Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề tham khảo thi TN12 môn Sinh (9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.62 KB, 9 trang )

Trường THPT Phạm Phú Thứ.
ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP (môn sinh).
I.Phần chung cho các thí sinh (từ câu 1 đến câu 32).
1. Đột biến mất 1cặp nuclêotit trong gen cấu trúc (không ảnh hưởng bộ ba mở đầu và
kết thúc) sẽ làm
a. mất một bộ ba mã hóa trên gen, do đó làm mất 1 axit amin tương ứng
b. thêm một bộ ba mã hóa trên gen, do đó làm thêm 1 axit amin tương ứng
c. thay đổi các bộ ba mã hóa trên gen, do đó làm thay đổi các axit amin tương ứng
d. thay đổi các bộ ba mã hóa trên gen từ điểm xảy ra đột biến cho đến cuối gen, do đó
làm thay đối các axit amin tương ứng
2. Trường hợp nào sau đây gây biến đổi nhiều nhất trong thành phần cấu trúc của phân
tử protêin tương ứng do gen đột biến tổng hợp? (không ảnh hưởng bộ ba mở đầu và kết
thúc)
a. mất ba cặp nuclêôtit trong một bộ ba mã hóa
b. thay thế một cặp nuclêôtit
c. mất một cặp nuclêôtit
d. đảo vị trí giữa 2 cặp nuclêôtit kế nhau
3. Đột biến cấu trúc NST nào sau đây làm tăng cường độ biểu hiện tính trạng của sinh
vật?
a. Mất đoạn NST
b. Lặp đoạn NST
c. Đảo đoạn NST A
d. Chuyển đoạn NST
4. Biến dị di truyền bao gồm:
a. Thường biến và đột biến
b. Thường biến và biến dị tổ hợp
c. Biến dị tổ hợp và đột biến
d. Đột biến nhiễm sắc thể và đột biến gen
5. Một gen có chiều dài 0,306 micrômet và trên một mạch đơn của gen có 35% xitôzin
và 25% guanin. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen bằng:
a.A = T= 360 , G = X = 540


b. A = T= 540 , G = X = 360
c. A = T= 270 , G = X = 630
d. A = T= 630 , G = X = 270
6. Cho các cây BBbb giao phấn với nhau. Thế hệ lai thu được 36.10
6
cây thì số cây có
kiểu gen bbbb thu được là bao nhiêu?
a. 10
6
. b. 2.10
6
c. 3.10
6
d. 4.10
6
7. Một gen có H= 2025 và có G - A = 20%. Gen nhân đôi 3 lần các gencon tạo ra
chứa 1800 ađênin, 4201guanin Gen bị đột biến ?
a. Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
b. Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.
c. Thêm một cặp G-X.
d. Mất cặp A-T.
8. Lai hai và nhiều cặp tính trạng là phép lai trong đó :
a. cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau nhiều cặp tính trạng tương phản
b. cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương
phản
c. cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau hai cặp tính trạng tương phản
d. cặp bố mẹ đem lai phân biệt nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản.
9. Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P
thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì:
tỷ lệ kiểu hình ở F2 là:

a. (3:1)
n
b. 9:3:3:1
c. (1:2:1)
n
d. (1:1)
n
.
10. Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi:
a. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản
b. Không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính
c. Các cặp gen quy định tính trạng nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng
d. Các gen nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau.
11. hiện tượng liên kết gen có ý nghĩa:
a. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống
b. tạo biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới
c. tạo điều kiện cho các gen quý trên 2 NST đồng dạng có điều kiện tái tổ hợp và di
truyền cùng nhau
d. đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm gen quý và hạn chế biến dị tổ hợp
12.Tính trạng lặn là những tính trạng không biểu hiện ở cơ thể
a. lai.
b. F
1
.
c. dị hợp.
d. đồng hợp.
13.Thể đồng hợp là cơ thể mang
a. 2 alen giống nhau của cùng một gen.
b. 2 hoặc nhiều alen giống nhau của cùng một gen.
c. nhiều alen giống nhau của cùng một gen.

d. 2 hoặc nhiều alen khác nhau của cùng một gen.
14. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn quy định tính
trạng thường nằm trên NST giới tính X:
a.Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XX
b.Có hiện di truyền chéo
c. Tỉ lệ phân tính của tính trạng biểu hiện không giống nhau ở hai giới
d. Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau
15. Ở một loài thực vật , quả tròn và quả đỏ là hai tính trạng trội. Giao phấn giữa hai
cây P thuần chủng thu được F
1
. Cho F
1
tự thụ phấn , F
2
có 140 cây quả tròn, đỏ;
278 cây quả dẹp, đỏ; 139 cây quả dài, đỏ và không có kiểu hình khác. Kiểu gen
của cặp P thuần chủng nói trên là:
a. AABB x aabb
b. AAbb x aabb
c. AABB x aaBB
d. aaBB x AAbb
16. Trong một quần thể giao phối cân bằng, biết tần số tương đối của 2 alen A và a là:
A/a = 0,7/0,3 thì thành phần kiểu gen của quần thể là:
a. 0,25AA + 0,50Aa + 0,25aa
b. 0,50AA + 0,40Aa + 0,10aa
c. 0,49AA + 0,42Aa + 0,09 aa
d. 0,42AA + 0,49Aa + 0,09aa
17. Quần thể gồm 120 cá thể có kiểu gen BB, 400 cá thể có kiểu gen Bb và 480 cá thể
có kiểu gen bb.Tần số tương đối của mỗi alen là
a.p(B) = 0,22; q(b) = 0,78.

b.p(B) = 0,32; q(b) = 0,68.
c.p(B) = 0,42; q(b) = 0,58.
d.p(B) = 0,52; q(b) = 0,48.
18. Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ vì ở các thế hệ sau:
a. Tỉ lệ thể dị hợp tăng, thể đồng hợp giảm, các gen lặn có hại được biểu hiện
b. Tỉ lệ thể dị hợp giảm, thể đồng hợp tăng, các gen lặn có hại được biểu hiện
c. Tỉ lệ thể dị hợp tăng, thể đồng hợp giảm, các gen trội có hại được biểu hiện
d. Tỉ lệ thể dị hợp giảm, thể đồng hợp tăng, các gen trội có hại được biểu hiện
19.Yếu tố nào sau đây là kết quả tác động của giống và kỹ thuật sản xuất?
a. Giống
b. Kỹ thuật sản xuất
c. Môi trường
d. Năng suất
20. Lai xa được sử dụng phổ biến trong chọn giống cây trồng sinh sản sinh dưỡng là do:
a. Hạt phấn của loài này có thể nẩy mầm trên vòi nhụy của loài kia
b. Có thể khắc phục hiện tượng bất thụ bằng phương pháp gây đa bội chẵn
c. Có thể duy trì nhưng đặc tính tốt của cây lai F1 qua sinh sản sinh dưỡng
d. Cây trồng đa số là lưỡng tính
21. Một bé gái trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể có 3 nhiễm sắc thể số 23. Bé gái này
bị hội chứng gì?
a. Hội chứng 3X
b. Hội chứng Đao
c. Hội chứng Claiphentơ
d. Hội chứng Tơcnơ
22. Bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa
các lòai về:
a.cấu tạo trong của các nội quan.
b.các giai đọan phát triển phôi thai.
c. cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit.
d. sinh học và biến cố địa chất.

23, Theo Dacuyn, biến dị cá thể là gì?
a.Là những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của môi trường hay tập quán
họat động
b.Là những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của nội môi hay ngoại môi và có
thể di truyền được.
c.Là sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài trong quá trình sinh sản.
d.Là sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài trong quá trình sống nhưng
không có khả năng di truyền.
24 Vì sao thường biến không phải là nguồn nguyên liệu cung cấp cho tiến hóa?
a.Tạo nên sự thích nghi cho sinh vật.
b.Xảy ra đồng loạt, có định hướng.
c.Không di truyền được.
d.Làm thay đổi kiểu hình.
25. Các dạng hoá thạch sống tiến hoá theo chiều hướng cơ bản nào?
a.Ngày càng đa dạng phong phú.
b.Thích nghi ngày càng hợp lí.
c.Tổ chức ngày càng cao.
d.Chiều hướng khác.
26. Nhân tố nào sau đây không làm thay đổi tần số tương đối của các alen?
a.Đột biến.
b.Di nhập gen.
c.Giao phối.
d.Chọn lọc tự nhiên
27. Bước quan trọng để các dạng sống sản sinh ra các dạng dạng giống mình là sự
a. xuất hiện cơ chế tự sao.
b. tạo thành các côaxecva.
c. tạo thành lớp màng.
d. xuất hiện các enzim.
28. Giới hạn sinh thái là
a. khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn

định theo thời gian.
b. khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng
bị hao tổn tối thiểu.
c. khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi.
d. khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất.
29. Hoạt động của muỗi và chim cú theo nhịp điệu
a. mùa.
b. tuần trăng.
c. thuỷ triều.
d. ngày đêm.
30. Phong lan và những cây gỗ làm vật bám là mối quan hệ
a. hợp tác đơn giản.
b. cộng sinh.
c. hội sinh.
d. ức chế cảm nhiễm.
31. Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do
a. số lượng cá thể nhiều.
b. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
c. có khả năng tiêu diệt các loài khác.

×