LỜI NÓI ĐẦU
Truyền hình có vai trò quan trọng đối với nhiều quốc gia, đây có thể coi
như là một tờ báo điện tử cả hình và tiếng đem đến một cách nhanh nhất , sinh
động nhất thông tin về mọi mặt của đời sống –kinh tế-văn hóa –xã hội trong
nước cũng như quốc tế .
Truyền hình không chỉ là thư viện cung cấp thông tin một cách nhanh
chóng , cập nhật mà còn đem đến cho người xem những khoảnh khắc thư giãn
cho người xem sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi bằng các chương
trình giải trí trên truyền hình như : ca nhạc , bóng đá , các game show…. Tất cả
các chương trình đó đều thu hút được sự quan tâm, yêu thích của đông đảo khán
giả ở mọi lứa tuổi.
Để có được một sản phẩm truyền hình hoàn chỉnh để phát sóng là cả một
quá trình tìm tòi , sáng tạo của cả một ê-kip làm truyền hình qua nhiều công
đoạn khác nhau từ xây dựng ý tưởng , viết kịch bản , quay phim, sản xuất tiền
kỳ, dựng hậu kỳ… Một sản phẩm đem đi phát sóng , chất lượng chương trình
đạt yêu cầu có nội dung phù hợp, được đông đảo khán giả yêu thích , đón chờ
chính là mục tiêu, động lực phát triển của nghành truyền hình nói chung và
trung tâm sản xuất chương trình truyền hình nói riêng.
Trong quá trình học tập tại Học viện Báo chí và tuyên truyền , được sự
dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo , tôi đã cố gắng tiếp thu những kiến thức cơ
bản về chuyên nghành sản xuất chương trình truyền hình . Để tạo điều kiện
được tiếp cận thực tế và phục vụ cho nghề nghiệp sau này , nhà trường đã liên
hệ và đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại Đài PT-TH Thanh Hóa . Đối với
tôi, đây là quãng thời gian vô cùng quý giá , giúp tôi phát huy những gì đã học
và tiếp thu những kiến thức bổ ích .
Sau 3 tháng thựctập , đây không phải là thời gian dài nhưng cũng đủ để
những sinh viên truyền hình như chúng tôi được cọ xát , hiểu biết thêm về thực
tế công việc cũng như có thêm nhiều kinh nghiệm , bài học .
Qua bài báo cáo thực tập lần này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành :
Thứ nhất là đối với Nhà trường và các thầy cô giáo đã tạo điều kiện cho em có
cơ hội được thử sức và thực hiện việc thực tập thực tế nhằm giúp cho sinh viên
làm quen với môi trường làm việc thực sự chuyên nghiệp , tìm hiểu được những
công việc thực tế trong việc sản xuất các tác phẩm truyền hình . Để từ đây mỗi
sinh viên có thêm nhiều hiểu biết , kiến thức thực tế về nghề nghiệp của mình
cũng như rút ra những kinh nghiệm, bài học quý báu cho công việc sau này
.Tránh đi những bỡ ngỡ ban đầu để thực hiện các công việc được giao tốt hơn.
Đây chính là cơ hội thử nghiệp quý giá để mỗi sinh viên tự nhận thấy xem bản
thân mình còn thiếu gì nếu ra nghành bước vào một môi trường chuyên nghiệp ,
từ đó có thể kịp bổ sung một cách hiệu quả trong năm học tới .
Bên cạnh đó cũng xin gửi lời cảm ơn đến với các thầy giáo , cô giáo trong
khoa Phát thanh-Truyền hình đã hướng dẫn chúng em một cách tận tình và chu
đáo về việc kiến tập lần này để chúng em có một kỳ kiến tập hiệu quả , đạt ấn
tượng tốt đối với nhà Đài . Từ việc dạy cho chúng em cách ứng xử, cách tiếp
cận rồi việc ghi lại những điều mình đã học như thế nào ….
Tiếp theo tôi xin gửi lời cảm ơn tới Đài Phát thành và Truyền hình Thanh
Hóa đã tiếp nhận để tôi có cơ hội được học tập kinh nghiệm một cách chuyên
nghiệp tại đây. Cảm các anh chị trong phòng Thời sự đã trực tiếp hướng dẫn ,
giúp đỡ và tạo cơ hội cho tôi được tham gia vào việc sáng tạo các tác phẩm báo
chí , được cọ xát thực tế . Đặc biệt là thái độ nhiệt tình , ân cần chỉ dạy của các
anh ch9ij đã tạo tâm thế thoải mái cho những sinh viên thực tập như chúng tôi
khỏi những e dè , bỡ ngỡ.
NỘI DUNG BÁO CÁO KIẾN TẬP
Phần I : Thông tin về cơ cấu tổ chức hoạt động của Đài Truyền Hình
Thanh Hóa
•
Khái quát về tổ chức bộ máy :
•
Quy trình thành lập
•
V ị trí chức năng và Nhiệm vụ quyền hạn
•
V ị trí chức năng
•
Nhiệm vụ quyền hạn
•
Cơ cấu tổ chức
•
Cơ sở vật chất
•
Các hoạt động chủ yếu của Đài Phát Thanh - Truyền Hình Thanh
•
Về công tác tuyên truyền
•
Chương trình Phát Thanh
•
Chương trình Truyền Hình
•
Về công tác kĩ thuật
•
Các chỉ tiêu phát sóng phát thanh - truyền hình đã đạt được
Hóa
Phần II: Nội dung thực tập
•
Mục đích,nhật kí thực tập
•
Mục đích
•
Nhật kí thực tập
•
Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập
•
Thuận lợi
•
Khó khăn
•
Bài học kinh nghiệm
•
Về nhận thức chính trị
•
Về đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp
•
Về ý thức tổ chức kỉ luật
Phần III: Tác phẩm thực hiện trong quá trình thực tập
Phần IV: Khảo sát , đánh giá một chương trình truyền hình trong quá quá
trình thực tập.
Kết Luận
THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP NGHIỆP
VỤ
Họ và tên sinh viên: Đỗ Thị Vân.
Lớp: Truyền hình K32A1
Khoa :Phát thanh – Truyền hình.
Thời gian thực tập từ ngày 11/01/2016 đến ngày 14/4/2015
Cơ quan thực tập : Đài Phát Thanh và Truyền Hình Thanh Hóa
Địa Chỉ: Số 8- đường Hạc Thành - phường Tân Sơn - Thành Phố Thanh
Hóa
Cán bộ hướng dẫn : Phạm Quang Tùng.
Chức vụ : Phóng viên – phòng Thời sự
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH
THANH HÓA
•
Khái quát về tổ chức bộ máy
•
Quá trình thành lập
Đài phát thanh Thanh Hóa,tiền thân của Đài Phát Thanh – Truyền Hình
Thanh Hóa được thành lập ngày 26 tháng 5 năm 1956.
Ngày 19/9/1977 theo Nghị định của Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, Đài
Phát Thanh - Truyền Hình Thanh Hóa được thành lập,do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh
trực tiếp quản lí.
Ngày 12/3/1979 Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh ra Quyết định số
230TC/UBTH thành lập Đài Phát Thanh và Truyền Hình Thanh Hóa.
Ngày 2/9/1978 Đài thử nghiệm chương trình truyền hình đầu tiên
Ngày 21/1/2009 Được sự đồng ý của Bộ TT&TT, Đài đưa tín hiệu
chương trình truyền hình lên vệ tinh Vinasat1
Ngày 14/7/2009 đưa tín hiệu phát thanh lên Vinasat1
Ngày 31/12/2013 Chương trình truyền hình của Đài được đưa vào mạng
cáp truyền hình số của Đài Truyền Hình Việt Nam phủ song toàn quốc.
•
Vị trí chức năng và nhiệm vụ quyền hạn
•
Vị trí chức năng
Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa (tên giao dịch tiếng anh là:
Thanh Hoa Radio and Television Station, có tên viết tắt là TTV) là đài phát
thanh và truyền hình của tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Địa chỉ của Đài là số 8 Hạc Thành, phường Tân Sơn, thành phố Thanh
Hóa.
Đài Phát thanh và truyền hình Thanh Hóa được thành lập ngày 26 tháng 9
năm 1956, là cơ quan trực thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, có chức
năng thông tin, tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật chế độ
chính sách của Nhà nước, quản lý thống nhất sự nghiệp phát thanh và truyền
hình trên địa bàn tỉnh.
Đài phát thanh và truyền hình tỉnh chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp,
toàn diện của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về
chuyên môn nghiệp vụ của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt
Nam.
•
Nhiệm vụ quyền hạn
Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Thanh Hóa thực hiện đầy đủ những
nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành của Nhà nước và của Uỷ ban Nhân dân tỉnh về lĩnh vực phát thanh và
truyền hình. Có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu:
Tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị của Tỉnh ủy, Hội
đồng Nhân dân tỉnh, Uỷ ban Nhân dân tỉnh về lĩnh vực phát thanh và truyền
hình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Nghiên cứu, xây dựng trình UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển về
phát thanh và truyền hình trong tỉnh, các chương trình phát thanh và truyền hình
theo định hướng chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh nhằm kịp thời phổ
biến, tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước,
nhiệm vụ chính trị và các chủ trương công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh,
tổ chức chỉ đạo thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Triển khai thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách của Trung ương và của
UBND tỉnh về quản lý phát thanh và truyền hình, phát hiện các vấn đề về cơ
chế, chính sách của Nhà nước không phù hợp, đề xuất với các cấp có thẩm
quyền sửa đổi, bổ sung.
Lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức chuyên môn nghiệp vụ về phát thanh và truyền hình ở địa phương trình
UBND tỉnh.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý thống
nhất trang thiết bị kỹ thuật chuyên môn các đài huyện và cơ sở.
Tổ chức và quản lý việc hợp tác quốc tế lĩnh vực phát thanh và truyền
hình do UBND tỉnh giao.
Quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, tài sản, kinh phí của Đài
được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban Nhân dân tỉnh.
•
Cơ cấu tổ chức
Hệ thống tổ chức quản lý chuyên môn của Đài gồm 17 phòng chức năng
trực thuộc Ban Giám Đốc quản lý theo hình thức trực tuyến có phân công. Đồng
thời Ban Giám Đốc đã thực hiện bổ nhiệm và tái bổ nhiệm lại các chức danh
cán bộ chủ chốt của phòng chuyên môn. Xây dựng hàng loạt các quy chế, quy
định chức năng, nhiệm vụ các phòng và các chức danh thuộc bộ máy quản lý.
MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC:
CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN TRONG MÔ HÌNH:
•
Ban Giám Đốc 5 người Gồm: Giám Đốc và 4 Phó Giám Đốc: (1
phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, 3 phó giám đốc phụ trách nội dung).
•
Phòng biên tập chương trình truyền hình: Biên tập ra các chương
trình truyền hình.
•
Phòng biên tập chương trình phát thanh: Biên tập ra các chương
trình phát thanh.
•
Phòng thời sự chính trị: Thực hiện sản xuất các chương trình thời
sự của tỉnh để phát sóng hàng ngày.
•
Phòng chuyên mục chuyên đề: Làm các chương trình như phóng sự
và chuyên mục.
•
Phòng văn nghệ thể dục thể thao: Làm các chương trình văn nghệ,
thể dục thể thao hoặc tổ chức các cuộc thi, trò chơi trên truyền hình.
•
Phòng cộng tác viên: Thực hiện các công việc như trả lời thư bạn
xem truyền hình và nghe đài, trả lời chính sách pháp luật.
•
Phòng bạn nghe đài xem truyền hình :Thực hiện các công việc như
trả lời thắc mắc của bạn nghe đài và bạn xem truyền hình
•
Phòng khai thác chương trình: Khai thác các chương trình biên
dịch lại và lồng tiếng mới để phát sóng.
•
Phòng kỹ thuật sản xuất chương trình:Làm các chương trình phóng
sự ,tin bài, …
•
Phòng tiếng dân tộc:Làm các chương trình về tiếng dân tộc
•
Phòng thông tin quảng cáo: Tiếp nhận các hợp đồng quảng cáo của
các công ty, doanh nghiệp, tập thể hoặc cá nhân để thực hiên sản xuất các
chương trình quảng cáo đó.
•
Phòng tổ chức hành chính: Quản lý về mặt tổ chức của cơ quan.
•
Phòng quản lý cơ sở: Quản lý các Đài truyền thanh tuyến cơ sở.
•
Phòng kế hoạch tài vụ: Lập ra những kế hoạch cho cơ quan.
•
Phòng sản xuất chương trình: Sản xuất các chương trình phát thanh
và truyền hình.
•
Phòng truyền dẫn phát sóng: Thực hiện việc phát sóng các chương
trình của Đài theo thời gian quy định.
•
Cơ sở vật chất
Đài Phát Thanh và Truyền Hình Thanh Hóa có 4 khu vực làm việc. Trụ sở
chính – khu văn phòng Đài - số 8 Hạc Thành – Thành Phố Thanh Hóa và 3 khu
vực phát sóng :
Đồi Quyết Thắng - Phường Hàm Rồng – Thành Phố Thanh Hóa có 3
máy
phát
hình
5KW,
1
máy
phát
hình
10KW
phát
các
kênh
VTV1,VVT2,VTV3,VTV6 trong đó có một máy 5KW phát kênh VTV2 do Đài
Phát Thanh và Truyền Hình Thanh Hóa đầu tư; 1 máy phát hình 5KWx2 phát
kênh Truyền Hình Thanh Hóa (TTV) và 1 máy phát phát FM phát chương trình
VOV1- Đài Tiếng Nói Việt Nam.
Khu phát xạ - Phường Trường Thi ,Thành Phố Thanh Hóa : có 1 máy phát
thanh AM 10KW phát chương trình của Đài Thanh Hóa.
Trạm phát sóng khu vực miền núi phía Tây Thanh Hóa đặt tại xã Kỳ Tân,
huyện Bá Thước có 2 máy phát hình 2KW và 2 máy phát thanh FM 5KW tiếp
song VOV và 1 máy 5KW tiếp song chương trình phát thanh của đài tỉnh.
Trung tâm tâm sản xuất chương trình truyền hình gồm: Hệ thống dây
chuyền sản xuất chương trình Betacam số đồng bộ : 2 Studio, 5 phòng dựng và
1 phòng tổng khống chế; hệ thống dựng phi tuyến với 2 server tổng 18T và
24T,12 phòng dựng hình phi tuyến Avid và hệ thống thiết bị khai thác chương
trình với 07 bộ dựng phi tuyến Liquis. Hệ thống sản xuất chương trình phát
thanh có 5 phòng dựng phi truyến. Đài có hệ thống dẫn truyền cáp quang và vi
ba để đưa tín hiệu PT-TH lên vệ tinh và lên trạm phát song đồi Quyết Thắng;
một xe thu lưu động 5 camera.
•
Các hoạt động chủ yếu của Đài Phát Thanh - Truyền Hình
Thanh Hóa
2.1.
Về công tác tuyên truyền:
Trong những năm qua,hai tờ báo nói và báo hình của Đài đã khẳng định
là công cụ sắc bén,nhanh,nhạy,kịp thời và hiệu quả của Đảng bộ,chính quyền
trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
Nước trong chỉ đạo , điều hành của tỉnh và là diễn đàn của nhân dân, đóng góp
xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội , đảm bảo quốc phòng giữ
vững an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội, đưa sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và
đổi mới quê hương tiến lên những bước mới. Bám sát nhiệm vụ kinh tế, chính
trị, xã hội và định hướng tuyên truyền của tỉnh.
2.1.1. Chương trình phát Thanh:
Thời lượng phát thanh của Đài hiện tại là 14h/ngày,phát song từ 5h đến
19h hang ngày.
Chương trình phát thanh có 88 chuyên mục,chuyên đề với nội dung
phong phú, hình thức thể hiện đa dạng thu hút được đông đảo thính giả trong và
ngoài tỉnh. Hàng năm, Đài tổ chức được từ 15- 20 chương trình tọa đàm trực
tiếp, cầu phát thanh giao lưu trục tiếp với thính giả trong và ngoài nước được tổ
chức thường xuyên đã thực sự mang lại hiệu quả cao cho tờ báo nói.
Chương trình Phát Thanh tiếng Dân Tộc gồm tiếng Mông và tiếng Thái
được duy trì đều đặn hang ngày với chất lượng ngày càng được nâng cao. Đến
nay, sóng phát thanh hang ngày, Đài đang duy trì đều đặn mỗi ngày một chương
trình phát thanh tiếng dân tộc Mông và tiếng Thái với thời lượng15 phút/chương
trình.
•
Chương trình Truyền Hình
Thời lượng chương trình truyền hình của Đài hiệ tại là 19h/ngày,phát
song từ 05h đến 24h hàng ngày.
Hiện nay, Đài tỉnh đang duy trì 76 chuyên mục, chuyên đề trên sóng
truyền hình. Chất lượng nội dung chương trình không ngừng được nâng cao
theo hướng chuyên nghiệp,chuyên sâu, chuyên đối tượng, đồng thời đảm bảo
tính định hướng dư luận và tính chiến đấu cao. Có nhiều chuyên đề chuyên mục
mới được mở rat hay thế các chuyên mục cũ, đồng thời không ngừng cải tiến,
đổi mới các chuyên đề chuyên mục cho phù hợp với yêu cầu thực tế của từng
giai đoạn, các bản tin thời sự trong tỉnh và quốc tế được cập nhật hang ngày
đảm bảo nhanh,nhạy,kịp thời và chính xác. Hàng năm, với việc tổ chức 30-40
cuộc truyền hình trực tiếp các sự kiện chính trị, kinh tế xã hội của tỉnh đã khẳng
định những bước tiến của Đài trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được
giao.
Từ năm 2003, thực hiện chỉ đạo của tỉnh, Đài bắt đầu mở chương trình
truyền hình tiếng Mông, tiếng Thái 2 kì /tháng với thời lượng 30 phút/kỳ; năm
2005 tăng cường lên 4 kỳ/ tháng và đến nay sản xuất mỗi ngày một chương
trình tiếng Mông và tiếng Thái với thời lượng 15 phút.
Với thời lượng chương trình truyền hình 19h/ngày , Đài đã tự sản xuất
được gần 50%; thời lượng chương trình phát thanh 14h/ngày, các chương trình
tự sản xuất chiếm khoảng 70% là một trong số các Đài địa phương được đánh
giá là có năng lực sản xuất chương trình khá trong nước. Chất lượng các chương
trình PT- TH không ngừng được cải tiến và nâng cao,phản ánh nhanh nhạy, kịp
thời và toàn diện về các sự kiện,vấn đề,cung cấp cho khan giả những thông tin
chính xác,trung thực,góp phần định hướng dư luận xã hội, đáp ứng tốt nhất công
tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh và nhu cầu thong tin giải trí của nhân dân, đóng
góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội,giữ vững an ninh,quốc
phòng của tỉnh Thanh Hóa.
Từ năm 2005, Đài đã mở rộng phạm vi tác nghiệp ra các tỉnh thành trong
phạm vi cả nước, tăng cường trao đổi tin, bài với các Đài trong khu vực và các
tỉnh bạn. Tích cực cộng tác tin bài với hai Đài Quốc Gia. Trong đó, đáng chú ý
là cộng tác tốt với Ban thời sự,Ban Truyền Hình tiếng Dân Tộc và Trung tâm
Kỹ Thuật phát song của Đài Truyền Hình Việt Nam. Việc tiếp song các chương
trình của hai Đài Quốc Gia được thực hiện nghiêm túc , đầy đủ thời lượng với
chất lượng tốt nhất.
•
. Về công tác Kĩ Thuật
Hàng năm, bằng nguồn vốn của chương trình mục tiêu phủ song quốc
gia,vốn từ quỹ đầu tư phát triển sự nghiệp và sự đầu tư của các địa phương đã
xây dựng mới được một số trạm phát song lại truyền hình và hang chục trạm
truyền phát thanh có dây và không dây cấp xã. Năm 2007, đưa trạm phát sóng
Kỳ Tân ,huyện Bá Thước với 2 máy phát hình công suất 2KW và 2 máy phát
thanh 5KW vào hoạt động phát huy hiệu quả tốt; Năm 2009, đưa 19 trạm phát
thanh FM vào hoạt động ,trong đó có 2 trạm FM có công suất 1000W đặt tại
trung tâm huyện Mường Lát và huyện Quan Sơn.
Năm 2008, Đài đã đầu tư hệ thống phát song truyền hình tự động. Năm
2010, Đài đầu tư hệ thống phát song phát thanh tự động.
Được sự quan tâm đầu tư của tỉnh,năm 2009, song truyền hình và phát
thanh của Đài Thanh Hóa đã được đưa lên vệ tinh Vinasat-1,phủ song toàn quốc
và các khu vực.
Ngoài ra các máy phát song truyền hình do Đài tỉnh quản lý và vận
hành,hiện atij toàn tỉnh có 50 trạm phát lại Truyền Hình với công suất từ 100500W.
Trong 3 năm (2011-2013) Đài đã tập trung huy động các nguồn lực để mở
rộng phủ song chương trình phát thanh truyền hình Thanh Hóa trên khu vực
miền núi tỉnh: Năm 2011,lắp đặt và đưa vào sử dụng 11 máy phát hình 250W tại
các trung tâm huyện miền núi để phát lại kênh truyền hình Thanh Hóa; Năm
2012,lắp đặt và đưa vào khai thác máy phát thanh FM 5KW tại trạm phát song
Kỳ Tân-Bá Thước để tiếp sóng toàn bộ chương trình phát thanh hang ngày của
Đài tỉnh.
Ngày 31/12/2013: Chương trình truyền hình của Đài đã được đưa vào
mạng cáp truyền hình số của Đài THVN phủ song toàn quốc.
•
Các chỉ tiêu phát song Phát Thanh - Truyền Hình đã đạt được
Số giờ phát các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam
(VOV1,VOV3,VOV4) là 21.069h
Số giờ phát sóng phát thanh chương trình địa phương : 5110h, trong đó
phát chương trình tiếng dân tộc 234h
Số giờ phát chương trình Đài THVN (VTV1,VTV2,VTV3,VTV6) là
31.390h
Số giờ phát các chương trình Truyền Hình địa phương (TTV) là 6935h.
PHẦN II : NỘI DUNG THỰC TẬP.
•
Mục đích và nhật kí thực tập
•
Mục đích thực tập
Tìm hiểu thực tế về cơ cấu tổ chức của cơ quan báo chí,quy trình sản xuất
các tác phẩm báo chí. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học ở trường vào
công tác quan hệ quốc tế nhằm rèn luyện chuyên môn,góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo.
Qua đợt thực tập có thể củng cố kiến thức cơ bản và hệ thống về quan hệ
quốc tế và thong tin đối ngoại trên lĩnh vực chính tr ị- ngoại giao, đối ngoại báo
chí,kinh tế quốc tế và luật quốc tế.
•
S
Nhật Kí thực tập
Thời gian
Nội dung công việc
TT
1
11/1/2016
Có mặt tại cơ quan nghe phổ
biến,sắp xếp của cơ quan về phòng, ban,
cán bộ hướng dẫn, nhận công việc được
2
13/1/2016
giao…..
Dự hội nghị về du lịch tỉnh Thanh
Hóa.
3
18/1/2016
Viết tin về triển lãm sách báo , tư
liệu , hình ảnh về Đảng cộng sản Việt Nam
4
5
6
7
8
9
1
24/1/2016
28/1/2016
và chủ tịch Hồ Chí Minh
Quay tin ở Bá Thước
Dự hội nghị ở khách sạn Mường
16/2/2016
Thanh.
Quay tin cho bản tin 18h30: Xe chở
17/2/2016
đất đá quá tải hoạt động trở lại sau tết .
Quay tin cho bản tin 18h30: nở sai
22/2/2016
màu , hoa tulip mất giá.
Quay tin cho bản tin 18h30: Nhộn
23/2/2016
nhịp lễ chùa rằm tháng giêng.
Quay tin cho bản tin 18h30: Tình
24/2/2016
trạng ăn xin trước cổng chùa .
Đi quay tin đổi mới thâm canh nông
26/2/2016
nghiệp ở Cẩm Thủy .
Làm tin cho chương trình “ Vàng
0
1
1
trong đất “ với chị Khánh Huyền .
1
27/2/2016
Làm tin cho chương trình : “ Vàng
1/3/2016
trong đất “ ở Quảng Xương.
Quay tin cho bản tin 18h30: Tình
2
1
3
trạng học sinh vi phạm giao thông trước
1
3/3/2016
cổng trường tự quản .
Quay tin tình trạng vứt rác bừa bãi (
7/32016
cùng Quỳnh) .
Quay tin cho bản tin 18h30: Hàng
4
1
5
Đồng : ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè để
xe.
1
10/3/2016
6
Quay tin “ vàng trong đất “ ở Thọ
Xuân
1
19/3/2016
Quay tin cho bản tin 18h30 : Gía
22/3/2016
xăng giữ nguyên giá.
Quay phóng sự Nhật Ký Vụ Án:
31/3/2016
Người đàn bà tội lỗi ..
Quay tin Nhật Ký Vụ Án: Kẻ tàn ác
2
2/4/2016
tuổi thiếu niên.
Làm tin đồ ăn vỉa hè .
2
6/4/2016
Quay tin 18h30: dự án sửa Cầu Hạc.
2
7-8/4/2016
Quay phóng sự ở Hoằng Hóa , Yên
7
1
8
1
9
0
1
2
Định : Tổ chức liên kết sản xuất nông
2
12/4/2016
nghiệp tập trung.
Quay tin tắc đường ở ngã tư Phú
14/4/2016
Sơn – Thành phố Thanh Hóa .
Chia tay cơ quan , kết thúc thực tập.
2
2
3
•
Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập
•
Thuận lợi
Công tác làm báo cũng là một hoạt động của lĩnh vực đối ngoại.Trong
thời gian thực tập, mọi công tác thực hiện để hoàn thành một sản phẩm báo chí
truyền hình, đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các anh chị trong cơ quan cũng
như các đơn vị cơ sở.Công tác lien hệ với cơ sở được triển khai thuận lợi nhờ có
sự hỗ trợ của lãnh đạo phòng Thời sự.Khi thực hiện tác nghiệp tại các cơ sở,
được sự nhiệt tình phối hợp của lãnh đạo các địa phương nên công tác dựng
hiện trường cũng được thuận lợi hơn.
Hoàn thiện một sản phẩm báo chí truyền hình được các anh chị trong cơ
quan giúp đỡ hướng dẫn qua các khâu. Các sản phẩm thực hiện được, được Ban
Giám đốc duyệt và bố trí sắp xếp lịch phát.
•
Khó khăn
Trong quá trình tác nghiệp tại cơ sở và viết tin tiếng Việt cũng như tiếng
Anh,còn gặp nhiều khó khăn.Thực hiện tác nghiệp tại các địa phương vẫn còn
gặp một số trở ngại trong công tác đặt vấn đề khi tác nghiệp.Một số địa phương
có ý định từ chối hợp tác với phóng viên đài.Qua những khó khan đó có thể rút
kinh nghiệm trong khi làm công tác ngoại giao báo chí.
Do chưa có kinh nghiệp trong dựng bản tin Tiếng Anh nên còn gặp một
số khó khăng khi dựng hình đề phù hợp với nội dung bản tin và một số lỗi kĩ
thuật khác.
•
Bài học kinh nghiệm
•
Về nhận thức lí luận
Trong quá trình thực tập tại Đài Phát Thanh & Truyền Hình Thanh Hóa
em đã có cơ hội rèn luyện,nâng cao nhận thức chính trị,cụ thể:
Luôn trung thành tuyệt đối với chính sách của Đảng ,Pháp luật của Nhà
Nước,tư tưởng Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn phấn đấu vì sự
nghiệp phát triển của quê hương đất nước. Phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh,dân chủ văn minh, đưa đất nước ta trở thành một đất nước công nghiệp
theo xu hương hiện đại.
Nâng cao nhận thức của bản thân về trách nhiệm đối với công tác thong
tin, tuyên truyền ra bên ngoài nhất là công tác tuyên truyền ngoài tỉnh, nhân dân
Việt Nam ở nước ngoài và nhân dân các nước trên thế giới. Đồng thời, tham gia
chống những âm mưu lợi dụng báo chí của kẻ thù nhằm xuyên tạc đường lối
chủ trương của Đảng,pháp luật của Nhà nước. Tôi luyện bản than để có lập
trường tư tưởng vững vàng,không để kẻ thù lơi dụng chống phá chính quyền
cũng như những thành tựu mà chúng ta đạt được.
•
Về đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp
Trong quá trình thực tập,tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm của các anh chị
phóng viên, biên tập trong đài, em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản
than như sau :
Khi thực hiện lên hệ với đối tác cần hiểu rõ đối tác thuộc quản lí của cơ
quan đơn vị, địa phương nào. Thực hiện đúng các quy trình khi liên hệ với đối
tác.
Khi thực hiện tác nghiệp tại các cơ sở,trước hết phải phối hợp chặt chẽ
với phóng viên quay phim cũng như các nhân vật tham gia trong kịch bản.
Khi viết tin, đảm bảo chất lượng tin chính xác, chặt chẽ, cách hành văn
phóng sự và tin phải rõ rang rành mạch. Có tư duy logic của vấn đề.
Khi dựng hình, chú ý chọn lọc hình ảnh phù hợp với nội dung tác
phẩm.Ngoài ra, khi thực hiện viết các bản tin tiếng Anh, chú ý cách sử dụng từ
ngữ và ngữ pháp, đảm bảo đúng chính xác ý nghĩa bản tin.
Sinh viên cần nắm rõ những quy tắc cũng như đạo đức của người làm
báo. Áp dụng những kiến thức đã học về nghề báo đã được học trong nhà
trường vào thực tế. Do đặc thù nghề nghiệp,yêu cầu phải đáp ứng yêu câu mang
tính thời sự,tính khách quan,tính chính xác. Khi viết xong bài,phải gửi ngay cho
cán bộ hướng dẫn,tiếp thu ý kiến chỉnh sửa, góp ý của cán bộ và tiếng hành
dựng hình trình ban giám đốc chờ duyệt và lên lịch phát sóng.
Cần xây dựng cho bản than lối sống lành mạnh, trong sạch, hòa nhã với
mọi người xung quanh,tham gia đầy đủ các hoạt động chung của cơ quan, theo
sự hướng dẫn của phòng ban và người hướng dẫn. Bản thân sinh viên cần chấp
hành tốt những quy định của pháp luật,hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cũng
như nghĩa vụ công dân,hoàn thành tốt công tác cung cấp thong tin, định hướng
nhận thức cho công chúng là góp phần nhỏ trong việc tạo dựng hình ảnh tốt đẹp
về những người làm báo.
Bản thân em cũng nhận thấy cần phải nâng cao trình độ tiếng Anh để phù
hợp với yêu cầu nghề nghiệp.
•
Về ý thức tổ chức kỉ luật
Trước khi đến cơ quan thực tập cần nắm bắt rõ những quy định của cơ
quan và chấp hành tốt những quy định đó như đi về đúng giờ, ăn mặc gọn gàng,
sạch sẽ, phù hợp với nơi công sở. Có thái độ ứng xử đúng chừng mực với mọi
người trong cơ quan, khi làm việc cần nghiêm túc.
Hoàn thành tốt công việc được giao và nghe theo sự hướng dẫn của người
phụ trách cũng như các anh chị trong phòng ban. Làm việc theo sự chỉ
đạo,hướng dẫn của cơ quan, không được tự ý làm việc riêng hay làm việc không
có sự cho phép của cơ quan,người hướng dẫn. Tuân thủ sự sắp xếp của cơ quan
nơi thực tập.
Khắc phục mọi trở ngại do hoàn cảnh như thời tiết,tắc đường hoặc ốm
đau bệnh tật.Tăng cường khả năng giao tiếp với các anh chị trong đài để học hỏi
kinh nghiệm cũng như tang khả năng giao tiếp,hòa nhập vào môi trường làm
việc mới.
I
TỰ ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT BẢN THÂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰCTẬP.
Trong quá trình thực tập tại Đài Phát thanh và truyền hình Thanh Hóa với
sự giúp đỡ của nhà Đài cũng như các anh chị trong ban thời sự giúp đỡ và chỉ
bảo tận tình bản thân tồi đã hoàn thành việc thực tập trong 3 tháng vừa qua.
Bản thân tôi cảm thấy mình cũng đã cố gắng nỗ lực, học hỏi các anh chị
để có thể hoàn thành tốt với công việc được giao . Có thái độ nghiêm túc và
trách nhiệm với công việc của mình . Bên canh đó , cũng đã tạo được những
mối quan hệ tốt đẹp với các anh chị trong phòng ban , thân thiện hòa nhã với
mọi người trong cơ quan . Tích cực và có ý thức tham gia quá trình sản xuất các
tác phẩm truyền hình , chủ động tìm hiều , viết các tin , bài để nhờ các anh chị
chỉnh sửa nhằm học hỏi thêm kinh nghiệm cho bản thân. Có ý thức kỷ luật chấp
hành tốt các quy định của cơ quan cũng như phòng ban. Và nhờ thế mà sau quá
trình thực tập bản thân tôi đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý giá .
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì bản thân tồi nhận thấy mình còn
không ít những hạn chế . Đầu tiên đó là còn chủ quan khi nghĩ về thực tập thế
nên tâm thế chưa thực sự tốt cho công việc tại Đài . Bên cạnh đó một thiếu xót
vô cùng lớn đối với bản thân đó là đã chưa tìm hiêủ một cách kỹ lưỡng về cơ
cấu, tổ chức cũng như theo dõi thường các chương trình của Đài phát thanh và
truyền hình Thanh Hóa . Tiếp theo là vẫn còn có chút thụ động , bỡ ngỡ trong
những buổi đầu thực tập. Thái độ e dè không dám mạnh dạn hỏi cặn kẽ những
điều mà mình chưa biết cũng là một trong những hạn chế lớn . Chưa tự tin để đề
xuất đưa ra hết những ý kiến cũng như mong muốn của bản thân để được góp
ý , chia sẻ từ phía các anh chị . Thiếu những hiểu biết và kỹ năng về quay phim ,
vì vậy mà việc tiếp xúc với quay phim cũng trở nên hoàn toàn mới lạ đối với
tôi. Cũng giống như việc tiếp xúc với máy quay phim thì việc tiếp xúc với
phòng dựng hình phi tuyến cũng vậy và hoàn toàn xa lạ với việc rải băng. Nhận
thấy khi bắt tay vào thực tế thì kỹ năng nghề nghiệp còn khá nhiều thiếu xót và
chưa thực sự chuyên nghiệp.
Quan việc đánh giá , tự nhận xét được những ưu , nhược điểm của bản
thân mà tôi có thể rèn luyện bản thân một cách tốt hơn , bổ sung và hoàn thiện
những gì mình còn thiếu và yếu kém để làm tiền đề vững chắc cho sau này .
PHẦN III : NHỮNG TÁC PHẨM THỰC HIỆN
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
STT
Tên tác phẩm
Thể loại
1
Xe vận tải chở đất
đá quá tải hoạt động trở
lại sau tết .
Tin dài
16/2/2016
2
Nở sai màu : hoa
tulip mất giá .
Tin dài
17/2/2016
Tin dài
16/2/2016
3
Văn hóa chờ tàu
Ngày
,
tháng đăng tải các
tác phẩm.
4
Nhộn nhịp lễ chùa
rằm tháng giêng
Tin dài
22/2/2016
5
Tình trạng vi phạm
luật giao thông trước
cổng trường .
Tin dài
1/3/2016
6
Hàng
Đồng:
Ngang nhiên lấn chiếm
vỉa hẻ trái phép .
Tin dài
7/3/2016
7
Nhật ký vụ án :
Người đàn bà tội lỗi .
Phóng sự
22/3/2016
8
Nhật ký vụ án : Kẻ
tàn ác tuổi thiếu niên
Phóng sự
31/3/2016
9
Tổ chức liên kết
hàng hóa nông nghiệp
tập trung
Phóng sự
9/4/2016
PHẦN IV: KHẢO SÁT , ĐÁNH GIÁ MỘT CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP.
Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa có rất nhiều chương trình hay
và ý nghĩa , thiết thực với đời sông người dân trong tỉnh Thanh . Nhưng chương
tôi lựa chọn chương trình “Nhật ký vụ án “ để khảo sát với một vài lý do sau :
Thứ nhất đây là chương trình tôi yêu thích có ý nghĩa rất lớn và thiết thực. Thứ
hai, đây là chương trình tôi đã được tham gia sản xuất nhiều tập vì thế mà bản
thân hiểu rõ về chương trình .
-Nội dung : Nhật ký vụ án là chương trình kể lại những vụ án nổi bật ,
điển hình đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với mục đích để cảnh tình răn
đe những người đã và đang có ý định phạm tội . Đồng thời cũng có tác dụng
tuyên truyền đến người dân trong tỉnh đề phòng với những trường hợp có thể
xảy ra tương tự .
- Quy trình sản xuất ; Với sự kết hợp với các cán bộ công an tỉnh Thanh
Hóa các biên tập viên luôn tìm ra những vụ án có tính chất điển hình để thực
hiện. Sau khi nghiên cứu kỹ về hồ sơ vụ án phía công an câp, biên tập viên tiến
hành viết kịch bản và liên hệ người nhà nạn nhân cũng như sắp xếp lịch . Sau đó
, biên tập cùng quay phim và các cán bộ công an đến nơi hiên trường xảy ra vụ
án , nhờ sự giúp đỡ của công an địa phương để tái hiện lại vụ việc với những
nhan vật đóng thế , trò chuyện , phỏng vấn công an địa phương , nạn nhân,,,,
Gặp gỡ phạm nhân để họ có cơ hội nói những lời ăn năn hối lỗi , cùng với đó là
phỏng vấn các cán bộ điều tra về tính chất của vụ việc.
-Lịch phát sóng : Chương trình được phát sóng vào 20:00 thứ 3 , tuần thứ
hai hàng tháng và phát lại vào 15h ngày hôm sau.
-Thời lượng : 45 phút .
- Phản hồi từ khán giả : Hầu hết các khán giả đều yêu thích và mong chờ,
đón đợi chương trình vì 1 tháng / 1 số . Hơn thế cũng bởi vì nó liên quan thiết
thực tới đời sông , sự an toàn của bà con nhân dân nên hầu như ai cũng quan
tâm theo dõi . Thêm vào đó là những thủ đoạn và hành vi của bọn tội phạm thì
hết sức tinh vi , cũng như tính chất , tình tiết hấp dẫn diễn ra lôi cuốn được
người xem.
Đây quả thực là một chương trình hay và ý nghĩa , tuy nhiên tần số phát
sóng cần nhiều hơn và có thể tăng số lượng là 2 số/1 tháng . Cần phát triển
những chương trình có ý nghĩa như thế nhiều hơn nữa .
KẾT LUẬN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến các thầy cô giáo khoa
Quan Hệ Quốc Tế,những người đã trực tiếp giảng dạy, chỉ bảo cho em từ những
ngày đầu tiên, những người luôn yêu thương sinh viên hết lòng,là những người
thực tế hóa kiến thức,người tạo cho em khả năng tư duy linh hoạt bằng những
bài giảng của mình. Không những thầy cô đã chỉ ra lý thuyết, làm thế nào để
giúp sinh viên hiểu được những điều cơ bản nhất mà còn đưa nó vào thực tiễn
giúp các sinh viên hiểu sâu hiểu rõ để có thể tự tin bắt tay vào thực tiễn công
việc mà mình lựa chọn.
Học đi đôi với hành, việc này là vô cùng quan trọng không chỉ đơn thuần
là học lý thuyết mà phải biết áp dụng lý thuyết vào thực tiễn ra sao. Trong thời
gian thực tập gần 2 tháng tháng vừa qua, sinh viên Nguyễn Thị Lan Phương xin
chân thành cảm ơn các cô chú,anh chị trong Đài Phát Thanh & Truyền Hình
Thanh Hóa và toàn thể cơ quan,những người đã biến lý thuyết thành hiện thực,
công việc làm báo đài truyền hình không khó cũng không dễ, không khó với
những không ngừng học hỏi, năng động và chịu khó tìm môi tòi, khó với những
ai không biết tôn trọng nó. Thêm nữa, trong quá trình thực tập đã mang lại cho
em nhiều cơ hội tiếp cận với môi trường làm việc trong thực tế,tạo cơ hội cho
em cọ xát với những vấn đề trong thực tiễn,không chỉ đơn thuần là nhìn mà còn
phải biết phản ánh vấn đề đó như thế nào để có ích cho xã hội. Không những
thế,hàng ngày em còn được theo chân các anh chị đi đến các cơ sở thực hiện tác
nghiệp và thể hiện mình qua các chuyến đi thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn trực tiếp và tận tình của các anh
chị trong phòng Thời sự, đặc biệt là chị Đoàn Thị Hạnh, đã giành cho em cơ
hội được tiếp cận với những tình huống thực tế để trực tiếp thực hiện kĩ năng
lấy tin, viết bài, dựng hình, đồng thời chỉnh sửa đóng góp ý kiến về những vấn
đề lien quan đến kĩ năng viết bài và dựng bài.
Qua đợt thực tập, em đã có một cái nhìn tổng quát về nghề làm báo và
công tác quan hệ công chúng khi tiếp cận liên hệ đấu mối với các đơn vị cơ sở
để thực hiện tác nghiệp. Trong một khoảng thời gian tuy không nhiều nhưng đã
giúp em hiểu them những điều bổ ích khi thực hiện tác nghiệp, giúp em thêm
yêu nghề hơn.
Thực tập là một bước đệm quan trọng cho quá trình thực tập cũng như
làm việc sau khi ra trường . Đây quả thực là thời gian không dài những cũng đủ
để các sinh viên loàm quen với môi trường , tiếp xúc trực tiếp với những công
việc cụ thể, được làm việc như một phóng viên, biên tập viên thực sự. Để rồi từ
đó mà bản thân mỗi sinh viên có thể rút ra cho mình những bài học vô cùng quý
giá , đúc rút được những kinh nghiệm từ những người đi trước – những anh chị
trong nghề . Và rồi làm nên tảng cho chính bản thân để học tập cũng như phát
hiện ra bản thân còn thiếu xót điều gì trong kỹ năng nghề nghiệp nhằm trau dồi ,
rèn luyện một cách có hiệu quả trong quá trình học tập và vững bước cho tương
lai.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
.