Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Câu hỏi trắc nghiệm phần tiến hóa thi CĐĐH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.73 KB, 10 trang )

Trường THPT Lưu Văn Liệt
Tổ Sinh – Công nghệ

NGÂN HÀNG TRẮC NGHIỆM CÂU HỎI MÔN SINH HỌC 12
Chủ đề 15: Tổng hợp các phần: 11. Bằng chứng tiến hóa – Học thuyết Dacuyn
12. Học thuyết tiến hóa hiện đại – Các nhân tố tiến hóa
13. Loài – Quá trình hình thành loài
14. Phát sinh và Phát triển sự sống…
 LỌC NHỮNG CÂU HỎI TRONG ĐỀ ĐH – CĐ TỪ 2007 - 2016
Năm 2007
1. Biết
2. Hiểu
3. Vận dụng thấp
4. Vận dụng cao
Năm 2008
1. Biết
2. Hiểu
3. Vận dụng thấp
Câu 1: Cho các nhân tố sau: (1) Biến động di truyền. (2) Đột biến. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Giao
phối ngẫu nhiên.
Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
A. (2), (4).
B. (1), (4).
C. (1), (3).
D. (1), (2).
4. Vận dụng cao
Năm 2009
1. Biết
2. Hiểu
3. Vận dụng thấp
4. Vận dụng cao


Năm 2010
1. Biết
2. Hiểu
Câu 1: Cho các nhân tố sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên.
(2) Giao phối ngẫu nhiên.
(3) Giao phối không ngẫu nhiên.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến.
(6) Di - nhập gen.
Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:


A. (1), (2), (4), (5).
B. (1), (3), (4), (5).
C. (1), (4), (5), (6).
D. (2), (4), (5), (6).
Câu 2: Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật?
A. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen.
B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Đột biến và di - nhập gen.
3. Vận dụng thấp
4. Vận dụng cao
Năm 2011
1. Biết
2. Hiểu
3. Vận dụng thấp
Câu 1: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Các thông tin nói về vai trò của đột biến gen là:
A.(1) và (4)
B.(2) và (5)
C. (1) và (3)
D.(3) và (4)
4. Vận dụng cao
Năm 2012
1. Biết
2. Hiểu
3. Vận dụng thấp
4. Vận dụng cao
Câu 1: Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Kiểu
gen AA quy địn lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Cho các trường
hợp sau:
(1) Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản
bình thường. (2) Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả
năng sinh sản bình thường. (3) Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có
sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
(4) Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức
sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Chọn
lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể trong các trường hợp:
A. (2), (4).
B. (3), (4).
C. (1), (2).
D. (1), (3).
Năm 2013

1. Biết


2. Hiểu
Câu 1. Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Đáp án đúng là:
A.(2),(3).
B. (1),(4).
C.(2),(4).
D.(1),(3).
3. Vận dụng thấp
4. Vận dụng cao
Năm 2014
1. Biết
2. Hiểu
3. Vận dụng thấp
4. Vận dụng cao
Năm 2015
1. Biết
2. Hiểu
3. Vận dụng thấp
Câu 1. Trên quần đảo Galapagos có 3 loài sẻ cùng ăn hạt:
-Ở một hòn đảo (đảo chung) có cả 3 loài sẻ cùng sinh sống, kích thước mỏ của 3 loài này rất khác nhau nên
chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài.
-Ở các hòn đảo khác (các đảo riêng), mỗi hòn đảo chỉ có một trong ba loài sẻ này sinh sống, kích thước mỏ của
các cá thể thuộc mỗi loài lại khác với kích thước mỏ của các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo chung.

Nhận định nào sau đây về hiện tượng trên sai?
A. Kích thước mỏ có sự thay đổi bởi áp lực chọn lọc tự nhiên dẫn đến giảm bớt sự cạnh tranh giữa 3 loài
sẻ cùng sống ở hòn đảo chung.
B.Sự phân li ổ sinh thái dinh dưỡng của 3 loài sẻ trên hòn đảo chung giúp chúng có thể chung sống với
nhau.
C. Kích thước khác nhau của các loại hạt mà 3 loài sẻ này sử dụng làm thức ăn ở hòn đảo chung là
nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi về kích thước mỏ của cả 3 loài sẻ.
D. Sự khác biệt về kích thước mỏ giữa các cá thể đang sinh sống ở hòn đảo chung so với các cá thể cùng
loài đang sinh sống ở hòn đảo riêng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên theo các hướng khác nhau.
4. Vận dụng cao
Năm 2016
1. Biết
Câu 1. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát


biểu đúng?
(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khuvực địa lí.
(2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.
(3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.
(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D.1.
2. Hiểu
3. Vận dụng thấp
4. Vận dụng cao
 BỔ SUNG NHỮNG CÂU HỎI KIẾN THỨC CHUYÊN ĐỀ CÒN THIẾU
1. Biết
Câu 1. Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi có sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(2) Cơ quan tương đồng là các cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng khác nhau về chức năng.
(3) Quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa.
(4) Cơ quan tương tự là các cơ quan có cùng chức năng nhưng nguồn gốc khác nhau.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Lời giải: (2), (3), (4) đúng. (1) sai do kết thúc tiến hóa nhỏ là hình thành loài mới
Câu 2. Cho các nhận xét sau:
(1) Cơ quan thoái hóa là cơ quan tương tự
(2) Động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn
(3) Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa theo hướng đồng quy
(4) Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể
(5) Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hóa lớn
(6) Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng trực tiếp chứng minh nguồn gốc của sinh giới
Có bao nhiêu nhận xét không đúng?
A. 2
B. 3
4 C. 4
D. 5
Lời giải: (1) sai vì cơ quan thoái hóa là cơ quan tương đồng với 1 cơ quan khác.
(3) sai vì cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li
(6) sai vì sinh học phân tử là bằng chứng gián tiếp.
Câu 3. Khi nói về các bằng chứng tiến hóa xét các phát biểu sau:
(1). Bằng chứng cho thấy sự tiến hóa của các loài trong sinh giới theo hình thức phân li là cơ quan tương đồng
(2) Bằng chứng nói lên mối quan hệ về nguồn gốc chung giữa các loài là giải phẫu học so sánh, địa lí sinh
học, tế bào học, sinh học phân tử.
(3) Mã di truyền có tính thoái hóa là một bằng chứng về nguồn gốc thống nhất giữa các loài
(4) Hóa thạch là một trong các bằng chứng tiến hóa của sinh vật qua các thời gian địa chất

Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải: (3) sai vì tính phổ biến của mã di truyền mới chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới.
Câu 4. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu
đúng?
(1) Thực vật có hạt phát sinh ở kỉ Cacbon của đại Trung Sinh.
(2) Chim và thú phát sinh ở kỉ Tam Điệp của Đại tân sinh
(3) Các nhóm linh trưởng phát sinh ở kỉ Đệ tam (thứ 3) của Đại Tân Sinh.
(4) Bò sát cổ ngự trị ở Kỉ Jura của đại Trung sinh.
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3.
Lời giải: (1) sai vì Thực vật có hạt phát sinh ở kỉ Cacbon của đại Cổ Sinh.


(2) Sai vì Chim và thú phát sinh ở kỉ Tam Điệp của Đại trung sinh.
Câu 5. Cho các phát biểu sau:
(1) Đột biến tạo ra alen mới và làm thay đổi tần số tương đối các alen của quần thể rất chậm
(2) Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng tần số của một alen có hại trong quần thể.
(3) Hai loài có càng nhiều cơ quan tương tự với nhau thì quan hệ càng gần gũi
(4) Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li
sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện
(5) Khi có hiện tượng lai xa, quá trình đa hội hóa sẽ góp phần hình thành nên loài mới trong cùng một
khu vực địa lý vi sự sai khác về nhiễm sắc thể đã nhanh chóng đẫn đến sự cách ly sinh sản.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1

B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải: (3) sai vì cơ quan tương tự khác nguồn gốc nhưng do chọn lọc tự nhiên theo 1 hướng nên hình thái tương
tự. Không chứng minh quan hệ họ hang.
Câu 6: Cho các nhận xét sau:
(1) Đột biến là nhân tố duy nhất tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
(2) Di nhập gen làm đa dạng vốn gen quần thể.
(3) Thuyết tiến hóa tổng hợp gồm 2 quá trình tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ.
(4) Giao phối ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa vô hướng.
(5) Chỉ duy nhất chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa định hướng.
(6) Đột biến làm nghèo vốn gen quần thể.
(7) Nếu tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch thì quần thể vẫn tiến hóa.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7: Cho các nhận xét sau:
(1) Đột biến là nhân tố duy nhất tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
(2) Di nhập gen làm đa dạng vốn gen quần thể.
(3) Thuyết tiến hóa tổng hợp gồm 2 quá trình tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ.
(4) Giao phối ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa vô hướng.
(5) Chỉ duy nhất chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa định hướng.
(6) Đột biến làm nghèo vốn gen quần thể.
(7) Nếu tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch thì quần thể vẫn tiến hóa.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 1
B. 2
C. 3

D. 4
Câu 8. Cho các thông tin sau:
(1) Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại
Trung sinh.
(2) Việc phân định các mốc thời gian địa chất căn cứ vào những biến đổi về địa chất, khí hậu và hoá thạch điển
hình.
(3) Thực vật có hạt xuất hiện ở kỉ Than đá.
(4) Đặc điểm không có ở kỉ Đệ Tam là phát sinh các nhóm linh trưởng.
(5) Đặc điểm xuất hiện ở kỉ Đệ Tứ là xuất hiện loài người.
(6) Các bằng chứng hoá thạch cho thấy loài người xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là loài Homo sapien.
Chọn số đáp án đúng:
A. 4
B. 3
C. 6
D. 5
ĐÁP ÁN: (1) (2), (3) và (5)


2. Hiểu
Câu 9. Khi nói về các nhân tố tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số tương đối các
alen của quần thể, quần thể phục hồi sẽ có tần số tương đối alen, thành phần kiểu gen khác xa quần thể gốc ban
đầu.
(2) Đa số đột biến là có hại nhưng phần lớn ở trạng thái lặn và giá trị của đột biến còn thay đổi tùy tổ hợp gen,
điều kiện môi trường nên đột biến là nguồn cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
(3) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố làm thay đổi tần số tương đối các alen và kiểu gen của quần thể theo một hướng
xác định, không đổi với áp lực lớn hơn nhiều so với áp lực của đột biến.
(4) Dù không làm thay đổi tần số tương đối alen nhưng vẫn làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể nên giao
phối ngẫu nhiên vẫn được xem là nhân tố tiến hóa.
Lời giải: (3) sai vì khi mt thay đổi CLTN có thể thay đổi theo.

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10. Cho các đặc điểm sau:
(1) Có nhiều kiểu gen khác nhau.
(2) Diễn ra tương đối nhanh.
(3) Kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
(4) Mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố mẹ.
Có bao nhiêu đặc điểm chung về sự hình thành loài song nhị bội bằng phương pháp lai xa kèm đa bội hóa
và phương pháp dung hợp tế bào trần?
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Lời giải: (2), (4) là điểm giống
(1) Có nhiều kiểu gen khác nhau khi lai xa đa bội hóa
(4) Kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen luôn xảy ra khi lai xa đa bội hóa nhưng có thể không xảy ra khi
dung hợp tb trần.
Câu 11. Nguyên nhân nào khiến cách ly địa lý trở thành một nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình tiến hóa
của sinh vật?
A. Vì cách li địa lí duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.
B. Vì nếu không có cách li địa lí thì không dẫn đến hình thành loài mới.
C. Vì điều kiện địa lí khác nhau làm phát sinh các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới.
D. Vì cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp xuất hiện cách li sinh sản.
Lời giải: A. đúng
B. sai vì khi cùng khu vực địa lí vẫn có thể hình thành loài như lai xa kèm đa bội hóa hoặc cách li sinh
thái.
C. sai vì điều kiện địa lí không phải là tác nhân làm phát sinh đột biến.
D. cách li địa lí chỉ duy trì sự khác biệt về vốn gen không tạo ra sự khác biệt về vốn gen nên không trực

tiếp gây ra sự biến đổi vốn gen.
Câu 12 . Trong quá trình nghiên cứu, người ta thấy rằng có nhiều trường hợp đb lặn có lợi nhưng vẫn bị CLTN
loại bỏ khỏi quần thể. Xét các giải thích sau đây
(1) do bị tác động của yếu tố ngẫu nhiên.
(2) do gen đb dễ xảy ra HVG làm xuất hiện tổ hợp gen có lợi
(3) do tác động của đb thuận nghịch làm cho đb lặn trở thành đb trội.
(4) do gen lặn đb liên kết chặt với gen trội có hại.
Có bao nhiêu giải thích đúng
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải: (4) đúng
(1) sai vì giải thích cho CLTN, không phải giả thích tại sao alen có lợi vẫn bị đào thải.
(2) sai vì không có cơ sở khẳng định gen đb dễ xảy ra HVG.
(3) sai vì giải thích không giải thích dựa trên CLTN.
Câu 13. Cho các nhận xét sau:


(1) Động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn.
(2) Kết quả của chọn lọc nhân tạo là hình thành loài mới.
(3) Chọn lọc tự nhiên xuất hiện từ khi sự sống được hình thành.
(4) Chọn lọc nhân tạo do con người thực hiện.
(5) Chọn lọc nhân tạo xuất hiện từ khi có sinh vật.
(6) Động lực của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu và thị hiếu của con người.
(7) Con đường phân ly tính trạng của chọn lọc tự nhiên, kèm theo đó là cơ chế cách ly dẫn đến hình thành loài
mới.
(8) Kết quả của 2 quá trình đều tạo nên tính đa dạng cho sinh giới.
Có bao nhiêu nhận xét sai? A. 3
B. 6

C. 4
D. 5
Lời giải: (2) sai vì kết quả của chọn lọc nhân tạo là hình thành các giống vật nuôi, cây trồng mới
(3) sai vì CLTN xuất hiện từ khi hình thành các phân tử tự nhân đôi.
(5) sai vì chọn lọc nhân tạo xuất hiện từ khi có con người.
Câu 14. Cho các thông tin
(1) Ngày nay sự sống không còn được hình thành theo phương thức hoá học vì thiếu những điều kiện lịch sử cần
thiết, nếu có chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống thì lập tức sẽ bị các vi sinh vật phân huỷ
(2) Chất hữu cơ đầu tiên có khả năng tự tái bản và xúc tác là ARN
(3) Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn hình thành chất hữu cơ từ chất vô cơ
(4) Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn hình thành tế bào sống đầu tiên
(5) Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là prôtêin và axit nuclêic
(6) Theo quan niệm hiện đại, nguồn năng lượng để tổng hợp nên các đại phân tử hữu cơ hình thành sự sống là
năng lượng sinh học.
(7) Theo quan niệm hiện đại, nguồn năng lượng để tổng hợp nên các đại phân tử hữu cơ hình thành sự sống năng
lượng tự nhiên.
Chọn đáp án không đúng về quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất:
A. 1
B. 3
C. 2
D.4
ĐÁP ÁN: (3), (6) sai
Câu 15: Có bao nhiêu phát biểu chưa đúng trong các phát biểu sau?
(1) Tiến hóa sẽ không thể xảy ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể duy trì không đổi qua các
thế hệ.
(2) Hình thành loài bằng con đường địa lí hay xảy ra với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.
(3) Các loài động vật ít di động dễ bị ảnh hưởng bởi cách li sinh thái.
(4) Lai xa - đa bội hóa có thể nhanh chóng hình thành loài mới ở thực vật.
(5) Qúa trình hình thành quần thể thích nghi gắn liền với quá trình hình thành loài mới.
A. 2.

B. 3.
C. 4.
D. 5.
3. Vận dụng thấp
Câu 16. Trong một thời gian dài, trong các sách hướng dẫn về các loài chim đã liệt kê chim chích Myrther và
chim chích Audubon là hai loài khác nhau. Gần đây, 2 loài chim này lại được các nhà khoa học phân thành các
dạng phương đông và dạng phương tây của cùng một loài chim chích phao câu vàng. Trong những nhận định sau
đây, có bao nhiêu nhận định đúng về ví dụ trên?
(1) Hai dạng chim chích trên sống ở các vùng địa lí khác nhau nên chúng thuộc hai loài khác nhau.
(2) Chim chích phao câu càng phương đông và chim chích phao câu vàng phương tây có khu vực phân bố khác
nhau.
(3) Do thuộc cùng một loài, nên quân thể chim chích phao câu vàng phương đông và quần thể chim chích phao
câu vàng phương tây có vốn gen chung và có thành phần kiểu gen giống nhau.
(4) Trong tự nhiên, hai dạng chim chích này có sự cách li địa lí với nhau nên chúng ít gặp gỡ để giao phối với
nhau và sinh ra con bất thụ.


(5) Bằng chứng thuyết phục nhất chứng minh hai dạng này thuộc cùng một loài là chúng có khả năng giao phối
với nhau và đời con của chúng có sức sống , có khả năng sinh sản.
(6) Vì hai dạng chim chích trên có cùng chung nhu cầu về thức ăn và rất giống nhau vè màu sắc nên chúng thuộc
cùng một loài.
A. 3
B.5
C.4
D.2
Lời giải: (1) sai vì sống ở các vùng địa lí khác nhau nếu không CLSS thì không phải 2 loài.
Câu 17. Cho các thông tin sau:
(1) Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit.
(2) Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn.
(3) Ở vùng nhân của vi khuẩn có một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều biểu

hiện thành kiểu hình.
(4) Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.
Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn sự
thay đổi tần số alen trong các sinh vật nhân thực:
A. (2) và (4)
B. (3) và (4)
C. (2) và (3)
D. (1) và (4)
Câu 18. Cho các phát biểu sau:
(1) Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động lên từng các thể sinh vật vì vậy mỗi cá thể sinh
vật đều có thể tiến hóa.
(2) Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, suy cho cùng mọi biến dị di truyền cung cấp cho quá trình tiến hóa đều là
đột biến.
(3) Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọc lọc tự nhiên không phải là nguyên nhân duy nhất tạo nên quá trình tiến
hóa nhỏ nhưng chỉ có chọn lọc tự nhiên mới cải thiện được khả năng thích nghi của sinh vật.
(4) Giao phối ngẫu nhiên là một nhân tố tiến hóa cơ bản vì nó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của
quần thể.
(5) Áp lực của chọn lọc tự nhiên nhỏ hơn nhiều so với áp lực của quá trình đột biến.
(6) Ở vi khuẩn đột biến gen lặn có hại khi mới phát sinh sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi quần thể giống như đào
thải alen trội có hại.
(7) Quần thể có kích thước rất lớn thì tần số alen của quần thể ít bị biến đổi vì tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
lên quần thể bị hạn chế.
(8) Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nhiều các thể mang kiểu hình
thích nghi với môi trường.
Số phát biểu đúng: A. 2
B. 3
C. 4
D. 6
Lời giải: (2) sai vì biến dị di truyền cung cấp cho quá trình tiến hóa ngoài đb còn có BDTH
(5) sai vì Áp lực của chọn lọc tự nhiên nhỏ hơn nhiều so với áp lực của quá trình đột biến.

Câu 19. Cho các phát biểu sau:
(1) Theo quan niệm hiện đại, quần thể là đơn vị tồn tại, sinh sản của loài trong tự nhiên, cấu trúc di truyền ổn
định, cách ly tương đối với các quần thể khác trong loài, có khả năng biến đổi vốn gen dưới tác dụng của các nhân
tố tiến hóa.
(2) Đột biến tự nhiên được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa, trong đó đột biến nhiễm sắc
thể là nguyên liệu chủ yếu.
(3) Môt alen lặn có thể biến mất hoàn toàn khỏi quần thể sau 1 thế hệ bởi tác động của chọn lọc tự nhiên.
(4) Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số tương đối của alen mà làm thay đổi thành phần kiểu
gen của quần thể.
(5) Phân ly độc lập, trao đổi chéo và sự thụ tinh là ba cơ chế xuất hiện trong sinh sản hữu tính hình thành nên
nguồn biến dị lớn cho quá trình tiến hóa.


Số phát biểu đúng: A.2
B. 3
C. 4
D.5
Lời giải: (2) sai vì ĐBG mới là nguyên liệu chủ yếu.
(3) sai vì CLTN đào thải alen lặn qua nhiều thế hệ.
Câu 20. Cho các phát biểu sau:
(1) Áp lực của quá trình đột biến thể hiện ở tốc độ biến đổi tần số các alen bị đột biến.
(2) Quần thể càng nhỏ càng dễ chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
(3) Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến có vai trò tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo
hướng xác định.
(4) Tiến hóa có thể xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.
(5) Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với
các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
(6) Mọi loại biến dị đều là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
(7) Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng và phong phú là do chọn lọc tự nhiên tác
động lên cơ thể sinh vật thông qua 2 đặc tính là biến dị và di truyền của sinh vật.

(8) Đột biến hầu hết hết là lặn và có hại cho sinh vật, xuất hiện vô hướng và có tần số thấp, luôn di truyền được
cho thế hệ sau.
Số phát biểu không đúng:
A. 2
B. 4
C. 5
D. 7
Lời giải (3) sai vì đb là nhân tố vô hướng
(4) sai vì không có biến dị thì không có nguyên liệu cho tiến hóa nên không thể tiến hóa.
(6) sai vì BD không di truyền không phải là nguyên liệu tiến hóa.
(8) sai vì đb xảy ra ở tb sinh dưỡng thì không di truyền được.
Câu 21: Có bao nhiêu nhận định sau đây không đúng theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại?
(1) Các cơ chế cách li là nhân tố tiến hóa đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hóa hình thành loài,
giúp bảo toàn đặc điểm riêng cho mỗi loài.
(2) Các quần thể cùng loài sống ở các điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen của
các quần thể đó theo những hướng khác nhau.
(3) Sự sai khác về vốn gen giữa các quần thể cách li địa lí, đến một lúc nào đó có thể xuất hiện sự cách li sinh sản
như cách li tập tính, cách li mùa vụ... làm xuất hiện loài mới.
(4) Khi một nhóm sinh vật tiên phong di cư tới đảo mới, điều kiện sống mới và sự cách li tương đối về mặt địa lí
dễ dàng biến quần thể nhập cư thành một loài mới sau một thời gian tiến hóa.
(5) Nếu kích thước quần thể quá nhỏ thì tần số alen có thể bị thay đổi hoàn toàn do yếu tố ngẫu nhiên.
A. 1.
B. 2.
C.3.
D.4.
Câu 22: Cho các nhân tố tiến hóa
1. Đột biến
2. Di nhập gen
3. Giao phối không ngẫu nhiên
Cho các đặc điểm sau:

(a) Làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(b) Làm nghèo vốn gen của quần thể.
(c) Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
(d) Là nhân tố tiến hóa có hướng.
(e) Không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(f) Là nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen chậm nhất.
Đâu là đáp án nối chính xác giữa nhân tố tiến hóa và đặc điểm của nhân tố đó?
A. 1. (a), (c), (f); 2. (a), (b); 3. (b)
B. 1. (a), (d), (f); 2. (a), (b); 3. (e)
C. 1. (a), (b), (c); 2. (a), (d); 3. (b)
D. 1. (a), (c), (f); 2. (b), (f); 3. (d)
4. Vận dụng cao


Câu 23. Giả sử một quần thể có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA : 0,5AA : 0,25aa. Xét các trường hợp tác động của
nhân tố tiến hóa sau đây:
(1) Sự giao phối không ngẫu nhiên.
(2) đột biến làm cho gen A thành gen a.
(3) Chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu gen đồng hợp lặn.
(4) Chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu gen dị hợp.
(5) Di – nhập gen.
(6) Chọn lọc tự nhiên chống lại đồng hợp trội và đồng hợp lặn.
Có bao nhiêu trường hợp làm tỉ lệ kiểu gen của quần thể biến đổi qua các thế hệ theo xu hướng giống nhau?
A: 3.
B: 4.
C: 1
D: 2
Trong các nhân tố nói trên thì nhân tố (1) và (4) làm cho thành phần kiểu gen thay đổi theo hướng giống nhau
(tăng tỉ lệ đồng hợp và giảm tỉ lệ dị hợp).
Câu 24 : Trong một quần thể ngẫu phối, ban đầu có 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa. Nếu khả năng thích nghi

của kiểu gen AA và Aa kém hơn so với kiểu gen aa thì tỉ lệ của kiểu gen dị hợp (Aa) sẽ thay đổi như thế nào
trong các thế hệ tiếp theo của quần thể?
A: Liên tục tăng dần qua các thế hệ
B: Ở giai đoạn đầu tăng dần, sau đó giảm dần
C: Liên tục giảm dần qua các thế hệ
D: Ở giai đoạn đầu giảm dần, sau đó tăng dần
Chọn lọc tự nhiên đang chống lại alen trội A và ưu tiên cho alen a nên tần số a tăng dần.
Tỉ lệ kiểu gen Aa phụ thuộc vào tần số A và a. Kiểu gen Aa có tỉ lệ lớn nhất khi tần số A = a = 0,5.
Tần số a lúc đầu = 0,2 nên khi tần số a tăng dần thì tỉ lệ kiểu gen Aa tăng dần cho đến khi tần số A = a = 0,5. Vì
vậy ở giai đoạn đầu của chọn lọc, tỉ lệ kiểu gen Aa tăng dần cho đến giá trị 0,5 và sau đó giảm dần.



×