Sáng kiến kinh nghiệm
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài : Giải pháp giúp học sinh học tốt môn
Tập đọc lớp Một
Giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.
Ngày nay mọi tầng lớp trong xã hội đều quan tâm đến giáo dục. Giáo dục được xem là chìa
khóa vàng mở cửa cho tương lai. Trong thời đại hiện nay, cả thế giới đang ra sức thực hiện
một nền kinh tế tri thức.
Trong hoàn cảnh đất nước đang ở trong một giai đoạn có sự thay đổi nhanh chóng thì
giáo dục cần đào tạo những “ sản phẩm ” năng động thích ứng và có tiềm năng cao. Muốn
đưa đất nước ngang tầm với thế giới thì phải vun đắp những mầm xanh tương lai của đất
nước. Trước đây Bác vẫn coi trọng giáo dục, mặc dù có nhiều khó khăn trong thời kì kháng
chiến nhưng Bác vẫn yêu cầu mọi tầng lớp phải quan tâm đến giáo dục.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc tiểu học là bậc học nền tản cho các bậc học
cao hơn. Vì thế cần phải chú tâm xây dựng thật chắc cái nền tản ấy và phân môn Tập đọc ở
lớp Một là một trong những phân môn mà giúp chúng ta bắt đầu làm việc ấy.
Môn tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn
ngữ cho HS và nó được hình thành bởi bốn kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết. Đối với các em học
sinh lớp Một, chúng ta cần chú trong đến việc rèn 4 kĩ năng trên. Có biết đọc thì mới hiểu,
đánh giá, nhận thức cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ. Trong thời đại Công nghệ thông
tin thi việc thu nhận tri thức bằng ngôn ngữ lại có ý nghĩa rất quan trọng. Chinh vì lẽ đó,
ngay từ lớp Một chúng ta phải trang bị cho các em cách học tốt môn Tập đọc làm nền tản
cho các bậc học sau này.
A. HOÀN CẢNH NẢY SINH :
Trong trường Tiểu học hiện nay, việc các em học sinh của các lớp cuối cấp học
thường đọc hiểu văn bản còn hạn chế, kĩ năng đọc chưa trôi chảy, học sinh của chúng ta
chưa học tốt môn Tập đọc như mong muốn. Kết quả học môn Tập đọc của các em chưa đáp
ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các em đa số chưa nắm chắc được công
cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản.
Về phía giáo viên cũng còn nhiều lúng túng trong khi dạy Tập đọc, chưa hiểu hết
mình nên dạy cái gì và dạy như thế nào ; một số giáo viên dạy theo rập khuôn, theo những
cái có sẵn của người khác mà không có sự sáng tạo, không thay đổi hình thức và phương
pháp dạy của mình. Cũng có một số giáo viên chưa biết đọc bài Tập đọc với giọng như thế
nào, sửa lỗi khi học sinh đọc sai bằng cách nào, ngắt nghỉ hơi, ngắt nhịp ra sao. Chưa biết
làm thế nào để các em đọc thông thạo văn bản và hiểu nội dung văn bản muốn nói gì, cách
trả lời thế nào cho đúng, dễ hiểu ? . . . Đó chính là nổi trăn trở mà tôi tìm hiểu và nắm bắt
được.
Nguyễn Thị Đức Lang
Sáng kiến kinh nghiệm
Để giúp được điều đó, người giáo viên chúng ta hãy trang bị cho các em những khó
khăn ở trên ngay từ lớp Một. Ông bà ta ngày xưa thường nói trẻ có biết đi thì mới biết chạy,
đã biết chạy rồi mà còn tập đi để làm gì ?
Thật vậy, là một giáo viên giảng dạy lớp Một, tôi nghĩ mình phải biết kế hoạch dạy
học môn tiếng Việt trong năm của mình là làm gì ? Chương trình dạy gồm những giai đoạn
nào ? Sau khi giúp các em hoàn thành phân môn Học vần rồi thì mình cần làm sao để giúp
các em đọc hiểu văn bản ngắn, có nội dung đơn giản, gần gũi với lứa tuổi.
Để dạy Tập đọc lớp Một có hiệu quả tôi nghĩ mình cần nắm chắc nội dung và phương
pháp tổ chức quá trình dạy học. Cần biết dạy Tập đọc lớp Một là dạy cái gì và cần dựa trên
những căn cứ nào để tiến hành quá trình dạy học.
Trong quá trình dạy học, tôi rút ra những gì khó khăn, thuận lợi, những sai lầm mình
thường mắc phải, những vấn đề nào làm hạn chế quá trình đọc của học sinh ; những công
việc gì giúp học sinh thích thú học phân môn Tập đọc tôi ghi chép vào sổ nhật kí của mình.
Từ những trăn trở trên, tôi nghĩ mình cần phải làm thế nào để giúp học sinh lớp Một
học tập môn Tập đọc một cách tự nhiên có hiệu quả. Và tôi đã tìm hiểu, tích luỹ trong những
năm học qua để đưa ra một số giải pháp giúp học sinh lớp Một học tốt môn Tập đọc.
B. THỰC TRẠNG HỌC SINH :
Trong quá trình dạy học, nhiều em học sinh biết đọc nhưng khi đọc văn bản (bài thơ,
bài văn ngắn) lại đọc ngắt quản từng chữ.
Có những em đọc đúng nhưng lại không hiểu nội dung văn bản.
Có nhiều em khi trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài thì đọc hết một đoạn văn, khổ
thơ.
Rồi cũng có em chỉ trả lời được vài từ.
Có em đọc sai lỗi phát âm.
Thậm chí có em đọc lí nhí trong miệng. . . .
Cụ thể ở một số hoạt động trong tiết dạy :
- Luyện đọc từ khó.
- Hiểu nghịa từ.
- Đọc – hiểu nội dung bài.
- Ôn vần.
- Luyện đọc câu, đoạn, bài.
C. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN :
1. Nguyên nhân :
- Phương ngữ của địa phương làm ảnh hưởng một phần đến việc đọc của học sinh.
- Giáo viên dạy rập khuôn theo qui trình mà không chú ý đến chất lượng đọc của học
sinh lớp mình giảng dạy như thế nào.
- Giáo viên chưa tạo sự lôi cuốn trong khi dạy các hoạt động ôn vần.
- Kĩ năng luyện nói tròn câu của học sinh còn hạn chế.
- Học sinh còn nhút nhác chưa mạnh dạn đọc to vì sợ bạn cười khi mình đọc sai.
- Kĩ năng hiểu nghĩa từ của các em còn khá hạn hẹp.
- Cách trả lời câu hỏi còn dài dòng, có em thì ngắn ngủn thiếu sự diễn đạt.
Nguyễn Thị Đức Lang
Sáng kiến kinh nghiệm
- Chưa hiểu được thông tin văn bản nên chưa biết cách trả lời để nắm nội dung bài
đọc.
2. Chuẩn bị :
Từ những nguyên nhân ở trên, bản thân tôi đã tìm hiểu, đọc và nghiên cứu các tài liệu
dạy học phân môn Tập đọc ở cấp Tiểu học – Lê Phương Nga.
Tài liệu PPDH Tiếng việt 1 – Lê Phương Nga. Đỗ Xuân Thảo. Tài liệu PPDH TiếngViệt
(chuyên luận) – Lê Phương Nga. Nguyễn Trí. Tài liệu xây dựng bài tập đọc hiểu cho học
sinh Tiểu học.
Đồng thời tôi cũng tìm hiểu những thắc mắc, khó khăn của đồng nghiệp giảng dạy
lớp một trong và ngoài trường.
Và tôi còn đưa ra một số câu hỏi để lấy ý kiến từ học sinh.
3. Giải pháp thực hiện :
Từ những nguyên nhân trên, tôi nghĩ việc tìm giải pháp để giúp học sinh lớp Một học
tốt môn Tập đọc là một việc khá là khó khăn. Chính vì lẽ đó tôi đã tích lũy một số kinh
nghiệm của mình, đưa ra mấy giải pháp giúp giáo viên không bị nhọc nhằn khi dạy và học
sinh cảm thấy không nhàm chán khi được học.
Để giúp các em học sinh lớp Một học tốt môn Tập đọc, điều đầu tiên là giáo viên phải
sử dụng tốt phương pháp làm mẫu. Có nghĩa là chúng ta nên đọc với giọng chuẩn,diễn cảm
thì các em nghe mới thấy bài văn, bài thơ đó hay tò mò muốn biết. Muốn làm được điều này,
chúng ta phải chuẩn bị tốt kế hoạch bài dạy.
Chẳng hạn ở bài Tập đọc Bàn tay mẹ (TV1, tập 2, tr. 55), tôi đọc với giọng nhẹ
nhàng để các em thấy được tình cảm của mẹ dành cho con và tình cảm của con dành cho mẹ.
Đồng thời tôi đọc chuẩn các tiếng có vần các em thường sai : việc, nấu cơm, rám nắng, yêu
nhất. Và chúng ta cũng không nên rập khuôn theo qui trình mà níu kéo lại quá trình tiến triển
của học sinh.
Ở những bài Tập đọc đầu tiên của chương trình, tôi tiến hành theo đúng qui trình dạy
: luyện đọc từ khó, đọc câu, đoạn, bài, . . . Trong quá trình dạy, tôi thấy học sinh mình đọc
đọc từ, câu tốt. Tôi mạnh dạn lướt nhanh qua phần đọc câu, tôi cho các em đọc nối tiếp đoạn
theo 3 khổ thơ (Ai dậy sớm – TV1, tập2, tr.67) và tôi nhận thấy thời gian giúp các em đọc
ngắt nhịp khổ thơ được nhiều em đọc (đọc trước lớp, đọc trong nhóm), các em thi đua đọc
và đọc được thuộc lòng bài thơ. Khi đến hoạt động đọc thuộc lòng bài tôi không mất thời
gian luyện đọc nhiêu và thời gian đó tôi dành cho việc thi đua đọc thuộc lòng giữa 3 tổ vơi
nhau gây hứng thú cho các em.
a) Đối với hoạt động luyện đọc từ khó :
Các em thường đọc sai một số từ theo phương ngữ của địa phương. Giáo viên còn
máy móc rập khuôn khi hướng dẫn các em luyện đọc. Chúng ta cần hiểu rằng các em đã đọc
đúng mà mình lập lại thì các em có cảm thích hay không ? Việc các em đọc chuẩn hay chưa
chuẩn ở phần dạy Học vần chúng ta đã nắm hết học sinh lớp mình thì đến giai đoạn này
đừng bắt cac em phải quay lại đọc theo yêu cầu của cô.
Cụ thể ở bài Tập đọc “ Bàn tay mẹ ” (TV1, tập 2, tr. 55), học sinh lớp tôi thường đọc
sai : qu / v, ưt /ât, r/l. Biết được nhược điểm của học sinh mình nên tôi chỉ luyện đọc cho các
em các từ : việc, nấu cơm, rám nắng, yêu nhất. Khi hướng dẫn đọc các em đọc tốt rồi thì
thôi. Những em đọc chưa tốt thì đến thời gian chuyển tiết tôi cho các em trò chơi “ Thi đọc
hay ” câu : Chủ nhật, em đi vòng quanh vườn hái rau rồi vào nhà ăn cơm thật là ngon. Và ở
Nguyễn Thị Đức Lang
Sáng kiến kinh nghiệm
hình thức chơi này tôi gọi tập trung những em đọc chưa chuẩn. khi đó em Hống vẫn chưa
đọc được, tôi yêu cầu em về nhà đọc tìm cho cô 3 từ có âm v, r và đọc đúng 3 từ đó hôm sau
lên đọc cho cả lớp nghe và cả lớp sẽ có phần quà cho em. Từ đó kích thích được việc cố
gắng luyện đọc ở nhà của em Hồng đến những tuần sau thì các em không còn đọc sai từ có
vần như trên nữa.
b) Đối với hoạt động giảng từ :
Ở lớp Một tuy các em nhỏ nhưng không bỏ qua bước này, đây cũng là một bước
trong tập. Nhưng khi giảng từ, GV chúng ta cần thay đổi nhiều hình thức tạo sự lôi cuốn
trong học tập tránh nhàm chán lập lại đối với các em. Ở lứa tuổi này việc giảng từ bằng tranh
ảnh, vật thật hoặc bằng sự diễn tả biểu lộ tình cảm thì các em mới dễ hiểu hơn. Cho nên tôi
đã giúp các em hiểu từ một cách nhẹ nhàng mà lôi cuốn các em học tập. Đối với việc giảng
từ bằng định nghĩa thì tôi ít khi sử dụng.
Chẳng hạn ở bài tập đọc “Bác đưa thư ” (TV1, tập 2, tr.136), muốn các em hiểu nghĩa
từ “Mừng quýnh ”, tôi đưa ra hai dự kiến :
1) a. Mừng quýnh là mừng vì tưởng lầm là điều may mắn sẽ đến.
b. Mừng quýnh là mừng đến mức cuống quýt lên.
2) Tôi đưa ra tình huống : Hôm nay bà nội của cô ở xa về thăm, vừa thấy bà, cô mừng
quýnh chạy ra ôm chầm lấy bà. Vừa nêu tình huống, tôi vừa diễn tả động tác biểu lộ sự vui
mừng (mừng quýnh).
Sau khi đưa ra tình huống dự kiến cho bài dạy, tôi đã chọn dự kiến 2) vì đây là sự
giảng từ gần gũi với học sinh hơn, các em dễ hiểu hơn. Đúng như vậy, tôi tiến hành dạy và
giảng từ bằng dự kiến 2) và kết quả là các em ghi nhớ rất tốt.
Và để giúp các em hiểu nghĩa từ “cốc ”, trong câu : …Em rót một cốc nước mát
lạnh…Tôi đưa ra 2 vật thật :
Rồi cho các em chọn đâu là cái cốc. Cáì cốc chính là cái gì mà các em thường dùng
để uống nước hàng ngày. Từ vật thật đó mà các em hiểu rất rõ về cách dùng từ của hai vùng
miền Bắc (cốc), miền Nam (ly).
Hay ở bài Sau cơn mưa (TV1, tập 2, tr. 124) để giúp các em hiểu nghĩa từ bầu trời
xanh bóng, tôi cho các em xem 2 tranh ở dưới để giúp các em nhận diện được một tranh bầu
Nguyễn Thị Đức Lang
Sáng kiến kinh nghiệm
trời có nhiều mây u ám ; một tranh bầu trời không có gợn mây. Từ hai tranh ở trên các em
hiểu được bầu trời xanh bóng là bầu trời không có gợn mây. Chính việc giảng từ như tôi đã
nêu trên giúp cho học trò của tôi thích thú và học môn Tập đọc rất có hiệu quả.
c) Đối với hoạt động ôn vần :
Đây là hoạt động giúp học sinh ôn lại vần mà phần Học vần các em chưa vững nhưng chúng
Nguyễn Thị Đức Lang