Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề tham khao thi TN12 Ngữ Văn (8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.34 KB, 4 trang )

SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT 2009
TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY ***************************
I- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm).
Câu I(2 điểm): Nêu những nét lớn về cuôc đời và sự nghiệp văn học
của M. Sô-lô-khốp. Kể tên ít nhất ba tác phẩm tiêu biểu của ông.
Câu II(3điểm): Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị)
về câu danh ngôn:
“Hiểu biết là điều còn lại sau khi người ta đã quên hết”.
II- PHẦN RIÊNG (5,0 ĐIỂM).
Câu III.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích tình huống truyện độc đáo mà Kim Lân đã tạo dựng trong
truyện ngắn “Vợ nhặt”.
Câu III.b. Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm).
Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan
Viên:
“Nhớ bản sương giăng , nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”.
( Tiếng hát con tàu - Viên Chế Lan)
=======================HẾT=========================
TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐÁP ÁN
==========@========= ********************

I- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm )
Câu 1 ( 2 điểm ):
HS trình bày được các ý cơ bản sau:


- M. Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn vĩ đại của Liên Xô. Sô-lô-khốp sinh
trưởng trong một gia đình nông dân ở thị trấn Vi-ô-sen-xcai-a, thuộc tỉnh Rô-xtốp
trên vùng thảo nguyên sông Đông.
- Nội chiến bùng nổ (1918-1921), Sô-lô-khốp tham gia công tác cách mạng.
Cuối năm 1922, ông lên thủ đô, chấp nhận làm mọi nghề để sinh sống và thực hiện
giấc mơ viết văn. Năm 1925, ông trở lại quê hương và bắt đầu viết tiểu thuyết
“Sông Đông êm đềm”.
- Trong thời kì chiến tranh vệ quốc (1941-1945), Sô-lô-khốp xông pha nhiều
chiến trường, viết nhiều bài chính luận, bài kí, truyện ngắn nổi tiếng. Sau chiến
tranh, ông vẫn chủ yếu tập trung vào sáng tác. Năm 1965, ông được tặng giải
thưởng Nô-ben về văn học.
- Kể tên ba tác phẩm tiêu biểu của ông: Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang,
Số phận con người…
Câu 2 ( 3 điểm ):
a/ Yêu cầu về kĩ năng: - HS hiểu đúng yêu cầu đề bài. Biết cắt nghĩa nội
dung có vẻ mâu thuẩn “giữa hiểu biết” và “cái còn lại sau khi đã quên hết”. Biết
nhận xét, đánh giá và nêu được suy nghĩ của cá nhân.
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có nhiều suy nghĩ khác nhau nhưng cần đạt
được các ý chính sau:
- Hiểu biết thực sự có giá trị ở mỗi con người là những kiến thức đã được sàng lọc
thành vốn liếng riêng của bản thân (Danh ngôn không phủ nhận việc học hỏi,tích
luỹ kiến thức và không phủ nhận việc ghi nhớ những kiến thức quan trọng)
- Việc tích luỹ kiến thức phải là một quá trình chuyển hoá từ hiểu biết chung mọi
mặt thành một thứ vốn liếng riêng, một thứ bản lĩnh trí tuệ của bản thân.
- Tiêu chuẩn đánh giá trình độ hiểu biết của một người không phải ở khối lượng
kiến thức đã thu lượm mà là ở chất lượng kiến thức đã được chuyển hoá thành vốn
liếng từng người.
- Danh ngôn là một lời giáo huấn, một kết luận có giá trị tổng kết sâu sắc cho mỗi
con người chúng ta trên con đường học tập, nghiên cứu, lao động sáng tạo.

II- PHẦN RIÊNG ( 5,0 điểm )
Câu III.a.
a/ Yêu cầu về kĩ năng: HS biết cách làm bài nghị luận văn học phân tích
một khía cạnh về nghệ thuật của tác phẩm tự sự; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt
mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp…
b/ Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về truyện ngắn “Vợ nhặt”
của Kim Lân, HS cần phân tích được tình huống truyện với các ý cơ bản sau:

- Tình huống truyện một phần thể hiện ngay trong nhan đề tác phẩm: Vợ
nhặt. Anh Tràng nhặt được vợ ở chợ nhờ một câu nói đùa, nhờ đãi 4 bát bánh đúc.
- Tình huống xảy ra trong lúc đói kém nên khiến cho cả xóm ngụ cư ngạc
nhiên, bà cụ Tứ ngạc nhiên và cả Tràng cũng lấy làm bối rối về bản thân mình.
- Chính trong hoàn cảnh bi đát, tuyệt vọng ấy lại làm cho ba con người cùng
khổ nương tựa vào nhau, cùng nhau hy vọng vào tương lai…
- Trong tình huống đặc biệt ấy, nhà văn đã để cho nhân vật bộc lộ tính cách và
họ vẫn không mất niềm tin vào sự sống, vẫn cưu mang, đùm bọc nhau cùng xây
dựng gia đình và hi vọng vào ngày mai…
- Tình huống truyện cũng tạo cho nhà văn có tiếng nói riêng tố cáo thực dân
phong kiến đã gây nên nạn đói khủng khiếp, đã hạ phẩm giá con người thấp đến
mức rẻ mạt, vợ theo, “nhặt” được vợ chỉ vài bát bánh đúc.
- Tình huống truyện độc đáo, tâm lý nhân vật tinh tế, ngôn ngữ nông thôn
nhuần nhuyễn đã góp phần làm nên thành công của truyện ngắn “Vợ nhặt”.
Câu III.b.

a/ Yêu cầu về kĩ năng: HS biết cách bình giảng một đoạn thơ trữ tình. Kết
cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp…
b/ Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Chế Lan Viên và
bài thơ “Tiếng hát con tàu”, phát hiện và phân tích được những đặc sắc nghệ thuật
để làm nổi bật giá trị nội dung của đoạn thơ. Cần nêu bật các ý chính sau:
- “Tiếng hát con tàu” là khúc hát say mê, rạo rực của một tâm hồn thơ đã

thoát khỏi cái khung chật hẹp của một cái tôi nhỏ bé để ra với chân trời rộng lớn
của nhân dân, đất nước. Hồn thơ Chế Lan Viên như hoá thành con tàu tâm tưởng
hăm hở trong hành trình về với nhân dân, về với cuộc đời rộng lớn.
- Theo dòng hoài niệm, mạch thơ dẫn đến những câu thơ mang tính khái quát, triết
lý rút ra từ những trải nghiệm của đời người:
“Nhớ bản sương giăng… đất đã hoá tâm hồn!”.
Bằng những xúc động của chính tâm hồn, nhà thơ đã chiêm nghiệm ra một
chân lý phổ quát của đời sống con người. Những câu thơ có sức lay động cả lòng
và trí mỗi người, khơi dậy trong mỗi chúng ta bao nhiêu là ấn tượng và kỉ niệm về
những vùng đất, những miền quê xa mà ta đã đến, đã sống…
- Mạch thơ dường như đột ngột chuyển sang một rung cảm và suy tưởng khác- về
tình yêu và đất lạ:
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
………………………………………
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”
Nói đến tình yêu và nỗi nhớ, câu thơ của Chế Lan Viên “lấp lánh lên trong
những sắc màu rực rỡ và xôn xao” trong một tâm trạng rung động vừa mơ hồ vừa
thấm thía.
-Những hình ảnh so sánh ở đây mang một ý nghĩa triết lí – Tình yêu ở đây
không chỉ giới hạn trong tình yêu của anh và em mà còn là một biểu hiện kết tinh
của những tình cảm quê hương, đất nước và làm sâu nặng thêm những tình cảm ấy,
bởi thế mà “Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”…
======================@=========================

×