Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

XÂY DỰNG WEDSITE GIÁO dục DINH DƯỠNG CHO TRẺ mẫu GIÁO từ 3 4 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 54 trang )

ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG WEDSITE
GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO TRẺ
MẪU GIÁO TỪ 3 - 4 TUỔI

GVHD : Ths. Phạm Thị Hải Quỳnh
SVTH : Nguyễn Thị Mỹ Linh
MSSV : 103110079
LỚP

: 03DTP1

Tp. HCM, tháng 08 năm 2010



MỤC LỤC
Trang
Trang bìa ................................................................................................................................. i
Nhiệm vụ đồ án
Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii
Tóm tắt đồ án ........................................................................................................................ iii
Mục lục ................................................................................................................................. iv
Danh sách bảng biểu, hình vẽ ................................................................................................. v
Chương 1. LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1


Chương 2. TỔNG QUAN .................................................................................................. 2
2.1. Yêu cầu về GDDD chung cho trẻ mẫu giáo ................................................................... 3
2.2 Đặc điểm phát triển lứa tuổi ........................................................................................... 8
2.3 Nội dung và kết quả mong đợi của Bộ giáo dục . .......................................................... 10
2.4 Nhu cầu dinh dưởng cho trẻ . ....................................................................................... 11
2.4.1 Nhu cầu năng lượng cho trẻ............................................................................... 11
2.4.2. Nhu cầu chất đạm (protein) ............................................................................... 12
2.4.3. Nhu cầu lipid (chất béo) .................................................................................... 13
2.4.4. Nhu cầu Khoáng chất ....................................................................................... 13
2.4.5. Nhu cầu Vitamin ............................................................................................... 14

Chương 4. KẾT QUẢ BÀN LUẬN ĐỀ TÀI ..................................................................... 15
4.1. Gợi ý phương pháp đối với giáo viên .......................................................................... 15
4.1.1. Nhận biết nhóm thực phẩm thông thường……………………………… ......... 15


4.1.2.các món ăn quen thuộc ....................................................................................... 15
4.1.3. Nhận biết các bữa ăn trong ngày và lợi ích của việc ăn uống đủ lương và
đủ chất ............................................................................................................................
4.1.4. Nhận biết sự liên giữa ăn uống với sức khỏe ( sâu răng, suy dinh
dưỡng,béo phì ............................................................................................................. 39
4.2. Gợi ý các mẹo dành cho Phụ huynh ............................................................................ 40
-

Mười mẹo giúp trẻ ăn ngon miệng

-

Mười mẹo phòng chống béo phì ở trẻ


-

Mười mẹo giúp trẻ ăn uống có sức khỏe

-

Bộ năm mẹo giúp be rửa tay

Chương 5 . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................


TÓM TẮT ĐỒ ÁN
I.

Đặt vấn đề

Nhiều nghiên cứu cho thấy thói quen ăn uống của một người được hình thành từ tuổi
nhỏ, những thói quen dinh dưỡng lành mạnh được hình thành từ tuổi ấu thơ, và ngược
lại những thói quen ăn uống không tốt cũng được hình thành ở độ tuổi mới bắt đầu
biết học hỏi này, những thói quen ăn uống không tốt không những ảnh hưởng xấu tới
sức khỏe trước mắt, mà về sau còn được cho là một trong những nguyên nhân chủ yếu
góp phần gây ra các bệnh mãn tính như thừa cân béo phì, đái tháo đường type 2, xơ
vữa mạch máu …
Tuổi mẫu giáo là lứa tuổi mà trẻ có sự phát triển nhanh về nhận thức, rất háo hức học
hỏi thế giới xung quanh do vậy chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo rất chú trọng hình
thành và phát triển những thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, và giáo dục
dinh dưỡng - sức khoẻ là một bộ phận quan trọng của chương trình giáo dục ở các
trường mẫu giáo trong nhiều năm qua theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Hiện đã có tài liệu quy định của Bộ GD&ĐT về nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức
khoẻ cho trẻ mẫu giáo, tuy nhiên nội dung mang tính khái quát, chủ yếu nhằm định

hướng cho giáo viên mầm non về kiến thức cần truyền đạt cho trẻ, tài liệu không gợi ý
về phương pháp thực hiện cũng như những hỗ trợ kỹ thuật cần thiết cho triển khai nội
dung. Sự thiếu sót này làm cho chương trình giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ ở các
trường mẫu giáo phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cơ sở vật chất cũng như trình độ
giáo viên của các trường.
Sự học hỏi của trẻ là quá trình quan sát và bắt chước từ lời nói đến hành động của
những người xung quanh, đặc biệt là bố mẹ và người chăm sóc trẻ, trẻ không thể có
được thói quen tốt nếu không học được điều đó từ những người gần gũi trong gia
đình.
Chúng tôi không có tham vọng viết một chương trình triển khai các nội dung giáo dục
dinh dưỡng – sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo vì điều này đòi hỏi rất nhiều kiến thức và
kinh nghiệm về giáo dục học, chúng tôi là những sinh viên ngành công nghệ thực
phẩm chỉ muốn vận dụng những kiến thức về dinh dưỡng thực phẩm và về giáo dục
truyền thông dinh dưỡng trong cộng đồng nhằm giới thiệu đến các thầy cô giáo mẫu
giáo các nội dung kiến thức liên quan, các công cụ kỹ thuật hỗ trợ cho việc truyền đạt
kiến thức (như hình ảnh, phim, trò chơi, câu chuyện .v.v…). Chúng tôi cũng giới thiệu
đến các quý phụ huynh các mẹo nhỏ nhằm giúp con trẻ hình thành những thói quen
tốt trong ăn uống và giữ gìn vệ sinh cơ thể, các mẹo nhỏ này được sắp xếp thành từng
bộ theo từng chủ đề, như chủ đề bộ mẹo nhỏ để giúp trẻ thích ăn rau quả, bộ mẹo nhỏ
giúp trẻ tập các thói quen vệ sinh cá nhân .v.v…
II.
1.

Giải quyết vấn đề
Cơ sở lý thuyết thực hiện đề tài nghiên cứu
- Đặc điểm phát triển của lứa tuổi mẫu giáo
- Bộ tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của trẻ 3 – 4 tuổi của Bộ GD & ĐT
- Tài liệu hướng dẫn giáo dục mẫu giáo của Bộ GD & ĐT



2.

-

Nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo và kết quả mong
muốn đạt được theo quy định của Bộ GD & ĐT

-

Các tài liệu tham khảo được về phương pháp truyền thông và giáo dục dinh
dưỡng trong cộng đồng từ các website của các trường đại học của Hoa kỳ,
của bộ Nông nghiệp Hoa kỳ (USDA)

Hình thức thể hiện kết quả nghiên cứu

Chúng tôi nhận định đối tượng nhắm tới cho những thông tin mà chúng tôi muốn
truyền tải là các thầy cô giáo mẫu giáo, các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi mẫu giáo,
có thể nói đây là đối tượng trẻ tuổi (từ 25 – 40 tuổi), nên wed Blog sẽ là hình thức
thích hợp cho đối tượng tìm đọc thông tin.vì
Hơn nữa, website sẽ cho phép người truy cập có thể chia sẽ suy nghĩ, kinh nghiệm để
từ đây có thể tạo thành diễn đàn trao đổi thông tin.
Với những ưu thế như sự phù hợp với đối tượng nhắm tới của việc truyền tải thông
tin, tính tương tác, hiệu quả, nhanh chóng và rẻ tiền, nhóm tác giả quyết định chọn
website là hình thức thể hiện kết quả nghiên cứu.
3.
-

-

-


Blog bao gồm các mục chính như sau:
Đặc điểm phát triển của lứa tuổi mẫu giáo với 3 nhóm tuổi tương ứng gồm: 3
– 4 tuổi (lớp mầm), 4 – 5 tuổi (lớp chồi), 5 – 6 tuổi (lớp lá), & bộ tiêu chuẩn
đánh giá sự phát triển của trẻ 5 – 6 tuổi của Bộ GD & ĐT
Nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo và kết quả mong
muốn đạt được theo tài liệu của Bộ GD & ĐT
Các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng thực phẩm cần thiết và phù hợp cho đối
tượng người đọc là các giáo viên mẫu giáo và các bậc phụ huynh
Giới thiệu các phương pháp, công cụ hỗ trợ cho truyền đạt kiến thức dinh
dưỡng dành cho đối tượng người xem là các giáo viên mẫu giáo, các phương
pháp và công cụ được giới thiệu trong sự sắp xếp tương ứng và phù hợp với
các nội dung đã được đề cập. Các phương pháp và công cụ này cũng đảm bảo
phù hợp cho trẻ trong từng nhóm tuổi cụ thể của lứa tuổi mẫu giáo.
Giới thiệu các bộ mẹo nhỏ để chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng, vệ sinh cho trẻ
dành cho đối tượng người xem là các bậc phụ huynh.
Blog trình bày nhẹ nhàng, sinh động phù hợp với đối tượng người xem là
những người yêu trẻ, đang chăm sóc trẻ với nhiều hình ảnh trẻ con dễ thương,
ngộ nghĩnh rất đáng yêu, rẻ tiền ,dể chia sẽ.



Chương 1 : Lời mở đầu

GVHD: Th.S Phạm Thị Hải Quỳnh

LỜI MỞ ĐẦU
Giáo dục dinh dưỡng là một quá trình tác động, có kế hoạch đến tình cảm, lí trí
của con người nhằm thay đổ nhận thức, thái độ và hành vi của con người đối với vấn
đề ăn uống và sứa khỏe của cá nhân, tập thể và cộng động.

Việc đưa các nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe vào Chương trình chăm
sóc giáo dục cho trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo là một việc làm rất cần thiết, tạo ra sự lien
thong về giáo dục dinh dưỡng cho trẻ từ tuổi mẫu giáo đến tuổi học đường.Mặc khác,
trẻ mẫu giáo rất nhạy cảm và mau chống tiếp thu những điều học được ở trường và
hình thành dấu ấn lâu dài .Việc tiến hành giáo dục dinh dưỡng –sức khỏe, biết lựa
chọn ăn uống một cách hợp lý, thong minh và tự giác để đảm bảo sức khỏe của mình.
Như vậy, hiểu biết đúng đắn về vấn đề dinh dưỡng không chỉ cần thiết cho sức
khỏe và sự tăng trưởng, phát triển toàn diện của từng người mà còn cần thiết đối với
sự phát triển của toàn xã hội.
Do đó, để làm rỏ những vấn đề này và tìm ra cách khắc phục, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Xây dựng Wedsite giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo từ 3 tuổi đến
4 tuổi” với nhiệm vụ đặt ra là:
o Gợi ý phương pháp giáo dục dinh dưỡng đối với giáo viên ,
o Gợi ý bộ mẹo giáo dục dinh dưỡng đối với Phụ Huynh.

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh

-1-


Chương 2 : Tổng Quan

GVHD : Th.S Phạm Thị Hải Quỳnh

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1. Yêu cầu về giáo dục dinh dưởng chung cho trẻ mẫu giáo.
Chương trình Giáo dục mầm non
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 17 /2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

2.1.1. Mục tiêu giáo dục mầm non
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào
lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và
phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi,
khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các
cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời
2.1.2 Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non và đánh giá sự phát
triển của trẻ.
a) Yêu cầu về nội dụng giáo dục mầm non.
Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó;
đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học;
thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh
nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập vào cuộc sống.
Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc
và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp
kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với
ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn,
tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.
b) Yêu cầu về Phương pháp giáo dục mầm non.

SVTH : Nguyễn Thị Mỹ Linh

-1-


Chương 2 : Tổng Quan

GVHD : Th.S Phạm Thị Hải Quỳnh


Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường
xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đặc điểm
cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an
toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động
giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác
quan và các chức năng tâm – sinh lý; tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh
gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.
Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được
trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng,
đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”.
Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ
tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ.
Kết hợp hài hoà giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc
điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lí các hình
thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm /lớp,
với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế.

C) Yêu cầu về đành giá sự phát triển của trẻ .
Đánh giá sự phát triển của trẻ (bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai
đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp
thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa
phương. Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá;
coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt
động hằng ngày.

2.1.3 Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động.
a) Môi trường vật chất
- Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng lớp

SVTH : Nguyễn Thị Mỹ Linh


-2-


Chương 2 : Tổng Quan

GVHD : Th.S Phạm Thị Hải Quỳnh

Trang trí phòng lớp đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện và phù hợp với chủ đề giáo dục.
Có các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ.
Sắp xếp và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lí, đảm bảo an toàn và đáp ứng mục đích giáo
dục.
Có khu vực để bố trí chỗ ăn, chỗ ngủ cho trẻ đảm bảo yêu cầu qui định.
Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt (có thể bố trí cố định hoặc có thể di
chuyển), mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ
chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên.
Các khu vực hoạt động của trẻ gồm có: Khu vực chơi đóng vai; tạo hình; thư viện
(sách, tranh truyện); khu vực ghép hình, lắp ráp/xây dựng; khu vực dành cho hoạt
động khám phá thiên nhiên và khoa học; hoạt động âm nhạc và có khu vực yên tĩnh
cho trẻ nghỉ ngơi. Khu vực cần yên tĩnh bố trí xa các khu vực ồn ào. Tên các khu vực
hoạt động đơn giản, phù hợp với chủ đề và tạo môi trường làm quen với chữ viết.

- Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời, gồm có:
Sân chơi và sắp xếp thiết bị chơi ngoài trời.
Khu chơi với cát, đất, sỏi, nước.
Bồn hoa, cây cảnh, nơi trồng cây và khu vực nuôi các con vật.

b) Môi trường xã hội
Môi trường chăm sóc giáo dục trong trường mầm non cần phải đảm bảo an toàn về
mặt tâm lí, tạo thuận lợi giáo dục các kĩ năng xã hội cho trẻ.

Trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và giữa
trẻ với những người xung quanh.
Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn
mẫu mực để trẻ noi theo.

SVTH : Nguyễn Thị Mỹ Linh

-3-


Chương 2 : Tổng Quan

GVHD : Th.S Phạm Thị Hải Quỳnh

2.2. Đặt điểm phát triển lứa tuổi từ 3 đến 4 tuổi
2.2.1 Từ nguồn khác :
a) Dịch từ tài liệu Beavior Ralated Child Development (three to four years)
của Early Childhood Special Education Departmen thuộc cơ quan Missisippi Bend
Rrea Education Agency.
Theo VN Speech Therapy
- Trong thời gian này con bạn có thể học để:
- Nói chuyện mà người khác hiểu được cỡ 75-90%
- Nhận biết được từ 2 đến 3 màu khác nhau
- Leo lên/ xuống cầu tuột nhỏ một mình được
- Dùng kéo thủ công cắt được một mảnh giấy cỡ 5 cm
- Bắt được quả bóng đang tưng
- Đếm được đến số bốn (4)
- Nói được những câu có 3 đến 5 từ hoặc hơn
- Hiểu được các giới từ: trong, trên, dưới, sau, và trước
- Vẽ được dáng người với ít nhất ba bộ phận

- Chơi với trẻ em khác, đổi vai và chơi chung đồ chơi
- Nhảy cò cò được cỡ 1 đến 3 cái
- Ráp được hình (chơi puzzle) gồm sáu bộ phận liền nhau
- Nói chuyện hoặc nói lại một điều gì đó cho người khác, biết chơi đóng trò
- Tiếp tục một hoạt động kéo dài cỡ 8-9 phút
- Tự mặc quần áo, tuy nhiên có thể cần giúp đỡ để cài khuy, đóng “snap”, kéo dây kéo
- Vẽ được vòng tròn
- Phân biệt được các vật giống nhau, khác nhau
- Hỏi các câu hỏi về ai, cái gì, ở đâu và tại sao.

1.2.1.3 Các đồ chơi thích hợp

SVTH : Nguyễn Thị Mỹ Linh

-4-


Chương 2 : Tổng Quan

GVHD : Th.S Phạm Thị Hải Quỳnh

- Hộp có nắp vặn/to
- Xe đạp ba bánh
- Đồ chơi xút cát bàn ghế nhỏ
- Con rối
- Bút không màu đầu nhọn
- Đồ chơi xổ số
- Toa xe
- Xe lửa
- Thú đồ chơi / người / nhà

- Đồ chơi ghép hình, vật
- Khối Duplo
- Pegboard
- Hình để dán
- Keo / giấy
- Sơn / cọ
- Sách
- Khối bristle
- Búp bê / quần áo
- Cầu tuột
- Bột nhồi
b) Chương trình giáo dục cho Trẻ từ 3 - 4 tuổi ( mầm non Bắc Mỹ )
Chương trình giáo dục nhằm giúp bé từ 3 tuổi đến 4 tuổi phát triển hài hòa về các
mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ.
Giáo dục phát triển thể chất

SVTH : Nguyễn Thị Mỹ Linh

-5-


Chương 2 : Tổng Quan

GVHD : Th.S Phạm Thị Hải Quỳnh

- Bé khỏe mạnh, chiều cao và cân nặng phát triển bình thường.
- Thực hiện các động tác thể dục đầy đủ theo hiệu lệnh, thể hiện các kỹ năng: đi kiễng
chân, đi chạy thay đổi tốc độ, nhảy, bò, tung bắt bóng, ném… khéo léo hơn.
- Có thói quen hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở: uống nước chín, rửa tay,
lau mặt, súc miệng…

- Bé biết nói với người lớn khi thấy đau, chảy máu…
- Biết lợi ích của việc ăn uống đối với sức khỏe: biết ăn để mau lớn khỏe mạnh, chấp
nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.

Giáo dục phát triển nhận thức
- Quan tâm, hứng thú với các sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh, nhận ra một vài
mối quan hệ đơn giản của sự vật hiện tượng khi được hỏi, sắp xếp theo quy tắc đơn
giản, nhận biết hình dạng, vị trí của đối tượng trong không gian so với bản thân.
- Bé biết sử dụng các giác quan để xem xét, phân loại các đối tượng theo dấu hiệu nổi
bật, làm thử nghiệm đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn.
- Nhận biết bản thân, gia đình, trường lớp, một số nghề phổ biến (giáo viên, thợ may)
kể tên một vài cảnh đẹp của địa phương.

Giáo dục phát triển ngôn ngữ
- Bé biết lắng nghe, hiểu biết trả lời và thực hiện theo một số yêu cầu đơn giản, hiểu
nghĩa của từ khái quát đơn giản: quần áo, đồ chơi, hoa, quả…
- Nói rõ ràng, dễ nghe, biết dạ thưa trong giao tiếp.
- Biết kể lại sự việc, kể lại chuyện đơn giản đã được nghe, đọc thuộc vần điệu của bài
thơ, thích vẽ viết.

Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ
- Bé nói được tên tuổi giới tính, nói được điều bé thích, bé không thích.

SVTH : Nguyễn Thị Mỹ Linh

-6-


Chương 2 : Tổng Quan


GVHD : Th.S Phạm Thị Hải Quỳnh

- Có thể nhận ra cảm xúc vui, buồn, sợ… qua nét mặt, giọng nói, tranh ảnh của những
người xung quanh.
- Bé thể hiện một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn khi tham gia vào hoạt động, khi trả
lời các câu hỏi, cố gắng thực hiện công việc được giao, thực hiện một số quy định ở
lớp, gia đình: không giành đồ chơi với bạn, vâng lời bố mẹ.
- Bé có một số kỹ năng sống: biết chào hỏi, xin lỗi, cám ơn khi được nhắc nhở, biết
tránh những nơi nguy hiểm khi được nhắc nhở.
- Thích thú ngắm nhìn vẽ đẹp nổi bật của sự vật hiện tượng.
admin (Theo giaovien.net)
2.2.2. Từ Bộ giáo dục
Chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 4 tuổi phát triển hài hòa
về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ,
chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học.

a) Phát triển thể chất
Khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.
Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định
hướng trong không gian.
Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.
Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khoẻ.
Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khoẻ và đảm bảo sự an
toàn của bản thân.
b) Phát triển nhận thức
Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh.
Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định.

SVTH : Nguyễn Thị Mỹ Linh


-7-


Chương 2 : Tổng Quan

GVHD : Th.S Phạm Thị Hải Quỳnh

Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau.
Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành động, hình
ảnh, lời nói...) với ngôn ngữ nói là chủ yếu.
Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số
khái niệm sơ đẳng về toán
c) Phát triển ngôn ngữ
Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…).
Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hoá trong cuộc sống hàng ngày.
Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.
Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với
độ tuổi.
Có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết.
1.2.2.4 Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
Có ý thức về bản thân.
Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung
quanh.
Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực.
Có một số kĩ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ.
Thực hiện một số qui tắc, qui định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non,
cộng đồng gần gũi.
Phát triển thẩm mĩ

Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ
thuật.
Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình.Yêu
thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.

SVTH : Nguyễn Thị Mỹ Linh

-8-


Chương 2 : Tổng Quan

GVHD : Th.S Phạm Thị Hải Quỳnh

1.3. Nội dung của Bộ giáo dục và kết quả mong đợi .
Nội dung của BGD

Kết quả mong đợi

trẻ từ 3-4 tuổi

BGD

Nội dung

Nội dung
triển khai

Nhận biết 1-


Kết quả

Nhận Biết

Đạt được

1.1

một

số biết

một một

món

ăn, số

thực món ăn, một số thực

thực phẩm phẩm

số đúng

Nói
tên

và thực

phẩm quen


món

ăn phẩm

thuộc

khi

thường và quen

thông

nhìn

vật

ích lợi của thuộc.

thường

thật

hoặc

chúng đối



ích tranh


ảnh

với

lợi

của (thịt,

cá,

thông

sức

khoẻ

chúng
đối

trứng, sữa,

với rau...)

sức khỏe

1.2 Biết tên
một số món
ăn


hàng

ngày :
trứng

rán,


kho,canh,
rau...
.
2-

Nhận

SVTH : Nguyễn Thị Mỹ Linh

2. Biết ăn

-9-


Chương 2 : Tổng Quan

biết

các

bữa


ăn

trong

GVHD : Th.S Phạm Thị Hải Quỳnh

để
lớn,
mạnh

chóng
khoẻ


ngày



chấp nhận

ích

lợi

ăn

của

ăn


loại thức ăn

uống

đủ

khác nhau.

nhiều

lượng và
đủ chất.

3-

Nhận

biết

sự

liên quan
giữa

ăn

uống với
bệnh

tật


(ỉa chảy,
sâu răng,
suy

dinh

dưỡng,
béo
phì…)

SVTH : Nguyễn Thị Mỹ Linh
-

- 10


Chương 2 : Tổng Quan

GVHD : Th.S Phạm Thị Hải Quỳnh

2.4 Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ
Theo />Ở lứa tuổi này bữa ăn hằng ngày của bé rất quan trọng và Khẩu phần ăn của trẻ cần
được cung cấp đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.

1.4.1 Năng lượng

Năng lượng cần đủ cho hoạt động cơ thể của trẻ và để tích luỹ, giúp thúc đẩy sự lớn
lên của các tổ chức. ở lứa tuổi này tiêu hao năng lượng của trẻ lớn do trẻ chơi đùa, đi
lại chạy nhảy nhiều. Nhu cầu năng lượng ở lứa tuổi này là 110 Kcal/kg cân nặng, ước

chừng trẻ nặng khoảng 9 - 13 kg do đó năng lượng cung cấp là 900 - 1300 Kcal. Năng
lượng cần được cung cấp đủ qua bữa ăn của trẻ gồm có: chủ yếu là chất bột như bột,
cháo, cơm nát; ngoài ra còn có chất đạm, chất béo. Tỷ lệ giữa các thành phần sinh
năng lượng nên là: đạm 15%, béo 20%, đường bột 65%.
Nhu cầu năng lượng một ngày của trẻ ở độ tuổi này trung bình từ 1400 – 1600
Kcal, chia làm 4 – 5 bữa. Trong thời gian ở trường mầm non, trẻ cần được ăn tối thiểu
một bữa chính và một bữa phụ. Nhu cầu về năng lượng chime 50% - 60% nhu cầu
năng lượng cả ngày, khoảng 700 – 960 Kcal/trẻ/ngày.
Trong đó: bữa chính : 500 – 700Kcal/trẻ, bữa phụ : 200 – 260Kcal/trẻ.

Tỉ lệ giữa các chất sinh năng lượng
Đối với trẻ bình thường:
+ Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 12 – 15% năng lượng khẩu phần.
+ Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 15 – 25% năng lượng khẩu phần.
+ Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 60 – 73% năng lượng khẩu phần.
Ví dụ :
+ Chất đạm (Protit) cung cấp 13% năng lượng khẩu phần

SVTH : Nguyễn Thị Mỹ Linh
-

- 11


Chương 2 : Tổng Quan

GVHD : Th.S Phạm Thị Hải Quỳnh

+ Chất béo (Lipit) cung cấp 25% năng lượng khẩu phần.
+ Chất bột (Gluxit) cung cấp 62% năng lượng khẩu phần.

Tỉ lệ giữa các chất sinh năng lượng nên đảm bảo 100% và trong phạm vi của
từng chất.
-

Đối với trẻ béo phì, năng lượng do chất béo và chất bột đường cung cấp

nên duy trì ở mức tối thiểu (tức là chất béo cung cấp 15% và chất bột đường cung cấp
60% năng lượng khẩu phần), đồng thời tăng cường cho trẻ ăn nhiều các loại rau, củ,
quả và tích cực vận động.

Lượng thực phẩm
- Mỗi bữa chính trẻ ăn 300 – 400g kể cả cơm và thức ăn (khoảng 2 bát) với đủ
năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, béo, đường, muối khoáng và
sinh tố. Các chất dinh dưỡng này có nhiều trong gạo, đậu, đỗ, thịt, cá, trứng, tôm, rau,
đậu, lạc, vừng, dầu mỡ, các loại rau, củ, quả… và những loại thực phẩm khác, sẵn có
tại địa phương.
- Lượng thực phẩm cần cho một trẻ hằng ngày ở trường (một bữa chính và
một bữa phụ).

Thực

phẩm Một suất cơm

bữa chính

Gam (g)

Thực phẩm bữa Một suất
phụ


Gam (g)

Gạo

80 – 100

Gạo, mì sợi

40 – 60

Thịt, cá, trứng

25 – 40

Thịt hoặc cá

15 – 20

Hoặc đậu hạt
Đậu, lạc

10 – 20

(khô).

20 – 30

Đường mật

SVTH : Nguyễn Thị Mỹ Linh

-

- 12


Chương 2 : Tổng Quan

GVHD : Th.S Phạm Thị Hải Quỳnh

20 – 30

Dầu, mỡ nước

10 - 15

Hoặc quả chín

100 – 150

Rau, củ, quả

35 – 60

Sữa đậu nành

100 – 150

2.4.2. Chất đạm

Chất đạm rất cần cho sự phát triển cơ thể trẻ, đặc biệt là các tế bào não. Với trẻ nhỏ,

cần ưu tiên các loại đạm động vật như: thịt, sữa, trứng, cá, tôm... vì chúng có giá trị
cao, có đủ các chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, ngoài ra còn
giúp cho cơ thể trẻ khỏe mạnh, tăng sức chống đỡ với bệnh tật. Lượng đạm động vật
trong khẩu phần ăn của trẻ nên đạt từ 50 - 60%. Tuy nhiên, nếu phối hợp tốt đạm
động vật với đạm thực vật (đậu đỗ, vừng, lạc... ) sẽ tạo nên sự cân đối giúp hấp thu và
sử dụng đạm tốt hơn. Nhu cầu chất đạm của trẻ từ 1 - 3 tuổi là 28 g/ngày. Khi chế độ
ăn thiếu đạm sẽ làm cho trẻ chậm lớn, kém thông minh, nhưng nếu cho trẻ ăn quá
nhiều đạm cũng không tốt vì gây gánh nặng cho gan, thận. Mặt khác, trong quá trình
tiêu hóa, chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm gây thối rữa, độc hại. Trong bữa ăn của trẻ
chất đạm chỉ phát huy tác dụng cao khi có đủ năng lượng. Nếu khẩu phần ăn đủ đạm
nhưng thiếu năng lượng trẻ vẫn có thể bị suy dinh dưỡng.

2.4.3 Chất béo

Dầu mỡ vừa cung cấp năng lượng cao, làm tăng cảm giác ngon miệng, lại giúp trẻ hấp
thu và sử dụng tốt các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K... rất cần cho
trẻ. Mỗi bát bột, bát cháo, ngoài các thành phần khác (gạo, thịt, rau... ), cần cho thêm
1 - 2 thìa cà phê mỡ hoặc dầu. Mỡ lợn, mỡ gà rất tốt cho trẻ vì trong thành phần các
loại mỡ đó có các chất rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. Nếu trẻ đã ăn cơm

SVTH : Nguyễn Thị Mỹ Linh
-

- 13


Chương 2 : Tổng Quan

GVHD : Th.S Phạm Thị Hải Quỳnh


thì nên cho mỡ hoặc dầu vào xào, rán, kho với thức ăn.

2.4.4 Các chất khoáng

Các chất khoáng rất cần cho sự tạo xương, tạo răng, tạo máu và các hoạt động chức
năng sinh lý của cơ thể. Ở lứa tuổi này canxi và phốt pho cần được chú ý để cung cấp
đủ cho trẻ, hằng ngày trẻ cần 400 - 500 mg canxi. Canxi có nhiều trong sữa và các
loại tôm, cua, ốc, trai... Phốt pho có nhiều trong các loại lương thực, ngũ cốc. Cần có
một tỷ lệ thích hợp giữa canxi và phốt pho mới giúp trẻ hấp thu và sử dụng được hai
loại khoáng chất này. Tỷ lệ tốt nhất giữa canxi/phốt pho = 1/1,5. Ngoài việc ăn uống
đủ, thỉnh thoảng cần cho trẻ ra ngoài tắm nắng tạo điều kiện cho vitamin D hoạt động,
giúp cơ thể chuyển hoá tốt canxi và phốtpho. Chất sắt rất cần cho sự tạo máu, sắt còn
tham gia vào thành phần nhiều men quan trọng trong cơ thể. Mỗi ngày trẻ cần được
cung cấp 6 - 7 mg sắt qua thức ăn. Nguồn sắt tốt có trong thức ăn động vật là các nội
tạng: tim, gan, bầu dục. Nguồn sắt tốt có trong thức ăn thực vật là đậu đỗ và các loại
rau có màu xanh sẫm. Sắt có trong thức ăn động vật hấp thu tốt hơn trong thức ăn
thực vật nhưng trong rau quả lại có nhiều vitamin C giúp cơ thể hấp thu và sử dụng
sắt có hiệu quả hơn. Ưu tiên nguồn thức ăn động vật, phối hợp với các đậu đỗ và rau
quả

nhằm

đảm

bảo

đủ

sắt


cho



thể.

2.4.5.Vitamin

Mọi vitamin đều cần cho trẻ nhưng ở lứa tuổi này người ta quan tâm đến vitamin A và
vitamin C. Hai vitamin này rất cần cho sự phát triển bình thường của trẻ, cần cho sự
tạo máu, tăng cường sức chống đỡ với bệnh tật. Ở lứa tuổi này nhu cầu vitamin A
chính chỉ có trong các thức ăn động vật như trứng, gan... Rau quả có màu vàng, đỏ, da
cam vừa là nguồn cung cấp caroten (tiền vitamin A) vừa là nguồn cung cấp vitamin C.
Vì vậy, cần cho trẻ ăn rau, quả thường xuyên.

SVTH : Nguyễn Thị Mỹ Linh
-

- 14


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

GVHD : Th.S Phạm Thị Hải Quỳnh

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Tìm hiểu đặc điểm phát triển của lứa tuổi mẫu giáo (độ tuổi nghiên cứu 34tuổi)
-

Tham khảo Dịch từ tài liệu Beavior Ralated Child Development (three to four


years) của Early Childhood Special Education Departmen thuộc cơ quan Missisippi
Bend Rrea Education Agency. (Theo VN Speech Therapy).Tôi cảm thấy đây là nguồn
thông tin đáng tin cậy vì vậy tôi chọn internet làm sơ sở để tôi triễn khai nội dung
-

Tham khảo trường mẫu giáo mầm non Bắc Mỹ

-

Tham khảo thêm về sự phát triển của lứa tuổi ở các Website giáo dục của

nước ngoài.
(national network for child
care)
/>2.2. Tìm hiểu yêu cầu giáo dục mẫu giáo
-

Tham khảo tài liệu hướng dẫn giáo dục của Bộ GD & ĐT

-

Nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo và kết quả mong
muốn đạt được theo quy định của Bộ GD & ĐT
+ Triển khai nội dung cụ thề của Bô giáo dục và gợi ý phương pháp kiến
thức đối với giáo viên .
+ Các bộ mẹo dành cho Phụ huynh.

2.3.Tham khảo các tài liệu
-


Về phương pháp truyền thông và giáo dục dinh dưỡng trong cộng đồng từ các
website của các trường đại học của Hoa kỳ, của bộ Nông nghiệp Hoa kỳ
(USDA).

-

/>+ Phương pháp soạn giáo án
+ Các hoạt động vui chơi


Chương 4 : Kết quả bàn luận đề tài

GVHD: Th.S Phạm Thị Hải Quỳnh

CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ BÀN LUẬN ĐỀ TÀI

Phần 1: Dành Cho giáo viên
Gơi ý phương pháp đối với giáo viên
Nội dung của Bộ giáo dục cho trẻ từ 3 tuổi đến 4 tuổi
Nhận biết một số món ăn,
thực phẩm thông thường
và ích lợi của chúng đối
với sức khoẻ

4.1.1 - Nhận biết một số
thực phẩm.

Xem 4.1.1


4.1.2 Nhận biết các bữa
ăn trong ngày

Xem 4.1.2

4.1.3 Nhận biết các bữa
ăn trong ngày và ích lợi
của ăn uống đủ lượng và
đủ chất.

Xem 4.1.3

4.1.4 Nhận biết sự liên
Xem 4.1.4
quan giữa ăn uống với
bệnh tật (ỉa chảy, sâu
răng, suy dinh dưỡng, béo
phì…)
4.1.1 Nhận biết thực phẩm trong các nhóm thực phẩm
Nguyên tắc :Chọn những thực phẩm mà Bé thường xuyên tiếp xúc trong sinh hoạt
hàng ngày.
Lựa chọn : Nhóm thực phẩm như:
+ Gạo, mì, ngô, khoai.
+ Nhóm sữa, thịt, cá, trứng
+ Dầu ăn

SVTH : Nguyễn Thị Mỹ Linh

-1-



Chương 4 : Kết quả bàn luận đề tài

GVHD: Th.S Phạm Thị Hải Quỳnh

+ Rau ( rau muống…), củ ( cà rót, cà chua…),quả ( Cam, Lê, bưởi, mận…) .

Màu sắc: Đa dạng và hấp dẩn trẻ.thường trẻ thích những màu sáng và vui mắt hơn so
với những màu sẫm tối.
Trạng thái: có nhiều trạng thái khác nhau như : rắn, lỏng…

4.1.2 Nhận biết một số món ăn quen thuộc

Nguyên tắc :Các món ăn trẻ được ăn thường xuyên tại lớp, ở nhà.
Lựa chọn: Cơm,trứng rán, cá kho, canh rau….
Chuẩn bị : hình ảnh món ăn cho trẻ nhận biết. :
Tiến hành :
Giáo viên trò chuyện và gọi tên một số món ăn mà bé ăn hàng ngày .
Vào các thời điểm khác như : trước bữa ăn có thể kể tên các món ăn trong bữa ăn của
trẻ. Cô nói qua về giá trị dinh dưỡng của từng món ăn và động viên trẻ ăn hết suất.
Ngày hôm sau , cô có thể hỏi lại trẻ các món ăn mà trẻ ăn ngày hôm trước.

SVTH : Nguyễn Thị Mỹ Linh

-2-


×