Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu kém môn Toán Khối Trung học phổ thông”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.53 KB, 13 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu kém
môn Toán Khối Trung học phổ thông”

Trang

MỤC LỤC
I. Lí do chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm và mô tả sáng kiến kinh
nghiệm
1. Lí do chọn sáng kiến kinh ngiệm
2. Mô tả sáng kiến kinh nghiệm
II. Các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm

2
3

1. Khảo sát, phân luồng đối tượng học sinh

3

2. Lập kế hoạch, chỉ đạo sâu sát tổ chuyên môn Toán - Tin

4

3. Chỉ đạo, phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và
phụ huynh học sinh

6

4. Đánh giá chất lượng học sinh qua từng giai đoạn

7



5. Khen thưởng kịp thời, kỷ luật nghiêm minh

9

6. Sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm

10

III. Kết quả mong đợi/đạt được từ sáng kiến kinh nghiệm
IV. Khả năng nhân rộng
V. Kết luận
VI. Đề xuất và kiến nghị

10
12
12
12

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :

“GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
Người viết sáng kiến kinh nghiệm: Võ Tấn Phát

1


Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu kém
môn Toán Khối Trung học phổ thông”


CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TOÁN
KHỐI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (SKKN) VÀ MÔ TẢ
SKKN
1. Lí do chọn SKKN
Trong ngành giáo dục hiện nay đã và đang đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng
dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá, đẩy mạnh đổi mới trong công tác quản lí,… nhằm thực
hiện thắng lợi công tác giáo dục toàn diện cho các em học sinh. Các em học sinh được
tiếp cận với các phương pháp giảng dạy mới, tiếp cận với các trang thiết bị, đồ dùng dạy
học, dụng cụ thực hành, thí nghiệm hiện đại, qua đó đã giúp cho các em học sinh tiếp thu
và lĩnh hội kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả; các em học sinh học tập ngày
một tiến bộ.
Trường THCS&THPT Mỹ Phước những năm gần đây đã phát triển một cách vượt
bậc. Cơ sở vật chất ngày một khang trang, các trang thiết bị ngày một hiện đại, tỉ lệ học
sinh khá giỏi ngày một tăng cao, đặc biệt là học sinh của Trường đã đạt các giải thưởng
cao thông qua các cuộc thi về chuyên môn do Phòng Giáo dục Mang Thít và Sở Giáo dục
- Đào tạo Vĩnh Long tổ chức như : học sinh giỏi; học sinh giỏi thực hành, thí nghiệm; văn
hay chữ tốt; nghiên cứu khoa học kỹ thuật,…
Đại bộ phận học sinh của Nhà trường có lối sống, đạo đức tác phong tốt, trình độ
kiến thức ngày một nâng cao, các em học sinh đa số chăm ngoan, học giỏi. Tuy nhiên,
một bộ phận học sinh có chiều hướng học tập sa sút, mà đặc biệt là môn toán khối trung
học phổ thông (THPT). Cuối mỗi năm học, số lượng học sinh yếu kém môn toán của
Trường có chiều hướng gia tăng và hằng năm số học sinh thi lại môn toán là cao hơn các
môn học khác.
Số liệu học sinh thi lại năm học 2014-2015:
Môn
Khối
6
7
8

Tổng
theo
môn
Tổng
HS
THCS
thi lại
10
11
Tổng
theo
môn

Tin
học
0
0
0

Toán



Hóa

Sinh

Văn

Sử


Địa

CD

AV

2
8
4

0
0
0

0
0
0

1
0
0

2
4
4

2
1
0


2
1
2

0
0
0

0
0
0

CN
ghệ
0
0
0

0

14

0

0

1

10


3

5

0

0

0

Tổng
theo khối
(lượt/HS)
9/2
14/8
10/4

Khối 6: 2 HS, Khối 7: 8 HS. Khối 8: 4 HS.
Tổng cộng: 14 HS.
0
0

6
9

0
0

2

0

1
0

5
9

3
3

2
0

3
0

6
0

1
0

0

15

0

2


1

14

6

2

3

6

1

Người viết sáng kiến kinh nghiệm: Võ Tấn Phát

2

29/8
31/9


Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu kém
môn Toán Khối Trung học phổ thông”
Tổng
HS
THPT
thi lại


Khối: 10: 8 HS; Khối 11: 9 HS
Tổng cộng: 17 HS.

Đối với môn toán
Khối

Số học sinh thi lại

10
11

6
9

Số học sinh thi
hỏng lần 1
5
1

Số học sinh thi
hỏng lần 2
4
1

Từ số liệu trên cho thấy môn Toán có số học sinh thi lại cao nhất và số học sinh ở
lại lớp do môn toán cũng cao nhất.
Để chất lượng bộ môn Toán của Nhà trường được cải thiện, số lượng học sinh yếu
kém môn Toán hằng năm giảm đi nên tôi chọn đề tài SKKN “giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác phụ đạo học sinh yếu kém môn Toán khối trung học phổ thông ” để
thực hiện trong năm học 2015 – 2016.

2. Mô tả SKKN
Năm học 2015 – 2016, với cương vị là Phó Hiệu trưởng tôi được thầy Hiệu trưởng
giao nhiệm vụ phụ trách chuyên môn khối THPT; tham mưu về công tác nhân sự; quản lí
phân công chuyên môn, sắp xếp thời khóa biểu,…
Trên cơ sở biên chế nhân sự của Tổ Toán - Tin và kết quả khảo sát chất lượng đầu
năm tôi tham mưu với thầy Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém
môn Toán khối THPT để chỉ đạo Tổ Toán - Tin thực hiện.
Trong quá trình thực hiện tôi phối hợp với giáo viên bộ môn(GVBM), giáo viên
chủ nhiệm(GVCN) và phụ huynh học sinh(PHHS) theo dõi, đôn đốc, nhắc nhỡ học sinh
tích cực tham gia học tập đồng thời đánh giá sự tiến bộ của học sinh qua từng giai đoạn
để có chế bộ khen thưởng động viên học sinh kịp thời và biên chế lại lớp học cho đúng
đối tượng với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng bộ môn Toán, giảm thiểu đến
mức tối đa học sinh thi lại môn toán vào cuối năm học.
II. CÁC GIẢI PHÁP CỦA SKKN
1. Khảo sát, phân luồng đối tượng học sinh
Việc nắm bắt, nhận diện và phân luồng đối tượng học sinh là một việc làm hết sức
cần thiết đối với một giáo viên dạy lớp cũng như đối với Ban giám hiệu (BGH) nhà
trường để từ đó có những biện pháp, giải pháp chỉ đạo thực hiện giảng dạy một cách có
hiệu quả đối với từng loại đối tượng học sinh.
Đầu năm học tôi tham mưu với thầy Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng chuyên môn
khối trung học cơ sở để xây dựng kế hoạch khảo sát chất lượng đầu năm 03 môn: Ngữ
văn, Toán, Tiếng Anh.
Kết quả khảo sát đối với môn Toán khối THPT:
0->3.5
Môn

Toán

Lớp


10A1

3.5->5

5->6.5

6.5->8

8->10

Khối

10

SL

TL

Nữ

SL

TL

Nữ

SL

TL


Nữ

SL

TL

Nữ

SL

TL

Nữ

23

79.3

14

4

13.8

3

1

3.4


1

0

0

0

1

3.4

1

Người viết sáng kiến kinh nghiệm: Võ Tấn Phát

3


Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu kém
môn Toán Khối Trung học phổ thông”
Toán

10A2

10

25

89.3


12

1

3.6

1

2

7.1

1

0

0

0

0

0

0

Toán

10A3


10

29

100

12

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0


0

Toán

10A4

10

20

69

7

8

27.6

7

1

3.4

1

0

0


0

0

0

0

Toán

10A5

10

1

3.4

1

3

10.3

2

5

17.2


4

9

31.0

9

11

38.0

5

46

16

13

9

7

9

9

12


Tổng

98

6

Toán

11A1

11

17

56.7

6

6

20

3

5

16.7

3


2

6.7

0

0

0

0

Toán

11A2

11

13

44.8

7

8

27.6

4


7

24.1

2

1

3.4

0

0

0

0

Toán

11A3

11

20

71.4

8


3

10.7

1

5

17.9

3

0

0

0

0

0

0

Toán

11A4

11


3

10

2

1

3.3

1

5

16.7

3

5

16.7

3

16

53.3

13


23

18

9

22

11

8

3

16

Tổng

53

13

Toán

12A1

12

2


6.1

1

7

21.2

3

17

51.5

6

6

18.2

4

1

3.0

0

Toán


12A2

12

21

75

9

6

21.4

4

1

3.6

0

0

0

0

0


0

0

Toán

12A3

12

0

0

0

1

2.9

0

3

8.6

3

9


25.7

6

22

62.9

16

10

14

7

21

9

15

10

23

Tổng
TỔNG


23
357hs

17
4

48.7

48

13.
4

52

14.6

32

9.0

51

16
14.3

Với kết quả khảo sát này, tôi thực hiện bước thứ hai: lập kế hoạch phụ đạo học
sinh yếu kém môn toán khối THPT.
2. Lập kế hoạch, chỉ đạo sâu sát tổ chuyên môn Toán - Tin
Trên cơ sở về biên chế nhân sự của Tổ Toán - Tin thì Tổ Toán - Tin còn dư nhân

sự. Do đó, tôi tham mưu và xin ý kiến của thầy Hiệu Trưởng về việc phụ đạo học sinh
yếu kém môn Toán Khối THPT và tôi đã xây dựng kế hoạch số 126/KH-MP, ngày 16
tháng 9 năm 2015 về “Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém môn Toán khối THPT năm
học 2015 - 2016” để chỉ đạo Tổ Toán - Tin thực hiện.
Trong đó, tôi nêu mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ rất rõ ràng và phân công cụ thể
từng giáo viên phụ trách các khối, lớp:
Mục đích:
- Trang bị lại các kiến thức đã hỏng, kiến thức cơ bản và kiến thức ở mức độ
nhận biết, thông hiểu bám sát theo chương trình giáo dục hiện hành đối với môn Toán
khối THPT. Tạo được nền tản các kiến thức cơ bản để học sinh có khả năng tiếp thu các
kiến thức mới được học trên lớp theo chuẩn kiến thức kỹ năng; hình thành kỹ năng làm
bài và giải toán;
- Nâng cao chất lượng bộ môn toán khối THPT.
Yêu cầu:
Đối với học sinh:
- Đi học theo đúng danh sách mà GVBM đã chọn và đúng thời gian qui định;
- Khi nghỉ học phải xin phép GVCN;
- Khi đi học phải mặc đồng phục giống như học giờ chính khóa; Ghi bài và chép
bài đầy đủ; Không được tự ý bỏ tiết khi chưa xin phép GVBM hoặc GVCN;
Người viết sáng kiến kinh nghiệm: Võ Tấn Phát

4


Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu kém
môn Toán Khối Trung học phổ thông”

- Mỗi lớp cử 01 học sinh làm lớp trưởng và 01 học sinh làm lớp phó để theo dõi,
quản lí lớp học, phân công trực nhật.
Đối với giáo viên dạy lớp:

- Lựa chọn học sinh, lập danh sách học sinh học phụ đạo theo đúng đối tượng;
tuyệt đối không được phụ đạo nguyên cả lớp;
- Giảng dạy tích cực, nhiệt tình, tận tâm với học sinh;
- Không tạo áp lực, gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề đối với học sinh;
- Đảm bảo giảng dạy theo đúng kế hoạch thời gian và đúng mục đích của kế
hoạch. Nghỉ phải xin phép BGH;
- Điểm danh, ghi nội dung dạy và ghi nhận thái độ học tập của học sinh vào sổ
đầu bài phụ đạo vào mỗi buổi học;
- Liên hệ chặc chẽ với BGH và giáo viên chủ nhiệm lớp học khi học sinh thường
xuyên vắng học hoặc có các dấu hiệu bất thường xảy ra;
- Sau khi giảng dạy xong một chủ đề giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra để
đánh giá mức độ tiếp thu của các em học sinh.
- Sau các đợt điểm tháng 9-10; HKI; 01-02: giáo viên nhận xét về sự tiến bộ của
học sinh và biên chế lại đối tượng lớp học. Những học sinh nào đã có sự tiến bộ, đảm bảo
các kiến thức cơ bản, đáp ứng được yêu cầu tiếp thu được các kiến thức của buổi học
chính khóa thì có thể cắt tên các em ra khỏi danh sách và bổ sung các em nào yếu kém,
chậm tiến vào danh sách.
Đối với GVCN:
- Phân công Ban cán sự lớp học; phân công chia nhớm vệ sinh phòng học;
- Hằng tuần phải xem sổ đầu bài để theo dõi và quản lí lớp học;
- Động viên, khuyến khích, nhắc nhỡ việc học tập của các em học sinh;
- Liên hệ chặt chẽ với giáo viên bộ môn, BGH và PHHS trong việc quản lí, nhắc
nhỡ việc học tập của các em học sinh;
Trên cơ sở kết quả khảo sát chất lượng đầu năm và biên chế nhân sự của Tổ Toán
Tin mà tôi biên chế lớp học như sau:
- Khối 10: Các lớp từ 10/1 đến 10/4 lựa chọn không quá 9 học sinh yếu môn
Toán/ lớp biên chế thành 01 lớp. (Không quá 36 HS). Giáo viên giảng dạy: Võ Tấn Phát.
Dạy 02 tiết/tuần.
- Lớp 11/1 và 11/2: Mỗi lớp chọn không quá 12 học sinh, biên chế thành 01 lớp.
Giáo viên giảng dạy: Nguyễn Thị Trang Thanh. Dạy 03 tiết/tuần.

- Lớp 11/3: Chọn không quá 20 học sinh, biên chế thành 01 lớp. Giáo viên giảng
dạy: Nguyễn Hoàng Phương. Dạy 03 tiết/tuần.
- Lớp 12/1: Lựa chọn không quá 20 học sinh, biên chế thành 01 lớp. Giáo viên
giảng dạy: Văn Thành Hải; Dạy 02 tiết/tuần.
- Lớp 12/2: Lựa chọn không quá 20 học sinh, biên chế thành 01 lớp. Giáo viên
giảng dạy: Trần Thị Thủy Tiên; Dạy 02 tiết/tuần.
Người viết sáng kiến kinh nghiệm: Võ Tấn Phát

5


Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu kém
môn Toán Khối Trung học phổ thông”

- Lớp 12/3: Lựa chọn không quá 20 học sinh, biên chế thành 01 lớp. Giáo viên
giảng dạy: Nguyễn Thị Minh Thái; Dạy 02 tiết/tuần.
Riêng đối với lớp 12/3 (Lớp chọn) đối tượng học sinh trung bình yếu không còn
nữa thì giáo viên sẽ dạy các chủ đề nâng cao cho học sinh toàn lớp.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch, tôi luôn quan tâm, theo dõi sổ đầu bài, động
viên giáo viên thực hiện tốt kế hoạch đề ra, phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm trong
khâu quản lí học sinh; đặc biệt là giảng dạy những nội dung cốt lỗi, cơ bản, trọng tâm.
Ví dụ:
Đối với lớp 10: Cần giảng dạy các kiến thức về: quy đồng, công trừ, nhân chia các
đa thức, phân thức; các tập hợp số và các phép toán trên tập hợp số; xét dấu nhị thức bậc
nhất, tam thức bật hai; các công thức lượng giác cơ bản; vec tơ và các phép toán trên vec
tơ; các hệ thức lượng trong tam giác; hệ trục tọa độ Oxy; phương trình đường thẳng;
phương trình đường tròn.
Đối với lớp 11: Cần giảng dạy các nội dung về: quy đồng, công trừ, nhân chia các
đa thức, phân thức; công thức lượng giác, phương trình lượng giác; các công thức cơ bản
về đại số tổ hợp; cấp số cộng; cấp số nhân; giới hạn của hàm số; đạo hàm; phương trình

tiếp tuyến của đường cong; kỹ năng vẽ hình không gian; phương pháp chứng minh đường
thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song; phương pháp chứng minh
đường thẳng vuông góc với đường thẳng, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt
phẳng vuông góc.
Đối với lớp 12: Cần giảng dạy các nội dung về: khảo sát hàm số và các bài toán
liên quan; phương trình mũ, lôgarit; các tích phân cơ bản; số phức; các bài toàn tìm thể
tích khối đa diện đơn giản; phương pháp tọa độ trong không gian.
Có thể nói công tác chỉ đạo, kiểm tra là một việc làm hết sức cần thiết và quan
trọng đối với BGH trong quá trình thực hiện các kế hoạch. Nếu BGH không quan tâm
đến công tác này kết quả thực hiện các kế hoạch sẽ không đạt được như mong đợi. Trong
thời gian đầu năm từ tháng 9 đến tháng 11/2015, tôi đã không thức hiện tốt khâu kiểm tra,
theo dõi quá trình thực hiện giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh trong kế
hoạch phụ đạo học sinh yếu kém nên đã có rất nhiều học sinh không đến lớp mà GVBM
và GVCN không quan tâm, không có giải pháp để giúp các em trở lại lớp tham gia học
tập. Do đó, tôi đã rút kinh nghiệm và chỉ đạo sát sao hơn trong học kỳ 2, từ đó số lượng
học sinh không vào lớp học đã giảm đáng kể.
3. Chỉ đạo, phối hợp tốt với GVCN, GVBM và PHHS
Như đã nêu ở phần trên, công tác kiểm tra, giám sát là một việc làm vô cùng quan
trọng đối với người lãnh đạo, nó quyết định sự thành bài của các nội dung của kế hoạch
mà mình đề ra. Rút kinh nghiệm ở học kỳ một, học kỳ hai tôi đã giám sát chặt chẽ hơn
quá trình thực hiện phụ đạo học sinh yếu kém của các bộ phận có liên quan: giáo viên
chủ nhiệm, GVBM, học sinh.
Qua kiểm tra tôi thấy: học sinh vắng học rất nhiều; GVBM thiếu sự phối hợp với
GVCN và BGH trong việc động viên, quản lí, giáo dục ý thức học tập của học sinh, trong
giảng dạy thiếu sự động viên, khuyến khích học sinh; một số GVCN không quan tâm đến
công tác phụ đạo học sinh yếu kém này nên thiếu sự theo dõi việc học tập của học sinh
dẫn đến không giáo dục các em kịp thời, không có sự phối hợp tốt với PHHS trong việc
Người viết sáng kiến kinh nghiệm: Võ Tấn Phát

6



Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu kém
môn Toán Khối Trung học phổ thông”

giáo dục, quản lí các em. Bằng chứng là khi tôi thông báo cho GVCN biết về tình hình
học sinh và hỏi có thông báo hoặc mời PHHS chưa thì GVCN không biết lớp mình có
bao nhiêu học sinh học phụ đạo, hằng tuần có bao nhiêu học sinh không đến lớp; khi tôi
mời phụ huynh vào trao đổi thì phụ huynh không biết nhà trường có kế hoạch này và
không biết con của họ nằm trong diện phải đi học phụ đạo thêm.
Từ đó tôi chỉ đạo sát sao hơn đối với GVBM và GVCN trong công tác phối hợp để
giáo dục học sinh. Khi học sinh nghỉ học thì phải xin phép GVCN hoặc GVBM, nếu học
sinh nghỉ học không phép thì phải điện thoại báo cho phụ huynh hay nếu nghỉ học 02 lần
liên tiếp trở lên thì mời phụ huynh vào để trao đổi.
Đối với khối 10, do tôi là người trực tiếp dạy lớp nên nên tôi thường xuyên giáo
dục ý thức học tập của học sinh ngay tại trên lớp, đồng thời học sinh lớp nào nghỉ học tôi
đều điện thoại cho GVCN hay để nhắc nhỡ các em. Vì thế mà học sinh lớp 10 có số
lượng học sinh nghỉ học ít.
Còn đối với khối lớp 11 và 12, tôi động viên, nhắc nhỡ các em thông qua buổi sinh
hoạt dưới cờ và dự giờ tiết sinh hoạt chủ nhiệm đồng thời xem sổ đầu bài để thông báo
cho GVCN biết mà có biện pháp giáo dục ý thức học tập của các em học sinh. Đồng thời
yêu cầu GVBM quan tâm và phối hợp với GVCN trong việc động viên, giáo dục và phối
hợp với PHHS để quản lí, giáo dục các em. Nhờ vậy mà học sinh khối 11 và 12 đã đi học
nhiều hơn lúc trước.
4. Đánh giá chất lượng học sinh qua từng giai đoạn
Công tác kiểm tra đánh giá học sinh là hoạt động không thể thiếu khi thực hiện các
hoạt động giáo dục. Trong công tác phụ đạo học sinh yếu kém môn Toán cũng vậy. Ngoài
việc đánh giá học sinh qua các bài tập trên lớp, tôi tổ chức đánh giá học sinh qua các giai
đoạn:
Thứ nhất: khảo sát chất lượng đầu năm để nhận dạng, phân luồng đối tượng học

sinh và biên chế lớp học.
Thứ hai: qua đợt điểm tháng 9,10/2015; thứ ba: đợt điểm sơ kết học kỳ I; thứ tư:
kiểm tra tập trung; thứ năm: đợt điểm tháng 01, 02/2016. Để từ đó nhìn lại kết quả giảng
dạy xem coi học sinh nào có tiến bộ để khen thưởng và thoát kém đồng thời đưa vào
danh sách lớp học những học sinh học hành sa sút rơi vào diện yếu kém.
Qua kết quả đánh giá cho thấy, có một số học sinh đã thoát khỏi danh sách ở đợt
điểm học kỳ I nhưng cũng có học sinh phải vào học phụ đạo mới:
STT

DANH SÁCH RA
HỌ VÀ TÊN

LỚP

STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Trương Thị Kiều Anh
Bùi Thị Như Ngọc
Nguyễn Tấn Phát

Dương Nguyễn Tuyết Trân
Nguyễn Hoàng Khánh
Trần Thị Diễm Mi
Nguyễn Thành Quí
Ngô Thành Nhân
Phạm Thảo Ngân
Phan Thanh Tường

10/1
10/1
10/1
10/1
10/2
10/2
10/3
10/3
10/3
10/3

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


Người viết sáng kiến kinh nghiệm: Võ Tấn Phát

DANH SÁCH VÀO
HỌ VÀ TÊN
Nguyễn Ngọc Anh Duy
Nguyễn Thanh Thư
Lý Hiếu Nhân
Lê Thị Tuyết Như
Lưu Thị Kim Hân
Dương Tấn Hưng
Nguyễn Hữu Phát
Nguyễn Tấn Phát
Đỗ Tấn Phúc
Nguyễn Thị Bích Vân
7

LỚP
10/1
10/1
10/2
10/2
10/3
10/3
10/3
10/3
10/3
10/3


Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu kém

môn Toán Khối Trung học phổ thông”
11
Lê Công Tuấn An
10/4
11
Chế Hồng Phương
10/4
12 Trịnh Thị Ngọc Hân
10/4
12 Nguyễn Giao Thương
10/4
13 Phạm Thị Kim Lan
10/4
13 Phạm Hùng Dũng
10/4
14 Nguyễn Thị Hồng Nhung
10/4
14 Phạm Thị Mỹ Hạnh
10/5
15 Bùi Phú Quí
10/4
16 Phạm Anh Cường
10/4

Kết quả trên cho thấy các học sinh học lớp phụ đạo đã có sự tiến bộ, còn các học
sinh không học phụ đạo lại bị sa sút.
Đối với học sinh khối 11 do học kỳ 2 biên chế giáo viên thay đổi nên toàn bộ học
sinh khối 11 biên chế lại thành 01 lớp với 27 học sinh. (Mỗi lớp chọn lại không quá 10
học sinh yếu nhất. (Phụ lục kèm theo).
Đối với khối lớp 12 thì giáo viên bộ môn xin cho nguyên lớp học để rèn luyện kỹ

năng giải toán cho học sinh vì đa số học sinh các lớp này đều yếu môn toán; các em học
sinh khá, giỏi ở các lớp 12/1, 12/2 thì được phép không đi học.
Việc đánh giá lại sự tiến bộ của học sinh và biên chế lại lớp học đúng đối tượng ở
khối 10 và khối 11 đã làm động lực để các em cố gắng học tập mà thoát kém. Từ đó giúp
các em học sinh chú tâm vào việc học hơn, học tập sẽ tiến bộ hơn. Còn các em thuộc đối
tượng không phải nâng kém thì cũng phải cố gắng học hơn vì sợ sẽ vào lớp bồi kém mà
học.
Và điều đó đã được thể hiện qua đợt điểm tháng 01, 02/2016: Có 12 học sinh đã
thật sự học tập tiến bộ và thoát khỏi lớp nâng kém. Trong đó: 06 học sinh học sinh lớp
10 và 06 học sinh lớp 11 với danh sách và điểm bình quân như sau:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

HỌ VÀ TÊN
Nguyễn Lê Gia Hân
Nguyễn Hải Đăng
Ngô Minh Khang
Lý Hiếu Nhân
Chế Hồng Phương

Lê Thanh Tuấn
Nguyễn Thị Mỹ Ái
Nguyễn Hữu Duy
Ngô Hồng Phúc
Phan Thanh Quỳnh Như
Trần Nguyễn Tiến Tới
Thái Hà Huỳnh Đức

LỚP
10/1
10/2
10/2
10/2
10/4
10/4
11/1
11/1
11/1
11/1
11/1
11/2

ĐIỂM TBM
7.1
7.0
6.3
6.0
8.5
6.0
6.8

7.5
7.3
7.9
6.1
6.3

Còn rất nhiều học sinh khác ở lớp nâng kém có điểm trung bình môn Toán đợt
tháng 01, 02/2016 từ 5.0 đến dưới 6.0, nhưng qua việc trao đổi với GVBM thì được biết
các em có sự tiến bộ nhưng chưa rõ nét nên tôi chỉ xét những học sinh có điểm trung bình
môn từ 6.0 trở lên mới cho thoát kém. Và chỉ có 01 học sinh phải vào thêm lớp nâng
kém, đó là em Phạm Hùng Dũng học sinh lớp 10/4, điểm trung bình môn Toán: 2.5.
Rõ ràng việc phụ đạo học sinh yếu kém mà đặc biệt là giải pháp đánh giá học sinh
qua từng giai đoạn để biên chế lại lớp học đã mang lại hiệu quả thiết thực. Có thể nói đó
là nguồn động lực để thôi thúc học sinh cố gắng học tập mà thoát khỏi yếu kém. Hy vọng
Người viết sáng kiến kinh nghiệm: Võ Tấn Phát

8


Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu kém
môn Toán Khối Trung học phổ thông”

rằng sẽ có nhiều học sinh thoát kém hơn nữa và không có học sinh phải vào thêm cũng
như là xếp loại yếu, kém ở cuối năm học.
5. Khen thưởng kịp thời, kỷ luật nghiêm minh
Việc khen thưởng học sinh có sự tiến bộ trong học tập là một việc làm không thể
không thực hiện khi thực hiện hoạt động giảng dạy mà đặc biệt là giảng dạy đối với học
sinh yếu, kém. Việc khen thưởng này giúp cho học sinh thấy được rằng thầy cô cũng
quan tâm đến mình và học yếu không phải là không được lãnh thưởng, từ đó các em thích
thú hơn khi học tập, quan tâm đến việc học tập nhiều hơn và đó là một trong những giải

pháp hữu hiệu để học sinh có sự cố gắng, tiến bộ trong học tập.
Việc khen thưởng có nhiều hình thức khác nhau: cho điểm 10 khi làm đúng bài tập
hay phát biểu đúng; tuyên dương bằng một lời khen và một tràn vỗ tay của tập thể lớp;
được điểm cộng; bằng những phần quà hoặc những phần quà và giấy khen.
Tôi là người xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém môn toán và là người
kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của học sinh, kết quả của kế hoạch. Tối đã chỉ đạo đối với
Tổ Toán - Tin và phổ biến dưới cờ về việc khen thưởng đối với các lớp phụ đạo học sinh
yếu kém môn toán: trả bài, làm bài tập, bài kiểm tra trên giờ học chí khóa nếu được 10
điểm thì sẽ được khen thưởng 05 quyển tập và 01 giấy khen. Qua các đợt biên chế lại lớp
học, nếu học sinh nào thoát kém thì sẽ được một phần quà 10 quyển tập và 01 giấy khen.
Qua việc động viên khen thưởng như thế sẽ giúp cho học sinh có động lực học tập
hơn để thoát kém. Trong thời gian vừa qua tôi đã khen thưởng 02 học sinh: Nguyễn Hải
Đăng và Lý Hiếu Nhân lớp 10/2 với hình thức tặng 05 quyển tập và 01 giấy khen vào tiết
sinh hoạt dưới cờ vì em đã làm bài kiểm tra 15 phút đạt 10.0đ. Tuy nhiên, nó lại có mặt
hạn chế là các em ngại ngùng và cảm thấy mắc cỡ vì được khen thưởng với thành tích có
sự tiến bộ ở lớp học nâng kém. Do đó các em đề nghị nếu có khen thưởng thì khen
thưởng trên lớp học nâng kém. Và những lần khen thưởng sau tôi đã chỉ đạo và thực hiện
như yêu cầu của các em học sinh. Qua đó mới thấy các em được khen thưởng rất hào
hứng và thích thú, các em nói rằng sẽ đem về khoe với cha, mẹ. Và tôi nghỉ đó là một
thành công trong công tác khen thưởng học sinh.
Bên cạch việc khen thưởng kịp thời đối với học sinh thì việc xử lí hoặc kỷ luật đối
với các học sinh không đến lớp học tập là một việc làm vô cùng cần thiết. Nếu không
phối hợp với PHHS để động viên, nhắc nhỡ ý thức học tập của các em hoặc không kỷ
luật các em không tham gia lớp học hoặc thích thì đi học không thích thì nghỉ học thì các
lớp dạy phụ đạo học sinh yếu kém sẽ không mang lại hiệu quả và mục đích của kế hoạch.
Như đã trình bày ở phần trên, trong học kỳ I thiếu sự quan tâm của BGH, GVBM
dạy lớp, GVCN trong khâu kiểm tra, đôc đốc, nhắc nhở ý thức học tập của các em dẫn
đến có nhiều học sinh không đến lớp mà không có biện pháp giáo dục kịp thời.
Trong học kỳ II, tôi đã trao đổi và chỉ đạo đối với GVCN, các trường hợp học sinh
không đến lớp nhiều lần thì phải mời phụ huynh vào để trao đổi, phối hợp với nhau trong

việc nhắc nhỡ ý thức học tập của học sinh. Các GVCN đã thực hiện tốt điều này đặc biệt
là các GVCN khối 10. Qua đó các em học sinh khối 10 đã đến lớp khá đầy đủ, mỗi một
buổi học mỗi lớp vắng vài em và hầu như đều có xin phép vắng.
Khen thưởng kịp thời, kỷ luật nghiêm minh nếu thực hiện tốt sẽ là một trong
những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường mà cụ thể là
trong công tác phụ đạo học sinh yếu kém mà Trường chúng ta đang thực hiện.
Người viết sáng kiến kinh nghiệm: Võ Tấn Phát

9


Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu kém
môn Toán Khối Trung học phổ thông”

6. Sơ, tổng kết kết, rút kinh nghiệm
Khi thực hiện một nhiệm vụ hay một kế hoạch nào đó, nếu chúng ta bỏ qua khâu
kiểm tra giám sát mà đặc biệt là khâu sơ, tổng kết rút kinh kinh nghiệm thì nhiệm vụ đó,
kế hoạch đó sẽ đạt kết quả không như mong đợi, có khi sẽ dẫn đến thất bại vì ta không tổ
chức sơ kết rút kinh nghiệm để tìm ra những hạn chế, sai sót mà điều chỉnh cho kịp thời.
Trong công tác phụ đạo học sinh yếu kém cũng vậy, khâu sơ kết, tổng kết rút kinh
nghiệm là một khâu vô cùng quan trọng. Do vậy thầy Hiệu trưởng đã chỉ đạo tôi cho tiến
hành kiểm tra tập trung 03 môn Văn, Toán, Tiếng Anh để đánh giá hiệu quả của công tác
phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng trái buổi 03 môn Văn, Toán, Tiếng Anh. Tôi đã
phân công, lên kế hoạch thực hiện kiểm tra được 02 môn Ngữ Văn và Toán, còn môn
Tiếng Anh sẽ thực hiện vào ngày 31/3/2016. Sau khi có kết quả kiểm tra sẽ tiến hành họp
sơ kết, rút kinh nghiệm để đánh giá lại các mặt làm được, các mặt chưa làm được, những
hạn chế thiếu sót, sự tiến bộ của học sinh mà sẽ có những giải pháp thực hiện tốt hơn
trong thời gian tới.
III. KẾT QUẢ MONG ĐỢI/ĐẠT ĐƯỢC TỪ SKKN
Qua gần 07 tháng thực hiện kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém môn Toán khối

THPT, kết quả học tập môn toán ở học kỳ I và đợt điểm tháng 01,02/2016 của năm học
2015 – 2016 như sau:
Kết quả thống kê điểm trung bình môn Toán trong học kỳ I:
Môn Khối
Toán
10
Toán
10
Toán
10
Toán
10
Toán
10
Tổng cộng:
Toán
11
Toán
11
Toán
11
Toán
11
Tổng cộng:
Toán
12
Toán
12
Toán
12

Tổng cộng:
Tổng cộng:

Lớp
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
11A1
11A2
11A3
11A4
12A1
12A2
12A3

0->3.5

3.5->5

5->6.5

6.5->8

8->10

SL

TL


SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1
5
0
0
1
7
1
1
0
0
2
0
3

0
3
12

3.4483
17.857
0
0
3.4483
4.93
3.3333
3.7037
0
0
1.79
0
11.111
0
3.19
3.45

7
7
10
6
0
30
9
7
10

0
26
7
9
1
17
73

24.138
25
35.714
21.429
0
21.13
30
25.926
38.462
0
23.21
21.212
33.333
2.9412
18.09
20.98

10
8
12
6
9

45
10
12
9
1
32
10
13
3
26
103

34.483
28.571
42.857
21.429
31.034
31.69
33.333
44.444
34.615
3.4483
28.57
30.303
48.148
8.8235
27.66
29.6

7

4
3
7
6
27
8
5
6
10
29
11
1
16
28
84

24.138
14.286
10.714
25
20.69
19.01
26.667
18.519
23.077
34.483
25.89
33.333
3.7037
47.059

29.79
24.14

4
4
3
9
13
33
2
2
1
18
23
5
1
14
20
76

13.793
14.286
10.714
32.143
44.828
23.24
6.6667
7.4074
3.8462
62.069

20.54
15.152
3.7037
41.176
21.28
21.84

Kết quả thống kê điểm trung bình môn Toán trong đợt điểm tháng 01,02/2016:
0->3.5
3.5->5
Môn Khối Lớp
Người viết sáng kiến kinh nghiệm: Võ Tấn Phát

5->6.5

6.5->8
10

8->10


Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu kém
môn Toán Khối Trung học phổ thông”
Toán
10 10A1 5 17.241 6
20.69
9
31.034 4 13.793 5 17.241
Toán
10 10A2 8 26.667 4 13.333

9
30
5 16.667 4 13.333
Toán
10 10A3 6 22.222 13 48.148
3
11.111 4 14.815 1 3.7037
Toán
10 10A4 1 3.4483 2 6.8966
8
27.586 7 24.138 11 37.931
Toán
10 10A5 2 6.8966 4 13.793
4
13.793 6
20.69 13 44.828
Tổng cộng:
22 15.28 29 20.14
33
22.92 26 18.06 34 23.61
Toán
11
11A1 2 6.6667 3
10
6
20
14 46.667 5 16.667
Toán
11
11A2 1 3.7037 3 11.111 10 37.037 7 25.926 6 22.222

Toán
11
11A3 10 38.462 9 34.615
1
3.8462 3 11.538 3 11.538
Toán
11
11A4 0
0
0
0
0
0
3 10.345 26 89.655
Tổng cộng:
13 11.61 15 13.39
17
15.18 27 24.11 40 35.71
Toán
12 12A1 0
0
4 12.121 12 36.364 4 12.121 13 39.394
Toán
12 12A2 1 3.7037 3 11.111
4
14.815 8
29.63 11 40.741
Toán
12 12A3 0
0

0
0
1
2.9412 6 17.647 27 79.412
Tổng cộng:
1
1.06
7
7.45
17
18.09 18 19.15 51 54.26
Tổng cộng:
36 10.29 51 14.57
67
19.14 71 20.29 125 35.71

Từ kết quả trên đối chiếu với kết quả khảo sát chất lượng đầu năm cho thấy chất
lượng học tập của học sinh đối với môn Toán tăng lên rõ rệt, đặc biệt là chất lượng học
sinh yếu, kém giảm đáng kể. Còn kết quả đợt tháng 01,02/2016 so với HKI thì số lượng
học sinh yếu, kém tuy có tăng nhưng không đáng kể.
Bảng so sánh tỉ lệ học sinh yếu, kém:
Đầu năm
%
61.2
61.2

HKI

Đợt 2
%


24.34
24.34

24.86
24.86

Tăng/giảm

Ghi chú

- 36.86
- 36.34
+ 0.52

Nếu lấy kết quả học sinh kém ở HKI của khối 10 và 11 năm học 2015 - 2016 so
với số lượng học sinh thi lại của khối 10 và 11 năm học 2014 – 2015 thì đã giảm được 6
em phải thi lại.
Như vậy có thể nói công tác phụ đạo học sinh yếu kém đã thực hiện có hiệu quả.
Hy vọng rằng trong thời gian từ đây đến cuối năm học, với các giải pháp của SKKN này
chất lượng môn Toán của khối THPT sẽ được nâng lên, số lượng học sinh yếu sẽ giảm
đáng kể và không còn học sinh kém môn Toán.
IV. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
Các giải pháp trong SKKN “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh
yếu kém môn Toán Khối Trung học phổ thông ” mà tôi đang thực hiện đã mang lại hiệu quả
thiết thực. Nó đã làm cho chất lượng bộ môn Toán của nhà trường ngày càng được nâng
lên.
Người viết sáng kiến kinh nghiệm: Võ Tấn Phát

11



Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu kém
môn Toán Khối Trung học phổ thông”

Trong các giải pháp mà tôi thực hiện thì giải pháp “khen thưởng kịp thời, kỷ luật
nghiêm minh” khó thực hiện ở vế “kỷ luật nghiêm minh”. Trong đó, khó ở khâu liên hệ
với PHHS để giáo dục ý thức học tập của học sinh vì đa số PHHS bận việc gia đình hoặc
làm ăn xa nên không thể đến trường để trao đổi được hoặc GVCN đến nhà tìm nhưng lại
không gặp.
Nếu ta khắc phục được khó khăn này thì tất cả các giải pháp của SKKN này đều
dễ dàng thực hiện được và áp dụng được cho tất cả các môn học có học sinh yếu, kém.
Và SKKN này có thể là một tài liệu hữu ích cho các đơn vị bạn tham khảo và áp dụng.
V. KẾT LUẬN
Qua việc thực hiện các giải pháp của SKKN này vào quá trình thực hiện kế hoạch
phụ đạo học sinh yếu, kém môn Toán đã đề ra, tôi thấy nó đã có những kết quả đạt được
nhất định như mong đợi. Chất lượng môn Toán ngày càng được nâng cao, số lượng học
sinh yếu kém ngày càng giảm đi. Và đặc biệt các nhóm đối tượng học sinh được tác động
bởi các giải pháp của SKKN này đã học tập tiến bộ, có rất nhiều học sinh đã thoát kém,
còn nhóm đối tượng học sinh không được tác động bởi các giải pháp của sáng kiến lại có
chiều hướng học tập môn Toán sa sút. Điều đó đã được thể hiện qua danh sách ra và vào
lớp phụ đạo mà tôi đã trình bày ở mục 4 của phần II trong sáng kiến này.
Tôi hy vọng rằng trong thời gian tới, BGH, GVCN, GVBM có liên quan đến việc
giảng dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Toán khối THPT quan tâm nhiều hơn nữa đến
việc giáo dục ý thức học tập cho học sinh, thường xuyên phối hợp với nhau để giáo dục
và giảng dạy các em một cách có hiệu quả nhất; các giải pháp của sáng kiến điều được
các bộ phận có liên quan thực hiện đồng bộ, đúng mục đích và nội dung kế hoạch đề ra.
Nếu thực hiện được như thế tôi nghĩ đến cuối năm học 2015 – 2016 sẽ có rất ít học sinh
THPT thi lại môn Toán hoặc không còn học sinh thi lại môn Toán.
Do quá trình viết chuyên đề SKKN còn cập rập về thời gian, kinh nghiệm làm

công tác quản lí chưa nhiều nên SKKN này có thể sẽ còn nhiều thiếu sót. Mong các bạn
đồng nghiệp góp ý chân tình để tôi có thể hoàn chỉnh nội dung sáng kiến và xây dựng đa
dạng các giải pháp của sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng môn Toán của khối THPT,
tạo tiền đề để thực hiện ở khối trung học cơ sở và các môn học khác ở hai cấp học trong
thời gian tới.
VI. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán khối THPT đạt hiệu quả cao, tôi đề
nghị tất cả cán bộ, giáo viên , nhân viên nhà trường phải chung tay cùng nhau thực hiện
nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh.
Đối với GVBM: giảng dạy tận tình, tận tâm, lựa chọn các nội dung kiến thức cơ
bản, quan trọng như trong kế hoạch đã được duyệt để giảng dạy, không tạo áp lực và
không khí nặng nề cho học sinh; động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời; phối
hợp tốt với GVCN và BGH trong khâu quản lí học sinh.
Đối với GVCN: hàng tuần phải kiểm tra sổ đầu bài để xem những học sinh nào
không đến lớp, từ đó giáo dục nhắc nhỡ ý thức học tập cho các em; phối hợp tốt với
GVBM, PHHS, BGH trong khâu quản lí học sinh.
BGH nhà trường thường xuyên trao đổi với nhau, duy trì họp giao ban để từ đó
định ra các giải pháp nhằm hỗ trợ tốt GVCN, GVBM trong việc giáo dục và giảng dạy
Người viết sáng kiến kinh nghiệm: Võ Tấn Phát

12


Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu kém
môn Toán Khối Trung học phổ thông”

học sinh; tổ chức khen thưởng, động viên kịp thời đối với các em có tiến bộ trong học tập
đồng thời kỷ luật nghiêm minh các em học sinh không cố tình không chấp hành Nội quy,
quy định của Nhà trường; sau đợt kiểm tra tập trung và cuối năm học phải tổ chức sơ kết,
tổng kết rút kinh nghiệm về kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém môn Toán khối THPT và

kế hoạch bồi dưỡng trái buổi 03 môn Văn, Toán, Tiếng Anh đối với khối 9 và khối 12 để
có biện pháp chỉ đạo tốt hơn trong thời gian tới.
Trên đây là báo cáo SKKN mà tôi đã thực hiện trong năm học 2015 – 2016, rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của BGH và các bạn đồng nghiệp.
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

Mỹ Phước, ngày 26 tháng 3 năm 2016
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN

Võ Tấn Phát

PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Hội đồng Khoa học trường nhất trí
Xếp loại:……………….
Chủ tịch Hội đồng Khoa học

………………………………

Người viết sáng kiến kinh nghiệm: Võ Tấn Phát

13



×