Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

GIẢI PHÁP GIÚP học SINHTẬP TRUNG học GIỜ học TIN học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.63 KB, 12 trang )

Trường THCS-THPT An Đông

Sáng kiến kinh nghiệm

SỞ GD – ĐT VĨNH LONG
TRƯỜNG THCS-THPT AN ĐÔNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINHTẬP TRUNG HỌC GIỜ HỌC
TIN HỌC
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, trên thế giới đang diễn ra quá trình tin học hoá trên nhiều
lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người và đem lại nhiều hiệu quả to lớn.
Sự phát triển mạnh mẽ như “vũ bão” của tin học đã làm cho xã hội có
nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động. Nhiều quốc gia trên
thế giới ý thức được rất rõ tầm quan trọng của tin học và có những đầu tư
lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về tin học và
đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Người Việt Nam có nhiều tố
chất thích hợp với ngành khoa học này, vì thế chúng ta hi vọng có thể sớm
hoà nhập với khu vực và trên thế giới.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy được tầm quan trọng
của ngành Tin học và đã đưa môn học này vào nhà trường phổ thông như
những môn khoa học khác.
Nhưng hiện nay, môn tin học còn đang là một môn học bổ trợ nên đối
với một số em có thái độ không coi trọng môn học này, các em cho rằng
môn phụ thì đủ điểm đậu là được rồi, một số em thì không thể nắm bắt kịp
với những kiến thức quá trừu tượng do chưa được làm quen nhiều với
máy tính...Chính những lí do đó đã dẫn đến tình trạng các em không tập
trung trong giờ học. Sau đây là thống kê trong thực tế mà tôi đã thực hiện
tại lớp giảng dạy của khối 11 và lớp 10/3 năm học 2014-2015.

GV: Thiên Long



Trang 1


Trường THCS-THPT An Đông

Sáng kiến kinh nghiệm

* Thống kê kết quả điểm trung bình môn tin học đợt 1 ở các lớp:
Số
lượn
g HS

Lớp

Giỏi
SL

103

31

3

111

36

22


112

35

6

113

39

4

Tổng

141

35

TL
%
9.7
61.
1
17.
1
10.
3
24.
8


Đợt 1 (NH 2014-2015)
Trung
Khá
Yếu
bình
TL
TL
TL
SL
SL
SL
%
%
%
15 48.
9
29.
4
12.
4
0
9
11 30.
3
8.3
0
0
6
14 40. 10 28.
5

14.
0
6
3
17 43. 14 35.
3
7.7
6
9
57 40. 36 25. 12 8.5
4
5

Kém

0

TL
%
0

0

0

0

0

1


2.6

1

0.7

SL

Qua thống kê trên, tôi nhận thấy tình trạng học sinh không tập trung
trong giờ học vẫn còn khá phổ biến, từ đó dẫn đến kết quả học tập vẫn
chưa cao. Lượng học sinh yếu kém vẫn còn ở các lớp 10/3, 11/2, 11/3. Để
khắc phục tình trạng trên tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp giúp học sinh
tập trung trong giờ học tin học” để thực hiện. Từ đó, nâng cao chất lượng
giảng dạy cho bản thân, ngoài ra có thể giới thiệu đến các đồng nghiệp
nhằm nâng chất lượng giảng dạy của nhà trường.
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Lấy kết quả thống kê ở các lớp, chủ yếu thống kê tại các lớp giảng
dạy tại khối 11 và lớp 10/3
- Thường xuyên quan sát thái độ của các em trong giờ học để tìm ra
nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh mất tập trung trong tiết học.
- Tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để khắc phục hiện tượng trên.
2. Giới hạn của đề tài:
- Thực hiện trong phạm vi lớp 10/3 và khối 11.

GV: Thiên Long

Trang 2



Trường THCS-THPT An Đông

Sáng kiến kinh nghiệm

- Từ kết quả đạt được có thể giới thiệu một số giải pháp hữu hiệu đến
đồng nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
3.Thực trạng:
a. Về phía nhà trường:
- Nhà trường đã trang bị 3 phòng máy vi tính cho các em thực hành.
Nhưng hiện nay chủ yếu các em thực hành ở phòng 1 và phòng 2, phòng 3
có nhiều máy cũ, đôi khi các máy không hoạt động được. Mỗi phòng được
trang bị 20 máy, trong đó số máy sử dụng được khoảng 17 máy. Số lượng
học sinh của một lớp gần 40 em. Cụ thể như lớp 11/1 có 36 học sinh, lớp
11/2 có 38 học sinh, lớp 11/3 có 39 học sinh. Đến giờ thực hành không đủ
máy sẽ làm cho bài của các em thực hành ở tiết trước bị mất hoặc một
máy có tới 3 em một nhóm, các em có tâm lí ỷ lại vào bạn bè, và dễ gây ồn
trong tiết học.
b. Về phía giáo viên:
- Đội ngũ giáo viên Tin học đa số là không thuộc chuyên ngành Tin học
(toàn trường chỉ có 1 giáo viên chuyên ngành công nghệ thông tin, còn lại
các giáo viên khác đều ở các ngành toán-tin, lý-tin, toán, lý …) nên các
giáo viên còn hạn chế về chuyên môn.
- Một bộ phận giáo viên coi môn tin học là môn phụ, không chịu áp lực
về thi cử nên có tâm lí dạy hình thức, qua loa. Chính vì vậy, việc lựa chọn
phương pháp giảng dạy và hình thức kiểm tra đánh giá còn đơn điệu.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào nội dung bài giảng chưa phổ
biến.
c. Về phía học sinh:
- Tâm lí chung của học sinh với bộ môn Tin học là môn phụ, nên một

số em có thái độ coi nhẹ môn học, không tập trung nghe giảng bài, không
hứng thú trong quá trình học.
- Đây là môn không kiểm tra tập trung, không nằm trong khối thi tốt
nghiệp và đại học, thi tại lớp nên tâm lí của một bộ phận học sinh còn ỷ lại
vào bạn bè, và không cần phải đạt điểm cao.
GV: Thiên Long

Trang 3


Trường THCS-THPT An Đông

Sáng kiến kinh nghiệm

- Một bộ phận học sinh còn ham chơi, thiếu quyết tâm trong học tập và
chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc học.
- Do kết quả học tập không như mong đợi và cảm thấy môn học quá
khó.
- Do hoàn cảnh gia đình hoặc do môi trường xã hội tác động.
4. Biểu hiện, nguyên nhân, tác hại
Sau khi quan sát trong quá trình giảng dạy và qua thống kê, tôi nhận
thấy tình trạng học sinh mất trật tự trong giờ học là do 3 nguyên nhân sau
đây:
a. Sử dụng điện thoại di động.
* Biểu hiện: Trong giờ giảng bài của giáo viên thì học sinh lén lấy điện
thoại ra để xem tin nhắn, hoặc để quay hình các bạn, hoặc lớp học bỗng
dưng có tiếng chuông của một chiếc điện thoại reo lên, trong giờ kiểm tra
các em nhắn kết quả bài làm vào điện thoại và nhắn vào máy của bạn, sử
dụng điện thoại như một phương tiện để quay cóp,...
* Nguyên nhân:

Thực tế, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò, tác dụng to lớn
của ĐTDĐ đối với đời sống con người, trong đó có HS; bởi vì nó là
phương tiện giúp cha mẹ quản lý con em mình khi con cái đến trường và
tham gia các hoạt động xã hội (đối với số HS có ý thức cao); nhưng thực
tế, việc con em phụ huynh sử dụng ĐTDĐ hiện nay (đối với đa số HS
thiếu ý thức, chưa nhận thức rõ ràng về mục đích sử dụng), nhất là khi đến
trường là điều hoàn toàn không nên, làm cho các em có thói quen về việc
sử dụng điện thoại, xem điện thoại như một vật bất li thân.
b. Nói chuyện riêng trong giờ học: Hiện trạng của việc nói chuyện
trong giờ học của học sinh diễn ra dường như vô tổ chức, bên cạnh những
người luôn kỉ luật trong giờ học thì có những bộ phận học sinh nói chuyện
rất nhiều.

GV: Thiên Long

Trang 4


Trường THCS-THPT An Đông

Sáng kiến kinh nghiệm

* Biểu hiện: học sinh trong giờ giảng của thầy cô giáo, ngồi nói
chuyện với những bạn xung quanh, không chú ý đến bài học, dẫn đến
không tiếp thu những điều mà giáo viên hướng dẫn.
*. Nguyên nhân:
+ Đó cũng có thể là do thói quen, thói quen nói chuyện với mọi
người trong lớp. Nhưng việc hình thành thói quen xấu đó cũng được bắt
đầu từ chính môi trường có cơ hội và người để mà nói chuyện.
+ Sự hợp nhau, có nhiều chuyện để nói giữa bạn bè.

+ Sự không biết kìm chế cảm xúc và bị kích thích của bản thân.
c. Tiết học nhàm chán.
*Biểu hiện: học sinh nằm gục xuống mặt bàn, nhìn ra bên ngoài, cứ
hay nhìn đồng hồ, ngáp ngủ,....
* Nguyên nhân:
+ Do ham chơi
+ Do không có khả năng đối với môn học.
+ Do kết quả học tập không như mong đợi
+ Do hoàn cảnh gia đình tác động
+ Do môi trường xã hội tác động
+ Do đây là môn học phụ
Nhìn chung, dù là bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng học sinh
không tập trung trong giờ học đều đem đến những tác hại chung như sau:
* Tác hại chung:
+ Không chú ý đến bài học nên không thể hiểu được những gì mà
thầy cô giáo đang giảng bài, ảnh hưởng đến kiến thức được tiếp thu, làm
ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em
+ Ảnh hưởng không chỉ đến bản thân học sinh đó mà còn ảnh hưởng
đến việc học của những học sinh xung quanh.
+ Ảnh hưởng đến lớp.
+ Ảnh hưởng đến việc giảng dạy của giáo viên

GV: Thiên Long

Trang 5


Trường THCS-THPT An Đông

Sáng kiến kinh nghiệm


+ Tất cả những biểu hiện trên là một điều có thể gọi là không tôn
trọng thầy cô giáo, đó là một điều không tốt, không những ảnh hưởng đến
kết quả học tập của các em mà còn ảnh hướng đến việc hình thành nhân
cách của các em sau này.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
1. Về việc học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học:
Để có thể giải quyết được vấn nạn này cần phải có sự phối hợp chặt
chẽ giữa nhà trường và gia đình học sinh nhằm giáo dục thái độ, đạo đức
HS, góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của các em về
tác hại của việc sử dụng ĐTDĐ trong trường học. Cụ thể là:
* Về phía gia đình:
Theo tôi trước hết trách nhiệm phải thuộc về phụ huynh. Bởi vì hơn ai
hết, cha mẹ là những người thường xuyên dõi theo, bám sát các hoạt động
của con em mình, thời gian con em mình ở trường thường cũng chỉ
khoảng từ 4 đến 7 tiếng đồng hồ, như vậy thời lượng ở nhà là lớn gấp
nhiều lần. Hơn nữa, hiện nay nhà trường có quy định cấm học sinh sử
dụng điện thoại trong khuôn viên nhà trường, nên tôi sẽ thông báo rộng rãi
quy định này cho phụ huynh biết rõ. Ngoài ra, việc cha mẹ có cho con sử
dụng ĐTDĐ hay không, còn phụ thuộc vào thu nhập của gia đình, vì thế
cha mẹ là người đầu tiên và cũng là người cuối cùng có quyền quyết định
cho hay không con em mình sử dụng ĐTDĐ.
Chính vì vậy, gia đình và nhà trường cùng giáo viên chủ nhiệm cần có
sự phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục ý thức học sinh khi sử dụng
ĐTDĐ. Bởi vì học sinh thuộc lớp trẻ, rất nhạy cảm với cái mới. Không thể
cấm các em dùng điện thoại di động mà chỉ nên giáo dục và hướng dẫn
các em sử dụng sao cho có ích và tránh sử dụng vào mục đích không lành
mạnh, có thể dành thời gian khoảng 5 phút khi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt
lớp để giáo dục tử tưởng cho các em.
Mặt khác, các bậc phụ huynh chỉ nên trang bị ĐTDĐ cho con khi thực

sự cần thiết. Gia đình dù có điều kiện cũng nên sắm cho con mình loại
GV: Thiên Long

Trang 6


Trường THCS-THPT An Đông

Sáng kiến kinh nghiệm

ĐTDĐ chủ yếu phục vụ mục đích nghe - gọi, hỗ trợ việc liên lạc, trao đổi
thông tin theo đúng quy định.
* Về phía nhà trường:
Hiện nay, pháp luật không cấm học sinh sử dụng ĐTDĐ. Đối với
ngành giáo dục đã quy định học sinh không được sử dụng ĐTDĐ trong giờ
học. Trường THCS-THPT An Đôngquy định học sinh không được sử dụng
điện thoại trong khuôn viên trường. Vì vậy, nhà trường kiểm soát được
việc sử dụng ĐTDĐ của học sinh trong thời gian lên lớp. Nhà trường đã chỉ
đạo giáo viên bộ môn ở các tiết quan sát, quản lí lớp học trong tiết dạy của
mình và đã có hình thức xử lí cụ thể đối với học sinh vi phạm.
* Về phía giáo viên:
Theo tôi, muốn giáo dục ý thức sử dụng hay cấm học sinh thì bản
thân đội ngũ thầy giáo, cô giáo cũng phải làm gương cho các em, thực tế
hiện nay, không ít giáo viên vẫn sử dụng ĐTDĐ một cách tùy tiện trong các
hoạt động giáo dục của nhà trường, kể cả khi đang lên lớp. Tốt nhất, khi
lên lớp thầy giáo, cô giáo nên bỏ chiếc điện thoại tại nhà hoặc tắt máy
hoặc bật máy nhưng ở chế độ im lặng.
2. Về việc học sinh nói chuyện riêng trong giờ học:
Khi đang giảng bài, nếu có học sinh đang nói chuyện thì giáo viên
dùng các biện pháp sau:

- Thứ nhất là nhắc nhở (HS có ý thức sẽ không nói chuyện nữa)
- Thứ hai, sau khi nhắc nhở mà các em vẫn chưa khắc phục được (HS
chưa có ý thức) giáo viên có thể gọi đúng ngay tên các em đứng lên để xử
lí tình huống đó. Tôi đã xử lí tình huống này ngay giờ tin học tại lớp 11/3
mà tôi đang dạy như sau:
GV: Nãy giờ các em đang nói chuyện gì mà cô nhắc nhở rồi các em
vẫn không khắc phục? Cô quan sát thấy hai bạn Văn Nghĩa và Trí Năng
nói chuyện nhiều lần, hai em đứng dậy cho cô biết lý do tại sao cô đang
giảng bài mà hai em lại nói chuyện hoài vậy?
Cả hai im lặng không trả lời.
GV: Thiên Long

Trang 7


Trường THCS-THPT An Đông

Sáng kiến kinh nghiệm

GV:Vậy hai em đã nói xong chưa?
HS NGHĨA: chưa?
GV: Vậy cô sẽ cho hai em nói chuyện với nhau cho đến khi nào cô
cho ngồi xuống mới thôi với điều kiện nói chuyện không được ngừng lại.
Nếu hai em làm theo yêu cầu của cô thì cô sẽ không ghi sổ đầu bài, còn
không nói thì cô sẽ ghi sổ đầu bài. Hai em lựa chọn đi! (Vẻ mặt nghiêm
khắc)
HS NGHĨA: Em nói.
HS NĂNG: Biết nói gì bây giờ?
HS NGHĨA: Kệ, nói đại đi....
Rồi giáo viên yêu cầu cả lớp ngồi nghe hai bạn nói chuyện.

Hai HS nói chuyện với nhau được một lúc thì ngừng không nói nữa.
HS NGHĨA: Tụi em không nói nữa cô đừng ghi sổ đầu bài nhe cô.
GIÁO VIÊN: Thôi được rồi, hai em đã thấy mệt chưa? (trìu mến)
2 HS: Dạ! Mệt rồi!
GIÁO VIÊN: Hai em có thể ngồi xuống rồi. Nếu hai em đóng vai trò là
cô, khi vừa giảng bài vừa nói vừa tư duy, vừa ghi bảng trong gần 45 phút
như vậy thì có mệt không?
HS NĂNG: Da mệt, nhưng em thấy môn này khó quá, lập trình bằng
tiếng anh không, em không thể hiểu được nên không chú ý luôn.
GIÁO VIÊN: Cô đồng ý với em là môn này kiến thức cũng khó,
nhưng nếu em không chú ý thì làm sao hiểu được. Các em phải chú ý
nghe giảng, về nhà học bài thì các em sẽ hiểu được. Bây giờ em không
hiểu chỗ nào thì cô sẽ giảng lại chỗ đó, cho đến khi em hiểu được.
HS NĂNG: Em không hiểu phần khai báo.
HS NGHĨA: Em không hiểu cả chương trình cô mới giảng.
GIÁO VIÊN: Thôi được rồi. Cô sẽ giảng lại, nhưng không phải riêng
hai bạn này, mà cả lớp phải giữ im lặng khi cô giảng bài để tất cả các bạn
cùng hiểu bài, khi cô giảng đến chỗ nào khó hiểu phải hỏi lại ngay lúc đó
được không?
GV: Thiên Long

Trang 8


Trường THCS-THPT An Đông

Sáng kiến kinh nghiệm

Cả lớp: Dạ được!
Thế rồi cô giáo tiếp tục bài giảng của mình. Kể từ đó thành tích học

tập môn tin học của em Năng và Nghĩa cũng tiến bộ hơn so với đầu
năm.Và giờ tin học của lớp không còn căng thẳng như trước nữa, các em
trở nên chăm chỉ và tập trung hơn rất nhiều.
Đây là một câu chuyện đã xảy ra vào đầu năm học 2014-2015, khi
tôi giảng dạy lớp 113 do thầy Trần Hoàng Tuyên chủ nhiệm.
Với cách xử lí trên, tôi đã áp dụng cho các lớp tôi giảng dạy sau này
và rất nhiều lần tôi đã khắc phục được tình trạng học sinh nói chuyện riêng
trong giờ học của mình.
3.Về việc học sinh cảm thấy nhàm chán không hứng thú học:
- Thứ nhất, khi bầu không khí trong lớp trở nên im lặng, chỉ khoảng 2, 3
cánh tay cứ thay phiên nhau giơ tay phát biểu thì tôi đã “ thổi lửa” cho các
em bằng cách ra điều kiện: Tiết này, ai giơ tay phát biểu nhiều nhất sẽ
được nhận một dấu cộng vào cột hệ số 1.Thế là cả lớp tranh nhau phát
biểu, chỉ vài học sinh có tính tình nhút nhát thì vẫn còn rất rụt rè.
- Thứ hai, Ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy để các em có thể
quan sát giáo viên thực hiện các thao tác trên máy, để các em nhanh thuộc
bài và nhớ lâu, ngoài ra các em được vận dụng kiến thức vừa học bằng
cách thao tác trực tiếp trên máy.
- Thứ ba: Giáo viên luôn luôn bồi dưỡng chuyên môn giỏi, có phương pháp
giảng dạy chất lượng, lôi cuốn (đưa vào bài giảng những ví dụ thực tế, dễ
hiểu; tạo tâm lý học thoải mái, không gây áp lực cho học sinh; gây không
khí học tập; kết hợp học + chơi; dạy sát chương trình học, dạy những điều
cơ bản, cần thiết…); bài tập, kỳ thi cần được giảm tải, đưa ra một cách phù
hợp… giáo viên cần quan tâm đến học sinh; định hướng tương lai cho học
sinh…Ví dụ: Trong quá trình dạy, khi học sinh trả lời xong câu hỏi giáo viên
có thể tăng bầu không khí lớp học sinh động hơn bằng cách tặng một món
quà cho học sinh đã phát biểu đúng. Có thể món quà có giá trị rất ít như
viên kẹo, cây viết… nhưng có thể làm cho các em vui vẻ và hứng thú hơn.
GV: Thiên Long


Trang 9


Trường THCS-THPT An Đông

Sáng kiến kinh nghiệm

Và tôi đã áp dụng vào tiết dạy của mình thì các em rất thích thú với những
món quà được nhận.
IV. KẾT QUẢ MONG ĐỢI VÀ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
1. Kết quả mong đợi
Từ sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng học sinh sẽ hứng thú và
yêu thích môn học này hơn. Từ đó, các em sẽ tích cực học tập để nâng
cao kết quả không những ở môn tin học mà còn ở tất cả các môn khác
nữa.
2. Kết quả thu được
* Thống kê kết quả điểm trung bình môn tin học HKI ở các lớp:
Số

Lớp

Giỏi

lượn
g HS

103

31


111

36

112

35

113

39

Tổng

141

SL
6
26
7
3
42

TL
%
19.
4
72.
2

20.
0
7.7
29.

8
- Sau khi áp dụng

HKI (NH 2014-2015)
Trung
Khá
Yếu
Kém
bình
TL
TL
TL
TL
SL
SL
SL
SL
%
%
%
%
45.
29.
14
9

2
6.5
0
0
2
0
25.
9
1
2.8
0
0
0
0
0
40.
25.
14.
14
9
5
0
0
0
7
3
53.
33.
21
13

2
5.1
0
0
8
3
41.
22.
58
32
9
6.4
0
0
1
7
các biện pháp trên chất lượng trung bình môn tin

học được tăng lên. Cụ thể, theo thông kê điểm trung bình môn tin học đợt
1 và trung bình môn HKI ở các lớp tôi đang giảng dạy loại giỏi từ 24,8%
tăng lên 29.8% (tăng 5,1%), loại khá 40,4% tăng lên 41,1% (tăng 1,1%),
loại trung bình 25,5% giảm còn 22,7% (giảm 2,8%), loại yếu 8,5% giảm
còn 6,4% (giảm 2,1%), loại kém 0,7% giảm còn 0% (giảm 0,7%).
V. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
GV: Thiên Long

Trang 10


Trường THCS-THPT An Đông


Sáng kiến kinh nghiệm

Sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả các giáo viên trong các khối
lớp và ở nhiều môn học.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, một mặt giúp nắm bắt được
nguyên nhân học sinh không tập trung trong giờ học và mức độ hứng thú
đối với môn học của học sinh. Đó là cơ sở để đề xuất các biện pháp phù
hợp để hình thành và nâng cao hứng thú học tập của học sinh nhằm giúp
các em đạt kết quả học tập tốt hơn.
Thực tế điều tra cho thấy, phần lớn học sinh đã nhận thức được tầm
quan trọng của học tập. Tuy nhiên, giữa nhận thức và hành động lại có sự
mâu thuẫn. Nguyên nhân căn bản là do chưa có động cơ học tập đúng
đắn. Kinh nghiệm dạy và học cho thấy: học sinh chỉ có kết quả học tập cao
khi các em hứng thú thật sự đối với môn học. Việc tạo hứng thú học tập
cho học sinh là điều kiện tiên quyết, là cách tối ưu giúp các em lĩnh hội tri
thức cũng như đảm bảo cho sự thành công trên con đường học tập của
các em.
Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho hoạt động giáo dục là phải tổ
chức dạy và học như thế nào để hình thành và nâng cao hứng thú cho học
sinh. Những kết quả thu được từ sáng kiến kinh nghiệm hy vọng sẽ cung
cấp một phần nào đó những cơ sở để thực hiện nhiệm vụ vô cùng phức
tạp và khó khăn đó.
Kiến nghị:
- Đề nghị cấp trên tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất nhất là các
trường ở vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh khó khăn để các em học sinh
có điều kiện tiếp xúc với máy tính nhiều hơn.
- Giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ trong việc liên hệ chặt chẽ với Phụ huynh
học sinh.


Mỹ Phước, ngày 15 tháng 3 năm
2015
Người thực hiện
GV: Thiên Long

Trang 11


Trường THCS-THPT An Đông

Sáng kiến kinh nghiệm

Thiên Long

GV: Thiên Long

Trang 12



×