Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

-----------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN HOÀN KIẾM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ MINH HẰNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự quan tâm, khích lệ, từ quý Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và
người thân. Tôi xin cảm ơn:
- Ban giám đốc Học viên Quản lý Giáo dục, Trung tâm đào tạo sau
Đại học;
- PGS.TS Trần Thị Minh Hằng – Cô giáo, người hướng dẫn khoa học
đã tận tâm chỉ dẫn chu đáo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu,
thực hiện và hoàn thành luận văn;


- Ban lãnh đạo, các đồng chí Chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo,
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đã
nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ
học tập, nghiên cứu;
- Xin ghi nhận sự động viên, chia sẻ những khó khăn trong quá trình học
tập của các bạn học viên Cao học - Chuyên ngành QLGD - khóa 10;
Xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương Thảo


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BGH

: Ban giám hiệu

CBQL

: Cán bộ quản lý

CSVC

: Cơ sở vật chất

CSND

: Chăm sóc, nuôi dưỡng


GV

: Giáo viên

GD

: Giáo dục

GDMN

: Giáo dục mầm non

HT

: Hiệu trưởng

MT

: Môi trường

MN

: Mầm non

MG

: Mẫu giáo

NT


: Nhà trẻ

NV

: Nhân viên

QL

: Quản lý

QLGD

: Quản lý giáo dục

UBND

: Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................3
3.Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .....................................................................3
5. Giả thuyết khoa học .............................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4
8.Cấu trúc luận văn ..................................................................................................6

PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC,
NUÔI DƯỠNG TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON ..........................................7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề........................................................................7
1.1.1.Các nghiên cứu ở nước ngoài ......................................................................7
1.1.2.Các nghiên cứu ở trong nước ......................................................................9
1.2. Một số khái niệm cơ bản ..............................................................................11
1.2.1. Chăm sóc trẻ em .......................................................................................11
1.2.2. Nuôi dưỡng trẻ em....................................................................................11
1.2.3. Trẻ mầm non ............................................................................................11
1.2.4. Quản lý hoạt động chăm sóc,nuôi dưỡng trẻ mầm non............................12
1.3. Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân ................................12
1.3.1. Khái niệm trường mầm non .....................................................................12
1.3.2. Mục tiêu giáo dục Mầm non ...................................................................14
1.3.3. Nhiệm vụ giáo dục Mầm non ...................................................................15
1.3.4.Đặc trưng của giáo dục Mầm non .............................................................15
1.4. Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non ........................................17
1.4.1.Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non ........................................17
1.4.2. Nội dung hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non .......................17
1.5. Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non ....23
1.5.1. Mục tiêu của quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường
mầm non .............................................................................................................23
1.5.2. Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm
non ......................................................................................................................24
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ ở các trường Mầm non ..................................................................................30


1.6.1. Yếu tố khách quan ....................................................................................30
1.6.2. Yếu tố chủ quan ........................................................................................31

Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................33
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI
DƯỠNG TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ
NỘI ...........................................................................................................................34
2.1. Khái quát về Giáo dục mầm non quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội ....34
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Chính trị, Văn hoá - Xã
hội của quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội ....................................................34
2.1.2. Khái quát về Giáo dục mầm non quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà
Nội ......................................................................................................................36
2.1.3. Cơ sở vật chất, thiết bị và kinh phí cho giáo dục mầm non .....................40
2.1.4. Đội ngũ .....................................................................................................41
2.1.5. Công tác bồi dưỡng đội ngũ .....................................................................46
2.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm
non quận Hoàn Kiếm...........................................................................................47
2.2.1. Nhận thức về hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm
non quận Hoàn Kiếm ..........................................................................................47
2.2.2. Thực trạng thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Hoàn Kiếm ..................................50
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các
trường mầm non quận Hoàn Kiếm ....................................................................61
2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Hoàn Kiếm ...................................61
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở
các trường mầm non quận Hoàn Kiếm ................................................................63
2.3.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của
trường mầm non quận Hoàn Kiếm .....................................................................66
2.3.4.Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ ở các trường mầm non quận Hoàn Kiếm ......................................................68
2.4. Thực trạng mức độ yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ ..............................................................................................................70

Tiểu kết Chương 2 ...................................................................................................74
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI
DƯỠNG TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN HOÀN KIẾM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...........................................................................................75


3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ mầm non .............................................................................................75
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ...........................................................75
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .............................................................75
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..............................................................75
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ...........................................................76
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu dạy học ....................................................76
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ...........................................................76
3.2. Các biện pháp cụ thể ....................................................................................76
3.2.1. Biện pháp 1. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ trong trường mầm non một cách khoa học phù hợp với điều kiện
nhà trường...........................................................................................................76
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng quy trình thực hiện công tác quản lý chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ theo hướng tiếp cận khoa học ............................................79
3.2.3.Biện pháp 3. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên và nhân viên ........................................................................................83
3.2.4.Biện pháp 4. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xếp loại .....86
3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng quy định quản lý đội ngũ giáo viên, nhân
viên gắn với công tác thi đua và thực hiện tốt các chế độ, chính sách đãi
ngộ ......................................................................................................................90
3.2.6. Biện pháp 6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non
và phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng ..................95
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ..................................................................98
3.4. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các

biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng của hiệu trưởng
trường mầm non quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội .................................100
3.4.1. Mục đích .................................................................................................100
3.4.2. Nội dung .................................................................................................100
3.4.3. Phương pháp ...........................................................................................100
3.4.4. Kết quả ...................................................................................................100
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................110
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................107
1. Kết luận ............................................................................................................107
2. Khuyến nghị .....................................................................................................109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................112


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng 2.5:
Bảng 2.6.
Bảng 2.7.
Bảng 2.8.
Bảng 2.9.
Bảng 2.10.
Bảng 2.11.
Bảng 2.12.
Bảng 2.13.
Bảng 2.14.
Bảng 2.15.
Bảng 2.16.

Bảng 2.17.

Số lượng lớp và trẻ mầm non quận Hoàn Kiếm năm học 20142015 .....................................................................................................37
Thống kê số lượng, trình độ đội ngũ quản lý trường MN quận
Hoàn Kiếm ..........................................................................................41
Độ tuổi, thâm niên đội ngũ cán bộ quản lý .........................................42
Thống kê số lượng, trình độ giáo viên trường mầm non quận
Hoàn Kiếm ..........................................................................................44
Thống kê số lượng, trình độ nhân viên nuôi dưỡng trường mầm
non quận Hoàn Kiếm...........................................................................45
Nhận thức của hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên các trường mầm
non quận Hoàn Kiếm về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ..............48
Giáo viên thực hiện nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trường
mầm non ..............................................................................................51
Nhân viên thực hiện nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trường
mầm non ..............................................................................................55
Giáo viên đánh giá mức độ khai thác các hình thức tổ chức hoạt
động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trường mầm non .............................58
Nhân viên đánh giá mức độ khai thác các hình thức tổ chức hoạt
động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trường mầm non .............................59
Mức độ sử dụng các phương pháp trong hoạt động chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ .....................................................................................60
Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ của hiệu trưởng trường mầm non ...............................62
Thực trạng công tác tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của hiệu
trưởng trường mầm non ......................................................................63
Thực trạng biện pháp lãnh đạo nhà trường thực hiện trong quản lý
thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non .......65
Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
của hiệu trưởng trường mầm non ........................................................67

Thực trạng công tác kiểm tra quá trình thực hiện chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ của trường mầm non quận Hoàn Kiếm ...............................69
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc trẻ
mầm non của Hiệu trưởng .................................................................70


Bảng 2.18.
Bảng 2.19.
Bảng 3.1.

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc trẻ mầm
non của giáo viên ................................................................................71
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc trẻ mầm
non của nhân viên ...............................................................................72
Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho hiệu trưởng
các trường mầm non ..........................................................................101

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1.

Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng ...................................................................................................99
Biểu đồ 3.1. Tính cân thiết của các biện pháp quản lý công tác chăm sóc, nuôi
dưỡng cho hiệu trưởng các trường mầm non ....................................102
Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác chăm sóc, nuôi
dưỡng cho hiệu trưởng các trường mầm non ....................................102


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Mầm non vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trong những
năm đầu đời của trẻ, thiết lập nền tảng về thể chất, nhận thức, tình cảm và xã
hội, ngôn ngữ, những nền tảng này giúp trẻ phát triển tiềm năng của mình
trong tương lai. Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ cần phải kết
hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ, đó là điều tất yếu.
Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn
bị cho trẻ em vào học lớp Một. Cơ thể trẻ em đang phát triển rất nhanh về thể
chất và tinh thần đặc biệt, thời kỳ 5 năm đầu của cuộc đời. Thời kỳ này có vị
trí rất quan trọng trong suốt quá trình phát triển cuộc đời của mỗi con người.
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới góc độ sinh lý, tâm vận động, tâm
lý xã hội... đã khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn phát
triển có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí
tuệ trong tương lai. Những kết quả nghiên cứu về sự phát triển đặc biệt của
não bộ trong những năm đầu tiên của cuộc đời cho thấy: vào lúc trẻ được ba
tuổi, bộ não của trẻ hoạt động gấp hai lần so với não của người trưởng thành;
lúc tám tuổi trí lực không phát triển rõ rệt nữa, mức độ giảm xuống ở thời kỳ
vị thành niên, sau đó chỉ có thể phát triển kỹ năng và tri thức.
Ngày 5 tháng 4 năm 2012, Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội khóa
XIV kỳ họp thứ 4 thông qua tại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐND về “Quy
hoạch phát triển hệ thống giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông, giáo dục
thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030”. Trong đó xác định mục tiêu chung: Xây dựng và phát
triển hệ thống giáo dục Mầm non Thủ đô Hà Nội cả về quy mô và chất lượng,
giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước, tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của các nước



2

trong khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài; xây dựng xã hội học tập, tạo tiền đề phát triển kinh tế tri thức,
phục vụ thiết thực yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô và đất nước.
Mục tiêu cụ thể: Tỷ lệ trẻ đạt chuẩn phát triển năm 2020 đạt 90% trở lên;
giảm tỷ lệ trẻ Mầm non suy dinh dưỡng năm 2015 xuống dưới 7%, năm 2020
xuống 3%.
Quận Hoàn Kiếm, với vị thế là một quận trung tâm của Thủ đô, GDMN
quận Hoàn Kiếm nhiều năm liền là Lá cờ đầu trong ngành GDMN Thủ đô.
Công tác phát triển chất lượng GDMN luôn được quan tâm của các cấp lãnh
đạo, đặc biệt là vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng. Vậy làm thế nào để chất lượng
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ngày càng đạt hiệu quả cao, từ đó, giúp cho trẻ em
phát triển toàn diện? Điều đó phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng
của các trường MN trên địa bàn Quận. Hiện nay, hầu hết các CBQL phụ trách
công tác chăm sóc nuôi dưỡng tại các trường MN đều được qui hoạch từ đội
ngũ GV dày dạn kinh nghiệm, nhưng kiến thức về dinh dưỡng vẫn còn hạn
chế nhất định nên gặp khó khăn về xây dựng khẩu phần ăn của trẻ. Việc xây
dựng thực đơn hợp lý được các chất dinh dưỡng cần thiết nhưng lại bổ sung
đầy đủ các vi chất giúp cho sự phát triển cân đối của trẻ. Bên cạnh đó, việc
kết hợp các hoạt động vận động hợp lý để trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt, GD
dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ, làm giảm tỷ lệ trẻ thừa cân và trẻ suy dinh
dưỡng đối với trẻ em là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay của cấp học MN Quận
Hoàn Kiếm.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn vấn đề “Quản lý hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Hoàn Kiếm, Thành
phố Hà Nội”.


3


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Hoàn Kiếm, đề xuất một số biện pháp
quản lí nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non
của quận.
3.Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ ở các trường MN.
3.2. Phân tích thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở
các trường MN quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ ở các trường MN quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của một số trường Mầm non quận
Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường
Mầm non quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
5. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ MN quận Hoàn Kiếm,
thành phố Hà Nội trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định,
song vẫn còn những tồn tại. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sẽ được cải
thiện và hoàn thành tốt mục tiêu nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐND “Quy
hoạch phát triển hệ thống giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông, giáo dục
thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030" nếu hiệu trưởng trường MN có những biện pháp quản lý



4

hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ (định lượng khẩu phần ăn hợp lí, đảm
bảo đúng chế độ ăn theo quy định và đúng cam kết với phụ huynh, tổ chức
hợp lí giữa chăm sóc, nuôi dưỡng với các hoạt động GD, phối kết hợp với phụ
huynh về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ…)
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở
các trường Mầm non Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhằm thực hiện tốt mục tiêu
nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐND “Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục
Mầm non, giáo dục Phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên
nghiệp Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
6.2. Phạm vi địa bàn và khách thể khảo sát
- Sử dụng các số liệu về GDMN, kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các
trường MN và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên MN năm học
2014- 2015 của quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
- Khảo sát đánh giá thực trạng ở 27 trường MN trên địa bàn quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội.
- Số lượng điều tra: 157 người
Trong đó:

+ CBQL các trường mầm non: 27 người
+ Giáo viên mầm non: 100 người
+ Nhân viên: 30 người

* Trưng cầu ý kiến chuyên gia: 10 người.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích chủ trương của Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT về hoạt động

chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ lứa tuổi MN


5

- Nghiên cứu và phân tích những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề
tài nghiên cứu: biện pháp, biện pháp quản lí, hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ MN, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí và nhu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng
của trẻ MN…
- Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi nhóm CBQL, GVMN, nhân
viên; phiếu đánh giá chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng (cho chuyên viên
phòng GD và phụ huynh).
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm CBQL phòng GD,
hiệu trưởng trường MN và GVMN, nhân viên MN.
7.2.3. Phương pháp quan sát: quan sát cách thức tổ chức và quản lí chỉ
đạo các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở một số trường MN, quan sát
hoạt động thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của GVMN, nhân viên MN
theo các yêu cầu của Qui chế nuôi dạy trẻ, Điều lệ trường MN, các thông tư
về chăm sóc, sức khỏe và an toàn của trẻ MN.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: nghiên cứu phân
tích sổ theo dõi sức khỏe của trẻ, biểu đồ tăng trưởng, sổ tính khẩu phần ăn
cho trẻ, sổ ghi nhật kí hàng ngày, sổ theo dõi công tác y tế học đường….
7.2.5. Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến tham vấn của chuyên gia về y
tế học đường, bác sĩ nhi khoa làm việc tại các trường MN, chuyên viên phòng
GD, chuyên gia dinh dưỡng...
7.3. Phương pháp thống kê
- Xử lý các số liệu bằng thống kê toán học.



6

8.Cấu trúc luận văn
Phần 1. Phần mở đầu
Phần 2. Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ ở các trường MN
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở
các trường MN quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Chương 3: Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ ở các trường MN quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


7

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC,
NUÔI DƯỠNG TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1.Các nghiên cứu ở nước ngoài
Vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đã được nghiên cứu từ rất sớm và được
thực hiện bằng nhiều góc độ cũng như phương pháp khác nhau:
Tác giả V.X.Mukhina với công trình Tâm lí học mẫu giáo nghiên cứu về
đặc trưng tâm lí của trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo.

Winhem Preyer với tác phẩm Trí óc của trẻ em đã miêu tả chi tiết về sự
phát triển của trẻ em trên phương diện vận động, hình thành ngôn ngữ và trí
nhớ cụ thể thông qua cậu bé Alex.
Tác giả Erik Erikson với Trẻ em và xã hội nghiên cứu về sự phát triển
của trẻ em, cách đối xử và giáo dục trẻ.
A.B.Zaporojets với Cơ sở tâm lí học của giáo dục mẫu giáo tập trung
nghiên cứu chuyên biệt về trẻ nhỏ từ lúc mới sinh đến 6 tuổi. Tác giả đã đặc
biệt quan tâm đến việc chăm sóc trẻ trong những năm tháng đầu đời
Trong bài viết của Tiến sĩ Robert. G. Mayer đã nhấn mạnh “Tại sao phải
đầu tư vào chương trình chăm sóc và phát triển trẻ thơ từ những năm nhỏ tuổi,
coi đây là một phần của chiến lược cơ bản, bởi vì cũng như trước khi xây
dựng tòa nhà, ta cần xây dựng một cái nền bằng đá vững chắc trên cơ sở đó
làm nền tảng xây nên toàn bộ công trình kiến trúc"
Jonh.B.Watson với công trình Chăm sóc về tâm lí cho trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ đã nghiên cứu về tâm lí của trẻ ngay từ khi mới sinh và cách chăm
sóc chúng.


8

Một số nhà tâm lý học Xô viết như: L.X.Vuwgotsxki, A.N.Lêônchiev....
đã nghiên cứu quá trình hình thành hành động trí tuệ ở trẻ em, nhờ đó đã phát
hiện ra cơ chế chuyển từ hành động vật chất bên ngoài thành hành động trí tuệ
bên trong và đặc điểm, các giai đoạn của sự hình thành các hành động trí tuệ ở
trẻ em. Các nhà tâm lý cùng đưa ra các biện pháp chăm sóc đặc biệt để hình
thành tốt hành động trí tuệ cho trẻ em.
Tác giả: Sower Michelle Denise trong luận văn “Đánh giá hiệu quả của
một chương trình nuôi dạy chất lượng áp dụng trên một số trẻ em ở các gia
đình bình thường" tại trường University Of Nevada, Reno, năm 2000 đánh giá
cao sự ảnh hưởng của gia đình đến dịch vụ chăm sóc trẻ em cũng như chương

trình nuôi dạy trẻ.
Luận văn "Kinh nghiệm chăm sóc trẻ em – Một số phân tích và so sánh"
của tác giả Beardsley Lyda Dove. Trường: University of California, Berkeley,
2001 đã đưa ra kết quả phân tích so sánh đối với kinh nghiệm chăm sóc trẻ tại
một chương trình nuôi dạy trẻ chất lượng.
Luận văn "Các cam kết và chỉ số chăm sóc trẻ em có chất lượng"của tác
giả Dove Roxana Adams viết tại trường: Tennessee Technological University,
năm 2003. Trong luận văn tác giả đã nêu ra yêu cầu về chất lượng trong dịch
vụ nuôi dạy trẻ vì điều này sẽ đưa đến một tương lai đầy hứa hẹn cho trẻ em.
Trong nghiên cứu của Callahan Darragh tại trường: Walden University,
năm 2005 về “Chất lượng trong dịch vụ nuôi dạy trẻ”, tác giả khẳng định vấn
đề chất lượng chính là chìa khóa để đánh giá và quyết định lựa chọn trên thực
tiễn và đề xuất các biện pháp nâng cáo chất lượng trong dịch vụ nuôi dạy trẻ.
Nghiên cứu của hai tác giả La Valle Ivana, Smith Ruth "Vấn đề nuôi dạy
trẻ chất lượng cao" năm 2009. Công trình nghiên cứu đã đưa ra các yêu cầu
chất lượng cao trong chăm sóc, giáo dục trẻ và cũng đặt vấn đề trong tương
lai có nên áp dụng phổ biến? và áp dụng trong những điều kiện nào.


9

1.1.2.Các nghiên cứu ở trong nước
Ngành học GDMN đang ngày càng khẳng định tầm quan trọng và vị trí
trong hệ thống giáo dục quốc dân, được sự quan tâm của Đảng nhà nước
trong việc đầu tư chăm lo cho GDMN. Nghiên cứu về GDMN và QLGDMN,
tăng cường nghiệp vụ quản lý và tăng cường năng lực quản lý của HT các
trường mầm non đã được quan tâm, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa
học cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở và một số Luận văn Thạc sỹ, các bài viết
đăng trên các tạp chí chuyên ngành về GDMN và đặc biệt là về đề tài CSND
trẻ như:

Đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc nâng cao chất lượng
chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ 3-6 tuổi trong trường mầm non”. Chủ
nhiệm đề tài: Lê Thu Hương. Cơ quan chủ trì: Viện Chiến lược và Chương
trình Giáo dục, thực hiện năm 2004. Trong đề tài này các tác giả tổng hợp
những kinh nghiệm về chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non của một
số nước trên thế giới. Đánh giá thực trạng về chương trình chăm sóc, giáo dục
mẫu giáo hiện hành và việc thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trong các
trường mầm non hiện nay. Các tác giả đưa ra những định hướng đổi mới
nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo đáp ứng yêu cầu
phát triển giáo dục trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Luận văn Thạc sỹ của tác giả Tào Thị Hồng Vân với đề tài "Chăm sóc
sức khoẻ trẻ mẫu giáo trong trường mầm non và đề xuất các giải pháp can
thiệp”. Ở luận văn tác giả đã nêu lên tầm quan trọng của việc chăm sóc sức
khỏe cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non và đề xuất triển khai thực
nghiệm các biện pháp chính có tính khả thi cao như: Nâng cao vai trò và
trách nhiệm của giáo viên về theo dõi tình trạng thể lực sức khoẻ của trẻ để
phát hiện sớm trẻ mắc bệnh và đề phòng trẻ suy dinh dưỡng. Phối hợp các
biện pháp giáo dục sức khoẻ theo hướng tích hợp các chủ đề, đáp ứng yêu cầu


10

đổi mới. Nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành chăm sóc sức khoẻ cho trẻ
của cán bộ, giáo viên và cha mẹ. Nâng cao năng lực quản lý chăm sóc sức
khoẻ của cán bộ kiêm nhiệm về y tế học đường. Những biện pháp dã giúp cho
các nhà quản lý trường mầm non nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho
trẻ mầu giáo
Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt với đề tài “Các
biện pháp tăng cường quản lý hoạt động Chăm sóc - Giáo dục trẻ của Hiệu
trưởng các trường mầm non Quận 3 – Thành phố HCM”. Trong luận văn tác

giả đã xây dựng được các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện của các trường mầm non quận 3- Thành
phố Hồ Chí Minh và có tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tế
Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Bá Hòa với đề tài “Quy hoạch phát
triển giáo dục mầm non các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đến năm 2015”.
Tác giả đánh giá thực trạng giáo dục mầm non và xây dựng quy hoạch phát
triển giáo dục mầm non các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam theo điều kiện
thực tế và định hướng phát triển giáo dục mầm non của cả nước.
Luận văn thạc sỹ Phạm Thị Hòa với đề tài “Một số biện pháp can
thiệp sớm tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ từ 18 đến 36 tháng ở trường
mầm non”. Trong luận văn của mình thạc sỹ Phạm Thị Hòa đã đưa ra thực
trạng về tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi 18-36 tháng ở trường mầm non bị suy
dinh dưỡng cao. Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất cho trẻ sau này.
Tác giả cũng đã đưa ra những đề xuất kiến nghị với nhà trường, các bậc
phụ huynh, xã hội cần quan tâm và can thiệp sớm với vấn đề này.
Về cơ bản, các công trình trên đã đề cập đến công tác chỉ đạo, biện pháp
quản lý ở các trường mầm non, các biện pháp cũng đã có những đóng góp
nhất định đối với sự phát triển của GDMN tuy nhiên những công trình đi sâu
về công tác CSND trẻ, một trong những nội dung quản lý trọng tâm của người


11

Hiệu trưởng còn ít được quan tâm nghiên cứu. Việc đi sâu vào các biện pháp
quản lý công tác CSND trẻ ở trường MN thì các công trình chưa đề cập đến
một cách hệ thống, đặc biệt là đối với địa bàn quận Hoàn Kiếm.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Chăm sóc trẻ em
Chăm sóc trẻ em là quan tâm, trông nom, săn sóc, bảo vệ theo dõi quá
trình phát triển của trẻ em một cách chu đáo, cẩn thận, tạo cho trẻ nhỏ có
trạng thái thoải mái về thể chất và tinh thần

Trẻ nhỏ từ khi mới lọt lòng mẹ cần sự chăm sóc về dinh dưỡng cũng như
giáo dục về tinh thần. Trong nhiều xã hội hiện đại, công việc này được chia sẻ
cho cả cha và mẹ đứa bé. Ở nhiều xã hội, các thành viên khác của gia đình,
như ông bà, cũng tham gia việc chăm sóc trẻ. Trẻ nhỏ sau độ tuổi 12 tháng ở
nhiều quốc gia có thể đến trường mẫu giáo để nhận được sự chăm sóc, giúp
cha mẹ của chúng có thời gian hoạt động xã hội. Từ sau 6 năm tuổi, nhiều
quốc gia quy định trẻ phải bắt buộc đến trường tiểu học.[TLTK 4]
1.2.2. Nuôi dưỡng trẻ em
Nuôi dưỡng trẻ em là các hoạt động cho trẻ ăn, cho trẻ ngủ, chăm sóc
sức khỏe, chăm sóc vệ sinh cá nhân, chăm sóc tinh thần, yêu thương trẻ, bảo
vệ trẻ tránh được những tác động xấu đến thể chất và tinh thần. [TLTK 4]
1.2.3. Trẻ mầm non
Trẻ em là một khái niệm lịch sử. Trẻ em là trẻ em, trẻ em không phải là
người lớn thu nhỏ lại. Xã hội càng văn minh, tuổi thơ càng được kéo dài hơn
và ở một trình độ văn minh nhất định thì loại hình hoạt động đầu tiên của trẻ
em là chơi rồi đến học tập, sau đó mới là lao động sản xuất.
Trẻ mầm non là trẻ em có độ tuổi từ 3 tháng cho đến 6 tuổi. Trẻ mầm
non cần được chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ một cách tốt nhất, vì đây là


12

thời kỳ trẻ yếu ớt cần sự yêu thương, quan tâm của người lớn. Thời kỳ này có
vị trí quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người.[TLTK 23]
1.2.4. Quản lý hoạt động chăm sóc,nuôi dưỡng trẻ mầm non
Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non là những tác động
có mục đích của chủ thể quản lý nhà trường(Hiệu trưởng trường mầm non) tới
hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhằm nâng cao chất lượng chất lượng
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trẻ mầm non,
giúp trẻ chuẩn bị tốt về thể lực sức khỏe để đến trường tiểu học. Đồng thời

đảm bảo an toàn cho trẻ, tạo sự tin tưởng của xã hội, cha mẹ học sinh về nhà
trường mầm non, giúp hiệu trưởng huy động được các nguồn lực thực hiện
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ một cách hiệu quả góp phần thực hiện tốt mục tiêu,
nhiệm vụ trong các nhà trường.
Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi tiếp cận khái niệm quản lý hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non theo quy định tại điều lệ trường
mầm non về chức năng, nhiệm vụ của trường mầm non, Hiệu trưởng trường
mầm non và các chức năng quản lý giáo dục: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,
kiểm tra đánh giá hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non.
1.3. Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.1. Khái niệm trường mầm non
Trường MN là đơn vị cơ sở của ngành GDMN, là trường liên hợp giữa
nhà trẻ và mẫu giáo được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước
nhằm phát triển sự nghiệp GDMN, được tổ chức theo các loại hình công lập,
bán công, dân lập, tư thục. Trường mầm non có các lớp mẫu giáo và các
nhóm trẻ. Trường do một ban giám hiệu có hiệu trưởng phụ trách.
1.3.1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non
Theo điều lệ trường mầm non do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày
13 tháng 2 năm 2014 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non:


13

- Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba
tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục hoà
nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật.
- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc
theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.
- Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt
động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia
các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
- Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
em theo quy định.
-Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.3.1.2. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trong trường mầm non
Trẻ em được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
- Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức
thành các nhóm trẻ. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:
+ Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;
+ Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;
+ Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.
- Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi được tổ chức
thành các lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy
định như sau:


14

+ Lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi: 25 trẻ;
+ Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi: 30 trẻ;
+ Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi: 35 trẻ;
- Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định
hiện hành. Nếu nhóm, lớp có từ 2 giáo viên trở lên thì phải có 1 giáo viên
phụ trách chính.

- Tuỳ theo điều kiện địa phương, nhà trường, nhà trẻ có thể có thêm
nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo ở những địa bàn khác nhau để thuận tiện cho
trẻ đến trường, đến nhà trẻ (gọi là điểm trường). Hiệu trưởng phân công một
phó hiệu trưởng hoặc một giáo viên phụ trách lớp phụ trách điểm
trường. Mỗi trường, mỗi nhà trẻ không có quá 7 điểm trường.
1.3.2. Mục tiêu giáo dục Mầm non
Điều 22, Luật GD bổ sung và sửa đổi 2009 nêu: "Mục tiêu giáo dục
Mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ,
hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào
lớp một".
Mục tiêu giáo dục Mầm non được cụ thể hóa trong chương trình GDMN
ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Mục tiêu giáo dục Mầm
non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một,
hình thành và phát triển trẻ em những chức năng tâm lý, năng lực và phẩm
chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi,
khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc
học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời”.


15

1.3.3. Nhiệm vụ giáo dục Mầm non
Thực hiện nội dung giáo dục toàn diện và ngày càng nâng cao chất
lượng giáo dục trẻ theo mục tiêu, kế hoạch đào tạo.
Tuyên truyền và hướng dẫn công tác nuôi dạy trẻ theo khoa học cho các
bậc cha mẹ trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Phối hợp với các ban ngành
khác trong xã hội quan tâm đến những trẻ em thiệt thòi, diện chính sách.
Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc nuôi con khỏe, dạy

con ngoan, đáp ứng nhu cầu xã hội "Dạy trẻ thành nhân trước khi thành tài”.
1.3.4.Đặc trưng của giáo dục Mầm non
Giáo dục Mầm non có những đặc trưng riêng so với các ngành học, bậc
học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Những nét đặc trưng đó được thể
hiện như sau:
- Giáo dục Mầm non thực hiện nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3
tháng đến 6 tuổi và nội dung GDMN phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa
sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông
giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội
dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của
trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập vào cuộc sống.
- Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ
mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em
biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu
quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái
đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.
- Phương pháp chủ yếu trong GDMN là thông qua các hoạt động vui
chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện: chú trọng việc nêu gương, động viên,
khích lệ.


16

- Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao
tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với
trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp,
tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuận
lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và
vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm – sinh

lý; tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích
nghi với nhà trẻ.
- Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện
cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới
nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương
châm “chơi mà học, học mà chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường
giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm
và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hòa giữa
giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của
từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lý các hình thức
hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm
(lớp), với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện
thực tế.
Từ những vấn đề trên đòi hỏi những người làm công tác giáo dục Mầm
non, cán bộ quản lý giáo dục Mầm non nói chung và người Hiệu trưởng Mầm
non nói riêng phải am hiểu một cách sâu sắc về kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ,
về nội dung – phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, quản lý chương trình GDMN
và đặc biệt là hết lòng thương yêu trẻ.
Đội ngũ cán bộ giáo viên hầu hết là nữ, đây là nét khác biệt so với các
ngành học, bậc học khác. Thực tế cho thấy việc quản lý một tập thể toàn là nữ
cũng gặp không ít khó khăn, phức tạp. Bởi vì, đặc điểm tâm lý và giới tính


17

của nữ có nhiều nét khác biệt với nam giới. Phụ nữ thường thích nhẹ nhàng,
tình cảm, dễ xúc cảm, dịu dàng, mềm mỏng, cẩn thận, tỉ mĩ, chu đáo nhưng
cũng hay đố kỵ, ghen ghét, ganh tỵ và cả tự ti...Tuy nữ giới có nhiều mặt tốt
nhưng cũng có nhiều cái nhỏ nhặt. Vì vậy, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải
hết sức khéo léo, tế nhị, hiểu tâm lý nhưng phải cương quyết để có những

quyết định đúng đắn, kịp thời, hợp lý nhằm thúc đẩy ưu điểm và khắc phục
hạn chế còn tồn tại trong tập thể nữ.
1.4. Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
1.4.1.Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ MN là quá trình tác động lên cơ thể
trẻ trong độ tuổi từ 3 tháng đến 6 tuổi một cách hợp lý, khoa học giúp trẻ phát
triển cân đối, hài hòa về thể trạng sức khỏe, tinh thần vui vẻ, hoạt bát, phòng
chống bệnh tật hướng tới mục đích thiết yếu là trẻ phát triển toàn diện về mặt
thể chất và tinh thần.
1.4.2. Nội dung hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
1.4.2.1. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Nuôi dưỡng trẻ là một phần trong những công việc chính của trường
MN, cùng với sự phát triển của ngành học, việc nuôi dưỡng trẻ trong trường
MN ngày càng mang tính khoa học và đảm bảo những tiêu chuẩn về chất
lượng do ngành học qui định theo các tiêu chí:
+Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đảm bảo năng lượng khẩu
phần ăn đạt tối thiểu theo yêu cầu lứa tuổi(NT:750; MG: 850), tỉ lệ cân đối
giữa các chất dinh dưỡng (P: 14-16; L:24-26; G: 60-62), sự đa dạng các loại
thực phẩm.
+ Đa dạng hóa việc chế biến các món ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ, xây
dựng thực đơn theo mùa.
+ Hợp lý, rõ ràng trong thu chi tiền ăn, cập nhật và điều chỉnh kịp thời.


×