Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non thành phố Hạ Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 160 trang )

Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




LÊ THỊ THÁI HẠNH




BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC,
NUÔI DƯỠNG TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ HẠ LONG





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC











THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




LÊ THỊ THÁI HẠNH




BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC,
NUÔI DƯỠNG TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ HẠ LONG


Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRỊNH NGỌC THẠCH






THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, luận văn này là công trình nghiên cứu khoa
học thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS. Trịnh Ngọc Thạch.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Học viên


Lê Thị Thái Hạnh
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn


ii

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trịnh Ngọc Thạch, người đã
nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Ban giám hiệu trường Đại
học sư phạm - Đại học Thái nguyên, Khoa đào tạo sau đại học đã giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn bè và đồng nghiệp, những người
luôn động viên, khích lệ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái nguyên,tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn


Lê Thị Thái Hạnh
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn


iii
MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục từ viết tắt iv
Danh mục bảng v
Danh mục sơ đồ vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể nghiên cứu 3

4. Đối tượng nghiên cứu 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ ở trường mầm non 3
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
ở các trường mầm non thành phố Hạ Long 3
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các
trường mầm non thành phố Hạ Long nhằm nâng cao chất lượng giáo dục 3
6. Phương pháp nghiên cứu 4
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết 4
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4
6.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ 4
7. Phạm vi nghiên cứu 4
7.1. Về nội dung 4
7.2. Về khách thể khảo sát 4
8. Kết cấu của luận văn 5
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn


iv
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC,
NUÔI DƢỠNG TRẺ Ở TRƢỜNG MẦM NON 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước 7
1.2. Một số khái niệm công cụ 7
1.2.1. Quản lý, quản lý nhà trường 7
1.2.2. Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non 11
1.2.3. Biện pháp quản lý 11
1.2.4. Quản lý trường mầm non 12

1.3. Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non 14
1.3.1. Mục tiêu của quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường
mầm non 14
1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non 14
1.3.3. Nguyên tắc và phương pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ
ở trường mầm non 21
1.4. Vai trò của Hiệu trưởng trường mầm non trong hoạt động chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ 25
Tiểu kết chương 1 27
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI
DƢỠNG TRẺ Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ HẠ LONG 28
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng 28
2.1.1. Mục tiêu khảo sát 28
2.1.2. Khách thể khảo sát 28
2.1.3. Nội dung khảo sát 28
2.1.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả 29
2.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non
Thành phố Hạ Long 30
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn


v
2.2.1. Nhận thức về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non 30
2.2.2. Thực trạng năng lực thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường
mầm non Thành phố Hạ Long 36
2.2.3. Thực trạng việc thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non 45
2.2.4. Thực trạng về
các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
53

2.3. Thực trạng quản lý nội dung công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các
trường mầm non Thành phố Hạ Long. 54
2.3.1 Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ ở các trường mầm non Thành phố Hạ Long. 54
2.3.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
của hiệu trưởng các trường mầm non Thành phố Hạ Long 54
2.2.3. Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ của hiệu trưởng trường mầm non Thành phố Hạ Long. 57
2.2.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ ở các trường mầm non Thành phố Hạ Long. 58
Tiểu kết Chương 2 64
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI
DƯỠNG TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ HẠ LONG 65
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 65
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 65
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi 65
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo huy động mọi nguồn lực để giúp trẻ phát triển. 66
3.2. Các biện pháp quản lý công chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm
non thành phố Hạ long 66
3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 66
ngũ cán bộ quản lý nhà trường. 66
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn


vi
3.2.2. Nhóm biện pháp nâng cao năng lực chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cho đội
ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên 68
3.2.3. Nhóm biện pháp bổ trợ 74
3.2.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp 90
3.3. Khảo sát kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 91

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm 91
3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm 91
3.3.3. Nội dung khảo nghiệm 91
3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm 91
3.3.5. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện
pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo lớn ở các trường
mầm non thành phố Hạ long 91
Tiểu kết chương 3 92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 93
1. Kết luận 93
1.1. Về lý luận 93
1.2. Về thực trạng 93
1.3. Đề xuất các biện pháp 94
2. Khuyến nghị 95
2.1. Đối với UBND thành phố Hạ long 95
2.2. Đối với phòng giáo dục - đào tạo Hạ long 95
2.3. Đối với các trường cao đẳng, đại học Sư phạm mầm non 96
2.4. Đối với lãnh đạo các trường mầm non thành phố Hạ Long 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn


iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCHTW
: Ban chấp hành trung ương
Bộ GDĐT
: Bộ giáo dục đào tạo

CB,GV,NV
: Cán bộ, giáo viên, nhân viên
GDMN
: Giáo dục mầm non
GVCN
: Giáo viên chủ nhiệm
HĐGD
: Hội đồng giáo dục
QLGD
: Quản lý giáo dục

Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn


v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nhận thức của hiệu trưởng, giáo viên các trường mầm non Thành
phố Hạ Long về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 31
Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về vai trò của giáo viên trong quá trình
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 33
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên về việc hình
thành các kỹ năng tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn
cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở
trường mầm non 35
Bảng 2.4: Năng lực của hiệu trưởng trường mầm non về quản lý công tác chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ 37
Bảng 2.5: Năng lực của giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi về quản lý
công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 42
Bảng 2.6: Thực trạng nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo lớn ở trường
mầm non 46

Bảng 2.7: Mức độ khai thác các hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ 50
Bảng 2.8: Mức độ sử dụng các phương pháp trong hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ 51
Bảng 2.9: Thực trạng về mức độ sử dụng các phương tiện trong hoạt động chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non Thành phố Hạ Long. 52
Bảng 2.10: Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ ở các trường mầm non thành phố Hạ Long. 53
Bảng 2.11: Thực trạng công tác tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của hiệu
trưởng trường mầm non. 55
Bảng 2.12: Thực trạng công tác chỉ đạo chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của hiệu
trưởng trường mầm non Thành phố Hạ Long. 57
Bảng 2.13: Thực trạng đánh giá kỹ năng đạt được trên trẻ theo yêu cầu nội
dung công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. 59
Bảng 2.14: Kết quả khảo sát đánh giá kỹ năng đạt được trên trẻ theo yêu cầu
nội dung công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. 62
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn


vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc của một hệ thống quản lý 9
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Mục tiêu GDMN là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu
tiên của con người, giúp trẻ phát triển toàn diện về 5 mặt: Nhận thức, thể chất,

ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mỹ. Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển
toàn diện thì cần phải kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ,
đó là điều tất yếu.
Vấn đề quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường mầm non luôn là mối
quan tâm lớn của toàn xã hội. Đánh giá tầm quan trọng của công tác chăm sóc,
nuôi dưỡng của giáo dục mầm non tại công văn số 5396/BGDĐT-GDMN của
Bộ giáo dục - Đào tạo về việc “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm
non năm học 2012 - 2013” : Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám
sát hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống
béo phì, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi) dưới 8%
và tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) dưới 10%.
Phấn đấu giảm ít nhất 1% số trẻ suy dinh dưỡng so với cùng kì năm trước
Tăng cường các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong
các cơ sở GDMN, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần. Chủ động
phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non, giữ gìn môi trường sinh hoạt,
dụng cụ ăn uống, đồ dùng, đồ chơi của trẻ của trẻ sạch sẽ để phòng chống một
số bệnh do virut gây ra, dễ lây lan và gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
Để đạt được các mục tiêu nói trên, cũng trong công văn nói trên, Bộ
GDĐT xác định rõ các giải pháp lớn:
Tiếp tục thực hiện sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi nhằm nâng cao
chất lượng thực hiện chương trình GDMN có biện pháp phối hợp tác động kịp
thời giữa gia đình và nhà trường giúp trẻ phát triển tốt, tạo nền tảng vững chắc cho
trẻ bước vào lớp 1 " Triển khai Chương trình GDMN mới ở tất cả các cơ sở
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn


2
GDMN, trong đó đảm bảo có 95% số nhóm/lớp trở lên được thực hiện chương
trình này. Các địa phương cần chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện chương

trình GDMN mới phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
Đào tạo, bồi dưỡng và tuyển đủ cán bộ chuyên trách về y tế cho các cơ
sở GDMN để thực hiện tốt công tác y tế trường học, phối hợp với ngành y tế
trong việc tổ chức cân đo, theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ, khám sức khỏe định
kỳ, quản lý sức khỏe, tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong các cơ
sở GDMN.
Đầu tư, trang cấp đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục tối thiểu phục vụ
triển khai mở rộng diện thực hiện chương trình GDMN mới, đặc biệt chú trọng
tới các thiết bị đồ chơi rèn luyện thể lực cho trẻ. Chỉ đạo thực hiện xây dựng
môi trường giáo dục phát triển thể chất và nâng cao chất lượng tổ chức các
hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ.
Tăng cường trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm và hỗ trợ việc thực hiện
chương trình GDMN cho các cán bộ quản lí, chỉ đạo và các giáo viên của
trường mầm non. Đặc biệt, tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình GDMN
cho các cơ sở GDMN ở những vùng khó khăn.
1.2. Thực hiện chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục Hạ
Long- tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo thực hiện công tác chăm sóc và nuôi dưỡng
ở các trường mầm non thành phố Hạ Long. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện
chăm sóc nuôi dưỡng ở các trường mầm non thành phố Hạ Long hiện nay còn
nhiều vấn đề bất cập, trong đó nổi bật: Công tác theo dõi sức khoẻ; Vấn đề
quản lý chế độ dinh dưỡng hợp lý và chất lượng bữa ăn của trẻ; Nhiều giáo
viên chưa quan tâm đến việc kết hợp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ với chế độ
chăm sóc trẻ, chưa biết cách kết hợp giáo dục dinh dưỡng trong các hoạt động
giáo dục có chủ đích
Ở các trường mầm non thành phố Hạ Long có một thực trạng chung là đa
số nhân viên nấu ăn đều chưa qua đào tạo nghiệp vụ giáo dục dinh dưỡng. Hầu
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn


3

hết số giáo viên tuổi đã cao, không còn thích hợp trong việc đứng lớp thì được
các trường bố trí làm nhân viên nấu ăn. Vì vậy việc phối kết hợp giữa nuôi
dưỡng và chăm sóc theo mục tiêu chương trình GDMN mới chưa tốt và chưa
có hiệu quả cao.
Những khó khăn, hạn chế trên đây đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng ở các trường mầm non tại thành phố Hạ Long.
Chính vì vậy tôi chọn đề tài "Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ ở các trường mầm non thành phố Hạ Long".
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận quản lý giáo dục và sự phân tích, đánh giá thực trạng
quản lý ở các trường mầm non trên địa bàn, Luận văn đề xuất một số biện pháp
quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng ở các trường mầm non thành phố Hạ
Long trong giai đoạn hiện nay góp phần nâng cao chất lượng quản lý trường
mầm non nói chung, chất lượng giáo dục bậc học mầm non của thành phố Hạ
Long và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
3. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của Hiệu trưởng ở
các trường mầm non
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn ở các trường mầm non thành phố Hạ Long.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ ở trường mầm non
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ ở các trường mầm non thành phố Hạ Long
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở
các trường mầm non thành phố Hạ Long nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn



4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phương
pháp so sánh , phân loại và hệ thống hóa, khái quát hóa hệ thống lý thuyết để
xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau đây để mô tả thực trạng
của hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và hoạt động quản lý ở trường mầm non
đối với hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng:
Phương pháp điều tra bằng An-két,
Phương pháp trò chuyện
Phương pháp quan sát
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động để khái quát hóa kết
quả của hoạt động quản lý.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp xin ý kiến chuyên gia để
khảo sát về tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
6.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê để phân tích định lượng và định
tính các kết quả nghiên cứu thực trạng, sử dụng phương pháp kiểm định giả
thuyết để khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
lứa tuổi mẫu giáo lớn từ 5 đến 6 tuổi ở trường mầm non.
7.2. Về khách thể khảo sát
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn



5
Quá trình nghiên cứu thực tiễn tiến hành tại các trường mầm non thành
phố Hạ Long tỉnh Quảng ninh.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục
nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng
trẻ ở trƣờng mầm non.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ
ở các trƣờng mầm non thành phố Hạ Long
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ ở
các trƣờng mầm non thành phố Hạ Long








Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn


6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC,
NUÔI DƢỠNG TRẺ Ở TRƢỜNG MẦM NON
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Vấn đề chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đã được nghiên cứu từ rất sớm và

được thực hiện bằng nhiều góc độ cũng như phương pháp khác nhau.
Tác giả V.X.Mukhina với công trình Tâm lí học mẫu giáo nghiên cứu về
đặc trưng tâm lí của trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo. Winhem Preyer với tác phẩm
Trí óc của trẻ em đã miêu tả chi tiết về sự phát triển của trẻ em trên phương diện
vận động, hình thành ngôn ngữ và trí nhớ cụ thể thông qua cậu bé Alex.
Tác giả Erik Erikson với Trẻ em và xã hội nghiên cứu về sự phát triển
của trẻ em, cách đối xử và giáo dục trẻ.
Công trình nghiên cứu của A.V.Petrovski tập trung nghiên cứu điều kiện
hình thành các kỹ năng hoạt động nói chung và kỹ năng hoạt động độc lập
Jonh.B.Watson với công trình Chăm sóc về tâm lí cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
đã nghiên cứu về tâm lí của trẻ ngay từ khi mới sinh và cách chăm sóc chúng.
Các tác giả D.B.Encoonhin, V.V.Davudov nghiên cứu cụ thể về kỹ năng
hành động với mô hình của trẻ đối với sự phát triển trí tuệ và các thao tác trí tuệ.
A.B.Zaporojets với Cơ sở tâm lí học của giáo dục mẫu giáo tập trung
nghiên cứu chuyên biệt về trẻ nhỏ từ lúc mới sinh đến 6 tuổi.
Một số nhà tâm lý học Xô viết như: L.X.Vuwgotsxki, A.N.Lêônchiev đã
nghiên cứu quá trình hình thành hành động trí tuệ ở trẻ em, nhờ đó đã phát hiện ra
cơ chế chuyển từ hành động vật chất bên ngoài thành hành động trí tuệ bên trong
và đặc điểm, các giai đoạn của sự hình thành các hành động trí tuệ ở trẻ em.
Các công trình nghiên cứu của H.Valông đã dành mối quan tâm đến các
vấn đề cảm xúc trong trí tuệ của trẻ và quá trình xã hội hóa các năng lực trí tuệ.
Qua đó ta có thể thấy được các giai đoạn phát triển nhân cách nói chung và trí
tuệ nói riêng.
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn


7
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Các vấn đề về tâm sinh lý trẻ em đã được nhiều nhà khoa học trong nước
nghiên cứu:

Tác giả Ngô Công Hoàn, đại học quốc gia Hà Nội với Giao tiếp và ứng
xử sư phạm.
Tác giả Hoàng Thị Phương với Vấn đề ý thức trong việc hình thành
hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 tuổi (Tạp chí nghiên cứu giáo dục, Hà
nội, số 5/2000).
Có thể nhận thấy, qua sự khái lược về một số công trình nghiên cứu lý
luận - thực tiễn của các tác giả trong và ngoài nước đã có những nghiên cứu về
tâm, sinh lý trẻ em lứa tuổi mầm non và sự phát triển tâm, sinh lý thông qua
hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Đến nay chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách đầy đủ và cụ thể về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non.
Vì vậy, dựa vào kết quả trên, tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu về nâng cao chất
lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trường mầm non, qua đây góp phần làm phong
phú thêm thông tin lí luận và thực tiễn về vấn đề này.
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.1. Quản lý, quản lý nhà trường
1.2.1.1. Quản lý
Quản lý là một loại hình lao động của con người trong cộng đồng nhằm
thực hiện các mục tiêu mà tổ chức hoặc xã hội đặt ra. Trong xã hội loài người,
quản lý là một hoạt động bao trùm mọi mặt đời sống xã hội. Quản lý là nhân tố
không thể thiếu được trong đời sống và sự phát triển của xã hội. Loài người đã trải
qua nhiều thời kỳ phát triển với nhiều hình thái xã hội khác nhau nên cũng trải qua
nhiều hình thức quản lý khác nhau. Các triết gia, các nhà chính trị từ thời cổ đại
đến nay đều rất coi trọng vai trò của quản lý trong sự ổn định và phát triển của xã
hội. Nó là một phạm trù tồn tại khách quan và là một tất yếu lịch sử.
Theo C. Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung
nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn


8

chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng
chung phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của
những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy
mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”
Trong quá trình tồn tại và phát triển của quản lý, đặc biệt trong quá trình
xây dựng lý luận về quản lý, khái niệm quản lý được nhiều nhà lý luận đưa ra, nó
thường phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu của mỗi người. Chẳng hạn:
Theo Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lý là
tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến
khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức
vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”
Quản lý có thể hiểu theo cách lý giải: Quản lý = Quản + Lý
Quản: là việc coi sóc, giữ gìn duy trì hệ ở trạng thái “ổn định”.
Lý: là việc sửa sang, sắp xếp đổi mới hệ vào thế “phát triển”
Nếu người đứng đầu tổ chức chỉ lo việc “ Quản” tức là chỉ lo việc coi sóc,
giữ gìn thì tổ chức dễ trì trệ, nếu người đứng đầu tổ chức chỉ quan tâm đến việc
“Lý” tức là chỉ lo việc sắp xếp, đổi mới mà không đặt trên nền tảng của sự ổn
định thì sự phát triển của tổ chức không bền vững. Trong “Quản” phải có “Lý”,
trong “Lý” phải có “Quản” để động thái của hệ ở thế cân bằng động: Hệ vận
động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong mối tương tác giữa các nhân tố
bên trong (nội lực) và các nhân tố bên ngoài (ngoại lực)
Khi nói về vai trò của quản lý trong xã hội, ý kiến của Paul Herscy và Ken
Blanc Heard trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực” là: “Quản lý là một quá trình
cùng làm việc giữa nhà quản lý và người bị quản lý, nhằm thông qua hoạt động của
cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt mục tiêu của tổ chức”
Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cho rằng: “Quản lý là một quá trình định
hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục
tiêu nhất định”.
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn



9
Từ các định nghĩa trên có thể rút ra một số điểm chung:
+ Quản lý là hoạt động lao động, hoạt động này để điều khiển lao động
của hoạt động khác.
+ Yếu tố con người giữ vai trò trung tâm của hoạt động quản lý.
- Trong quản lý, bao giờ cũng có chủ thể quản lý và đối tượng quản lý,
quan hệ với nhau bằng những tác động quản lý. Những tác động quản lý chính
là những quyết định quản lý, là những nội dung chủ thể quản lý yêu cầu đối với
đối tượng quản lý. C.Mác so sánh một cách hình ảnh: Nhạc trưởng đối với hệ
thống nhạc công, trong đó nhạc trưởng là một chủ thể quản lý, nhạc công là chủ
thể bị quản lý (các nhạc công chịu sự tác động của nhạc trưởng) để đưa đến
một sản phẩm “kép” một sản phẩm “siêu sản phẩm” - Đó là cả chủ thể quản lý
và chủ thể bị quản lý đều phát triển (hoạt động tạo ra các chủ thể và về sự phát
triển của con người).
- Quản lý là một thuộc tính bất biến nội tại của một quá trình lao động xã
hội. Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn
tại, vận hành và phát triển.
- Quản lý là một hệ thống xã hội trên nhiều phương diện. Điều đó
cũng xác lập rằng quản lý phải có một cấu trúc và vận hành trong một môi
trường xác định.
Có thể mô tả cấu trúc của một hệ thống quản lý qua sơ đồ 1.1.
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc của một hệ thống quản lý








Mục tiêu quản lý

Môi trƣờng quản lý
lllllyly lylý lý llyyyy
lllly lý lý lý lý

Chủ thể quản lý

Khách thể quản lý
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn


10
Hiện nay quản lý thường được định nghĩa rõ hơn: Quản lý là quá trình
đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng của các hoạt động (chức
năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
1.2.1.2. Quản lý nhà trường
Nhà trường là một cơ quan giáo dục chuyên biệt thực hiện các chức năng
xã hội của giáo dục đó là chức năng đào tạo nguồn nhân lực, di truyền nền văn
hóa, chức năng chính trị xã hội.
Trường học là đơn vị cơ sở của ngành giáo dục đào tạo. Quản lý nhà
trường là một phần quan trọng trong quản lý giáo dục. Có nhiều khái niệm về
quản lý trường học, ở đây xin nêu hai định nghĩa tiêu biểu:
Theo M.I.Konđacop: "Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và
học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để
dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục".
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: "Quản lý nhà trường là quản lý hệ
thống xã hội sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi tác động những tác động
có ý thức, có khoa học và có hướng dẫn của chủ thể quản lý trên tất cả các mặt
của của đời sống nhà trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu xã hội - kinh tế và tổ

chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên".
Như vậy quản lý trường học là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích
tự giác, có kế hoạch, có hệ thống) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản
lý đến tập thể giáo viên và học sinh và những lực lượng giáo dục trong và ngoài
nhà trường nhằm huy động cùng cộng tác, phối hợp tham gia vào mọi hoạt
động của nhà trường làm cho quá trình này vận hành đến việc hoàn thành
những mục đích dự kiến.
Hay nói một cách khác, quản lý trường học thực chất là tác động có định
hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh
hoạt động của nhà trường theo nguyên lí giáo dục tiến tới mục tiêu giáo dục mà
trọng tâm của nó là đưa hoạt động dạy và học tiến lên trạng thái mới về chất.
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn


11
1.2.2. Hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ ở trƣờng mầm non
a. Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
- Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được tiến hành thông qua các hoạt động
theo quy định của chương trình giáo dục mầm non.
- Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng,
chăm sóc sức khỏe
- Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ còn thông qua hoạt động tuyên truyền
phổ biến kiến thức khoa học về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em cho các cha mẹ
trẻ và cộng đồng (Kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo độ tuổi, chăm
sóc giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an toàn )
b. Đánh giá kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
- Kiểm tra định kỳ sức khoẻ trẻ em: hai lần trong một năm học.
- Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ em: trẻ 3 đến 12 tháng tuổi một
tháng cân, đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ một lần. Trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi
một tháng cân trẻ vào biểu đồ tăng trưởng một lần, 3 tháng đo vào biểu đồ tăng

trưởng cho trẻ một lần; trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi một quý cân đo vào biểu đồ
tăng trưởng cho trẻ một lần. trẻ từ 37 đến 72 tháng tuổi một quý cân trẻ vào biểu
đồ tăng trưởng một lần, 6 tháng đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ một lần.
c. Đánh giá sự phát triển của trẻ em: căn cứ quy định về chuẩn phát
triển trẻ em theo độ tuổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
1.2.3. Biện pháp quản lý
Biện pháp quản lý được hiểu là “Cách làm, cách tiến hành, cách giải
quyết một vấn đề cụ thể”
Như vậy có thể hiểu biện pháp quản lý là cách quản lý, cách giải quyết
những vấn đề liên quan đến quản lý.
Biện pháp quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng là cách làm, cách quản
lý, cách giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi công tác chăm sóc, nuôi dưỡng
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường trong đó có
trường mầm non.
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn


12
1.2.4. Quản lý trường mầm non
Có thể hiểu Quản lý trường mầm non là quá trình vận dụng nguyên lý,
khái niệm, phương pháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực chăm
sóc giáo dục trẻ mầm non. Quản lý trường mầm non là sự tác động có chủ đích
của hiệu trưởng trường mầm non đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh,
phụ huynh học sinh trong trường mầm non nhằm đạt mục tiêu chăm sóc giáo
dục trẻ mầm non theo quy định. .
a. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trong quản lý trường mầm non
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức
thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện
trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn

trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên
của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng,
thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo
quy định;
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của
nhà trường.
- Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê
duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý;
tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ
cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức
chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm
sóc, giáo dục trẻ.
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn


13
- Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với
cộng đồng.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non
- Tổ chức thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ ba tháng tuổi đến
sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành.
- Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục hoà
nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật.
- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc,

nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc
theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.
- Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em.
- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia
các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
- Thực hiện kiểm định chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
em theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
c. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
Trẻ em được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
- Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức
thành các nhóm trẻ. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:
+ Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;
+ Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;
+ Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn


14
- Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi được tổ chức
thành các lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định
như sau:
+ Lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi: 25 trẻ;
+ Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi: 30 trẻ;
- Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định
hiện hành. Nếu nhóm, lớp có từ 2 giáo viên trở lên thì phải có 1 giáo viên phụ
trách chính.

- Tuỳ theo điều kiện địa phương, nhà trường, nhà trẻ có thể có thêm
nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo ở những địa bàn khác nhau để thuận tiện cho trẻ
đến trường, đến nhà trẻ (gọi là điểm trường). Hiệu trưởng phân công một phó
hiệu trưởng hoặc một giáo viên phụ trách lớp phụ trách điểm trường. Mỗi
trường, mỗi nhà trẻ không có quá 7 điểm trường.
1.3. Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ ở trƣờng mầm non
1.3.1. Mục tiêu của quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường
mầm non
Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 5 - 6 tuổi, thực hiện mục tiêu
giáo dục toàn diện trẻ mầm non, giúp trẻ chuẩn bị tốt về thể lực sức khỏe để
đến trường tiểu học. Đồng thời đảm bảo an toàn cho trẻ, tạo sự tin tưởng của xã
hội, cha mẹ học sinh về nhà trường mầm non, giúp Hiệu trưởng huy động được
các nguồn lực thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ một cách hiệu quả.
1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non
1.3.2.1. Lập kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non
Công tác lập kế hoạch (Kế hoạch hóa) là một chức năng quan trọng trong
công tác quản lý trường mầm non. Công tác kế hoạch trong trường mầm non
đòi hỏi người hiệu trưởng phải quan tâm đầy đủ đến các loại kế hoạch sau:
- Kế hoạch dài hạn - kế hoạch ngắn hạn

×