Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Đề án dãy số thời gian và dự báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.59 KB, 28 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối LH – lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn.
- Lượng tăng (giảm) ĐG – lượng tăng (giảm) định gốc.
- Tốc độ phát triển LH – tốc độc phát triển liên hoàn.
- Tốc độ phát triển ĐG – tốc độc phát triển định gốc.
- Tốc độ tăng (giảm) LH – tốc độ tăng (giảm) liên hoàn.
- Tốc độ tăng (giảm) ĐG – tốc độ tăng (giảm) định gốc.
- Giá trị tuyệt đối của 1% TĐ tăng (giảm) LH – giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng
(giảm) liên hoàn.


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 3.1: Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không trong giai
đoạn 2005-2016………………………………………………………………………….20
Bảng 3.2: Kết quả các chỉ tiêu phân tich đặc điểm biến động của lượng khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không giai đoạn 2005-2016…………………..21
Đồ thị 3.1: Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không giai đoạn
2005-2016………………………………………………………………………………..24
Bảng 3.3: Kết quả SE các dạng hàm xu thế cho lượng khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam bằng đường hàng không giai đoạn 2005 – 2016…………………………………...25
Bảng 3.4: Kết quả giá trị RMSE của các phương pháp dự báo cho lượng khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không giai đoạn 2005-2016…………………..28
Bảng 3.5: Kết quả giá trị dự báo điểm trong tương lai về lượng khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam bằng đường hàng không………………………………………………………28


PHẦN MỞ ĐẦU



Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nó mang lại
nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo ra việc làm cũng như thúc đẩy mối quan hệ giữa
các quốc gia, xúc tiến giao lưu văn hóa- bản sắc dân tộc. Việc tham gia vào các tổ chức
quốc tế lớn như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN), Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)… làm cho Việt
Nam có nhiều khó khăn, hạn chế với cơ chế và luật quốc tế trong bối cảnh hệ thống pháp
luật chưa hoàn chỉnh. Bên cạnh đó năng lực cạnh tranh du lịch nước ta còn thấp so với
các nước trong khu vực dẫn đến du lịch nước ra chưa thu hút được nhiều lượng khách từ
các quốc gia khác nhau, tỷ lệ khách du lịch quay lại còn thấp và còn rất nhiều vấn đề nan
giải khác.
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch Việt Nam hiện nay đang đối mặt với một yêu cầu là phải tìm kiếm giải pháp để
nâng cao chất lượng du lịch nước nhà, đi cùng với việc phát triển du lịch nội địa là nhiệm
vụ quan trọng thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Vì vậy em chọn đề tài phân
tích biến động lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không giai
đoạn 2005-2016 để thấy được sự thay đổi và ảnh hưởng của các nhân tố tới lượng khách
du lịch quốc tế đến Việt Nam.


2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng kiến thức từ các môn khoa học nghiên cứu cũng như các phương pháp phân
tích, dự đoán kết quả trong tương lai. Qua đó, có thể thấy được xu hướng phát triển , mức
độ biến động theo thời gian của lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường
không trong giai đoạn và đưa ra được dự đoán cho những năm tiếp theo cùng những biện
pháp để thúc đẩy cho hoạt động du lịch thu được kết quả tốt nhất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Biến động lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường
hàng không trong giai đoạn.

Phạm vi nghiên cứu: Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không trong
giai đoạn 2005-2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin nghiên cứu: Sử dụng số liệu có ở trên trang điện tử của
Tổng cục Thống kê Việt Nam và trang điện tử của Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Phương pháp tổng hợp, xử lý và trình bày thông tin: Sử dụng phương pháp phân tích
thống kê là phân tích dãy số thời gian để phân tích biến động lượng khách du lịch quốc tế
đến Việt Nam bằng đường hàng không giai đoạn 2005-2016.
Phương pháp phân tích, đánh giá, dự báo, ra quyết định: Sử dụng phương pháp phân tích
dãy số thời gian. Với phương pháp phân tích dãy số thời gian ta có thể phân tích được các
đặc điểm của dãy số như: lượng khách du lịch bình quân, lượng tăng (giảm) tuyệt đối,..
giữa các năm liên tiếp và so với năm gốc hoặc mức độ bình quân trong giai đoạn 20052016 của từng chỉ tiêu. Từ đó, ta xây dựng được hàm xu thế dự báo cho các giá trị trong
tương lai của lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không.
5. Kết cấu đề án
Đề án gồm có 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung về dãy số thời gian và dự báo
- Chương 2: Chỉ tiêu “Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng
không giai đoạn 2005-2016”
- Chương 3: Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động lượng khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không giai đoạn 2005-2016 và dự báo trong
tương lai


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DÃY SỐ THỜI GIAN VÀ DỰ
BÁO
1.1. Khái niệm và các thành phần của dãy số thời gian
1.1.1. Khái niệm về dãy số thời gian
1.1.1.1. Khái niệm
Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
1.1.1.2. Tác dụng của dãy số thời gian

Dãy số thời gian cho phép nghiên cứu đặc điểm về sự biến động của hiện tượng, vạch rõ
xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời để dự báo mức độ của hiện tượng
trong tương lai.
1.1.1.3. Cấu tạo dãy số thời gian
Một dãy số thời gian được cấu tạo bởi hai bộ phận là thời gian và các mức độ của dãy số:
- Thời gian: ngày, tuần, tháng, quý, năm. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là
khoảng cách thời gian.
- Các mức độ của dãy số là các trị số của một chỉ tiêu thống kê. Các mức độ này có thể
được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân và bao giờ cũng có đơn
vị tính.
1.1.1.4. Các loại dãy số thời gian


Căn cứ vào các loại chỉ tiêu dãy số thời gian được chia thành:
- Dãy số tuyệt đối: dãy số mà trị số chỉ tiêu là số tuyệt đối.
- Dãy số tương đối: dãy số mà trị số là số tương đối.
- Dãy số bình quân: dãy số mà trị số là số bình quân.
Căn cứ vào đặc điểm của các mức độ (phản ảnh quy mô, khối lượng của hiện tượng qua
thời gian), dãy số thời gian được chia thành:
- Dãy số thời kì: phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời
gian nhất định. Việc cộng các mức độ của các thời kỳ liền nhau trong một dãy số sẽ cho
một mức độ mới phản ảnh sự tích lũy về lượng của hiện tượng trong thời kỳ dài hơn.
- Dãy số thời điểm: phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng tại những thời điểm
nhất định. Việc cộng các mức độ không biểu thị sự tích lũy về lượng của hiện tượng.
1.1.1.5. Yêu cầu khi xây dựng dãy số thời gian
Để phân tích dãy số thời gian được chính xác thì yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời
gian dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ
trong dãy số. Yêu cầu này được thể hiện trên ba điểm cụ thể là:
- Nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian phải được thống nhất.
- Phạm vi của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải được thống nhất.

- Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau, nhất là đối với dãy số thời kỳ.
1.1.2. Các thành phần của dãy số thời gian
Thông thường một dãy số thời gian gồm có 4 thành phần:
- Xu thế (T): phản ánh xu thế biến động cơ bản của hiện tượng qua thời gian. Đa phần
hiện tượng có xu hướng biến động hoặc là tăng hoặc là giảm trong một thời gian dài. Xu
thế này có thể quan sát qua đồ thị theo thời gian của hiện tượng.
- Biến động chu kỳ (C): phản ánh quy luật lặp lại của dãy số trong những khoảng thời
gian nhất định thường là trên một năm.
- Biến động thời vụ (S): những biến động của hiện tượng có tính chất lặp đi lặp lại trong
những thời gian nhất định của năm.


- Biến động ngẫu nhiên (I): do các yếu tố ngẫu nhiên không dự báo được tác động đến
dãy số thời gian như: thời tiết, cú sốc kinh tế,…
Do tính hạn chế về mặt số liệu nên trong phân tích dãy số thời gian, người ta thường giả
sử dãy số không có thành phần chu kỳ, và ba thành phần còn lại kết hợp tạo thành hai
dạng:
- Mô hình kết hợp theo dạng cộng: Y = T + S + I
- Mô hình kết hợp theo dạng nhân: Y = T x S x I
1.2. Các chỉ tiêu phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian
1.2.1. Mức độ bình quân theo thời gian (
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ tuyệt đối trong một dãy số thời
gian. Chỉ tiêu này dùng để so sánh các thời kỳ, các giai đoạn với nhau.
Đối với dãy số thời kỳ, mức độ bình quân theo thời gian được tính theo công thức:

=
Trong đó yi (i= 1, 2,…n) là các mức độ của dãy số thời kỳ.
Đối với dãy số thời điểm, ta xét 3 trường hợp:
- Đối với dãy số thời điểm biến động đều và chỉ có 2 mức độ đầu kỳ ( yđk) và cuối kỳ (yck)
thì mức độ bình quân qua thời gian được tính theo công thức số bình quân cộng giản đơn:


- Đối với dãy số thời điểm biến động không đều, có nhiều mức độ mà khoảng cách thời
gian bằng nhau thì:

Trong đó yi (i= 1, 2, …n) là các mức độ của dãy số thời điểm có các khoảng cách thời
gian bằng nhau.
- Đối với dãy số thời điểm có các khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức độ
bình quân theo thời gian được tính theo công thức:


Trong đó hi (i= 1, 2,…, n) là khoảng thời gian có mức độ yi (i= 1, 2,…n).

1.2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối là chỉ tiêu phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của
hiện tượng giữa hai thời gian. Tùy theo mục đích nghiên cứu, ta có thể chọn gốc so sánh
khác nhau, khi đó có các chỉ tiêu lượng tăng (giảm) tuyệt đối khác nhau, cụ thể là:
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ) là chỉ tiêu phản ánh biến động về
mức độ tuyệt đối của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau và được tính theo công thức:
(với i= 2, 3,…, n)
Trong đó:
: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ) ở thời gian i so với thời gian đứng
liền trước đó là i – 1
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc là chỉ tiêu phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt
đối của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài và thường lấy mức độ đầu tiên làm
gốc cố định. Công thức tính là:
(với i= 2, 3,…, n)
Trong đó:
: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc ở thời gian i so với thời gian đầu của dãy số.
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: là chỉ tiêu bình quân của các lượng tăng (giảm)
tuyệt đối liên hoàn của dãy số trong cả thời kỳ nghiên cứu. Công thức tính là:


1.2.3. Tốc độ phát triển
Tốc độ phát triển là chỉ tiêu phản ánh xu hướng và tốc độ biến động của hiện tượng
nghiên cứu qua thời gian, được tính bằng cách chia mức độ của hiện tượng ở kỳ nghiên
cứu cho mức độ của hiện tượng ở kỳ gốc. Tuy nhiên, tùy vào mục đích nghiên cứu, có thể
chọn kỳ gốc khác nhau, khi đó ta có các chỉ tiêu tốc độ phát triển khác nhau như sau:
- Tốc độ phát triển liên hoàn là chỉ tiêu phản ánh xu hướng và tốc độ biến động của hiện
tượng giữa hai thời gian liền nhau và được tính theo công thức sau:


(với i= 2, 3,…, n)
Trong đó:
: Tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i – 1 và có thể biểu hiện bằng lần
hoặc %.
- Tốc độ phát triển định gốc là chỉ tiêu phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện
tượng ở những khoảng thời gian dài, được tính theo công thức sau:
(với i= 2, 3,…, n)
Trong đó:
: Tốc độ phát triển định gốc thời gian i so với thời gian đầu của dãy số và có thể biển hiện
bằng lần hoặc %.
- Tốc độ phát triển bình quân là chỉ tiêu bình quân của các tốc độ phát triển liên hoàn
trong cả kỳ nghiên cứu, công thức tính như sau:

1.2.4. Tốc độ tăng (giảm)
Tốc độ tăng (giảm) là chỉ tiêu phản ánh nhịp độ tăng (giảm) tương đối giữa các mức độ
của hiện tượng qua thời gian. Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể chọn kỳ gốc so sánh
khác nhau, khi đó ta có các tốc độ tăng (giảm) sau:
- Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn là chỉ tiêu phản ánh nhịp độ tăng (giảm) tương đối của
hiện tượng giữa hai thời gian gắn liền nhau và được tính theo công thức :
(với i= 2, 3,…, n)

- Tốc độ tăng (giảm) định gốc là chỉ tiêu phản ánh nhịp độ tăng (giảm) tương đối của hiện
tượng giữa hai thời gian dài và thường lấy mức độ đầu tiên làm gốc cố định, công thức
tính là:
(với i= 2, 3,…, n)
- Tốc độ tăng (giảm) bình quân là chỉ tiêu phản ánh nhịp độ tăng (giảm) đại diện cho các
tốc độ tăng (giảm) liên hoàn và được tính theo công thức là:
(nếu biểu hiện bằng lần)
Hoặc:


(nếu biểu hiện bằng %)
1.2.5. Giá trị tuyệt đối của 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn
Giá trị tuyệt đối 1% tốc độ tăng (giảm) liên hoàn là chỉ tiêu phản ánh cứ 1% của tốc độ
tăng (giảm) liên hoàn thì tương ứng hiện tượng nghiên cứu tăng thêm (hoặc giảm đi) một
lượng tuyệt đối cụ thể là bao nhiêu. Ta có công thức tính như sau:

Cần chú ý là chỉ tiêu này không tính đối với tốc độ tăng (giảm) định gốc vì nó luôn là một
số không đổi và bằng .
1.3. Các phương pháp biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng
1.3.1. Phương pháp dãy số bình quân trượt
Số bình quân trượt là số bình quân cộng của một nhóm các mức độ được tính lần lượt
bằng cách loại trừ mức độ đầu và thêm vào mức độ tiếp theo sao cho số các mức độ tham
gia tính toán số bình quân là không thay đổi.
Dãy số bình quân trượt là dãy số được hình thành bởi các số bình quân trượt.
Giả sử có dãy số thời gian:
Nếu tính số bình quân trượt cho nhóm ba mức độ, ta có:



Từ đó ta có dãy số mới gồm các số bình quân trượt

1.3.2. Phương pháp san bằng mũ
Phương pháp san bằng mũ loại bỏ các biến động ngẫu nhiên giúp làm trơn dãy số thời
gian theo mô hình sau đây:
với t2
Trong đó:


: là giá trị san bằng mũ của dãy số ở thời gian t.
: là mức độ của dãy số ở thời gian t.
: là giá trị san bằng mũ của dãy số thời gian ở thời gian t – 1.
: là hệ số san bằng mũ với 0 1.
1.3.3. Hàm xu thế
Hàm xu thế là một hàm số dùng để biểu diễn các mức độ của hiện tượng qua thời gian.
Công thức tổng quát là:

Trong đó:
: là mức độ của hiện tượng ở thời gian thứ I được tính từ hàm xu thế.
: là thứ tự thời gian của dãy số.
Việc xác định dạng hàm xu thế được dựa vào chỉ tiêu sau:
- Dựa vào sai số chuẩn mô hình SE, ta chọn hàm xu thế nào có giá trị sai số chuẩn mô
hình (SE) nhỏ nhất.

Trong đó:
: mức độ thực tế của hiện tượng ở thời gian t.
: mức độ của hiện tượng ở thời gian t tính từ hàm xu thế.
n: số lượng các mức độ của dãy số thời gian.
p: số lượng các hệ số của hàm xu thế.
Một số dạng hàm xu thế thường sử dụng:
- Hàm xu thế tuyến tính:
Hàm xu thế tuyến tính được sử dụng khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn

xấp xỉ bằng nhau. Dạng hàm xu thế tuyến tính là:


- Hàm xu thế parabol:
Hàm xu thế parabol được sử dụng khi các sai phân bậc hai của dãy số xấp xỉ bằng nhau.
Ký hiệu sai phân là . Sai phân bậc 1: ; Sai phân bậc 2:
Dạng của hàm xu thế parabol như sau:

- Hàm xu thế hypebol:
Hàm xu thế hypebol được sử dụng khi các mức độ của hiện tượng giảm dần theo thời
gian. Dạng hàm xu thế hypebol là:

-Hàm xu thế mũ:
Hàm xu thế mũ được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Dạng
của hàm xu thế mũ là:

1.4. Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ
Biểu hiện biến động thời vụ là sự biến động của hiện tượng có tính chất lặp đi lặp lại
trong từng thời gian nhất định của năm.
1.4.1. Dãy số không có xu thế
Ta tính chỉ số thời vụ theo công thức:

Trong đó:
: là chỉ số thời vụ của thời gian thứ j ( j có thể là tháng, quý)
: là mức độ bình quân của thời gian j qua các năm
: là mức độ bình quân chung của dãy số
Chỉ số thời vụ có thể được biểu hiện bằng lần hoặc bằng %. Nếu < 1 (hoặc 100%) thì sự
biến động của hiện tượng ở thời gian j giảm và ngược lại nếu > 1 (hoặc 100%) thì sự biến
động của hiện tượng ở thời gian j tăng.



1.4.2. Dãy số có xu thế
Với dãy số thời gian có xu thế thì tính chỉ số thời vụ được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định xu thế
Tính bình quân trượt với k=m
Nếu số liệu theo quý, tính bình quân trượt 4 mức độ (đặt mức độ đầu tại )
Nếu số liệu theo tháng, tính bình quân trượt 12 mức độ (đặt mức độ đầu tại )
- Bước 2: Loại trừ xu thế ( T )
+ Đối với mô hình cộng: Y – T = S + I
+ Đối với mô hình nhân:

SxI

- Bước 3: Loại bỏ yếu tố ngẫu nhiên ( I )
+ Đối với mô hình cộng: Tính bình quân cộng giản đơn
+ Đối với mô hình nhân: Tính bình quân cộng trung tâm ( Medial Average – Trung bình
cộng loại trừ lượng biến nhỏ nhất và lớn nhất)
- Bước 4: Điều chỉnh chỉ số thời vụ
+ Đối với mô hình cộng: Tổng chỉ số thời vụ = 0
Hệ số điều chỉnh =
+ Đối với mô hình nhân: Tổng chỉ số thời vụ = m
Hệ số điều chỉnh =
1.5. Dự báo dựa vào dãy số thời gian
1.5.1. Khái niệm chung về dự báo thống kê
Dự báo thống kê là căn cứ vào các tài liệu thống kê và sử dụng các phương pháp dự báo
thống kê phù hợp để tính toán các mức độ của hiện tượng trong tương lai.
1.5.2. Các phương pháp dự báo dựa vào dãy số thời gian
1.5.2.1. Phương pháp dự báo thống kê giản đơn
Gồm có 3 phương pháp dự báo thống kê giản đơn là:



- Dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân, áp dụng phương pháp khi dãy
số thời gian có các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn () xấp xỉ nhau.
Mô hình dự báo:

Trong đó:
là mức độ dự đoán của hiện tượng ở thời gian thứ n + h.

h được gọi là tầm xa dự đoán.
là lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân.
- Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân, áp dụng phương pháp khi dãy số thời gian
có các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau.
Mô hình dự báo:

Trong đó:
là tốc độ phát triển bình quân
- Dự đoán dựa vào hàm xu thế:
+ Dự đoán điểm:
+ Dự đoán dựa vào khoảng tin cậy:
Với mức ý nghĩa khoảng tin cậy dự đoán như sau:

Trong đó , với
1.5.2.2. Dự báo dựa vào hàm xu thế và chỉ số thời vụ
Khi dãy số thời gian có xu thế rõ ràng theo thời gian và biến động mùa vụ, chúng ta có
thể sử dụng hàm xu thế và chỉ số thời vụ để dự đoán các giá trị tiếp theo của dãy số. Quá
trình dự đoán được thực hiện theo các bước sau đây:
1. Xây dự hàm xu thế phù hợp biểu diễn xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng.


2. Tính chỉ số thời vụ.

3. Tùy vào mô hình kết hợp là mô hình cộng hay nhân để dự đoán các mức độ tiếp theo
của dãy số.
1.5.2.3. Dự báo bằng phương pháp san bằng mũ
Dự báo bằng phương pháp này có ba trường hợp là:
- San bằng mũ giản đơn:
Trong đó: 0 < < 1
- San bằng mũ kết hợp xu hướng – Mô hình Holt:

Trong đó:
là yếu tố san bằng mũ
là yếu tố xu hướng (xu thế)
0 < , < 1 và thông thường chọn



- San bằng mũ kết hợp xu hướng và thời vụ - Mô hình Holt Winters
+ Mô hình kết hợp nhân:

+ Mô hình kết hợp cộng:


1.5.3. Tiêu chuẩn lựa chọn mô hình dự báo tốt nhất
Ta có một số tiêu chuẩn sau:

- Tổng bình phương các sai lệch nhỏ nhất:

- Trung bình của bình phương sai số nhỏ nhất:

- Sai số mô hình nhỏ nhất:


- Căn bậc hai của sai số trung bình nhỏ nhất:

- Sai số tuyệt đối trung bình nhỏ nhất:

- Phần trăm sai số tuyệt đối nhỏ nhất:

CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỈ TIÊU “LƯỢNG
KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM BẰNG ĐƯỜNG HÀNG
KHÔNG GIAI ĐOẠN 2005-2016”
Dựa vào bảng số liệu về lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng
không giai đoạn 2005-2016:


Ta nhận thấy đây là một dãy số thời kỳ trong đó mỗi mức độ của nó là những số tuyệt đối
thời kỳ, phản ánh số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không
trong từng năm từ năm 2005 đến năm 2016.
Với dãy số liệu trên việc cộng các mức độ của các thời kỳ liền nhau trong một dãy số sẽ
cho một mức độ mới phản ánh sự tích lũy về lượng của hiện tượng trong thời kỳ dài hơn.

CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN PHÂN
TÍCH BIẾN ĐỘNG LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT
NAM BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG GIAI ĐOẠN 2005-2016 VÀ DỰ BÁO
TRONG TƯƠNG LAI
3.1. Nguồn số liệu
Bảng 3.1: Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không trong
giai đoạn 2005-2016.
Đơn vị: Nghìn lượt khách.
Năm
2005
2006

2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

Lượng khách du lịch quốc tế
3477.6
3583.5
4229.3
4235.7
3747.3
5049.9
5747.9
6647.7
7572.3
7887.0
7898.4
9901.2
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam.

Dựa vào bảng số liệu trên, ta có nhận xét rằng:
- Trong giai đoạn từ 2005-2016 lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường
hàng không có xu hướng tăng theo thời gian. Cụ thể lượng khách du lịch tăng từ 3477.5
nghìn lượt khách năm 2005 đến 9901.2 nghìn lượt khách năm 2016.



- Tuy nhiên riêng năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn đến
lượng khách du lịch quốc tế giảm đáng kể. Cụ thể, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam bằng đường hàng không giảm 488.4 nghìn lượt khách.
3.2. Mức độ biến động của Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường
hàng không
Để phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng trong giai đoạn 2005-2016, sử dụng các
chỉ tiêu sau:
- Mức độ bình quân theo thời gian
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
- Tốc độ phát triển
- Tốc độ tăng (giảm)
- Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm)
Từ bảng 3.1 ta tính được các chỉ tiêu lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn và định gốc,
tốc độ phát triển liên hoàn và định gốc, tốc độ tăng (giảm) liên hoàn và định gốc, giá trị
tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) liên hoàn như sau (Lấy năm 2005 làm năm gốc).

Bảng 3.2: Kết quả các chỉ tiêu phân tich đặc điểm biến động của lượng khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không giai đoạn 2005-2016.
Năm

Lượng
khách
du lịch
quốc tế

Lượng
tăng
(giảm)

tuyệt

Lượng
tăng
(giảm)
tuyệt

Tốc độ
phát
triển
LH (%)

Tốc độ
phát
triển
ĐG (%)

Tốc độ
tăng
(giảm)
LH (%)

Tốc độ
tăng
(giảm)
ĐG (%)

Giá trị
tuyệt
đối của

1%


(Nghìn
lượt
khách)

đối
LH
(Nghìn
lượt
khách)

đối
ĐG
(Nghìn
lượt
khách)


tăng
(giảm)
LH
(Nghìn
lượt
khách)

yi

δi = y i –

yi-1

Δi = yi y1

ti =
*100

Ti =
*100

=-100

=-100

gi =

2005

3477.6

2006

3583.5

105.9

105.9

103.0452


103.0452

3.045204

3.045204

34.776

2007

4229.3

645.8

751.7

118.0215

121.6155

18.02149

21.61548

35.835

2008

4235.7


6.4

758.1

100.1513

121.7995

0.151325

21.79952

42.293

2009

3747.3

-488.4

269.7

88.46944

107.7553

-11.5306

7.755349


42.357

2010

5049.9

1302.6

1572.3

134.761

145.2122

34.76103

45.21222

37.473

2011

5747.9

698

2270.3

113.8221


165.2835

13.82206

65.28353

50.499

2012

6647.7

899.8

3170.1

115.6544

191.1577

15.65441

91.15769

57.479

2013

7572.3


924.6

4094.7

113.9086

217.745

13.90857

117.745

66.477

2014

7887.0

314.7

4409.4

104.1559

226.7943

4.155937

126.7943


75.723

2015

7898.4

11.4

4420.8

100.1445

227.1222

0.144542

127.1222

78.87

2016

9901.2

2002.8

6423.6

125.357


284.7136

25.35703

184.7136

78.984

Xét tổng thể toàn giai đoạn 2005-2016 ta có:
- Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không bình quân toàn giai
đoạn (do là dãy số thời kỳ) là:

= 5831.5 (nghìn lượt khách)
-Lượng tăng (giảm) lượng khách du lịch quốc tế tuyệt đối bình quân là:
= 583.9636 (nghìn lượt khách)
-Tốc độ phát triển lượng khách du lịch quốc tế bình quân qua các năm là:


= 1.09979 = 109.979 (%)
-Tốc độ tăng (giảm) lượng khách du lịch quốc tế bình quân là:
= 9.979 (%)
Từ kết quả trên ta thấy trong giai đoạn 2005-2016 trung bình mỗi năm lượng khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không đạt khoảng 5831.483 nghìn lượt
khách. Năm sau lượng khách tăng thêm 583.9636 nghìn lượt khách, tương ứng tăng
khoảng 9.979% so với năm trước đó là mức tăng khá tốt.
-Về lượng tăng (giảm) tuyệt đối:
Trong giai đoạn 2005-2016 bình quân mỗi năm lượng khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam bằng đường hàng không tăng thêm 583.9636 so với năm trước.
Nhìn vào bảng 3.1, lượng khách tăng tuyệt đối mạnh nhất so với năm trước là 2002.8
nghìn lượt khách (năm 2016 so với năm 2015). Tuy nhiên năm 2009 lượng khách biến

động theo chiều hướng không tốt, so với năm 2008 giảm một lượng 488.4 nghìn lượt
khách.
So với năm gốc 2005, lượng khách du lịch quốc tế đều tăng nhưng không đều qua các
năm trong giai đoạn. Cụ thể năm 2009 mức tăng đạt 269.7 nghìn lượt khách trong khi đó
năm 2008 lương khách đã tăng 758.1 nghìn lượt khách. Đến năm 2016 lượng khách tăng
6423.6 nghìn lượt khách.
-Về tốc độ phát triển:
Trong giai đoạn 2005-2016, tốc độ phát triển của lượng khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam bằng đường hàng không mỗi năm bình quân đạt khoảng 109.979%.
Tốc độ phát triển nhanh nhất từ năm 2009-2010 (từ 88.46944% của năm 2009 lên
134.761% của năm 2010), còn giai đoạn 2012-2015 tốc độ phát triển chậm dần (từ
115.6544% năm 2012 giảm dần đến 100.1445% năm 2015). Riêng năm 2016 tốc độ phát
triển đạt 125.357%.
So với năm gốc 2005, cả giai đoạn 2005-2016 tốc độ phát triển về lượng khách du lịch
quốc tế đều tăng qua các năm (riêng năm 2009 tốc độ phát triển chậm hơn chỉ đạt
107.7553% trong khi năm 2008 đã ở mức 121.7995%). Đến năm 2016 tốc độ phát triển
về lượng khách đạt 284.7136%, tăng gần 3 lần sau 12 năm.
-Về tốc độ tăng (giảm):


Trong giai đoạn 2005-2016, bình quân mỗi năm lượng khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam bằng đường hàng không tăng 9.979% so với năm trước.
Trong đó, giai đoạn 2009-2010 lượng khách tăng nhanh từ -11.5306% năm 2009 lên
34.76103% năm 2010. Vào hoàn cảnh đó, do ảnh hưởng bởi biến động kinh tế thế giới
dẫn đến nhiều yếu tố khác thay đổi, năm 2009 lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
bằng đường hàng không có tốc độ giảm 11.5306%. Sau năm 2011 tốc độ tăng chậm dần,
năm 2012 tốc độ tăng là 15.65411% nhưng đến năm 2015 tốc độ tăng chỉ còn
0.144542%. Đến năm 2016 tốc độ tăng được cải thiện lên đến 25.35703%.
So với năm gốc 2005, lượng khách du lịch biến động theo hướng tích cực riêng năm 2009
tốc độ tăng đạt 7.7553%. Tốc độ tăng từ 3.0452% năm 2006 lên đến 184.7136% năm

2016.
-Về giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm):
Dựa vào bảng 3.1, ta nhận thấy qua các năm giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm)
lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không tăng dần qua các
năm. Cụ thể, trong giai đoạn 2005-2016 tăng từ 34.776 nghìn lượt khách (năm 2006) lên
78.984 nghìn lượt khách. Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) đều tăng qua các
năm, riêng năm 2010 có sự biến động khác biệt do hậu quả của khủng hoảng kinh tế năm
trước. Năm 2010, giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) là 37.473 nghìn lượt khách
giảm so với năm 2009 là 42.357 nghìn lượt khách. Đối với các chỉ tiêu còn lại như lượng
tăng (giảm) tuyệt đối, tốc độ phát triển,... năm 2010 đều tăng và phát triển hơn so với
năm 2009.
3.3. Xu thế biến động của lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường
hàng không
Sử dụng phương pháp xây dựng hàm xu thế:
Đồ thị 3.1: Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không giai
đoạn 2005-2016.
Đơn vị: Nghìn lượt khách

Từ đồ thị trên, ta có nhận xét sau:
- Lượng khách du lich quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không giai đoạn 20052016 là dãy số liệu theo năm có tính xu thế tăng theo thời gian.


Để lựa chọn hàm xu thế tốt nhất cho lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng
đường hàng không ta chọn hàm có SE nhỏ nhất.
Ta có kết quả chạy mô hình các dạng hàm xu thế tuyến tính, hàm parabol, hàm hypebol,
hàm số mũ như sau:

Bảng 3.3: Kết quả SE các dạng hàm xu thế cho lượng khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam bằng đường hàng không giai đoạn 2005 – 2016.


Hàm xu thế

Dạng hàm

SE

Hàm tuyến tính

633.105

Hàm parabol

472.715

Hàm hypebol

1704.326

Hàm số mũ

479.98

Vậy hàm xu thế biểu diễn lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng
không (biến y) theo thời gian (biến t) là có SE nhỏ nhất chính là hàm xu thế Parabol
(SE = 472.715) và kết quả chạy mô hình như sau:
Coefficients
Unstandardized Coefficients

Standardized


T

Sig.

Coefficients
B

Std. Error

Beta

Case Sequence

60.696

172.794

.103

.351

.733

Case Sequence ** 2

38.682

12.939

.879


2.990

.015

3341.668

488.565

6.840

.000

(Constant)


Do đó, ta được hàm xu thế có dạng:

3.4. Biểu hiện biến động thời vụ của lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng
đường hàng không
Do số liệu về lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không giai
đoạn 2005-2016 là số liệu theo năm gồm 12 mức độ, vậy nên không có biến động thời
vụ.
3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động lượng khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam bằng đường hàng không
Du lịch là một ngành kinh tế nhạy cảm, nó bị ảnh hưởng tác động bởi rất nhiều yếu tố. Sự
phát triển của ngành du lịch đòi hỏi những điều kiện khách quan cần thiết nhất định. Các
nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch nói chung cũng như biến động lượng
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường không nói riêng đó là điều kiện về khí
hậu tự nhiên, thứ hai là chất lượng dịch vụ của cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam, thứ

ba là kinh tế toàn cầu và một số lí do có thể khác.
- Điều kiện về khí hậu tự nhiên:
Đây được coi là nhân tố vô cùng quan trọng đối với ngành du lịch. Bời vì khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam sử dụng phương tiện di chuyển là bằng máy bay, không thể đi lại
trong vùng khí hậu xấu đang có bão quét, lốc xoáy được. Mà vấn đề biến đổi khí hậu hiện
nay rất phức tạp, nó được đánh giá là một trong những hiểm họa lớn nhất đối với nhân
loại, những tình trạng tiêu cực hiện rõ thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh… diễn ra với tần suất, số
lượng ngày càng lớn qua từng năm. Tất yếu sẽ ảnh hưởng đến lượng khách du lịch, giảm
là điều đương nhiên.
- Về chất lượng dịch vụ của cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam
Hiện nay ở nước ta có nhiều cảng hàng không đạt chuẩn quốc tế phục vụ cho nhu cầu đi
lại du lịch của khách quốc tế đến Việt Nam như ở thành phố Hà Nội (sân bay quốc tế Nội
Bài-T2), ở thành phố Vinh (cảng hàng không quốc tế Vinh), ở thành phố Hồ Chí Minh
(sân bay quốc tế Tây Sơn Nhất)… Vấn đề chất lượng dịch vụ của các cảng hàng không ở
nước ta như đội ngũ nhân viên có khả năng giao tiếp thành thạo với du khách quốc tế còn
hạn chế, hệ thống phòng chờ cũng như cấu trúc của hệ thống sân bay nước ta vẫn còn tụt
hậu so với các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc… Điều đó
cũng dẫn đến lượng du khách đến Việt Nam bằng đường hàng không giảm.


- Vấn đề kinh tế toàn cầu:
Việt nam cũng bị tác động bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng từ cuộc khủng
hoảng tiền tệ, tài chính thế giới, từ đó làm ảnh hưởng đến sinh hoạt giá cả tiêu dùng và
một số mặt hàng thiết yếu. Dẫn đến các khách sạn, hang hàng khồng, hãng lữ hành phải
điều chỉnh giá để giảm thiểu tổn thất do các cuộc khủng hoảng gây ra. Vậy nên điều này
tác động đến lượng du khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không.
3.6. Dự báo lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không
Từ kết quả của bảng 3.2 ở chương 3, ta thấy dãy số không có lượng tăng (giảm) tuyệt đối
liên hoàn xấp xỉ nhau và cũng không có tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau nên
không thể áp dụng phương pháp dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân

hay dựa vào tốc độ phát triển bình quân.
Bên cạnh đó, dãy số liệu về lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng
không giai đoạn 2005-2016 là dãy số liệu theo năm có tính xu thế nhưng không thể hiện
tính thời vụ cho nên cũng không thể áp dụng phương pháp dự báo dựa vào hàm xu thế và
chỉ số thời vụ và dựa vào san bằng mũ kết hợp xu hướng và yếu tố thời vụ ( Mô hình Holt
Winters).
Do đó ta có thể lựa chọn các mô hình dự báo sau dựa vào hàm xu thế, dựa vào san bằng
mũ: san bằng mũ giản đơn, san bằng mũ kết hợp xu hướng (Mô hình Holt) để dự báo các
giá trị trong tương lai. Với tiêu chuẩn lựa chọn mô hình dự báo tốt nhất, phù hợp nhất là
mô hình có RMSE (căn bậc hai của sai số trung bình) nhỏ nhất.
Ta có bảng kết quả giá trị RMSE của các phương pháp dự báo cho lượng khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không như sau:
Bảng 3.4: Kết quả giá trị RMSE của các phương pháp dự báo cho lượng khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không giai đoạn 2005-2016.
Phương pháp dự báo

RMSE

1.Dự báo dựa vào hàm xu thế

409.383

2.Dự báo bằng san mũ giản đơn

885.527

3.Dự báo bằng san mũ kết hợp xu hướng
– Mô hình Holt

664.007



Từ bảng kết quả trên ta thấy phương pháp dự báo phù hợp nhất là dự báo dựa vào hàm xu
thế có giá trị RMSE = 409.383 nhỏ nhất.
Từ hàm xu thế của lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không
(biến y) theo thời gian (biến t):

Ta có kết quả giá trị dự báo điểm cho lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng
đường hàng không trong các năm 2017, năm 2018, năm 2019 và năm 2020 như sau:
Bảng 3.5: Kết quả giá trị dự báo điểm trong tương lai về lượng khách du lịch quốc
tế đến Việt Nam bằng đường hàng không.
Năm

Thứ tự thời gian
(t)

2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018

2019
2020

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Giá trị thực tế
(y)
(Nghìn lượt khách)
3477.6
3583.5
4229.3
4235.7
3747.3
5049.9
5747.9

6647.7
7572.3
7887
7898.4
9901.2

Giá trị dự báo
(
(Nghìn lượt khách)
3441.047
3617.79
3871.897
4203.369
4612.206
5098.407
5661.973
6302.903
7021.198
7816.857
8689.881
9640.27
10668.02
11773.14
12955.62
14215.47

3.7. Đề xuất các biện pháp thúc đẩy hoạt động du lịch bằng đường hàng không
Một số giải pháp để thu hút được lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường
hàng không là:
- Tiến hành quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống sân bay quốc tế đạt tiêu chuẩn và nâng

cấp các hệ thống sân bay đang được sử dụng trong nước hiện nay nhằm phục vụ tốt nhất
đến các du khách quốc tế.


×