2.1.4. Khái quát về mục tiêu và giải pháp chiến lược phát triển nhà trường
giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 .............................................38

2.2. GIỚI THIỆU VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG .....................40
2.2.1. Đối với khảo sát về thực trạng thiết bị dạy học........................................40
2.2.2. Đối với khảo sát thực trạng quản lý thiết bị dạy học ...............................41
2.3. THỰC TRẠNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI ...43
2.3.1. Thực trạng về số lượng thiết bị dạy học ...................................................43
2.3.2. Thực trạng về sự đồng bộ chủng loại thiết bị dạy học .............................46
2.3.3. Thực trạng về chất lượng thiết bị dạy học ................................................49
2.3.4. Thực trạng phù hợp với chuyên ngành đào tạo của thiết bị dạy học .......52
2.3.5. Thực trạng về phát triển thiết bị dạy học..................................................55
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
HÀ NỘI ..................................................................................................................57
2.4.1. Thực trạng quản lý về trang bị thiết bị dạy học .......................................57
2.4.2. Thực trạng quản lý về sử dụng thiết bị dạy học .........................................60
2.4.3. Thực trạng quản lý về bảo quản thiết bị dạy học .....................................61
2.4.4. Thực trạng quản lý các hoạt động phát triển thiết bị dạy học ..................63
2.4.5. Thực trạng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thiết bị
dạy học................................................................................................................66
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
HÀ NỘI..................................................................................................................67
2.5.1. Những mặt tốt, thuận lợi và nguyên nhân ................................................67
2.5.2. Những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân ..............................................68
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................71


Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG
ĐẠI HỌC HÀ NỘI ..................................................................................................72
3.1. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP .......................72
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học (lý luận và thực tiễn)........................72
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống ........................................72

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..............................................................73
3.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
HÀ NỘI..................................................................................................................73
3.2.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực thi quy chế quản lý thiết bị dạy
học của nhà trường .............................................................................................73
3.2.2. Tổ chức có chất lượng hoạt động mua sắm và trang bị thiết bị dạy
học theo nhu cầu sử dụng ...................................................................................77
3.2.3. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động hướng dẫn, giám sát sử dụng; bảo
quản và thanh lý thiết bị dạy học ........................................................................80
3.2.4. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý thiết bị dạy học và
nhân viên của nhà trường ...................................................................................83
3.2.5. Huy động và phân bổ hợp lý nguồn lực vật chất để duy trì và phát
triển thiết bị dạy học theo hướng phối hợp giữa tự chủ với xã hội hóa .............86
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP....................................................89
3.4. KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA
CÁC BIỆN PHÁP ..................................................................................................91
3.4.1. Mục tiêu, nội dung và phương pháp khảo nghiệm ...................................91
3.4.2. Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .................................92
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................98
1. Kết luận ..............................................................................................................98
2. Khuyến nghị .......................................................................................................99
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................100


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả đánh giá của CBQL, GV và NV về thực trạng số
lượng TBDH ............................................................................... 43
Bảng 2.2. Kết quả đánh giá của SV, HV, NCS về thực trạng số lượng
TBDH .......................................................................................... 44

Bảng 2.3. Kết quả đánh giá của CBQL, GV và NV về mức độ đồng bộ
chủng loại TBDH ........................................................................ 46
Bảng 2.4. Kết quả đánh giá của SV, HV và NCS về mức độ đồng bộ
chủng loại TBDH ........................................................................ 47
Bảng 2.5. Kết quả đánh giá của CBQL, GV và NV về thực trạng chất
lượng TBDH ............................................................................... 49
Bảng 2.6. Kết quả đánh giá của SV, HV và NCS về thực trạng chất
lượng TBDH ............................................................................... 50
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá của CBQL, GV và NV về mức độ phù hợp
với chuyên ngành đào tạo của TBDH......................................... 52
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá của SV, HV và NCS về mức độ phù hợp
của TBDH với chuyên ngành đào tạo......................................... 53
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá của CBQL, GV và NV về thực trạng phát
triển TBDH ................................................................................. 55
Bảng 2.10. Kết quả đánh giá của SV, HV và NCS về thực trạng phát
triển TBDH ................................................................................. 56
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng về quản lý trang bị TBDH .............. 58
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng về quản lý sử dụng TBDH ............. 60
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng về quản lý bảo quản TBDH ............ 62
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng phát triển TBDH ............................ 64
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát thực trạng mức độ tác động của các yếu tố
ảnh hưởng đến quản lý TBDH .................................................... 66
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý TBDH ở Trường
Đại học Hà Nội ........................................................................... 93
Bảng 3.2. Mức độ tính khả thi của các biện pháp quản lý TBDH ở
Trường Đại học Hà Nội .............................................................. 95


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Nhận diện TBDH trong các dạng phương tiện dạy học ................ 12

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Trường Đại học Hà Nội .................... 34
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp .................................................... 91


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Cùng với các thành tố mục tiêu dạy học, chương trình và nội dung dạy
học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, môi trường dạy học, kết quả
dạy học; thiết bị dạy học (TBDH) là một trong những thành tố quan trọng
mang tính phương tiện và điều kiện tất yếu để đạt tới mục đích dạy học trong
các trường học. Thời đại ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học và cơng nghệ
(KH&CN), TBDH càng có ý nghĩa hơn trong hỗ trợ các hoạt động chuyển
giao và lĩnh hội tri thức của người dạy và người học, đặc biệt là trong đổi mới
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục và đào tạo (GD&ĐT).
Hiện nay, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng “Cơ sở vật
chất kỹ thuật của nhà trường cịn thiếu và lạc hậu” [8]; “thư viện, phịng thí
nghiệm, phịng học bộ mơn và các phương tiện dạy học chưa đảm bảo về số
lượng, chủng loại và chất lượng so với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục,
nhất là ở các trường đại học” [8]. Trước hình hình đó, Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế” đã có quan điểm “Đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và
đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng
chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện
bảo đảm thực hiện” [14]. Từ quan điểm đó, Nghị quyết này đã đề ra “Từng
bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ

thông tin”[ 14]; Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2010 cũng khẳng định
“Từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo đủ


2

nguồn lực tài chính và phương tiện dạy học tối thiểu của tất cả các cơ sở giáo
dục” [8]. Các hạn chế trong quản lý GD&ĐT nói chung và trong quản lý
TBDH nói riêng tại các cơ sở GD&ĐT cùng với các quan điểm và giải pháp
trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng và trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 của Chính phủ là
các vấn đề thực tiễn đặt ra ra đối với quản lý TBDH trong các cơ sở giáo dục.
Trường Đại học Hà Nội có bề dày về quá trình phát triển và có những
thành quả đáng khích lệ về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ đáp
ứng yêu cầu phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế của nước nhà. Trong mấy
năm gần đây, Trường Đại học Hà Nội đang nỗ lực thực hiện Quyết định số
1400/QĐ-TTg, ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề
án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 20082020” [6], Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng và theo Chiến lược phát triển giáo dục 2011, Chỉ thị số
3575/CT-BDGĐT, ngày 10/9/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tăng cường
triển khai nhiệm vụ dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân [4];
trong đó có mục tiêu chuẩn hố, hiện đại hố về cơ sở vật chất và TBDH cho
phù hợp với đặc trưng các chuyên ngành đào tạo. Để đạt được mục tiêu đó,
một vấn đề đặt ra là Trường Đại học Hà Nội phải có các biện pháp quản lý
TBDH.
Đã có một số cơng trình khoa học nghiên cứu về quản lý cơ sở vật chất
và TBDH nói chung. Các thành quả nghiên cứu đó đã được vận dụng vào các
cơ sở giáo dục mang lại các thành quả nhất định. Tuy nhiên, cho đến nay,
chưa có cơng trình nào nghiên cứu về quản lý TBDH ở Trường Đại học Hà
Nội. Chính vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý thiết bị dạy học

ở Trường Đại học Hà Nội” là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.


3

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý TBDH và thực trạng quản lý
TBDH ở Trường Đại học Hà Nội, đề xuất được các biện pháp quản lý TBDH
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở Trường Đại học Hà Nội.
3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý TBDH trong các trường đại học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý TBDH ở Trường Đại học Hà Nội.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Hiện nay, quản lý TBDH ở Trường Đại học Hà Nội tuy đã có một số
ưu điểm, nhưng so với yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học thì vẫn cịn có
những hạn chế nhất định. Nếu có được các biện pháp quản lý về các lĩnh vực
trang bị, sử dụng, bảo quản và phát triển TBDH; thì TBDH ở Trường Đại học
Hà Nội sẽ thực sự góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý TBDH ở trường đại học.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng TBDH và thực trạng quản lý TBDH
ở Trường Đại học Hà Nội.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý TBDH ở Trường Đại học Hà Nội
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về quản lý TBDH ở các Khoa tiếng
nước ngoài của Trường Đại học Hà Nội.
Các biện pháp quản lý TBDH được đề xuất trong đề tài là các biện
pháp của Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội; đối tượng thực thi biện pháp
là đội ngũ CBQL cấp dưới, GV và SV của Trường.


4

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bằng các cách tiếp cần chủ yếu như tiếp cận hệ thống và tiếp cận thực
tiễn, trong nghiên cứu đề tài luận văn này, các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu dưới đây sẽ được phối hợp sử dụng .
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, khái quát hóa, cụ thể
hố các chủ trương đổi mới giáo dục Đảng và các văn bản quản lý của Nhà
nước về giáo dục giáo dục và giáo dục đại học, các tài liệu khoa học về quản
lý GD&ĐT, quản lý nhà trường, quản lý cơ sở vật chất và thiết bị nhà trường
nói chung, quản lý TBDH trong trường học nói riêng để xây dựng cơ sở lý
luận của vấn đề cần nghiên cứu.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phương pháp quan sát, điều tra, tổng hợp, đánh giá, khảo
nghiệm và một số phương pháp toán học nhằm khảo sát và đánh giá thực
trạng vấn đề nghiên cứu; đồng thời nhằm nhận biết mức độ cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp quản lý TBDH ở Trường Đại học Hà Nội được đề
xuất trong luận văn.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN


Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục; luận văn này có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý TBDH ở trường đại học.
Chương 2. Thực trạng quản lý TBDH ở Trường Đại học Hà Nội.
Chương 3. Biện pháp quản lý TBDH ở Trường Đại học Hà Nội.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1.1. Ở nước ngoài
Tại nhiều quốc gia trên thế giới có các nghiên cứu khoa học về TBDH
trong trường học. Từ thập niên 80 của thế kỷ trước, các công trình khoa học
của một số nhà khoa học ở Liên xô cũ nghiên cứu về giáo dục học như cuốn
“Giáo dục học” (tập 2) của tác giả Ilina. T. A, do Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục
Hà Nội ấn hành năm 1979 [23], cuốn “Giáo dục học” (tập 2) của tác giả Savin
N. V, do NXB Giáo dục Hà Nội đã ấn hành năm 1983[35] và cuốn “Những vấn
đề về quản lý trường học” của các tác giả Zimin. P.V, Kônđakốp M. I và
Xaxeđôtôp. N. I, do Trường CBQL giáo dục của Bộ Giáo dục ấn hành năm
1985 [43]. Trong các cơng trình này, các tác giả đưa ra lý luận dạy học và lý
luận quản lý nhà trường, phân tích mối quan hệ giữa các thành tố của q
trình giáo dục nói chung và QTDH nói riêng, trong đó có thiết bị trường học.
Thiết bị dạy học là một thành tố của QTDH, có vai trị, tính chất, chức năng
và có mối quan hệ với nội dung dạy học, phương pháp và hình thức tổ chức

dạy học và mục tiêu dạy học. Từ đó chỉ ra cho các nhà quản lý giáo dục và
đặc biệt là các giáo viên cách thức quản lý và sử dụng có hiệu quả TBDH để
nâng cao chất lượng dạy học.
Trong những năm gần đây, khi mà KH&CN phát triển, nhất là công
nghệ thông tin và truyền thông phát triển với các bước tiến nhảy vọt, thì nội
hàm của khái niệm TBDH được mở rộng. Ngồi các TBDH truyền thống, thì
cơng nghệ thơng tin và truyền thơng đã mang lại nhiều tiện ích cho hoạt động
dạy học. Đó là những tiến bộ khoa học của các thiết bị nghe nhìn, mạng


6

Internet, mang nội bộ (LAN), các phần mềm dạy học, đặc biệt là hệ thống học
liệu mở (Open Course ware - OCW) có trên mạng Internet. Với quan điểm tri
thức là của chung của nhân loại và tri thức cần phải được chia sẻ, hệ thống
học liệu mở cho phép người dùng Internet, trong đó có giáo viên và học sinh,
ở mọi nơi trên thế giới có cơ hội như nhau trong truy nhập hồn tồn miễn phí
để tiếp cận và chia sẻ các tri thức mới. Các trang Website có đăng tải các nội
dung về giáo dục nói chung và dạy học nói riêng có bàn nhiều về mối quan hệ
giữa phát triển TBDH với nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và chất
lượng dạy học nói riêng.
1.1.2. Ở trong nước
Trước hết là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà chính trị lỗi lạc,
Lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà
giáo và Nhà văn hố kiệt xuất của nhân loại - về giáo dục. Bằng sự vận dụng
sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin và kế thừa các tư tưởng tinh hoa của nhân
loại, cùng với kinh nghiệm thực tiễn của mình trong suốt cuộc đời đấu tranh
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam và cho sự tiến bộ
của nhân loại; Người đã để lại những tư tưởng có giá trị cao để vận dụng vào
quản lý quá trình giáo dục. Theo Người, chất lượng huấn luyện cán bộ phụ

thuộc vào chất lượng các yếu tố có mối quan hệ biện chứng với nhau là mục
đích, chương trình và nội dung, phương pháp và hình thức, phương tiện và
điều kiện, lực lượng huấn luyện. Chính vì vậy, Người đã chỉ giáo, khi huấn
luyện cán bộ, phải xác định rõ: “huấn luyện nhằm đạt được những gì” (mục
tiêu dạy học ); “huấn luyện gì” (nội dung và chương trình đào tạo, bồi
dưỡng); “ai huấn luyện” (lực lượng người dạy); “huấn luyện ai” (người học);
“huấn luyện như thế nào” (phương pháp và hình thức đào tạo, bồi dưỡng);
“huấn luyện với và trong điều kiện nào” (phương tiện và điều kiện, trong đó
có TBDH), kiểm tra và đánh giá kết quả huấn luyện. [25].


7

Dựa trên tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều nhà khoa học giáo
dục Việt Nam đã có các cơng trình nghiên cứu về cơ sở vật chất và TBDH
trong nhà trường.
a) Về các cuốn sách:
- Các cuốn sách có nội dung bàn về TBDH và quản lý TBDH
thường là các cuốn giáo dục học và lý luận dạy học. Ví dụ: cuốn “Một số vấn
đề về giáo dục và khoa học giáo dục” của tác giả Phạm Minh Hạc do NXB
Giáo dục Hà Nội ấn hành năm 1981 [18]; cuốn “Giáo dục học” (2 tập) của
các tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt, do NXB Giáo dục Hà Nội ấn hành
năm 1987 [27]; cuốn “Lý luận dạy học đại cương” của tác giả Nguyễn Ngọc
Quang, do Trường Cán bộ quản lý giáo dục Trung ương xuất bản năm 1986
[30], cuốn “Lý luận dạy học đại học” của các tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà
Thị Đức, do NXB Đại học quốc gia Hà Nội ấn hành năm 1996 [21] đều bàn
đến QTDH. Trong q trình đó, TBDH được xem là một thành tố mang tính
phương tiện và điều kiện để đạt tới mục đích dạy học; đồng thời đã phân tích
rất cụ thể về mối quan hệ giữa TBDH với nội dung và chương trình, phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học.

- Nghiên cứu cụ thể về TBDH và quản lý TBDH, có các cuốn
sách điển hình như: cuốn “Phương tiện dạy học” của tác giả Tô Xuân Giáp,
do NXB Giáo dục ấn hành năm 1997 [17]; cuốn “Sử dụng hiệu quả thiết bị
dạy học, phương tiện dạy học trong các trường trung cấp chuyên nghiệp” của
tác giả Hồ Viết Lương, do Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục ấn hành năm
2000 [24]; cuốn “Sử dụng thiết bị dạy học trong dạy học” của tác giả Đỗ
Huân, do NXB Đại học quốc gia ấn hành năm 2001 [22]; cuốn “Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị
dạy học ở trường phổ thông Việt Nam”, của tác giả Trần Quốc Đắc, do NXB


8

Đại học quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2002[16];cuốn “Quản lý cơ sở vật chất
- thiết bị giáo dục ở nhà trường phổ thông” của tác giả Vũ Trọng Rỹ, do Viện
Chiến lược và Chương trình giáo dục ấn hành năm 2004 [34]; cuốn “Hoạt
động dạy học ở trường trung học cơ sở” của các tác giả Nguyễn Ngọc Bảo và
Hà Thị Đức, do NXB Giáo dục, Hà Nội ấn hành năm 2000 [2]. Đặc biệt,
trong cuốn Quản lý nhà trường của tác giả Nguyễn Phúc Châu, do NXB đại
học sư phạm ấn hành năm 2010 [5] đã có một chương (Chương 5. Quản lý cơ
sở vật chất và thiết bị trường học). Trong các cuốn sách điển hình trên, hầu
hết các tác giả đưa ra các khái niệm về thiết bị trường học, TBDH, phân loại
TBDH, phân tích vai trò, ý nghĩa và mối quan hệ giữa TBDH đối với đổi mới
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để truyền thụ các nội dung dạy học
trong chương trình dạy học nhằm đạt mục đích dạy học trong nhà trường.
b) Về các bài báo khoa học:
Có nhiều tác giả đã đưa ra quan điểm của mình về TBDH và quản lý
TBDH trong các trường học. Một số bài báo tiêu biểu có nội dung về
TBDH như:
- Bài báo: “Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng về thiết bị

giáo dục và sử dụng thiết bị giáo dục ở trường phổ thông” của tác giả đã
đăng trên Tạp chí Giáo dục, số 130, kỳ II, năm 2006 [12].
- Bài báo: “Vai trò của thiết bị giáo dục và việc đánh giá hiệu
quả sử dụng thiết bị giáo dục trong q trình dạy học tích cực” của tác giả
Ngơ Quang Sơn đã đăng trên Thông tin quản lý giáo dục (Số 3/2005) của Học
viện Quản lý giáo dục [36].
- Bài báo: “Xây dựng đồ dùng dạy học kiểu tổ hợp một hướng
mới để phát triển phương tiện dạy học” của các tác giả Phạm Huynh Diệp
và Lưu Quang Huy đã đăng trên Tạp chí Thiết bị giáo dục số 54, tháng
2/2010 [11].


9

c) Về các Luận văn thạc sĩ:
Trong mấy năm gần đây, có nhiều luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản
lý giáo dục đã nghiên cứu về quản lý phương tiện dạy học, TBDH trong các
trường học. Những luận văn tiêu biểu có đề tài nghiên cứu về lĩnh vực quản lý
này như:
- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục của tác giả Lê
Trung Trinh (2005) với đề tài “Biện pháp quản lý hệ thống phương tiện dạy
học ở Trường trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng” đã bảo vệ năm 2005
tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng [38].
- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục của tác giả
Đào Hải An, với đề tài “Biện pháp quản lý thiết bị dạy học của hiệu trưởng
trường trung học cơ sở thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội” đã bảo
vệ tại Học viện Quản lý giáo dục năm 2013 [1].
- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục của tác giả
Ngô Quốc Ngọc, với đề tài “Biện pháp quản lý thiết bị dạy học của hiệu
trưởng trường trung học cơ sở thành phố Buôn Ma Thuột” đã bảo vệ năm

2015 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội [26].
Nhìn chung các cơng trình như sách, báo khoa học, các luận văn thạc sĩ
đã làm tường minh nhiều vấn đề về TBDH nói chung và vấn đề quản lý, sử
dụng TBDH ở các trường phổ thông; chưa đi sâu vào nghiên cứu quản lý
TBDH ở các trường đại học.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

1.2.1. Dạy học
Trên cơ sở lý luận của Triết học Mác - Lênin về hoạt động nhận thức của
con người, nhiều nhà khoa học đã tiếp cận khái niệm dạy học từ những góc độ
khoa học khác nhau như: điều khiển học, tâm lý học, giáo dục học ... Ví dụ:
tiếp cận theo điều khiển học “Dạy học là q trình cộng tác giữa thầy với trị
nhằm điều khiển - truyền đạt và tự điều khiển - lĩnh hội tri thức nhân loại nhằm


10

thực hiện mục đích giáo dục” [15, tr 51]; tiếp cận theo tâm lý học “sự học được
hiểu là sự biến đổi hợp lý hoạt động và hành vi” [41; tr 148]; và tiếp cận theo
giáo dục học “Dạy học - một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân
cách tồn vẹn - là q trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm
truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động
nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển
năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất của nhân cách người học” [28;
tr 22].
Từ các khái niệm nêu trên, có thể hiểu dạy học là q trình truyền thụ và
lĩnh hội tri thức nhân loại của người dạy và người học nhằm đạt tới mục đích
giáo dục (hình thành và phát triển nhân cách của người học).
Trong khái niệm dạy học nêu trên, hoạt động dạy và hoạt động học không
tách rời nhau, cùng được tiến hành đồng thời và thống nhất. Người dạy (thầy

giáo) và người học (học sinh) đều là chủ thể dạy học (được hiểu theo nghĩa
đồng chủ thể).
1.2.2. Thiết bị dạy học
Các nhà khoa học đã đưa ra khái niệm thiết bị dạy học theo các cách tiếp
cận khác nhau.
a) Một là: theo quan điểm hệ thống, TBDH được coi là một bộ phận
thiết bị trường học, trong đó thiết bị trường học lại là một bộ phận của cơ sở
vật chất trường học.
Tiếp cận theo cách này, trong cuốn “Quản lý giáo dục” (NXB Đại học
Sư phạm ấn hành năm 2006), các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải và
Đặng Quốc Bảo đã khẳng định: “Cơ sở vật chất trường học là tất cả các
phương tiện vật chất được giáo viên và học sinh sử dụng nhằm thực hiện có
hiệu quả các chương trình giáo dục, giảng dạy. Cái lõi của cơ sở vật chất
trường học chính là các thiết bị dạy học” [20]. Cũng theo cách tiếp cận này,
trong cuốn “Quản lý nhà trường” (NXB Đại học Sư phạm ấn hành năm
2010), Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu viết: “Cơ sở vật chất và thiết bị


11

trường học được hiểu là những phương tiện vật chất, kỹ thuật và sản phẩm
khoa học và công nghệ được huy động và sử dụng để đạt tới mục đích của các
hoạt động giáo dục trong trường học”[5; tr 152]. Theo các nhận định trên,
thiết bị được hiểu là “Tổng thể nói chung những máy móc, dụng cụ phụ tùng
cần thiết được trang bị cho một hoạt động nào đó”[29; tr 975]. Từ đó, thiết bị
trường học là tổng thể nói chung những máy móc, dụng cụ phụ tùng cần thiết
được trang bị để thực hiện các hoạt động của một trường học.
Với cách tiếp cận này, TBDH là một bộ phận của cơ sở vật chất và thiết
bị trường học, bao gồm tổng thể nói chung những phương tiện vật chất, kỹ
thuật và sản phẩm khoa học và công nghệ được huy động và sử dụng để đạt

tới mục đích hoạt động dạy học.
b) Hai là: theo cặp phạm trù “mục đích - phương tiện”, TBDH được coi
là một dạng phương tiện để các chủ thể dạy học (người dạy và người học) sử
dụng trong QTDH nhằm đạt tới mục đích dạy học.
Tiếp cận theo cách này, trong cuốn “Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị
dạy học ở nhà trường phổ thông” (Viện Chiến lược và chương trình giáo dục
ấn hành năm 2004) tác giả Vũ Trọng Rỹ đã trích dẫn quan điểm của các tác
giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ như sau: “Thiết bị dạy học là một tập hợp
những đối tượng vật chất được giáo viên và học sinh sử dụng với tư cách là
những phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của của học sinh” [34; tr
55]. Trong đó, phương tiện để thực hiện một hoạt động được hiểu là những
đối tượng vật chất và tinh thần mà chủ thể của hoạt động sử dụng để đạt tới
mục đích của hoạt động đó. Như vậy, phương tiện dạy học được hiểu là
những đối tượng vật chất và tinh thần mà chủ thể dạy học (người dạy và
người học) sử dụng để đạt tới mục đích dạy học. Phương tiện dạy học là
một tập hợp gồm nhiều phần tử; trong đó có thể chia thành hai nhóm
(dạng) chủ yếu:
- Các phương tiện phi vật chất như: tư duy, triết lý giáo dục,
phương châm giáo dục, nguyên lý giáo dục và tư tưởng, ý chí, lời nói, cử


12

chỉ... của người dạy và người học được chính họ sử dụng để truyền thụ và lĩnh
hội tri thức nhằm đạt tới mục đích dạy học;
- Các phương tiện vật chất như: giảng đường, phòng học hoặc
phòng học chuyên dụng dạy học, các thiết bị trong phòng học, máy và vật liệu
để thí nghiệm và thực hành trong phịng thí nghiệm, các loại học liệu trong
thư viện, các thiết bị thông tin và truyền thông… được trang bị trong và ngoài
trường học để người dạy và người học sử dụng trong truyền thụ và lĩnh hội tri

thức nhằm đạt tới mục đích dạy học.
Trong luận văn này, chúng tơi đưa ra khái niệm TBDH theo cách tiếp
cận thứ hai (theo cặp phạm trù mục đích - phương tiện). Từ đó, khái niệm
TBDH được hiểu như sau:
TBDH là một bộ phận của phương tiện dạy học, bao gồm tập hợp các
đối tượng vật chất được các chủ thể dạy học (người dạy và người học) sử
dụng với tư cách là những phương tiện để truyền đạt và lĩnh hội tri thức trong
dạy học nhằm đạt tới mục đích dạy học.
Có thể dùng hình vẽ 1.1. dưới đây để nhận biết TBDH trong tập hợp
các dạng phương tiện dạy dạy học.
Các dạng
phương tiện

Các phương tiện phi vật chất
để đạt tới mục đích dạy học

dạy học

Các phương tiện
vật chất để
đạt tới mục đích
dạy học

Thiết bị
dạy học

Sơ đồ 1.1. Nhận diện TBDH trong các dạng phương tiện dạy học


13


1.2.3. Hệ thống thiết bị dạy học của trường học
Trước hết, theo các nhà khoa học“Hệ thống là một tập hợp nhiều yếu
tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên kết với nhau
chặt chẽ, làm thành một chỉnh thể thống nhất”[29; tr 456]. Nói cụ thể, hệ
thống là tập hợp các phần tử có mối quan hệ tương tác với nhau tạo thành một
chỉnh thể nhằm thực hiện một mục đích xác định.
Như vậy, hệ thống TBDH của một trường học được hiểu là tập hợp các
TBDH có mối quan hệ với nhau tạo thành một chỉnh thể được người dạy và
người học sử dụng nhằm thực hiện mục đích dạy học. Hệ thống TBDH trong
trường học bao gồm nhiều phần tử, có tính đa dạng và thường được phân loại
thành một số nhóm chủ yếu như sau:
a) Nhóm thiết bị nghe nhìn trên lớp học
Nhóm thiết bị nghe nhìn trên lớp học trong hệ thống thiết bị dạy học của
một trường học gồm:
- Các máy ghi, lưu trữ, phát, truyền âm thanh và hình ảnh như:
Radiocassett; Micro, Amply và Speakers (loa); Projectors và Overhead;
Camera; Recorder ...
- Các thiết bị của Phòng Laboratory (phòng luyện nghe của người
học ngoại ngữ - Phòng Lab) …
- Các tài liệu nghe nhìn (các thiết bị lưu trữ âm thanh, hình ảnh để
đưa vào các máy phát âm thanh và hình ảnh như: phim, các băng đĩa đã ghi
hình và âm thanh).
b) Nhóm học liệu
Nhóm học liệu trong hệ thống TBDH của một trường học thường được
trang bị trong Thư viện của trường và các Thư viện ngoài trường (Thư viện
Quốc gia, Thư viện chuyên ngành khu vực) như:


14


- Sách in (sách chuyên khảo, sách giáo khoa, sách tham khảo, giáo
trình, các báo cáo kết quả nghiên cứu KH&CN, các tạp chí khoa học ...);
- Văn bản (các luật, các văn kiện của Đảng, các nghị quyết của
Quốc Hội, chính sách của của Nhà nước, các văn bản quy định về mục tiêu,
chương trình, nội dung, phương pháp dạy học theo từng chuyên ngành đào tạo
và theo môn học ...);
- Các tài liệu trực quan: mơ hình, vật thực, tranh ảnh ...
- Các học liệu mở (Open Course ware - OCW); các phần mềm tin
học và phần mềm nguồn mở (Open Source Software - phần mềm với mã
nguồn được công bố và sử dụng cho phép bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu,
thay đổi và cải tiến phần mềm và phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi
hoặc đã thay đổi) có trên mạng Internet.
c) Nhóm các thiết bị, vật liệu thí nghiệm và thực hành
Nhóm thiết bị, vật liệu thí nghiệm và thực hành trong hệ thống TBDH
của một trường học gồm các máy, dụng cụ, vật liệu để tiến hành thí nghiệm
và triển khai thực hành trong dạy học. Các thiết bị dạy học của nhóm này
được trang bị tại các phịng bộ mơn, phịng thực hành hoặc tại các phịng thí
nghiệm của trường và một số phịng thí nghiệm ngồi trường (các phịng thí
nghiệm chun ngành theo khu vực).
d) Nhóm thiết bị mạng Internet
Nhóm thiết bị mạng Internet trong hệ thống thiết bị dạy TBDH của một
trường học dùng để cho người dạy và người học truy cập thông tin phục vụ
hoạt động dạy học. Nhóm này gồm có các thiết bị chủ yếu được trạng bị trong
trường, nhưng liên kết với nhiều quốc gia như:
- Mạng Internet và mạng nội bộ (LAN) có dây và khơng dây (Wifi);
- Các thiết bị kèm theo thiết bị mạng: máy tính, máy in, máy
photocopy,...



15

- Điện thoại (trong đó có điện thoại thơng minh), máy Fax, máy
Scan, máy in,...
1.2.4. Quản lý, quản lý nhà trường và quản lý thiết bị dạy học
1.2.4.1. Quản lý
Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã đưa ra khái niệm quản lý theo
những góc độ tiếp cận khác nhau. Ví dụ:
Theo các nhà khoa học Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz
Weihrich viết trong cuốn sách “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” do NXB
Khoa học và kỹ thuật ấn hành năm 1994: “Quản lý là thiết kế một mơi trường
mà trong đó con người cùng làm việc với nhau trong các nhóm có thể hồn
thành mục tiêu” [19; tr 29].
Trong cuốn sách “Một số vấn đề về tư tưởng quản lý” do NXB Chính
trị quốc gia ấn hành năm 2003 của tác giả Hồ Văn Vĩnh có đoạn viết: “Theo
F.W Taylor, Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và
sau đó hiểu được rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ
nhất” [42].
Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn, “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có
định hướng của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều
kiện biến chuyển của môi trường” [37; tr. 43];
Theo các tác giả Bùi Minh Hiền, Đặng Quốc Bảo và Vũ Ngọc Hải đã
viết trong cuốn sách “Quản lý giáo dục” do NXB Đại học Sư phạm ấn hành
năm 2010: “Quản lý là sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”[20; tr. 12].
Nhìn nhận nội hàm của khái niệm quản lý mà các nhà khoa học trong
và ngồi nước đã nêu trên, có thể thấy:



16

- Quản lý xuất hiện từ sự phân công lao động của con người trong một tổ
chức (hệ thống); nếu khơng có sự phân cơng lao động của con người trong
một tổ chức hoạt động thì khơng có quản lý.
- Chủ thể quản lý là người đứng đầu trong tổ chức có trách nhiệm quản
lý mọi hoạt động của tổ chức và khách thể quản lý bao gồm những người bị
quản lý trong tổ chức đó.
- Mục tiêu quản lý là “cái đích” mà chủ thể quản lý phải huy động và
điều phối mọi nguồn lực của tổ chức để đạt tới.
- Yêu cầu về nội dung, phương thức và quy trình mà chủ thể quản lý tác
động vào khách thể quản lý là phải có mục đích, kế hoạch và hợp quy luật ...
- Các hoạt động của tổ chức và của chủ thể quản lý trong môi trường
luôn ln biến đổi.
Như vậy có thể hiểu:
Quản lý một tổ chức (hoặc hệ thống) là sự tác động có mục đích, kế
hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lý (người quản lý tổ chức) đến khách
thể quản lý (những người bị quản lý trong tổ chức) nhằm huy động và điều
phối hiệu quả mọi nguồn lực của tổ chức để đạt tới mục tiêu đã định trong
môi trường luôn luôn thay đổi.
1.2.4.2. Quản lý nhà trường
Trường học là một thiết chế tổ chức chuyên biệt trong hệ thống các tổ
chức xã hội, thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy
trì và phát triển của xã hội loài người.
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang đã dẫn ý kiến của tác giả Phạm Minh Hạc
như sau: “Quản lý giáo dục (và nói riêng quản lý trường học) là hệ thống
những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý
(hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo
dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường ... mà tiêu điểm hội tụ



×